Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giải pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.79 KB, 20 trang )

Mục lục

Phần mở đầu..................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................4
2. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận.....................................................................4
3. Đối tượng phạm vi nghiện cứu............................................................................4
4. mục đích nghiên cứu............................................................................................5
5. Bố cục của tiểu luận..............................................................................................5

CHƯƠNG 1................................................................................................................... 6
LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............6

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?..................................................................................6
1.2 Phát triển bền vững là gì?...................................................................................7
CHƯƠNG 2................................................................................................................... 8
THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ.................................8
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM...................................................................8
2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam. .8
2.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam......................................................................11

2.2.1 Ưu điểm........................................................................................................11
2.2.2 Hạn chế tồn đọng.........................................................................................12
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 15
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ..................................15
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM..........................................................15
3.1 Định hướng chung về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam
....................................................................................................................................15
3.2 Đề xuất một sô giải pháp
...................................................................................15
Kết luận....................................................................................................................... 19
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................20


Danh mục bảng............................................................................................................21

1

Phần mở đầu.

1. Lý do chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển
kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả các
nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc
gia. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020
của Việt Nam là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến
quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt
Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh
thần của nhân dân. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri
thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2021. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an tồn xã hội. Bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế
của Việt Nam trong khu vực và trên thị trường quốc tế.” Một xã hội bền vững là một
xã hội phát triển về mặt kinh tế với một môi trường trong lành và xã hội văn minh.

Vì vậy tơi chọn đề tài “Giải pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững ở Việt Nam “

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể,
tăng trưởng ln ở mức cao, tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn cịn một số
hạn chế nhất định trong q trình phát triển kinh tế đất nước. Để thúc đẩy kinh tế đất
nước phát triển bền vững, cần tiếp tục có nhiều giải pháp được thực hiện song hành
trong thời gian tới.


2. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Để giải đề tài tiểu luận tôi dùng phương pháp sau:

 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Đề tài này đi sâu phân tích một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bằng cách tiếp cận hệ thống sách giáo trình,
sách tham khảo, báo đài điện tử.

 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đề tài này phân sâu từng mảng dữ liệu để hiểu rõ tằng bước phát triển bền vững
của ngành kinh tế Việt Nam

3. Đối tượng phạm vi nghiện cứu

Đối tượng: Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam

Thời gian: 2011 – 2020

4. mục đích nghiên cứu
Nhằm hiểu biết hơn về tăng trưởng kinh tế của Việt nam, nắm bắt được hạn chế

còn tồn đong. Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, cần tiếp tục có nhiều
giải pháp được thực hiện song hành trong thời gian tới.

5. Bố cục của tiểu luận
Chương 1: Lý luận về phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam
Chương 3: Gỉai pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng tưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá
trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có
năng suất hơn. ( theo Wikipedia)

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm).

Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương
đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế
có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua
các chỉ tiêu GNP, GNI và được tính cho tồn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên
đầu người.

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng đối với nền
kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay
việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được
nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu qui mô và tốc độ
tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi
nhân tố đóng vai trị quyết định là khoa học, cơng nghệ và vốn nhân lực trong điều
kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.


Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng ở mức
cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các
cơng cụ địn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm,... Tăng trưởng kinh tế là vấn đề
cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Trên cơ sở giải quyết
vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết
hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải
quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phịng an
ninh,... Ngược lại nếu khơng đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì
trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải và khó giải quyết.

1.2 Phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con

người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. "Phát
triển bền vững" là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3
mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội
(thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xố đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và
bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi
trường, phịng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên).

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện
phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, cơng bằng, ổn định, văn
hố đa dạng và mơi trường được trong lành, tài ngun được duy trì bền vững. Do vậy,
hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các
nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi
trường.

Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện

toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế,
chính sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người
trong bước đường phát triển. Việt Nam tiếp tục khẳng định “phát triển nhanh và bền
vững là chủ trương, quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong chiến lược phát triển
kinh tế của Việt Nam”. Bên cạnh ưu tiên phát triển nhanh nhằm tránh tụt hậu, giảm
khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực là
phải phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bước vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong những năm trước
đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất
khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh
tế - xã hội khác. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước
cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Cùng với Dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội. Thiên tai, dịch bệnh tác
động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân, tỷ lệ
thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và
hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát
triển kinh tế – xã hội”

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt
của Đảng, Chính phủ, sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các
Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn
dân nên Việt Nam đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng
cao được tốc độ tăng trưởng.


2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018
ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,90% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ
tăng 7,61%. Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao
hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016. Trên góc độ sử dụng GDP quý IV năm
2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước tích lũy tài sản tăng
9,06% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 9,50%. GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở
về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban
hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.
Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%, khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng 8,09%. Trên góc độ sử
dụng GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước;
tích lũy tài sản tăng 8,28%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,05%, nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%.

GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%,
quý II tăng 6,73%, quý III tăng 7,48%, quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc
hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được
Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cộng
đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng. Mức
tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức

tăng của các năm 2011-2017. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực
nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%, khu vực dịch vụ tăng
7,3%, đóng góp 45%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì
mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng
giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục
đóng vai trị chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp
2,33 điểm phần trăm. Ngành cơng nghiệp khai khoáng tăng nhẹ ở mức 1,29% sau 3
năm sụt giảm liên tiếp, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ
9,1%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm
2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011-2019. Trong khu vực dịch vụ,
đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá
trị tăng thêm năm 2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, là
ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn
nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm), hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần tram,
ngành vận tải, kho bãi tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng
góp 0,3 điểm phần tram, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,71%, đóng góp 0,28 điểm
phần trăm.

Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng
thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng,
ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nơng sản gặp khó
khăn về thị


trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn
2011- 2019. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong
giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế, ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp
nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản
tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng ni trồng
và khai thác đạt khá

Đối với năm 2020 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một
số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã
đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với
tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật ni, biến đổi khí hậu, thẻ vàng trong khai
thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt
hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 2,55%, ngành
lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các
ngành trong năm 2019 là 0,61%, 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông
sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo
lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019, gỗ và sản phẩm gỗ đạt
12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy
sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8%
so với năm trước.

Trong tăng trưởng chung của tồn nền kinh tế, khu vực cơng nghiệp và xây
dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trị chủ chốt dẫn dắt tăng
trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản
xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản
xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất sản phẩm điện tử,

máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%,
14,4%, 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan
trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu
vào.

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2020 (%)

8.00 6.81 7.08

7.02

7.00

6.00 6.68 6.21
6.24 5.98

5.00 5.42
5.25

4.00
2.91

3.00

2.00

1.00

0.00
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


(Bảng tốc độ tăng trưởng GDP 2011-2020)

2.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam

2.2.1 Ưu điểm

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020
nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đơi với tiến bộ, cơng bằng xã hội,
bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều
thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Việt Nam đã ban hành chương trình
quốc gia về phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững
và nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường
kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB), xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh
tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF), xếp thứ 54/162 quốc gia lọt vào
Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững (chỉ thua Thái Lan trong ASEAN).

Trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể khơng nhắc đến đó là xuất khẩu
vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương, xuất siêu hàng hóa đạt
mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp
Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho
nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU
(EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD hơn nữa đáng chú ý, sau 5

tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh năng lực sản
xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo

thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều
thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm
nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 được cụ thể hóa bằng
những mục tiêu cơ bản:

Về kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng
trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thực hiện sản xuất và tiêu
dùng bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền
vững, phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016
- 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình qn đầu người hằng năm tính
theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát
giữ ở mức dưới 5%.

Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, tạo
việc làm bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, riêng các huyện
nghèo giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội. Chỉ trong 9 tháng/2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc khoảng 14,85 triệu người, Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người, bảo
hiểm y tế khoảng 85,2 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Đời sống nhân dân
được cải thiện. Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2018), cao hơn mức trung bình của
thế giới (69 tuổi). Chỉ số phát triển con người đạt 0,694 (2017) thuộc nhóm trung bình
cao trong tổng số 189 quốc gia. Về tiến độ thực hiện các mục tiêu về phát triển bền
vững, Việt Nam xếp thứ 54 (2019) tăng 3 bậc so với năm 2018 và chỉ số phát triển bền
vững đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

2.2.2 Hạn chế tồn đọng.

1 Tăng trưởng bền vững vẫn chưa vững chắc, thiếu quan tâm về môi trường xã

hội.

Tuy tăng trưởng kinh tế đạt rất khá nhiều ưu điểm chỉ yếu dựa trên yếu tố về vốn,
lao động ngoài ra trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm
đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với
năm trước. Chế biến nông sản và chế biến tư liệu sản xuất còn kém, chủ yếu lắp ráp
gia công khoa học, công nghệ chưa được khai thác nhiều.

Để làm trở thành 1 xã hội phát triển bền vững thì phải phát triển về mặt kinh tế
với một môi trường trong lành mạnh và xã hội văn minh. Tuy nhiên Việt Nam đã có
tăng trưởng về kinh tế nhưng thiếu chú trọng quan tâm đến mơi trường xã hội. Ơ
nhiễm mơi trường vẫn còn xảy ra gây hậu quả rất nặng nề đối với Việt Nam. Hệ thống
xử lí rác thải ở một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt
bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Ngồi ra
lượng xe cộ lưu thơng nhiều làm ảnh hưởng một phần không nhỏ đến thiên nhiên, gây
ảnh hưởng tăng trưởng phát triển bền vững ở Việt Nam.

Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam còn nhiều yếu kém, sử
dụng chưa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, một số loại tài nguyên
bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường vẫn
tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống,
sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

2 Chuyển dịch cơ cấu chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh trong từng
vùng, từng sản phẩm.

Việc quan tâm tới đời sống, hạnh phúc của người dân, các chương trình an sinh
xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, đặc biệt là người dân vùng dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn chưa được đảm bảo gây hậu quả chênh lệch
phát triển vùng, miền. Ngoài ra nếu chỉ tập kinh tế vào một vùng sẽ gây ra hậu quả

nghiêm trọng như không thể phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững nếu chênh
lệnh vùng miền quá lớn. Vì mỗi vùng đều có ưu điểm khác nhau như đánh bắt thủy
sản, nơng nghiệp, lâm nghiệp….để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một hạn chế rất
lớn còn tồn đọng. Chưa có sự thống nhất giữa quy mơ phát triển với chất lượng tăng
trưởng. Mặc dù tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế cịn dựa nhiều vào vốn đầu tư nước
ngồi và thiếu tính bền vững. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực chất chưa tính
đúng, tính đủ những chi phí đi kèm trong quá trình sản xuất – kinh doanh và tăng
trưởng. Nền kinh tế xanh (GDP xanh) chưa được sử dụng trong đo lường phát triển.

Tuy trong tồn nền kinh tế, cịn có nhiều dự án lớn khác đã và đang góp phần
làm tăng GDP mà khơng thúc đẩy q trình phát triển. Về nguyên lý, cứ có hoạt động
chi tiền cho đầu tư, dù dự án hoàn thành hay chưa đều tính vào GDP hằng năm, do đó
đã làm cho quy mô GDP liên tục tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Điều này tạo
ra khoảng cách giữa con số tăng trưởng với sự phát triển thực tế ngày càng lớn.

Ngồi ra cịn có nhiều mặt để thay đổi như về mặt xã hội, môi trường, nông
nghiệp, lâm nghiệp để tăng kinh tế tế phát triển bền vững cho Việt Nam.

3 Thiếu phát triển dịch vụ, thiếu thu hút khách tham du lịch.

Tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn nhưng du khách quốc tế đến chủ yếu
để ngắm cảnh, tắm biển, nghỉ dưỡng và thăm các di tích... Cịn các loại hình vui chơi,
giải trí, mua sắm rất ít và đơn điệu trong khi đây mới là nơi dễ “móc hầu bao” du
khách nhất. Điều này làm cho tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam giảm sút so với nhiều
nước trong khu vực, nguồn thu từ du lịch cũng chưa cao.

Tại Việt Nam, chỉ có một vài khu giải trí thu hút được khách nước ngoài như
Vinpearl Land (Nha Trang), Safari Phú Quốc (Phú Quốc), Bà Nà Hills, Asia Park (Đà
Nẵng)… nhưng cũng khó sánh với các khu giải trí quốc tế. Khác với ở Việt Nam ở
nước ngoài Singgapro, HongKong, Maylaysia các dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn, họ

còn xây dựng được nhiều khu vui chơi, mua sắm đẳng cấp quốc tế như Universal
Studio, Disneyland, Gardens by the Bay, Haji Lane, resort casino Marina Bay Sands,
Butterfly Park & Insect Kingdom... với nguồn thu rất lớn.

Vì vậy để đẩy nhanh kinh tế phát triển và phát triển bền vững thì khơng thể
thiếu đi việc nâng cao các dịch vụ trong du lịch, tham quan nhằm nâng cao cảnh quan
du lịch, thu hút du lịch nước ngoài tham quan ở Việt Nam.

4 Năng suất lao động thấp, áp dụng khoa học cơng nghê ở Việt Nam cịn kém
phát triển

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với nhiều nước
ASEAN do quy mô nền kinh tế nhỏ, xuất phát điểm thấp, quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng cịn chậm. Do đó, để tăng trưởng GDP
theo hướng tăng năng suất lao động tuy là thách thức lớn, nhưng là cần thiết để
tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh tự do hóa thương mại và Cách mạng công nghiệp
4.0 ngày càng phát triển, vừa là cơ hội để các nước phát triển kinh tế, nhưng
cũng có thể đưa đến nguy cơ làm cho một quốc gia dễ “bị bỏ lại xa hơn” các
quốc gia trên thế giới nếu khơng có định hướng phát triển đúng và giải pháp
hiệu quả. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng, cần phải quan tâm đến việc cải thiện
năng suất lao động.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM


3.1 Định hướng chung về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển bền vững là mối quan tâm lớn nhất của Việt Nam. Trong tiến trình

phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc riêng
mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên
nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng
tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên
nhiên gây ra những thiên tai vơ cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không
cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều
tiết hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường
hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới nhất là
đối với Việt Nam. Để nhằm đấp ứng được nhu cầu cần thiết nhất là về phát triển kinh
tế nhanh và phát triển kinh tế bền vững trong những năm tiếp theo.
3.2 Đề xuất một sô giải pháp

1 Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm,
ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài
nước. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt
để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển.

Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đẩy
mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các cơng nghệ nhập khẩu. Đi nhanh vào công nghệ
hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và
kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Cơng
nghiệp hố gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển.

Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

Bảo vệ tài ngun và mơi trường, chống thối hố, sử dụng hiệu quả và bền
vững tài nguyên đất, bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước,
khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài ngun khống sản, bảo vệ mơi
trường biển,

ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển, bảo vệ và phát triển rừng, giảm ơ
nhiễm khơng khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp. Hay năng cao ý thức
bảo vệ cảnh quan chung, hạn chế việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm mơi trường. Nhiều
gia đình đã kết hợp việc phân loại rác thải ban đầu trước khi đổ rác vào các điểm qui
định để chọn lấy những loại rác thải có thể đổi thành những món q hữu ích cho cuộc
sống, góp phần xây dựng cảnh quan mơi trường sạch đẹp hơn.

Khuyến khích người dân đã bắt đầu có ý thức phân loại rác cụ thể, đúng qui
định, biết để lại những vật dụng có thể qui đổi bằng q thì việc thu gom rác của đội
ngũ công nhân lấy rác đã trở nên thuận tiện hơn, bài bản hơn, bớt vất vã rất nhiều so
với trước đây. Nhằm đẩy mạnh kinh nhanh và phát triển kinh tế bền vững trong những
năm tới.

2 Triển các thành phần kinh tế để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Qua hơn nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế hàng hóa là giai đoạn thấp của kinh tế
thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong điều kiện đất nước cịn nghèo thì phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần là đúng hướng. Những kỳ thị về kinh tế tư nhân đã
dần dần khơng cịn mặc cảm. Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại đã
giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần xóa

đói giảm nghèo. Trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế hoạt động sản xuất
- kinh doanh có hiệu quả, trở thành triệu phú. Cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân
là một bước nhận thức mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu là đưa
Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.

Phát triển theo từng vùng miền cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, phát
triển từng mảng về lâm nông, thủy sản từng vùng miền theo từng vùng kinh tế trọng
điểm. Tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt
phá và dẫn dắt sự phát triển, đồng thời chú ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và
có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển
không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh
lệch về kinh tế giữa các vùng và địa phương. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ
đóng vai trị là đầu tàu, lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo có điều kiện khó khăn hơn. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng
trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các
vùng.

Để thực hiện mục tiêu này, tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế
trọng điểm, có khả năng bứt phá và dẫn dắt sự phát triển, đồng thời chú ý tới việc hỗ
trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối
nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến
tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và địa phương.

3 Phát triển các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế thị trường sẽ tạo nguồn thu
lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, Nhà nước đã có những
chính sách, biện pháp kịp thời để phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch khắc phục
khó khăn. Các cơ quan quản lý du lịch ở Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt

chẽ với các doanh nghiệp triển khai loạt chương trình kích cầu du lịch nội địa ngay khi
điều kiện cho phép. Đây là thành công lớn trong phối hợp liên kết công - tư trong năm
qua và cần được tăng cường trong năm 2020. Hạn chế dịch thì có thể thúc đẩy người
dân đi du lịch trong nước, nhằm phát triển kinh tể nhanh và phát triển bên vững cho
đất nước

Ở các nước phát triển, các loại hình dịch vụ phát triển chiếm tỷ trọng cao (Mỹ
chiếm 70%, Anh, Pháp, Đức là 60%, Nhật Bản là 50%, Hàn Quốc 50%,…) trong nền
kinh tế. Sở dĩ ở các nước cơng nghiệp có các loại hình dịch vụ phát triển. Do yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có các dịch vụ mới thúc đẩy được
sản xuất kinh doanh phát triển. Vì vậy phát triển dịch vụ là yếu tố hết sức quan trọng
trong nền kinh tế phát triển và phát triển bền vững ở Việt Nam

Điều đáng chú ý là các loại hình dịch vụ ở mỗi ngành lại có tính đặc thù riêng
địi hỏi phải có chun mơn phù hợp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các
loại hình dịch vụ phải vươn lên phục vụ cho các nước. Vấn đề đặt ra là các loại hình
dịch vụ phải chun sâu, có nghiệp vụ vững mới đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng trong và ngoài nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn đòi hỏi các
loại hình dịch vụ phải vươn lên thích ứng nắm bắt để phục vụ có hiệu quả. Nhằm phát
huy được kinh tế phát triển nhanh và ngoài rá đảm bảo phát triển bền vững.

4 Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến

Áp dụng các hình thức đo lường GDP thơng qua tính tốn đầy đủ lợi ích, chi
phí, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Xây dựng và thực hiện chiến lược
tăng trưởng xanh. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Cần chuyển đổi
mơ hình

tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, làm rõ những vấn đề lý thuyết kinh tế để cắt

nghĩa rõ ràng và chỉ dẫn cụ thể cho quá trình quản lý kinh tế.

Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đẩy
mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu. Đi nhanh vào công nghệ
hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và
kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Cơng
nghiệp hố gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển.
Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế phải kết hợp giữa quản lý theo ngành với
quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực. Nhằm phát huy được nâng vốn có ở Việt Nam, nâng cao phát triển kinh tế
và phát triển bền vững

Kết luận

Tăng trưởng là điều kiện cần, là phương tiện, còn phát triển là động lực, là mục
tiêu của nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển bền vững phải có sự kết hợp chặt
chẽ nhiều yếu tố như bảo vệ mơi trường, có cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và đặc biệt
là phải quan tâm đến việc cải thiện vấn đề xã hội và đời sống cho người dân. Bền vững
về môi trường là giữ gìn được khơng gian sinh tồn của con người cung cấp được tài
nguyên, chứa đựng, xử lý được các phế thải, bền vững về xã hội là mở rộng cơ hội lựa
chọn, nâng cao năng lực lựa chọn, mọi người cùng được tham gia và hưởng lợi từ quá
trình phát triển. Ngồi ra cịn phải phát triển kinh tế mạnh theo từng vùng miền nhằm
phát huy manh phát triển kinh tế về mọi mặt như lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,
và các ngành dịch vụ. Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ

hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng
đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế
phải kết hợp hài hồ với phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội
phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt
ra hết sức cấp thiết đối với phát triển kinh tế bền vững. Hơn nữa hiện nay người dân
cùng chung tay phòng trống dịch, đẩy lùi dịch bênh Covid 19 để mọi người có thể trở
lại lại việc, tránh tình trạng nhiều người dân bị mất việc, phá sản, đói kém gây ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế, không đảm bảo được kinh tế bền vững. Kinh tế nhà nước
phải là đầu tàu để cùng các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước sẽ có
mặt ở những nơi khó khăn, xung yếu, làm những việc mà kinh tế tư nhân và các thành
phần kinh tế khác không thể làm được, hoặc làm không hiệu quả. Điều quan trọng là
bất cứ một đảng cầm quyền nào thì việc điều hành nền kinh tế - xã hội đều phải xây
dựng một nền kinh tế mạnh. Sức mạnh của nền kinh tế là phải điều phối được nhịp độ
tăng trưởng kinh tế, kiềm chế được tốc độ tăng lạm phát, tự chủ được tài chính quốc
gia khơng phụ thuộc vào kinh tế bên ngoài. Sự độc lập trong tiến trình điều hành đất
nước đi theo mục tiêu và định hướng đã chọn là thể hiện thế mạnh của một quốc gia.
Để làm được điều đó, kinh tế nhà nước cần được nắm giữ và coi trọng phát triển.

Tài liệu tham khảo

Doãn phong “theo báo văn hóa, thể thao, du lịch “Chìa khóa’ phát triển du lịch Việt
Nam trong giai đoạn mới” />
TS. Đỗ Thị Kim Tiên -Học viện Hành chính Quốc gia “Phát triển kinh tế bền vững ở
Việt Nam” />te-o-viet-nam.

“Thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay và mục tiêu sắp tới” Thực trạng kinh tế Việt
Nam hiện nay và mục tiêu sắp tớ (timviec365.vn).


Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)..

Danh mục bảng
Bảng tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2020


×