PHONG THỦY NHÀ Ở TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Lý do chọn đề tài :
Hiện nay chính là thời kỳ đổi mới đất nước nên yêu cầu về cơ sở vật chất lẫn tinh
thần điều cần rất lớn mà trong đó thì nhà ở là một trong những đề tài được mọi người quan
tâm nhiều nhất. Khi có tiền tài, công danh, sự nghiệp, khi có địa vị trong xã hội, hoặc vị
tất là một dân nghèo ... chính họ điều mơ ước tha thiết là có một căn nhà hoàn hảo mang
lại tiền tài, công danh, sự nghiệp, địa vị ngày càng cao hơn trong xã hội hiện tại mà việc
coi phong thủy để có căn nhà này thì ít ai coi trọng. Phong thủy nhà ở là một dạng tồn tại
một cách huyền bí từ xa xưa và được truyền lại qua các thầy phong thủy. Vì vậy đây là lý
do mà tôi viết bài : “Phong thủy nhà ở trong văn hóa dân gian ”.
2. Mục Đích và ý nghĩa của đề tài:
Theo các tư liệu còn sót lại từ xa xưa các thầy phong thủy là những người được
trời cao ưu ái ban cho phép màu để chuyên tìm hiểu, chỉ dẫn, khai khác những nơi có khí
tốt thịnh vượng dẫn loài người đến khai hoang và sinh sống. Tích góp những kiến thức của
những người đi trước mà những thầy phong thủy ngày nay càng lấy việc chỉ dẫn trong
cách coi nhà ở, mai táng và coi vận số cốt cách con người …để làm chính. Cách coi phong
thủy nhà ở tuy có thần bí và chỉ tồn tại trong dân gian nhưng chúng ta có thể tự mình trãi
nghiệm qua một ít kiến thức coi nhà bằng phong thủy vậy.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Trong đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu chỉ nhắc đến cách coi nhà ở của
những thầy phong thủy trong dân gian việt nam chứ không mở rộng toàn nghề phong thủy.
Trải qua mấy ngàn năm, dân tộc ta đã hình thành và lưu giữ được cho mình những tinh
hoa của nghề phong thủy gắn liền với hoạt động sinh hoạt của người dân Việt Nam. Qua
trường kì lịch sử, trong sự giao lưu với Thế Giới, chúng ta không chối bỏ những tinh túy
của các nền văn hóa khác, nhưng do biết chọn lựa để tiếp nhận mà chúng ta vẫn giữ gìn và
phát huy được bản sắc của văn hóa dân tộc mình. Mặt khác do cuộc sống ngày càng văn
minh, tiến bộ, nghề phong thủy vẫn giữ được nét truyền thống của cha ông mong muốn
con cháu tránh xấu hướng thiện. Hy vọng rằng nghề phong thủy sẽ mãi mãi được gìn giữ
phát huy cho đến mai sau.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về thuật phong thủy như
công trình nghiên cứu của Ngô Nguyên Phi, Nghiên Cứu Phong Thủy & Phong Thủy Việt
Nam Dưới Góc Độ Khoa Học. Giáo sư Du Khổng Kiên (Trung Quốc) trong tác phẩm
“Phong thủy cảnh quan sống lý tưởng” đã chỉ rõ Sách địa lý bắt đầu có từ Hoàng Thạc
(cuối Tần, đầu Hán) được kế tục sang đời Tấn và thịnh hành ở đời Đường.
Trước 1950, các sách Phong thủy được thịnh hành ở đại lục Trung Quốc, sau bị cấm đoán,
nhưng lại thịnh hành ở Đài Loan, Hồng Công và một số nước Đông Nam Á.
Đến thế kỷ XX, thuyết Phong thủy đã thu hút được nhiều học giả phương Tây và địa
vị của nó ngày càng cao. Năm 1973, Michell đã tuyên bố thời kỳ thay đổi quan niệm giá
trị truyền thống của phương Tây. Bernett (1978) gọi Phong thủy là một loại sinh thái học
vũ trụ (Astro- ecology). Ông cho rằng, Phong thủy lấy quan hệ giữa người và đất, người
và vũ trụ làm nền tảng. Nhiều tác giả Skimer (1982), Su (1990), Rosspach (1903) đã tiếp
tục phát triển thuyết phong thủy. Các học giả khác của phương Tây đã coi phong thủy phát
triển ngang hàng với sinh thái và môi trường, từ đó hình thành tư tưởng thiết kế tôn trọng
tự nhiên, được các nhà quy hoạch phương Tây lấy làm tiêu chuẩn cao nhất. Đến nay,
nhiều người phương Tây đã cho rằng :“Nếu đem mô hình phong thủy kết hợp với mô hình
của phương Tây thì có thể cho chúng ta một nhận thức toàn diện hơn về thế giới, đặc biệt
hơn là thế giới cuộc sống của chúng ta”.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để tài này tôi chọn phương pháp miêu tả và phân tích về phong thủy nhà ở truyền
thống của Việt Nam. Qua đó hiểu rõ hơn về nét văn hóa tinh thần của văn hóa phong thủy
đã được cha ông ta lưu truyền từ xưa cho đến ngày nay và tạo nên một nét văn hóa đặc sắc
mang sắc thái lưu truyền trong dân gian.
A. BỐ CỤC NHÀ Ở THEO PHONG THỦY:
Nhà ở tọa bắc hướng nam là một trong những nguyên tắc trong lý luận phong thủy
truyền thống. Trong “Dịch chiêm học” nói. Phương nam thảo mộc sinh sôi nhiều, dương
khí đầy đủ. Hướng nam được xem là hướng thịnh vượng nhất. Người xưa cho rằng bắc là
âm. Nam là dương, nơi có phong thủy tốt là âm dương phải hài hòa. Tọa bắc là cửa chính
sẽ quay về phía Bắc, hướng Nam là cửa sau thông ra phía Nam.
Đối với một ngôi nhà mà nói, nếu như coi môi trường bên ngoài là "đại phong
thủy" thì bên trong nhà ở chính là "tiểu phong thủy". Nói cách khác, có thể phân ra làm
“môi trường bên ngoài” và "môi trường bên trong" của căn nhà. Nếu so sánh từ góc độ
năng lượng mạnh hay yếu, môi trường bên trong không mạnh bằng môi trường bên
ngoài, tuy nhiên trong thực tế thì môi trường bên trong lại có ảnh hưởng trực tiếp lớn
hơn môi trường bên ngoài ngôi nhà. Nhất là khi chúng ta ở trong trạng thái hoàn toàn
không có chút phòng bị nào, ví dụ như : khi ngủ thì môi trường trong nhà gần chúng ta
nhất sẽ có ảnh hưởng vô cùng tập trung. Sự ảnh hưởng của nguồn năng lượng khoảng
cách gần là rất lớn, bởi vậy cách bài trí trong phòng sao cho phù hợp với phong thủy là
vô cùng quan trọng. (hô hấp cũng được tính như một phần hấp thu năng lượng xung
quanh tạo ra những dao động năng lượng mắt thương không nhìn thấy được ).
“Dương trạch tam yếu” là tác phẩm nổi tiếng của một nhà phong thủy học người Trung
Quốc cổ, ông chủ yếu lấy 3 tổ hợp đại môn (cửa), chủ phòng (chủ), táo gian (bếp) để
nghiên cứu cát hung của một căn nhà. Ba yếu tố này ứng với nhà cửa là mối quan hệ
giữa các phương hướng của cửa chính, phương vị của phòng ngủ gia chủ và phương vị
của gian bếp. Nói cụ thể, những người khác nhau thì cũng có yêu cầu về phương vị ba
yếu tố không giống nhau .
1. Cửa nhà:
Hướng của cửa nhà: Cổ nhân dựa trên phương hướng của cửa nhà, phân căn nhà
làm 8 loại. Mỗi loại nhà đều có sự phân biệt giữa tọa và hướng. Tọa và hướng được
quyết định bởi phương hướng của cửa nhà. Nói một cách đơn giản thì phần chủ thể phía
sau ngôi nhà được gọi là tọa và phần phía trước mặt của cửa chính nhà hướng tới chính
là hướng. Ví dụ : nếu như tòa nhà có cửa hướng Nam thì lưng nằm ở phía Bắc, tục ngữ
gọi là tọa Bắc triều Nam. Tọa và hướng của căn nhà luôn luôn đối nhau. Tọa ở phương
vị nào thì nhà được gọi là nhà đó, ví dụ như : nhà tọa Bắc triều Nam thì được gọi là
Khảm trạch. Điều kỵ úy khi chọn hướng nhà: Chức năng chủ yếu của nhà ở là “nạp
khí”, bởi vậy trước mặt cửa nhà tốt nhất nên sạch sẽ, vui vẻ và ấm cúng. Nếu như có rác,
nhà vệ sinh, cống nước v.v.. thì sẽ hút những luồng khí ô nhiễm, không có lợi cho vận
may chủ nhà. Ngoài ra, nhà đối diện với những cửa chính cửa sau, cửa sổ của các công
trình khác; nhà đối diện với cột điện, góc tường cũng phạm phải đại kỵ.
2. Phòng ngủ:
Phương vị của phòng ngủ được dựa theo phương vị may mắn của bạn. Lấy phòng ngủ
làm một đơn vị (coi phòng ngủ là 1 căn nhà nhỏ), nếu như cửa và giường cùng nằm trên
phương vị may mắn thì tốt. Ngoài ra, có những vấn đề sau cũng không nên xem thường:
Cửa phòng ngủ không nên quá rộng. Cửa là nơi người nhà và bạn bè đi qua đi lại, loại
khí này không có lợi cho phong thuỷ phòng ngủ. Hơn nữa âm thanh từ bên ngoài vào
cũng ồn ào , trong khi phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần yên tĩnh riêng tư.
Cửa phòng ngủ không được đối diện với nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh luôn có khí ô nhiễm
và uế khí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài khí chủ nhà. Ngoài ra luồng khí ẩm lạnh
cũng nguy hại đến sức khoẻ con người. Nếu gặp trường hợp này thì cần tiến hành xử lí
dựa theo nguyên lý chuyển hoá năng lượng.(chuyên hóa năng lượng ở đây là làm hầm ga
hay dẩn các loại khí này đến chổ khác cách xa ngôi nhà của chủ ra).
Phòng ngủ không được liền hoặc đối diện với nhà bếp. Nhà bếp chứa nhiều khí
nóng, theo lời cổ nhân, nhà vệ sinh là thuần âm chi địa, nhà bếp là thuần dương chi địa,
đều là nơi âm dương không điều hoà. Bởi vậy cửa nhà bếp không nên đối diện với
phòng ngủ. Phòng ngủ và nhà bếp liền cạnh cũng không có lợi cho phong thuỷ phòng
ngủ, nếu đầu giường hướng về bếp thì còn nguy hơn.(quẻ hỏa khốn địa cực xấu)
Hình dạng phòng ngủ nên vuông vắn. Có một số người tìm kiếm sự mới lạ trong
thị giác,đã tạo ra những đường chéo/ dốc trong phòng ngủ, mà không biết rằng hình thái
không vuông vắn bản thân nó là một loại năng lượng chuyển động. Điều này mâu thuẫn
với yêu cầu yên tĩnh, an bình của phòng ngủ. Đơn giản, vuông vắn, bình ổn, yên tĩnh
mới là tư tưởng chủ đạo cho phòng ngủ.
Cửa phòng ngủ không được đối diện với gương. Gương trong phong thuỷ thường
được gọi là công cụ “ hoá sát giải tai”, cũng là vật có thể tham gia cùng môi trường
chuyển hoá năng lượng. Gương nằm đối diện phòng ngủ giống như một đôi mắt đang
mở to, không hợp với phòng ngủ. Kỳ thực gương cũng không được đặt đối diện với
giường. Cổ nhân gọi loại năng lượng này là “kính sát” và chỉ ra rằng: bất lợi cho phòng
ngủ.
Phòng ngủ không nên đặt quá nhiều thực vật: Cổ nhân cho rằng thực vật dễ tập trung
“âm khí” (loại năng lượng không có lợi cho con người). Khoa học hiện đại cũng đã
chứng minh thực vật vào buổi tối sẽ hút khí 02 và thải CO2 do đó chỉ nên trang trí phòng
ngủ bằng một vài chậu cây nhỏ để trang trí và làm cảnh là tốt nhất.
Không để xà ngang ép đầu giường: Phong thuỷ coi xà ngang cũng là một loại sát
khí (năng lượng ác tính) . Nó có năng lượng áp bức và chìm về dưới. Xà ngang ép đầu
giường, khiến cho chủ nhà ngủ không ngon, thường gặp ác mộng, đau đầu, chóng mặt
.v.v..
Đầu giường nên dựa tường: Đầu giường cần ổn định. Hơn nữa khi đầu giường
không tựa vào đâu cả thì sẽ có không gian cho luồng năng lượng lưu động. Khí lưu động
là điều kị uý trong phong thuỷ phòng ngủ.
Màu phòng ngủ nên nhẹ nhàng và dịu, nên tránh sử dụng các màu nóng, các gam
màu dễ gây kích thích thần kinh.
3. Phong thuỷ nhà bếp:
Nên đặt bếp ở hướng may mắn.
Cửa nhà bếp kỵ đối diện với cửa chính và cửa nhà vệ sinh. Nguồn năng lượng của cửa
chính, nhà vệ sinh, nhà bếp đều tương đối mạnh, giữa các phòng tốt nhất không nên có
liên quan gì đến nhau, không động chạm gì đến nhau mới là tốt. Hơn nữa, luồng năng
lượng của chúng đều có liên quan đến tin tức sinh mệnh của chủ nhân, nếu như năng
lượng giữa các phòng gặp mâu thuẫn thì sự bất lợi sẽ chuyển sang chính chủ, dẫn đến vận
may bay mất chính chủ nhân sẽ gặp sát tai.
Nhà bếp kỵ gió. Tin tức năng lượng trong phòng bếp thuộc Hoả, là Dương kháng chi
sở, Gió trong ngũ hành thuộc Mộc, Mộc sinh Hoả đáng ra là việc tốt, nhưng cổ nhân cho
rằng, nhà bếp là Dương kháng chi sở, hay nói cách khác, “dương chi cực hĩ”, nơi này mà
còn sinh thêm Hoả thì quá độ. Đứng trên phương diện khoa học mà nói, thì gió nhà bếp
quá lớn không an toàn.
Những kỵ uý khác: Thu gọn đơn giản trong nhà bếp là tốt nhất. Bếp lò không nên đặt
dưới xà ngang. Bếp không được hướng về cửa...
Trên đây là những trình bày về cửa, chủ, bếp 3 nguyên tố chính, hi vọng rằng nó có
thể giúp ích cho các bạn trong quá trình thiết kế bố trí nhà và phương vị các phòng sao
cho hợp lý.
4.Phong thủy phòng khách :
Bố trí phong thủy phòng khách tương đối phức tạp, đầu tiên là vì diện tích phòng
khách thường lớn, cần bài trí nhiều đồ gia dụng và những thứ khác như là bàn khách, cốc
trà, đồ trang trí, thiết bị điện .v.v.. Kì thực, nếu như nghiêm khắc dựa trên phương pháp bố
cục phong thủy phòng khách, chủ nhân khác nhau thì có yêu cầu về cách sắp đặt sẽ khác
nhau. Bởi vậy rất khó có thể nói rõ ràng từng trường hợp. Do đó, qua bài viết ngắn này chỉ
có thể tường thuật lại những kiến thức cơ bản cho người đọc vậy.
a. Phòng khách ưa vòng quanh, kỵ trực xung: Phái “lí khí” phong thủy cổ đại
nghiên cứu sâu nhất về sự quay lại, vòng quanh, bao bọc của trường khí; cho rằng trường
khí này có tác dụng tu dưỡng và bổ sung cho con người. Nếu như giữa cửa chính và phòng
khách, có một khu đệm hoặc lối đi thì có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nếu như cửa
chính nối liền phòng khách, giữa cửa và phòng khách đặt bình phong, giá thấp để chặn lại,
có thể hóa giải “xung”.
b. Phong thủy phòng khách trước tiên phải có đủ ánh sáng: Lan can không nên đặt
quá nhiều đồ vật chặn ánh sáng, màu sắc trên tường cũng không quá thẫm quá tối, khí
phải được thông suốt, tối kỵ đặt phòng khách ở nơi có không khí tù túng, chật hẹp.
c. Phòng khách không nên có xà ngang: Cổ nhân cho rằng phòng khách có xà
ngang thì không may mắn. Bởi vì người đứng dưới xà ngang luôn cảm thấy bị đè nén, tinh
thần hoảng hốt, vận may không được đánh thức. Tình hình này rất dễ giải quyết, chỉ cần
dùng trần giả hay vật trang trí che xà ngang lại là được.
d. Màu sắc phòng khách: Màu sắc trong phòng khách không nên lòe loẹt phức tạp,
nên dùng những gam màu cơ bản thống nhất. Phong thủy học dựa trên phương hướng
khác nhau mà thiết kế màu sắc khác nhau cho phù hợp:
-Cửa hướng Đông Nam: Phòng khách theo đuổi sự sáng sủa, có thể dùng gam màu
trắng sáng.
-Cửa hướng Đông: Phòng khách theo đuổi sắc quang trung hoà, không nên qúa
sáng . Gam màu trắng không chiếm hơn một phần tư tổng diện tích màu, 3 mặt đều có cửa
sổ lớn thì không may mắn.
-Cửa hướng Tây Nam: Thiết kế phòng khách không nên quá rộng, dùng màu lấy
trắng, vàng đất và màu cà phê thì lợi.
-Cửa hướng Bắc: Phòng khách không nên có quá nhiều khoảng trống, bởi vì nếu
như không gian không dùng đến nhiều thì càng dễ đem lại khả năng tai nạn về lửa.
-Cửa hướng Nam: Phòng khách có thể dùng gam màu lạnh, không cần quá bắt mắt.
-Cửa hướng Đông Bắc: Gia dụng phòng khách cần phong cách đồ sộ, ưa dùng màu
vàng, màu gỗ thuần, không gian ưa rộng rãi.
-Cửa hướng Tây Bắc: Phòng khách nên rộng rãi, dùng màu xanh nhạt, thiên thanh.
e. Phòng khách nên dùng nhiều đồ trang trí dạng tròn: Vật dạng tròn sản sinh loại
năng lượng viên hòa, dung hợp, hoạt bát, có lợi cho giao lưu giữa người với người.
f. Phòng khách nên ở phía trước nhất của căn nhà: Bởi vì phòng khách là nơi tiếp
đãi rất nhiều người, nhân tạp trường loạn, trường này không dung hợp với trường phòng
ngủ hay nhà bếp, bởi vậy cần đặt nó ở ngay trước nhất của căn nhà.
. Điểm cần chú ý trong phong thủy phòng đọc sách:
Phòng sách là nơi người lớn và trẻ em đọc sách và học tập, ngoài cần yên tĩnh và
sáng sủa thì còn cần chú ý những điểm sau:
Bàn không nên đặt giữa phòng: Nếu đặt giữa phòng, 4 bề đều trống, hữu hư vô
thật, cô lập vô viên, khiến cho tinh thần con người khó tập trung, bay bổng đẩu đâu.
Bàn nên hướng về cửa: Cửa là khí khẩu, có thể nạp linh khí, sắp bàn hướng về
cửa khiến đầu óc tỉnh táo thông minh. Nhưng có 1 điều, bàn không được trực tiếp đối diện
với cửa.
Bàn không nên quay lưng về cửa hoặc cửa sổ: Bàn tốt nhất nên dựa vào tường
làm núi tựa ( cổ gọi là Lạc san), nếu quay lưng với cửa hoặc cửa sổ, gọi là lưng không núi
tựa, không thể thăng cấp, công việc học tập chậm trễ.
Phong thủy trong nhà và cuộc sống hàng ngày của chúng ta rất gần gũi, bởi vậy ảnh
hưởng của chúng cũng mạnh mẽ và lâu dài. Có thể nói, thiết kế trong nhà đối với sự
nghiệp, học vấn, sức khỏe.v.v. mang rất nhiều ý nghĩa.
B.Vị trí phòng của các thành viên theo bát quái đồ
Phòng của mỗi thành viên phải được sắp xếp theo địa vị của họ trong gia đình. Tuy
nhiên, ngoài những nguyên tắc sắp xếp theo thứ bậc theo bát quái đồ, vai trò trong gia
đình, mỗi người lại có những hướng riêng phù hợp với mệnh cung của mình.(mệnh cung
ứng với kim, mộc, thủy, hỏa ,thổ mà mỗi một người khi sinh ra đã có)
Đó là những hướng tốt nhất giúp cho các thành viên trong gia đình tránh được các tai
nạn, hạn chế những bất hoà giữa các thành viên, và mang lại những điều tốt lành cho gia
đình.
Những điều kiêng kị với môi trường xung quanh ngôi nhà
Bố cục của một ngôi nhà được xem là thuận phong thủy là bố cục không chỉ hài hòa
về cách phân chia không gian mà còn hài hòa giữa môi trường bên ngoài đối với ngôi nhà.
Bố cục này được nghiên cứu theo địa hình, hoàn cảnh, khí hậu… và những gì tác động
đến con người sao cho những người sống trong nhà có cảm giác thoải mái nhất khi sống
trong nhà.
Để căn nhà đẹp hơn về phong thủy và tránh được những tổn thất về tài sản, sức khỏe của
con người sống trong nhà, cần tạo môi trường xung quanh hài hòa với nhà ở.
Chính vì những lý do đơn giản nhưng cũng rất quan trọng đó mà chúng ta cần tham khảo
bài viết này để tránh sai lầm trong việc chọn đất xây và thiết kế nhà.
Khi xây tường bao quanh nhà, không nên để chiều cao của tường cao hơn mái nhà. Nếu
muốn đảm bảo về mặt an ninh cho ngôi nhà. Chúng ta có thể xây tường cao bằng 2/3
chiều cao của tầng 1 ngôi nhà. Hoặc có thể thiết kế thêm hàng rào thép gai hoặc song sắt
phía trên tường để đảm bảo ánh sáng vào nhà không bị chắn bởi tường mà vẫn đảm bảo
yếu tố an toàn.
Không nên xây nhà quá gần biển hoặc dòng sông lớn, bởi trước mặt nhà là không gian
nước mênh mông với bức xạ lớn có thể tạo nhiều vận may về tiền bạc nhưng về lâu dài
cũng có thể gây hao tán, kiệt quệ về tài chính.
Không nên xây nhà sát hoặc xen giữa các tòa nhà cao tầng sử dụng nhiều chất liệu kính,
gương phản quang dễ khiến những người sống trong nhà cảm thấy khó chịu, bất an.Cửa
chính của ngôi nhà không nên đặt đối diện hành lang dài thẳng hay lan can cửa sổ, điều
này sẽ khiến luồng khí xấu chạy thẳng vào trung tâm căn nhà.
Không nên xây nhà gần đường hầm, đường sắt, bởi những ngôi nhà ở vị trí như vậy sẽ
khiến tinh thần của người sống trong nhà luôn căng thẳng, mệt mỏi.
Nên chọn hướng tốt khi xây nhà, tránh hướng chính của ngôi nhà nhìn xuống vực, nhìn
ra cảnh quan xấu, dữ tợn hay cảnh đổ nát hoang tàn… Bởi như vậy sẽ khiến người trong
nhà dễ bị đau ốm.
Khi xây nhà cũng nên tránh xây nhà hướng vào các góc đường, góc đình chùa, ngã tư
ngã ba đường chiếu thẳng vào nhà khiến gia đình làm ăn khó khăn, lụi bại…
Hãy tạo cảnh quan xanh tốt, yên bình với các loại cây ăn quả như na, vú sữa, ổi, hồng
xiêm… hay những loại hoa như mẫu đơn, hoa đào… để ngôi nhà luôn đẹp và hài hòa
phong thủy.
D.Kết Luận:
Đề tài phong thủy luôn được coi là một văn hóa thần bí của dân tộc ta .Phong thủy cần
được những người như chúng ta nghiên cứu và phát huy để nó trở thành những kỹ năng
cần thiết cho cuộc sống tốt xã hội tốt đẹp hơn .Hy vọng rằng qua bài nghiên cứu này mọi
người sẽ biết cách trang trí cho ngôi nhà của mình thành nơi hội tụ sinh và khí .Quan trọng
hơn là phong thủy lại tiếp tục phát huy tác dụng của mình trong dân gian giúp cho đời
sống con người có ý nghĩa hơn.
Tài liệu tham cứu:
Wedsite: Phong thủy phương đông, blogphongthuy.com, bep24h.com.
Thẩm Thị Huyền Không Học (tg:Thẩm Trúc Nhưng).
Trạch vận tân án (tg: Thẩm Trúc Nhưng và các tác giả).
Địa lý toàn thư (tg:Lưu Bá ôn).
Làm nhà theo thiên văn dịch lý phong thuỷ (tg:Trần Văn Tam).