NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
ThS.GVC. Võ Thuấn
Phó giám đốc
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Đà Lạt
ThS. Lê Nguyên Khang
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Đà Lạt
Tóm tắt: Trong diễn trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông
cha ta ln đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên, làm trọng, đề ra kế sách “sâu
rễ, bền gốc”, “dựng nước đi đôi với giữ nước”, “giữ nước từ khi nước chưa
nguy”, coi đó là quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc. Từ khi có Nghị
quyết Trung ương 8 (khoá IX) đến Đại hội XIII, Đảng ta đã bổ sung, phát triển
thêm một số vấn đề mới về phương thức bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), góp phần
hồn thiện thêm lý luận và chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Bài viết này, trước tiên nhóm tác giả tập trung phân tích sự cần thiết của nhận
thức bảo vệ Tổ quốc; thứ hai trình bày những nội dung giáo dục nhận thức bảo
vệ Tổ quốc cho sinh viên Trường Đại học Đà Lạt trong khn khổ mơn học
Giáo dục Quốc phịng và An ninh và thứ ba nêu lên một số biện pháp nâng cao
nhận thức của sinh viên về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Từ khoá: Nhận thức, bảo vệ Tổ quốc, sinh viên, Trường Đại học Đà Lạt,
hiện nay.
Mở đầu
Bài học truyền thống quý báu của tổ tiên, các bậc tiền nhân của dân tộc ta
trong suốt chiều dài lịch sử là dựng nước đi đôi với giữ nước. Tuân thủ quy luật
và kế thừa bài học truyền thống đó, Đảng ta đã vận dụng, phát triển thành hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, trong đó bảo vệ Tổ quốc là điều kiện, tiền đề quan trọng để
xây dựng và phát triển đất nước nhanh, bền vững.
56
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học Đà Lạt được
thành lập theo quyết định số 1046/QĐ-BGDĐT, ngày 26/3/2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học
sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong
đó có nội dung nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc. Chương trình được thực
hiện theo Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH,
ngày 05/11/2015 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về “Quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục
quốc phòng và an ninh; liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường
cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học”; Thơng tư 05/2020/TT-BGDĐT, ngày
18/3/2020 về “Ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong
trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học”; Thông
tư 10/2018/TT- BLĐTBXH, ngày 26/9/2018 về “Quy định chương trình, tổ
chức dạy học và đánh giá kết quả học tập mơn học giáo dục quốc phịng và an
ninh thuộc khối các mơn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung
cấp, trình độ cao đẳng”; Quyết định số 2861/QĐ-BQP, ngày 24/8/2021 của Bộ
Quốc phòng về “Điều chỉnh, bổ sung danh sách liên kết giáo dục quốc phòng và
an ninh”. Bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp, bài
viết này, trước tiên chúng tơi tập trung phân tích sự cần thiết của nhận thức bảo
vệ Tổ quốc; thứ hai trình bày những nội dung của nhận thức bảo vệ Tổ quốc cho
sinh viên Trường Đại học Đà Lạt trong khuôn khổ môn học Giáo dục Quốc
phòng và An ninh và thứ ba nêu lên một số biện pháp nâng cao nhận thức của
sinh viên về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
1. Nội dung
1.1. Sự cần thiết của nhận thức bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên trong
tình hình hiện nay
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ
thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; Công dân phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân [1, tr.14]. Hiện nay,
trước những diễn biến phức tạp, khó dự báo của tình hình thế giới, khu vực; các
thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá bằng âm mưu, thủ đoạn phức tạp và tinh
57
vi,... đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
cho toàn dân, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên.
Về mặt lịch sử, dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước đã bị nhiều kẻ thù lớn mạnh xâm lược nhưng đều chịu chung một kết cục
thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé”, có thể đánh đuổi những kẻ thù “to lớn”, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, để đất nước ta
“có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, có cuộc sống
bình n ngày hơm nay, nhân dân ta đã trải qua những năm tháng hào hùng của
lịch sử dân tộc. Nền độc lập tự do của Việt Nam được đánh đổi bằng máu và
nước mắt của nhiều thế hệ, qua bao cuộc chiến tranh khác nhau, có biết bao
người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hy sinh xương máu. Sinh
viên là tri thức trẻ, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, có
khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, là lực lượng quan
trọng trong xây dựng đất nước, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi tri thức cao,
là nguồn lực quan trọng cho nhiều lực lượng khác, có vai trò to lớn và là chủ
nhân tương lai của dân tộc. Thế nhưng hiện nay, nhiều sinh viên không nhận
thức được điều đó, khơng cịn quan tâm hay có hiểu biết về lịch sử dân tộc, sống
thực dụng, thờ ơ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân và thiếu trách nhiệm. Đứng
trước thực trạng trên hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải tìm ra những phương
pháp phù hợp để kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên. Giúp họ có sự hiểu biết
đúng đắn về lịch sử, có lịng tự hào, tự tôn dân tộc và yêu nước. Đấy là bổn
phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai
mang dòng máu Lạc Hồng. “Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một
lần nữa nhắc nhở các thế hệ người dân Việt Nam về trách nhiệm xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Ra sức giữ gìn, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trường tồn,
giàu mạnh, đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào
mà đó là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn qn và tồn dân tộc ta, trong đó có
thế hệ học sinh, sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước.
Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực đặc biệt quan trọng Đông
Nam Á, Châu Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị
trên thế giới. Do đó chúng ta vẫn ln bị các thế lực thù địch âm mưu xâm
58
chiếm, phá hoại. Việc bảo vệ thiêng liêng của Tổ quốc là hết sức quan trọng và
cần thiết.
Tình hình thế giới đang diễn ra những biến đổi hết sức nhanh chóng, phức
tạp, khó đốn định. Sự phức tạp của tình hình thế giới, khu vực hiện nay đem lại
cho đất nước ta cả những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt
ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Xã hội Chủ nghĩa. Trải qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn
diện so với những năm trước đổi mới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
cả về vật chất và tinh thần. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động
nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ
chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc phấn đấu vì một
nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"… Kiên
quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người,
an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động
ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử
lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy
mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch [2, tr.7]. Trong thời đại Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ
xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy tiếp tục được kế thừa và phát triển lên một
tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý ấy khơng
bao giờ thay đổi” và căn dặn tồn dân, tồn qn ta: “Các vua Hùng đã có cơng
dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”; “Bất kỳ hịa bình hoặc
chiến tranh, ta cũng phải nắm vững, chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”
[3]. Trên thực tế, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước ta đã
thực hiện phương châm trên và tư tưởng xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là dựng nước phải đi đôi giữ nước, xây dựng phải
đi đôi với bảo vệ, sự nghiệp quốc phòng an ninh gắn chặt với sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước. Giáo dục quốc phòng, an ninh là một bộ
59
phận quan trọng của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo
dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Với mục tiêu giáo dục cho sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng
nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phịng tồn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc [4, tr.3]. Nội dung giáo dục
nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân
yêu cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng của môn học Giáo dục Quốc phòng và
An ninh của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học Đà
Lạt.
1.2. Nội dung về giáo dục nhận thức bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên
Trường Đại học Đà Lạt
Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục hoàn thiện đường lối về bảo vệ Tổ quốc “từ
sớm, từ xa” từ khi “nước chưa nguy” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương
châm hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới.
Điều 11, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng,
bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
nghiêm trị. Bám sát vào các quan điểm chỉ đạo, nội dung giáo dục nhận thức
bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên Trường Đại học Đà Lạt trong khn khổ mơn học
Giáo dục Quốc phịng và An ninh bao gồm:
(1) Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước và mọi người
dân. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia phải đảm bảo an ninh quốc gia, bảo
vệ các biên giới và lãnh thổ của mình, duy trì quan hệ ngoại giao và hợp tác
quốc tế, và phát triển kinh tế và văn hoá, đảm bảo sự ổn định và phát triển của
một quốc gia. Nếu quốc gia không thể bảo vệ được độc lập và chủ quyền của
mình, nó có thể dễ dàng bị áp đặt ý muốn bởi các quốc gia khác. Điều này có
60
thể gây ra sự mất ổn định và mất trật tự trong quốc gia, ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế và văn hoá của đất nước.
Việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biên giới và các tư tưởng ly khai dân
tộc là những thách thức lớn mà Việt Nam đang đối mặt. Bảo vệ sự thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bao gồm nhiều yếu tố như vùng đất, lòng đất,
trời, biển, hải đảo và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, biên giới, quyền sở
hữu và khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản,…
Bảo vệ quyền tự chủ và tự quyết định vận mệnh tương lai của dân tộc là rất
quan trọng. Điều này giúp cho một quốc gia không phụ thuộc vào các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hay ngoại giao của các nước khác.
Bảo vệ khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân cư và toàn dân tộc
cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Chống lại các tư tưởng ly khai
dân tộc giúp cho một quốc gia có thể phát triển bền vững và ổn định.
(2) Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng, là nền tảng để xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ và tiên tiến.
Đại hội XIII xác định: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy
bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực
cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả; gắn với tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là của dân, do
dân, vì dân, đủ sức điều hành và quản lý đất nước trong thời kỳ mới.
Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa không phải
là một nhiệm vụ dễ dàng và đòi hỏi sự đoàn kết và nỗ lực của toàn thể người
dân và các cơ quan chính phủ. Điều này rất quan trọng để đảm bảo quốc gia có
thể phát triển bền vững và đạt được sự tiến bộ và thịnh vượng.
(3) Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong việc phát
triển kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đã có những chính
sách và giải pháp như tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm;
phát triển các khu công nghiệp; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa
61
học công nghệ vào sản xuất; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công
nghiệp.
Về cơng nghiệp hóa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Qua
các chương trình đầu tư cơng nghiệp hóa, đặc biệt là ngành sản xuất điện tử, xe
máy, ô tô và các sản phẩm khác. Việc này đã góp phần tạo ra nhiều việc làm và
gia tăng đóng góp của các ngành cơng nghiệp cho nền kinh tế quốc gia.
Đối với đổi mới sáng tạo, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh việc thúc đẩy
nghiên cứu và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao và khuyến
khích sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và viện nghiên cứu.
Bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước phát triển đúng định
hướng XHCN, phục vụ thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
(4) Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Việc bảo vệ toàn bộ lợi ích mà nhân dân đã giành được là rất quan trọng.
Điều này bao gồm việc đảm bảo sự phát triển và giữ gìn những thành tựu của
đất nước trong quá trình đấu tranh và xây dựng.
Một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia là bảo vệ vị
thế, uy tín và quyền bình đẳng của nước ta trên trường quốc tế. Ngồi ra, cần
bảo vệ lợi ích của đất nước và dân tộc ta trên tất cả các lĩnh vực quan trọng, bao
gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, và nhiều lĩnh
vực khác.
Để đảm bảo bảo vệ lợi ích quốc gia, cần kiên quyết đấu tranh và không
khoan nhượng với bất kỳ lực lượng hay hành động nào có thể gây tổn hại đến
lợi ích quốc gia và dân tộc ta.
(5) Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và nền văn hóa.
An ninh chính trị là một phần khơng thể thiếu trong hệ thống an ninh quốc
gia, nhiệm vụ của nó là bảo đảm sự ổn định chính trị và trật tự xã hội, đồng thời
đảm bảo quyền lực chính trị hoạt động hiệu quả trong quốc gia đó.
Trật tự an toàn xã hội được coi là một trong những yếu tố cơ bản trong việc
phát triển kinh tế - xã hội. Việc duy trì trật tự này đòi hỏi sự quan tâm và chỉ
đạo của các cấp chính quyền, đồng thời cần sự tham gia tích cực của tất cả các
tầng lớp trong xã hội.
62
Nền văn hóa thể hiện tinh thần sống của con người trong một thời kỳ lịch
sử, bao gồm các giá trị triết lý, tôn giáo, phong tục, tập quán và các hoạt động
văn hóa khác.
Bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa và
con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
(6) Giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hịa bình để xây dựng, phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giữ vững ổn định chính trị và mơi trường hịa bình là rất quan trọng trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để
đảm bảo mơi trường hịa bình, cần tập trung vào việc giải quyết tranh chấp bằng
cách đàm phán một cách hòa bình và cơng bằng. Đồng thời, việc tăng cường
năng lực quốc phòng và an ninh cũng rất quan trọng để đối phó với các nguy cơ
an ninh nội bộ và bên ngồi.
Việc duy trì mối quan hệ hịa bình với các nước láng giềng cũng là một yếu
tố quan trọng trong việc bảo đảm mơi trường hịa bình. Đấu tranh ngăn chặn và
đẩy lùi nguy cơ chiến tranh cũng rất quan trọng để đảm bảo mơi trường hịa
bình cho sự phát triển đất nước.
Các chủ trương và chính sách phải được đưa ra và thực hiện một cách kiên
định và nhất quán, đảm bảo sự ổn định chính trị. Đồng thời, không được phép
xảy ra bất kỳ sự xáo trộn hoặc biến động chính trị nào, đặc biệt là trong Đảng và
bộ máy Nhà nước, vì điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu và tiêu cực đến sự phát
triển đất nước.
Từ thực tiễn hội nhập quốc tế trong những năm qua cho thấy, các thế lực
thù địch vẫn không từ một âm mưu và thủ đoạn nào nhằm chống phá công cuộc
đổi mới của đất nước ta. Từ đó, đặt ra cho đất nước ta khơng ít khó khăn, phức
tạp trong giải quyết các mối quan hệ giữa mở cửa hội nhập với giữ vững ổn
định chính trị, xã hội, chủ quyền quốc gia; giữa mở rộng hợp tác với giữ vững
độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Do vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ sự tấn cơng từ bên ngồi biên
giới quốc gia, mà cịn giữ ổn định bên trong; không chỉ bảo vệ khi có kẻ thù
xâm lược, mà phải tổ chức phịng thủ, phòng ngừa từ trước, chủ động về mọi
mặt ngay từ trong thời bình; ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh từ bên
63
ngoài; xử lý, giải quyết các vấn đề bên trong với phương châm “trong ấm, ngoài
êm” với hàm ý giữ vững chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển,
quốc phịng, an ninh, đối ngoại khơng ngừng được mở rộng.
Vì vậy, với việc khẳng định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả
xâm phạm, vấn đề xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải
được chú ý toàn diện từ độc lập về lãnh thổ, về chủ quyền an ninh quốc gia cho
đến độc lập tự do về kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống và đạo đức xã hội.
2.3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về bảo vệ Tổ
quốc
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho sinh viên về đảm bảo quốc phịng, an
ninh, xung kích tham gia bảo vệ Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường đại học Đà Lạt.
Để thực hiện được điều này, Trung tâm cần thực hiện một số việc sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước
đối với sự nghiệp BVTQ. Đây là một nội dung quan trọng, nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp BVTQ. Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày
càng sâu, rộng và các thế lực thù địch tranh thủ mọi sơ hở của ta để chống phá
thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước càng cần
phải được coi trọng. Do đó, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), khi xác định
mục tiêu BVTQ, ngồi mục tiêu chung, cịn nhấn mạnh các mục tiêu cụ thể
trong những năm trước mắt; trong đó, mục tiêu đầu tiên là “Tạo được chuyển
biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; ngăn chặn, từng
bước đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Hai là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh
viên đối với nhiệm vụ bảo đảm quốc phịng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Theo đó,
cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức giáo dục, học theo hướng tiếp cận
năng lực và tư duy sáng tạo, “lấy người học làm trung tâm”, nhằm phát huy tốt
nhất tính năng động, chủ động của người học, giúp sinh viên nắm chắc nội dung
cốt lõi, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, khơi dậy tinh thần yêu nước, khát
khao cống hiến, để họ nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trong giáo dục, phải thường xuyên đổi mới cách thức truyền
thụ, học tập lý luận chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
64
luật của Nhà nước. Tăng cường các biện pháp bám nắm và kịp thời định hướng
tư tưởng, dư luận xã hội cho sinh viên trước những vấn đề mới nảy sinh, nhất là
vấn đề phức tạp. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng tối đa ưu thế
của các công cụ, phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội trong giáo dục
chính trị, tư tưởng cho sinh viên; chú trọng tuyên truyền nhân tố tích cực, gương
điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
Ba là, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhất là vai trò
của nhân dân đối với sự nghiệp BVTQ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, để chống lại kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần, chúng
ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Kế thừa truyền thống đó,
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tiếp tục khẳng định sức mạnh BVTQ là sức
mạnh tổng hợp của cả nước, bao gồm sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội và của các lực lượng; kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh
quốc tế, nhưng suy cho cùng sức mạnh của nhân dân mới là điều căn bản nhất.
Từ đó, tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên để họ nhận thức
sâu sắc về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, kiên cường, bền bỉ đánh
đuổi giặc ngoại xâm cứu nước của ông cha ta. Trên cơ sở đó giúp sinh viên tự
hào về truyền thống và phát huy giá trị đó trong thời đại ngày nay. Đây là
truyền thống quý báu được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình chiến
đấu của dân tộc ta. Vì thế, thế hệ trẻ hơm nay phải biết trân trọng gìn giữ các
phẩm chất tốt đẹp đó, biến truyền thống yêu nước của dân tộc thành niềm tin, lý
tưởng, lẽ sống trong mỗi người. Tăng cường giáo dục lịng u nước, khơi dậy
tình u thương con người, yêu đất nước và dân tộc, từ đó tạo thành ý thức bảo
vệ Tổ quốc.
Bốn là, giáo dục nhận định rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền
thống mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, các thế lực thù địch
thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước
ta. Việc nhận thức rõ âm mưu của kẻ thù là hết sức cần thiết, giúp cho sinh viên
có tinh thần cảnh giác cách mạng, sức đề kháng tốt, sẵn sàng bảo vệ Đảng, Nhà
65
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho độc lập dân tộc và toàn
vẹn lãnh thổ được vững chắc.
3. Kết luận
Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc khơng đơn thuần là để ứng phó với chiến tranh;
mà vấn đề quan trọng và thiết yếu hơn là, tạo ra sức mạnh để giữ vững ổn định
chính trị và mơi trường hịa bình, nhằm xây dựng và phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, là sự vận dụng
nhuần nhuyễn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc: Bảo vệ phải gắn với xây dựng, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Mục tiêu
của bảo vệ là để giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cho xây dựng và phát
triển đất nước; và, xây dựng, phát triển đất nước sẽ tác động trở lại tạo cơ sở,
tiền đề bảo vệ vững chắc Tổ quốc [5].
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ
chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Hiện nay, thế giới đang trải
qua những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hịa
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở
ngại, khó khăn. Để bảo vệ vững chắc tổ quốc đòi hỏi phải phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị; kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế; sức mạnh của con người kết hợp với vũ khí trang bị,… trong đó yếu tố
con người giữ vai trị quyết định.
Để đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoài u cầu về
kiến thức chun mơn, sinh viên cần có kiến thức quốc phòng, an ninh, hiểu rõ
các yếu tố tác động đến nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cũng như
quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục và
đào tạo; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phịng, an ninh. Nhiệm vụ
trước mắt đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên là phải làm cho ý thức bảo vệ Tổ
quốc được thấm sâu đến sinh viên./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, /> 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, (2021), Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, />
66
hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-
toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663.
3. Trần Vi Dân (2022), Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước
chưa nguy - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, />
trao-doi/bao-ve-to-quoc-tu-som-tu-xa;-giu-nuoc-tu-khi-nuoc-chua-nguy---mot-
so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.html.
4. Nguyễn Văn Phúc (2020), Thơng tư Ban hành chương trình giáo dục
quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và
cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội.
5. Võ Văn Hải (2022), Những điểm mới về quốc phòng, an ninh bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng, />
/2018/825054/nhung-diem-moi-ve-quoc-phong%2C-an-ninh%2C-bao-ve-vung-
chac-to-quoc-viet-nam-xa-hoi-chu-nghia-trong-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-
dang.aspx.
67