Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương văn hóa dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.77 KB, 20 trang )

Đề cương văn hóa dân gian Việt Nam
Lê Thị Thủy(Lớp 54B-QLVH-01626.903.643)
Câu 1: Nêu làm rõ khái niệm văn hóa dân gian, văn hóa
truyền thống, truyền thống văn hóa ?
*Khái niệm văn hóa dân gian:
-Nghĩa rộng nhất: chỉ bao gồm những giá trị về vật chất, tinh
thần của dân chúng:
+,Sản xuất ra của cải, vật chất.
+,Sinh hoạt vật chất(ăn, mặc, ở, đi lại)
+,Phong tục tập quán các tổ chức xã hội.
+,Đời sống tinh thần(đạo đưc, ứng xử,học tập, vui chơi, giải trí)
+,Tri thức dân gian(tự nhiên, bản thân)
 VHDG là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
kể cả nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
-Nghĩa hẹp: VHDG là những sáng tạo về vật chất, tinh thần của
dân chúng mang tính nghệ thuật(thẩm mỹ).
*Khái niệm văn hóa truyền thống:
+,Mang nét truyền thống lâu dài , lấy yếu tố sự sinh tồn xã hội,
chỉ cấu trúc,hằng số văn hóa, hệ giá trị, bản sắc văn hóa, dựa
trên 4 cộng: cộng cư, cộng mệnh,cộng hữu, cộng cảm.
+, Văn hóa truyền thống là những gì ra đời và lưu truyền từ năm
1945 trở về trước.
*Khái niệm truyền thống văn hóa:
Truyền thống văn hóa chỉ sự tồn tại của những yếu tố văn hóa
không thay đổi của văn hóa.Dựa trên tính cộng đồng đối với xã
hội cổ xưa, tính trội là truyền thống.
Câu 2. Nêu các phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian?


Cần sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp lịch sử


-Phương pháp so sánh
-Phương pháp tổng hợp-lôgic
-Phương pháp thực địa(điền dã)
*Phương pháp lịch sử:
-Phải hiểu được bản chất lịch sử, của vấn đề, VHDG là 1 sự kiện
sống động, nhà nghiên cứu đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử, sau
đó mới biết được quá trình hình thành của nó.VHDG là 1 sự
kiện lịch sử.
-Sử dụng phương pháp lịch sử là phương pháp hang đầu.
-Biết được sự phát triển nội tại của văn hóa dân gian.
-Tính nội sinh tính dân tộc trong VHDG.
- Giup cho con người hiểu được sự tiếp biến trong văn hóa:tính
sinh động của VHDG trong thời kì lịch sử.
-Tính giáo dục của VHDG rất cao.
*Phương pháp so sánh:
-Để phát hiện ra sự giống và khác nhau của đối tượng.
-Yếu tố để so sánh:
+,Tính đồng đại(thời kì, thời đại)
+Tính đồng dạng
+,Tính đồng loại.
Ví dụ: Nghệ thuật ngữ văn dân gian # nghệ thuật tạo hình dân
gian # nghệ thuật biểu diễn dân gian.
*Phương pháp tổng hợp – logic:
-Trong VHDG có tình nguyên hợp (Tổng hợp , logic)
-Phương pháp thu thập tổng hợp lại các tài liệu theo 1 trình tự rõ
rang, hợp lí.
*Phương pháp thực địa(điền dã):
Phương pháp không thể thiếu đối với các lĩnh vực khác nhất là
đối với VHDG.



-Đi đến nơi, trên cơ sở văn bản lưu lại với nhận thức nhà nghiên
cứu xem xét, cảm nhận
-Thực địa: dựa trên 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
-Trên các phương pháp lý thuyết, tài liệu tham khảo, dùng lý
luận để điều tra thực địa.
=> Khi nghiên cứu VHDG thì nhà nghiên cứu phải thấy được vị
trí , ý nghĩa cách thức sử dụng của phương pháp nghiên cứu.
=>Phải sử dụng tổng hợp đồng bộ tất cả các phương pháp trên.
Câu 3: Những đặc trưng cơ bản của VHDG?
^^^^^^^Có 8 đặc trưng:
*VHDG do dân chúng sáng tạo nên:
-Không phải bất cứ tác phẩm dân gian nào cũng đều do dân
chúng sáng tạo nên mà là tang lớp tri thức sáng tác.. Nhưng sau
đó thì có nhiều lí do khác nhau đã được lưu truyền trong dân
chúng và dần dần đã được dân chúng hóa.
*VHDG gắn liền với mọi hoạt động của dân chúng(lễ hội,
phong tục), tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên(đạo ông bà)
=> phản ánh đời sống tâm linh, thể hiện tình cảm của người
đang sống đối với người đã mất.
*VHDG sử dụng phương pháp nghệ thuật:
- VHDG phản ánh cuộc sống nhưng không qua sao chép mà
thông qua các biểu tượng(lời ru,điệu hát,giao duyên).
*Tính nguyên hợp là đặc trưng cơ bản nhất của VHDG:
-Biểu hiện sự hòa lẫn với những hình thức khác nhau của ý thức
xã hội trong các thể loại : ngữ văn dân gian, tạo hình dân
gian,biểu diễn dân gian,phong tục tập quán, lễ hội và trong cả
nhận thức con người đối với xung quanh.
Ví dụ: Lễ hội=lễ+hội. Lễ: không gian,thời gian,đồ tế
Hội:trò chơi, nghệ thuật biểu diễn.



=>Tác động hỗ trợ cho nhau cùng ra đời, hình thành và phát
triển.
-Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp:VHDG có 3 dạng tồn tại:
+,Dạng tồn tại ẩn: nằm trong trí nhớ của con người,được lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
+,Tồn tại cố định:được ghi chép thành văn bản, qua văn bản
+,Tồn tại hiện: thông qua sự thể hiện của con người.
 3 dạng này tác động hỗ trợ lẫn nhau.
*VHDG thể hiện tính tập thể:
- Được đông đảo dân chúng sáng tạo nên, được lưu truyền từ đời
này sang đời khác vừa làm cho VHDG luôn luôn được bảo tồn,
được dân chúng giữ gìn,vừa được dân chúng phát huy.
-Dân chúng vừa là kịch bản,vừa là diễn viên,vừa là đạo diễn,vừa
là người thưởng thức nghệ thuật.
-Mối quan hệ giữa tính tập thể và cá nhân trong cộng đồng.
*VHDG sử dụng phương pháp mô hình(Mẫu số chung của
nghệ thuật VHDG)
-ở mỗi lĩnh vực nào cũng đều có mô hình.Vì thế trong nghiên
cứu VHDG thì các nhà nghiên cứu phải đi, tìm thấy được, đúc
kết được thành các mô hình của VHDG=>rút ra được mẫu số
chung của VHDG=>giúp cho cộng đồng cá nhân có sự sáng tạo.
*VHDG có tính dị bản:
-Trong nghiên cứu VHDG đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có
tính dị bản =>Thể hiện tính đặc thù,cái riêng của từng địa
phương, sử dụng phương pháp điền dã.
*VHDG có tính truyền miệng: thể hiện khuyết danh.
Truyền miệng không qua ghi chép văn bản mà bằng lời nói, diễn
xướng để thể hiện.

Câu 4.Đặc điểm, hình thức biểu hiện ngữ văn dân gian ?
**Trước hết, phải nêu được cơ sở phân loại:
Dựa vào các tiêu chí sau:


-Chủ thể cảm thụ nghệ thuật(con người) dựa vào giác quan: thị
giác, tính giác, hoặc kết hợp cả thị và thính giác.
-Đối tượng được cảm thụ nghệ thuật(dựa vào tính chất, nội dung
cảu tác phẩm đó được phản ánh)
-Người sáng tác nghệ thuật(Nghệ thuật diễn tả-biểu diễn)
-Cách thức thưởng thức nghệ thuật(trực tiếp, gián tiếp…)
**Nghệ thuật ngữ văn dân gian bao gồm:
-Tự sự dân gian:truyền thuyết, thần thoại,vè,truyện ngụ ngôn…
-Trữ tình dân gian: ca dao, dân ca..
-Thành ngữ, tục ngữ, câu đố.
* VHDG ra đời từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các
thời kì lịch sử cho đến ngày nay.
*Nghệ thuật ngữ văn dân gian là thành tố hết sức quan trọng
trong các thành tố VHDG , diễn tả thực tế con người cổ xưa
cũng như diễn tả thực tế con người trong đời sống ngày nay.Các
nhà nghiên cứu khẳng định:loại hình nghệ thuật ngữ văn dân
gian là loại hình quan trọng còn gọi là “ ngôn ngữ là bà hoàng
hậu”
*Qua thực tiễn sản xuất chiến đấu dân chúng sáng tạo bằng lời
ăn tiếng nói sau đó được tích lọc với tốc độ cao.
*VHDG dùng để chỉ những sáng tác bằng truyền miệng của dân
chúng.
*Nghệ thuật ngữ văn dân gian hết sức phong phú, nhiều thể loại.
*Nghệ thuật ngữ văn dân gian sử dụng ngôn ngữ :
- ẩn(trí nhớ con người)

-Hiện(Diễn xướng)
-Cố định(Tác phẩm dân gian)
Câu 5: Đặc điểm, hình thức biểu hiện của nghệ thuật tạo
hình dân gian?
Trước hết, phải nêu cơ sở phân loại( xem câu 4)


**Nghệ thuật tạo hình gắn chặt với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội.
-Môi trường tự nhiên:con người sử dụng các nguyên liệu , vật
liệu có sẵn trong tự nhiên nơi con người sinh sống để tạo ra các
vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người(ăn , mặc, ở, đi lại,
vui chơi giải trí..) lưu lại thông qua vật thể(chùa , miếu, đền,
đình, nhà ở, vật dụng..) thể hiện tính ích dũng nâng lên thành
thẩm mỹ.
-Môi trường xã hội: làng quê, các nghề truyền thống ra đời; đan
lát, dệt vải, điêu khắc, chạm trổ..làng nghề truyền thống ra đời.
**Nghệ thuật tạo hình rất phong phú đa dạng có nhiều loại hình:
(1)
Kiến trúc dân gian:
-Gắn chặt với môi trường tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh kinh
tế-xã hội:dân chúng trong xã hội cổ xưa biết sử dụng các vật liệu
trong tự nhiên(tranh, tre, nứa..) để xây dựng những kiến trúc dân
gian: nhà ở, kiến trúc công cộng..
+.Kiến trúc nhà ở dân gian:
..Không gian: cao ráo, thoáng mát, xung quanh làng có gò đồi
bao quanh,mặt chồi phía trước..
..Hướng,phong thủy: cao ráo, xung quanh có bờ tre, rặng dâm
bụt.. âm dương hài hòa làm ăn mới phát đạt..
+.Kiến trúc công cộng:cầu, quán liếng,miếu đình,chùa..

(2)
Hội họa dân gian:
-Thời gian:ra đời từ thời văn hóa Đông Sơn(thế kỉ II TCN)
-Biểu hiện:
+,Hình vẽ,điêu khắc trên trống đồng, nhà ở và các công trình
công cộng dân gian như đình, chàu, miếu..
+,Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nghề thủ công.
+,Tranh dân gian:Hàng Trống, làng Sình, Đông Hồ..
-Tính chất nghệ thuật:


+,Chất liệu để thể hiện tính nghệ thuật:chủ yếu lấy từ thực
vật(tranh , tre, gỗ, sành sứ)
+, Mô típ thể hiện: tất cả các sự vạt xung quanh con người trở
thành các yếu tố đưa lên hội họa trong các sản phẩm: cây cỏ,
hoa lá, động vật(trâu, gà, lợn),các loại các dưới nước….
+,Màu sắc: sử dụng từ nguồn gốc thực vật.
(3)
Trang trí dân gian:
-Biểu hiện phong phú đa dạng trên nhiều thể loại: công trình
kiến trúc, nhà ở dân gian, công trình công cộng, đồ dùng sinh
hoạt..
-Trang trí trên vải, đồ đan(sản phẩm thủ công mỹ nghệ)..
Câu 6: Đặc điểm, hình thức biểu hiện của nghệ thuật biểu
diễn dân gian?
Trước hết, phải nêu được cơ sở phân loại(xem câu 4)
*Đặc điểm:
-Dựa vào vai trò tính nghệ thuật thẩm mỹ của con người thông
qua diễn xướng con người(lời ca, điệu múa) vì thé cho nên tác
phẩm nghệ thuật lưu lại cho con người thông qua trí nhớ.

-Gắn chặt với môi trường xã hội: khi nào cũng có 2 bộ phận gắn
chặt với nhau: người thể hiện nghệ thuật biểu diễn và người
thưởng thức.
-Không gian thể hiện đa dạng: gia đình(mẹ hát ru, bà kể chuyện
cháu nghe..), đền, đặc biệt là đình, mang tính chất tự nhiên(bờ
sông, giếng làng), sân khấu dân gian(chèo, tuồng, múa rối
nước)=>phong phú=>tính giải trí rất cao.
-Nghệ thuật biểu diễn thường được thể hiện vào lúc nông
nhàn(trăng thanh gió mát, không khí phù hợp..kết thúc vụ mùa,
tết Nguyên Đán, hội làng).Ngoài ra, còn tổ chức vào các dịp lao
động sản xuất:hò chèo lưới.. trong các hình thức tín ngưỡng.
*Hình thức biểu hiện:


(1)Âm nhạc dân gian:
-Dân ca:
+, Những bài hát-khúc ca được lưu truyền trong dân gian mà
không thuộc riêng về 1 tác giả nào, có thể do 1 người sáng tác
rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này qua đời khác được
phổ biến từng vùng, từng miền.
+, Dân ca ở mỗi vùng , miền có âm điệu phong cách riêng biệt,
sự khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý,
đặc biệt là ngôn ngữ.
+,Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có nền văn hóa lâu đời cho
nên dân ca Việt Nam có nhiều thể loại: dân ca quan họ Bắc
Ninh, hát liền anh, liền chị, hát xoan Phú Thọ, hát ví dặm Nghệ
Tĩnh, các điệu lý ở Nam Trung Bộ: lý thương nhau, lý năm
canh.., hò Huế, hát bài chòi, dân ca Tây Nguyên…
+, Nội dung biểu hiện:
..Hát giao duyên: nam, nữ thanh niên hát tìm hiểu nhau, hẹn ước

..Hát trong lao động sản xuất:hò trên cạn, dưới nước.
..Hát trong tín ngưỡng: hát chầu văn, hát then, hát bả trạo
..Hát để mua vui, giải trí: tình cảm vợ chồng,cha con, ông bà,
láng giềng.
(2)Múa dân gian:
-Sử dụng nhịp điệu, động tác, hình thể của con người biểu hiện ở
1 lĩnh vực nào đó, kết hợp với âm nhạc dân gian, trang phục,
nhạc cụ
-Không gian:sân khấu dân gian, nhân tạo . Múa ở sân đình, xung
quanh đống lửa bến nước.
-Múa cá nhân, múa đôi, tập thể..
-Múa tái hiện hoạt động của con người trong lao động, sản xuất:
đi cấy, đi cày..
-Múa trong tín ngưỡng: hát then, chầu văn..


(3) Sân khấu dân gian: chèo, tuông, kịch, cải lương, múa rối
nước..
(4)Trò diễn: diễn ra trong lễ hội, thể hiện sự khoái cảm, tái hiện
lại sự tích, sự liện diễn ra trong các địa phương, thể hiện nét dấu
ấn trong cuộc đời của 1 vị thần được làng, xã tôn lên..
Câu 7: Nguồn gốc ra đời, mục đích, hình thức biểu hiện của
tín ngưỡng phồn thực?
*Nguồn gốc ra đời: Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống,
ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng
tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai
điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để
lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn
những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực.
*Mục đích:

-Phồn: nhiều
-Thực: nảy nở
=> Sự sinh sôi, nảy nở, mong muốn mùa màng tươi tốt…
*Hình thức biểu hiện: ở 2 dạng: thờ cơ quan sinh thực khí, thờ
hành vi giao phối.
-Thờ cơ quan sinh thực khí:
Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là
hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu
hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới. Nhưng khác với
hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh thực khí nam, tín
ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ.
Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột đá có niên
đại hàng ngàn năm trước Cao Nguyên. Ngoài ra nó còn được
đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ(Bắc Ninh)có tục rước


cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó chúng
được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
-Thờ hành vi giao phối :
Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành
vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các
mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở
vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc
trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có
niên đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả
các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,... cũng được khắc trên mặt
trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng
dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh
thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai

vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một
biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng
cho sinh thực khí nam và nữ.Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối
(rỗng) vừa hát giao duyên.
Ví dụ: Trống đồng - biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc
trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là
biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:

Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo

Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt
trống mô phỏng động tác giã gạo

Tâm mặt trống là hình Mặt trời biểu trưng cho sinh thực khí
nam,xung quanh là hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho
sinh thực khí nữ




Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu
hiện của tín ngưỡng phồn thực

Câu 8: Nguồn gốc, mục đích, hình thức biểu hiện của tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên?
*Nguồn gốc:
Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là
điều dễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín
ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có

giả thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời
xưa tại Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do
ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực nên các vị thần đó không
phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín ngưỡng
khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
*Mục đích: Thể hiện sự sùng bái, tôn kính đối với các vị thần.
*Hình thức biểu hiện:
-Thờ tam phủ, tứ phủ:
+, Thờ 3 miền: trời, đất, nước , miền rừng núi(bổ sung sau đó)
-Thờ tứ pháp: thờ các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa, sấm ,
chớp..mong đưa đến sự ôn hòa..Trong các chùa: chùa Dâu, chùa
Đậu, chùa Dàn…
=> Sự hòa trộn giữa tính nguyên Việt và ảnh hưởng của Phật
giáo.
-Thờ động vật và thực vật:
+,Thờ động vật :người Việt khác với nơi khác: thờ các con vật
hiền: hưu, nai, trâu, bò, gà..
+, Thờ thực vật: thờ thần lúa, thờ thần cây đa, cây gạo, cây đề..
Câu 9: Nguồn gốc ra đời, mục đích, hình thức biểu hiện của
tín ngưỡng sùng bái con người?


*Nguồn gốc ra đời: Ra đời từ rất sớm. Được cư dân người Việt
thờ từ rất sớm : “sùng bái con người”.
*Mục đích: Thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính đối với
những người-vị thần được thờ.
*Hình thức biểu hiện:
-Tô tem giáo(thờ vật tổ):ra đời từ thời văn hóa Hòa Bình, Bắc
Sơn.
-Thờ tổ tiên: 1 nét văn hóa có tính nguyên Việt: theo cửu tộc(cụ,

cố, ông, cha, con, cháu, chắt, chút, chit)
-Thờ tổ nghề: những người sáng lập ra nghề nghiệp.
-Thờ thành Hoàng Làng: thờ trong phạm vi làng xã
-Thờ vua tổ
-Thờ tứ bất tử
-Thờ các danh nhân, anh hung dân tộc.
Câu 10:Hiểu biết của anh(chị) về phong tục lễ tết?
*Tết Nguyên Đán:
-Giao thừa , lễ trừ tịch:
+,Giao thừa: Theo Đào Duy Anh: “ cái cũ giao lại, cái mới đón
lấy”: tổ chức vào đêm 30 tết, cúng ông cựu vương Hành
Khiển(năm cũ),và tân vương Hành Khiển(năm mới).Ngoài trời,
trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu xôi gà, hoặc bánh ngọt..
+,Lễ trừ tịch: loại bỏ cái xấu năm cũ, đón lấy cái mới của năm
mới.
-Tục lệ đầu năm:
+,Lễ động thổ: trong phạm vi làng sau mùng 3 Tết nguồn gốc từ
Trung Quốc sang Việt Nam tập trung tại 1 nơi nào đó cuốc vùng
đất đầu tiên thì tất cả mọi người mới được phép làm => nhất
thiết phải có.
+, Lễ xông đất: ai là người bước chân vào nhà đầu tiên là người
xông đất, sẽ được tiếp đón nồng hậu, đưa đến sự may mắn,


những người xông đất thường là đàn ông, không có tang mới đi
xông đất, phải là những người có khoa nói..
+, Lễ khai hạ: mùng 7 tháng giêng, hạ cây nêu, hạ những đồ
cúng trên bàn thờ.
+,Lễ thần nông: thờ cúng ông Hoàng đế Trung Hoa có công dạy
làm nông nghiệp , cúng ông giúp dân làng.

+, Lễ tịch điền: có từ thời Tiền Lê, vua đích thân xuống cày rồi
dân mới được cày=> khuyến khích phát triển nôn nghiệp
-Lễ Thượng Nguyên(Rằm tháng Giêng)
+,Lễ cúng nhà thờ họ
+,Lễ khai ấn(dùng dấu đóng vào công văn, chỉ dụ nào đó..) minh
chứng tất cả các điều làng phổ biến, tất cả mọi người phải
theo=> nói đến sự đồng lòng nhất trí của các thành viên trong
làng.
+,Tết thanh minh: đi tảo mộ cho bố mẹ, ông bà, tổ tiên
+,Rằm tháng 5
+,Rằm tháng 7-cúng cô hồn-không nơi nương tựa
+,23 tháng Chạp-cúng ông Táo.
Câu 11: Hiểu biết của anh(chị) về phong tục cưới hỏi?
Cưới hỏi là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi con người không
ai được phép bỏ qua, thể hiện đúng chức danh của tạo hóa ban
cho.
*Quan niệm:
-Nam nữ thụ thu bất thân(quan niệm lễ giáo phong kiến): không
được gần gũi nhau, thích nhau chỉ được nhìn lén..
-Mối lái(làm mối: ông tơ, bà nguyệt: se duyên)
-Sự tích tơ hồng: trời định duyên phận, xuất phát từ chuyện
truyền thuyết Vi Cố gặp ông Lão trong đêm trăng…
*Nghi thức chính:


-Lễ vấn danh(lêc chạm ngõ): 2 gia đình đi lại khẳng định người
con trai và người con gái được phép tìm hiểu nhau.
-Tiền cheo(Lan nhai): người làng đứng chào hỏi, chúc mừng,
làng cho phép 2 người lấy nhau: làng đòi tiền cô dâu, chú rể.
-Tục thách cưới:nhà gái đòi nhà trai.

-Lễ ăn hỏi: bố hoặc mẹ phải có mặt
-Lễ cưới: lễ rước dâu, lễ lại mặt(3 ngày sau)..
Câu 12 : Gía trị của lễ hội dân gian?
-Có giá trị trong việc cố kết cộng đồng: cố kết các thành viên
trong cộng đồng với nhau, bất kì 1 lễ hội nào đều thuộc cộng
đồng nhất định.
Ví dụ: lễ hội làng, ngành nghề thủ công truyền thống..trong các
lễ hội: lễ hội làng thể hiện rõ nhất, ai cũng có thể tham gia, đều
do cộng đồng làng lựa chọn mà nên, lien hệ chất kết dính-ke gắn
kết các thành viên lại với nhau, thường tổ chức vào lúc nông
nhàn sau dịp tết.
-Nhắc nhở các thành viên trong cộng đồng luôn luôn hướng về
cội nguồn, nơi mình sinh ra lớn lên, có những thái độ ứng xử
phù hợp.
-Cân bằng đời sống tâm linh của con người, giải tỏa con người
về mặt tâm lý, ngoài cuộc sống hiện hữu thì luôn luôn có 1 vị
thần che chở cho họ, không làm cẩn trọng sẽ không được thần
phù hộ.
-Vừa sáng tạo văn hóa cũng như hưởng thụ văn hóa(mang tính
cộng đồng không thuộc 1 cá nhân nào cả)
-Góp phần bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 13: Tại sao nói môi trường sống và lối sống của dân
chúng quyết định tính chất của sinh hoạt văn hóa dân gian?


-Khẳng định được trong tất cả các thành tố, loại hình VHDG thì
môi trường có vai trò hết sức đặc biệt đối với sự hình thành của
các tác phẩm dân gian, sinh hoạt văn hóa dân gian cũng diễn ra
trong môi trường sống của dân chúng(môi trường tự nhiên và xã
hội) và tùy thuộc vào lối sống của dân chúng trong môi trường

ấy.
-Biểu hiện cụ thể:
+, Địa điểm diễn ra sinh hoạt văn hóa dân gian: đa dạng
..Địa điểm ngẫu nhiên được sử dụng trong VHDG: diễn ra ở bất
cứ nơi nào, sinh hoạt hằng ngày của nhân dân lao động.
Ví dụ: trong nhà ở, sinh hoạt văn hóa dân gian bên bếp lửa: ông
bà, bố mẹ kể chuyện cổ tích, mẹ kể chuyện ru con ngủ. hoặc trên
đồng ruộng, đồi chè..
..Địa điểm được lựa chọn: nơi lựa chọn sẽ được trang trí , sắp
xếp công phu.
Ví dụ: lễ hèm chỉ được người trong làng tham dự.
 Địa điểm phù hợp với tính chất loại hình của VHDG đó và
những địa điểm đó được xác định mang tính cộng đồng.
+,Thời điểm diễn ra sinh hoạt VHDG: phản ánh sắc thái của môi
trường tự nhiên-xã hội. Nó không tách rời .
..Thời gian được ấn định trước(thời điểm đánh dấu các chặng
đường của đời người) Ví dụ: con người từ khi sinh ra đến lúc
chết có nhiều lễ: đứa trẻ ra đời làm lễ để xác định đứa trẻ đó tồn
tại trong cộng đồng: lễ đặt tên, lễ thôi nôi, chặn tháng..lễ nhân
danh(ghi tên vào trong sổ làng)18 tuổi làm lễ trưởng thành..lễ
cưới, lễ mừng thọ.., lễ tang.
Thời gian sinh hoạt VHDG gắn với chu kì(chu kì của 1 năm,
sản xuất nông nghiệp): lễ tết, rằm tháng giêng..
..Thời điểm không ấn định trước: mang tính chất ngẫu nhiên,
diễn ra trong gia đình, đồng ruộng…


Thời điểm diễn ra sinh hoạt VHDG liên quan đến tính chất
loại hình VHDG
+,Tìm hiểu về sinh hoạt VHDG: quan trọng nhất là tìm hiểu sự

tham gia của tầng lớp nhân dân lao động trong sinh hoạt văn
hóa: tính tập thể -cộng đồng-cá nhân sáng tạo văn hóa…


Câu 14: Vai trò văn hóa dân gian trong đời sống hiện đại?
Trong xã hội hiện đại, VHDG vẫn có vai trò, giá trị, ý nghĩa xã
hội riêng của nó.
*Khẳng định VHDG là tài sản vô giá của dân tộc.
Mỗi một dân tộc thì sẽ có những tài sản có giá trị khác nhau,
nhưng Việt Nam là 1 nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh, em
cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S thì các giá trị VHDG
được xem là tài sản vô cùng quý giá mà không có cái gì sánh
được…
*VHDG bao chứa và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
-Khái niệm bản sắc văn hóa:
Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những
giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân
tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là
không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị
tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu
sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền Việt
Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội
họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử
hằng ngày của người Việt Nam.
-Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+, Nền văn hóa tiên tiến đó chính là nền văn hóa yêu
nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mac-Lenin và



Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì
hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của đất nước.
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa gìn
giữ và phát huy được những giá trị bền vững, tinh hoa của văn
hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch
sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
*VHDG là hệ giá trị, biểu tượng của văn hóa dân tộc:
VHDG với hệ giá trị và biểu tượng của nó , đã làm nên tâm thức
dân gian, tâm hồn dân tộc. Quy định các hành vi tình cảm , hoài
vọng của con người.Đó cũng chính là bản sắc, cốt cách và bản
lĩnh của dân tộc, trường tồn cùng sự trường tồn của dân tộc.
Câu 15:Biện pháp trong công tác quản lý, bảo tồn phát huy
những giá trị VHDG trong đời sống hiện đại ?
-Phải xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là
mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì,
văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức
mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của một dân tộc được thể hiện qua
truyền thống và hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc dân tộc.
- Trước hết, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với
việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vùng dân tộc và miền
núi;
-Thực hiện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ trong lĩnh vực văn hóa, nhất là ở cấp cơ sở để nâng cao nhận
thức, chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn văn hóa dân gian.
-Giải quyết đồng bộ vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong công
tác dân tộc và mặt trận văn hóa.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể
từ tỉnh xuống cơ sở và đồng bào các dân tộc về văn hóa và



nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc; phát huy tinh
thần chủ động, tích cực nỗ lực của đồng bào và vai trò tự quản
của cộng đồng các dân tộc trong quá trình bảo tồn và phát huy
văn hóa dân tộc mình.
- Hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng các làng nghề truyền thống
như mây tre đan, dệt thổ cẩm, rượu cần phục vụ các khu du lịch
vùng dân tộc thiểu số và miền núi . Cần phải có đội ngũ hướng
dẫn viên du lịch là những người có chuyên môn và những sản
phẩm hàng hóa đặc trưng của dân tộc địa phương phục vụ du
khách, để vừa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vừa
giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc.
- Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống và duy trì tổ
chức theo định kỳ tạo sân chơi và khuyến khích tinh thần, khả
năng sáng tác cho các tầng lớp nhân dân..
- Mở rộng, khuyến khích việc dạy và học chữ của đồng bào
dân tộc thiểu số; Biên soạn và lưu giữ các tác phẩm văn học lưu
truyền cho các thế hệ mai sau
- Tổ chức tốt đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp ở
địa phương theo định kỳ, tư liệu hóa các văn bản sau mỗi kỳ đại
hội làm tài liệu tuyên truyền và giảng dạy.
- Tập hợp, tạo điều kiện, giúp cho các nghệ nhân giỏi nghề,
có tâm huyết có sân chơi để sinh hoạt, sáng tác và truyền nghề.
Đồng thời, hỗ trợ kinh phí và có chế độ thù lao cho các nghệ
nhân để mở lớp nghệ thuật ca hát, múa, ngâm thơ, sử thi, đánh
cồng chiêng, đàn sáo... nhằm lưu truyền cho các thế hệ sau, nâng
cao lòng tự hào của dân tộc, ý thức bảo tồn văn hóa cội nguồn,
nâng cao ý thức tự tôn dân tộc.
- Văn hóa phải thâm nhập sâu vào các lĩnh vực kinh tế - xã

hội; bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng
tâm, xây dựng Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn
hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Tạo nên sự phát triển đồng


bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo
cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Như vậy,
bất kỳ nhiệm vụ nào đều phải quan tâm đến văn hóa.
- Nhà nước cần quan tâm tăng mức đầu tư cho văn hóa, bảo
đảm đủ kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn
hóa. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, tiếp tục tiến hành phục hồi và
giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội, các ngành nghề truyền
thống… song song với việc xây dựng chiến lược dài hạn cho
việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc. Tăng cường hợp
tác, giao lưu văn hóa để quảng bá văn hóa các dân tộc trong
phạm vi trong và ngoài tỉnh, quốc gia và quốc tế, nhằm xây
dựng các chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa
các dân tộc trên địa bàn một cách hiệu quả.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh
giá: Hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá
hiệu quả triển khai các nội dung của Đề án. Định kỳ tổ chức sơ
kết, tổng kết nhằm đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm và điều
chỉnh các nội dung triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của
từng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái
ở nông thôn. Xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn theo
hướng văn minh, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực
hiện CNH-HĐH đất nước.Phát triển kinh tế gắn với giữ vững

bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, cần xây dựng các chủ trương,
chính sách ở tầm vĩ mô để quản lý tổ chức lễ hội một cách nhất
quán, trên cơ sở tôn trọng các giá trị truyền thống, phần “mở”
của văn hóa truyền thống các dân tộc trong giai đoạn hiện nay
phải được khai thác các yếu tố văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc
dân tộc kết hợp với hiện đại và hội nhập có chọn lọc./.


Chúc các bạn ôn thi tốt, đạt điểm cao
trong kì thi sắp tới !
GOOD LUCK FOR YOU!!!!



×