Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.3 KB, 40 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN VĂN QUÝ

THỰC TRẠNG
NG CHĂM SÓC NGƯỜI
NGƯ BỆNH RỐ
ỐI LOẠN
TÂM THẦN LOẠI PHÂN LIỆT TẠI BỆNH
NH VIỆN
VI
TÂM THẦN
TH
TRUNG
RUNG ƯƠNG I NĂM 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Đ TỐT NGHIỆP
P

NAM ĐỊNH - 2018


2

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
NH

TRẦN VĂN QUÝ

THỰC TRẠNG
NG CHĂM SÓC NGƯỜI
NGƯ BỆNH RỐ
ỐI LOẠN
TÂM THẦN LOẠI PHÂN LIỆT TẠI BỆNH
NH VIỆN
VI
TÂM THẦN
TH
TRUNG
RUNG ƯƠNG I NĂM 2018
Chuyên ngành:
ngành CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
DẪN TS. Quản Trường Sơn

NAM ĐỊNH - 2018


3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1


4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận……………………..………………………………………..3
2.1. Đặc điểm lịch sử và khái niệm về bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt: ....... 3
2.2. Lịch sử nghiên cứu và phân loại .............................................................. .4
2.3. Dịch tễ ........................................................................................................ .5
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................5
2.2.1. Bệnh nguyên, bệnh sinh rối loạn loại phân liệt...........................................5
2.2.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loại phân liệt .................................................. 6
2.2.3. Chẩn đốn ……………………………………………..…....................…..8
2.2.4. Điều trị. ………………………………..………………………………..10
2.2.5. Vai trị của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần
phân liệt ………..................................................................................................13
3.THỰC TRẠNG CHĂM SÓC MỘT NGƯỜI BỆNH ...................................... 20
3.1 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: ............................................................................. 20
3.2. BỆNH SỬ: ..................................................................................................... 21
3.3. TIỀN SỬ: ....................................................................................................... 21
3.4. KHÁM : ......................................................................................................... 24
3.5. ĐIỀU TRỊ: (Tổng hợp quá trình điều trị) ....................................................... 23
3.6. CHĂM SÓC: .................................................................................................. 24
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
RỐI LOẠN TÂM THẦN LOẠI PHÂN LIỆT .................................................. 27
4.1. Đối với nhân viên y tế:.................................................................................... 27

4.2. Đối với gia đình: ............................................................................................. 27
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo của riêng tơi. Các kết quả trong khóa luận là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


5

Nam Định, ngày 15 tháng 9 năm 2018
Người làm báo cáo

Trần Văn Qúy

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại
học, trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định cùng các Thầy, Cơ giáo đã nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập. Tơi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ QUẢN TRƯỜNG SƠN, Tiến sĩ TRƯƠNG


6


TUẤN ANH, người Thầy đã dành nhiều tâm huyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu để tơi hồn thành khóa luận một cách tốt
nhất. Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban giám đốc bệnh viện và các khoa, phòng ở bệnh
viện Tâm thần trung ương I đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thơng tin.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tơi những
người đã ln động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và làm khóa luận.

Nam Định, ngày 15 tháng 9 năm 2018
Người làm báo cáo

Trần Văn Qúy

1. ĐẶT VẤN ĐỀ


7

Rối loạn loại phân liệt là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có các
triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng
của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế cho nên nhiều bệnh
nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần
phân liệt.
Rối loạn loại phân liệt khơng có sự khác biệt giới ,đối với rối loạn này tỷ lệ
mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới tương đương nhau nhưng nam giới thường bộc
phát bệnh ở độ tuổi trẻ hơn.
Những giai đoạn của rối loạn loại phân liệt có thể rất khác với mỗi người vì
thế nên bệnh vẫn chưa được hiểu hoặc định nghĩa rõ ràng như những dạng rối loạn
tâm thần khác. Nếu không được chữa trị thì rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn
đến các vấn đề gây ảnh hưởng tới hoạt động hoặc khả năng làm việc ở trường, ở
công ty hoặc các tình huống xã hội. Những người mắc dạng rối loạn này có thể cần

sự giúp đỡ với các hoạt động thường ngày. Các phương pháp chữa trị có thể giúp
quản lý các triệu chứng và cải thiện cuộc sống.
Bệnh rối loạn loại phân liệt không những ảnh hưởng đến cuộc sống của
người bệnh mà cịn có thể là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số nghiên cứu
đã chỉ ra rằng khi người bệnh nằm viện nếu được chăm sóc tốt người bệnh sẽ
thuyên giảm nhanh và dễ dàng tái hịa nhập cộng đồng, khơng là gánh nặng cho gia
đình và xã hội Việc chăm sóc ở đây bao gồm cả việc sử dụng thuốc cho người bệnh


8

và các liệu pháp cải thiện chức năng lao động cũng như chức năng tâm lý của người
bệnh.
Tuy đã được Nhà nước công nhận là một trong những mục tiêu y tế quốc gia,
nhưng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thực tế cho thấy ngành tâm thần còn gặp
rất nhiều khó khăn do tính xã hội hố chưa cao, những hỗ trợ từ phía xã hội cịn
chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh
tâm thần cịn chưa sẵn có, tại bệnh viện cán bộ y tế cũng chỉ có thể chăm sóc cho
người bệnh về thuốc thang cịn các vấn đề khác như là vệ sinh, dinh dưỡng, vận
động,… thì phụ thuộc nhiều vào người nhà, tuy nhiên không phải gia đình người
bệnh nào cũng có điều kiện chăm sóc người bệnh chu đáo, thậm chí họ cịn bỏ mặc
người bệnh nằm viện mà không quan tâm hay đến thăm
Qua theo dõi, thực tế tham gia vào q trình chăm sóc tơi nhận thấy vấn đề
chăm sóc cho người bệnh tâm thần loại phân liệt cần có sự thay đổi để người bệnh
được chăm sóc tốt hơn, do đó tơi đã thực hiện chuyên đề: “ Thực trạng Chăm sóc
người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương I năm
2018” với mục tiêu cụ thể như sau:
MỤC TIÊU
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại
bệnh viện Tâm thần tại trung ương I năm 2018.

2. Đề xuất môt số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối
loạn tâm thần loại phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương I năm 2018.


9

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm lịch sử và khái niệm về bệnh rối loạn tâm thần loại phân
liệt:
- Rối loạn loại phân liệt được một nhà tâm thần học người Na-uy
là Gabriel Langfeld mô tả vào năm 1939. Rối loạn này được biểu hiện bằng các
triệu chứng như:
- Tác phong kỳ dị, tư duy và cảm xúc khác thường giống như bệnh tâm thần
phân liệt, nhưng khơng có nét bất thường rõ rệt và đặc trưng của bệnh tâm thần
phân liệt ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh.


10

- Hồi phục hầu như hoàn toàn.
Đây là một loại rối loạn mà việc xác định chẩn đốn cịn gặp nhiều khó khăn
vì:
- Các triệu chứng loạn thần thường khơng sâu sắc, khơng có tính hệ thống,
mang tính nhất thời. Người bệnh vẫn có thể thích ứng được với xã hội với nghề
nghiệp, khả năng lao động sáng tạo ít bị ảnh hưởng. Các mối quan hệ của người
bệnh với gia đình, xã hội vẫn cịn được duy trì trong một thời gian dài.
- Bệnh tiến triển chậm, có khuynh hướng mạn tính, cường độ triệu chứng
cũng tăng giảm thất thường, đôi khi tiến triển giống như nhân cách bệnh.

- Bệnh khơng có các biểu hiện khởi phát rõ rệt, bản thân người bệnh và gia
đình họ cũng khơng xác định được chính xác thời điểm khởi phát bệnh.
- Những người bệnh bị mắc rối loạn loại phân liệt thường có quan hệ di
truyền với người bệnh tâm thần phân liệt.
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu và phân loại
Trước đây theo quan niệm của đa số các nhà tâm thần học thì rối loạn loại
phân liệt được coi là tâm thần phân liệt thể nhẹ, là trạng thái ranh giới giữa người
thường và người bệnh, nhất là ở những trường hợp người bệnh chỉ biểu hiện một vài
nét tính cách bất thường hay các triệu chứng suy nhược, nghi bệnh…Còn theo
trường phái tâm thần học Nga thì coi rối loại loại phân liệt là tâm thần phân liệt thể
tiến triển lờ đờ.
Khoảng đầu thế kỷ 19, các nhà tâm thần học cũng đã chú ý đến một nhóm
bệnh với các triệu chứng khơng điển hình mà khơng thể xếp vào bệnh tâm thần
phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực (PMD).
Năm 1890 Kreapelin E đã đưa ra thuật ngữ “Tâm thần khơng điển hình Atypical psychosis” để chỉ các trạng thái bệnh như trên và về sau này nó được mô tả
ở một số thuật ngữ khác nhau như: phân liệt cảm xúc, loạn thần dạng phân liệt…
Đầu thế kỷ XX năm 1932, tại hội nghị quốc tế về bệnh tâm thần phân liệt,
người ta cũng chú ý đến vấn đề tâm thần phân liệt "lành tính" và phân định ranh
giới bệnh tâm thần phân liệt thật sự với các hội chứng bệnh có tính chất giống phân
liệt.
Năm 1939 Gabriel Langfeldt đã chia người bệnh tâm thần phân liệt có triệu
chứng loạn thần làm hai nhóm:


11

- Nhóm tâm thần phân liệt thật sự. Ơng nhấn mạnh tầm quan trọng của giải
thể nhân cách, tự kỷ, cảm xúc cùn mòn, khởi phát sớm và tri giác sai thực
tại…trong tâm thần phân liệt thực sự.
- Nhóm các loạn thần dạng phân liệt. Đây là một loại rối loạn có tiên lượng

tốt hơn và tác giả đưa ra khái niệm “Rối loạn loại phân liệt - Schizophrenia form
disoder” để chỉ nhóm người bệnh có triệu chứng lâm sàng giống tâm thần phân liệt
song khởi phát cấp diễn.
Tới năm 1992 trong bảng phân loại quốc tế lần thứ 10, rối loạn loại phân liệt
được tách hẳn ra thành một đơn vị bệnh lí độc lập.
Song song với hệ thống phân loại bệnh quốc tế, hệ thống phân loại
bệnh của hội Tâm thần học Mỹ (DSM) đã đưa ra khái niệm rối loạn dạng
phân liệt có nhiều điểm tương đồng với rối loại loại phân liệt. Tuy nhiên có
một điểm khác là nhiều trường hợp sẽ tiến triển thành Tâm thần phân liệt ở
giai đoạn sau.
2.1.3. Dịch tễ
Số liệu từ nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ rối loạn loại phân liệt trong
cuộc đời là 0,2%
- Tỷ lệ mắc trong 1 năm là 0,1%.
- Tỷ lệ mắc bệnh chung 0,5% dân số.
- Thường gặp ở thanh thiếu niên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Bệnh nguyên, bệnh sinh rối loạn loại phân liệt.
Cũng như trong tâm thần phân liệt cho đến nay bệnh nguyên bệnh sinh của
rối loạn loại phân liệt vẫn chưa rõ ràng. Nhóm bệnh này tạo ra một quần thể không
đồng nhất một số giống tâm thần phân liệt, một số khác lại giống rối loạn cảm xúc.
Có rất nhiều nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh song khơng một yếu tố
nào độc lập hồn tồn có đủ sức thuyết phục. Các nghiên cứu thấy rằng:
2.2.1.1. Những bất thường của cấu trúc và chức năng não.
Những nghiên cứu về hình ảnh đại thể và chức năng não trong các người
bệnh rối loạn loại phân liệt có thiếu sót và hoạt hóa ở vùng dưới trán giống như tâm
thần phân liệt. Một nghiên cứu khác thực hiện nghiệm pháp hoạt hóa, nhận thấy
thiếu sót giới hạn ở bán cầu trái và ức chế hoạt động của thể vân, điều đó cho thấy



12

có sự tương đồng về mặt sinh lí giữa 2 loại bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn loại
phân liệt. Mặc dù, một số tài liệu nghiên cứu về chụp cắt lớp não và cộng hưởng từ
vi tính, cho thấy trong rối loạn loại phân liệt có giãn rộng các não thất, nhưng không
giống trong tâm thần phân liệt, giãn não thất trong rối loạn loại phân liệt không liên
quan đến kết quả lượng giá kích thước cũng như lượng giá sinh học.
2.2.1.2. Giả thuyết về hoạt động điện của da và mùa sinh.
Nhiều nghiên cứu đã thấy: có sự khác biệt về hoạt động điện của da giữa tâm
thần phân liệt và rối loạn phân liệt. Kết quả cũng thấy rằng: Các người bệnh tâm
thần phân liệt sinh vào những tháng mùa đơng và mùa xn có giảm đáp ứng trong
dẫn truyền da, nhưng khơng có trong rối loạn loại phân liệt, đây là điều khác biệt
giữa hai bệnh lý này.
2.2.1.3.Về mặt di truyền
Các nghiên cứu bệnh học cho thấy những người bệnh bị mắc rối loạn loại
phân liệt thường có quan hệ di truyền với các người bệnh tâm thần phân liệt.
2.2.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn loại phân liệt
Một số các nét lâm sàng sau đây là nét lâm sàng chung của bệnh.
Tác phong kì dị, tư duy, cảm xúc khác thường giống như trong bệnh tâm thần
phân liệt.
Các nét bất thường này không rõ rệt như trong tâm thần phân liệt và khơng có
đầy đủ các đặc trưng của tâm thần phân liệt ở trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh.
Các triệu chứng có thể gặp:
2.2.2.1. Các triệu chứng thể hiện tính thiếu hịa hợp
Cảm xúc khơng thích hợp
Cảm xúc người bệnh khó hiểu, hoặc có tính hai chiều trái ngược. Thái độ của
họ trở nên lạnh lùng và cách biệt với bạn bè, đồng nghiệp. Người bệnh chỉ quan tâm
một cách hời hợt (hoặc bàng quan) với các sự vật xung quanh.
Người bệnh có thể xuất hiện các thích thú mới lạ khơng thích hợp với tầng
lớp xã hội của mình.

Một số các trường hợp biểu hiện khí sắc ln dao động, thay đổi tình cảm với
người thân, cười một mình...
Tư duy thiếu hòa hợp.


13

Lối nói của người bệnh mơ hồ, chi li ẩn dụ, từ ngữ có khi trau chuốt, có khi
có ngơn ngữ định hình…làm cho ngơn ngữ người bệnh trở nên kì dị khó hiểu, đơi
khi là ngơn ngữ phân liệt.
Nội dung tư duy mang mang mầu sắc thần bí, xuất hiện các niềm tin kì dị vào
ma quỷ, thần thánh, các lực lượng siêu nhiên hoặc có hiện tượng ngộ độc triết học.
Có người bệnh có các hồi nghi, ý tưởng paranoia hay paranoid như: ghen tuông,
kiện cáo, phát minh... đôi khi là ý tưởng nghi bệnh.
Hành vi tác phong.
Tác phong bề ngoài của người bệnh trở nên lạ lùng, kì quặc hay có các hành
vi đặc biệt như lúc chải chuốt quá mức, lúc lôi thôi luộm thuộm, lúc đạo mạo hào
phóng, lúc thơ bạo…Tác phong của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi
các ý tưởng kì lạ trong tư duy.
Càng ngày người bệnh càng trở nên cách biệt với mọi người, ngại giao tiếp,
thích ngồi ở nhà một mình, có khuynh hướng xa lánh với xã hội để quay về nghiền
ngẫm, suy diễn trong thế giới riêng của mình.
2.2.2.2. Các triệu chứng giống tâm căn
Các nghiền nghẫm ám ảnh khơng có sự chống đỡ bên trong, thường là các
ám ảnh có nội dung sợ dị hình, các ám ảnh có nội dung về tình dục hay bị xâm
phạm…, cũng có thể có các ý tưởng nghi bệnh.
Các rối loạn cảm giác tri giác không thường gặp bao gồm: loạn cảm giác bản
thể, các ảo tưởng cơ thể - giác quan hay ảo tưởng khác, giải thể nhân cách, tri giác
sai thực tại...
2.2.2.3. Những giai đoạn giống loạn thần.

Trong bệnh cảnh lâm sàng có thể thấy xuất hiện:
- Các rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo giác, đặc biệt là ảo thanh…
- Rối loạn tư duy: có thể có các ý tưởng giống hoang tưởng hay hoang tưởng
thực sự.
- Cường độ của các triệu chứng loạn thần có thể mãnh liệt và đủ các triệu
chứng có thể nhầm với tâm thần phân liệt.
- Các triệu chứng đôi khi xuất hiện, tồn tại trong một thời gian ngắn khơng do
tác động của các nhân tố kích thích bên ngồi.
2.2.2.4. Các thể lâm sàng theo ICD - 10.


14

- Tâm thần phân liệt ranh giới.
- Tâm thần phân liệt tiềm tàng.
- Phản ứng phân liệt tiềm tàng.
- Tâm thần phân liệt tiền loạn thần.
- Tâm thần phân liệt tiền chứng.
- Tâm thần phân liệt giả tâm căn.
- Tâm thần phân liệt giả nhân cách bệnh.
- Rối loạn nhân cách loại phân liệt.
2.2.3. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh phải rất thận trọng chính xác và khơng nên sử dụng
chẩn đoán rối loạn này một cách rộng rãi. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD -10.
Một rối loạn với các đặc điểm như tác phong kì dị, tư duy và cảm xúc khác
thường giống như trong bệnh tâm thần phân liệt, nhưng khơng có những nét bất
thường rõ rệt đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt ở trong bất cứ giai đoạn nào của
bệnh. Khơng có một rối loạn nào là điển hình chiếm ưu thế nhưng bất cứ rối loạn
nào cũng có thể có dưới đây:
a. Cảm xúc khơng thích hợp hay hời hợt (người bệnh có vẻ lạ lùng và cách

biệt).
b. Tác phong hay hình dáng bề ngồi lạ lùng, kì qi hay đặc biệt.
c. Ít tiếp xúc với những người xung quanh và có xu hướng xa lánh xã hội.
d. Tin tưởng kì dị hay tư duy thần bí ảnh hưởng đến tác phong và mâu thuẫn
với những tiêu chuẩn của nhóm văn hóa dưới.
e. Hồi nghi hay ý tưởng Paranoid.
f. Các nghiền ngẫm ám ảnh không có sự chống đỡ bên trong thường có nội
dung sợ dị hình, tình dục hay xâm phạm.
g. Những nhận cảm tri giác không thường gặp bao gồm các ảo tưởng cơ thể giác quan hay ảo tưởng khác, giải thể nhân cách hay tri giác sai thực tại.
h. Tư duy và lời nói mơ hồ, chi li ẩn dụ, quá chải chuốt hay định hình biểu
hiện bằng ngơn ngữ kì dị hay bằng cách khác nhưng không quá rời rạc quá đáng.
i. Có những giai đoạn gần như loạn thần thỉnh thoảng xuất hiện nhất thời với
ảo tưởng, ảo thanh hay ảo giác khác, tất cả đều mãnh liệt và những ý tưởng giống
hoang tưởng xuất hiện khơng do kích thích bên ngồi.


15

Rối loạn này thường tiến triển mạn tính với cường độ khi tăng khi giảm.
Thỉnh thoảng chuyển sang bệnh tâm thần phân liệt rõ rệt. Khơng có thời kì khởi đầu
rõ ràng và thường tiến triển như một loại rối loạn nhân cách. Thường gặp hơn ở
những cá nhân có quan hệ với người bệnh tâm thần phân liệt về mặt di truyền và
được xem như thành phần của “Phổ” di truyền của bệnh tâm thần phân liệt.
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đốn:
- Phải có ba hay bốn nét điển hình liệt kê ở trên.
- Các triệu chứng tồn tại thường xun hay có từng thời kì ít nhất trong vòng
2 năm.
- Trong tiến triển bệnh, người bệnh phải chưa bao giờ có đủ các triệu chứng
tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Trong tiền sử gia đình có một người thân trực hệ bị bệnh tâm thần phân liệt

sẽ thêm trọng lượng cho chẩn đoán, nhưng đây khơng phải là tiêu chuẩn tiên quyết.
*Chẩn đốn phân biệt
a, Rối loạn Tâm thần loại phân liệt thể đơn thuần.
- Bệnh tiến triển chậm với các triệu chứng âm tính đặc trưng của tâm thần
phân liệt như: cảm xúc cùn mòn, khả năng lao động sáng tạo giảm sút, ý chí suy
giảm.
- Khơng có các triệu chứng dương tính loạn thần nào xảy ra trong quá khứ.
- Tiến triển ngày một xấu dần khơng có giai đoạn ổn định.
b, Hội chứng Asperger (F 84.5).
- Phải kết hợp hiện tượng thiếu một sự chậm trễ đáng kể về mặt lâm sàng
trong ngôn ngữ hay trong sự phát triển về nhận thức.
- Khơng có các giai đoạn loạn thần.
- Suy giảm về chất trong các mối tác động xã hội qua lại
c, Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (F60.1).
- Xảy ra trong quá trình hình thành nhân cách thường xuất hiện ở trẻ em lớn
hoặc tuổi thanh thiếu niên tiếp tục thể hiện ở tuổi thành niên.
- Luôn luôn kết hợp với một cuộc đảo lộn cá nhân hoặc xã hội lớn.
- Khơng có các giai đoạn loạn thần và không liên quan đến một tổn thương
não hay một trạng thái rối loạn tâm thần khác.


16

2.2.4. Điều trị.
2.2.4.1. Nguyên tắc
Việc điều trị rối loạn loại phân liệt có nhiều nét giống trong điều trị bệnh tâm
thần phân liệt. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt.
a) Đây là một bệnh lí mà q trình loạn thần chỉ xảy ra trong một thời gian
ngắn và giữa hai đợt người bệnhcó sự ổn định bệnh rất tốt. Vì vậy, chỉ điều trị nội
trú khi thật cần thiết (tình trạng loạn thần nặng gây ảnh hưởng nhiều đến công việc,

cuộc sống của người bệnhvà những người xung quanh).
b)Điều trị triệu chứng là chủ yếu.
c) Cần phối hợp nhiều liệu pháp.
d)Hóa dược vẫn đóng vai trị quan trọng nhất là trong giai đoạn loạn thần.
e) Điều trị duy trì sau cơn loan thần đầu tiên, quản lí theo dõi phòng chống tái
phát.
f) Phối hợp với cộng đồng để tái thích ứng xã hội, tạo cơng ăn việc làm cho
người bệnh.
g)Phát hiện sớm những đợt loạn thần, những yếu tố có thể gây ra đợt loạn
thần mới để có thái độ xử lí kịp thời.
h)Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ với người bệnh như: tránh
mặc cảm, xa lánh, sỉ nhục người bệnh.
2.2.4.2. Điều trị cụ thể.
a, Liệu pháp hóa dược.
- Một số các thuốc điều trị
* An thần kinh cổ điển
Thuốc

Liều dùng

Chlopromazine (Aminazine...) viên 25mg - ống 25mg

50 - 600mg/24h

Levomepromazine (Tisercine...) viên 25mg - ống 25mg

25 - 500mg/24h

Haloperidol (Haldol) viên 1,5mg ống 5 mg


3 - 20 mg/24h

Thioridazine (Melleril...). viên 10 - 25mg

25 - 500mg/24h

* An thần kinh thế hệ mới
Thuốc

Liều dùng

Amisulpiride (Solian...) viên 50mg -200mg

50 - 200mg/24h


17

Clozapine (Leponex...) viên 25mg, 100mg

75 - 125 mg/24h

Risperidone (Risperdal...) viên 1- 2mg

1 - 6 mg/24h

Olanzapine (Zyprexa...) viên 5mg -10mg

5 - 20 mg/24h


* Các an thần kinh tác dụng kéo dài
Thuốc

Liều dùng

Haldol decanoate ống 50 mg

Tiêm bắp sâu 25 - 50mg/lần, 4 tuần
nhắc lại.

Fluphénazine decanoate ống 25, 100mg

Tiêm bắp sâu 25 - 50mg/lần, nhắc
lại sau 3-4 tuần

Piportil L4 retard ống 25, 100mg

Tiêm bắp sâu 25 - 50 mg/lần, nhắc
lại sau 4 tuần

- Một số các thuốc có thể phối hợp
Việc phối hợp các thuốc nhằm giảm một số triệu chứng kích động, lo âu,
trầm cảm hoặc điều chỉnh một số các rối loạn hành vi.
Thuốc

Liều dùng

Diazepam (Seduxen) viên 5mg, ống 10mg

5 - 20mg/24h


Natri Valproate (Deparkin) viên 200mg- 500

200 - 1000 mg/24h

Amitriptyline viên 25, ống 50 mg

25 - 50 mg/24h

- Lưu ý
- Liều điều trị ngoại trú thường thấp hơn rất nhiều so với liều điều trị nội trú
(bằng từ ½ đến 1/6).
- Các ATK mới có tác dụng tốt trên các triệu chứng âm tính, dương tính, ít
tác dụng phụ trên hệ ngoại tháp, nhưng nó cũng gây khơng ít tác dụng phụ trên
chuyển hóa. Vì vậy việc chọn lựa ATK cũ, mới cần cân nhắc sao cho phù hợp.
- Trước khi sử dụng các ATK chậm nên sử dụng các ATK tác dụng nhanh
trước. Nên sử dụng cho các người bệnh khơng chịu uống thuốc duy trì hàng ngày.
b, Liệu pháp tâm lí.
Tư vấn cho gia đình, liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình giúp gia đình và
người bệnh, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và phát hiện sớm đợt tái phát mới.


18

Cần giải thích cho gia đình người bệnh nhận thức được về bệnh tật và chấp
nhận sống chung với người bệnh.
c, Liệu pháp lao động phục hồi chức năng.
Giai đoạn loạn thần chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên khi các triệu chứng
loạn thần thuyên giảm lập tức đưa người bệnh hoạt động tái thích ứng xã hội theo
mức độ và khả năng của họ.

Từng bước nâng cao mức độ khó của liệu pháp để người bệnh dần dần thích
nghi.
Chú ý phục hồi chức năng ngành nghề phải dựa vào nghề nghiệp cũ, môi
trường kinh tế xã hội, văn hóa nơi người bệnh sinh sống.
Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần loại phân liệt là làm sao
giúp người bệnh giảm bớt mức độ ảnh hưởng và có thể sống một cuộc sống tương
đối bình thường trong thời gian sau cơn bệnh.
Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều trị và
kìm chế những triệu chứng nổi, việc chăm sóc cho người bệnh chỉ mang lại những
thay đổi chậm và nhỏ. Tuy nhiên lại làm giảm bớt những ảnh hưởng và cải thiện
cuộc sống của người bệnh.
Ở nước ta từ năm 1999 khi Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc
gia Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã có những chương trình chăm sóc
phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh, đây là một phần trong kế hoạch trị liệu
bao quát cho người bệnh tâm thần phân liệt sau khi họ đã tương đối ổn định, khơng
cịn các triệu chứng rối loạn tinh thần. Mục tiêu của việc chăm sóc và phục hồi cho
người bệnh là đề cập tới các điểm chính như sau:
- Khả năng sống cịn:
Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng
sức khoẻ, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết
cách sử dụng những phương tiện công cộng để đi lại.
- Khả năng giao tiếp xã hội:
Người bệnh được hướng dẫn để dần dần lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự
tự trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, biết cách giải quyết những
khúc mắc, bất đồng ý kiến với người khác một cách thoả đáng.
- Khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hàng ngày:


19


Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những
căng thẳng tinh thần.
- Khả năng tổ chức cuộc sống:
Người bệnh được hướng dẫn trong việc thu xếp và tổ chức cuộc sống
hàng ngày sao cho có nề nếp, thành một thơng lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh
một cách hữu ích và thoải mái.
- Khả năng làm việc:
Làm việc cũng giúp cho con người cảm thấy mình có ích, thoả mãn vì mình
đã hồn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng
góp phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để
giao tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.
2.2.5. Vai trị của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh rối loạn
tâm thần phân liệt
Vai trò của người nhà
- Trước hết phải biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy
họ là một thành viên của gia đình. Gia đình khơng tranh luận với người bệnh, nhưng
cũng khơng để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải
giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc
- Hiểu về bệnh và biết được nguyên nhân gây ra bệnh là do những biến đổi
sinh học phức tạp do đó khơng đưa người bệnh đi cúng bái hay đến đền chùa, cần
đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị
- Trừng phạt người bệnh là một bằng chứng của sự kém hiểu biết. Không
được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, khơng nói chuyện hoặc nói rất ít
với người bệnh, khơng lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh,
chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng them.
- Người bệnh Tâm thần loại phân liệt ổn định chủ yếu là sống tại gia đình vì
vậy để người bệnh được chăm sóc tốt nhất thì gia đình người bệnh cần có kiến thức
về bệnh, kiến thức chăm sóc đúng để người bệnh có thể tái hịa nhập cộng đồng một
cách tốt nhất. Để có những kiến thức đó gia đình nên tham gia các lớp tập huấn về
chăm sóc bệnh nhân tâm thần loại phân liệt do các bác sỹ chuyên khoa tâm thần

phụ trách. Nội dung bao gồm:


20

+ Cách theo dõi bệnh nhân: biết các triệu chứng chính của bệnh nhân tâm
thần loại phân liệt, ghi chép các biểu hiện của bệnh nhân và báo cáo đều đặn với bác
sỹ.
+ Phát hiện được các triệu chứng cấp cứu để có thể cho bệnh nhân nhập viện
kịp thời.
+ Quản lý thuốc chặt chẽ, không cho bệnh nhân giữ hoặc biết nơi để thuốc.
+ Gia đình phải cho bệnh nhân uống thuốc hàng ngày.
- Cùng với kiến thức và sự thông cảm, sẻ chia của người nhà tại gia đình và
sự động viên giúp đỡ của nhân viên y tế thì người bệnh tâm thần phân loại liệt sẽ
được chăm sóc một cách tốt nhất.
Vai trị của người điều dưỡng:
- Phải giải thích cho gia đình, cho bệnh nhân hiểu thế nào là bệnh tâm
thần loại phân liệt.
- Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ bệnh nhân bị bệnh tâm thần loại phân
liệt.
- Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào.
Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc.
- Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường
của bệnh nhân.
- Phục hồi chức năng sinh hoạt: hướng dẫn bệnh nhân biết tự chăm sóc,
tắm giặt, vệ sinh cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở.
- Phục hồi chức năng tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi
người, lắng nghe và tôn trọng họ, không tranh luận căng thẳng và giúp đỡ họ khi
cần thiết.
- Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho bệnh nhân

làm được những việc như trước khi mắc bệnh như cấy lúa, trồng hoa, trồng cây ăn
quả, chăn ni, làm một việc nào đó trong quy trình sản xuất tại nhà máy, lao động
thủ cơng...
- Dạy cho bệnh nhân một việc mới đơn giản
- Cùng làm với bệnh nhân, khích lệ bệnh nhân, giúp đỡ họ khi họ gặp
khó khăn.
Phịng bệnh:


21

Nguyên nhân bệnh tâm thần loại phân liệt chưa rõ ràng nên khơng thể phịng
bệnh tuyệt đối được.
Tuy nhiên phải theo dõi sức khỏe tâm thần những người có nhân tố di truyền
để phát hiện sớm.
Chú trọng giáo dục rèn luyện trẻ em biết cách thích ứng với mơi trường và
các điều kiện khó khăn của cuộc sống. Hạn chế các nhân tố có hại bên ngồi (sang
chấn tâm thần, nhiễm trùng).
Áp dụng lao động và thích ứng xã hội. Tiếp tục quản lý theo dõi bệnh nhân
sau khi ra viện đề phòng tái phát.
Nhận định:
Người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt thường là một bệnh mạn tính,
diễn biến kéo dài, có thể vào viện nhiều lần nên người bệnh và người nhà cảm thấy
rất mệt mỏi. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà cần
phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thơng cảm.
Nhận định triệu chứng
Giai đoạn cấp tính: tuỳ thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau, người
bệnh có hưng phấn tâm lý, kích động, căng trương lực bất động, tự kỷ, thiếu hồ
hợp, trầm cảm có hoang tưởng bị tội dẫn tới hành vi tự sát. Ở giai đoạn này thông
thường bệnh nhân phủ định bệnh không chấp nhận điều trị và tìm cách trốn viện.

Giai đoạn thun giảm: các triệu chứng lâm sàng trên khơng cịn điển hình
nữa, bệnh nhân có thể tiếp xúc được, tác phong hài hoà hơn nhưng vẫn chưa hoàn
toàn ổn định, đơi khi vẫn có những biểu hiện kỳ dị khó hiểu, nói chung ở giai đoạn
này bệnh nhân ăn được, ngủ được, ý thức được bệnh của mình và tự giác uống
thuốc.
Giai đoạn ổn định: các triệu chứng ở giai đoạn cấp giảm nhiều, bệnh nhân ý
thức được bệnh của mình, tiếp xúc tốt, sinh hoạt trở lại gần như bình thường, một số
bệnh nhân trở lại làm việc như cũ tuy vẫn phải uống thuốc duy trì.
Một số bệnh nhân mạn tính điều trị tuy ổn định nhưng khơng làm được việc
như cũ, sống phụ thuộc vào gia đình, đơi khi có biểu hiện bất thường về tính cách
nhưng nếu duy trì uống thuốc đều thì lại ổn định.
Một số bệnh nhân bị bệnh lâu năm hoặc không được điều trị chu đáo dẫn đến
giai đoạn cuối là sa sút trí tuệ, sống cuộc sống bản năng.


22

Một số nhận định khác:
- Toàn trạng: cân nặng, chiều cao, mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Các cơ quan: tuần hồn, tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục, cơ,
xương, khớp, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt?
- Nhận định về thần kinh:


Dây thần kinh sọ não



Đáy mắt




Vận động



Trương lực cơ



Cảm giác nông sâu



phản xạ

4.3. Nhận định về tâm thần:
-

Biểu hiện chung:

-

Ý thức định hướng



Khơng gian: có định hướng được khơng?




Thời gian: có định hướng được khơng?

Bản thân: có định hướng được khơng?
-

Tình cảm, cảm xúc

-

Tri giác (khả năng nhận thức thực tại khách quan): có ảo giác khơng?

Loại nào?
-

Tư duy



Hình thức: có hoang tưởng khơng



Nội dung: nội dung hoang tưởng là gì



Hành vi, tác phong: Hoạt động hàng ngày của người bệnh thế nào? Đi

lại, nói năng…



Hoạt động bản năng:

-

Nhận định về dinh dưỡng của người bệnh: người bệnh ăn mấy bát

cơm/bữa, ngồi ra có ăn thêm gì khơng?
-

Vệ sinh: trang phục người bệnh thế nào? người bệnh có tự vệ sinh

khơng? Có phải nhắc nhở vệ sinh khơng?
-

Người bệnh ngủ thề nào? Bao nhiêu giờ một ngày? Giấc ngủ có sâu?


23



Trí nhớ: có mất nhớ hay giảm nhớ khơng?

-

Ở nhà người bệnh đã được xử trí gì chưa? Nếu có thì là gì?

-


Các xét nghiệm cận lâm sàng

-

Tiền sử của người bệnh và gia đình?

Những vấn đề cần chăm sóc:
-

Người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát do hoang tưởng, ảo giác

-

Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và người xung

-

Người bệnh không tự chăm sóc được bản thân.

-

Người bệnh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

-

Người bệnh không dùng thuốc theo chỉ dẫn.

quanh


Lập kế hoạch chăm sóc:
- Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được
- Theo dõi đánh giá các triệu chứng để phân loại bệnh nhân, từ đó có kế
hoạch chăm sóc cụ thể.


Làm giảm và mất hoang tưởng và ảo giác cho người bệnh



Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an tồn



Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh



Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh



Đảm bảo đủ và đúng việc dùng thuốc cho người bệnh

Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
Làm giảm và mất hoang tưởng và ảo giác cho người bệnh:
Đây là một trong nững cấp cứu trong tâm thần, có thể sử dụng các biện
pháp:
- Loại bỏ các vật dùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như là dao,
kéo hay bất cứ vật sắc nhọn nào, đề phòng người bệnh tự tử bằng chăn, màn…

- Theo dõi sát người bệnh, cần có sự phối hợp của điều dưỡng và người
nhà theo dõi 24/24h để phát hiện ngăn chặn kịp thời ý tưởng và hành vi tự sát của
người bệnh.


24

- Thực hiện thuốc đầy đủ: thuốc là biện pháp tốt nhất để cắt hoang tưởng,
ảo giác cho người bệnh, có thể sử dụng thuốc tiêm nếu nghi ngờ người bệnh giấu
thuốc hay không chịu uống.
- Sử dụng liệu pháp tâm lý: Nói chuyện với người bệnh, giải thích cho
người bệnh về hoang tưởng, ảo giác là khơng có thật, giúp người bệnh có ý chí để
vượt qua hoang tưởng, ảo giác, tuy nhiên không nên nhắc lại quá nhiều về hoang
tưởng ảo giác vì có thể làm người bệnh nghĩ đó là thật.
- Nếu cần phải làm sốc điện cho người bệnh.
Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an tồn:
- Những bệnh nhân kích động phải cho nằm buồng riêng, trang bị
những thứ thật cần thiết như giường chiếu, chăn màn, hệ thống điện phải ở trên cao.
- Những bệnh nhân ở mức độ trung bình cho nằm phịng chung, khơng
cho mang các thứ nguy hiểm vào trong phòng bệnh, các dụng cụ sinh hoạt dùng
bằng đồ nhựa
- Tiêm thuốc kịp thời cho người bệnh.
- Chăm sóc ăn uống đầy đủ.
- Tiếp xúc với người bệnh với thái độ hài hòa, niềm nở nhưng cũng cần
cương quyết nếu người bệnh chống đối.
Cải thiện khả năng tự chăm sóc:
Hướng dẫn cho người bệnh những cách hợp lý để họ thực hiện các hoạt
động tự chăm sóc như: vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, quét nhà…
Khuyến khích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt, chỉ trợ giúp khi
người bệnh không tự làm được.

Nếu người bệnh không ngủ được hay khó ngủ có thể dung thuốc an
thần, khuyên người bệnh nên tập luyên như đi dạo, tập thể dục trước khi ngủ,..
Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện.
Đảm bảo đủ dinh dưỡng:
Những người bệnh không chịu ăn do hoang tưởng, ảo giác chi phối cần
động viên cho người bệnh ăn, nếu không được phải đặt ống thông dạ dày để bơm
thức ăn.
Người bệnh tâm thần có thể thích người này hay người khác cho ăn, tìm
hiểu xem người bệnh yêu quý ai để người đó có thể giúp người bệnh ăn, thậm chí có


25

người bệnh khơng chịu ăn khi có người nhưng khi để họ một mình họ tự lấy cơm
ăn.
Sử dụng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm, có một số bệnh nhân
lo sợ bị đầu độc trong thức ăn do hoang tưởng, có thể để người bệnh tham gia vào
quá trình chế biến thức ăn hoặc mua thực phẩm đóng gói để đảm bảo rằng thực
phẩm là an tồn cho người bệnh.
Thức ăn phải đủ và cân đối về thành phần dinh dưỡng, đủ năng lượng
(2000 – 2400 kcalo/ ngày), có thể chia ăn làm nhiều bữa cho người bệnh.
Đảm bảo việc dùng thuốc cho người bệnh:
Sử dụng liệu pháp tâm lý để bệnh nhân yên tâm chữa bệnh và thực hiện
đầy đủ nội quy buồng bệnh, khi người bệnh ổn định về tâm lý họ sẽ chấp nhận bệnh
và chấp nhận việc dùng thuốc.
Thực hiện nghiêm túc 5 đúng: Đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều,
đúng đường dùng, đúng thời gian.
Thuốc uống phải đảm bảo vào tận dạ dày người bệnh
Đối với người bệnh nặng, có hoang tưởng, ảo giác có thể sử dụng thuốc
tiêm cho người bệnh, khi tiêm cần lưu ý là phải có người giữ đề phòng người bệnh

chống đối dẫn đến gãy kim tiêm, thực hiện 3 nhanh: đâm kim nhanh, bơm thuốc
nhanh và rút kim nhanh.
Theo dõi sát tình trạng bệnh nhân sau khi dùng thuốc để phát hiện kịp
thời những bệnh nhân cố ý không dùng thuốc, đặc biệt là theo dõi tác dụng phụ của
thuốc vì các thuốc an thần kinh có rất nhiều tác dụng phụ
Đánh giá:
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi : Các triệu chứng giảm và hết,
bệnh nhân tiếp xúc và sinh hoạt bình thường, chấp hành tốt nội quy bệnh phịng, có
thể trở lại làm việc được, người bệnh ý thức rõ được bệnh của mình, tự giác dùng
thuốc, thực hiện tốt các liệu pháp điều trị.


×