Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại khoa loạn thần bán cấp bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................3
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................7
Chương 2. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP................................................................................18
2.1. Vài nét tóm tắt về bệnh viện Tâm thần Phú Thọ............................................18
2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể về chăm sóc NB rối loạn tâm thần
thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ...............................................................181
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại..............................................................................................27
Chương 3. BÀN LUẬN............................................................................................................28
3.1. Bàn luận kết quả chăm sóc người bệnh................................................................28
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động chăm sóc nguời bệnh rối loạn
tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần Phú Thọ.............................................333
KẾT LUẬN....................................................................................................................................36
ĐỀ XUẤT........................................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bầy tỏ lịng biết ơn đến q thầy cơ trong Ban giám
hiệu, phịng đào tạo sau đại học, Bộ mơn tâm thần và sức khỏe tâm thần trường
đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường để em được rèn luyện, phấn đấu
và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ,
phịng Kế hoạch - Tài chính Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ cùng toàn thể các bác sỹ


và điều dưỡng tại bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ, nơi tôi công tác và làm việc đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo là Thạc sỹ. bộ
môn Tâm Thần và sức khỏe tâm thần trường người Thầy đã hướng dẫn em
nhiệt tình, chỉ bảo và cung cấp tài liệu và những kiến thức quý báu giúp em học
tập và thực hiện chuyên đề này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè,
người đã ln ln động viên, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện chuyên đề này.

Phú Thọ, tháng 10 năm 2023
HỌC VIÊN

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tôi. Các kết quả trong chuyên đề
là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nghiêm cứu nào khác

Phú Thọ, tháng 10 năm 2023
HỌC VIÊN

Hà Minh Đức

GDSK iii
NB
NVYT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RLTTTT
: Giáo dục sức khỏe
: Người bệnh
: Nhân viên y tế

: Rối loạn tâm thần thực tổn

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tâm thần thực tổn là các bệnh tâm thần hay các trạng thái rối loạn tâm
thần có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở tổ chức não do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài
não. Bệnh kéo dài hoặc tái phát thường xuyên. Bệnh thực thể đang trở thành mối lo
ngại ngày càng lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội. Do nguyên nhân gây bệnh
không rõ ràng nên việc điều trị gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra, những hệ quả từ bệnh
mạn tính gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh các triệu
chứng lâm sàng của bệnh còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tâm thần cũng rất đa
dạng và phức tạp. Các rối loạn tâm thần ở người bệnh mắc các bệnh cơ thể mạn tính
là rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, lo âu, đơi khi cịn gặp cả rối loạn tư duy,
tri giác, biến đổi nhân cách và thích ứng xã hội… Những rối loạn Tâm thần này làm
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và các mối quan hệ của họ cũng như làm cho quá trình
điều trị trở nên khó khăn phức tạp hơn. Mặt khác các rối loạn tâm thần cũng bị các
triệu chứng cơ thể làm lu mờ. [2]
Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn cần phải tùy thuộc vào
từng giai đoạn của người bệnh (giai đoạn cấp tính, giai đoạn thuyên giảm, giai
đoạn ổn định), nên người điều dưỡng cần phải theo dõi và chăm sóc người bệnh
thật sát sao để nắm được diễn biến bệnh lý của người bệnh, đến một giai đoạn nào
đó có thể sa sút và có cuộc sống bản năng.
Cơng tác điều trị, chăm sóc và quản lý đối tượng này tại Khoa loạn thần Bán
cấp - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ gặp nhiều khó khăn. NB khi vào viện thường là giai
đoạn muộn, nó được biểu hiện bằng nhiều hội chứng và triệu chứng khác nhau. Các
triệu chứng và hội chứng thường ít gắn bó, khơng đặc trưng vì nhiều triệu chứng đó
cũng có ở các rối loạn tâm thần khác, nhân cách của NB cũng thay đổi.
Để chăm sóc người bệnh mắc chứng rối loạn tâm thần, điều dưỡng viên cần
nắm rõ qui luật diễn biến của hội chứng rối loạn tâm thần, đặc điểm riêng, nhu cầu

chăm sóc từng giai đoạn và cần xây dựng một kế hoạch chăm sóc chuyên biệt.
Tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ, công tác chăm sóc sức khoẻ người bệnh rối
loạn tâm thần thực tổn đang được bệnh viện dần hoàn thiện đầy đủ và tốt hơn nữa,
để hướng tới sự hài lòng của người bệnh, lấy “người bệnh làm trung tâm”.

2

Theo thống kê hằng năm của Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ người bệnh có
RLTTTT là: 200 -250 NB. Và tại Khoa loạn thần bán cấp của Bệnh viện là: 50 - 70
NB. Nhằm đáp ứng tốt những vấn đề nêu ở trên tôi tiến hành làm chuyên đề này
“Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại khoa Loạn
thần Bán cấp - Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ năm 2023” được viết gồm hai mục
tiêu sau:

1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại
khoa Loạn thần bán cấp - Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ năm 2023.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối
loạn tâm thần thực tổn tại khoa Loạn thần Bán cấp - Bệnh viện tâm thần Phú Thọ.

3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Rối loạn tâm thần thực tổn liên quan trực tiếp đến những tổn thương não,
mà nguyên nhân là bệnh của não (u não, viêm não, thối hóa...) hay những bệnh
ngồi não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa...)
ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.

Rối loạn tâm thần thực tổn thuộc chương F00 - F09 trong phân loại bệnh
quốc tế ICD 10, 1992 “các Rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần
triệu chứng”. Thuật ngữ thực tổn nhằm chỉ rối loạn chức năng não liên quan trực
tiếp tổn thương tại não. Thuật ngữ triệu chứng nhằm chỉ rối loạn chức năng não là
thứ phát sau tổn thương thực thể ngoài não. Rối loạn tâm thần thực tổn phát sinh
và diễn biến phụ thuộc vào bệnh chính, bệnh cơ thể, phụ thuộc vào mức độ tổn
thương nặng nhẹ và vị trí tổn thương não cục bộ hay lan tỏa. [9]
Những nét cơ bản của rối loạn tâm thần thực tổn, bao gồm: rối loạn chức
năng hiểu biết (trí nhớ, trí tuệ) và rối loạn chức năng nhận biết (rối loạn ý thức và
chú ý) và các hội chứng thuộc về tri giác (ảo giác), tư duy (hoang tưởng), cảm xúc
(trầm cảm, hưng cảm lo âu), cũng như rối loạn hành vi và nhân cách.
Rối loạn tâm thần thực tổn liên quan đến tất cả các chuyên khoa lâm sàng
khác thể hiện mối liên quan không thể chia cắt giữa cơ thể và tâm thần. Đòi hỏi các
thầy thuốc chuyên khoa tâm thần cần phải có kiến thức vững vàng về bệnh học cơ
thể chung, kể cả các thầy thuốc đa khoa cũng cần có những kiến thức cơ bản về
tâm thần học để trong thực hành chủ động phát hiện can thiệp sớm tồn diện có
hiệu quả. Đặc điểm tiến triển hay thối triển của rối loạn tâm thần thực tổn tùy
thuộc vào nhân tố nằm bên dưới (bệnh cơ thể, tổn thương não).[6]
Thực tế cịn cho thấy có những trường hợp rối loạn tâm thần thực tổn bị bỏ sót
trong q trình theo dõi, chuẩn đoán và điều trị ở các cơ sở tâm thần không phải do
thầy thuốc tâm thần không đủ kiến thức y học nói chung mà do thăm khám khơng tỷ
mỷ hoặc “ám ảnh phân liệt hóa” nhiều loại bệnh tâm thần trong đó có rối loạn tâm
thần thực tổn. Mặt khác trong thực hành lâm sàng người ta cũng nhận thấy rằng
không phải bất cứ rối loạn tâm thần nào trên người bệnh bị bệnh cơ thể đều là Rối

4

loạn tâm thần thực tổn. Nhiều trường hợp bệnh cơ thể chỉ là một trong những yếu
tố thúc đẩy quá trình rối loạn tâm thần nội sinh, vốn tiềm tàng nay được bộc lộ rõ.
Theo V.M. Morkovkin. A,V.Kortelisev cứ một trường hợp bệnh tâm thần phân liệt

có biểu hiện lâm sàng rõ thì có 3 trường hợp khác bệnh đang tiềm ẩn, ln ln có
nguy cơ bùng phát khi gặp tác nhân thuận lợi như chấn thương sọ não, nhiễm
khuẩn, nhiễm độc... [5]

Tiến triển của rối loạn tâm thần thực tổn cũng như các bệnh cơ thể khác là cấp
tính trong mãn tính tùy thuộc khả năng phục hồi của các triệu chứng rối loạn tâm
thần, vào phương thức khởi bệnh từ từ hay đột ngột và vào thời gian kéo dài của bệnh.

Khái niệm cấp tính hay mạn tính cũng rất tương đối bởi vì chúng có thể
chuyển từ loại này sang loại kia trong quá trình tiến triển của bệnh chính. [5]
1.1.2. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn [4]

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần thực tổn. Tùy thuộc vào
phương thức tiến triển, vào biểu hiện lâm sàng mà người ta thường chú ý đến các
nguyên nhân sau đây:
* Các nguyên nhân tổn thương ở não

- Chấn thương sọ não
- Tai biến mạch máu não
- Sơ vữa động mạch não
- U não, áp xe não
- Viêm não, viêm màng não
- Giang mai não
- Thối hóa não như các bệnh (Alzheimer, Pick, bệnh Wilson, Creutzfedt -
Jacob...)
- Ngộ độc Cabon Monoxide, ngộ độc Chì, Thủy Ngân
- Nhiễm độc rượu mãn tính (Nghiện rượu mãn tính, sảng rượu, ảo giác,
hoang tưởng do rượu, Korsakoff do rượu ...)
- Người nghiện ma túy


* Các bệnh nhiễm trùng:
- Thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc Osler
- Sốt rét ác tính

5

- Nhiễm trùng huyết
- Viêm phổi do siêu vi trùng-Viêm, sơ gan
- Bệnh lao nặng
- Nhiễm trùng hậu sản
- Nhiễm HIV/AIDS
* Các bệnh chuyển hóa, nội tiết:
- Bệnh Basedow (Cường giáp)
- Bệnh suy giáp
- Bệnh to ngón do tuyến yên
- Bệnh Cushing, Addison
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh Luput ban đỏ hệ thống
* Các bệnh cơ thể:
- Bệnh đường tiêu hóa: Loét dạdày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính
- Bệnh gan: Xơ gan thối hóa
- Bệnh thận: Suy thận, tăng Ure huyết
- Bệnh tim: Suy tim, nhồi máu cơ tim
- Bệnh máu: Thiếu máu nặng
- Bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin PP, B12.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn tâm thần thực tổn [4]
Triệu chứng chung khá đa dạng, phong phú. Tuy nguyên nhân gây bệnh,
tính chất tổn thương, giai đoạn bệnh... các triệu chứng bệnh có những biểu hiện
khác nhau. Một số các triệu chứng, hội chứng có thể gặp như sau.
* Hội chứng mê sảng (delirium)

- Hội chứng mê sảng thường gặp trong hội chứng não cấp, cơn rối loạn cấp
tính, các phản ứng thực tổn cấp tính, rối loạn do nhiễm độc cấp tính... thường kéo
dài vài giờ đến vài tuần lễ
- Bệnh cảnh lâm sàng nổi bật là trạng thái rối loạn ý thức kèm theo rối loạn
tri giác đa dạng gồm: các ảo ảnh kỳ lạ, các ảo thị giác thật kèm theo các hoang
tưởng cảm thụ.
- Người bệnh có rối loạn nặng hoặc mất định hướng thời gian, khơng gian

nhưng cịn định hướng bản thân.

6

- Cảm xúc bàng hồng, ngơ ngác căng thẳng, khơng ổn định.
- Hành vi phụ thuộc vào sự chi phối của ảo giác, chủ yếu là hành vi chống
đỡ, tấn công hoặc chạy trốn.
* Hội chứng sa sút trí tuệ (dementia)
- Hội chứng sa sút trí tuệ là một hội chứng bệnh lý tiến triển mạn tính do
nhiều nguyên nhân. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là giảm hoặc mất năng lực phán
đoán, giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ hồn tồn, cảm xúc không ổn định. Nhân cách
biến đổi nặng nề, suy đồi, mất khả năng thích ứng với cuộc sống.
- Mức độ sa sút trí tuệ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và vào
nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể gặp sa sút trí tuệ hồn tồn nhưng hay gặp
nhất vẫn là sa sút trí tuệ từng phần, biểu hiện chủ yếu là rối loạn trí nhớ.
* Hội chứng suy nhược
- Thường xuất hiện ngay từ đầu, thậm chí nó cịn kéo dài sau khi đã điều trị
khỏi các bệnh cơ thể mạn tính. Biểu hiện chính là tình trạng mệt mỏi,kích thích suy
nhược. Người bệnh ngại làm việc dù là việc nhẹ nhàng, giảm khả năng làm việc,
tình trạng dễ bị kích thích, tính tình thay đổi, khó kiềm chế, dễ xúc động, ln căng
thẳng, khó thư giãn. Bệnh nhân có cảm giác hụt hơi, chân tay rã rời, không muốn
hoạt động, một tiếng cười to tiếng cũng có thể làm người bệnh khó chịu, giận dữ,

bực tức. Đơi khi than đau đầu không tuân theo một qui luật nào về thời gian, vị trí,
về sự khu trú hay lan toả. Đơi khi cảm giác đau, choáng váng tăng lên. [4]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Triệu chứng và các hình thái lâm sàng [4]
a. Triệu chứng lâm sàng
Sự đa dạng về mức độ tiến triển các triệu chứng lâm sàng Rối loạn tâm thần
thực tổn phụ thuộc khơng chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não nặng hay nhẹ,
lan tỏa hay khu trú, mà còn cả vào thể, các yêu tố tác động của môi trường xung
quanh đến từng cá thể trước khi bị bệnh.
Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn thương thực
tế não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính, vào mức độ phá hủy của
tổ chức thần kinh não bộ mà cịn vào nhiều yếu tố tác động tâm lý, mơi trường khác
nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của
người bệnh không bền vững, suy đồi, yếu ớt... Đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình

7

bệnh lý, làm cho các triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường
điệu quá mức.

Một số bệnh tâm thần và cơ thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận lợi
bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại cho cơng
tác theo dõi chẩn đốn và điều trị.
b. Những hình thái lâm sàng [8]
* Rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc các bệnh cơ thể nặng mạn tính thường
biểu hiện kín đáo, nhẹ nhàng, dễ bị che lấp bởi các trệu chứng của bệnh đồng thời
không điển hình như trong các bệnh trầm cảm nội sinh. Biểu hiện thường gặp là sự
mệt mỏi, người bệnh thường than phiền mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mệt

mỏi cả khi nghỉ ngơivà tăng lên dù chỉ một cố gắng nhỏ. Ngoài ra dấu hiệu thường
thấy là giảm khí sắc, buồn phiền, lo lắng, thờ ơ, chậm chạp, dễ mũi lòng, mau nước
mắt. Nặng hơn là ý tưởng quá đáng và ý nghĩ tự hủy hoại, những ý tưởng này xuất
phát từ thực trạng bệnh cơ thể của người bệnh.
* Rối loạn lo âu

Lo âu được xem là một trong những biểu hiện chính của các bệnh cơ thể
nặng. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động của não gây rối loạn về tâm lý
hành vi và thần kinh tự trị. Hầu hết bệnh nhân có đặc điểm rối loạn lo âu cao bằng
thiếu nhạy bén, giảm năng lực học tập,giảm hoạt động và thích ứng của xã hội. Đặc
điểm Rối loạn lo âu xuất hiện sớm ngay từ khi bị bệnh. Rối loạn lo âu trở nên nặng
nề hơn khi bệnh diễn biến xấu do việc điều trị và dự phịng khơng tốt. Lo âu có thể
khơng có chủ đề nào cụ thể. Người bệnh dễ lo lắng, khơng an tâm hồi hộp, thở gấp,
khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khơ miệng. Sự lo lắng về bệnh tật thời gian
điều trị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình bệnh nhân, cho
tương lai của họ. Các rối loạn lo âu hoảng sợ thường gặp khá phổ biến, có khi gặp
ám ảnh sợ xã hội, sợ khoảng trống. Ngoài ra rối loạn lo âu còn chịu tác động của
nhiều yếu tố khác như phong tục tập quán thái độ của mọi người xung quanh của
cộng đồng cũng như vấn đề kinh tế, giao tiếp.
* Rối loạn cảm giác tri giác

Biểu hiện thường gặp là tăng cảm giác. Các rối loạn tri giác ở đây chủ yếu là ảo

tưởng và ảo giác thường gặp ảo thị, ảo giác thô sơ, nội dung của các ảo giác này là

8

những cảm giác khác thường như tiếng ù, tiếng động, tiếng rì rào…Thường mơ hồ
lúc có lúc khơng xuất hiện lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc lúc thức dậy. Các ảo giác
thường thuyên giảm và hết dần khi bệnh ổn định.

* Rối loạn tư duy

Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có các ý tưởng quá đáng bao gồm các ý tưởng bất
hạnh, chán sống, bị hại, đôi khi gặp hội chứng paranoid.
* Rối loạn tập chung chú ý

Người bệnh không tập trung chú ý hoặc chỉ tập trung được trong khoảng
thời gian ngắn. Người bệnh khó duy trì việc đọc sách, xem báo lâu. Các yếu tố
ngoại cảnh như tiếng động, tiếng cười…dễ làm bệnh nhân phân tán và phá vỡ sự
tập trung chú ý của mình.
* Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ đi kèm các triệu chứng mệt mỏi, giảm khả năng làm việc. Đặc
điểm mất ngủ thường thấy người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ khơng sâu, hay
giật mình, có nhiều mộng mị hay thở dài, lo lắng về bệnh tật giấc ngủ hay trằn trọc,
không yên giấc. Sáng dậy mệt mỏi, uể oải, ngủ gà và cảm thấy tồn thân mệt mỏi,
khó chịu làm bệnh nhân đã suy nhược lại càng suy nhược thêm. * Rối loạn hoạt
động có ý chí

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ngại vận động, giao tiếp hạn chế, giảm năng
lực học tập và giảm hoạt động cũng như thích ứng với xã hội.
* Rối loạn hoạt động bản năng

Biểu hiện của triệu chứng này đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác chán ăn,
ăn không ngon miệng. Các bệnh cơ thể mạn tính do phải điều trị một thời gian dài
người bệnh lâm vào tình cảnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ kéo dài làm rối loạn
chức năng các cơ quan trong cơ thể chán ăn tác động trở lại làm cho bệnh nhân
càng suy nhược, giảm sức đề kháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều
trị. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện thiếu hoặc giảm sự ham muốn tình dục. * Một
số biến đổi chức năng tâm lý


Trong một số trường hợp họ khơng kiềm chế được cảm xúc của mình, thường
có các stress tâm lý nặng nề khi được chẩn đoán là mắc một trong những bệnh cơ thể
mạn tính, ở nam thường hoảng sợ về kinh tế trong gia đình, ở nữ thì lo lắng về hậu quả
của bệnh. Như vậy vấn đề tâm lý của bệnh nhân nặng hay nhẹ tùy thuộc vào bệnh mà

9

họ mắc phải và tâm lý riêng của từng người nhưng cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến
q trình chẩn đoán và điều trị. Những phong tục tập quán, nền tảng văn hoá,
những nhận thức về bệnh cũng là yếu tố quan trọng.
1.2.2. Chẩn đoán Rối loạn tâm thần thực tổn [5]
* Chẩn đoán xác định
Nguyên tắc chẩn đoán: Việc chẩn đoán xác định rối loạn tâm thần thực tổn theo
ICD - 10 cần dựa theo nguyên tắc sau:

a. Có được những bằng chứng tổn thương não, bệnh lý não hoặc các bệnh cơ
thể khác dẫn đến rối loạn chức năng não và mối liên quan gắn kết của những tổn
thương này với các hội chứng, triệu chứng rối loạn tâm thần có trên bệnh nhân.

b. Mối quan hệ về thời gian (nhiều tuần nhiều tháng) giữa các bệnh lý thực
tổn nằm bên dưới sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.

c. Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc
thuyên giảm của căn nguyên thực tổn.

d. Khơng có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân nội sinh xen giữa như
tiền sử gia đình nặng nề về tâm thần phân liệt hoặc các bệnh lý về cảm xúc hoặc các
bệnh lý do stress thúc đẩy.
* Chẩn đoán phân biệt:
- Các rối loạn tâm thần nội sinh:


+ Việc phân biệt với các rối loạn tâm thần nội sinh thường dễ dàng khi có
rối loạn ý thức, có những cơn động kinh hoặc khi có triệu chứng rối loạn tâm thần
kèm các dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý khác nhau của căn nguyên thực tổn.

+ Nhưng ở một vài trường hợp có biểu hiện các triệu chứng giống một số các
rối loạn tâm thần nội sinh, trong khi đó các triệu chứng của các bệnh lý thực tổn lại
không rõ ràng. Hoặc ở trường hợp các căn nguyên thực tổn có thể chỉ là yếu tố
thuận lợi cho một loạn thần nội sinh phát triển. Gây khó khăn cho chẩn đốn, nó
địi hỏi người thầy thuốc phải hết sức thận trọng.

+ Để phân biệt trên lâm sàng, cần khai thác kĩ tiền sử, đặc điểm nhân cách tiền
bệnh lý, có sang chấn tâm lý khơng? Phân tích kĩ đặc điểm của các triệu chứng rối loạn
tâm thần. Ví dụ: rối loạn cảm xúc trong rối loạn tâm thần thực tổn mang đặc tính
khơng ổn định dễ đảo cực, dễ bị kích thích...Ngồi ra, khai thác thêm các hội chứng,
triệu chứng phụ mang tính “chỉ điểm” như: triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

10

thường rõ và dầm dộ, và hội chứng suy nhược kiểu “thần kinh” thường rõ nét
trong rối loạn tâm thần thực tổn.

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ cho xác định chẩn đoán như EEG,
chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-Scaner), test tâm lý thậm chí có thể chụp cộng
hưởng từ hạt nhân (MRI) là cần thiết.

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy có khoảng 10% số bệnh nhân thực tổn
khơng có triệu chứng loạn thần.
- Tâm thần phân liệt:


+ Những triệu chứng loạn thần của rối loạn tâm thần thực tổn là đa dạng
như: các ảo giác hoặc hoang tưởng cấp tính hoặc mạn tính, nhiều trường hợp cịn
xuất hiện hội chứng tâm thần tự động dễ nhầm với tâm thần phân liệt...

+ Cần khai thác kĩ tiền sử bệnh. Phân tích kĩ cách tiến triển, đặc điểm của
triệu chứng. Trong rối loạn tâm thần thực tổn thường kèm theo các dấu hiệu tổn
thương thực tổn của bệnh lý liên quan, ví dụ: Tổn thương não sẽ có những biểu
hiện tổn thương thần kinh khu trú từ kín đáo đến rõ ràng...

+ Các triệu chứng, hội chứng mang tính chất chỉ điểm như hội chứng suy
nhược trong tâm thần phân liệt là hội chứng suy nhược nội sinh với tính chất dễ
vào giấc ngủ, đau đầu mơ hồ, mang tính làm sẵn…hầu như khơng có hội chứng rối
loạn thần kinh thực vật. Cịn trong rối loạn tâm thần thực tổn thì ngược lại.

+ Các kết quả cận lâm sàng như chụp cắt lớp, điện não, dịch não tủy…có thể
có hỗ trợ tích cực trong khâu chẩn đoán phân biệt.

+ Và cuối cùng để chẩn đốn chính xác cần tuân thủ đúng nguyên tắc chỉ
đạo chẩn đoán tâm thần phân liệt của ICD - 10. Về thời gian bị bệnh, các tiêu
chuẩn loạn trừ và các tiêu chuẩn lâm sàng.

Người ta thấy có khoảng 25% trường hợp rối loạn tâm thần thực tổn chẩn
đoán nhầm với tâm thần thực tổn.
- Rối loạn trầm cảm:

Ở các bệnh nhân với các triệu chứng rối loạn trầm cảm khơng điển hình
hoặc trầm cảm ẩn.

+ Các triệu chứng lâm sàng thường không xảy ra cấp diễn. Các triệu chứng rối


loạn khí sắc thường đi trước, các triệu chứng rối loạn cơ thể phức tạp nhưng hay tập

11

trung vào một số chức năng như: rối loạn chức năng tim mạch, rối loạn hệ thống
tiêu hoá, hệ thống hô hấp…

+ Cần khai thác kĩ thêm về tiền sử, bệnh sử để phân tích sự khởi phát, tái
phát triệu chứng và tiến triển của triệu chứng đó dưới tác động điều trị của thuốc
chống trầm cảm.

+ Các xét nghiệm cận lâm sàng EEG, chụp não, các loại test tâm lý là cơ sở
giúp cho chẩn đốn được chính xác.

Trên thực tế có đến 20% RLTTTT chẩn đoán nhầm là các rối loạn trầm cảm.
- Các bệnh căn nguyên tâm lý: Dạng hysteria phản ứng

+ Trên lâm sàng, hysteria phản ứng là một trạng thái bệnh lý cấp biểu hiện
là một phản ứng tạm thời, thường gặp là những phản ứng cấp tính, cảm xúc quá
mức. Có trường hợp “mất trí giả”, có thể gặp giả liệt hoặc ngất lịm.

+ Cần khai thác kĩ tiền sử, nhân cách tiền bệnh lý có đặc điểm nhân cách
kiểu “hysteria” (tám biểu hiện nhân cách hysteria theo DSM - III R).

+ Có sang chấn tâm lý mạnh.
+ Khám lâm sàng bệnh nhân khơng có các các triệu chứng tổn thương thần kinh
khu trú.
+ Các test về tâm lý có giá trị cho chẩn đốn phân biệt.
Có khoảng 14% số bệnh nhân rối loạn tâm thần thực tổn chẩn đoán nhầm
với “hysteria phản ứng”.

Trong rối loạn tâm thần thực tổn, việc điều trị các triệu chứng rối loạn tâm
thần phải đi đôi với điều trị các triệu chứng của cơ thể. Vì vậy, cần phát hiện kịp
thời và phối hợp tốt với các chuyên khoa khác trong công tác điều trị.
Kết quả điều trị: khác với các loại thần khác, các triệu chứng loạn thần có
thể khỏi hồn tồn khi điều trị dứt điểm các căn nguyên thực tổn gây bệnh.
1.2.3. Điều trị [8]
* Nguyên tắc chung
- Phải ưu tiên điều trị các nguyên nhân thực tổn gây ra các rối loạn tâm
thần. Các trường hợp các bệnh nhân có bệnh cơ thể nặng mời hội chẩn với chuyên
khoa tâm thần tại khoa để phối hợp điều trị tại chỗ cả hai loại bệnh cùng một lúc.

12

- Trong các trường hợp: kích động dữ dội, trầm cảm có ý tưởng tự sát, rối
loạn hành vi tác phong nặng có thể chuyển sang chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên,
vẫn cần phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc chuyên khoa để điều trị căn nguyên.

- Nguyên tắc dùng thuốc: Chọn thuốc ít tác dụng khơng mong muốn như
các thuốc gây nhiều tác dụng ngoại tháp, độc cho gan thận, tác dụng nhiều trên hệ
tim mạch.

+ Vì bệnh nhân loạn thần thực tổn rất nhậy cảm với thuốc, độ dung nạp
thuốc cũng kém hơn hẳn so với các rối loạn tâm thần khác nên việc chọn liều thuốc
phải thận trọng, việc tăng liều cũng phải từ từ và có sự theo dõi sát sao.

+ Theo dõi sát sự biến chuyển của triệu chứng bệnh dưới tác động điều trị
cũng như tác dụng không mong muốn, tôn trọng cơ cấu triệu chứng của bệnh, chỉ
định, chống chỉ định.

+ Trong việc phối hợp thuốc để giải quyết các triệu chứng thực tổn cần cân

nhắc vấn đề tương tác thuốc để đạt được hiệu quả cao trong điều trị và hạn chế tối
đa những biến chứng có hại cho bênh nhân.

- Ngồi việc điều trị có hiệu quả triệu chứng tổn thương thực tổn và triệu chứng
rối loạn tâm thần cần phải nâng cao thể trạng cho người bệnh như: chế độ dinh dưỡng,
trợ sức, vitamin liệu pháp, tâm lý liệu pháp và phục hồi chức năng...cho bệnh nhân.
* Điều trị cụ thể

Điều trị cụ thể phải dựa vào từng nguyên nhân, từng giai đoạn và từng loại
rối loạn tâm thần thực tổn.
1.2.4. Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn [8]
a. Vai trị của chăm sóc

Sức khoẻ tâm thần ảnh hưởng lên phần lớn dân số. Các vấn đề bao gồm từ căng
thẳng nhẹ đến rối loạn tâm lý nặng. Các rối loạn tâm lý thường nặng đủ để chẩn đoán
một rối loạn tâm thần. Khoảng 33% số NB nói chung và 48% NB người già có triệu
chứng nặng đủ để chẩn đoán rối loạn tâm thần ở các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban
đầu chứ khơng phải ở các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Đứng trước vấn đề
đó địi hỏi người điều dưỡng phải có những kỹ năng lâm sàng cùng với nghiệp vụ
chuyên môn chuyên sâu nhất định để hợp tác với bác sĩ điều trị sớm đưa người bệnh
hòa nhập với cộng đồng. Nhất là chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn cần

13

phải tùy thuộc vào từng giai đoạn của người bệnh (giai đoạn cấp tính, giai đoạn
thuyên giảm, giai đoạn ổn định),

Khác với chăm sóc các người bệnh tâm thần khác. chăm sóc người bệnh
RLTTTT cần chăm sóc bệnh thực thể. Đây là nguyên nhân gây nên rối loạn tâm thần.
Chăm sóc bệnh thực thể tốt làm thuyên giảm các rối loạn tâm thần. Các người bệnh bị

bệnh cơ thể nặng nên được theo dõi và điều trị tại chuyên khoa thực tổn, chuyên khoa
tâm thần phối hợp điều trị tại chuyên khoa. Một số trường hợp kích động, tự sát... cần
được chăm sóc, điều trị cấp cứu tại chuyên khoa tâm thần khi có sự phối hợp chặt chẽ
với các chuyên khoa thực tổn. Người điều dưỡng cần lập kế hoạch theo dõi với người
bệnh. Phối hợp với bác sĩ và nhân viên sử lý các rối loạn tại bệnh phịng: kích động, mê
sảng... Chăm sóc về ni dưỡng, điện giải. Chăm sóc, khống chế các yếu tố có thể gây
bội nhiễm. Thiết lập mối quan hệ với người nhà, gia đình khi người bệnh ra viện.
Hướng dẫn cách chăm sóc và tự chăm sóc tại nhà và tái khám.
b. Quy trình điều dưỡng [8]

Quy trình điều dưỡng là hàng loạt các hoạt động theo kế họach đã được
định trước nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của người bệnh và
thỏa mãn các nhu cầu của người bệnh trong mọi hòan cảnh.
* Nhận định

Để nhận định người bệnh được tốt thì người điều dữơng cần phải dựa vào kĩ
năng giao tiếp hỏi bệnh để thu thập thông tin dữ liệu, sau đó thăm khám lâm sàng,
cuối cùng ghi lại nhưng thơng tin dữ liệu mà mình thu thập được. Trường hợp
người bệnh hôn mê, trẻ em, hoặc người bệnh loạn thần khơng giao tiếp được thì hỏi
người nhà người bệnh dể thu thập các thơng tin.
- Phần hành chính :

+ Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ,ngày giờ vào viện.
+ Lý do vào viện: Lý do người bệnh đến khám bệnh.
+ Bệnh sử: Diễn biến của bệnh đợt này.
+ Tiền sử bệnh: Các bệnh đã mắc trước đây, gia đình có ai mắc bệnh liên
quan đến động kinh, tâm thần?
+ Người bệnh đã được khám, chẩn đoán điều trị ở đâu chưa?
+ Người bệnh có tn thủ điều trị hay khơng, và kết quả điều trị như thế nào?
+ Có sử dụng các chất kích thích khơng: rượu, bia, thuốc lá...


14

+ Thói quen sống hàng ngày, có tập thể dục thể thao khơng?
- Tồn trạng:

+ Tri giác: Dựa vào thang điểm Glasgow để đánh giá mức độ hôn mê của NB.
+ Da, niêm mạc: Nhợt, hồng, tím...
+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp...
+ Thể trạng: Nặng bao nhiêu kg
+ Tâm lý người bệnh.
- Giai đoạn cấp tính: Tùy thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau,
người bệnh hưng phấn tâm lý, kích động căng trương lực, bất động tự kỷ, thiếu
hịa hợp, trầm cảm có hoang tưởng bị tội dẫn tới hành vi tự sát, ở giai đoạn này
thông thường NB phủ định bệnh, không chấp nhận điều trị và tìm cách trốn viện.
- Giai đoạn thuyên giảm: Các triệu chứng lâm sàng trên khơng cịn điển
hình nữa, NB có thể tiếp xúc được, tác phong hài hịa hơn nhưng vẫn chưa hồn
tồn ổn định, đơi khi vẫn có những biểu hiện kỳ dị khó hiểu, nói chung ở giai đoạn
này NB ăn được ngủ được, ý thức được bệnh của mình và tự giác uống thuốc.
- Giai đoạn ổn định: Các triệu chứng ở giai đoạn cấp giảm nhiều, NB ý thức
được bệnh của mình, tiếp xúc tốt sinh hoạt trở lại gần như bình thường, một số NB
trở lại làm việc như cũ tuy vẫn phải uống thuốc duy trì.
Một số NB mạn tính điều trị tuy ổn định nhưng khơng làm được việc như
cũ, sống phụ thuộc vào gia đình, đơi khi có biểu hiện bất thường về tính cách
nhưng nếu duy trì uống thuốc đều thì lại ổn định.
Một số NB bị lâu năm hoặc không được điều trị chu đáo dẫn đến giai đoạn
cuối là sa sút trí tuệ, sống cuộc sống bản năng.
- NB có hội chứng hoang tưởng ảo giác (Hội chứng paranoid).
- NB có hội chứng hưng cảm (nói nhiều, hay đi lại nhiều).
- NB kích động làm ồn ào bệnh phịng.

- NB căng chương lực không chịu ăn.
- NB tự kỷ thiếu hòa nhập.
- NB có hội chứng trầm cảm.
* Chẩn đoán điều dưỡng và kết quả mong đợi
Là quá trình tổng hợp sau khi điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh khám và

tham khảo hồ sơ bệnh án, từ đó mơ tả đầy đủ được bệnh tật cụ thể của từng NB.

15

Những chuẩn đốn có thể gặp ở người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn:
- NB có nguy cơ gây nguy hiểm cho những người xung quanh và bản
thân.  Kết quả mong đợi: Người bệnh khơng có hành vi nguy hiểm.
- Người bệnh không tuân thủ điều trị (đêm bệnh nhân không ngủ, chống đối

không uống thuốc)
 Kết quả mong đợi: Người bệnh ngủ được 5h/đêm, chịu uống thuốc.
- Người bệnh có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
 Kết quả mong đợi: Người bệnh ăn hết xuất cơm viện, cảm thấy ngon
miệng. - Người bệnh suy giảm trí nhớ.
 Kết quả mong đợi: trí nhớ người bệnh được cải thiện.
- Khả năng tự chăm sóc bản thân kém.
 Kết quả mong đợi: Người bệnh tự vệ sinh cá nhân tốt
hơn. - Người bệnh và gia đình thiếu kiến thức về bệnh.
 Kết quả mong đợi: Người bệnh và gia đình hiểu hơn về bệnh.

* Lập kế hoạch chăm sóc
Qua nhận định, người điều dưỡng cần phải phân tích tổng hợp các dữ liệu để

xác định nhu cầu cần thiết của người bệnh từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể đề

xuất các vấn đề ưu tiên (là các dấu hiệu liên quan đến tính mạng người bệnh). Vấn đề
nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, tùy từng trường hợp người bệnh cụ thể
nhưng trên nguyên tắc chính xác, cụ thể, dễ hiểu, có thể thay đổi theo từng thời kỳ của
bệnh. Và luôn phải phối hợp với chỉ định của bác sỹ , phù hợp với chế độ chính sách
của bệnh viện và phải truyền đạt tới cả người bệnh và người nhà người bệnh .

Theo dõi:
- Nếu người bệnh có cơn kích động:
+ Cố định tạm thời tại phòng riêng.
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp
thở. + Thực hiện y lệnh.
+ Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- Sau cơn kích động:
+ Tháo cố định.
+ Vệ sinh cho người bệnh sạch sẽ.
+ Đảm bảo dinh dưỡng.

16

+ Thực hiện liệu pháp tâm lý hàng ngày.
+ Đảm bảo giấc ngủ.
* Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Là các can thiệp của điều dưỡng nhằm tăng cường, duy trì và phục hồi sức
khỏe cho người bệnh, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cũng như về thể chất của
người bệnh. Các can thiệp cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch
chăm sóc và được ghi rõ thời gan thực hiện.
Các vấn đề theo dõi cần được ghi đầy đủ, chính xác và báo cáo kịp thời cho
bác sĩ xử trí
Người bệnh có hội chứng hoang tưởng, ảo giác
- Theo dõi sát các hoang tưởng ảo giác, báo cáo bác sỹ để có hướng xử trí

kịp thời làm cho NB mất dần các hoang tưởng ảo giác.
- Thực hiện đầy đủ y lệnh của bác sĩ như cho NB uống thuốc, tiêm thuốc.
- Chú ý các NB không chịu ăn do hoang tưởng ảo giác chi phối, cho ăn qua
sonde mũi, dạ dày, hay qua đường truyền tĩnh mạch.
Người bệnh có hội chứng hưng cảm (nói nhiều, hay đi lại)
- Thực hiện thuốc theo y lệnh
- Giải thích hợp lý làm cho NB tin tưởng và nghe lời
- Hướng dẫn NBvào những việc lao động, vui chơi giải trí để NB đỡ nói
nhiều và bớt đi lại.
Người bệnh kích động làm ồn ào bệnh phòng.
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ, chú ý theo dõi huyết áp, mạch, nhiệt độ sau
khi tiêm để đề phòng tai biến của thuốc.
- Những NB kích động mạnh phải cho nằm, phòng cách ly riêng để tránh ảnh
hưởng tới những NB khác với chế độ chăm sóc đặc biệt, trong phòng bệnh chỉ trang bị
những dụng cụ thật cần thiết cho sinh hoạt như giường nằm, chiếu chăn màn.
- Những NB đã ổn định cho nằm buồng chung, chăm sóc NB về vệ sinh, ăn
uống, trang phục, giúp đỡ NB tái thích ứng với xã hội.
- Thực hiện đúng kịp thời y lệnh, chuẩn bịthuốc, máy sốc điện và các
phương tiện cấp cứu.
- Dùng liệu pháp tâm lý: giải thích hợp lý đối với những NB kích động phản
ứng.


×