Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đề bài hãy phân tích và làm rõ truyền thống hiếu học của người việt nam từ đó, vận dụng truyền thống đó vào thời kỳ hội nhập văn hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.99 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

VĂN HĨA VIỆT NAM

Tên đề bài: Hãy phân tích và làm rõ truyền thống Hiếu học của người
Việt Nam. Từ đó, vận dụng truyền thống đó vào thời kỳ hội nhập văn hóa

hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn: Gv. Nguyễn Thị Hoa
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trang Nhung
Mã sinh viên: A34672

Năm học 2022 - 2023

1

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn - cô Nguyễn Thị Hoa đã giảng
dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc
chắn bài tiểu luận sẽ có những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ


xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng nhóm đã đồng hành và hỗ trợ em trong
khoảng thời gian học.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ mạnh khỏe và thành cơng.
Em xin chân thành cảm ơn!

2

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đều biết, Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa. Trong lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã sáng tạo nên những sản
phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị góp phần vào sự phát triển văn hóa của thế
giới. Một trong số các giá trị văn hóa phi vật thể được hình thành từ cách đây hàng ngàn
năm và được truyền lại cho đến tận ngày nay là tính hiếu học. Tính hiếu học cùng với các
đức tính khác (như lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý
thức cộng đồng, lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, cần cù, sáng tạo, tinh tế trong
ứng xử, giản dị trong lối sống) là những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản và là di sản
tinh thần vô giá của người Việt Nam. Theo Cao Xuân Hạo, người Việt Nam thường rất tự
hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc; người nước
ngồi cũng rất sẵn sàng thừa nhận đức tính này của dân ta [2]. Để tạo động lực to lớn cho
sự phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc
tế, chúng ta cần nhận thức và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tính
hiếu học.


3

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
MỤC LỤC...........................................................................................................................4

1. Khái quát chung ...................................................................................................5
1.1. Khái niệm của truyền thống hiếu học..........................................................5
1.2. Biểu hiện của truyền thống hiếu học............................................................5
1.3. Mức độ và cách học .......................................................................................6

2. Truyền thống hiếu học của người Việt Nam trong lịch sử ...............................7
3. Truyền thống hiếu học ngày nay của người Việt Nam ........................................11
4. Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học trong điều kiện phát triển nền kinh tế
tri thức hiện nay .............................................................................................................12
KẾT LUẬN .......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................17

4

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611


1. Khái quát chung
1.1. Khái niệm của truyền thống hiếu học
Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã

trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt,
(Nxb KHXH, H, 1994) truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học
hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.

1.2. Biểu hiện của truyền thống hiếu học
Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu
biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt
đời. Bởi sự học như chiếc thang khơng nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền
ngược dịng, chỉ có tiến lên phia trước mà khơng được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa
với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế
tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ
và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng
là một điều bắt buộc. Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết
chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm
dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học
của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An,
Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Q Đơn, Hồ
Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam…
Cùng khơng ít dịng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi
trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ
biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của
trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:
- Kho vàng không bằng một nang chữ (nang là túi đựng)
- Người không học như ngọc không mài


5

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Từ đó hình thành đạo lý tơn sư trong đao “kính thầy mới được làm thầy”.Thậm chí
trong tam cương, người xưa cịn đặt người cha tinh thần trước người cha đẻ của mình (Quân
- Sư - Phụ). Nhưng nếu Nho giáo coi hiếu học và cầu thị là 2 phẩm chất quan trọng của
một người trí thức, coi việc học chủ yếu là học chữ Thánh hiền thì giống với quan niệm
của dân gian (học ăn học nói học gói học mở),người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa Nguyễn
Trãi đã chỉ ra rằng, sự học là nguồn cội của tất thẩy những thành cơng dù đó là nghề gì, dù
người ấy là ai: “Nên thợ nên thầy vì có học. Có ăn có mặc bởi hay làm”.

Như vậy, làm nghề gì cũng cần học. Có học mới tinh thơng nghề nghiệp bởi “nghề
nào cũng có trạng nguyên” (Từ Hy Thái Hậu).

1.3. Mức độ và cách học
Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để sáng
tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới sự sáng tao.
Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học. Người hiếu học phải là người luôn đề
cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và học khôn từ thực tiễn cuộc sống,
với nguyên tắc: học đi đôi với hành. Vẫn biết, học ở nhà trường là rất quan trọng vì cơ bản
và hiệu quả nhưng muốn thành đạt, đặc biệt là muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự
học, đặc biệt phải chăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay
xa được đều do đọc sách mà có. Danh vị cao nhất: trạng nguyên chỉ dành cho những ai
ham học hỏi. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu:
“Khơng có gì thú bằng đọc sách
Không gì cần bằng kiếm tiền ni con.”

Cịn Đỗ Phủ - một trong 3 nhà thơ lớn đời Đường, từ kinh nghiệm của mình đã viết:
“Sách đọc muôn ngàn cuốn
Hạ bút như có thần.”
Như thế đủ thấy ý nghĩa quan trọng của việc học và tầm quan trọng của hành vi ham
đọc sách đối với việc thành đạt của một con người.
Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong khi Tổ
quốc lâm nguy, thì hiếu học gắn với sự phát triển của đất nước trong những năm tháng hòa

6

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

bình. Dĩ nhiên, các vị tướng tài trên chiến trận cũng là những người chịu học, khơng ít
người cịn văn võ song toàn.

Trong “thế giới phẳng” hiện nay, muốn đồng hành cùng nhân loại, dân tộc Việt Nam
không thể không phát huy truyền thống hiếu học, để trở thành công dân quốc tế mỗi người
Việt Nam không thể không ham học.

Vì sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành cơng, giúp cho xã hội hưng
thịnh, làm cho gia đình “đỏ ngành xanh ngọn”, là cơ sở để con người có thể trở nên tử tế.

Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó ln gắn với sự phát
triển bền vững. Không phải vô cớ mà người xưa đã tổng kết:

“Phi thương bất phú (khơng bn bán thì khơng giàu)
Phi trí bất hưng (Khơng có trí tuệ thì khơng hưng thịnh - không phát triển bền vững)
Phi công bất tài (không nghề nghiệp thì khơng có tài - khơng có cơ hội thể hiện được

tài năng)”
2. Truyền thống hiếu học của người Việt Nam trong lịch sử
Tìm hiểu lịch sử giáo dục VN, chúng ta dễ dàng nhận biết dân tộc VN mình có
truyền thống hiếu học từ lâu đời.
Thời ngàn năm Bắc thuộc, ơng cha chúng ta vừa kiên trì chống đơ hộ PK phương
Bắc, vừa khắc phục khó khăn để tiếp thu tinh hoa VH của nhân dân TQ. Nhờ đó, tuy trong
tình bị đơ hộ, bị kìm hãm và đồng hóa, nhưng khơng bị lạc hậu bởi chính sách cai trị bóc
lột và ngu dân của các thế lực PK phương Bắc. Nhờ sự hiểu biết, và quyết tâm giành lại
chủ quyền, ý thức gìn giữ VH dân tộc, nên dân tộc ta không bị mất đứt chủ quyền trong
thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc.
Hai Bà Trưng từng gìanh lại chủ quyền, được nhân dân tơn lên làm vua, đóng đơ ở
Mê Linh vào năm 40-43. Lí Bi lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đuổi quân Lương, lập nước
Vạn Xuân thơì tiền Lý (544-602), kéo dài 58 năm. Mai Hắc Đế khởi nghĩa đuổi nhà Đường
ra khỏi nước ta, chiếm lại thành Tống Bình (Hà Nội), giành lại chủ quyền. Chiến thắng
trận Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập chủ quyền của
dân tộc ta.

7

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Đến thời nhà Lý, ý thức được giá trị của tri thức, vua Lý Nhân Tông cho xây QTG
năm 1076, (được xem là trường đại học đầu tiên) để đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ đó
về sau nền giáo dục, ngày càng được kiện tòan và phát triển. Tuy nhiên cũng có thời kỳ bị
khủng hồng và suy thóai. Vì sự biến động của đất nước, vì chiến tranh xâm lược và khủng
hỏang KT-CT.

Gương hiếu học, để lại nhiều hiền nhân, được thế giới đương thời thán phục. Mạc

Đỉnh Chi được xem là lưỡng quốc trạng nguyên, trạng trình Nguyễn Bĩnh Khiêm được TQ
thán phục là nhà thông thái (An Nam lý số hữu trình tuyền), nhà mưu lược Nguyễn Trãi,
nhà bác học Lê Q Đơn.

Truyền thống hiếu học, hình thành đức tính cầu học, cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái
mới, cái tiến bộ từ bên ngịai. Từ đó hình thành tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, “Không thầy
đố mày làm nên, Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Khi lịch sử diễn ra cuộc tiếp xúc Đông-Tây, rất tiếc các thế lực PK bào thủ, chủ trương
đóng cửa với bên ngồi, cùng với chiến tranh xâm lược làm cho sự học của dân mình bị
chựng lại trong một thời gian dài. Chúng ta khâm phục trong hịan cảnh ấy, cũng có nhiều
hiền tài xuất hiện, sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như: Phan Thanh
Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh. Đặc biệt Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng
và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp. Thời thực dân phong kiến,
Nguyễn Mạnh Tường trong 02 năm, đỗ 02 bằng TS bên nước Pháp, tới nay kỷ lục này chưa
ai vượt qua. Thời kháng chiến chống Mỹ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa cải tiến vũ khí do Liên Xơ
viện trợ, bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, gây ngỡ ngàng thán phục cho hai cường quốc Xô-
Mỹ. Mới đây GS Ngô Bảo Châu đạt Huy chương Fields về Toán học, làm rạng danh (tương
đương giải Nobel) truyền thống hiếu học Việt Nam.

Những tấm gương hiếu học vượt khó trong lịch sử Việt Nam
Nguyễn Khuyến

Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3
kỳ thi.Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người
cực kỳ hiếu học.Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh
khóa trên và thuộc làu làu từng bài một.Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học.Cha của
Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn.Ông đã mua tập giấy và
bút để cho cậu bé học hành.Không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.Từ đó Nguyễn
Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập.Cậu học đến quên ăn,quên


8

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

ngủ,một ngày có thể học thuộc cả mây chục trang.Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học
gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày,còn buổi đêm lại thiếu ánh sang.Bằng lòng
hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.Thế nhưng
trăng thì có đêm tỏ đêm mờ.Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu
thấy lá vàng rơi lả tả.Từ đó nãy ra ý định đơt lá để dùng ánh lửa đọc sách.Từ lòng hiếu
học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành cơng nhờ học tập,..

Nguyễn Quan Quang
Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu,những thế hệ tài

năng đầu tiên của nước Việt Nam ta.Và để có được thành quả như thế bản thân những con
người ây khơng thể thiếu đi lịng hiếu học.Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang - người Tam
Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.Từ nhỏ gia đình ơng thuộc diện nghèo khó nhất
vùng,nhà cịn khơng đủ gạo để mà ăn.Thì lấy đâu ra tiền để đi học.Thê nên cứ mỗi buổi
mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ.Thì cậu bé nghèo lại lân la ngồi cửa lớp
để học lỏm chút kiến thức.Tập vở của cậu là nền nhà,còn bút viết là miếng gạch non.Cứ
thể ước muốn hiếu học luôn thôi thúc trong người cậu bé Quang từng ngày.Một ngày nọ
thầy đồ tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp.Ấn tượng bởi sự nghiêm
túc và lòng hiếu học.Thầy đã nhận Quang vào lớp và biết được rằng đây là một đứa trẻ
giỏi,nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài .Sau đó quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng
thơng minh học một biết mười. Ơng dự kỳ thi Hương, đỗ ln giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội
lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành
Trạng nguyên.


Nguyễn Hiền
Là vị trạng nguyên đầu tiên,đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.Dù

nhỏ tuổi nhưng lại được những thành công như vậy khiến chúng ta khơng thể khơng nể
phục lịng hiếu học của ông.Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng thuộc diện khó
khăn.Khi cha ơng mất sớm.Ơng sống cùng với mẹ ở một ngơi chùa.Vì là chủ cả gia đình,nên
mẹ ơng phải làm rất nhiều cơng việc để lo cho gia đình.Cịn Nguyễn Hiền khi ấy là một
cậu bé tư chât thông minh,ơng thường khơng có nhiều bạn cũng như khơng ham chơi.Mà
chỉ ln u thích tìm tịi việc học,ơng thường lân la ở các lớp học trong làng,để có cơ hội
tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa,sách vở.Vốn trời phú,thông minh lanh lợi.Nguyễn Hiền

9

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

học 1 thì lại biết 10.Chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa.Thậm
chí cịn giỏi hơn cả các đàng anh khóa trên.Kiến thức Nguyễn Hiền un bác,rộng lớn ai
hỏi gì cũng đối đáp thơng minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải
gọi ông là ‘’thần đồng’’.Năm 1247, khi vừa trịn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn
Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Mạc Đĩnh Chi
Những người đỗ đạt trạng nguyên,đứng đầu khoa cử,và ghi tên trên bảng vàng đã

là một vẻ vang lớn.Thế nhưng trong lịch sử Việt Nam cịn có ghi chép lưu truyền về một vị
trạng nguyên với tấm gương hiếu học tuyệt vời.Không chỉ là trạng nguyên của nước
Việt.Mà còn là ‘’Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’’(Trạng nguyên của cả Trung Hoa xưa và
Đại Việt).Danh hiệu này được phong tặng vì sự thơng minh và hiểu biêt sâu rộng của ông

trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã khiến cả triều đại nhà Thanh phải ngã mũ kính
phục.Ít ai biết rằng tuổi thơ của ơng khá cơ cực,khi cha mất sớm,để lại ông cùng mẹ tiếp
tục sống trên cuộc đời nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống
hàng ngày. Mẹ ơng chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ vì
thấy được tấm lịng hiếu học của con trai.Khơng phụ lịng mong mỏi ấy Mạc Đĩnh Chi ra
sức học hành,ngay cả khi gánh cũi đi bán ơng vẫn đem bên mình cuốn sách để nghiền
ngẫm những nội dung khó.Khơng có tiền mua sách thì mượn thầy,mượn bạn học.Buổi đêm
khơng có đèn hay nên để học thì ơng đốt lá,cũi để học bên ánh lửa.Với nghị lực hiếu học
phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa
thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội ngun, thi Đình, ơng đỗ Trạng ngun.

Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử.Vốn tư chất thơng minh cùng với
tính hiếu học,ơng đã tìm tịi và học hỏi được rất nhiều thứ hay.Bản thân ơng cũng là đứa
trẻ năng động.Ơng đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng.Như
là lấy quả bưởi làm bóng để đá cịn có cả thả diều, câu cá, bẫy chim.Vừa vui chơi nhưng
lại vừa hiếu học.Trịn 20 tuổi ơng đã sở hữu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp
vùng.Năm 1463 Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi.Và được vua tin yêu,
giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngồi.Vốn bản tính
ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.ơng hiểu biết sâu rộng, trở thành một

10

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nhà bác học khá tồn diện.Ơng dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân)
tiến lên phép bình phương, cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), hệ thống
đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo ...), tốn đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)...


3. Truyền thống hiếu học ngày nay của người Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc ra đi, Người đã căn dặn mang tính khẳng định rằng:

Nước Việt Nam mình có sánh vai được cùng các cường quốc năm châu hay không, là nhờ
phần lớn công lao học tập của các em.

Trong công cuộc Đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định GD là quốc sách
hàng đầu. Chính phủ ngày càng chú trọng đầu tư phát triển GD. Đề án phát triển GD của
VN từ đây tới năm 2020 sẽ đào tạo 20.000 TS có trình độ ngang tầm quốc. Để khắc phục
tình trạng chảy máu chất xám, nhân tài ngày càng được trọng dụng. Đó là cơ hội cho người
hiếu học và ham học. Phong trào đổi mới PPDH đang tích cực ứng dụng , để nền GD của
chúng hội nhập ngang tầm sự phát triển của thế giới.

Thực tế cho thấy, những người có thành tích học tập tốt và xuất sắc, là nhờ phát huy
được truyền thống hiếu học. Danh sách HS đỗ thủ khoa vào đại học năm 2012, chủ yếu là
những HS có hịan cảnh khó khăn, nhưng biết vuợt khó, có ý chí tự học, có phương pháp
học tập đung đắn, chọn nghề phù hợp với năng khiếu và khả năng hịan cảnh của mình.
- Lê Thanh Hịang ở Quảng Nam, từ THCS vừa chăn bò vừa học, đỗ 2 trường đại học.
ĐHBK tp HCM 27đ, ĐH YD tp HCM 29đ.
- Đinh Văn Đệ ở vùng cao tỉnh Quảng Ngãi mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc 13 tuổi,
16 tuổi nuôi đứa cháu 3 tuổi do người chị bỏ chồng và bỏ nhà ra đi. Vừa học, vừa làm thuê,
đỗ thủ khoa SP Ngữ văn ĐH Phạm Văn Đồng.
- Nguyễn Thị Tuyết ở vùng cao Thanh Hóa, sống nghèo, mẹ góa con cơi đỗ thủ khoa ĐH
cơng địan.

Trường chuyên của mình, cũng có nhiều học sinh đỗ đạt. Đỗ thủ khoa ĐH YD tp
HCM, ngày càng có nhiều người đi du học lấy bằng TS nước ngòai. Trong lực lượng GV,
nhờ sự giúp đỡ và động viên của BGH, thầy cô đã dành thời gian nghiên cứu kết hợp với
giảng dạy, khắc phục khó khăn, theo học chương trình sau ĐH để đáp ứng yêu cầu học tập

của HS mình ngày càng nhiều.

11

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Trong thời đại bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, tri thức càng đóng vai trị
quyết định về đời sống đặc biệt về chất lượng sống của con người. Chúng ta học ở trường,
ở nhà, ở ngòai xã hộiHọc chữ kết hợp với học làm người, lập nghiệp kết hợp với lập thân.

Chúng ta đang sống và làm việc trong hòan cảnh có nhiều thuận lợi hơn thế hệ trước.
Nền giáo dục đang được quan tâm từ nhiều phía. Nhưng bên cạnh đó, cũng cịn nhiều thử
thách. Xã hội đang cần BS giỏi để tri bệnh cứu người. Cần kiến trúc sư, kỹ sư giỏi để xây
dựng cho đất nước những công trình hiện đại, đạt chất lượng và thẩm mỹ, dân mình có chỗ
ở khang trang. Cần các nhà quản lý giỏi, để nền kinh tế đất nước được vận hành theo chiều
hướng tiến bộ và hiệu quả cùng nền kinh tế thế giới. Cần GV giỏi để đào tạo nguồn nhân
lực cao cho đất nước. Nếu là người hiếu học, chính các em là những người ấy.

Học tập có kết quả tốt, trở thành cơng dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ,
công lao dạy dỗ của thầy cô, sự tài trợ của các mạnh thường quân. GS Sử học người Pháp,
Odon Vallet rất khâm phục truyền thống hiếu học của người VN. Hàng năm ông tài trợ cho
HS-SV hiếu học hàng chục tỉ đồng (năm 2012 là 18 tỉ đồng).

4. Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri
thức hiện nay
Người Việt Nam nhìn chung là hiếu học. Đó là một yếu tố quan trọng để phát triển

đất nước. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức, đức tính hiếu học càng có vai trị quan

trọng, vì nếu khơng hiếu học thì khơng có học, khơng có học thì khơng có tri thức. Tuy
nhiên, so với nhiều nước trên thế giới Việt Nam khơng phải là nước có trình độ cao về
khoa học và cơng nghệ, khơng có nhiều phát minh và sáng chế lớn. Điều này có nhiều
ngun nhân, trong đó có ngun nhân ở chỗ, tính hiếu học chưa có điều kiện để được phát
huy một cách tốt nhất. Để phát huy một cách tốt nhất tính hiếu học thì người Việt Nam cần
đổi mới mục đích, nội dung và phương pháp học tập của mình.

Người Việt Nam tuy hiếu học nhưng mục đích, nội dung và phương pháp học tập
của con người Việt Nam không phải bao giờ cũng được xác định một cách phù hợp. Có ý
kiến cho rằng, người Việt Nam tuy ham học, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học
đến đầu đến đuôi; họ học không phải là mục tiêu tự thân (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học
vì sĩ diện, vì kiếm cơng ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê); họ coi sự học là một phương
tiện để đổi đời, để làm quan, để thoát khỏi cảnh nghèo khó bần hàn. Chẳng hạn, Đào Duy
Anh nhận định: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thơng minh, nhưng
xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí

12

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

nghệ thuật hơn trí khoa học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học”, “Não sáng
tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài” [1, tr.23]. Nguyễn Văn
Huyên cho rằng: “Nếu như xưa kia ở Việt Nam có một kỷ luật tinh thần, thì lại chưa hề có
một nền giáo dục liên tục, một sự phát triển liên tục việc trau dồi trí tuệ. Người ta đưa quá
nhiều vào trí nhớ của trẻ em, điều đó làm thui chột một số năng lực não bộ của người Việt,
óc suy diễn, rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học, chưa bao giờ được phát triển một cách
có hệ thống. Thành ra ở người Việt có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp
nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Nhà Nho xưa kia, ra làm quan sau khi học nhiều kinh

sách chất đầy trí nhớ, phần lớn chẳng cịn nghĩ đến sự trau dồi trí tuệ nữa. Họ già trước
tuổi. Hoặc là, họ can đảm chịu nhẫn nhục để khỏi bị một ai đó ganh tị mà kiếm chuyện lôi
thôi. Hoặc là, họ sa đà vào một thú chơi ngông, đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn
kiệt đi ở nòi giống cái năng lực phát minh hoặc thậm chí năng lực lập luận khoa học” [3,
tr.52 - 53].

Những nhận xét trên về con người Việt Nam tuy khơng hồn tồn đúng nhưng có
yếu tố hợp lý ở chỗ, nền giáo dục của Việt Nam từ xưa đến nay vẫn còn nhiều nhược điểm
trong việc xác định mục đích, nội dung và phương pháp học tập; vì thế mặc dù con người
Việt Nam thông minh và hiếu học nhưng nền giáo dục Việt Nam lại không đào tạo được
nhiều người tài giỏi như chúng ta mong muốn. Nhược điểm trong việc xác định mục đích,
nội dung và phương pháp học tập thể hiện rõ trong nền giáo dục phong kiến. Trong nền
giáo dục ấy, sách học chủ yếu là tứ thư ngũ kinh. Người học được đánh giá cao bởi trí nhớ
chứ khơng phải bởi sự sáng tạo. Người học về thơ, văn, sử, triết thì nhiều mà người học về
khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật thì ít. Nhiều người học nhằm mục đích để được
làm quan hoặc để có danh; ít người học nhằm mục đích để cải tạo tự nhiên hoặc để thỏa
mãn khát vọng tìm ra chân lý.

Những nhược điểm trên không phải chỉ có ở thời phong kiến mà cịn rơi rớt lại trong
nền giáo dục hiện nay. Về cơ cấu, nền giáo dục hiện nay đang có sự mất cân đối giữa dạy
nghề, cao đẳng, đại học. Người được đào tạo làm thầy thì nhiều; cịn người được đào tạo
làm thợ thì ít. Về nội dung giáo dục, người ta dành nhiều thời gian để dạy những kiến thức
lạc hậu và vô bổ; coi nhẹ việc dạy kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, năng
lực tư duy, khả năng cảm thụ, đức tính trung thực, năng lực sáng tạo, trí tưởng tượng. Học
sinh tuy học nhiều nhưng có ít kiến thức bổ ích vì phải học nhiều cái vơ bổ; điều đó giống
như chúng ta ăn rau tàu bay “tuy no bụng nhưng chẳng có chất gì” (lời của Hồ Ngọc Đại).

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Phương pháp học tập chủ yếu là thầy đọc trò ghi. Kết quả học tập được đánh giá theo tiêu
chuẩn là thuộc bài. Có quá nhiều kỳ thi và chủ yếu là thi học thuộc lòng. Hiện tượng học
giả bằng thật đang phổ biến. Nhiều người đi học với mục đích khơng phải để có tri thức
mà là để có bằng cấp. Nhiều cơ sở giáo dục hoạt động chủ yếu vì lợi nhuận, chứ khơng
phải chủ yếu nhằm mục đích đào tạo ra những người lao động có chất lượng. Những người
được đào tạo còn xa mới đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về cả chất lượng lẫn số lượng
[4].

Hiếu học là điều kiện cần để có một nền giáo dục tốt. Nhưng bên cạnh hiếu học thì
người học cần xác định đúng mục đích, nội dung và phương pháp học tập. Nếu khơng như
vậy thì người học dù thông minh và hiếu học, dù bỏ nhiều thời gian, công sức và tiền của
để học nhưng vẫn không thể nhận được kết quả tương xứng với thời gian và sức lực bỏ ra,
thậm chí họ lại nhận được những điều sai lầm hoặc vô bổ.

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thuận lợi so với nền giáo dục của nhiều quốc
gia khác ở chỗ, con người Việt Nam hiếu học và thơng minh; bên cạnh đó Nhà nước Việt
Nam lại hết sức quan tâm đầu tư cho giáo dục (coi giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; trong điều kiện còn nghèo nhưng đã dành một nguồn
ngân sách đáng kể cho giáo dục). Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền giáo
dục Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn thấp, chất
lượng và số lượng nguồn nhân lực do nền giáo dục tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của
nền kinh tế tri thức. Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ
thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước
khác. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự yếu kém của những người quản lý giáo
dục. Vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp học tập đã đặt ra từ lâu nhưng hiện nay vẫn
chưa nhận được những giải pháp đúng đắn và khả thi từ phía những người quản lý giáo
dục. Bên cạnh đó, cịn có ngun nhân từ phía người học. Nhiều người học vì mục đích

bằng cấp chứ khơng vì mục đích tri thức (những người học vì mục đích này có nhiều ở bậc
đại học hệ phi chính quy, kể cả ở bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ); đối với nhóm đối tượng
này, họ học không phải để đáp ứng yêu cầu cao của cơng việc mà là để hợp thức hóa vị trí
cơng tác hiện tại hoặc để tìm một chỗ đứng nào đó. Ở nhóm đối tượng học sinh học nghề
từ trình độ trung cấp nghề đến trình độ đại học, nhìn chung mức độ học tập của họ vẫn cịn
nhiều hạn chế. Nhiều người chủ yếu học vì gia đình, vì lịng sỹ diện.

14

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

Hiện tượng trên có lỗi của người học một phần và của cơ chế tuyển chọn lao động.
Bởi vì, cơ chế tuyển chọn lao động như hiện nay (được áp dụng trong các cơ quan và doanh
nghiệp nhà nước) đang khuyến khích những người lao động có bằng cấp mà khơng khuyến
khích những người lao động có tri thức, khuyến khích hư học chứ khơng khuyến khích
thực học (dù khơng có tri thức nhưng hễ có bằng cấp là người ta có thể được tuyển dụng).
Thậm chí khi tuyển chọn người lao động, tiêu chuẩn thành phần xuất thân và có bằng cấp
được nhiều cơ quan tuyển chọn ưu tiên hơn so với tiêu chuẩn có tri thức. Cơ chế tuyển
chọn đó là nguyên nhân quan trọng làm cho người học xác định khơng đúng mục đích học
tập. Ngồi ra, trước xu hướng hội nhập sâu rộng với thế giới, đại đa số người học cũng như
gia đình của học sinh, sinh viên gần như bị mất phương hướng trong định hướng nghề
nghiệp. Họ học xong nhưng bị thất nghiệp, hoặc phải làm việc trái ngành nghề được học,
hoặc họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Học mà khơng mang lại hiệu quả thì
khơng những lãng phí về vật chất mà cịn lãng phí về thời gian. Điều đó làm cho tính hiếu
học, ham học ở nhiều người bị thui chột, ảnh hưởng tiêu cực tới ước mơ, lòng quyết tâm
trong việc học tập để trở thành những người lao động thực sự có ích cho xã hội.

15


Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

KẾT LUẬN

Người Việt Nam trọng hiếu học. Nhưng nền giáo dục của Việt Nam vẫn đang đứng
trước tình hình khủng hoảng vì mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục chưa phù hợp
với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Đất nước đang cấp bách đòi hỏi chúng ta phải
thực hiện một cuộc cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, thực hiện triệt để chủ trương xã
hội hóa giáo dục trên cơ sở truyền thống hiếu học của dân tộc; bên cạnh đó phải xây dựng
hệ thống giáo dục thật sự hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Nếu
không làm được như vậy thì Việt Nam sẽ khơng thể có được một nền giáo dục theo chuẩn
mực của thời đại, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, và do đó dân tộc Việt
Nam ta khơng thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

16

Downloaded by tran quang ()

lOMoARcPSD|9242611

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn.
[2] Cao Xuân Hạo (2001), “Về tính hiếu học của con người Việt Nam”, Tạp chí Xưa và
Nay, số 86.
[3] Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[4] Hoàng Tụy (2009), “Giáo dục xin cho tơi nói thẳng”, Tạp chí Tia sáng, số 19.

[5] Nguyễn Xuân Thìn (2011), “Dân tộc cường thịnh từ việc học”, Báo Điện tử Xa lộ tin
tức, ngày 26/5.
/>
17

Downloaded by tran quang ()


×