Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận xã hội học truyền thông đại chúng nhu cầu tiếp cận thông tin về vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.64 KB, 35 trang )

BÁO CÁO CÁ NHÂN
MÔN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Đề tài nhóm: Nhu cầu tiếp cận thơng tin về vấn đề
biến đổi khí hậu trên báo điện tử của thanh niên hiện nay

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................7
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7
5. Lý thuyết áp dụng............................................................................................9
B. NỘI DUNG BÁO CÁO CÁ NHÂN...............................................................................17

PHẦN I. BÁO CÁO CÁ NHÂN..........................................................................................17

1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................17
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................18
1.3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................22
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu............................................22
1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................22
1.6. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................24
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................24

2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................24
Bảng 2.1 Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát (N=128).............................24

2.2 Thực trạng nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo điện tử của
thanh niên hiện nay............................................................................................26


PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................................28

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................30

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát (N=128).............................24
Bảng 2.2 Nhận thức của thanh niên hiện nay về thực trạng, nguyên nhân và biểu
hiện BĐKH..............................................................................................................27
Bảng 2.2/1 Nhận thức của thanh niên hiện nay về hậu quả và các giải pháp ứng
phó với BĐKH........................................................................................................28
Bảng 2.2/2 Nh1ận thức của thanh niên hiện nay về chính sác, chủ trương BĐKH 28

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng thanh niên tiếp cận với những thông tin BĐKH trên báo điện
tử..............................................................................................................................26

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TTĐC: Truyền thông đại chúng

A. ĐỀ CƯƠNG CHUNG CỦA NHÓM

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành
phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng
nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng. Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng
thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây,
BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng
nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra mơi
trường khí nhà kính.

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh
giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết
cực đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu tồn
cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn. Ảnh hưởng của BĐKH
đến hoạt động sản xuất thấy rõ nhất là đối với ngành nông nghiệp. Biến đổi khí hậu
ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác
trực tiếp hay gián tiếp. Những ảnh hưởng này trong những năm vừa qua đã biểu
hiện khá rõ nét, mỗi ngành, lĩnh vực đều có thể cảm nhận và đánh giá được ảnh
hưởng của BĐKH. Đối với công nghiệp, ảnh hưởng của BĐKH khí hậu sẽ tác
động đến ngành cơng nghiệp chế biến, nhất là chế biến những sản phẩm nông
nghiệp. Đối với bình đẳng giới, những nghiên cứu gần đây cho thấy BĐKH ảnh
hưởng tới công việc của phụ nữ, nữ giới là nhóm dễ bị tổn thương do BĐKH, ảnh
hưởng tới sức khỏe, kinh tế hộ gia đình và vấn đề di cư.

Thanh niên phải đối mặt với một tương lai bị giảm sút chất lượng sống đáng
kể do hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng khí hậu. Tính mạng của họ sẽ bị đe
dọa và phải đối mặt với tình trạng sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Khủng

1

hoảng khí hậu sẽ dẫn đến tử vong nhiều hơn và thương tật nghiêm trọng do thời

tiết khắc nghiệt.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ gia tăng và nguồn cung cấp thực phẩm bị ảnh hưởng
đáng kể, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và dinh dưỡng kém hơn. Ô nhiễm dẫn
đến giảm chất lượng khơng khí, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tim mạch và hô hấp.
Những người trẻ sẽ mất nhiều thứ nhất nếu khơng có hành động thực sự để ngăn
chặn những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Trong thời đại Internet và các loại hình báo điện tử đang phát triển và trở
thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Nó cung cấp lượng thơng
tin khổng lồ và nhanh chóng, hiệu quả và có tác động lớn đến đời sống xã hội. Một
số nghiên cứu cũng đã xem xét vai trị của phương tiện truyền thơng trực tuyến,
chẳng hạn như YouTube (Uldam & Askanius, 2013), Twitter (Jang & Hart, 2015;
Kirilenko & Slepchenkova, 2014) và viết blog (Thorsen, 2013) trong việc tạo ra
các diễn đàn cho công chúng cân nhắc, phản ánh các quan điểm phổ biến và ủng
hộ hành động. Với tầm quan trọng của phương tiện truyền thông trực tuyến như là
nguồn thông tin cung cấp cơ hội tương tác, cần phải điều tra thêm về các kênh
truyền thông đại chúng phi truyền thống như là nhận thức của công chúng, thuyết
phục và là nơi tiếp nhận ý kiến của mọi người trao đổi và bàn luận về biến đổi khí
hậu.

Các nghiên cứu xã hội học và truyền thơng ở Việt Nam chia sẻ rằng truyền
thơng có vai trị rất lớn tới cơng chúng. Bởi truyền thơng có vai trị là phương tiện
giáo dục nhận thức thơng qua việc truyền tải, giải thích, tun truyền, vận động…
góp phần tạo nên môi trường và xã hội thuận lợi cho việc thay đổi thái độ, hành vi
của các nhóm xã hội.

Truyền thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ
đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH.


2

Nghị quyết TW số 24 về chủ động ứng phó với BĐKH chỉ rõ “ Đến năm 2020 hình
thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phịng tránh thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu….” Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ
8 đến 10% so với năm 2010 Bám sát vào những mục tiêu cụ thể của chiến lược
Quốc gia trong ứng phó với BĐKH, đến nay hầu hết các loại hình truyền thơng
như báo hình, báo in, báo điện tử, phát thanh … đều có các chuyên trang, chuyên
mục về môi trường và BĐKH.

Báo chí vẫn giữ vai trị tiên phong trong việc phát hiện ra các vấn đề vi
phạm trong việc bảo vệ mơi trường và ứng phó với BĐKH. Cả bốn loại hình: báo
in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử cần phát huy thế mạnh riêng nhưng
vẫn có sự nhất quán, liên tục trong nội dung truyền thông, tác động nhằm thay đổi
nhận thức và hành động của cộng đồng.

Báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên
truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân
nói chung và thế hệ thanh niên nói riêng.

Vì những lý do trên nhóm sinh viên khoa Xã hội học, thuộc Học viện Báo
chí và Tuyên truyền thực hiện đề tài nghiên cứu về “Nhu cầu tiếp cận thông tin về
vấn đề biến đổi khí hậu trên báo điện tử của thanh niên hiện nay”.
2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Ý thức và thái độ về biến đổi khí hậu của học sinh trung học phổ thông ở
Cavite, Philippines (2019) – Trung tâm nghiên cứu và Thống kê – Trích từ Tạp chí
Nghiên cứu Đa ngành Châu Á Thái Bình Dương


Nghiên cứu cho thấy phương tiện truyền thơng xã hội chính là nguồn thông tin đầu
tiên được học sinh sử dụng, tiếp cận khi nói đến biến đổi khí hậu. Đặc biệt, thông
qua báo mạng điện tử, đã cung cấp những phương pháp mới nhằm cải thiện vấn đề

3

này và cho phép công chúng diễn ngôn biến đổi khí hậu. Tuy cịn là phương thức
cịn ít sử dụng đối với thanh niên, nhưng cũng góp phần tạo nên thái độ tích cực về
BĐKH.

2.2. Chiến dịch truyền thơng “Nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi
khí hậu” tại Việt Nam (08/02/2020)

Tác giả đã chứng minh rằng quá trình hình thành nhận thức và hành động khi nó
cần dựa trên các nguồn thông tin rõ ràng và đáng tin cậy. Vì vậy, nghiên cứu này
đã sử dụng các chiến dịch truyền thông, gồm một loạt các thông điệp được thiết kế,
sẽ là cách tốt nhất để thông báo và giáo dục công chúng về các vấn đề phức tạp
như biến đổi khí hậu.

Với mục tiêu phải xây dựng niềm tin thực sự và tạo ra sự thay đổi nhận thức và
hành vi của mỗi cá nhân, sau đó đề xuất những biện pháp đối phó với biến đổi khí
hậu thơng qua các phương tiện truyền thơng đại chúng: TV, đài phát thanh… Đặc
biệt, báo mạng điện tử, blog được giới trẻ sử dụng rộng rãi hơn để phục vụ nhu cầu
tiếp cận thông tin, và chia sẻ thông điệp về biến đổi khí hậu. Các kênh này hồn
tồn miễn phí để sử dụng và dễ dàng truy cập.

2. 3. Thực trạng nhận thức của cư dân huyện Cần Giờ về biến đổi khí hậu hiện
nay (số 62 – 02/2019) – ThS. Nguyễn Minh Nhựt - Đại học Sài Gòn


Bài viết này đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) của cư dân
tại huyện Cần Giờ trong khoảng từ 20 – 30 tuổi, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá:
nhận thức về mức độ nghiêm trọng và những biểu hiện của BĐKH; các nguồn tiếp
nhận thông tin về BĐKH của cư dân và nhận thức về tác hại của BĐKH tới các hộ
gia đình. Đặc biệt, sự trao đổi, chia sẻ thông tin về BĐKH tại cộng đồng đã được
đẩy mạnh hơn thông qua phương tiện báo điện tử. Bằng cách tiếp cận đó, giới trẻ
cũng đã nhận thức được các tác hại của BĐKH gây ảnh hưởng nặng nề đến việc
làm/sinh kế, làm mất/hư hỏng nhà cửa, tài sản và ảnh hưởng đến sức khỏe của các

4

HGĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh niên đã có những thay đổi tích cực, rõ rệt
về cả hành vi, lối sống tiết kiệm năng lượng, tổ chức đa dạng các hoạt động bảo vệ
mơi trường...

2.4. Vai trị truyền thơng với mơi trường và biến đổi khí hậu

( Tác giả Nguyễn Hồng Nga – Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà
Nội)

Tác giả đã nhận xét về hoạt động đưa tin về mơi trường và biến đổi khí hậu
trên các phương tiện truyền thơng tại Việt Nam (báo in, truyền hình, phát thanh,
báo điện tử) và đánh giả hiệu quả truyền thơng của các hoạt động đó đối với cơng
chúng. Đánh giá những khía cạnh, thơng tin truyền thơng nào là phù hợp với độc
giả, công chúng. Tác giả cũng đưa ra những cách tiếp cận chính xác nguồn thơng
tin về biến đổi khí hậu trong bối cảnh Việt Nam; đánh giá năng lực của nhà báo
trong việc đưa tin về những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, chỉ ra những
khía cạnh nào cần nâng cao năng lực hơn nữa.

2.5. Báo cáo đánh giá hiện trạng phản ánh thông tin môi trường trên Báo Đầu

Tư, Báo Thanh niên và Báo Lao động năm 2010

Báo cáo đã tổng quan chung về cơ chế hoạt động và hoạt động phản ánh
thông tin môi trường của ba tờ báo. Hiện trạng và mức độ phản ánh thông tin. Chỉ
ra thế mạnh và hạn chế trong phản ánh thông tin chung của ba tờ báo. Cả ba tòa
soạn báo đều quan tâm đến việc phản ánh các vấn đề mơi trường và đều có những
chính sách nhằm khuyến khích phóng viên viết bài về mơi trường nhưng cả ba tờ
báo này đều khơng có chun trang, chun mục về mơi trường. Chỉ có Báo Đầu
Tư có xuất bản tập san về mơi trường mỗi năm một lần với sự tài trợ kinh phí từ
bên ngồi. Báo Thanh Niên và Báo Đầu Tư đã nhìn thấy lợi ích và cơ hội kinh tế
tiềm năng từ việc phản ánh các vấn đề môi trường nhằm thu hút độc giả, ổn định,
tăng số lượng phát hành, tăng thêm quảng cáo về các sản phẩm và công nghệ môi

5

trường, liên kết với doanh nghiệp,… . Việc tiếp cận thông tin và các nguồn tin
phục vụ cho phản ánh vấn đề mơi trường cịn hạn chế, đặc biệt là việc phỏng vấn
và lấy ý kiến của cơ quan chức năng quản lý về mơi trường cịn chưa đáp ứng nhu
cầu của phóng viên. Các cơ quan chức năng quản lý mơi trường khơng có người
phát ngơn chun trách và thơng tin thiếu tính phối hợp, gây ảnh hưởng đến việc
định hướng và tính kịp thời của tin bài trên các phương tiện truyền thông. Hiệu quả
truyền thông của ba tờ báo thể hiện thơng qua mức độ hài lịng của công chúng
(những người tham gia điền phiếu khảo sát) với chất lượng thông tin môi trường
năm 2010 theo tỷ lệ Tờ Đầu Tư 70%, Tờ Thanh Niên 71% và Tờ Lao Động 84%.

2.6. Giáo dục phổ thơng góp phần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu - Nguyễn Thị Minh Phương – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Bài viết này đề cập một số vấn đề liên quan và kiến nghị tăng cường công
tác giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thơng nhằm góp thêm tiếng nói

vào việc nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với những hiện tượng biến đổi
khí hậu ở Việt Nam. Theo tác giả, hiện nay, chưa có một u cầu riêng, chính thức
đối với việc đưa giáo dục về biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thơng Việt
Nam. Vì vậy những vấn đề cấp bách như hậu quả của tác động biến đổi khí hậu tới
cuộc sống, tới sự sinh tồn của người dân Việt Nam, tới sự phát triển nền kinh tế đất
nước; những kịch bản dự kiến khi nhiệt độ tăng 1°C, 2°C,... nước biển sẽ dâng cao
làm ngập chìm bao nhiêu diện tích đất trồng, bao nhiêu dân cư sẽ mất nơi cư trú,...
chưa được phân tích kỹ và lựa chọn cẩn thận như những nội dung cấp thiết nhất để
đưa vào trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thơng. Mặt khác do cách
thức tổ chức chương trình giáo dục của Việt Nam với những quy định chặt chẽ về
chuẩn kiến thức và kỹ năng nên khó có thể đan xen thêm những kiến thức, kỹ năng
gắn với cuộc sống thường nhật. Đó là vấn đề cần quan tâm khi quyết định giao
nhiệm vụ giáo dục về biến đổi khí hậu cho ngành giáo dục. Các hoạt động yêu cầu
tích hợp các nội dung giáo dục gắn bó mật thiết với nhu cầu thường nhật của cuộc
sống, hình thành nên kỹ năng, thói quen ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên

6

và xã hội, với chính bản thân học sinh liên tục được đặt ra. Tuy nhiên cách thức
tiến hành trong nhà trường vẫn thiên về giáo dục nhận thức. Việc tác động tới hành
vi, thói quen của người học chưa nhiều nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Thay đổi
cách thức tập huấn bồi dưỡng giáo viên, thay đổi cách thức tổ chức dạy học để học
sinh có được hành vi thói quen phù hợp cũng là một thách thức lớn đối với giáo
dục phổ thơng Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá nhu cầu tiếp cận thông tin trên về
biến đổi khí hậu của thanh niên trên báo điện tử hiện nay.
- Đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo mạng
điện tử đối với nhu cầu tiếp cận thông tin của thanh niên.


3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tiếp cận thơng tin về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo điện tử ở thanh niên
hiện nay
3.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thanh niên có độ tuổi từ 16- 30 tuổi.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 10/2021

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

7

- Đề tài sử dụng phương pháp luận tiếp cận đối tượng theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về báo chí

- Vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về BĐKH làm nền
tảng cho quá trình phân tích nhu cầu tiếp cận thơng tin

- Vận dụng lý thuyết xã hội học

4.2. Phương pháp phân tích tài liệu

- Tìm hiểu rõ về vấn đề BĐKH: đọc, tìm kiếm thêm nhiều thông tin, kiến
thức, nghiên cứu phân tích, tìm hiểu nội dung các tài liệu có liên quan đến
thực trạng, tác động, hoạt động ứng phó với BĐKH.


- Phân tích nội dung tin, bài trên báo điện tử
- Nội dung tin chọn lọc theo tiêu chí ngẫu nhiên nhưng theo tỷ lệ :

 Nội dung phong phú gồm các bài viết về nhiều khía cạnh liên quan
đến BĐKH khác nhau.

 Các bài viết trên trang các báo điện tử được tập hợp, phân tích.

4.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket

Xây dựng bộ công cụ điều tra : bảng hỏi Anket với mục đích:

- Thu thập thơng tin các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp
cận thông tin về BĐKH của thanh niên trên báo mạng điện tử.

- Thu thập cách tiếp cận báo mạng điện tử của thanh niên ( thông qua phương
tiện TTĐC nào).

- Nhu cầu tiếp cận thông tin của thanh niên về BĐKH trên báo mạng điện tử
theo các mức độ.

- Đánh giá sự hài lịng về nội dung, thơng tin các bài viết trên các trang báo
mạng điện tử trên báo mạng điện tử

4.4 Phương pháp chọn mẫu

8

- Lựa chọn thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 30 để tiến hành khảo sát nghiên

cứu “Nhu cầu tiếp cận thông tin của thanh niên về BĐKH trên báo mạng
điện tử ( báo Dân trí )”.

- Cách thức chọn mẫu:

 Chọn mẫu thuận tiện: 180 thanh niên độ tuổi từ 16-30 tuổi bao gồm
sống tại thành thị và nông thôn

 Khảo sát trên Google Form

4.5. Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20 để phân tích dữ liệu định lượng
khảo sát

5. Lý thuyết áp dụng

5.1. Thuyết nhu cầu

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của
con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các
loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính địi hỏi của nó và thứ tự
phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu
của con người từ thấp đến cao.

Nhu cầu thể chất sinh lý, nhu cầu an tồn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tơn
trọng và nhu cầu hồn thiện phát triển. Trong đó nhu cầu hồn thiện và phát triển
đóng góp một phần rất quan trọng đối với mỗi người. đó là những nhu cầu như đến
trường, học tập, sáng tạo, nghiên cứu.. và tìm hiểu khai thác thông tin về những
vấn đề xung quanh.


5.2. Thuyết lựa chọn hợp lý

9

Friedman và Hechter cho rằng đối với chủ thể thì khơng có nhiều sự lựa
chọn hay cơ may có sẵn bởi trên thực tế khơng có nhiều cơ may cho các trường
hợp. Như vậy, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu hay
những sở thích cơ bản, cần thiết nhất và đạt đến mục đích cuối cùng. Nhưng trong
khi đó chủ thể cũng ln có xu hướng tính đến lợi ích kế tiếp của họ nên hai ông
đã đặt vấn đề trong sự lựa chọn của chủ thể có xét đến chi phí (cost) với cái mà anh
ta đạt được, có tính đến khả năng thực hiện của bản thân.

Áp dụng lý thuyết vào đề tài có thể thấy, hiện nay có rất nhiều phương tiện
truyền thơng khác nhau mà thanh niên dễ dàng có thể tiếp cận được. trên cơ sở đó
họ sẽ cân nhắc trên nhiều yếu tố như sở thích, hồn cảnh, mối quan tâm, tiện ích
và chi phí để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất với bản thân mình về vấn đề cần thông
tin cũng như phương tiện để tiếp nhận thông tin đó.

6. Phiếu điều tra khảo sát

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN Mã số phiếu:
…………………

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY

Chúng tôi là sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát

triển. Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về: “Nhu cầu tiếp
cận thơng tin về vấn đề biến đổi khí hậu trên báo điện tử của thanh niên hiện
nay”. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu chúng tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ
của các bạn.

10

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin do anh/ chị cung cấp chỉ sử dụng vào
mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.

Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ các anh/chị !

A. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

A1. Năm sinh của anh/chị?

A2. Giới tính
1. Nam
2. Nữ

A3. Nghề nghiệp 2. Công nhân
1. Học sinh, sinh viên 4. Kinh doanh
3. Cán bộ, công chức 6. Khác
5. Nhân viên văn phịng

A4. Trình độ học vấn 2. Trung học cơ sở
1. Tiểu học/ Mù chữ 4. Đại học
3. Trung học phổ thông
5. Sau Đại học 2. Khác

A5. Dân tộc
1. Kinh

A6. Anh/ chị đến từ đâu?

11

1. Thành thị 2. Nông thôn

B. NHU CẦU TIẾP CẬN THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CỦA THANH
NIÊN VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

B1. A/C ĐÃ TỪNG TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CHƯA? ( NẾU ĐÃ TỪNG BỎ QUA B2)

1. Đã từng tiếp cận 2. Chưa từng tiếp cận

B2. CHO BIẾT RÕ LÝ DO A/C CHƯA TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ “BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU” TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ?
1. Không biết đến báo điện tử
2. Không quan tâm đến báo điện tử
3. Không quan tâm đến BĐKH
4. Khơng đọc báo điện tử

B3. MỤC ĐÍCH A/C TIẾP CẬN THƠNG TIN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
1. Phục vụ cơng việc và học tập
2. Cập nhật những thông tin mới về BĐKH
3. Mở rộng vốn hiểu biết


B4. A/C THƯỜNG TIẾP CẬN NHƯ THẾ NÀO VỀ NHỮNG THÔNG TIN
CỦA BĐKH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ?
1.Đọc hết bài báo từ đầu đến cuối
2.Xem lướt qua và chỉ dừng lại ở những thông tin hấp dẫn

12

3.Chỉ tìm đọc những thơng tin mà mình quan tâm
4.Đọc lướt các tựa đề, khi cần thiết mới đọc lại

B5. MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA A/C ĐẾN NHỮNG THÔNG TIN NÀO VỀ
BĐKH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO ?

Nội dung Mức độ quan tâm

Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan
tâm

1. Thực trạng 1 2 3 4

và nguyên

nhân về BĐKH

2. Biểu hiện 1 2 3 4

của BĐKH

3. Hậu quả của 1 2 3 4


BĐKH

4. Các giải 1 2 3 4

pháp ứng phó

với BĐKH

5. Các chính 1 2 3 4

sách, chủ

trương về

BĐKH

6. Khác 1 2 3 4

13

B6. A/C MUỐN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BĐKH DƯỚI HÌNH THỨC
NÀO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ?
1. Văn bản (text)
2. Hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic)
3. Âm thanh (audio)
4. Hình ảnh động (video & animation)
5. Các chương trình tương tác (interactive program)

B7. MỨC ĐỘ MONG MUỐN TIẾP CẬN CỦA A/C ĐẾN THỰC TRẠNG VÀ
HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHƯ THẾ NÀO? ( Từ 0-5 theo hướng

không muốn tiếp cận(0) đến rất muốn tiếp cận (5))

Nội dung Mức độ đánh giá

1. Các hệ sinh thái bị phá hủy 0 1 23 4 5

2. Mất đa dạng sinh học

3. Chiến tranh và xung đột

4. Các tác hại đến kinh tế

5. Dịch bệnh

6. Hạn hán

14

7. Bão lụt

8.Những đợt nắng nóng gay gắt

9. Các núi băng và sông băng đang
teo nhỏ

10.Mực nước biển đang dâng lên

11. Khác

B8. A/C MONG MUỐN BÁO ĐIỆN TỬ KHAI THÁC THÊM NHỮNG

THƠNG TIN NÀO VỀ GIẢI PHÁP ỨNG PHĨ VỚI BĐKH?
1. Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phịng tránh và giảm nhẹ thiên
tai, thích ứng với BĐKH
2. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập
lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng
3. Giảm nhẹ phát thải nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, tăng
cường khả năng hấp thụ khí nhà kính
B9. ĐÂU LÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH, CHIẾN LƯỢC VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU MÀ A/C MUỐN TIẾP CẬN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ?
1. Chương trình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH
2. Chương trình SP RCC (Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH)
3. Thỏa thuận đối tác chiến lược Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với BĐKH và
quản lý nước

15

4. Chương trình “Giảm phát thải KNK thơng qua cac nỗ lực giảm mất rừng và suy
thoái rừng tại VN

5. Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh

6. Khác……………

B10. A/C CÓ MONG MUỐN TIẾP CẬN TIN VỀ BĐKH Ở PHẠM VI NÀO
HƠN?

1. Trong nước 2. Trên thế giới

B11. THEO A/C ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG BÀI ĐĂNG VỀ BĐKH
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ CẦN THAY ĐỔI NHỮNG GÌ?

1.Nội dung cần phong phú, hấp dẫn
2.Nâng cao chất lượng về hình ảnh và âm thanh
3.Hình thức mới mẻ, sáng tạo
4.Thơng tin cập nhật nhanh chóng, chính xác
5. Khác………….

B12.TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI, AC CĨ TIẾP TỤC TIẾP CẬN THƠNG
TIN VỀ BĐKH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HAY KHƠNG?

1. Có, sẵn sàng 2. Cân nhắc 3. Khơng

B13. ANH/CHỊ CĨ Ý KIẾN GÌ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN,
TUYÊN TRUYỀN VỀ BĐKH TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ KHÔNG?

………………………………………………………………………………………

16


×