Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chọn Đề tài Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.38 KB, 3 trang )

Hồi ký - Danh nhân
Sách giáo khoa trung học Sách học ngoại ngữ
Tâm lý - Nghệ thuật sống Tư duy - Hướng nghiệp Giáo dục

Đề tài Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và
trò chơi
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm bàn luận một cách
sôi nổi. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh (HS) học
tập bộ môn cũng là một vấn đề quan tâm nhiều nhất đối với tất cả các giáo viên (GV) dạy văn. Thế
nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, yêu thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong
những tiết học văn. Từ sự trăn trở “làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?”, tôi nghiệm ra rằng
tổ chức cho HS thảo luận, cho HS tham gia những trò chơi phù hợp ngay trong những giờ học hoặc giờ
ngoại khoá môn văn sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Do
đó tôi chọn Đề tài Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng cách tổ chức thảo luận nhóm và trò
chơi
2) Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập các bộ môn cho HS trong nhà
trường nói chung. Giúp HS nắm được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua
những giờ thảo luận và những trò chơi phù hợp.
Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn Ngữ văn của HS
trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho GV hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh bậc THCS-khối lớp 9 trường THCS Ngô Quyền.
Chương trình Ngữ văn lớp 9.
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của các GV bộ môn khác và GV dạy Ngữ văn trong nhà
trường.
- Nghiên cứu về tình hình học tập của HS đối với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng
về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập bộ môn.
- Nghiên cứu về tâm tư, nguyện vọng và thái độ, sự ham thích của HS trong việc học môn Ngữ văn.
- Nghiên cứu về chương trình nội dung kiến thức SGK môn Ngữ văn về các phương pháp giảng dạy


HS phù hợp với lứa tuổi.
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu tham khảo và SGK để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc viết đề tài
và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy.
- Điều tra khả năng và hứng thú học tập của HS, tìm hiểu kỹ về đối tượng HS.
- Dùng phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung; phương pháp trắc nghiệm khách
quan; phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1) Cơ sở lý luận:
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: Đổi mới phương pháp giáo dục đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng
say mê học tập và ý chí vươn lên. Do đó tạo hứng thú cho HS trong học tập là góp phần thực hiện thành
công nhiệm vụ trọng tâm này trong giáo dục.
- Sử dụng những phương pháp mới, phương pháp đặc trưng trong hoạt động tự chủ của HS, tạo cho
các em sự tự chủ, tích cực, tự giác trong học tập.
- Dựa trên cơ sở các tài liệu, SGK, các văn bản của BGD về việc truyền thụ chuẩn kiến thức kĩ năng
cho HS .
- Chúng ta đều biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS, đặc biệt đối tượng
của môn văn là những tác phẩm văn thơ,, là những kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện
một giờ học có hiệu quả, người GV cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng,
vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý,… và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc sử dụng
hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp HS trao đổi ý kiến với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu
sót, HS sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp
HS cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.
- Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn dạy văn sao cho hay,
học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều GV và HS. Muốn vậy, người GV
chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với
cách tổ chức cho HS thảo luận nhóm và tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng

thú cho HS trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
2) Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế những năm gần đây cho thấy HS nói chung và HS ở trường Ngô Quyền nói riêng rất yếu
môn Ngữ văn, ít ham thích học văn.
- Hiện nay, HS từ bậc Tiểu học lên bậc THCS còn có rất nhiều em chưa đọc thông viết thạo. Đây là
một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn
hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không
hứng thú học văn.
- Hiện nay chương trình vẫn còn những bài dạy dung lượng kiến thức lớn so với thời lượng từ 45 – 90
phút nghiên cứu trên lớp nên HS lại càng khó tiếp thu kiến thức. Chính điều này mà HS bị hạn chế rất
nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn.
- HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài
còn hời hợt, tiếp thu bài chậm.
- Theo điều tra ban đầu số lượng HS ham thích học môn Ngữ văn còn rất ít, khoảng 300/0.
- Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào để tạo sự hứng thú
cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và
sinh động nhất.
- Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những kiến thức cơ bản của
bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi
sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực
hiện tốt yêu cầu đó là tổ chức cho HS thảo luận nhóm và tham gia các trò chơi trong quá trình học văn.

×