Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại việt nam và trên thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.22 KB, 26 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

HỌC PHẦN: LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

HIỆN NAY”

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: Th.s Nguyễn Viết Tú

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2022
NGƠ HẢI MẠNH -201A310006
1

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
ĐỀ TÀI:

“ THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI HIỆN

NAY ”

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: ThS. Nguyễn Viết Tú
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Ngô Hải Mạnh - 201A310006

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2022
NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn đến Thầy Nguyễn Viết Tú của Trường Đại học Văn Hiến
đã giúp chúng em có cơ hội học tập, tiếp thu kiến thức khơng chỉ trên giảng đường
mà cịn thơng qua các buổi học tập, làm việc nhóm.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, người đã hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của
Thầy đã giúp cho em có cái nhìn sâu sắc và hồn thiện tốt nhất bài tiểu luận này,
nhờ đó mà kỹ năng về luật thương mại điện tử và kỹ năng làm việc nhóm của em
được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi những sai sót bởi kiến
thức và trình độ của em cịn hạn hẹp, kính mong Thầy bỏ qua và chỉ dẫn thêm cho
em.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
3


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ 21 đang chứng kiến một sự bùng nổ về số lượng người sử dụng mạng
internet trên toàn thế giới. Ở thời đại 4.0, khoa học kỹ thuật phát triển con người
có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều lĩnh vực của sông Giáo dục, Kinh doanh Y
tế,.. thông qua phương thức trực tuyến phương thức này ngày nay còn được áp
dụng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp và cụ thể là giải quyết các tranh chấp
trong thương mại.

Khác với các tranh chấp thông thường các tranh chấp về thương mại thường đòi
hỏi việc giải quyết thỏa đáng minh bạch, nhưng vẫn giữ được mối quan hệ hỏa
bình, tốt đẹp giữa các bên tranh chấp. Chính vì những địi hỏi này, cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp thương mại trực
tuyến nói riêng đã được thiết lập với sự đa dạng về các plurong thức giải quyết
tranh chấp, thuận tiện, đơn giản để các bên lựa chọn. Bên cạnh phương thức giải
quyết tranh chấp truyền thơng bằng Tịa án, thì ngày nay, các bên trong tranh chấp
thường có xu hướng sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp tự nguyện hơn
như Trọng tài, trung gian, hòa giải,… bởi những ưu điểm của nó.

Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại Quốc hội
Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật có các quy định về các phương
thức giải quyết tranh chấp như Luật trọng tài Thương mại 2010, Bộ luật Dân sự
2015, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2014… Ngoài ra, các văn bản dưới
luật nha: Nghi định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện từ nhằm quản lý hoạt
động thương mại điện từ cũng đã có điều khoản về giải quyết tranh chấp. Tuy

nhiên, hiện nay chưa có một cơ sở pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải
quyết tranh chấp thương mại trực tuyến, điều này ít nhiều dẫn đến việc giải quyết
tranh chấp thiếu nhất quan thủ tục cịn phức tạp, khiến cho quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong tranh chấp không được đảm bảo một cách tồn vẹn tính
chất tự nguyện của các phương thức này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử tại việt nam và trên thế giới hiện nay” để phân tích cơ chế giải
quyết tranh chấp thương mại trực tuyến của một số quốc gia trên thế giới và Việt
Nam, cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………..3
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………..4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ…..8

1.1 Khái quát thương mại điện tử……………………………………..8
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử…………………………………..8
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử……………………………….9
1.2 Tranh chấp thương mại điện tử và phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử……………………………………………………………..11
1.2.1 Tranh chấp thương mại điện tử…………………………………..11
1.2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử………….12
1.2.3 Ý nghĩa giải quyết của tranh chấp trong thương mại điện tử…….13
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT SỐ NƯỚC VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ………..14
2.1 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật
thương mại quốc tế Uncitral……………………………………………14

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2.2 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của liên minh Châu
Âu(EU)………………………………………………………………….15
2.3 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của Trung
Quốc……………………………………………………………………..16
2.4 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của Ấn
Độ……………………………………………………………………….17
2.5 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại điện
tử………………………………………………………………………..18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT

NAM……………………………………………………………………22
3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam…22
3.2 Giải pháp giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam…..23
KẾT LUẬN…………………………………………………………….25

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái quát thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng
nền tảng cơng nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch
mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại tồn cầu hóa, đây là lĩnh
vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho
những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mơ hình mới.
Mơ hình kinh doanh Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn
với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). [16] Tuy nhiên, thương mại
điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử

chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh
doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các cơng nghệ trực tuyến tạo ra q
trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay khơng có lợi nhuận, vì vậy tăng
lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong). Một số khái niệm thương mại điện
tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".

NGƠ HẢI MẠNH -201A310006
8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao
dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính
điện tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ
thuật thơng tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được
dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.

Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ
chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thơng qua mạng Internet hay các mạng
máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt
hàng và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và q trình vận

chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng
phương pháp thủ cơng."

Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng
Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua
các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học
Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao
hàm bởi Nền kinh tế Internet (Internet economy).

1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử

Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương diện và mọi thứ đều
thật ưu việt, nhanh chóng và hiện đại, đáp ứng đúng xu thế phát triển mới của thời
đại.

Về hình thức: Thương mại điện tử là hoạt động giao dịch mua bán hoàn toàn dựa
trên nền tảng trực tuyến. Nếu như thương mại truyền thống bắt buộc người mua và
người bán phải có một địa điểm tập kết và chuyển giao thì thương mại điện tử đã

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

rút ngắn những công đoạn đó chỉ bằng những cú click chuột để tìm hiểu và chọn
mua sản phẩm.

Người bán và người mua không cần gặp nhau trực tiếp nhưng vẫn có thể giao dịch

thành cơng. Đó chính là hình thức hoạt động của thương mại điện tử.

Về chủ thể: Thương mại điện tử sẽ bao gồm 3 chủ thế chính là: Người mua, người
bán và đơn vị trung gian là cơ quan cung cấp mạng internet và cơ quan chứng thực.
Những cơ quan này sẽ đóng vai trị lưu giữ mọi thơng tin mua bán giữa hai bên và
đảm bảo độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch.

Về phạm vi hoạt động: Trên tồn cầu, khơng có biên giới trong giao dịch thương
mại. Chỉ cần bạn có internet thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể tham gia giao dịch
dựa trên một địa chỉ mua bán tin cậy như: Website, mạng xã hội…

Thời gian khơng giới hạn: Các bên có thể giao dịch thương mại điện tử vào bất cứ
khoảng thời gian nào chỉ cần có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử
kết nối với các mạng này.

Đặc điểm của thương mại điện tử giúp cho các đơn vị có thể dễ dàng tìm được đối
tác tốt hay những sản phẩm ưng ý nhất nhờ đặc điểm phi khoảng cách, phi thời
gian của nó, điều đó làm tăng khả năng tiếp cận của thị trường và đặc biệt là khả
năng xử lý giao dịch nhanh chóng, tối ưu hóa, đem đến những trải nghiệm người
dùng tốt nhất.

Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin được coi là tài nguyên vô giá, tạo ra
thị trường cho các giao dịch. Hoạt động thương mại điện tử diễn ra trên hình thức
online, điều đó có nghĩa người bán muốn bán được sản phẩm của mình thì bắt buộc
phải có hệ thống thông tin của sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng
để người mua có thể tiếp cận được dịch vụ một cách tốt nhất trước khi quyết định
mua chúng.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
10


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Những thông tin này phải đảm bảo về độ uy tín, chuẩn xác và độ tin cậy cao dựa
trên: Hình ảnh, video, review thực tế về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,
nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm… thì mới có thể thu hút người mua.

Tóm lại, với những đặc điểm của thương mại điện tử hứa hẹn sẽ biến đây trở thành
một ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, thúc đẩy hội nhập kinh tế, tồn cầu
hóa, đem đến cho lồi người một cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện nghi, thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.

1.2. Tranh chấp thương mại điện tử và phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại điện tử

Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà
trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Luật
thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại).

1.2.1. Tranh chấp thương mại điện tử

Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa
thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là
tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương
nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể

của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty
hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi
phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc
điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ,
NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích
kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến
như sau:

• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia
công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng,
hợp tác, liên kết kinh doanh,…

• Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận.

• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm

quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:

• Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
• Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động

thương mại.
• Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng

trọng tài.

Như vậy, các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là
cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên.
1.2.2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử

Trong thực tế, các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua bốn
phương thức chính sau:

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng
Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn
phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng
NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương
lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của
các bên. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các

bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý
và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách
nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hịa được quyền và
nghĩa vụ giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp thương mại thơng qua hịa giải
Hịa giải là các bên tranh chấp thơng qua bên trung gian (Hịa giải viên/ trung tâm
hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải
quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hịa
giải.
Giải quyết tranh chấp thương mại thơng qua Trọng tài
Như đã phân tích phần đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại.
Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ
ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa
ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp thương mại thơng qua Tịa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành
tố tụng để giải quyết.
1.2.3. Ý nghĩa giải quyết của tranh chấp trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam
cũng như thế giới nói chung. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của
thương mại điện tử tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 bùng phát, thương mại điện tử như một điểm sáng trong hoạt động của
nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi liền với nó là các phát sinh tranh chấp liên
quan ngày càng nhiều trong quan hệ, giao dịch thương mại điện tử. Theo khảo sát
NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) về “Thúc đẩy giải quyết
tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng”, có
24,4% doanh nghiệp ghi nhận từng có tranh chấp với người mua, bên bán hoặc cả
2 trong thời gian qua. Nguyên do chủ yếu là nhiều người bán hàng đã lợi dụng hình
thức kinh doanh này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt cho
người tiêu dùng. Theo đó, người dùng thường bị rơi vào các trường hợp như: Người
bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm không đầy đủ, khơng chính xác về thành
phần, khơng thực hiện trách nhiệm cung cấp hoá đơn, chứng từ giao dịch, vi phạm
trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa, giao hàng hỏng nhưng
không thu hồi lại; hủy đơn hàng khơng có lý do...Vậy khi có tranh chấp xảy ra các
bên có thể lựa chọn những cách thức nào để giải quyết tranh chấp liên quan? Tại
bài viết này Công ty luật Việt An giới thiệu với khách hàng quy trình, thủ tục, cách
thức giải quyết tranh chấp thương mại điện tử.
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT SỐ NƯỚC VỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về
luật thương mại quốc tế Uncitral
Qui định về thỏa thuận trọng tài
1. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh
chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lí xác
định, dù là quan hệ hợp đồng hay khơng phải là quan hệ hợp đồng.
2. Thoả thuận trọng tài được thực hiện dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.
3. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên kí kết hoặc
bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thơng
khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà
trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia khơng phủ

nhận.

NGƠ HẢI MẠNH -201A310006
14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận Điều khoản trọng tài lập
nên thoả thuận trọng tài với Điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn
chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.
Thỏa thuận trọng tài và đơn kiện nội dung tranh chấp trước tòa
Trước khi việc kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên
yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản tường trình đầu tiên của mình về
nội dung tranh chấp, tồ án sẽ chuyển các bên cho trọng tài trừ khi toà án thấy rằng
thoả thuận đó là vơ hiệu và khơng có hiệu lực, khơng tiến hành được và khơng có
khả năng thực hiện.
Nếu việc đi kiện được nêu trên đã được đưa ra, tố tụng trọng tài vẫn có thể được
bắt đầu và tiếp tục và phán quyết có thể được tuyên trong khi vấn đề đó sẽ tạm
đình chỉ trước tồ.
2.2. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của liên minh
Châu Âu(EU)
Theo Quy định số 524/2013 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 21/5/2013
về giải quyết tranh chấp trực tuyến của người tiêu dùng và sửa đổi Quy định (EC)
số 2006/2004 và Chỉ thị 2009/22/EC (Quy định về ODR của người tiêu dùng) thì
giải quyết tranh chấp trực tuyến (OR) cung cấp một giải pháp giải quyết tranh chấp
ngồi tịa án đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng và chi phí thấp giúp người tiêu dùng
và thương nhân “tự tin mua sắm và bán hàng qua biên giới” trong Liên minh Châu
Âu.

Cũng theo Quy định này thì các thương nhân được thành lập trong Liên minh Châu
Âu tham gia bán hàng hoặc dịch vụ trực tuyến nên cung cấp trên trang web của họ
một liên kết điện tử đến nền tảng ODR và các trang thương mại điện tử, các chợ
trực tuyến cũng có nghĩa vụ cung cấp một liên kết điện tử đến nền tảng ODR.
Hiện tại theo thống kê của Liên minh Châu Âu thì có trên 400 tổ chức giải quyết
tranh chấp ngồi tòa án sử dụng nền tảng ODR giải quyết tranh chấp.
Có thể thấy, tại Châu Âu thì xu hướng giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) là
công cụ giải quyết tranh chấp linh hoạt và sáng tạo, không bị chi phối bởi các thủ

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
15

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

tục tố tụng phức tạp và tiết kiệm chi phí khi tất cả các giai đoạn thương lượng, hòa
giải và xét xử đều trực tuyến.

2.3. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của Trung Quốc

Luật thương mại điện tử đầu tiên được thơng qua vào năm 2018 và có hiệu lực vào
năm 2019, với mục đích làm sạch “danh tiếng” Trung Quốc là nguồn cung cấp
hàng giả và hàng nhái chính cho thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Luật đưa ra những yêu cầu về việc đăng ký và cấp phép cho các nhà khai thác
thương mại điện tử, thanh toán điện tử, giải quyết tranh chấp thương mại điện tử,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thuế.

Luật cũng quy định tất cả các nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử phải chịu
trách nhiệm liên đới với người bán về việc bán hàng giả, hàng nhái trên trang web

của họ. Nền tảng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu biết người bán trên trang
web đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng khơng thực hiện bất kỳ hành động nào,
chẳng hạn như xóa, chặn liên kết hoặc dừng giao dịch.

Theo luật, các nhà khai thác thương mại điện tử lớn như Alibaba Group Holding
và Pinduoduo có thể bị phạt tới 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 309.400 USD) đối với
trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng. Trước khi luật có hiệu lực
vào năm 2019, những người bán hàng trực tuyến chỉ phải chịu trách nhiệm khi bị
phát hiện bán sản phẩm giả.

Tháng 4.2021, nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Alibaba đã phải trả
số tiền phạt 2,8 tỉ USD, chiếm khoảng 4% doanh thu nội địa năm 2019 của công
ty. Mức phạt kỷ lục được đưa ra sau khi một cuộc điều tra xác định Alibaba đã lạm
dụng vị trí thị trường của mình trong nhiều năm.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
16

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Năm ngoái, SAMR cũng phạt Tmall của Alibaba, JD.com và Vipshop vì những
bất thường về giá, sau khi người tiêu dùng phàn nàn các nền tảng này đã tăng giá
trước khi giới thiệu chiết khấu, tham gia vào các chương trình khuyến mãi gian lận
và lôi kéo người tiêu dùng mua hàng trong dịp lễ hội mua sắm Ngày Độc thân.

2.4 Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử theo pháp luật của Ấn Độ

Theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, thời gian vừa qua, Chính phủ Ấn

Độ đã nhận được một số khiếu nại liên quan đến các hành vi gian lận thương mại
phổ biến và giao dịch không công bằng đang diễn ra trong các giao dịch thương
mại điện tử. Nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và khuyến khích cạnh tranh
tự do, bình đẳng trong thương mại điện tử, Chính phủ Ấn Độ đang đề xuất sửa đổi
Quy tắc bảo vệ người tiêu dùng trong Thương mại điện tử năm 2020.
Nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ngăn chặn việc lợi dụng của các sàn thương
mại điện tử vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế cạnh tranh tự do và bình
đẳng trên thị trường, Chính phủ Ấn Độ đang đề xuất sửa đổi Quy tắc Bảo vệ người
tiêu dùng trong thương mại điện tử năm 2020. Các sửa đổi được đề xuất nhằm mục
đích mang lại sự minh bạch trong các nền tảng thương mại điện tử và tăng cường
hơn nữa cơ chế quản lý để hạn chế các hành vi thương mại không công bằng phổ
biến. Các sửa đổi được đề xuất cụ thể như sau:
Nâng cao tính thực thi của Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2019 và Quy tắc
Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử năm 2020. Bản dự thảo đề xuất
sửa đổi yêu cầu các doanh nghiệp thương mại điện tử: (i) Bổ nhiệm Giám đốc điều
hành; (ii) Phân công đầu mối liên lạc để phối hợp 24/7 với các cơ quan thực thi
pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại điện tử phải tổ chức đào tạo và xây
dựng hệ thống các nhân viên chuyên trách tư vấn, giải quyết khiếu nại của người
tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử. Điều này sẽ đảm bảo tuân thủ hiệu quả
các quy định của Đạo luật và Quy tắc, đồng thời củng cố cơ chế giải quyết khiếu
nại đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các pháp nhân thương mại điện tử và đảm

bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi giao dịch thông qua các nền tảng thương
mại điện tử. Tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử phải đăng kí với Cục Xúc
tiến Cơng nghiệp và Nội thương (DPIIT) để được cấp số đăng ký. Các doanh
nghiệp thương mại điện tử được cấp phép sẽ có dấu thông báo hiển thị nổi bật trên
trang web cũng như hóa đơn của các đơn đặt hàng thương mại điện tử liên quan
đến doanh nghiệp.
Nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, các hành vi bán hàng như quảng cáo,
cung cấp thông tin sai sự thật là bị nghiêm cấm; người bán phải cung cấp thông tin
chi tiết, cụ thể liên quan đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này giúp đảm bảo
rằng người tiêu dùng biết về ngày hết hạn của các sản phẩm họ đang mua trên nền
tảng thương mại điện tử, tất cả người bán cũng như doanh nghiệp thương mại điện
tử phải có trách nhiệm trong việc cập nhật và cung cấp thông tin cho người tiêu
dùng.
Đảm bảo đối xử công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp sản xuất và cung
cấp trong nước trong giao dịch thương mại điện tử, quy định chủ thể thực hiện
thương mại điện tử cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu phải ban hành bộ
tiêu chí để xác định hàng hóa căn cứ theo quốc gia xuất xứ và đề xuất giải pháp để
đảm bảo cơ hội minh bạch cho hàng hóa trong nước. Đảm bảo người tiêu dùng
không bị ảnh hưởng trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc không thực
hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của chủ sàn thương mại điện tử,
đề xuất bổ sung các điều khoản về trách nhiệm dự phòng đối với các doanh nghiệp
thương mại điện tử.
2.5 Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
Trong kinh doanh, đầu tư quốc tế, việc tranh chấp là không thể tránh khỏi

Theo Quochoi.vn, TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, tranh chấp thương mại là những
mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt
động thương mại.


NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
18

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Trong kinh doanh, đầu tư quốc tế, việc tranh chấp là không thể tránh khỏi, đặc biệt
là khi mở cửa, hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ theo “luật chơi”
quốc tế trên một thị trường tồn cầu rộng lớn.
Giao dịch có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh, ảnh hưởng của các hệ thống
pháp luật, thông lệ thương mại và văn hóa kinh doanh khác nhau càng khiến nguy
cơ tranh chấp thương mại gia tăng.
Sử dụng công cụ giao tiếp trực tuyến để tiến hành các hoạt động giải quyết tranh
chấp
TS. Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, các mơ hình kinh doanh mới, cách mạng công
nghiệp 4.0 dẫn tới những thay đổi trong cách thức giải quyết tranh chấp (Tòa án
điện tử, xét xử trực tuyến…) và phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.
Thực tế, trong thời gian qua, đã có khơng ít doanh nghiệp gặp rủi ro khi mua bán,
đầu tư, hoạt động dịch vụ với các đối tác trong nước và nước ngoài. Đặc biệt khi
tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp thường lúng túng trong việc xử lý.
Thực tế đó đặt ra u cầu áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại phù hợp, có hiệu quả và trở thành một địi hỏi khách quan để bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, qua đó, tạo lập môi trường
pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Theo dự báo của các nhà khoa học, thời gian tới, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
phát triển nhanh, tác động ngày càng sâu sắc và nhiều mặt tới kinh tế thế giới và
tới sự phát triển của các quốc gia. Sự cạnh tranh quyết liệt cả ở các mối quan hệ
xã hội mang tính quốc tế sẽ dẫn đến sự gia tăng các tranh chấp và làm phát sinh
các yêu cầu, thách thức mới đối với việc giải quyết tranh chấp.

Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được coi là phù hợp với yêu
cầu và thách thức của thực trạng tranh chấp hiện nay và trong tương lai là giải
quyết tranh chấp trực tuyến.

NGÔ HẢI MẠNH -201A310006
19

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Giải quyết tranh chấp trực tuyến được hiểu một cách đơn giản và trực tiếp nhất là
việc sử dụng công cụ giao tiếp trực tuyến để tiến hành các hoạt động giải quyết
tranh chấp.
Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trực tuyến là phải hoàn thiện quy định
về văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử
Ths. Cao Xuân Phong, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, khung pháp
lý cho trọng tài trực tuyến và hòa giải trực tuyến cũng như quy trình giải quyết
tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi theo thủ tục trọng tài và hòa giải trực
tuyến sẽ phát triển từ nền tảng khung pháp lý/quy trình hiện tại cho trọng tài và
hịa giải thương mại ngoại tuyến, với sự bổ sung một số quy định để giải quyết vấn
đề đặc thù của “trực tuyến”.
Cũng theo Ths. Cao Xuân Phong, xu hướng chung trên thế giới là không nhất thiết
phải ban hành luật mới để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung
hàng loạt quy định hiện hành để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của giải quyết tranh
chấp trực tuyến và đưa các khuổn khổ, tiêu chuẩn pháp lý hiện hành vào giải quyết
tranh chấp trực tuyến là điều các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển đang
thực hiện.
Từ kinh nghiệm quốc tế, một số khía cạnh pháp lý riêng có đặt ra từ việc giải quyết
tranh chấp trực tuyến cần được xem xét bao gồm: Hợp đồng thông minh; Chứng

cứ điện tử; Chữ ký số; Giá trị pháp lý của phán quyết của trọng tài trực tuyến/hòa
giải trực tuyến; Quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong triển khai
thực hiện giải quyết tranh chấp trực tuyến;…
Ths. Cao Xuân Phong kiến nghị, bất kỳ quy trình giải quyết tranh chấp nào cũng
đều phải dựa trên các chứng cứ của tranh chấp. Do đó, u cầu đầu tiên đối với
việc hồn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trực tuyến là phải hoàn thiện quy
định về văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử.
Bên cạnh đó, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên trong các mối quan hệ
trực tuyến có hoặc khơng sử dụng nền tảng cơng nghệ (trách nhiệm đối với an tồn

NGƠ HẢI MẠNH -201A310006
20

Downloaded by tran quang ()


×