Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DẠY HỌC PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THEO HÌNH THỨC DẠY HỌC KẾT HỢP - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.22 KB, 11 trang )

DẠY HỌC PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

THEO HÌNH THỨC DẠY HỌC KẾT HỢP

Tóm tắt: Trong bài báo này, q trình xây dựng khố học trực tuyến và tổ chức dạy học mơn
học Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, dành cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 của khoa
Tin học trường Đại học Sư phạm Huế với hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học giáp mặt
trên lớp (face – to – face) và dạy học với sự hỗ trợ của E-learning trên khóa học trực tuyến và
các cơng cụ của cơng nghệ thơng tin truyền thơng (ICT) sẽ được trình bày. Các kết quả đánh
giá qua khảo sát ý kiến phản hồi của người học qua hai khía cạnh: (1) Đánh giá về khóa học
trực tuyến; (2) Hiệu quả của việc học tập, cũng như qua kết quả đánh giá định tính của người
dạy đối với kết quả học tập của người học thể hiện qua các sản phẩm dự án học tập trong môn
học, cho thấy nhiều phản hồi cũng như kết quả học tập là khá tích cực.

Từ khóa: B-learning; Khố học trực tuyến; Dự án học tập; Phân tích thiết kế hệ thống thơng
tin

1. Mở đầu

E-learning đã và đang mang lại nhiều hữu ích trong dạy và học. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia
giáo dục khẳng định, dù có những ưu điểm và là một loại hình đào tạo của thời đại mới,
nhưng E- learning vẫn chưa thể thay thế được phương pháp dạy-học truyền thống [5], [6], [7].
E- learning có tính tương tác cao dựa trên cơng nghệ đa phương tiện, tạo điều kiện cho người
học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng
và sở thích của từng người. Nhưng nhiều người trẻ thường chưa có ý thức tự giác học tập cao;
trong khi nhược điểm của đào tạo trực tuyến là sự tương tác với giảng viên để hỏi đáp những
vấn đề một cách trực tiếp.

Bên cạnh đó, giáo dục, đào tạo khơng chỉ là trang bị cho người học kiến thức mà còn bao gồm
cả giáo dục nhân cách con người. “Trong giờ học, người học không chỉ theo dõi kiến thức bài
giảng của người thầy mà còn phải là người khơi dậy những ước mơ, lý tưởng, niềm đam mê


cho người học, mà điều này thì học trực tuyến ảo trên mạng Internet là khơng thể thực hiện
được” [1], [3].

Vì vậy, “mơ hình hỗn hợp (nửa trong lớp- nửa trực tuyến) sẽ là chìa khóa giúp đào tạo trực
tuyến đóng vai trị mạnh mẽ hơn trong giáo dục đại học”, Rachel Merola, nghiên cứu viên cao
cấp, tổ chức Quan sát Giáo dục đại học không biên giới (OBHE) nhận định. Học kết hợp
(Blended Learning) cịn tương đối mới ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng với
nhiều ưu điểm của nó, phương thức này đang dần chiếm xu thế mạnh mẽ trong giáo dục.

Trong số các học phần chuyên ngành của sinh viên ngành Sư phạm Tin học, học phần Phân
tích thiết kế hệ thống thơng tin là một trong những học phần bắt buộc và khá quan trọng đối
với sinh viên khối năm 3 và năm 4. Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến
thức tổng quan về các vấn đề cơ bản của quy trình phân tích thiết kế hệ thống thơng tin trong
q trình phát triển phần mềm và một cơng cụ cụ thể để tiến hành thực hiện q trình đó.
Đồng thời, qua phần thực hành, nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng ứng dụng những kiến
thức lý thuyết đã học vào các bài toán cụ thể.

Với quan điểm dạy học qua hoạt động và tích cực hóa người học, phát huy tính tự học, đồng
thời giúp người học có cái nhìn tồn diện và nắm bắt được hệ thống cũng như thuận lợi trong
phân tích và thiết kế một hệ thống hoàn chỉnh. Nhằm phát huy được sức mạnh của ICT và
phương pháp sư phạm của người thầy. Chúng tôi nghiên cứu việc xây dựng khoá học trực

1

tuyến và tổ chức dạy học mơn Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin với hình thức dạy học B-
learning.

Các khái niệm cơ bản và một số mơ hình dạy học kết hợp được trình bày trong phần 2. Q
trình xây dựng khố học trực tuyến và tổ chức dạy học được trình bày trong phần 3. Phần 4 là
các kết quả khảo sát minh chứng và các kết luận đánh giá q trình thực nghiệm của chúng

tơi.

2. Khái niệm và một số mơ hình dạy học kết hợp

2.1. Một số khái niệm về dạy học kết hợp

Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy nhiên có một số định nghĩa sau được sử
dụng rộng rãi [6],[7],[8],[9]:

- Blended Learning = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002;
Rossett, 2002)

- Blended Learning = Kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001;
Rooney, 2003; Sands, 2002; Wards & LaBranches, 2003; Young, 2002).

- Theo Alvarez (2005), học kết hợp là “sự kết
hợp của các phương tiện truyền thông trong
đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các
loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình
đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể”.
Tác giả Victoria L.Tinio cho rằng “học kết
hợp (Blended Learning) để chỉ các mơ hình
học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền
thống và các giải pháp E-learning [9]. Mơ
hình kết hợp có thể được mơ tả như hình bên.

2.2. Một số mơ hình học tập kết hợp Mơ hình học kết hợp

- Các mức độ của mơ hình học tập kết hợp
Blended Learning:


Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

- Học truyền thống đóng - Học trực tuyến và học - Học tập trực tuyến đóng
vai trị chủ đạo và học trực truyền thống giữ vai trò vai trị chủ đạo (70%-
tuyến chỉ đóng vai trò hỗ ngang bằng (50%-50%). 30%): GV cung cấp tài
trợ (không bắt buộc) liệu, bài giảng trực tuyến
(80%-20%). - GV tạo bài giảng trực cho người học, định hướng
tuyến, tạo ra các hoạt động việc tự học cho người học.
- GV dạy trên lớp và cung trên hệ thống trực tuyến như người học phải tăng cường
cấp cho người học bài làm bài kiểm tra, trắc tính tự học, tra cứu các
giảng, bài tập và một phần nghiệm… người học phải kiến thức mở rộng, thực
tự nghiên cứu; nên áp dụng tham gia nhiều hơn các hoạt hiện tích cực các hoạt động
với những người học mới động online, làm các hoạt học tập trực tuyến: trao
đầu làm quen với học tập động theo sự hướng dẫn đổi, thảo luận, làm bài
trực tuyến. GV, tính tự học được phát kiểm tra…, kết hợp các
huy và cần thiết. hình thức học nhóm, tự
học. Mức độ này phù hợp

2

cho người học có tinh thần
nghiên cứu và tự giác cao,
và hạ tầng cơ sở vật chất
tốt, đảm bảo.

- Các mơ hình học tập kết hợp [6]:

+ Mơ hình Face-To-Face Driver (hướng dẫn trực diện trên lớp và kết hợp các phương tiện
kết nối internet): Mơ hình này hiệu quả nhất đối với những lớp học đa dạng với các học sinh

có sự phân khúc khác nhau về khả năng cũng như trình độ hiểu biết. Học tập và kiểm tra trên
lớp học.

+ Mô hình ln phiên/quay vịng (Rotation): Thời gian biểu được thiết lập để các học sinh
vừa có thời gian học tập trực tiếp với giáo viên và học trực tuyến.

+ Mô hình Lap School trực tuyến: Mơ hình này cho phép các học sinh tham gia trường học
trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học, trong phịng lab của trường. Sẽ khơng có các
giáo viên trình độ cao giảng dạy trực tiếp, tuy nhiên, thay vào đó là các phụ tá, trợ giảng đã
được đào tạo đóng vai trị giám sát (trực tiếp trên lớp). Đây là một lựa chọn tốt cho các trường
hợp: người học cần lịch học linh hoạt để thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc, người học
có thể đẩy nhanh hoặc giảm tốc độ quá trình học so với học truyền thống.

+ Mơ hình Self-blend (tự kết hợp các chương trình học): Mơ hình này cho phép các mơn
học nằm ngồi chương trình học truyền thống ở các trường hoặc khu vực nhất định. Học sinh
tham gia các lớp học truyền thống nhưng sau đó sẽ ghi danh vào các khóa học để bổ sung cho
các chương trình nghiên cứu thường xun của họ.

+ Mơ hình Online Driver (hướng dẫn từ xa): Mơ hình này hồn tồn ngược lại với mơ hình
học tập truyền thống. Học sinh học tập từ xa (chẳng hạn như tại nhà) và nhận tất cả hướng dẫn
qua nền tảng trực tuyến. Thơng thường, học sinh có cơ hội “check-in” với một giáo viên của
khóa học và nhắn tin hỏi trực tuyến nếu họ có thắc mắc. Tồn bộ chương trình học tập, kiểm
tra đánh giá được giáo viên xây dựng để người học truy cập và học tập trực tuyến bên cạnh
việc giảng dạy của giáo viên.

3. Xây dựng khoá học Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin theo phương thức học kết
hợp

3.1. Học phần Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin


Học phần Phân tích thiết kế hệ thống thông tin là một trong những học phần bắt buộc quan
trọng của sinh viên khối năm 3 và năm 4. Học phần cơ bản này nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức tổng quan về các vấn đề cơ bản của quy trình phân tích thiết kế hệ thống
thơng tin trong q trình phát triển phần mềm và một công cụ cụ thể để tiến hành thực hiện
quá trình đó. Mơn học địi hỏi SV sau khi nắm được những kiến thức cơ bản về qui trình phân
tích thiết kế hệ thống phải biết áp dụng lên một dự án cụ thể. SV phải khảo sát thực tế để xây
dựng mơ phỏng một hệ thống. Vì thế, SV phải tìm kiếm, tiếp cận và làm việc với nhiều tài
nguyên kiến thức trên mạng internet, làm việc nhóm với nhau, chia sẻ và thảo luận rất nhiều.
Mặt khác, SV được học theo case study, sau mỗi case study đều có bài tập và thảo luận kèm
theo kiểm tra đánh giá.

Để thực hiện tốt những điều trên, cùng với những lợi ích của mơ hình B-learning đem lại: lấy
người học làm trung tâm, người học sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn; tăng sự
tương tác giữa người học với GV, giữa người học với người học, giữa người học với nội dung

3

kiến thức và giữa người học với các nguồn bên ngồi, chúng tơi sử dụng mơ hình này để triển
khai khố học trực tuyến mơn Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin.

3.2. Thiết kế và xây dựng khóa học trực tuyến cho dạy học Phân tích thiết kế hệ thống
thơng tin

3.2.1. Thiết kế và xây dựng khóa học trực tuyến

Khoá học trực tuyến được xây dựng dựa trên 5 thành tố quan trọng: người học, cấu trúc khoá
học, thiết kế trang học trực tuyến, sự tương tác nội dung khoá học trực tuyến và khả năng sử
dụng.

- Người học: khoá học này được xây dựng cho sinh viên ngành Tin học, sau khi

tham gia khoá học sẽ được trang bị những kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống
thông tin và áp dụng vào một dự án cụ thể.
- Cấu trúc khoá học: khoá học gồm 6 chương, mỗi chương là một module gồm
mục tiêu của chương, nội dung kiến thức, tài liệu tham khảo, hoạt động và nhiệm vụ
học tập của chương, bài tập và đánh giá chương. Sau mỗi chương là bài thực hành
trên các case study kết hợp với dự án nhóm của người học. Các mục được thiết kế
kết hợp các khái niệm tương tác, sử dụng đồ hoạ và hình ảnh để minh hoạ để thu hút
người học vào các chủ đề.
- Thiết kế trang học trực tuyến: website được thiết kế trên hệ thống E-learning của
trường Đại học Sư phạm Huế (khoá năm 2013-2017) và hệ thống E-learning của
Trung tâm Học liệu Đại học Huế (khoá năm 2014-2018) rõ ràng và logic, với các
điều hướng đơn giản và dễ thao tác, làm cho người học dễ dàng tương tác với khoá
học. Giao diện dễ hiểu, cân bằng giữa văn bản và đồ hoạ.
- Sự tương tác với nội dung: khoá học sử dụng các liên kết tài nguyên, định nghĩa,
các video và slide bài học; các bài kiểm tra đánh giá kết hợp tự luận và trắc nghiệm.
Người học có thể tương tác trực tiếp trên trang hoặc upload file.
- Khả năng sử dụng: khoá học trực tuyến hoạt động tốt với khả năng truy cập đảm
bảo, các liên kết đúng và các chức năng hoạt động đúng như thiết kế.

Khoá học Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin, được chúng tơi triển khai theo mức độ 3 và
mơ hình Face-To-Face Driver (hướng dẫn trực diện trên lớp và kết hợp các phương tiện kết
nối internet).

Dựa trên hệ thống E-learning của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế và Trung tâm Học
liệu Đại học Huế, chúng tôi tiến hành xây dựng khố học Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin
dành cho 59 sinh viên năm thứ 3 khoá 2014-2018 và 60 sinh viên năm thứ 4 khoá 2013-2017
của khoa Tin học Đại học Sư phạm Huế.

Các sinh viên được cung cấp tài khoản trực tuyến miễn phí để đăng nhập vào khố học của
mình. Mơn học được triển khai là mơn Phân tích thiết kế hệ thống thơng tin với 3 tín chỉ lý

thuyết dành cho khố 2013-2017 và 2 tín chỉ lý thuyết+1 tín chỉ thực hành dành cho khoá
2014-2018.

3.2.2. Tổ chức dạy học

- Xây dựng bài học kết hợp: sau khi xác định mục tiêu bài học và nội dung kiến thức, chúng
tôi xây dựng bài học theo hình thức dạy học giáp mặt kết hợp xây dựng bài học trực tuyến
trên trang E-learning.

- Tổ chức bài học kết hợp: dựa trên kiến thức đọc trước tài liệu đã được giao (nội dung cụ thể
bài học của từng buổi học), sinh viên xác định nhiệm vụ học tập, hoàn thiện kiến thức, đưa ra

4

những câu hỏi thắc mắc, giáo viên tổng hợp và tổ chức thảo luận; sau đó tiến hành kiểm tra,
đánh giá nội dung bài học vừa học.
- Tương tác của người dạy và người học: Giáo viên không chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động
học tập hoặc thông báo hàng loạt rồi ra về như thường lệ mà thông qua sự tương tác bằng e-
mail, diễn đàn.. với sự phản hồi thường xuyên; đồng thời xây dựng các nội dung giúp sinh
viên tự truy cập, tiếp cận, tìm hiểu và thảo luận xung quanh bài học, giáo viên đã dạy cho
người học những kỹ năng cần thiết khi khai thác, thu nhận và xử lý thông tin sao cho hiệu
quả.
- Kiểm tra và đánh giá: sau mỗi bài học, chúng tôi đưa ra hệ thống các bài tập và bài kiểm
tra. Bài tập được đưa lên diễn đàn, tại đó sinh viên sau khi nộp bài có thể đưa ra các câu hỏi
thắc mắc và thảo luận. Bài kiểm tra được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng câu hỏi
online trên hệ thống E-learning. Sinh viên sau khi thực hiện bài kiểm tra sẽ có ngay kết quả và
đáp án.
Đối với sinh viên, sự chủ động, tích cực trong học tập là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những
giờ học trên lớp thì việc tự học qua mạng sẽ quyết định chất lượng học tập của chính bản thân
người học. Đối với phương pháp này, người học không chỉ thu nạp, ghi nhớ thơng tin mà cịn

phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lý thơng tin một cách hiệu quả. Việc duy trì ý thức kỷ
luật và động cơ học tập càng có ý nghĩa hơn đối với loại hình học tập này.
Minh họa: nội dung cụ thể khoá học được tổ chức tại địa chỉ sau: -
hueuni.edu.vn/course/index.php?categoryid=37. Sau đây là minh hoạ bài học Chương 3 –
Biểu đồ Use case:

- Nội dung khoá học:

Bước 1: Xây dựng và tổ chức bài học:

5

Bước 2: Tương tác giữa giáo viên và người học:
Bước 3: Kiểm tra và đánh giá

6

4. Một số kết quả đánh giá qua kiểm nghiệm và khảo sát

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng ở đây bao gồm: nghiên cứu lý thuyết dạy học kết hợp,
trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp trong khoa Tin học, trường Đại học Sư phạm Huế
cũng như các đồng nghiệp khác nghiên cứu cùng lĩnh vực; nghiên cứu, tham khảo từ các
nguồn tài liệu đáng tin cậy và tham khảo các hệ thống B-learning hiện có. Sau cùng là phân
tích dữ liệu với dữ liệu chủ yếu là phiếu câu hỏi và phỏng vấn nhóm sinh viên đại diện để
đánh giá hiệu quả khoá học.

Với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học kết hợp trên học
phần Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, chúng tôi tiến hành khảo sát trên các đối tượng là
sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 khoa Tin học trường đại học Sư phạm Huế, với phương pháp và
thời điểm khảo sát như sau:


Đối tượng khảo sát: 59 sinh viên năm thứ 3 khoá 2014-2018 và 60 sinh viên năm thứ 4 khoá
2013-2017 của khoa Tin học tham gia khoá học.

Phương pháp, thời điểm khảo sát: Giảng viên triển khai công việc khảo sát vào cuối buổi thi
lý thuyết học phần (12/5/2017 và 20/11/2017). Các phiếu lấy ý kiến được phát cho sinh viên
trả lời và thu hồi lại sau khi sinh viên trả lời xong trong buổi này hoặc sinh viên có thể lấy
phiếu khảo sát trên website.

Công cụ và nội dung khảo sát đánh giá: Bộ phiếu khảo sát gồm 20 câu hỏi, trong đó có 19
câu hỏi với thang đo Likert với 5 mức độ: 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý, 3= khơng có ýkiến, 4 =
khơng đồng ý, 5 = hồn tồn khơng đồng ý; câu hỏi số 20 là câu hỏi mở, yêu cầu SV cho ý kiến
khác về phương pháp dạy học trực diện kết hợp với sự hướng dẫn của các phương tiện
internet.

Kết quả khảo sát:

- Về dạy học với phương tiện internet: đa số SV (91%) cho rằng các bài học được thiết kế
mang tính tương tác cao; nhận xét của các SV được phỏng vấn trang web là rõ ràng, dễ sử
dụng, trình bày có hệ thống và logic, tuy nhiên một số SV có nhận xét giao diện của trang
web khố học cịn đơn điệu. Phần lớn phản hồi về nội dung kiến thức và tài liệu học tập, tham
khảo là hữu ích và đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu (80%); các hoạt động trong buổi học phù hợp và
hiệu quả trong việc nắm bắt bài học (89%); hệ thống bài tập và dự án nhóm theo sát mục tiêu
bài học (92%) và có ích, hiệu quả trong việc hệ thống kiến thức, áp dụng vào thực tế (87%);
việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành phù hợp về tiến độ, kiến thức và năng lực người học
(85%).

- Về tác động của khoá học trực tuyến tới việc học – Kết quả đạt được sau khi tham gia khố
học: phần lớn SV hồn tồn đồng ý và đồng ý với các ý kiến đưa ra, trong đó tỉ lệ % hoàn
toàn đồng ý và đồng ý cao ở các ý kiến quan trọng: phương pháp kết hợp giúp SV vận dụng

linh hoạt được kiến thức của bài học vào một dự án cụ thể (82.2%), sự hướng dẫn của internet
và thảo luận phản hồi thường xuyên giúp SV có cái nhìn tồn diện về kiến thức và vận dụng
vào bài học (77.8%), phương pháp kết hợp giúp SV dễ dàng hơn trong việc nắm bắt kiến
thức, các thuật ngữ chuyên môn (80%), việc kiểm tra và đánh giá khách quan, sau mỗi
chương học có phần hệ thống kiến thức và kiểm tra giúp SV nắm vững kiến thức và đánh giá
trình độ (93%). Hơn 80% SV cho rằng việc tham gia khoá học giúp họ nâng cao năng lực tự
học, giải quyết vấn đề và làm nhóm.

Bên cạnh đó, kết quả học tập của SV cũng được nâng lên rõ rệt thể hiện qua chất lượng các
sản phẩm dự án học tập. Sau mỗi chương, SV nắm được kiến thức, qui trình phân tích thiết kế

7

và biết vận dụng vào bài thực hành chương và dự án nhóm. Đa số SV (55% rất có hứng thú,
43% SV hứng thú) có hứng thú cao với giờ học, thể hiện qua sự hào hứng tham gia đóng góp
ý kiến, giải quyết vấn đề, biện luận vấn đề. Phần lớn SV (25% chọn phương án Rất dễ hiểu,
65% chọn phương án Dễ hiểu) phản ánh mức độ tiếp thu, lĩnh hội bài học. Các bài khảo sát
thực tế, vẽ mơ hình trong dự án nhóm được SV thể hiện tốt và chất lượng.
Chi tiết về phiếu khảo sát và kết quả khảo sát có thể tham khảo tại địa chỉ website:
/>4. Kết luận
Chúng tôi đã tiến hành áp dụng phương pháp dạy học kết hợp dạy học truyền thống và các
phương tiện kết nối internet, xây dựng khoá học trực tuyến Phân tích thiết kế hệ thống thơng
tin cho SV khoa Tin học trường Đại học Sư phạm Huế. Điều này đã thực sự góp phần đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, giúp hình
thành và phát triển năng lực tự học cho SV, đồng thời SV còn được trau dồi kỹ năng sử dụng
và làm chủ cơng nghệ để họ có thể học ở mọi lúc, mọi nơi và có khả năng học suốt đời. Trong
lộ trình dạy và học trực tuyến của trường ĐH Sư phạm Huế, mơ hình khố học trực tuyến đã
và đang được triển khai và nhân rộng. Tuy nhiên, để làm tốt điều này cần có sự phát triển và
phối hợp đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng vật chất, hệ thống E-learning và internet, máy chủ của
nhà trường cùng với sự chuẩn bị và sẵn sàng của toàn thể giảng viên, đáp ứng nhu cầu của

thời đại tri thức mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. ]. Đinh Quang Báo (2015), Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

phổ thơng, Tạp chí Giáo dục, số 355.

[2]. Trần Thanh Bình (2011), Sử dụng hệ thống E-learning vật lí hỗ trợ q trình học tập

của học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 272.

[3]. Phạm Xuân Quế (2004), E-learning và khó khăn trong việc xây dựng trang web có

nội dung thực nghiệm-các giải pháp khắc phục, Tạp chí Giáo dục, số 90.

[4]. />
giao-duc-3570415.html

[5]. />
Default.aspx?ItemID=3990

[6]. Phạm Xuân Lam (2010), Xây dựng mơ hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (trung học

phổ thông) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại

học Sư phạm Hà Nội.

[7]. Bonk, C. J & Graham, C.R (Eds), Handbook of Blended Learning: Global Perspectives,


local design, chapter 11, San Francisco, CA: Pfeiffer Pulishing.

[8]. Harvey Singh (2003), Building effective blended learning program, Issue of Educational

Technology, Volume 43, Number 6, Pages 51-54.

8

[9]. Victoria L. Tino, ICT in Education , />[10]. />va-hoc-online-de-nang-cao-ket-qua-hoc-tap.html.

INFORMATION SYSTEMS ANALYSIS AND DESIGN TEACHING
WITH B-LEARNING FORMALITY

Abstract: In this paper, we report the results of the online course development processes and
the teaching organization of Information Systems Analysis and Design subject which are
destined for the third and the final year students of the Faculty of Informatics, Hue University
of Education-Hue University. In details, the combined form between face-to-face teaching
and teaching under the support of E-learning on online courses using the tools of information
and communication technologies (ICT) are also examined. The results are evaluated by
surveying the feedback of students in the two aspects: (1) Reviews on online courses; (2) The
learning effects as well as the results of the qualitative assessment of examiners on students
learning outcomes which are expressed through the products of learning project in showing
the results of lots of positive feedback and learning outcomes.
Keywords: B-learning; Online course; Learning project; Information Systems Analysis and
Design

9

PHỤ LỤC


PHIẾU KHẢO SÁT XÂY DỰNG KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA BẠN ĐƯỢC CHỌN VỚI 1 2 3 4 5
các mức 1,2,3,4,5 dựa trên ý kiến của bạn

Với 1 = hoàn toàn đồng ý , 2 = đồng ý, 3= khơng có ý kiến, 4 = khơng đồng ý, 5 = hồn tồn không đồng ý

Dạy học với phương tiện internet

1 Mục tiêu, nội dung và yêu cầu của từng buổi học được

công bố từ đầu trên khố học

2 Sinh viên khơng gặp trở ngại trong việc truy cập khoá

học

3 Các bài học được thiết kế mang tính tương tác cao

4 Tài liệu học tập và tham khảo được cung cấp trên khoá

học trực tuyến

5 Tài liệu học tập và tham khảo được cung cấp trên khố

học trực tuyến hữu ích và đầy đủ

6 Nội dung tài liệu học tập và tham khảo phù hợp với


mục tiêu đưa ra của buổi học

7 Các nội dung của bài học được thể hiện rõ ràng, dễ

hiểu

8 Các hoạt động trong buổi học phù hợp và hiệu quả

trong việc nắm bắt bài học

9 Hệ thống bài tập theo sát mục tiêu bài học

10 Hệ thống bài tập và dự án nhóm có ích trong việc hệ

thống kiến thức và áp dụng thực tế

11 Kiểm tra và đánh giá phù hợp với bài học và năng lực

người học

Tác động khoá học trực tuyến tới việc học – Kết quả đạt được sau khi tham gia khoá học

12 Khoá học trực tuyến giúp người học vận dụng linh

hoạt được kiến thức của bài học vào một dự án cụ thể

13 Khoá học trực tuyến giúp sinh viên dễ dàng hơn trong

việc nắm kiến thức


14 Khoá học trực tuyến giúp người học có cái nhìn tồn

diện và khái qt về bài học

15 B-learning giúp người học nâng cao năng lực tự học

16 B-learning giúp người học nâng cao năng lực giải

quyết vấn đề

17 B-learning giúp người học nâng cao năng lực làm việc

nhóm

10

18 B-learning giúp người học nâng cao năng lực thuyết
trình và biện luận một vấn đề

19 B-learning giúp người học vận dụng và liên kết được
nhiều module kiến thức của mơn học phân tích thiết kế
HTTT và các môn học khác

20 Ghi thêm ý kiến khác về khố học (nếu có) ……………………….

11


×