Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.21 KB, 142 trang )

Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


PHạM Vũ LINH
nâng cao chất lợng
giảng viên tại Trờng Bồi dỡng cán bộ ngân hàng
Chuyên ngành: Kinh tế CHíNH TRị
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. MAI NGọC CƯờNG
Hµ néi, n¨m 2014
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị với đề tài
“Những giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng
cán bộ ngân hàng” được tác giả viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS Mai
Ngọc Cường. Luận văn được viết trên cơ sở vận dụng lý luận, khái niệm thực
tiễn chất lượng giảng viên, thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia
giảng dạy các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng của Trường Bồi
dưỡng cán bộ ngân hàng nhằm xây dựng một số giải pháp nâng cao chất
lượng giảng viên của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa một số lý
luận chung về phát triển đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên của một
số đơn vị đào tạo khác và sử dụng những thông tin, số liệu từ một số cuốn
sách chuyên ngành, tạp chí, báo điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là công trình nghiên
cứu của riêng tác giả. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Cho đến thời điểm này toàn bộ nội dung luận
văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Phạm Vũ Linh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy,
Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo GS.TS Mai Ngọc Cường, người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã dành cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô trong bộ môn khoa Kinh
tế chính trị và Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài
luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến các anh, chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Phạm Vũ Linh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT I
BẢNG II
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
KẾT LUẬN VII
PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ 7
CHƯƠNG 2 37
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG 37
CÁN BỘ NGÂN HÀNG 37
CHƯƠNG 3 75
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG 76
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 76
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
PHỤ LỤC 01. PHIẾU PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN 111
PHỤ LỤC 02. PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ 113
PHỤ LỤC 03. SỐ LƯỢNG GVKC CẦN ĐÁP ỨNG TRONG TƯƠNG LAI 118

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Viết tắt Viết đầy đủ
1 BIDV Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam
2 ĐT – BD Đào tạo – Bồi dưỡng
3 IFT Trường Bồi dưỡng cán bộ bộ tài chính
4 NHNN Ngân hàng Nhà nước
5 NHTM Ngân hàng Thương mại
6 NHTW Ngân hàng Trung Ương
7 NVNH Nghiệp vụ Ngân hàng
8 TBD Trường Bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng
9 TCCB Tổ chức cán bộ
10 TCTD Tổ chức tín dụng

11 UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU
HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.Error: Reference
source not found
BẢNG
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT I
BẢNG II
TÓM TẮT LUẬN VĂN I
KẾT LUẬN VII
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ 7
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGHIỆP
VỤ 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 7
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 7
1.1.1.2 Khái niệm chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 12
1.1.1.3 Đặc điểm chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 14
1.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 15
1.2 NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI
DƯỠNG NGHIỆP VỤ 16
1.2.1 Nội dung chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 17
1.2.1.1 Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn của giảng viên và tác động của chương trình đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 17
1.2.1.2 Kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ

thuật của giảng viên 18
1.2.1.3 Thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên 19
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ 20
1.2.2.1 Đối với giảng viên 20
1.2.2.2 Đối với cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 26
1.2.2.3 Chính sách vĩ mô của nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ 29
1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ30
1.2.3.1 Mức độ hài lòng của học viên về kiến thức được truyền thụ của giảng viên 31

1.2.3.2 Mức độ hài lòng của học viên về kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng
lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên 31
1.2.3.3 Mức độ hài lòng của học viên về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động
giảng dạy của giảng viên 32
1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ 33
1.3.1 Kinh nghiệm ở một số cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 33
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng 36
CHƯƠNG 2 37
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG 37
CÁN BỘ NGÂN HÀNG 37
1.4 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG (GỌI TẮT LÀ TBD) 37
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của TBD 37
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ và sứ mệnh tầm nhìn của TBD 39
1.4.2.1 Vị trí và chức năng của TBD 39
1.4.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của TBD 39
1.4.2.3 Sứ mệnh và tầm nhìn 41
1.4.3 Cơ cấu tổ chức của TBD 42
1.4.3.1 Các văn bản hành chính quy định bộ máy tổ chức của TBD 42
1.4.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TBD 43

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng 43
1.4.4 Thực trạng các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2013 của
TBD 43
1.5 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG CỦA
TBD 49
1.5.1 Thực trạng chung đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng
giai đoạn 2011-2013 của TBD 49
1.5.2 Thực trạng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn liên quan đến chương trình đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 54
Bảng 2.2. Đánh giá về trình độ kiến thức của giảng viên và tác động của chương trình đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ 56
Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá chung về trình độ giảng viên 57
1.5.3 Thực trạng về kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm và năng lực sử dụng
phương tiện kỹ thuật của giảng viên 59
Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá về trang bị kỹ năng, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử
dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên 63
1.5.4 Thực trạng về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng
viên 64
Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy
của giảng viên 66
Bảng 2.6. Đánh giá chung về chất lượng giảng viên 68
1.6 NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ 69
1.6.1 Nguyên nhân từ phía giảng viên 69
1.6.2 Nguyên nhân từ phía TBD 70
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá về trình độ tổ chức quản lý và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bồi
dưỡng 70
Bảng 2.8. Ý kiến giảng viên về chế độ đãi ngộ 73

Bảng 2.9.Ý kiến đánh giá về điều kiện giảng dạy 74
CHƯƠNG 3 75

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG 76
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 76
1.7 BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 76
1.7.1 Sự phát triển kinh tế xã hội tác động đến nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng đến năm 2020 76
1.7.2 Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 tác động đến nhu cầu bồi dưỡng cán bộ ngân
hàng đến năm 2020 77
1.7.3 Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng đến năm 2020 80
Bảng 3.1 Nhu cầu ĐT-BD cán bộ công chức NHNN đến năm 2020 80
1.8 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG TẠI CỦA TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 83
1.8.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại
Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng đến năm 2020 84
1.8.2 Phương hướng nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân
hàng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng đến năm 2020 87
1.8.2.1 Phương hướng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn gắn với chương trình
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ 87
1.8.2.2 Phương hướng nâng cao kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử
dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên 87
1.8.2.3 Phương hướng nâng cao thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy
của giảng viên 89
1.9 NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN
HÀNG TẠI CỦA TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 89
1.9.1 Nhóm giải pháp đối với TBD 89
1.9.2 Nhóm giải pháp đối với giảng viên 99
1.9.3 Kiến nghị 101
1.9.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 101
1.9.3.2 Kiến nghị với TBD 102
1.9.3.3 Kiến nghị với đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại TBD 105
KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
PHỤ LỤC 01. PHIẾU PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN 111
PHỤ LỤC 02. PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ 113
PHỤ LỤC 03. SỐ LƯỢNG GVKC CẦN ĐÁP ỨNG TRONG TƯƠNG LAI 118
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


PHạM Vũ LINH
nâng cao chất lợng
giảng viên tại Trờng Bồi dỡng cán bộ ngân hàng
Chuyên ngành: Kinh tế CHíNH TRị

Hµ néi, n¨m 2014
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy,
nếu sự phát triển của ngân hàng được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực tương xứng,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ tạo nên sự bền vững cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tại Việt Nam, sự phát
triển các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước đây đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Một trong những điểm kìm hãm sự phát triển theo chiều sâu của các tổ chức
tín dụng là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, nguồn
nhân lực chất lượng cao hiện có chưa tương xứng với mức độ tăng trưởng của
các tổ chức tín dụng đó.
Để thực hiện lộ trình Chiến lược phát triển của Ngành đã đề ra, việc xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng ổn định và bền vững là một
yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách. Trong đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên là yêu cầu “sống còn” đối với các trường và trung tâm đào tạo cán bộ
ngành ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã mạnh

dạn lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng
cán bộ ngân hàng” để làm Luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng
giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại TBD giai đoạn 2011-2013. Phân tích
những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng
viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại TBD
trong thời gian tới.
i
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong đối tượng nghiên cứu của đề tài không đề
cập đến các chuyên gia, giảng viên đến các dự án và các tổ chức quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại TBD trong giai đoạn 2011-2013.
4. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung của Luận văn bao gồm 03 Chương, như sau:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
Chương này nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản lý luận và kinh
nghiệm thưc tiễn về chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong đó sơ lược về đặc điểm và tầm quan trọng của
chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ;
khái niệm, đặc điểm chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ; tầm quan trọng của chất lượng giảng viên giảng dạy

chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Chương này cũng nêu lên nội
dung, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên giảng dạy
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Chương 1 cũng đưa ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng
viên của một số cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng giảng viên tại
Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
ii
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
NGÂN HÀNG
Phần đầu của Chương 2, Luận văn giới thiệu về TBD cũng như tình
hình các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm
04 nhóm chương trình: Chương trình đào tạo về ngạch, bậc; Chương trình đào
tạo về thanh tra, giám sát; Chương trình đào tạo kế toán, thanh toán, kiểm
toán; Chương trình đào tạo Kinh tế vĩ mô, Nghiệp vụ NHTW, NHTM; Luận
văn cũng nêu lên tình hình đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương
trình bồi dưỡng nghiêp vụ ngân hàng những năm 2011-2013 của TBD thông
qua 04 đặc điểm: số lượng giảng viên, cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên, cơ
cấu trình độ đội ngũ giảng viên, cơ cấu ngành nghề cơ quan công tác của đội
ngũ giảng viên.
Trong phần tiếp theo của Chương, Luận văn đưa ra và phân tích một số
thực trạng chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ ngân hàng của TBD, cụ thể:
- Thực trạng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn
liên quan đến chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ: Luận văn phân tích
đối với 02 bộ phận giảng viên của trường gồm: Giảng viên kiêm chức và các đối
tượng là các giảng viên do Trường thuê từ các cơ sở đào tạo khác và các tổ chức
tài chính, tín dụng khác. Đối với các đối tượng là giảng viên kiêm chức, hoặc

giảng viên là các chuyên gia từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác nhau trong
cả nước, họ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn bởi họ đang trực tiếp công tác tại các
lĩnh vực chuyên môn khác nhau thuộc NHNN. Tuy nhiên, nền tảng lý thuyết của
họ không sâu rộng bằng giảng viên đại học. Đối với các đối tượng giảng viên
khác thuê từ các trường đại học, các cơ sở đào tạo khác, họ có nền tảng kiến thức
iii
lý thuyết vững vàng, rộng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn của
họ không nhiều.
- Thực trạng về kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy và năng
lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên: Luận
văn đưa ra và phân tích một số thực trạng của giảng viên, cụ thể: giảng viên
của Trường vừa kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau tại các Vụ, Cục, các đơn
vị; GVKC chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm.
- Thực trạng về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện
hoạt động giảng dạy của giảng viên: Luận văn nêu lên thực trạng giảng viên
tham gia giảng dạy tại TBD luôn tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật và quy trình
thực hiện hoạt động giảng dạy một cách tối đa. Tuy nhiên, do điều kiện khách
quan, đôi khi hoạt động bồi dưỡng, đào tạo gặp trở ngại. Luận văn cũng đưa
ra nguyên nhân do xuất phát từ việc chưa có sự phân công tách biệt các quy
trình đào tạo giữa TBD và Vụ TCCB dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng giảng
viên và chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Trong phần tiếp theo luận văn đánh giá chất lượng giảng viên giảng dạy
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại TBD thông qua các mặt
mạnh và yếu: về kiến thức của giảng viên; về kỹ năng giảng dạy, phương
pháp giảng dạy và năng lực sư phạm, năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật,
về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng
dạy. Việc đánh giá các mặt mạnh và yếu dựa trên các phiếu điều tra được phát
cho các đối tượng để đánh giá, bao gồm: học viên, giảng viên và cán bộ quản
lý khóa học.
Trên cơ sở đó, Luận văn nêu ra các nguyên nhân của những hạn chế đó

để làm cơ sở cho việc hoàn thiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng trong thời gian tới.
iv
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020
Trong Chương này, Luận văn sơ lược về bối cảnh phát triển tác động
đến hoạt động của TBD đến năm 2020 và quan điểm mục tiêu và phương
hướng nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ ngân hàng tại của TBD trong giai đoạn này.
Để thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng viên cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, TBD cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế
đã nêu ở Chương 2.
Tại Chương này, Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ ngân hàng trong giai đoạn tới. Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giảng viên, cụ thể là các nhóm giải pháp sau: Thứ
nhất: nhóm giải pháp với TBD, bao gồm: hoàn thiện cơ cấu tổ chức của
Trường theo định hướng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu có chất lượng cao,
chuyên môn sâu và phương pháp hiệu quả, chú trọng trong công tác tuyển
chọn đội ngũ giảng viên, chú trọng công tác tuyển dụng đội ngũ các bộ
quản lý chuyên nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao
nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, chú trọng tới chính sách đãi ngộ
giảng viên có chất lượng, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
tài chính, từng bước hoàn chỉnh và hiện đại hoá cơ sở vật chất, đẩy mạnh
hợp tác quốc tế, hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường theo định hướng đào
tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu có chất lượng cao, chuyên môn sâu. Thứ hai,
Nhóm giải pháp đối với giảng viên, bao gồm: nâng cao chất lượng nội dung
bài giảng, cải tiến phương pháp, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên

v
tiến, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và lòng yêu nghề của giảng viên.
Trong phần cuối cùng của Chương 3, Luận văn nêu lên một số kiến nghị
với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan; với Ngân hàng Nhà nước (các Vụ,
Cục, đơn vị). Theo đó:
Chính phủ cần hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhà
nước cần có những quy định cụ thể để phân biệt rõ hoạt động đào tạo và hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng. Chính phủ, các bộ ngành cần quy định rõ về nhiều
mặt như: chế độ, chính sách ưu tiên như tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề
nghiệp, phụ cấp thâm niên đối với đội ngũ giảng viên.
Ngân hàng Nhà nước cần có các chế độ, chính sách, văn bản hỗ trợ,
khuyến khích với các giảng viên, cụ thể:
- Kiến nghị NHNN quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc NHNN trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành
nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong hệ thống đồng thời
tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Kiến nghị NHNN có những quy định cụ thể nhằm đánh giá trình độ,
kỹ năng của cán bộ nhân viên công chức, viên chức trong hệ thống ngành. Từ
đó, xác định được khoảng trống trong năng lực, chuyên môn của người lao
động để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, bổ sung
kiến thức còn thiếu cho cán bộ ngành.
- Kiến nghị NHNN tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức của cán bộ nghành về vai trò và sự cần thiết phải học tập, coi học tập,
nghiên cứu là việc phải làm cả đời để lập thân, lập nghiệp. Từ đó, cán bộ
ngành Ngân hàng sẽ có ý thức cao hơn đối trong việc tham gia các khóa đào
tạo, bồi dưỡng của TBD, cũng như phối hợp tích cực với các giảng viên TBD
nhằm hoàn thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên, nâng cao chất lượng
khóa học.
vi
- Kiến nghị NHNN tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

của ngành nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của ngành phục vụ
phát triển ngành theo chiều sâu, đồng thời khuyến khích nguồn nhân lực phục
vụ cho công tác giảng dạy của ngành.
- Kiến nghị NHNN quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc
NHNN về việc phát hiện, giới thiệu cán bộ thực hiện công tác GVKC cho
TBD. Đồng thời, kiến nghị NHNN quy định rõ các đơn vị thuộc ngành cần
tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi cho phép để các cán bộ của đơn vị mình
tham gia công tác giảng dạy.
- Kiến nghị NHNN có văn bản chính thức quy định cụ thể về tiêu chuẩn
GVKC, giảng viên thuê ngoài khác của ngành. Từ đó, TBD có quy chuẩn
chính thức trong việc lựa chọn đội ngũ giảng viên đầu vào trên cơ sở phù hợp
với nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng các khóa học.
- Kiến nghị NHNN quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của
GVKC cũng như các giảng viên thuê ngoài khác. Trong đó, đề nghị NHNN
quy định rõ các tiêu chí liên quan đến chế độ đãi ngộ giảng viên TBD, định
kỳ nghiên cứu điều chỉnh chế độ ưu đãi cho phù hợp với thị trường. Từ đó,
giúp các giảng viên TBD yên tâm công tác và phấn đấu, đóng góp cho nghề.
KẾT LUẬN
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu các trường đại học phải thích ứng một cách linh
hoạt và chủ động để cạnh tranh và phát triển. Điều này đặt ra nhiệm vụ to lớn
cho công tác đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ.
Đối với các Trung tâm đào tạo, Trường đào tạo cán bộ của các Ngành
nói chung và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng nói riêng, việc nâng cao
chất lượng đào tạo bồi dưỡng trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc
vii
nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên nhằm đảm bảo cho việc
thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu của Nhà trường là yêu cầu cấp thiết và là
một trong những giải pháp cần phải được ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp
phát triển Nhà trường.

Trên cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên và sự đánh giá mức độ hài
lòng của chất lượng dịch vụ, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng
giảng dạy của giảng viên TBD và các yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng
giảng dạy của giảng viên đồng thời làm rõ thực trạng chất lượng giảng dạy
của giảng viên Trường, tác giả đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu về
giảng dạy của giảng viên Nhà trường.
Có thể nói, giảng viên TBD luôn quan tâm đến việc tự học, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm. Cùng với
những nỗ lực đó, giảng viên TBD đã ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về
chất lượng giảng dạy, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Tuy vậy, so với Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn trong giai
đoạn tới đã đề ra và trước xu thế của hội nhập, chất lượng giảng dạy của giảng
viên TBD còn hạn chế. Thông qua luận văn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
kể cả đối với TBD, đối với giảng viên cũng như những kiến nghị với các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan. Tác giả cho rằng, với đặc điểm là trường
bồi dưỡng cán bộ, việc tuyển chọn giảng viên có chất lượng cao tùy thuộc
trước hết vào nhà trường. Vì thế những giải pháp đối với nhà trường có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc mời cán bộ
giảng dạy nhiều khi cũng có những điểm chưa thật như mong muốn vì thế bản
thân những giảng viên được mời giảng dạy cũng cần chú ý hơn đến yêu cầu
đào tạo bồi dưỡng của trường để nâng cao kiến thức kể cả lý thuyết và thực
tiễn. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng cần có sự phối
hợp, tạo điều kiện tốt hơn để TBD có thể tuyển được giảng viên phù hợp, giúp
cho việc thực thi chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu phát triển của ngành.
viii
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


PHạM Vũ LINH
nâng cao chất lợng

giảng viên tại Trờng Bồi dỡng cán bộ ngân hàng
Chuyên ngành: Kinh tế CHíNH TRị
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. MAI NGọC CƯờNG
Hµ néi, n¨m 2014
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy,
nếu sự phát triển của ngân hàng được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực tương xứng,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ tạo nên sự bền vững cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tại Việt Nam, sự phát
triển các tổ chức tín dụng trong giai đoạn trước đây đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Một trong những điểm kìm hãm sự phát triển theo chiều sâu của các tổ chức
tín dụng là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, nguồn
nhân lực chất lượng cao hiện có chưa tương xứng với mức độ tăng trưởng của
các tổ chức tín dụng đó.
Theo lộ trình Chiến lược Phát triển khu vực Ngân hàng Việt Nam, đến
năm 2020, ngành ngân hàng sẽ xây dựng một hệ thống các tổ chức tín dụng
vững mạnh, năng động bên cạnh một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng
lực, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc
gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN.
Để thực hiện lộ trình Chiến lược phát triển của Ngành đã đề ra, việc
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng ổn định và bền vững
là một yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách. Trong đó, việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giảng viên là yêu cầu “sống còn” đối với các trường và trung tâm đào
tạo cán bộ ngành ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,
tác giả đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giảng viên
tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Với những vấn đề được trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng các giải

pháp đề ra sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng viên tham gia các
khóa đào tạo nghiệp vụ ngân hàng của TBD trong thời gian tới.
1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, hiện đã có một số đề tài về nghiên cứu nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, các nghiên cứu
thường chỉ đề cập đến việc đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên, nâng cao hệ
thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ở một số trường Đại học,
Cao đẳng hoặc các trường đào tạo nghề. Cho đến nay, ít có một công trình
nghiên cứu bài bản nào đề cập đến vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên ở bất cứ trường đào tạo cán bộ của bộ, ngành nào ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải để làm rõ cơ sở lý luận một cách toàn diện và
đầy đủ của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trường Bồi dưỡng
cán bộ ngân hàng – một trường đào tạo cán bộ của bộ, ngành và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên là một đòi hỏi cấp bách,
đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ.
Thứ hai: Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên giảng dạy chương
trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ
ngân hàng giai đoạn 2011-2013. Từ đó, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu và
nguyên nhân yếu kém.
Thứ ba: Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng
viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại
Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối lượng nghiên cứu là chất lượng giảng viên giảng dạy chương
trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, bao gồm các vấn đề có liên quan đến Kiến

2
thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn; kỹ năng giảng dạy, phương
pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ
thuật;tinh thần, thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt
động giảng dạy của giảng viên; dưới tác động của các nhân tố từ phía giảng
viên, cũng như: công tác tổ chức quản lý giảng dạy như lựa chọn chuyên đề,
lựa chọn giảng viên, tổ chức lớp học, các điều kiện vật chất kỹ thuật, chế độ
chính sách đối với giảng viên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài không đề cập
đến các chuyên gia, giảng viên đến từ các tổ chức, dự án quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là tập trung đối tượng giảng
viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại
Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Về thời gian, số liệu thông tin phục vụ
nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013, đề xuất cho đến năm 2020.
4.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
* Trong luận văn này, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu bao gồm:
- Thống kê, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp kết hợp giữa logic và lịch sử;
- Điều tra, khảo sát thực tế và sử dụng chương trình phẩn mềm ứng
dụng để phân tích.
* Các bước tiếp cận:
Đề tài nghiên cứu được tiếp cận theo ba bước sau:
Trước hết, tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về đào tạo và
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Các vấn đề này bao gồm: Khái niệm,
đặc điểm đội ngũ giảng viên, nội dung đánh giá, chất lượng giảng viên, sự cần
thiết…từ đó tác giả thống nhất khung lý thuyết.
Tiếp theo, tác giả sử dụng khung lý thuyết đã chọn để thống nhất các
thông tin cần thu thập, đối tượng cung cấp thông tin, địa điểm và thời gian
3
tiến hành thu thập thông tin. Sau đó, tác giả thiết kế phiếu đánh giá chất lượng

giảng viên và các nội dung phỏng vấn.
Bước tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập các thông tin, số liệu cơ bản
bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
Đối với số liệu sơ cấp:
Thứ nhất, thông tin thu được từ phiếu đánh giá chất lượng. Phiếu đánh
giá được phát ra cho 65 đối tượng là các học viên đã tham gia các khóa ĐT-
BD khác nhau của TBD trong giai đoạn 2011-2013, kết quả thu được 65
phiếu. Phiếu đánh giá được phát ra thông qua các hình thức chủ yếu như in và
gửi trực tiếp cho người được hỏi, gửi thư điện tử (email) hoặc thông qua
người trung gian. Quá trình điều tra được thực hiện trong cuối tháng 12 năm
2013 đến tháng 01 năm 2014. Mục đích của phiếu đánh giá nhằm thu thập
thông tin cũng như đánh giá của các học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi
dưỡng về công tác nâng cao chất lượng giảng viên của TBD. Kết quả khảo sát
được xử lý trên phần mềm máy tính ứng dụng.
Thứ hai, thông tin thu được qua phỏng vấn. Việc phỏng vấn được thực
hiện với các cán bộ xây dựng chương trình của Bộ môn nghiệp vụ ngân hàng,
các cán bộ trực tiếp phụ trách các khóa đào tạo của Phòng Quản lý ĐT-BD và
một số giảng viên nhằm tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại mà chưa thể hiện
hết được trong phiếu đánh giá chất lượng giảng viên, đặc biệt là nguyên nhân
các vấn đề nổi cộm.
Có tất cả 100 phiếu điều tra được phát ra, trong đó: Học viên 65 phiếu;
Giảng viên 20 phiếu; Cán bộ quản lý 15 phiếu.
Thứ ba, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá chất lượng
giảng viên cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. Để
đánh giá chất lượng giảng viên và mức độ tác động đối với từng yếu tố tới
4

×