Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.25 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I

  

MONE NOUANTHASIME

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC

Người hướng dẫn: Th.S. Bùi Quốc Tuấn
Khoa Chính trị học, HV CT-HC KV1

HÀ NỘI - 2013

MỤC LỤC Trang
1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................................

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN

BỘ, CƠNG CHỨC


1.1. Khái niệm cán bộ, cơng chức.................................................................................................... 5

1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức............................................. 13

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở
TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Xiêng Khoảng……...............… 22

2.2. Hệ thống các cơ quan quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức Lào.................................................................................................................................. 27

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Xiêng Khoảng................ 30

2.4. Những kết quả đạt được trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức ở tỉnh Xiêng Khoảng............................................................................................................ 36

2.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức ở tỉnh Xiêng Khoảng............................................................................................ 46

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG

3.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Xiêng

Khoảng………………………………………………….……………………………………………….……. 49


3.2. Phương hướng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức ở tỉnh Xiêng Khoảng............................................................................................ 51

3.3. Các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức ở tỉnh Xiêng Khoảng...................................................................... 52

3.4. Kiến nghị.......................................................................................................................................................... 60

KẾT LUẬN…………...…………...………………………..................................………………………...…….…………… 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………................................…...……………...…..….…………… 64


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững ổn định chính trị,
an ninh trật tự, an tồn xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế trước xu thế tồn cầu hóa, địi hỏi
Nhà nước cũng như các cơ quan Đảng, chính quyền phải có một đội ngũ cán
bộ, cơng chức có phẩm chất tốt, năng lực, trí tuệ cao và trình độ chun mơn,
nghiệp vụ sắc bén.
Cán bộ, cơng chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) Lào nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán
bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực là điều kiện để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới phát
triển đất nước. Mặt khác, cán bộ, cơng chức cũng đóng vai trò quan trọng

trong bảo đảm kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp luật và công lý.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của cán bộ, công chức nên
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi duỡng
cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước CHDCND Lào nói chung và Tỉnh
Xiêng Khoảng nói riêng khơng ngừng đổi mới các chính sách và tổ chức các
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhằm nâng cao trình độ
chính trị, chun mơn cho cán bộ, cơng chức để phù hợp với yêu cầu thực tế
khách quan.

1

Thực tế trên địa bàn Tỉnh Xiêng Khoảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, cơng chức thời gian qua cịn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở đào tạo cấp tỉnh
còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi bưỡng những kiến thức
cần thiết cho việc nâng cao trình độ chun mơn và trình độ chính trị cán bộ,
cơng chức nhà nước. Cơng tác quản lý nhà nước vẫn theo tư duy cũ, các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
cơng chức cịn chồng chéo, chưa sâu sát, chưa tạo ra hành lang pháp lý thơng
thống cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng vẫn chưa đổi mới được bao nhiêu, thiếu tính sáng tạo. Kiến thức giảng
viên cịn nhiều hạn chế, trình độ chun mơn cịn thấp, giảng viên chính thức
cịn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng... Từ những lý do trên, chất
lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước vẫn khơng đáp ứng
được các u cầu về năng lực, trình độ, theo yêu cầu của công việc trong hoạt
động thực tiễn.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, quốc tế hóa và phát triển đất nước hiện

nay, để đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới của nền cơng vụ thì việc đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một đòi hỏi bức
thiết và là điều kiện tiên quyết cho việc đổi mới phương thức quản lý nhà
nước về lĩnh vực này.

Những yêu cầu cấp bách của thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức nói trên là lý do tơi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở tỉnh Xiêng Khoảng
nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào - Thực trạng và giải pháp” để làm
luận văn Tốt nghiệp Đại học Chính trị - Chuyên ngành Tổ chức.

2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá các lý thuyết, làm rõ các khái niệm cơ bản sử
dụng trong nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, cơng chức của tỉnh Xiêng Khoảng. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tỉnh Xiêng Khoảng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài có nhiệm vụ hệ thống hóa các khái niệm và
các lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài có nhiệm vụ phân tích, đánh giá làm rõ thực
trạng quản lý nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức,
tìm các ngun nhân dẫn đến những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức tại tỉnh Xiêng Khoảng trong giai đoạn hiện nay.
- Về mặt giải pháp: Đề tài đề xuất một số phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở tỉnh Xiêng

Khoảng, nước CHDCND Lào.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Xiêng
Khoảng, nước CHDCND Lào từ 2006 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin (Chủ nghĩa duy vật

3

biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử) và quan điểm của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, tổng hợp…

5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn phân tích rõ hơn một số vấn đề lý luận về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
- Qua đánh giá thực trạng, phân tích các mặt mạnh, mặt hạn chế và đề
xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Xiêng
Khoảng, đề tài có những đóng góp thiết thực vào việc nâng cao trình độ cán
bộ, cơng chức của tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng và CHDCND Lào nói chung.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở

TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG.

* * *

4

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Cán bộ, công chức là vấn đề cơ bản và quan trọng đối với mọi tổ chức
nhà nước; là yếu tố con người, quyết định năng lực và hiệu quả quản lý đất
nước. Bất cứ nhà nước nào cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công
chức. Cán bộ, công chức bao gồm những người có trình độ, có năng lực quản
lý, có khả năng chun mơn và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc
vì bổn phận của mình trước cơng vụ. Thiếu đội ngũ này, kỷ cương đất nước
sẽ bị buông lỏng, trật tự xã hội sẽ bị xâm hại, nhà nước khó thực hiện chức
năng quản lý của mình đối với xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử xã hội, quan niệm về cán bộ, công

chức, mang nội dung khác nhau. Do đó, trong thực tế rất khó có một khái
niệm chung về cán bộ, cơng chức cho tất cả các quốc gia, ở mọi thời kỳ lịch
sử khác nhau. Sự khác nhau của khái niệm cán bộ, cơng chức ở mỗi nước phụ
thuộc vào tính đặc thù của mỗi quốc gia.

1.1.1. Quan niệm về cán bộ, công chức của Việt Nam
Quan niệm cán bộ, cơng chức Việt Nam được hình thành qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau.
- Trong Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội Việt Nam khố XII, kỳ
họp thứ 4 thơng qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 đưa định nghĩa về cán bộ,
công chức như sau [9, tr.8]:
(1). Cán bộ, công chức Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh,

5

thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(2). Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân
chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng [4, tr.25]; trong cơ quan đơn vị thuộc
Công an Nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sư nghiệp công lập của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đơn
vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà

nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật.

(3). Cán bộ của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là
công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường
trực Hội đơng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ,
người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt
Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ
ban Nhân dân cấp xã, trong viên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: “Giai cấp vơ sản và chính đảng của
mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền thì phải xây
dựng được đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng”[5, tr.85]. Cán bộ là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Muốn có đội ngũ
cán bộ tốt thì trước hết và quan trọng nhất là phải làm tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai

6

cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong
hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ
khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[5, tr.91].

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt

hay kém”[2, tr.29]. Vì thế, Chủ tịch yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải
đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phải bỏ nhiều công
sức, phải tiến hành chu đáo, công phu…

Những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong những năm qua
trước hết bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn đồng thời cũng bắt nguồn
từ tầm nhìn xa trông rộng về chiến lược cán bộ và sự dày công chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu việc đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao phẩm chất và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Theo Người, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ phải làm sao cho mỗi người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao được
nhận thức để từ đó vận dụng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ nhất, khi xác định về công tác đào tạo cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Nói đến cán bộ trước hết, vì cán bộ là tiến vốn của chủ thể. Có
vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành
cơng, tức là có lãi. Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”[3, tr.34].

Thứ hai, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, chất lượng đào tạo và huấn
luyện cán bộ là yêu cầu hàng đầu và là trọng tâm của công tác đào tạo. Người
kiên quyết chống chủ nghĩa hình thức, chống việc huấn luyện chỉ chú ý đến
“hữu danh vô thực”, chỉ cốt làm nhiều mà không thiết thực, chu đáo.

Khi bàn về “huấn luyện thế nào?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra 5 yêu
cầu cụ thể:

Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều;


Huấn luyện từ dưới lên trên;

Phải gắn liền lý luận với công tác thực tiễn;

7


×