Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiếp nhận kiến thức từ podcast

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.98 KB, 53 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN NGHIÊN CỨU MARKETING

Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu
hướng tiếp nhận kiến thức từ Podcast

Giảng viên: Nguyễn Trần Cẩm Linh
Lớp: MK2101

Thành viên nhóm 8:
1. Nguyễn Thị Thúy Ngọc - 2154110249
2. Lý Thanh Tâm - 2154110356
3. Trần Bá Sơn - 2154110351
4. Nguyễn Thanh Phong - 2154110310
5. Dương Lê Ngân – 2154110206

TP.HCM, ngày 6 tháng 8 năm 2023

1

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...............................................................................................................3


1. Giới thiệu đề tài............................................................................................................................3
2. Lý do hình thành đề tài...............................................................................................................4
3. Điểm mới và sáng tạo của đề tài................................................................................................5
4. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................7
1. Lý thuyết nền...............................................................................................................................7
1.1. Lý thuyết mơ hình (Information Adoption Model - IAM)....................................................7
1.2. Lý thuyết mơ hình xem xét kỹ lưỡng (Elaboration Likelihood Model - ELM).....................9
1.3. Mối liên hệ giữa các lý thuyết theo bối cảnh nghiên cứu...................................................11
2. Các khái niệm cơ bản................................................................................................................11
2.1. Chất lượng thông tin (Information Quality).......................................................................11
2.2. Độ tin cậy thông tin ( Information Credibility)...................................................................13
2.3. Sự hữu ích của thơng tin (Information Usefulness)...........................................................14
2.4 Sự chấp nhận thông tin ( Information Adoption )...............................................................15
2.5. Thành tựu học thuật (Adoption Achievement)....................................................................16
2.6. Nhu cầu thông tin (Information Needs)..............................................................................17
3. Các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu................................................................................17
3.1. Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin (Information Quality) và Độ tin cậy thông tin
(Information Credibility)............................................................................................................18
3.2. Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin (Information Quality) và Thành tựu học thuật
(Academic Achievement)............................................................................................................19
3.3. Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin (Information Quality) và Sự hữu ích thơng tin
(Information Usefulness)............................................................................................................20
3.4. Mối quan hệ giữa Độ tin cậy của thông tin (Information Credibility) và Sự chấp nhận
thông tin (Information Adoption)..............................................................................................22
3.6. Mối quan hệ giữa Sự chấp nhận thông tin (Information Adoption) và Thành tựu học
thuật (Academic Achievement)...................................................................................................25
3.7. Mối quan hệ giữa biến điều tiết Nhu cầu thông tin (Information Need) đối với Chất lượng
thơng tin (Information Quality) và Sự hữu ích thơng tin (Information Usefulness)................27


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................28
1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu.....................................................................................28
1.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................28
1.2. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................28
2. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................31

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2.1. Thiết kế mẫu........................................................................................................................31
2.2. Phương pháp chọn mẫu......................................................................................................31
2.3. Thang đo..............................................................................................................................32
2.5. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát...........................................................................................39
2.6. Dữ liệu thu thập..................................................................................................................40
3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ phỏng vấn chuyên gia khảo sát 100 người................................41
3.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha.................................................................41
3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................................45

3.2.1. Phân tích EFA biến độc lập.................................................................................45
3.3. Kỹ thuật xử lý dữ liệu...............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................49

3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1. Giới thiệu đề tài
Xu thế “toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” ngày càng phát triển mạnh mẽ, các

nền tảng chia sẻ thông tin cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn cạnh
tranh nhau sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Tất cả các nền tảng mạng xã hội đều tìm
cách tiến nhanh vào tiềm thức người tiêu dùng nhằm xây dựng thương hiệu cho riêng
mình. Trong bối cảnh bùng nổ của khoa học - công nghệ được đổi mới hằng ngày
đồng nghĩa với việc lượng kiến thức mới ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu
cầu học vấn của thời đại mới, tiếp nhận những kiến thức mới ở nền tảng Podcast là
một biện pháp tiêu biểu để nâng tầm kiến thức của người dùng. Nền tảng chia sẻ thông
tin qua âm thanh - Podcast là một công nghệ đã xuất hiện rất lâu đời trước đó nhưng
đến những năm gần đây chính là sự phát triển mạnh mẽ của Internet nói riêng cũng
như xã hội nói chung thì nhu cầu người dùng lựa chọn Podcast để tiếp nhận thông tin,
kiến thức mới tăng cao. Dựa vào xã hội phát triển hiện nay,Việt Nam cũng sẽ dần tái
cấu trúc bởi vì số lượng người sử dụng ô-tô, xe bus tăng nhanh, cũng như tương lai các
tuyến metro sẽ không ngừng phát triển cũng là tiền đề để hình thức “tiếp nhận thông
tin qua âm thanh” này sẽ ngày càng trở nên phổ biến ở tương lai vì xu hướng con
người bận rộn, muốn mọi thứ đơn giản để dần chuyển mình tiếp cận với những cơng
nghệ mới. Bởi vì tính đơn giản, dễ sử dụng của nền tảng này mà người dùng có thể dễ
dàng tiếp nhận thơng tin mới ở bất kì hồn cảnh nào chỉ cần thơng qua một thiết bị
công nghệ chia sẻ âm thanh, Podcast đã chứng tỏ được mình là một cơng cụ hữu ích và
đơn giản để người dùng lựa chọn tiếp thu kiến thức, tiếp nhận thơng tin mới để có thể
chạy đua với sự phát triển của thời đại này.

2. Lý do hình thành đề tài
Brene Brown, một giáo sư dẫn chương trình Podcast tại Mỹ, kiêm nhà nghiên cứu về

sự dũng cảm và lịng tự trọng, cho biết rằng: Podcast đã đóng góp to lớn vào sự phát

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

triển cá nhân và chuyên môn của người nghe. Qua việc nghe những câu chuyện mà
người khác kể, họ có thể học hỏi được những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề mới,
đồng thời khám phá ra các ý tưởng và suy nghĩ đa dạng.
Podcast là một phương tiện vô cùng thiết thực để mở rộng kiến thức và tiếp cận thông
tin từ đa dạng các lĩnh vực khác nhau về chính trị, khoa học, nghệ thuật và lối sống,...
Không những thế, Podcast còn cung cấp một kho tàng kiến thức phong phú cho người
nghe. Trong bối cảnh về tiềm năng thương mại và kinh doanh hiện nay, Podcast đang
ngày càng trở thành một kênh truyền thông hấp dẫn cho quảng cáo và tiếp thị, là một
phương tiện tiếp nhận thông tin tiềm năng có thể phát triển rất mạnh mẽ trong tương
lai gần, nhất là trong sự phát triển của tàu điện ngầm Petro hiện nay. Nghiên cứu về
podcast trong thời đại mới có thể giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách tiếp
cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và tạo ra doanh thu từ việc hiểu rõ hành vi và
thói quen sử dụng của người dùng Podcast. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sử
dụng Podcast với nhiều cách thức và mục đích khác nhau, có thể để giải trí, có thể
nghe để có thêm được những kiến thức, tiếp nhận thêm thơng tin, có thể theo từng
tình huống, nội dung cũng như lựa chọn thời điểm nghe. Người nghe thông thường sẽ
dựa vào nội dung mà Podcast truyền tải để lựa chọn tiếp nhận thông tin nhằn tăng tính
chun mơn cá nhân và phát triển bản thân. Từ đó, doanh nghiệp hay người làm
Podcast có thể cải thiện nội dung podcast và phục vụ đúng nhu cầu và thỏa mãn mục
đích của người nghe. Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp nhận
thơng tin từ Podcast đã được nhóm nghiên cứu đánh giá cao và lựa chọn để nghiên cứu
sự ảnh hưởng của nó qua việc nghe và sử dụng Podcast của người tiêu dùng.


3. Điểm mới và sáng tạo của đề tài
Phong cách chia sẻ kiến thức, thông tin thông qua một nội dung âm thanh-Podcast

đang dần chiếm được xu thế trong lòng người dùng thay thế cho chấp nhận kiến thức cũ mà
các nghiên cứu trước đây đã thực hiện như là: Thông qua báo giấy,báo mạng,...Thời điểm
khoa học-công nghệ phát triển ngày càng phát triển hiện tại, có thể coi sự ra đời của Podcast
là một tiềm năng phát triển mới để nâng cao tư duy thế hệ trẻ bởi vì tính tiện dụng và linh
hoạt của nền tảng này mang lại, thính giả có thể lựa chọn tiếp nhận thông tin bất kỳ lúc nào

5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

rảnh rỗi,khi đang trên phương tiện di chuyển hay làm bất cứ việc gì mà “bộ máy tiếp nhận âm
thanh” của con người rảnh rỗi. Nền tảng chia sẻ thông tin qua âm thanh này cũng dần trở nên
độc đáo và linh hoạt nên thính giả có thể lựa chọn đa dạng kênh thông tin tùy theo cảm xúc
hay nhu cầu tiếp nhận thơng tin của mỗi cá nhân thay vì trước đây mỗi ngày sẽ được phát một
tờ báo để đón nhận những thông tin mới mỗi ngày. Đối với một công cụ ngày càng trở nên
phổ biến và mạnh mẽ ở thời đại này, chính vì thế thì đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tiếp nhận
thông tin qua Podcast” sẽ giúp cho người dùng ở bất kì độ tuổi, tầng lớp nào đều dễ dàng cập
nhật kiến thức,tư duy của mình để trở mình bắt kịp với thời đại.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiếp nhận kiến thức thông qua việc

xem và trải nghiệm thực tế các Podcast trên các ứng dụng nền tảng mạng xã hội; bao
gồm yếu tố chất lượng thông tin, độ tin cậy thông tin, hữu ích thơng tin, nhu cầu thơng
tin, độ sự chấp nhận thông tin sự và thành tựu học thuật. Bên cạnh đó, nhóm tác giả
cũng sẽ đề xuất những giải pháp, cách thức cụ thể trong việc giúp cho các doanh
nghiệp tiếp cận gần hơn với nhu cầu, xu hướng tiếp nhận kiến thức từ Podcast của
khách hàng, từ đó thúc đẩy việc tăng doanh số bán hàng, làm các chiến dịch xúc tiến
dựa trên các Podcast mà các doanh nghiệp đang nhắm đến.

Mục tiêu cụ thể:

Nhận thấy việc phân tích chuyên sâu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của
khách hàng thơng qua sử dụng cơng cụ phân tích định lượng là một điều cần thiết,
nhóm nghiên cứu đã xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu các yếu tố đã ảnh hưởng đến xu hướng tiếp nhận kiến thức
thông qua việc nghe và sử dụng Podcast. Từ đây, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá yếu tố
nào là tiếp cận đến người sử dụng Podcast nhiều nhất, từ đó nhóm có thể đề xuất
những giải pháp phù hợp dựa trên kết quả mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được.

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Thứ hai, nghiên cứu các mặt còn tồn đọng của các doanh nghiệp và người sáng
tạo nội dung Podcast, cũng như những điểm còn hạn chế trong việc chọn nội dung chủ
đề phù hợp, ưa chuộng để truyền tải một cách tốt nhất đến người nghe, giúp người
nghe thấu hiểu chủ đề một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Nguyên nhân xuất phát từ
việc nhu cầu của người nghe Podcast ngày càng cao và cần phải được chắt lọc một

cách kỹ càng để làm hài lòng người nghe.

Thứ ba, nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ tương tác và hiệu quả mang lại của
việc xây dựng các nội dung Podcast phù hợp với nhu cầu và xu hướng của người tiêu
dùng trong “Thời đại 4.0” hiện nay, đánh vào tâm lý muốn học hỏi thêm những kinh
nghiệm, bài học bổ ích mà họ hiếm khi có thể tiếp cận được trong môi trường học
đường. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cịn đánh giá mức độ quan tâm, sự tìm tịi của giới
trẻ về Podcast, đặc biệt là các đối tượng sử dụng Podcast đối với chiến lược này.

Thứ tư, nghiên cứu phân tích các mục đích hành vi sử dụng Podcast và đánh giá
khả năng tiếp nhận thông tin từ Podcast của người tiêu dùng. Người xây dựng Podcast
có thể dựa trên mục tiêu đó để phát triển kênh Podcast với đa dạng nội dung, chủ đề
hợp xu hướng với người nghe và áp dụng những chiến lược phù hợp để xúc tiến tăng
doanh số một cách hiệu quả nhất thông qua nội dung truyền tải.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những phương án, giải pháp có thể áp dụng để
cải thiện những mặt còn tồn đọng. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thực hiện
đề tài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xem xét và xây dựng các nội dung sao cho phù
hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng Podcast, tạo dựng niềm tin của khách
hàng đối với doanh nghiệp và có sự quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng và trải
nghiệm Podcast trong tương lai.

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Lý thuyết nền

1.1. Lý thuyết mơ hình (Information Adoption Model - IAM)
Lý thuyết mơ hình sự chấp nhận thơng tin (Information Adoption Model – IAM) là lý
thuyết thể hiện quá trình chấp nhận và sử dụng thông tin trong các tổ chức hoặc cộng
đồng. Lý thuyết cung cấp góc nhìn về việc sự chấp nhận thông tin mới và sử dụng
thông tin đã được chấp nhận từ người dùng, được phát triển bởi (Tom Wilson, 2002).
Theo (Sussman và Siegal, 2003), mơ hình sự chấp nhận thông tin giúp xem xét mối
quan hệ giữa các biến: chất lượng, độ tin cậy, sự hữu ích và . Cụ thể hơn, lý thuyết mơ
hình sự chấp nhận thông tin bắt đầu từ việc người dùng nhận thức về thơng tin, sau đó
họ sẽ xem xét đến sự hữu ích của thơng tin đó. Nếu thơng tin được người dùng xem là
hữu ích, họ sẽ chuyển đến giai đoạn sự chấp nhận thông tin và sau cùng sẽ là giai
đoạn sử dụng những nguồn thông tin ấy. Q trình trên có thể được tăng cường bằng
cách dung hịa cả hai yếu tố: tính dễ sử dụng và tính phù hợp đối với người dùng.

Mơ hình: sự chấp nhận thông tin (IAM)

8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Trong bối cảnh nghiên cứu, lý thuyết mơ hình sự chấp nhận thơng tin được nhiều học
giả đánh giá cao khi đã được áp dụng trong các nghiên cứu về eWOM (Cheung et al.,
2008; Shu and Scott, 2014). Cụ thể, (Cheung et al., 2008) đã áp dụng mơ hình lý
thuyết này khi nghiên cứu hành vi trên các trang diễn đàn thảo luận, đồng thời (Shu
and Scott, 2014) cũng đã sử dụng để xem xét các nghiên cứu về truyền thông xã hội,
các chủ đề eWOM trên nền tảng mạng xã hội Internet. Đối với đề tài của nhóm nghiên
cứu, người sử dụng Podcast cũng sẽ trải qua các giai đoạn như mô hình nghiên cứu
giải thích. Qua trải nghiệm sử dụng Podcast, người dùng sẽ bắt đầu có những nhận
thức về thơng tin thông qua âm thanh, tiếp đến là đánh giá chất lượng, sự hữu ích của

thơng tin và cuối cùng là chấp nhận và sử dụng những thông tin ấy từ Podcast. Vì thế,
với nhiều sự tương đồng với các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mơ hình nghiên
cứu trong đề tài như là chất lượng thông tin, độ tin cậy của thơng tin, sự hữu ích của
thơng tin, , nhóm nghiên cứu cho rằng việc sử dụng lý thuyết mơ hình sự chấp nhận
thơng tin cũng được xem là phù hợp đối với đề tài nghiên cứu về xu hướng tiếp nhận
kiến thức từ Podcast. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giả thuyết sau:

H3: Chất lượng thông tin tác động đến Sự hữu ích thơng tin.
H5: Độ tin cậy thông tin tác động đến Sự chấp nhận thông tin.
H6: Sự hữu ích thơng tin tác động đến Sự chấp nhận thông tin.

1.2. Lý thuyết mơ hình xem xét kỹ lưỡng (Elaboration Likelihood Model - ELM)
Được phát triển bởi (Petty và Cacioppo, 1986), lý thuyết mơ hình xem xét kỹ lưỡng
(Elaboration Likelihood Model - ELM) là một dạng lý thuyết tâm lý học nhằm giải
thích tiến trình kép và thuyết phục nhận thức, thay đổi thái độ cá nhân. Bên cạnh đó, lý
thuyết này cịn chỉ ra quá trình thay đổi quan điểm của cá nhân, thái độ và hành vi của
họ sau khi trải qua quá trình xem xét về một sự việc, đối tượng cụ thể nào đó. Mỗi cá
nhân sẽ bị ảnh hưởng dựa trên những thông điệp mà họ nhận được từ q trình xem
xét. Những người nhận thơng điệp khác nhau sẽ có sự khác nhau về mức độ nhận thức.
Mơ hình xem xét kỹ lưỡng đã phát biểu rằng quan điểm và thái độ của một cá nhân

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

được rẽ thành hai “hướng” ảnh hưởng: hướng trung tâm (Central Route) và hướng
ngoại vi (Peripheral Route). Đối với hướng trung tâm, cá nhân chủ thể sẽ xem xét các
thông tin một cách chi tiết, cặn kẽ về một hiện tượng, đồng thời đánh giá mức độ liên

quan, với góc nhìn khách quan, tồn diện trước quyết định đưa ra phán xét. Khơng
những thế, cá nhân chủ thể với hướng chính yếu cũng sẽ chú trọng đến chất lượng
nguồn thông tin nhiều hơn. Với hướng ngoại vi, chủ thể sẽ có xu hướng dựa vào các
“tín hiệu” bên ngồi, chứ khơng phải dựa trên các đặc tính của nguồn thơng tin.

Mơ hình: Xem xét kỹ lưỡng (ELM)
Lý thuyết mơ hình xem xét kỹ lưỡng (ELM) đã được sử dụng nhiều trong các đề tài
nghiên cứu về quá trình tiếp nhận kiến thức có thể kể đến như: tiếp nhận kiến thức từ
cơng nghệ thông tin (Bhattacherjee & Sanford, 2006), tiếp nhận từ truyền miệng điện
tử - eWOM (Park & Kim, 2008), tiếp nhận từ các đánh giá trực tuyến (Cheung & cộng
sự, 2012). Trong số các bài nghiên cứu trên, chất lượng thơng tin và độ tin cậy của
thơng tin có tác động dương đến quan điểm, thái độ của người tiếp nhận thông tin
(Bhattacherjee & Sanford, 2006). Quan điểm cá nhân của chủ thể bị ảnh hưởng theo
trung tâm yếu hay hướng ngoại vi sẽ phụ thuộc vào năng lực và động cơ của chủ thể
khi họ phân tích vấn đề. Những chủ thể có năng lực và động cơ phân tích tốt là người
có khả năng xử lý, phân tích các nguồn thơng tin một cách tường tận và có xu thế bị
các đặc điểm định tính của hiện tượng tác động. Mặt khác, những chủ thể bị hạn chế

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

về khả năng phân tích thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi bên ngồi. Điển
hình như bối cảnh đề tài nghiên cứu về Podcast, người dùng tiếp nhận các thông tin và
kiến thức từ Podcast cũng sẽ bị ảnh hưởng theo hai hướng nói trên. Người dùng bị ảnh
hưởng theo hướng nào đều sẽ phụ thuộc vào việc họ nhận thức và xem xét về nội dung
kiến thức đó trên Podcast như thế nào, dựa trên giả thuyết chất lượng thông tin và độ
tin cậy của thông tin. Trong bối cảnh tiếp nhận kiến thức từ Podcast, mơ hình lý thuyết

xem xét kỹ lưỡng ELM đã giải thích quá trình chủ thể bị thuyết phục trong sự chấp
nhận thơng tin (Petty & Cacioppo, 1986). Qua những phân tích trên, nhóm tác giả đã
đề cập đến những khái niệm xuất hiện trong mơ hình nghiên cứu như: chất lượng
thơng tin, độ tin cậy thơng tin. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giả thuyết sau:

H1: Chất lượng thông tin tác động đến Độ tin cậy thông tin
1.3. Mối liên hệ giữa các lý thuyết theo bối cảnh nghiên cứu

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

2. Các khái niệm cơ bản

2.1. Chất lượng thông tin (Information Quality)
Chất lượng thông tin (Information Quality) là tập hợp các yếu tố mức độ chính

xác, liên quan vấn đề được nói đến và nội dung tin cậy của thông tin trong việc thu
được tiếp nhận kiến thức mục tiêu học tập và tránh các vấn đề do thông tin chất lượng
kém gây ra (Al-Sabawy, 2013). Mặt khác nghiên cứu (Wang and Strong, 1996) là một
khái niệm quan trọng đặc biệt là phù hợp nội dung của người truyền tải tất cả các đặc
điểm thông tin mang đến cho người sử dụng dùng để mục đích sử dụng cho việc học
tập . Ngồi ra về chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức
của người đọc thông tin về chất lượng của thông tin (e.g., Sussman & Siegal, 2003;
Zhang & Watts, 2008; Cheung et al., 2012).

Nhìn nhận chung về “ chất lượng thơng tin” định nghĩa trên đều có sự giống
nhau nhất định. Về mặt nghĩa chung của ba định nghĩa đều chỉ rằng thơng tin phải có

yếu tố chính xác nhất định, đem đến nội dung chất lượng phù hợp với người đọc tránh
các vấn đề thông tin kém chất lượng gây ra.

Tuy nhiên mỗi luận điểm đều mang cho mình sự riêng biệt nghĩa cho mình.
Thứ nhất về “chất lượng thơng tin” (Al-Sabawi, 2013) nhấn mạnh mức độ chính xác,
phải liên quan đến nội dung đề cập kiến thức, còn với (Wang and Strong, 1996) thì
chỉ nói rằng thơng tin phải phù hợp đặc điểm với nội dung cho người đọc, định nghĩa
của (e.g., Sussman & Siegal, 2003; Zhang & Watts, 2008; Cheung et al., 2012) thì chỉ
ra chất lượng thông tin là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến cái nhìn sâu của người đọc.

Theo đề tài nghiên cứu thì định nghĩa của (Al-Sabawi, 2013) sẽ được chọn để
định nghĩa cho “ chất lượng thông tin”, định nghĩa thể hiện được mức độ chính xác
nhất định và vấn đề như tiếp nhận kiến thức từ Podcast nội dung phải tin cậy trong
việc tiếp thu được kiến thức mục tiêu học tập và tạo được cho người đọc hứng thú hơn
hoặc dễ dàng chọn lọc nội dung để nghe, đọc. Ngoài ra tránh xảy ra các thông tin kém
chất lượng. Đối với việc chấp nhận kiến thức từ Podcast phải có một lượng thông tin
chất lượng điều này sẽ tạo điểm nhấn cho người đọc,nghe có cái nhìn ấn tượng và họ
sẽ dễ dàng ghi nhận thông tin kiến thức từ Podcast. Chốt lại qua ba khái niệm trên,

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

khái niệm của (Al-Sabawi, 2013) được xem là phù hợp nhất với bối cảnh đề tài
nghiên cứu tiếp nhận kiến thức Podcast. Vì ngày nay khối lượng thông tin ngày càng
không chất lượng khiến người tiêu dùng khơng cịn hứng thú đọc tin trên các web như
ngày nay tuy nhiên Podcast lại mang đến cho người dùng với một lượng thông tin chất
lượng, chọn lọc ra những người có ảnh hưởng mà người nghe có thể n tâm và tin

tưởng, cung cấp thơng tin chính xác và giảm độ rủi ro thơng tin kém gây ra, cho nên
định nghĩa (Al-Sabawi, 2013) hoàn toàn phù hợp với khái niệm qua bối cảnh đề tài
nghiên cứu này.

2.2. Độ tin cậy thông tin ( Information Credibility)
Độ tin cậy của thông tin được cho rằng là mức độ mà người tiêu dùng cảm nhận

được kênh thông tin họ lựa chọn là đáng tin cậy McKnight, D. H., & Kacmar, C. J.
(2007, August). Bên cạnh đó, đối với Song et al (2021) đã chỉ ra rằng độ tin cậy của
thông tin được định nghĩa là người tiêu dùng nhận thức được tính xác thực, tính tin cậy
của thơng tin bởi các đánh giá trên các phương tiện truyền thông trước đó. Một góc
nhìn khác mà Cox D, Cox JG, Cox AD (2017), Khan IU, Yu Y, Hameed Z, Khan SU,
Waheed A (2018) mang đến, họ cho rằng độ tin cậy của thông tin là một cấu trúc dựa
trên nhận thức của khán giả, được đặc trưng bởi sự đánh giá chủ quan của khán giả khi
ra quyết định lựa chọn.

Từ ba định nghĩa về khái niệm của biến “độ tin cậy thông tin” (Information
Credibility), có thể thấy điểm đồng điệu của ba khái niệm trên đều cho rằng độ tin cậy
thông tin là một hành vi mang tính chủ quan khi đưa ra quyết định lựa chọn kênh
thông tin của người tiêu dùng. Khán giả có thể cảm nhận được,đo lường được, tùy vào
mục đích người tiêu dùng sẽ quyết định lựa chọn kênh thông tin khác nhau.

Tuy nhiên mỗi khái niệm sẽ chỉ ra một luận điểm nổi bật riêng biệt, McKnight,
D. H., & Kacmar, C. J. (2007, August) nhấn mạnh rằng độ tin cậy thông tin là mức độ
người tiêu dùng cảm nhận thông tin mà họ tiếp xúc là đáng tin cậy. Mặt khác, luận
điểm mà Song et al (2021) đưa ra luận điểm rằng danh tiếng mà kênh thông tin mang
lại sẽ là yếu tố tiên quyết để chạm đến quyết định của người tiêu dùng về việc lựa chọn

13


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

kênh thông tin. Mặt khác,Cox D, Cox JG, Cox AD (2017), Khan IU, Yu Y, Hameed Z,
Khan SU, Waheed A (2018) cho rằng độ tin cậy thông tin sẽ quyết định thông qua sự
đánh giá mang tính chủ quan của khán giả khơng bị phụ thuộc bởi danh tiếng trước đó
hay các yếu tố bên ngoài tác động.

Khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn Podcast- nơi chia sẻ thông tin qua âm
thanh, họ sẽ thông qua quyết định khách quan của bản thân hoặc bị các yếu tố bên
ngoài tác động khi đưa ra lựa chọn. Để chọn được kênh thông tin xác thực, khách hàng
sẽ lựa chọn dựa trên mức độ danh tiếng hay đánh giá của những khán giả đi trước trên
các nền tảng truyền thông. Đối với định nghĩa Song et al (2021) mang lại đã nhấn
mạnh được định nghĩa “độ tin cậy của thông tin” mang đến phù hợp với bối cảnh tiếp
nhận thơng tin thơng qua Podcast.

2.3. Tính hữu ích của thông tin (Information Usefulness)
Tính hữu ích thơng tin ( Information Usefulness) được định nghĩa là mức độ

mà người đọc có thể tiếp nhận được thơng tin có giá trị (Cheung và cộng sự, 2008;
Sussman & Siegal, 2003). Bên cạnh đó sự hữu ích thơng tin cịn là tiềm năng nâng cao
hiệu suất cho công việc khi cung cấp thông tin hữu ích cho người tiêu dùng (Bailey và
Pearson 1983). Một góc nhìn khác hữu ích thơng tin là sự tin tưởng của người tiêu
dùng, nhằm đáp ứng nhu cầu mức độ và tạo nên một bối cảnh đáng tin cậy (Kelton et
al, 2008).

Ba định nghĩa về “ sự hữu ích thơng tin” nói trên có nhiều sự tương đồng. Cả ba
khái niệm trên đều cung cấp một lượng thông tin mức độ cần thiết đến cho người đọc
sử dụng trên nền tảng kiến thức đa dạng. Trái lại sự tương đồng cả ba định nghĩa này

mang cho mình sự khác biệt về từng nghĩa hữu ích thơng tin.

Đối với định nghĩa của (Cheung và cộng sự, 2008; Sussman & Siegal, 2003) ,
về sự hữu ích thông tin nhấn mạnh việc cung cấp những thông tin có giá trị đến người
đọc. (Bailey và Pearson 1983) đưa ra quan điểm rằng sự hữu ích thơng tin không
những mang lại cho người đọc cảm giác thông tin tin cậy mà còn giúp họ nâng cao

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

hiệu suất trong công việc. Cuối cùng nghiên cứu (Kelton et al, 2008) nhấn mạnh chỉ
thông tin đáng tin cậy tạo nhu cầu đáp ứng cho người đọc tin tưởng hoàn toàn.

Đến cuối cùng mỗi khái niệm đều mang cho mình một ý nghĩa riêng. Tuy nhiên
với đề tài nghiên cứu chấp nhận kiến thức từ Podcast thơng qua khái niệm về “ hữu ích
thơng tin” của (Cheung và cộng sự, 2008; Sussman & Siegal, 2003) phù hợp với bối
cảnh đề tài nghiên cứu này. Bởi vì Podcast là một chuỗi tập thơng tin âm thanh và
video trong đó chứa những nội dung như cuộc sống, giáo dục, xã hội đặc biệt hơn
người nghe lại muốn một thơng tin vừa hữu ích và tin cậy. Do đó định nghĩa này mang
yếu tố quan trọng xuyên suốt khi người đọc tiếp cận những nội dung kiến thức đa dạng
từ Podcast.

2.4 Sự chấp nhận thông tin ( Information Adoption )
Việc tiếp nhận thông tin là mức độ mà người tiêu dùng chấp nhận nội dung có ý

nghĩa, sau khi người dùng đánh giá mức độ hợp lệ của nó ( Stephanie A. Watts & Wei
Zhang, 2008). Không những thế, được đề cập là mức độ mà người tiêu dùng chấp

nhận những thông tin thúc đẩy bản thân họ mua sản phẩm (Coursaris và Van Osch
(2016) và Sussman và Siegal (2003). Bên cạnh đó, sự chấp nhận thơng tin cịn được
định nghĩa với một hàm ý khác so với các tác giả ở trên, nó là một hoạt động nổi bật
mà người dùng có thể tìm thấy thơng tin thơng qua hoạt động đó. (Cheung et al.
(2008)).

Ba định nghĩa về “sự chấp nhận thơng tin ” nói trên xuất hiện nhiều điểm đồng
nhất nhất định. Cả ba định nghĩa đều chỉ ra sự chấp nhận thông tin là hành vi người
tiêu dùng tiếp nhận thơng tin mà họ tìm kiếm được dựa trên một hoạt động hoặc hành
vi tác động đến bản thân. Mặc dù thế, mỗi khái niệm cũng có những sự khác biệt về
mỗi khía cạnh của sự chấp nhận thông tin .

Đối với khái niệm của (Stephanie A. Watts & Wei Zhang, 2008), sự chấp nhận
thông tin nhấn mạnh về nội dung có ý nghĩa, sau khi người dùng đánh giá mức độ hợp
lệ của nó. Mặt khác, sự chấp nhận thông tin được nhắc tới là hoạt động mà thơng qua
đó có thể thúc đẩy q trình mua hàng (Coursaris và Van Osch (2016) và Sussman và
Siegal (2003)). Đặc biệt, cuối cùng là Cheung et al. (2008), sự chấp nhận thông tin là

15

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

thông tin được tìm kiếm thơng qua một hoạt động nổi bật nào đó. Nhìn chung, khái
niệm của (Stephanie A. Watts & Wei Zhang, 2008) là khái niệm chỉ ra được rõ nét
nhất về sự chấp nhận thông tin , nhấn mạnh được rằng thơng tin đó phải thực sự mang
ý nghĩa để người dùng mới có thể chấp nhận được, khác biệt về ngữ cảnh so với hai
khái niệm còn lại, mang hàm ý bao quát hơn và không nhất thiết phải đặt trong một
quá trình mua hàng hay một hoạt động nổi bật nào cả. Khi sử dụng Podcast, sự chấp

nhận thơng tin được xem là việc mà người dùng địi hỏi phải hiểu được ý nghĩa của
những nội dung mà Podcast truyền tải, đánh giá những nội dung đó là đúng đắn với
bối cảnh của đề tài Podcast. Vì thế, khép lại ba khái niệm, khái niệm của (Stephanie A.
Watts & Wei Zhang, 2008) được xem là phù hợp nhất đối với bối cảnh đề tài kiến thức
về Podcast vì đã nêu rõ được nội dung tiếp nhận thông tin từ Podcast.

2.5. Thành tựu học thuật (Adoption Achievement)
Thành tựu học thuật dường như là một đáp án gần như không thể thiếu đối với

các học viên đang theo học ở một lĩnh vực học nào đó, theo như Crow & Crow ( 1969)
định nghĩa là mức độ mà người học thu được lợi ích từ các hướng dẫn trong một lĩnh
vực học thuật nhất định, còn (Akram & Mahmood, 2010; Kadison & Geronimo, 2004)
cho rằng thành tựu học thuật là thước đo và được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự
thành cơng của người học và thành tựu đó có thể dự đoán cơ hội việc làm và sự nghiệp
tương lai của một cá nhân, bên cạnh đó Rothman & McMillan,2003 định nghĩa thành
tựu học thuật là trọng tâm của việc học và sẽ gắn với các kết quả lâu dài. Có thể thấy
được các khái niệm từ thành tựu học thuật được nêu trên đều có quan điểm cho rằng
thành tựu học thuật là thước đo để đánh giá mức độ kiến thức có được từ học viên.
Tuy nhiên với Crow & Crow ( 1969 ) cho rằng thành tựu học thuật còn phản ánh mức
độ mà kỹ năng hoặc kiến thức đã được truyền đạt cho học viên, còn (Akram &
Mahmood, 2010; Kadison & DiGeromino, 2004 ) cho rằng thành tựu học thuật không
chỉ là sự thành công của học viên mà nó cịn có thể dự đốn cơ hội việc làm và sự
nghiệp học tập trong tương lai của một học viên, Rothman&McMillan,2003 chỉ cho là
thành tựu học thuật sẽ liên kết kết quả lâu dài khác.

16

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


Trong sự đổi mới và phát triển hiện đại thành tự học thuật rất quan trọng đối với
nền tri thức hiện nay. Có rất nhiều nguồn tri thức khác nhau, chấp nhận kiến thức từ
các kênh Podcast cũng trở nên rất cần thiết đến người học, và định nghĩa của Crow &
Crow ( 1969) “ Thành tựu học thuật là mức độ mà r học thuật nhất định “ đã thể hiện
rõ nét và gần nhất với đề tài nghiên cứu về những kiến thức mà người học sẽ nhận
được là bao nhiêu và việc tiếp nhận ấy đã mang lại những lợi ích gì cho người học ở
một lĩnh vực học đặc biệt là kiến thức học từ các kênh Podcast, vì vậy thành tựu học
thuật là phản ánh được lượng kiến thức và những kiến thức đó và đã mang lại gì cho
người học.

2.6. Nhu cầu thông tin (Information Needs)
Trong sự phát triển và đổi mới của nền tri thức hiện đại nhu cầu thông tin nhận

được ngày càng tăng lên, đặc biệt với sự tiếp cận kiến thức từ các kênh podcast.
(American Library Association, 1989, p. 1) đã định nghĩa rằng nhu cầu thông tin là tập
hợp các khả năng mà các cá nhân có thể biết được khi nào thơng tin cần thiết và sử
dụng thơng tin có hiệu quả ,(Belkin, Oddy and Brooks 1982) thì cho rằng nhu cầu
thơng tin là sự khơng đầy đủ hoặc là sự thiếu sót kiến thức của một cá nhân. Cả hai
định nghĩa đều đề cập đến việc nhu cầu thông tin là điều không thể thiếu với tiếp nhận
kiến thức và American Library Association, 1989, p. 1 thì mơ tả về việc sử dụng thơng
tin có hiệu quả trong khi (Belkin, Oddy and Brooks 1982 đề cập đến việc khi có nhu
cầu thơng tin là khi có sự thiếu sót kiến thức của một cá nhân.

Định nghĩa của (American Library Association, 1989, p. 1) đã nhắc đến chấp
nhận các thông tin cần thiết và việc sử dụng thông tin hiệu quả, định nghĩa này đã thể
hiện rõ được ý nghĩa của đề tài nghiên cứu hướng đến, số lượng các kênh Podcast trên
các nền tảng không phải quá nhiều tuy nhiên lượng thông tin và kiến thức trên các
kênh Podcast cũng khơng ít. Từ đó, sau khi nghe Podcast người nghe có rất nhiều vấn
thơng tin phải nạp vào, chủ đề nghiên cứu này chỉ ra được ý nghĩa của nhu cầu thông

tin cũng như việc sử dụng thơng tin một cách có hiệu quả nhất. Nhu cầu thông tin gần
như được xem như là sự cần thiết vì thính giả phải liên tục cập nhật và chọn lọc thông

17

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

tin được nạp vào có như vậy thì kiến thức mới có sự nâng cấp và phát huy đối với thời
đại phát triển nhanh chóng như hiện nay.

3. Các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu
Để làm rõ các yếu tố và mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu, mục này sẽ chủ

yếu trình bày và lập luận các giả thuyết liên quan đến các khái niệm và yếu tố.

Mơ hình nghiên cứu
3.1. Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin (Information Quality) và Độ tin cậy
thông tin (Information Credibility)

Chất lượng thông tin (Information Quality) là tập hợp các thơng tin chính xác,
liên quan mật thiết tới vấn đề được nói đến và nội dung tin cậy của thông tin trong việc
thu được tiếp nhận kiến thức mục tiêu học tập và tránh các vấn đề do thông tin chất
lượng kém gây ra (Al-Sabawy, 2013). Chất lượng thông tin rõ ràng,rành mạch sẽ giúp
cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về những kiến thức mới,những kênh thông tin đã lựa
chọn. Để đảm bảo khi khán giả tiếp nhận được lượng thơng tin mới, thì bên cạnh chất
lượng thơng tin đó mang đến cịn phải chú ý đề cập đến sự xác thực, độ tin cậy của
thông tin.Đối với Song et al (2021) đã chỉ ra rằng độ tin cậy của thông tin được định


18

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nghĩa là người tiêu dùng nhận thức được tính xác thực, tính tin cậy của thông tin bởi
các đánh giá trên các phương tiện truyền thơng trước đó.

Thông qua các bài nghiên cứu về việc chứng minh mối quan hệ giữa chất lượng
thông tin và độ tin cậy thông minh. Khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn kênh
thông tin để tiếp thu được những kiến thức mới, họ phải xác định được chất lượng
thông tin mang đến và độ tin cậy của thông tin ấy.Với sự phát triển nhanh chóng của
cơng nghệ truyền thơng hiện nay, hầu hết mọi người đều có quyền tự do ngôn luận
trực tiếp thông qua các nền tảng chia sẻ thông tin trên Internet. G. Jiang et al đã cho
rằng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn bất kì kênh thơng tin nào họ sẽ xem xét
về độ đánh giá độ tin cậy của các thông tin ấy trên các nển tảng truyền thơng trước đó.
Nếu đánh giá về mức độ tin cậy của thông tin cao,đồng nghĩa với việc họ sẽ xem tin
đó là chất lượng. Ngược lại, nếu khán giả nghi ngờ về độ đánh giá trước đó, họ sẽ nghi
ngờ về độ tin cậy cũng như chất lượng thông khi đưa ra quyết định. Tương tự với
quan điểm trên, Li, R., & Suh, A. (2015) đã cho rằng ở khía cạnh là các tổ chức thì độ
tin cậy thơng tin được đánh giá qua nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Facebook. Chất
lượng thông tin chính xác và khách quan khi mà lượng thơng tin đó được đánh giá,cảm
nhận thơng qua cơng thức điển hình là phong cách trình bày thơng điệp chính mà
lượng thông tin ấy mang đến.

Trong bối cảnh Internet phát triển hiện nay, có rất nhiều loại thơng tin khác
nhau trên mạng xã hội. Đối với khía cạnh Podcast- nền tảng chia sẻ thông tin qua âm
thanh . Khi người nghe quyết định lựa chọn tiếp nhận lượng kiến thức mới từ Podcast
truyền tải. Họ phải đảm bảo chất lượng thơng tin đó mang đến phải có độ tin cậy cao.

Họ sẽ thơng qua quyết định khách quan của bản thân hoặc bị các yếu tố bên ngoài tác
động khi đưa ra lựa chọn. Để lượng thông tin sắp tiếp nhận mang lại một giá trị gì đó
riêng biệt đối với bản thân khán giả thì họ mới có ý định sử dụng ,họ sẽ chủ động tham
khảo qua các nền tảng truyền thơng trước đó rồi mới đưa ra quyết định. Nếu các đánh
giá khách quan về độ tin cậy của thông tin cao thì đồng nghĩa với việc chất lượng
thơng tin ấy sẽ thực sự phù hợp với khán giả.

Dựa vào những cơ sở lập luận ở trên, giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng
thơng tin và thơng tin hữu ích được phát biểu như sau:

19

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

H1: Chất lượng thơng tin tác động tích cực tới Độ tin cậy thông tin.

3.2. Mối quan hệ giữa Chất lượng thông tin (Information Quality) và Thành tựu
học thuật (Academic Achievement)

Chất lượng thông tin ( Information Quality ) là tập hợp các yếu tố thơng tin chính xác
và liên quan đến các nội dung được thể hiện, chất lượng thông tin rõ ràng sẽ mang lại
cho người dùng hiểu rõ hơn về những kiến thức ( AI-Sabawy,2013). Bên cạnh đó,
Thành tựu học thuật (Academic Achievement) lại là mức độ người học thu được lợi
ích từ các lĩnh vực kiến thức (Crow & Crow ( 1969). Sự ảnh hưởng và liên quan đến
của chất lượng thông tin tốt sẽ mang lại thành tích cao. Trong bài nghiên cứu
Telematics and Informatics Reports mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và thành
tựu học thuật đã thể hiện chất lượng thông tin tốt đã tác động tích cực và có ý nghĩa
đến thành tựu học thuật, dường như chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng dự đốn

thành tích học thuật.

Trong sự phát triển liên tục như hiện nay, trong nền tảng Podcast người dùng sẽ được
nhận được nhiều kiến thức, bài nghiên cứu (Telematics and Informatics Reports) đã
cho biết ngày nay các nền tảng kiến thức là một công cụ hỗ trợ học tập, tuy nhiên
lượng thông tin tốt sẽ mang lại hiệu quả cho người dùng tiếp nhận kiến thức thông qua
Podcast. Một số người dùng tiếp nhận thông tin từ Podcast và họ tìm kiếm các kênh để
nghe tuy nhiên nếu như chất lượng từ các kênh Podcast không tốt thì sẽ làm lượng
kiến thức họ nhận được khơng chất lượng ảnh hưởng mạnh đến việc sử dụng thông tin
kiến thức vào lĩnh vực nào đó. Từ đó, khơng mang lại kết quả và thành tích học thuật
bị ảnh hưởng rất. Trái lại nếu chất lượng thông tin rõ ràng cụ thể chính xác thì việc
tiếp nhận đó sẽ giúp người dùng trở nên tốt hơn, kết quả mang lai6 hiệu quả cao đi
kèm theo thành tựu học thuật cũng tốt hơn đáng kể.

Dựa và giả thiết và phân tích mối quan hệ giữa chất lượng thơng tin và thành tựu học
thuật được thể hiện như sau:

H2: Chất lượng thơng tin có tác động tích cực đến thành tựu học thuật.

20

Downloaded by tran quang ()


×