Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận học phần xã hội học đại cương đề tài bất bình đẳng xã hội và tác động của nó lên việt nam và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.67 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

- - -  - - -

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ LÊN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Ngọc Anh
Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Hoàng
MSSV : QHQT50C11348
Lớp : XHHĐC-QHQT50.7_LT

HÀ NỘI – 2023

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

A.Mở đầu: ............................................................................3

I.Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3


II.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận ................................................. 3
III.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3

B.Nội dung: ..........................................................................4

I.Khái niệm của bất bình đẳng xã hội:................................................................... 4
II.Phân loại .............................................................................................................. 4

1. Cơ hội trong cuộc sống: ................................................................................ 5
2. Địa vị xã hội: ................................................................................................. 5
3. Ảnh hưởng chính trị: ..................................................................................... 6
III.Các yếu tố tác động ............................................................................................. 7
1. Yếu tố khách quan:........................................................................................ 7
2. Yếu tố chủ quan: ........................................................................................... 7
IV.Liên hệ thực tiễn Việt Nam và thế giới:.............................................................. 8
1. Tương đồng: .................................................................................................. 8
2. Khác biệt: ...................................................................................................... 9
3. Giải pháp: ...................................................................................................... 9

C.Kết luận của cá nhân: .................................................... 11
D.Tài liệu tham khảo ......................................................... 12

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

A. MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài:

Bất bình đẳng xã hội từ lâu đã là một trong những vấn đề nổi cộm khơng chỉ
ở riêng lãnh thổ Việt Nam mà cịn là tồn thế giới. Sự bất bình đẳng đến từ mọi
ngóc ngách trong đời sống, từ quy mơ gia đình đến phạm vi tồn xã hội. Nó đặt
ra những thách thức lớn cho những chính phủ để làm sao giảm thiểu được tối đa
những bất lợi về nhiều mặt cho cư dân của quốc gia họ. Ở Việt Nam, bất bình
đẳng diễn ra ở vô vàn những lĩnh vực khác nhau: người dân vùng cao có ít cơ hội
tiếp cận dịch vụ công cộng như bệnh viện, cơ hội được đi học, phụ nữ thường có
lương thấp hơn đàn ơng, những người địa vị cao thường được ưu ái hơn những
người địa vị thấp...

Về quy mô quốc tế, có thể dễ thấy được sự lạc hậu đến từ phần lớn người dân
châu Phi, trong khi Mỹ được ví von là đi trước thời đại cả trăm năm. Nhìn vào
bức tranh kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) của các nước thuộc
châu Âu và Bắc Mỹ có những chênh lệch quá lớn so với những nước ở châu Phi
và châu Á. Em đã chọn đề tài “BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NĨ LÊN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” để có thể tìm hiểu rõ hơn những
khúc mắc trong vấn đề nhức nhối này và đưa ra quan điểm riêng của mình

II. Mục tiêu nghiên cứu:

- Trình bày những lý thuyết liên quan đến bất bình đẳng xã hội
- Liên hệ vấn đề trong nước lẫn ngoài nước để đưa ra được một góc nhìn riêng

III. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp đánh giá

3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

B. NỘI DUNG

I. Khái niệm của bất bình đẳng xã hội:

Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội các cá
nhân, các nhóm trong xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về
của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm.1 Thật vậy, đây không phải là
một hiện tượng xã hội tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội.
Xã hội ở bất kỳ thời điểm nào đều có đặc trưng là sự chêch lệch trong xã hội, kể cả
ở quá quá khứ hay hiện tại. Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft có câu “Cuộc sống
vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó”. Bất bình đẳng tồn tại ở bất
kỳ một xã hội nào, từ đơn giản nhất như quy mô gia đình: người bề dưới sẽ có ít
quyền uy hơn những người bề trên. Lớn hơn là các quan hệ xã hội đời thường như
quan hệ bất bình đẳng giữa chủ và thợ, người giàu và người nghèo, lao động chân
tay và lao động trí óc,... Thậm chí bất bình đẳng vẫn cịn có quy mơ lớn hơn, tầm
quốc gia hay châu lục.

Đây là một vấn đề vơ cùng nhức nhối và khó có thể xác định đâu là định
nghĩa chính xác nhất về bất bình đẳng xã hội. Bất bình đẳng là một chủ đề quản
trọng trong các nghiên cứu xã hội học, rất nhiều để tài liên quan khai thác nhiều
khía cạnh của vấn đề. Nó có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng xã hội trong
tổ chức xã hội. Mối quan hệ giữa những nhóm xã hội bị yếu thế hơn về mặt quyền

lợi với nhóm có nhiều quyền lợi là điều mà các nhà xã hội học vô cùng quan tâm.

II. Phân loại:

Khi nhắc tới bất bình đằng, người ta ngay lập tức có thể nghĩ đến bất bình
đẳng giới giữa đàn ông và phụ nữ hay là cộng đồng đồng tính LGBTQ+, hoặc có
thể là sự phân biệt với người giàu và người nghèo, người có học thức với người
chưa tốt nghiệp cấp 3,... Đây đều là các dạng thức của bất bình đẳng xã hội, nhưng
để nhóm chúng vào các phân nhóm của vấn đề này quả là một việc vơ cùng khó.

1 Khoa xã hội học – Trường Đại học KHXH và Nhân văn .n.d. Giáo trình xã hội học đại cương(tr. 243)

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thậm chí dù cho rằng bất bình đẳng vô cùng phổ biến nhưng các nhà khoa học
cũng chưa thể thống nhất thế nào là bất bình đẳng và vì sao nó tồn tại.

Sau khi quá trình nghiên cứu, em xin phép được phân loại bất bình đẳng
theo một số mục như sau:

1. Những cơ hội trong cuộc sống:

Trong nhóm này bao gồm tất cả các sự phân biệt về giới tính, tơn giáo,
chủng tộc hay lãnh thổ,... Lấy ví dụ ở một số nước khu vực Trung Đơng như Iran
hay Qatar, đồng tính luyến ái được coi là bất hợp pháp và thậm chí có những nước
thực hiện tử hình đối với họ. Về tôn giáo, phụ nữ theo đạo Hồi bị giới hạn rất nhiều

cơ hội trong cuộc sống: họ bắt buộc phải mang những bộ đồ chùm kín cơ thể, một
số bị hạn chế quyền đi học và phải kết hôn sớm, chăm sóc con cái.2 Những cơ hội
ở đây bao gồm những thuận lợi về vật chất, có thể cái thiện chất lượng cuộc sống.
Chúng có thể là chế độ hậu đãi an sinh xã hội cao, con người có quyền tự do, trẻ
em có quyền đến trường, bên cạnh đó là những lợi ích về vật chất như tài sản hay
thu nhập cá nhân. Ở Mỹ, mức đãi ngộ trung bình cho nhân viên bán hàng hay bảo
vệ an ninh vào khoảng 25000 – 34000 đô la Mỹ một năm3 trong khi ở Việt Nam,
những ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm hay học vấn cao như công nghệ thông tin
hay tài chính – ngân hàng chỉ có mức thu nhập bình qn khoảng 7000 -15000 đơ
la Mỹ4 một năm cho thấy sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các quốc gia gây
sự bất bình đẳng kinh tế. Bên cạnh đó cịn bất bình đẳng về y tế, bất bình đẳng về
lãnh thổ, bất bình đẳng về giáo dục ... Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có
thể có những cơ hội trong khi các nhóm kia thì khơng. Và đó là cơ sở khách quan
của bất bình đẳng xã hội. Hậu quả là dẫn đến một loạt những hiện trạng nguy cấp
đối với xã hội: tỷ lệ được giáo dục thấp sẽ gây sự thiếu chuẩn mực ở một nhóm
người, thậm chí là tăng tỷ lệ tội phạm, nền kinh tế khó phát triển vì thiếu nhân

2 Lương Thị Kim Thoa, 1996. “Địa vị và thân phận của người phụ nữ Hồi giáo”.
/>A1o%20ra,c%C3%B3%20khi%20ph%E1%BA%A3i%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh.Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, KHXH, t XII
3 Nguyễn Thùy Dung, 2022. THU NHẬP TRUNG BÌNH NƯỚC MỸ THEO NGÀNH NGHỀ 2022.
thinkEDU
4 Phương Hoài, 2022. Bảng lương các ngành nghề 2023 – Nghề nào lương cao và ổn định nhất?.
Báo Kstudy

5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


công chất lượng cao, nhiều người không bắt kịp xu thế phát triển và bị lạc hậu, bỏ
lại phía sau, dẫn đến sự chênh lệch cao về trình độ giữa các quốc gia,..

2. Địa vị xã hội:

Trong khi bất bình đẳng về cơ hội nói chung được cấu thành chủ yếu là do
những yếu tố khách quan thì địa vị xã hội là một yếu tố chủ quan gây nên sự phân
biệt trong xã hội một cách chủ quan và những thành viên của các nhóm xã hội tạo
nên và tự thừa nhận với nhau. Nói về địa vị thì lại có rất nhiều phân nhóm riêng
như địa vị gán cho, địa vị đạt được và địa vị chủ chốt. Ví dụ, ở những làng q cịn
nặng nề thứ bậc trong gia đình, các cụ ơng sẽ được xếp mâm trên, sau đó là đến
mâm đàn ơng, rồi mới đến mâm phụ nữ và trẻ em, đây là địa vị gán cho.5 Hoặc có
thể thấy những người con nhà giàu hay doanh nhân thành đạt, họ có được những sự
ưu tiên về nhiều lĩnh vực như học tập, y tế, du lịch,... chỉ vì địa vị cao của bố mẹ
chúng chứ chưa chắc là do năng lực bản thân, trong khi cùng lứa tuổi đó, rất nhiều
người con của những bố mẹ làm những công việc tay chân lại không được sự ưu ái,
trong khi năng lực là như nhau.6 Bất kể với cơ sở như thế nào địa vị xã hội chỉ có
thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội
khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó.

3. Ảnh hưởng chính trị:

Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có từ
những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có
thể tạo ra cơ sở đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống có thể gọi đó là
những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị

Từ đó có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên
một trong ba loại yếu thế gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ

giữa kinh tế, địa vị xã hội hay trong các mối quan hệ thống trị chính trị

5 Minh Khánh, 2017. “Mâm trên, mâm dưới”. Báo Hà
Tĩnh
6 Đinh Anh, 2023, “Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ là tiền bạc: Điểm then chốt
này mới quyết định đẳng cấp”. />chi-la-tien-bac-diem-then-chot-nay-moi-quyet-dinh-dang-cap-20230111161630944.chn. Báo Cafef

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Khi một ai đó có những ưu thế về địa vị chính trị cao thì thường sẽ có những
sự ưu tiên hơn so với những người khác. Thật vậy, đây là một con dao hai lưỡi, nếu
đó là người anh minh, biết đưa ra những chính sách có lợi cho dân chúng thì đãi
ngộ họ với những mức điều kiện tốt cho họ và gia đình là điều khơng phải bàn,
nhưng nếu họ lại mang những tư tưởng độc hại, thu lợi bất chính trên xương máu
của nhân dân lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trên thực tế, ở Việt Nam hay
trên thế giới thì tham nhũng vẫn luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và chưa thể
giải quyết triệt để. Lấy ví dụ như vụ án chấn động liên quan đến công ty Việt Á, rất
đáng tiếc khi nhiều quan chức cấp cao nhà nước như cựu Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh
đã tham gia vào hành vi phạm pháp, khiến dư luận phẫn nộ. Đó đều là những hịn
ngọc sáng của đất nước nhưng chỉ vì nguồn lợi trước mắt mà làm hại dân, gây tổn
thất nặng nề cho quốc gia.

III. Các yếu tố tác động:
1. Các yếu tố khách quan bao gồm:


a) Yếu tố kinh tế: Bất bình đẳng về thu nhập, tài sản, và cơ hội kinh tế là một
trong những nguyên nhân chính gây ra bất bình đẳng xã hội. Những người có thu
nhập và tài sản cao thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với giáo dục, y
tế, và các dịch vụ xã hội khác.
b) Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội, như chủng tộc, dân tộc, giới tính, và tơn
giáo, cũng có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Ví dụ, người dân tộc thiểu số
thường có ít cơ hội hơn trong việc tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

c) Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên, như thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh,

cũng có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Ví dụ, những người sống ở vùng thiên tai
thường có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai hơn, và những người bị mắc
bệnh nan y thường khó với việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

2. Các yếu tố chủ quan bao gồm:

a) Yếu tố chính trị: Chính sách và pháp luật của nhà nước có thể tác động đến
bất bình đẳng xã hội. Ví dụ, các chính sách phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính,
hoặc tơn giáo có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội.

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

b) Yếu tố văn hóa: Văn hóa và truyền thống của xã hội cũng có thể tác động đến
bất bình đẳng xã hội. Ví dụ, các định kiến và khn mẫu giới có thể dẫn đến bất
bình đẳng giới.
c) Yếu tố cá nhân: Các yếu tố cá nhân, như trình độ học vấn, kỹ năng nghề

nghiệp, và thái độ của cá nhân, cũng có thể tác động đến bất bình đẳng xã hội. Ví
dụ, những người có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp
cận với việc làm và các dịch vụ xã hội khác.

IV. Liên hệ thực tiễn Việt Nam và thế giới:

Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề tồn cầu, không chỉ xảy ra ở Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và thế giới có những điểm
tương đồng và khác biệt nhất định.

1. Tương đồng:

Bất bình đẳng về thu nhập: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về thu
nhập là một vấn đề phổ biến. Theo báo cáo của Oxfam, 1% người giàu nhất thế giới
sở hữu hơn 47% tài sản của thế giới.7 Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, hệ số Gini, một chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập, ở
Việt Nam là 0,431 trong năm 2020, cao hơn mức trung bình của thế giới là 0,38.

Bất bình đẳng về giáo dục: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về giáo
dục cũng là một vấn đề phổ biến. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học chưa được đến trường ở khu vực nông
thôn cao hơn so với khu vực thành thị. Ở thế giới, theo báo cáo của UNESCO, tỷ lệ
người trưởng thành biết chữ ở phụ nữ thấp hơn so với nam giới.

Bất bình đẳng về y tế: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về y tế cũng
rất phổ biến. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở khu
vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị8. Ở thế giới, theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong mẹ ở phụ nữ nghèo cao hơn so với phụ nữ giàu.

7 D. Kim Thoa, 2016. 1% những người giàu nhất sở hữu 50% tài sản thế giới. />nhat-so-huu-50-tai-san-the-gioi-1114789.htm. Báo Tuổi trẻ

8 Tô Hội, 2023. ” Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra”. />Báo Sức khỏe và đời sống

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2. Khác biệt:

Mức độ bất bình đẳng: Mức độ bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam thấp hơn so
với một số nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc, và Canada. Theo báo cáo
của Oxfam, hệ số Gini ở Hoa Kỳ là 0,489, ở Úc là 0,34, và ở Canada là 0,32.

Yếu tố gây ra bất bình đẳng: Các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội ở Việt
Nam và thế giới cũng có những điểm khác biệt. Ở Việt Nam, các yếu tố gây ra bất
bình đẳng xã hội chủ yếu là do trình độ học vấn, địa vị xã hội, và giới tính. Ở thế
giới, các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội cịn có thể bao gồm chủng tộc, dân tộc,
và tơn giáo.10

3. Giải pháp:

Để giải quyết bất bình đẳng xã hội, cả Việt Nam và thế giới cần có những nỗ lực
chung. Ở Việt Nam, các giải pháp cần tập trung vào việc nâng cao trình độ học vấn,
tạo cơ hội việc làm, và giảm thiểu phân biệt đối xử về giới. Ở thế giới, các giải
pháp cần tập trung vào việc giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy bình
đẳng giới, và bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số.

 Giải pháp từ phía chính phủ: Chính phủ có vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy bình đẳng xã hội. Một số giải pháp cụ thể bao gồm:


1. Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục ở vùng nông
thôn, vng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội như trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp,... nhằm hỗ trợ người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn.
3. Thực thi pháp luật nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân, đặc biệt là những người yếu thế.
4. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới,
thúc đẩy bình đẳng cơ hội cho nam và nữ.

9 Tổ Quốc, 2020. “Bất bình đẳng thu nhập: Cội nguồn của sự giận dữ tại Mỹ”. />nhap-coi-nguon-cua-su-gian-du-tai-my-20200602105706496.chn. Báo Cafef
10 “Religious Inequalities in Development”. />development/#:~:text=Religious%20inequalities%20is%20a%20term,their%20religious%20beliefs%20and%20affilia
tion. Institute of development studies

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

 Giải pháp từ phía xã hội: Xã hội cũng cần chung tay góp sức để giải quyết
vấn đề bất bình đẳng xã hội:

1. Tăng cường đồn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ mọi ranh giới.
2. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tôn

giáo,...
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần có ý thức và trách nhiệm trong việc góp

phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. Cần tích cực, chăm chỉ nâng cao trình
độ để tự kiếm cơ hội cho bản thân. Ngoài ra phải giúp đỡ người khác có hồn cảnh
khó khăn để khơng đê ai bị bỏ lại phía sau.

Giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội là một q trình lâu dài, cần có sự nỗ lực
của cả cộng đồng. Mỗi người cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội công
bằng, văn minh, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển.

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

C. KẾT LUẬN

Bất bình đẳng xã hội ln là một vấn đề gây tranh cãi trên tồn thế giới.
Nó tổng hợp của những thứ mà người ta coi là thua thiệt hơn một số nhóm người
nào đó. Nhưng xã hội khó có thể phát triển mà khơng có sự bất bình đẳng. Mỗi
người lại có một hồn cảnh khác nhau, và đương nhiên là cơ hội cũng khác nhau.
Không thể phán xét rằng cùng là một con người thì ai cũng chỉ có phần tương
đương nhau. Điều đó là vơ lý bởi vì sự khác biệt về năng lực, phẩm chất, tài
năng,... của mỗi cá nhân. Những người có yếu tố hơn sẽ có nhiều cơ hội thành cơng
hơn trong cuộc sống và đạt được những thành quả cao hơn. Bên cạnh đó là việc
chênh lệch thu nhập, tài sản, địa vị, cơ hội,...giữa các cá nhân là khác nhau. Ngồi
ra cịn sự khác biệt về hồn cảnh sống, mơi trường giáo dục,... hay tác động của các
yếu tố khách quan, như biến động kinh tế, chính trị, xã hội,... Nhưng thật sự là bất
công khi những người ở vị thế cao họ lợi dụng địa vị, tài sản,... để chèn ép, áp bức
những người ở dưới, khiến cho những người khác dù có cố gắng đến mấy cũng
khơng ngóc đầu lên được. Hay những người có khác biệt về cơ thể, giới tính, tơn

giáo,... lại bị đối xử tệ bạc là điều phi đạo lý. Những hành động này thật sự cần
được lên án mạnh mẽ, thậm chí là áp dụng hình phạt để loại trừ khỏi xã hội.

Tuy nhiên, húng ta phải cơng nhận rằng vì có bất bình đẳng nên mới có
động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Lấy ví dụ, Việt Nam ta khi hịa bình
lập lại thì lâm vào khủng hoảng. Đất nước cịn nhiều tàn phá, kinh tế bị đình trệ,
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lại phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên
ngoài. Vậy mà sau gần 50 năm, với những đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng
và nhà nước, Việt Nam đang trỗi dậy như một hiện tượng, khiến các ơng lớn liên
tục săn đón. Mục tiêu phấn đấu là năm 2045: Việt Nam sẽ nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng cao toàn diện, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã
hội, bảo vệ mơi trường, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Cuối cùng, không thể trách rằng xã hội lại bất cơng mà chúng ta phải chấp
nhận sống với nó. Từ đó mới có mục tiêu và động lực để vươn lên phát triển bản
thân, chạm vào cột mốc cao hơn trong cuộc đời.

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Oxfam VN, 2018. CÁC CHIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM.
/> o-viet-nam/ [truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023]

2. Nguyễn Thế Đức Tâm, Tống Việt Hà ,Vũ Thị Lệ, Đặng Nguyễn Thùy Linh,

Đoàn Thị Thiên Nga, Trương Đình Bảo Ngọc, Nguyễn Ngọc Băng Tâm, Lê Thị
Bích Trâm, Nguyễn Hồ Phương Uyên, Nguyễn Phương Tâm, 2011. BẤT BÌNH
ĐẲNG XÃ HỘI.
/> %90%E1%BA%B2NG_X%C3%83_H%E1%BB%98I
[truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023]

3. Phạm Thị Ngọc Ánh, 2022. “Lao động nữ bị phân biệt đối xử”.
/>
4. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2016. “Giáo trình Xã hội học
đại cương”. NXB: Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, 2008, “Xã hội học đại cương”. NXB: Nhà
xuất Bản Thế giới

12

Downloaded by tran quang ()


×