Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 134 trang )


THS. HẠP THU HÀ

VĂN HÓA DÂN GIAN
VIỆT NAM

(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Dùng cho ngành đào tạo: Quản lý văn hóa

Quảng Ninh, năm 2021


VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM ..........................1

1.1. THUẬT NGỮ FOLKLORE VÀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA DÂN GIAN.......1
1.2. KHÁI QT DIỄN TRÌNH VĂN HĨA DÂN GIAN VIỆT NAM .........4

1.2.1. Thời kì văn hóa Đơng Sơn ........................................................................4
1.2.2. Thời kì chống Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ........................................5
1.2.3. Thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ .......................6
1.2.4. Thời kì chống thực dân phƣơng Tây xâm lƣợc .....................................7
1.3. ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM ........................8
1.3.1. Tính nguyên hợp........................................................................................8
1.3.2. Tính tập thể và tính diễn xƣớng ............................................................10
1.3.3. Tính truyền miệng và tính trơi...............................................................10


1.3.4. Tính phi thời gian, phi khơng gian và phi cá tính ..............................11
1.3.5. Tính dị bản ................................................................................................11
1.4. THÀNH TỐ VĂN HỐ DÂN GIAN VIỆT NAM ...................................12
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 ..........................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƢƠNG 1 ................................................................13
Chƣơng 2. CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM ................15
2.1. NGỮ VĂN DÂN GIAN .................................................................................15
2.1.1. Khái quát về văn học dân gian...............................................................17
2.1.2. Một số loại hình văn học dân gian ........................................................23
2.2. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH DÂN GIAN...................................................58
2.2.1. Quan niệm chung về nghệ thuật tạo hình dân gian ...........................58
2.2.2. Các loại hình của nghệ thuật tạo hình dân gian..................................59

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

2.2.3. Đặc trƣng của nghệ thuật tạo hình dân gian....................................... 76
2.3. NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN GIAN................................................... 80

2.3.1. Quan niệm chung về nghệ thuật biểu diễn dân gian......................... 80
2.3.2. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian....................................... 81
2.3.3. Đặc trƣng của nghệ thuật biểu diễn dân gian..................................... 90
2.4. TRÒ CHƠI DÂN GIAN ................................................................................ 93
2.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 93
2.4.2. Chức năng ................................................................................................. 96
2.4.3. Một số trò chơi dân gian ......................................................................... 98
2.5. TÂM THỨC DÂN GIAN ............................................................................ 102
2.5.1. Khái niệm tín ngƣỡng ........................................................................... 103
2.5.2. Các loại hình tín ngƣỡng dân gian ở nƣớc ta .................................... 105
2.6. ỨNG XỬ DÂN GIAN .................................................................................. 111
2.6.1. Những phƣơng thức tổ chức nông thôn của ngƣời Việt cổ truyền111

2.6.2. Những đặc trƣng cơ bản của nông thôn cổ truyền .......................... 118
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 ........................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƢƠNG 2 .............................................................. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 127

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU

Văn hóa dân gian Việt Nam là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn
hóa, đƣợc hình thành và phát triển cùng với tiến trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của
dân tộc. Văn hóa dân gian khơng những đóng vai trị cơ bản trong việc hình thành
nền văn hóa bác học, mà cịn có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của các dân tộc quốc gia.

Văn hóa dân gian Việt Nam là sản phẩm truyền thống bắt nguồn từ xã
hội nguyên thủy nhƣng vẫn còn sống động và có ảnh hƣởng lớn trong đời sống
xã hội ở nƣớc ta hiện nay. Văn hóa dân gian Việt Nam là những giá trị đã đƣợc
‚chọn lọc và kết tinh‛ của một nền văn hóa trong mấy ngàn năm lịch sử dựng
nƣớc và giữ nƣớc. Trong dòng chảy của thời gian, những giá trị đó tác động
quan trọng đến việc hình thành, duy trì đạo đức con ngƣời, trật tự kỉ cƣơng xã
hội cũng nhƣ quá trình xây dựng, phát triển đất nƣớc. Việc nghiên cứu văn hóa
dân gian sẽ góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế.

Tài liệu Văn hóa dân gian Việt Nam đƣợc biên soạn dành cho sinh viên
ngành Quản lí văn hóa trên cơ sở kế thừa các cơng trình của các tác giả đi trƣớc
với các nội dung cơ bản về khái niệm, diễn trình, đặc trƣng và các thành tố của
văn hóa dân gian Việt Nam. Từ những nội dung này, ngƣời học có thể phân tích,
tổng hợp và đánh giá đƣợc các giá trị và vai trị của văn hóa dân gian Việt Nam

trong văn hóa dân tộc và trong đời sống xã hội, đồng thời khẳng định bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc trong tiến trình hội nhập thế giới, khẳng định đƣợc
tính đặc thù của văn hóa dân gian Việt Nam trong cộng đồng văn hóa thế giới.

Tài liệu đƣợc trình bày theo cấu trúc gồm hai chƣơng:

- Chƣơng 1. Khái quát văn hóa dân gian Việt Nam;

- Chƣơng 2. Các thành tố của văn hóa dân gian Việt Nam.

Trong tài liệu, tác giả trình bày các vấn đề một cách tập trung, ngắn gọn,
không mở rộng và quá đi sâu vào những khía cạnh phức tạp, những yêu cầu vƣợt
ra ngồi khn khổ của một tài liệu dạy học hệ đại học.

Để đảm bảo hiệu quả trong việc học tập, ngƣời học cần phải chủ động, tích
cực nghiên cứu tài liệu trƣớc khi đến lớp, tham gia các bài tập nhóm, các buổi thảo

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
luận. Sau mỗi bài học, ngƣời học cần ghi chép tóm tắt lại nội dung và làm các bài
tập về nhà.

Trong quá trình biên soạn, tác giả đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp. Tác
giả hi vọng sẽ nhận đƣợc thêm các ý kiến đóng góp khác của đồng nghiệp và ngƣời
học để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện cuốn tài liệu này một cách tốt nhất.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
NGƢỜI BIÊN SOẠN

Hạp Thu Hà


VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

NỘI DUNG CHÍNH:
- Thuật ngữ folklore và khái niệm văn hóa dân gian
- Khái quát diễn trình văn hóa dân gian Việt Nam
- Đặc trƣng văn hóa dân gian Việt Nam
- Các thành tố của văn hóa dân gian Việt Nam

1.1. THUẬT NGỮ FOLKLORE VÀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA DÂN GIAN

1.1.1. Thuật ngữ folklore
Thuật ngữ quốc tế folklore đƣợc nhà nghiên cứu ngƣời Anh là Ambrose

Morton (bút danh là William J.Thoms) đƣa ra lần đầu tiên trong bài báo
Folklore (đăng trên tạp chí Atheneum số 982, ngày 22/8/1846) dùng để chỉ
những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích văn hóa
tinh thần của nhân dân có liên quan đến nền văn hóa vật chất nhƣ ‚phong tục,
tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ< của ngƣời thời trƣớc‛. Thuật ngữ
này là một từ ghép, trong đó ‚folk‛ là dân chúng, dân gian, đám đơng, ‚lore‛ là
trí khơn, trí tuệ, cách nhận thức. Folklore có nghĩa tƣơng đối rộng là thuật ngữ
chỉ sự hiểu biết, tri thức, trí tuệ của con ngƣời.

Khi thuật ngữ này lan toả ra khỏi biên giới nƣớc Anh, folklore đƣợc các
nhà khoa học của những ngành liên quan nhƣ dân tộc học, văn hóa học< sử
dụng và đƣợc hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới nhiều đối
tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.


Từ đó đến nay, bộ mơn văn hóa dân gian học đã ra đời và phát triển với
ba trƣờng phái lớn: trƣờng phái folklore Anh - Mỹ chịu ảnh hƣởng nhân học,
trƣờng phái folklore Tây Âu chịu ảnh hƣởng xã hội học (điển hình là Pháp - I-
ta-li-a) và trƣờng phái folklore Nga chịu ảnh hƣởng ngữ văn học.

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Ở Việt Nam, thuật ngữ folklore đƣợc sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời
kì đƣợc dịch ra tiếng Việt là ‚văn học dân gian‛, ‚văn nghệ dân gian‛, và ‚văn
hoá dân gian‛.

- Quan niệm rộng nhất coi folklore là sáng tạo tinh thần và sáng tạo vật
chất mang tính nghệ thuật của nhân dân lao động trong đó có văn học dân
gian, hội hoạ dân gian, tạo hình dân gian< và tƣơng đƣơng với khái niệm văn
hoá dân gian.

- Quan niệm hẹp hơn coi folklore là những sáng tạo văn hoá nghệ thuật
tinh thần của nhân dân trong đó văn học dân gian, lễ hội dân gian, hội hè dân
gian, âm nhạc dân gian< và tƣơng đƣơng với khái niệm văn nghệ dân gian.

- Quan niệm hẹp nhất là đồng nhất folklore với văn học dân gian, coi nó
chỉ là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ, văn học ngôn từ mà thôi.

Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển ngữ sang tiếng Việt khác nhau nhƣ
vậy là do sự thay đổi nhận thức của chúng ta về văn hoá dân gian và cũng do
sự tiếp thu ảnh hƣởng của các quan niệm folklore từ các trƣờng phái khác nhau
trên thế giới.


1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian

Sự xác định về khái niệm văn hóa dân gian phải đƣợc bắt đầu từ việc xác
định khái niệm văn hóa.

Văn hóa hiểu theo nghĩa khái quát nhất là toàn bộ sáng tạo các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần của con ngƣời trong tiến trình lịch sử. Sáng tạo văn hóa
đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội. Văn hóa là tiến
trình trong đó con ngƣời khơng ngừng phấn đấu nhằm mục đích cải tạo và khai
thác tự nhiên ngày càng có hiệu quả hơn và xây dựng những mối quan hệ xã
hội ngày càng tốt đẹp hơn. Văn hóa là sự kết tinh những giá trị, những kinh
nghiệm trong quá trình sáng tạo của con ngƣời. Chính vì thế, văn hóa về bản
chất chính là tiến trình lồi ngƣời tạo ra bản thân mình. Và vì vậy, văn hóa biểu
hiện năng lực Ngƣời và thƣớc đo trình độ phát triển của con ngƣời và xã hội
gắn với những giai đoạn lịch sử nhất định. Từ khi xã hội lồi ngƣời có sự phân
chia giai cấp thì văn hóa cũng phân thành hai dịng: dịng văn hóa dân gian và
dịng văn hóa bác học.

2

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn hóa dân gian đƣợc hiểu theo hai thuật ngữ quốc tế là folk culture
(theo nghĩa rộng) và folklore (theo nghĩa hẹp) đƣợc giải thích nhƣ sau :

Văn hóa dân gian tƣơng ứng với folk culture, tức đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng, thì bao gồm tồn bộ văn hóa vật chất và tinh thần của dân chúng, liên
quan đến mọi lĩnh vực của đời sống dân chúng. Đó là những hoạt động sáng
tạo từ sản xuất của cải vật chất, sinh hoạt vật chất (phƣơng tiện đến cách thức
trong việc ăn, mặc, ở, đi lại<). Đó là những nét riêng của phong tục, tập quán

tƣởng, tình cảm của dân chúng, bao hàm thế giới quan, nhân sinh quan< trong
mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội.

Văn hóa dân gian tƣơng ứng với folklore, tức hiểu theo nghĩa hẹp thì lại
là sự thể hiện của folk culture trên một bình diện riêng : bình diện thẩm mĩ, tức
giá trị sáng tạo đáp ứng nhu cầu đặc biệt – nhu cầu thẩm mĩ.

Để tồn tại, con ngƣời phải đấu tranh thích nghi với mơi trƣờng tự nhiên
và xã hội. Trong q trình đó, những sáng tạo của con ngƣời dần dần mang ý
nghĩa và có giá trị kép nghĩa là những sáng tạo của con ngƣời trƣớc hết là mang
tính tiện ích (ích dụng, thực dụng) vì sự sinh tồn, nhƣng sản phẩm đó cịn
mang ý nghĩa thẩm mĩ. Xét cho kĩ, tính thẩm mĩ đã gắn với tính ứng dụng hay
nói cho đúng hơn thì đó là sự biểu hiện của tính ứng dụng ở một trình độ cao.

Hiện nay, có một số khái niệm về văn hóa dân gian nhƣ sau:

- Sách Bách khoa toàn thƣ Xô viết: ‚Folklore là sáng tác dân gian, là hoạt
động nghệ thuật của nhân dân lao động, đó là thƣo ca, âm nhạc, múa hát, kiến
trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội họa đƣợc nhân dân sáng tạo ra và sống
trong nhân dân‛. Quan điểm này đã phân định đƣợc đối tƣợng độc lập của
folklore qua việc khẳng định nghệ thuật nhƣ một đặc trƣng tiêu biểu của văn
hóa dân gian.

- Quan niệm của UNESCO: ‚Văn hóa dân gian (cịn gọi là văn hóa quần
chúng hay văn hóa truyền thống) là tổng hợp tất cả những sáng tạo dựa trên
nền tảng truyền thống của một cộng đồng văn hóa, đƣợc biểu đạt bởi cá nhân
hoặc tập thể, phản ánh nguyện vọng của cuộc sống cộng đồng thông qua việc
khắc họa bản sắc văn hóa xã hội, những chuẩn mực và giá trị đƣợc truyền lại
bằng phƣơng pháp truyền miệng hoặc những phƣơng pháp khác‛. Quan niệm


3

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

này chỉ rõ các hình thức của văn hóa dân gian, trong số các hình thức khác là
‚ngơn ngữ, văn học, âm nhạc, múa, trò chơi dân gian, thần thoại, các lễ nghi,
phong tục, kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác‛. Quan niệm của
UNESCO đã phản ánh đƣợc những dấu hiệu cơ bản về nội hàm, cấu trúc của
văn hóa dân gian.

- Quan niệm về văn hóa dân gian ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, thuật ngữ folklore đƣợc hiểu tƣơng đƣơng với
khái niệm văn hoá dân gian theo nghĩa rộng bao gồm ‚những sáng tác tinh
thần và một số loại của sáng tạo vật chất mang tính nghệ thuật của tập thể nhân
dân, những ngƣời trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và sáng tạo
văn hố nghệ thuật nhƣ một hoạt động khơng chun‛[1, tr.8].
Về cơ bản, khái niệm văn hóa dân gian có những nội dung đáng chú ý sau :
- Văn hóa dân gian là trí tuệ, là những giá trị văn hóa vật chất và tinh
thần đƣợc sáng tạo, hƣởng thụ và lƣu truyền bởi quần chúng nhân dân.
Phƣơng pháp truyền miệng là phƣơng thức sáng tạo, lƣu truyền đặc trƣng chủ
yếu của văn hóa dân gian.
- Văn hóa dân gian là kho tàng tri thức phong phú, phản ánh mọi mặt của
đời sống xã hội. Văn hóa dân gian chứa đựng hệ giá trị, chuẩn mực, những tâm
tƣ, tình cảm thể hiện bản sắc của văn hóa dân tộc.
- Văn hóa dân gian là trí tuệ của quần chúng nhân dân.

1.2. KHÁI QT DIỄN TRÌNH VĂN HĨA DÂN GIAN VIỆT NAM

1.2.1. Thời kì văn hóa Đơng Sơn

Văn hố Đơng Sơn tồn tại trong khoảng từ thế kỉ 7 trƣớc CN cho đến vài

thế kỉ sau CN, khi Việt Nam đã ở trong thời kì thuộc Hán. Văn hố Đơng Sơn là
cơ sở cho sự ra đời của nhà nƣớc sơ khai ở miền Bắc Việt Nam, nƣớc Văn Lang
thời đại các vua Hùng.

Văn hố Đơng Sơn là một nền văn hố thuộc thời đại kim khí cách ngày
nay khoảng 2000 đến 2500 năm, có nguốn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng
(từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều
nhóm di tích có niên đại sớm muộn khác nhau.

4

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn hố Đơng Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả
một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hố trƣớc đó. Nguồn gốc cơ bản
để hình thành nên văn hố Đơng Sơn là các giai đoạn ‚tiền Đơng Sơn‛ từ văn
hố Phùng Ngun đến Đồng Đậu và Gị Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ
khoảng 2000 đến 700 TCN) phân bố ở lƣu vực sơng Hồng. Văn hố Đơng Sơn
có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hoá phát triển cùng thời trên đất nƣớc
nhƣ văn hoá Sa Huỳnh (Trung Nam bộ) và văn hoá Đồng Nai ở lƣu vực sơng
Đồng Nai. Văn hố Đơng Sơn cịn đƣợc coi là trung tâm phát triển của Đông
Nam Á, có mối tƣơng quan với các trung tâm văn hố trong khu vực nhƣ trung
tâm Đông Bắc (Thái Lan) trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc). Chính vì
vậy, đặc trƣng của văn hố Đơng Sơn là tính thống nhất trong đa dạng.

Một trong những đặc điểm của thời kì này là trình độ sản xuất vô cùng thấp
kém. Con ngƣời bị vây bọc trong một thế giới tự nhiên đầy bí ẩn và đầy đe doạ.
Những tín ngƣỡng tơ tem đầu tiên thƣờng gắn liền với sự sợ hãi của con ngƣời

trƣớc thiên nhiên, họ sùng bái các lực lƣợng tự nhiên và thần bí hố nó.

Do sống phụ thuộc vào tự nhiên, con ngƣời sùng bái tự nhiên cho nên
quan niệm vạn vật hữu linh là quan niệm phổ biến và tự nhiên của các cộng
đồng ngƣời nguyên thủy (coi vạn vật đều có linh hồn giống nhƣ con ngƣời,
linh hồn là bất diệt).

Thời kì này, con ngƣời đã có tƣ duy luỡng hợp cho nên, ngƣời ta muốn
tìm hiểu và giải thích đƣợc những hiện tƣợng tự nhiên, đồng thời, họ muốn gửi
gắm những khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thần thoại là thể loại văn học dân gian đầu tiên đã ra đời vào thời kì này.

1.2.2. Thời kì chống Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc là thời kì loạn lạc, dân ta chịu sự đô
hộ của nhà Hán hơn 1000 năm. Mƣời thế kỉ đấu tranh để giải phóng dân tộc ra
khỏi đêm trƣờng Bắc thuộc cũng là một thời kì lớn của lịch sử văn hóa dân gian
Việt Nam. Đây là thời kì mà xu hƣớng lịch sử hóa văn hóa dân gian xuất hiện
để góp phần làm một lợi khí tinh thần dân tộc chống chính sách đơ hộ và chống
chính sách đồng hóa của phƣơng Bắc. Cùng với sự tiếp thu, thanh lọc Phật giáo,
Nho giáo của dân tộc Việt và các quốc gia dân tộc ở phƣơng Nam, ngƣời Chăm,
ngƣời Chân Lạp cũng tiếp thu Ấn Độ, Phật giáo, Hồi giáo theo cách của mình.

5

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Những tác phẩm nghệ thuật Mĩ Sơn, Trà Kiệu tất nhiên là những tác phẩm rất
giàu tính chất bác học nhƣng khơng phải khơng có ảnh hƣởng của mĩ cảm văn

hóa dân gian ngay lúc đó và cho đến tận bây giờ.

Thời kì này, việc quan tâm đến thiên nhiên khơng cịn đƣợc chú ý nhiều
nhƣ thời kì dựng nƣớc mà thay vào đó, con ngƣời phải quan tâm đến sự sống
cịn của bộ lạc và thị tộc mình. Lúc này xuất hiện hiện tƣợng các bộ lạc lớn đi
thơn tính các bộ lạc nhỏ để tạo thêm sức mạnh của bộ tộc mình. Và thời kì này
xuất hiện thêm thể loại truyền thuyết. Xã hội công xã nguyên thuỷ tan ra thì
trƣyền thuyết trở nên thịnh hơn so với thần thoại. Truyền thuyết nặng về đề tài
lịch sử hơn thần thoại, một phần vì cuộc đấu tranh trong xã hội gay gắt thu hút
sự chú ý của con ngƣời, phần khác vì dân số, cơng cụ sản xuất và tri thức đã
phát triển khá đến mức đối với thiên nhiên con ngƣời ít nhiều đã đƣợc bảo vệ.

1.2.3. Thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ

Văn hóa dân gian Việt Nam trong thời kì phong kiến tự chủ cũng trải qua
gần 10 thế kỉ.

Những thế kỉ đầu của thời kì độc lập, từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XVI,
đã đƣợc xem là một giai đoạn phục hƣng trong lịch sử nƣớc ta và có lẽ cũng là
một thời kì rực rỡ của văn hóa dân gian Việt Nam. Những truyền thuyết thời kì
dựng nƣớc đƣợc tái tạo lại, những truyền thuyết mới nảy nở. Đặc biệt, sự xuất
hiện của bộ luật Hồng Đức và sự xuất hiện của tiền giấy có ảnh hƣởng rất lớn
đối với xã hội, thể hiện trình độ văn minh, xã hội bắt đầu phát triển đi lên. Vì
thế, tƣ duy con ngƣời ngày càng phát triển, văn học cũng có sự thay đổi về thể
loại, thần thoại, khơng cịn phù hợp nữa mà thay vào đó là xuất hiện thêm một
thể loại văn học dân gian mới, đó là truyện cổ tích. Có lẽ chƣa lúc nào trong lịch
sử dân tộc, các cơ quan chính quyền Nhà nƣớc quan tâm khai thác và xây dựng
văn hóa dân gian nhƣ thời kì này. Hình nhƣ đến lúc này, những anh hùng thần
thánh ở các đền đài kín đáo thời Bắc thuộc lại xuất hiện bề thế và chính quy hơn
cùng với các thành hồng, thổ địa, các nữ thần nơng nghiệp trong tín ngƣỡng bản

địa thời cổ đƣợc trở thành Phật Mẫu hay vua Bà. Rắn chuyển thành rồng, Nho –
Phật – Lão đều đƣợc khai thác cho phù hợp với tâm thức cổ truyền của nhân dân
công xã. Lịch sử văn học dân tộc bắt đầu mở những trang rực rỡ; chữ Nôm bƣớc
ra ánh sáng; văn bia chùa Đọi hay Linh Xứng đều ghi chép sinh hoạt nghệ thuật

6

VĂN HĨA DÂN GIAN VIỆT NAM

dân gian khơng phân biệt với nghệ thuật cung đình. Lời thơ trong Quốc âm thi tập
tràn ắp những câu nói, câu ví thơng thƣờng dùng trong quần chúng.

Ở giai đoạn sau của thời kì phong kiến tự chủ, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XIX, văn hóa dân gian Việt Nam chuyển biến theo đà tiến hóa, trong đó sự
nghiệp Nam tiến có tác động nhất định. Có sự di chuyển của văn hóa dân gian
phía Bắc vào Đàng trong và trong những chừng mực, có sự tiếp thu biến hóa
của văn hóa dân gian ở phía Nam. Theo đà phát triển của kinh tế nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp mà những trung tâm, những điểm văn hóa dân gian lớn
bé dần đƣợc hình thành. Rồi những trung tâm văn hóa chung cũng đƣợc cố
định: Thăng Long, Phú Xuân. Chế độ phong kiến cùng với những bƣớc thịnh
suy của nó, đƣa tới những biến đổi trong cơ cấu xã hội, gây tác động nhất định
đến văn hóa dân gian. Khơng phải nghi ngờ gì sự nở rộ của kho tàng truyện
cƣời, kho tàng truyện nôm trong gia đoạn này, kể cả những sáng tác dân gian
của nông dân khởi nghĩa, của lớp ngƣời tài tử và của những nghệ nhân vô danh
đông đảo khác ở nhiều khu vực xã hội, nhất là các ngành nghề.

1.2.4. Thời kì chống thực dân phƣơng Tây xâm lƣợc

Từ thế kỉ thứ XIX cho đến trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 là một
thời kì lịch sử giao lƣu của văn hóa dân gian Việt Nam. Thơng thƣờng, chúng ta

cho đây là thời kì đấu tranh chống sự xâm lăng của thực dân Pháp. Tuy vậy,
cũng nên thừa nhận những nét riêng ở giai đoạn đầu của thời kì này. Việc trung
tâm chính trị của nhà nƣớc chuyển từ Thăng Long vào Huế rõ ràng có ảnh
hƣởng đến đời sống tinh thần của dân tộc. Những sinh hoạt văn nghệ, học
thuật đƣợc chính quyền Nhà nƣớc chủ trì khép kín đến đâu thì cũng có liên hệ
ít nhiều đến các hoạt động ngơn từ, hoạt động diễn xƣớng của dân gian. Cũng
không thể quên là ở giai đoạn này, xuất hiện một trung tâm mới: Đồng Nai, Gia
Định, mà những lớp văn hóa Ấn, Hồi, Hoa đã hình thành lâu đời, nay đƣợc
chồng chất thêm những lớp mới do tiếp xúc sớm nhất với Nam Á và phƣơng
Tây. Có một sự tế nhị và khó khăn là cũng giai đoạn này, những loại dân ca,
diễn xƣớng, ca kịch và cả tranh hội họa, kiến trúc đình làng< mới đƣợc phát
triển mạnh hơn – khá nhiều là những hiện tƣợng dân gian ghi đƣợc xuất xứ cận
đại. Những hình thức vè, nói thơ, nói tuồng, ca, hò đặc biệt phong phú ở miền
Nam. Ca Huế, tuồng đồ cũng có đƣợc vị trí quan trọng.

7

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

Khi đất nƣớc bƣớc vào cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù thì văn hóa dân
gian cũng có những biến đổi đặc sắc. Cùng với dòng văn học yêu nƣớc, văn hóa
dân gian Việt Nam mà vai trị xung kích vẫn là văn học dân gian không từ chối
nhiệm vụ lịch sử của mình. Những nhà nho sĩ, khoa bảng cũng ‚xơng‛ vào trận
địa dân gian, sử dụng văn hóa dân gian làm lợi khí. Trong khn khổ nhất
định, sân khấu dân gian tìm cách để tham gia vào cuộc đấu tranh. Một số đơn
loại văn hóa dân gian xuất hiện nhƣ ca dao công nhân, kịch cƣơng ở các nhà tù,
rồi đến cả kho tàng lớn nhƣ văn thơ Xơ Việt Nghệ Tĩnh. Ở một số mặt khác,
những hình thức thể hiện mới cũng ra đời, có sự gia công của bàn tay chuyên
nghiệp (ca cải lƣơng, chèo văn minh).


Sau năm 1945, văn học dân gian vẫn tồn tại, đó là văn học dân gian đƣơng
đại. Các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vẫn tiếp tục do đó
văn học dân gian vẫn phát triển. Tuy nhiên, văn học dân gian bắt đầu đƣợc ghi
chép lại trên giấy do đó làm cho tính truyền miệng của nó bị suy giảm.

1.3. ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

1.3.1. Tính nguyên hợp

Văn hoá dân gian là cội nguồn của văn hoá dân tộc, là ‚văn hoá gốc‛,
‚văn hoá mẹ‛ do đó mà nó nảy sinh, tồn tại dƣới dạng nguyên hợp, các bộ
phận gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo Hồi Thanh thì ‚Từ thuở sơ sinh, nhạc,
thơ, múa và kịch đều chung một mâm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách
bạch ra, nhƣng vẫn phải nƣơng tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển
và lƣu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích
văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh Đơng Hồ cũng phải
đi liền với hội Tết‛.

Tính nguyên hợp là tính chất cổ xƣa của các hình thức khoa học và nghệ
thuật chƣa đƣợc phân hố, tính chất chƣa chun mơn hố của văn hố dân
gian. Tính ngun hợp tƣơng đƣơng với thuật ngữ quốc tế Syncretisme có
nghĩa là ‚hỗn hợp‛ và đƣợc hiểu là sự bao hàm nhiều thành tố trong một chỉnh
thể, nhƣng những thành tố đó khơng nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau.

Tính ngun hợp của văn hóa dân gian đƣợc thể hiện trên ba phƣơng diện:

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa tính nghệ thuật và tính thực tiễn.

8


VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Mối quan hệ này đƣợc thể hiện trong đại đa số các hiện tƣợng văn hóa
dân gian. Sự sáng tạo của quần chúng thƣờng nhằm hƣớng tới sự hài hịa tuyệt
đối giữa con ngƣời với mơi trƣờng, trƣớc hết nhằm mục đích ích dụng, về sau
tất yếu đƣa tới yêu cầu thẩm mĩ. Nói cách khác, văn hóa dân gian, với tính chất
là nghệ thuật nguyên thủy, bao gồm những sáng tạo của quần chúng đƣợc nẩy
sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong những sáng tạo đó, giá trị thẩm
mĩ đƣợc đƣợc hình thành một cách tự nhiên, đƣợc kết hợp một cách nguyên
hợp với giá trị ích dụng ngay trong một hiện tƣợng văn hóa dân gian.

- Mối quan hệ giữa các thời đại khác nhau và địa phƣơng khác nhau trong
sáng tạo văn hóa dân gian

Các hiện tƣợng văn hóa dân gian khơng thể bất biến, bởi đặc thù của quy trình
sáng tạo và tiếp nhận mang tính tập thể. Hiện tƣợng văn hóa dân gian có thể đƣợc
tập thể này, vùng này, thời đại này chấp nhận; nhƣng hiện tƣợng đó sẽ khơng đƣợc
chấp nhận trong những không gian khác nhau, môi trƣờng khác nhau, thời đại khác
nhau. Chính điều đó là ngun nhân căn bản cho sự tái tạo không ngừng diễn ra, qua
mỗi thời đại, mỗi vùng địa văn hóa. Sự tái tạo này đƣợc hình dung giống nhƣ quá
trình bồi tụ của các lớp phù sa lên bề mặt cơ tầng văn hóa cốt lõi. Sự bồi tụ này đƣợc
kết hợp một cách nguyên sơ, không chủ định giữa dấu ấn không gian và thời gian lên
một hiện tƣợng văn hóa dân gian.

- Có sự gắn bó hữu cơ giữa các thành tố tạo nên một hiện tƣợng văn hóa
dân gian

Tính ngun hợp của văn hóa dân gian biểu hiện ở sự hịa lẫn những
hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói
rằng, văn hóa dân gian là bộ bách khoa tồn thƣ của nhân dân. Tính ngun

hợp về nội dung của văn hóa dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý
thức xã hội thời nguyên thủy, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chƣa đƣợc
chun mơn hóa. Trong các xã hội thời kì sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh
thần đã có sự chun mơn hóa nhƣng văn hóa dân gian vẫn cịn mang tính
ngun hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn hóa dân gian
khơng có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ
thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tƣ tƣởng tình cảm của mình trong văn
hóa dân gian.

9

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

1.3.2. Tính tập thể và tính diễn xƣớng
Văn hóa dân gian là kết quả sáng tạo và tái tạo không ngừng của quần

chúng nhân dân. Quá trình này thƣờng xảy ra trong bối cảnh chƣa có chữ viết,
hoặc chữ viết chƣa đƣợc phổ biến đến đại bộ phận nhân dân lao động.

Sáng tạo văn hóa dân gian là của cả cộng đồng hoặc của cả nhân loại. Tuy
nhiên, khơng phủ nhận vai trị của cá nhân, nếu kết quả sáng tạo của cá nhân
phù hợp với tâm lí, tình cảm của cộng đồng và đƣợc cộng đồng chấp nhận thì nó
mới có thể tồn tại vĩnh viễn và đƣợc lƣu truyền. Khi lực lƣợng sáng tác là tập thể, là
số đông, khả năng đƣợc chấp nhận sẽ cao hơn.

Tính tập thể là một trong những đặc trƣng quan trọng của văn hóa dân gian.
Đặc trƣng này là cơ sở lí giải những hiện tƣợng mà văn hóa bác học khơng có.

Khơng có hiện tƣợng văn hóa dân gian nào đƣợc coi là đầy đủ ý nghĩa và
giá trị thẩm mĩ khi chúng ta tách nói ra khỏi mơi trƣờng diễn xƣớng của nó.

Khái niệm diễn xƣớng hiểu theo nghĩa rộng là môi trƣờng tồn tại của các hiện
tƣợng xã hội nói chung.

Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn
với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi nhận
thức, lí giải các hiện tƣợng văn hóa dân gian phải gắn với mơi trƣờng sinh hoạt
văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng đồng
gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng.

Bản thân môi trƣờng diễn xƣớng không phải là nhân tố quan trọng,
quyết định sáng tạo các hiện tƣợng văn hóa hiện đại. Chính vì vậy, văn hóa dân
gian là một chỉnh thể trong đó tính diễn xƣớng là một đặc trƣng quan trọng.
1.3.3. Tính truyền miệng và tính trơi

Những sáng tác của văn hóa dân gian khơng lƣu truyền bằng chữ viết
mà lƣu truyền bằng miệng từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác, từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác, hay đƣợc biểu hiện
trong diễn xƣớng dân gian. Nhờ phƣơng thức truyền miệng nhƣ vậy nên các
tác phẩm văn hóa dân gian đƣợc trau chuốt hơn, phù hợp với tâm tình, nguyện
vọng của ngƣời dân lao động.

10

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Khi truyền miệng, nội dung của tác phẩm văn hóa dân gian khơng chỉ
đƣợc thể hiện bằng ngơn từ mà còn đƣợc hỗ trợ bởi những yếu tố khác khiến
nội dung và ý nghĩa của nó đƣợc nhận thức rõ hơn.

Do thuộc tính quan trọng của văn hóa dân gian là truyền miệng nên văn

hóa dân gian có tính lan tỏa trong khơng gian, thời gian. Trong q trình lan tỏa
đó, văn hóa dân gian có thể ‚bắt rễ‛ ở một nơi, có thể đƣợc dị bản hóa, địa
phƣơng hóa, rồi lại tiếp tục cuộc hành trình khơng hạn định của mình. Và hiện
tƣợng này đƣợc gọi là trơi.

1.3.4. Tính phi thời gian, phi khơng gian và phi cá tính

Nhiều sản phẩm văn hóa dân gian khơng thể xác đinh đƣợc thời điểm ra
đời một cách chính xác. Nhiều mơ típ trong folklore có tính quốc tế. Khẳng định
đƣợc q hƣơng của một hiện tƣợng văn hóa dân gian là việc cực kì khó khăn.
Chỉ có thể tìm ra sắc thái địa phƣơng (có khi là địa phƣơng hóa) của nó. Tác giả
folklore mang tính tập thể, khơng có tác giả cụ thể, tuy rằng sự sáng tạo phải
bắt đầu từ cá nhân.

1.3.5. Tính dị bản

Dị bản là những văn bản tƣơng tự nhau ở mức ‚đại đồng, tiểu dị‛ hay
nói cách khác cùng một hiện tƣợng nhƣng có những thay đổi.

Phƣơng thức lƣu truyền của văn hóa dân gian là tính truyền miệng,
truyền qua nhiều đối tƣợng và đƣợc thể hiện trong môi trƣờng diễn xƣớng do
đó nó mang tính dị bản. Văn hóa dân gian chủ yếu mang giá trị tƣ tƣởng và
thƣờng gắn với tính cá nhân. Do vậy, cá nhân nhiều khi tự biến đổi sản phẩm
văn hóa văn hóa dân gian để cho nó phù hợp và mang dấu ấn của mình.

Tính dị bản là một thuộc tính quen thuộc, có ở tất cả các thành tố của folklore.

Dị bản folklore thƣờng biểu hiện ở 3 cấp độ:

- Dị bản cấu trúc: cốt truyện, tích trị, kết cấu đƣợc xây dựng khác nhau,

mặc dù cùng chung một nội dung.

- Dị bản địa phƣơng: câu chuyện hay lời văn nơi này khác với nơi kia do
bị địa phƣơng hóa đi sao cho phù hợp với tâm lí, phong tục.

- Dị bản nghệ nhân: khi trình bày câu chuyện, biểu diễn bài ca, điệu múa,
nghệ nhân tự them thắt chi tiết, do một dụng ý hay một hứng khởi bất kì.

11

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

1.4. THÀNH TỐ VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn hóa dân gian là một thực thể của văn hóa tinh thần, vật chất biểu
hiện bằng nhiều sự kiện, hiện tƣợng, hình thành một cách nguyên hợp để thỏa
mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ của cả cộng đồng dân tộc.

Thành tố văn hóa dân gian là thuật ngữ để chỉ từng nhóm sáng tác dân
gian cùng tính cách trong kho tàng folklore. Các thành tố của văn hóa dân gian
chính là các loại hình nghệ thuật dân gian, gồm 3 thành tố lớn là: (1) Ngữ văn
dân gian, (2) Nghệ thuật biểu diễn dân gian, (3) Nghệ thuật tạo hình dân gian.
Trong q trình phát triển, dần dần có sự phân hóa tƣơng đối rõ nét giữa các
thành tố, tuy rằng mỗi thành tố trên chỉ có thể phát huy đƣợc trọn vẹn giá trị
thẩm mĩ của nó khi có sự gắn bó chặt chẽ với các thành tố khác trong một chỉnh
thể nguyên hợp là văn hóa dân gian.

Khi nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam, các nhà khoa học đã đƣa
thêm 3 thành tố có tính đặc thù: (4) Trò chơi dân gian, (5) Tâm thức dân gian,
(6) Ứng xử dân gian.


Văn hóa dân gian Việt Nam, ngồi 6 thành tố trên cịn có các phạm trù
nhƣ lễ hội, tri thức dân gian<. Do thời lƣợng của học phần nên các phạm trù
của văn hóa dân gian sẽ đề cập đến ở những tài liệu sau.

Nhƣ vậy, văn hóa dân gian Việt Nam gồm có 6 thành tố. Mỗi thành tố
bao gồm nhiều thể loại/loại hình, mỗi loại hình gồm các đơn loại. Ở thành tố
ngữ văn dân gian, ta thƣờng gặp hai bộ phận lớn là tự sự dân gian và trữ tình
dân gian. Các thể loại/loại hình trong hai bộ phận này gắn chặt với cuộc sống
hàng ngày của quần chúng nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời,
truyện ngụ ngơn, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè, sử thi, truyện thơ. Thành tố nghệ
thuật tạo hình dân gian có ba loại hình: điêu khắc dân gian, kiến trúc dân gian
và hội họa dân gian (tranh dân gian). Loại hình điêu khắc dân gian gồm có điêu
khắc trên chất liệu đồng, điêu khắc trên chất liệu gỗ ở đình làng, điêu khắc
tƣợng; loại hình kiến trúc dân gian có kiến trúc nhà, kiến trúc chùa, kiến trúc
đình; tranh dân gian có tranh Đơng Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hồng,
tranh Làng Sình. Thành tố nghệ thuật biểu diễn dân gian có ba loại hình: âm
nhạc dân gian (nhạc cụ, dân ca), múa dân gian và sân khấu dân gian (chèo,
tuồng đồ, múa rối nƣớc)<

12

VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1

Câu 1. Phân tích khái niệm văn hóa dân gian.
Câu 2. Trình bày đặc điểm các thời kì trong diễn trình phát triển của văn
hóa dân gian.
Câu 3. Văn hóa dân gian Việt Nam có mấy đặc trƣng? Đó là những đặc

trƣng nào? Hãy phân tích những đặc trƣng đó.
Câu 4. Tính diễn xƣớng đóng vai trị nhƣ thế nào trong việc sáng tạo văn
hóa dân gian?
Câu 5. Hãy lấy ví dụ về các cấp độ của tính dị bản trong văn hóa dân gian.
Câu 6. Hãy lí giải tại sao khi lực lƣợng sáng tác văn hóa dân gian là tập
thể, là số đơng thì khả năng đƣợc cộng đồng chấp nhận sẽ cao hơn?
Câu 7. Thế nào là tƣ duy lƣỡng phân lƣỡng hợp? Tƣ duy này đã ảnh
hƣởng đến tính cách của ngƣời Việt nhƣ thế nào?
Câu 8. Hãy sƣu tầm các câu ca dao, tục ngữ xuất hiện trong thời kì chống
thực dân phƣơng Tây xâm lƣợc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƢƠNG 1

1. T. N. Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hà Nội: NXB Giáo dục, 1999.
2. T. N. Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, TP. HCM: NXB Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
3. L. N. Cảnh, Văn hóa dân gian – những thành tố, Hà Nội: NXB Văn hóa –

Thông tin, 1999.
4. Đ. G. Khánh, Văn hóa dân gian, tuyển tập, tập 3, Hà Nội: NXB Giáo

dục, 2007.

13


×