Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện chiêm hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.41 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Chiêm Hóa” là kết quả của quá
trình làm việc nỗ lực và nghiêm túc sau thời gian thực tập thực tế tại Phòng Nội
vụ Huyện Chiêm Hóa. Trong thời gian thực tập, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và
Quản lý nhân lực, của Lãnh đạo, các bác, các chú, anh, chị chuyên viên Phòng
Nội vụ đã quan tâm giúp đỡ. Chính những điều đó đã tạo ra động lực làm việc
và đem lại kết quả tốt cho bài báo cáo của em.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và
Quản lý nhân lực, cũng như các Thầy, Cô Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Các thầy cô đã trang bị cho em
không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có cả kỹ năng sống để từ đó em
có thể vận dụng vào thực tiễn và tự hoàn thiện bản thân mình hơn.
Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác và
các anh chị trong phòng Nội Vụ huyện Chiêm Hóa đã tạo điều kiện để em thực
tập tại phòng. Đặc biệt là anh Nguyễn Mạnh Cường - người luôn theo sát chỉ
bảo và cung cấp cho em những tài liệu bổ ích để em có thể hoàn thành tốt bài
báo cáo của mình.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể người thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho em trong suốt
thời gian kiến tập.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do kiến thức cũng như khả năng còn hạn
chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý Thầy, Cô giáo, cũng như
Lãnh đạo cùng các chuyên viên Phòng Nội vụ đã giúp đỡ để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC VIẾT TẮT


UBND: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
5. Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
7. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................4
8. Kết cấu của đề tài......................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
...............................................................................................................................6
1.1. Khái quát chung về huyện Chiêm Hóa..................................................6
1.2. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa............................8
1.2.1. Lịch sử hình thành:..............................................................................8
1.2.2. Vị trí, chức năng - Nhiệm vụ, quyền hạn ..........................................9
1.2.3. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................14
1.2.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới....................................15
1.2.5. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Chiêm
Hóa..............................................................................................................16
1.2.6. Khái quát các hoạt động công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ

.....................................................................................................................17
1.2.7 Đánh giá chung và những khuyến nghị..............................................19
1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng.......................................22
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................22
1.3.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức trong giai
đoạn hiện nay...............................................................................................24
1.3.3. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.................26
1.4. Cơ sở pháp lý về công tác đào tạo bồi dưỡng.....................................28
CHƯƠNG
2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA..........................29


2.1. Tổng quan về đội ngũ cán bộ, công chức ở Ủy ban nhân dân huyện
Chiêm Hóa...................................................................................................29
2.2. Công tác Đào tạo và bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa
.....................................................................................................................32
2.2.1. Quy trình, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức tại Ủy
ban nhân dân huyện Chiêm Hóa..................................................................32
2.2.2. Kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa giai đoạn 2010 - 2015....................................................37
2.2.3. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân
huyện Chiêm Hóa........................................................................................38
2.3. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Ủy ban
nhân dân huyện Chiêm Hóa........................................................................40
2.3.1. Những mặt đạt được..........................................................................40
2.3.2. Những mặt tồn tại..............................................................................40
2.3.3.Nguyên nhân.......................................................................................41
CHƯƠNG 3........................................................................................................43

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND HUYỆN CHIÊM HÓA.................................................................43
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức ở Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa ......................................43
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ở Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa.......................................44
3.2.1. Đối với cơ quan.................................................................................44
3.2.2. Đối với Ban lãnh đạo cơ quan...........................................................49
3.3.3. Đối với cán bộ, công chức.................................................................49
3.3. Những khuyến nghị..............................................................................50
3.3.1. Về phía cơ quan.................................................................................50
3.3.2. Về phía cán bộ, công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện ....................51
KẾT LUẬN........................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................53
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nước ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong thời kỳ hội nhập hiện nay đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con
người, đăc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định. Vì đội ngũ
cán bộ, công chức là người thay mặt nhân dân điều hành mọi hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội… của đất nước. Do vậy có thể nói chất lượng của đội ngũ cán
bộ, công chức có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
Muốn không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp
ứng yêu cầu của thời kỳ mới thì công tác đào tạo, bồi dưỡng là không thể thiếu.
Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sẽ quyết định tới chất lượng cán bộ, công chức.
Vì thế để có được đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực làm việc, phẩm chất

chính trị, đạo đức công vụ thì phải luôn quan tâm, đầu tư cho hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan
hành chính nhà nước từ trung ương đến các cơ quan hành chính nhà nước địa
phương trong cả nước.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, xem đó là nhiệm vụ quan trọng nên
đã mang lại những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó trong quá trình tổ
chức thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng chưa cao.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
công chức. Trong quá trình thực tập, qua tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Nội vụ cũng như công việc thực tế được làm và ý thức được tầm quan
trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tôi đã chọn vấn đề
“Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND huyện Chiêm Hóa” làm đề tài viết báo cáo thực tập của mình. Với
mong muốn học tập và tìm ra những điểm phù hợp cũng như chưa phù hợp
trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại UBND huyện, đồng thời
rút ra những kinh nghiệm thực tiễn hoàn thiện hiểu biết của bản thân về công tác
1


đào tạo và bồi dưỡng thuộc chuyên ngành quản trị nhân lực.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là một đề tài đã và đang được rất
nhiều độc giả và nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thực tế đã có rất nhiều người
nghiên cứu về đề tài này như:
- Luận án tiến sĩ: “ Những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành
chính trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ngô Thành
Can, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2001;
- Luận văn thạc sĩ: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị

trường ở nước ta (qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội)” của Đỗ Hải Long, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000;
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng cán bộ công chức dự bị từ thực tiễn của cơ quan Bộ Nội vụ 2007”, Vũ Viết Thịnh - chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ.
Những đề tài trên đây được nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô. Bên cạnh đó,
công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cùng chung một nội dung nhưng
ở một địa điểm, một thời gian, một bối cảnh khác sẽ có những vấn đề quan tâm
khác nhau. Nhưng đề tài tôi nghiên cứu chỉ trong phạm vi UBND huyện Chiêm
Hóa tập trung nghiên cứu và đi sâu phân tích thực tiễn nhằm nâng cao năng lực
của cán bộ, công chức và ứng dụng vào hoạt động quản lý hiện nay ở UBND
huyện Chiêm Hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; trong
quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực ở UBND huyện Chiêm Hóa. Từ đó đề tài của tôi tập trung nghiên cứu các vấn
đề lý luận cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Phân tích thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND huyện Chiêm Hóa.
Đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại UBND.
2


Đề tài đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những đề tài
được rất nhiều người quan tâm và nó nằm trong hệ thống quản trị nguồn nhân
lực, một trong những công việc không thể thiếu được của công tác quản trị
nguồn nhân lực tại các cơ quan là đào tạo và bồi dưỡng. Vì vậy, muốn làm tốt
được toàn bộ công tác quản trị nhân lực thì ta phải hiểu và làm tốt công tác đào
tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Nghiên cứu đề tài này giúp cho tôi hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức nói chung và của UBND huyện Chiêm Hóa nói riêng và
thấy rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức nói
chung. Qua đó, có thể đưa ra những nhận xét của cá nhân mình và đóng góp những
ý kiến tham khảo của mình để xây dựng quy trình đào tạo cho phù hợp hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, tài chính và năng lực do vậy tôi chỉ nghiên
cứu về mặt:
Phạm vi thời gian: Từ năm 1/2012 đến 12/2014.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Phòng Nội vụ - UBND huyện Chiêm Hóa
Nội dung nghiên cứu: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
tại UBND huyện Chiêm Hóa.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ, phân tích đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ,
công chức cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay tại
UBND huyện Chiêm Hóa. Qua đó tìm ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức và ứng dụng
vào thực tiễn của huyện Chiêm Hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu nhưng do đặc thù của đề tài và
đặc thù của đơn vị tôi thực tập nên tôi đã lựa chọn những phương pháp sau để
nghiên cứu đề tài:
Phương pháp phân tích tài liệu: Đây là phương pháp tìm hiểu các loại tài
liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: Văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định,
3


Thông tư, Quyết định, các văn bản Quản lý nhà nước liên quan tới công tác đào
tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đề tài còn dựa trên báo cáo tổng
kết của Phòng Nội vụ và các phòng chức năng có liên quan.
Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu chủ động quan sát

những vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu. Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ
của các cán bộ trong phòng ban.
Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập từ các phòng
ban liên quan.
Phương pháp phỏng vấn: Chủ yếu là phỏng vấn Trưởng phòng, Phó phòng
và các chuyên viên trong Phòng Nội vụ về công tác quản trị nhân lực trong cơ
quan, đăc biệt là trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về tầm
quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thông qua việc tìm hiểu về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại UBND huyện Chiêm Hóa, góp phần làm rõ hơn về thực trạng đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước.
Thông qua nghiên cứu về cơ sở lý luận đào tạo phát triển để thấy rõ vai
trò, ý nghĩa của đào tạo, bồi dưỡng trong cơ quan, để hiểu rõ hơn về công tác lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra công tác đào tạo nguồn.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Bài báo cáo giúp tôi có cơ hội được tìm hiểu sâu sắc về các chính sách
cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại các cơ quan nhà
nước nói chung và UBND huyện Chiêm Hóa nói riêng. Đề tài có giá trị thực tiễn
giúp chúng ta nâng cao được kiến thức chuyên môn, giúp cho việc gắn liền giữa
lý thuyết với thực hành. Đề tài báo cáo thực tập là tài liệu bổ ích trong quá trình
học tập cho bản thân, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho những độc giả
quan tâm.

4


8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại UBND huyện Chiêm Hóa
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện
Chiêm Hóa

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khái quát chung về huyện Chiêm Hóa
Theo các tài liệu lịch sử, thời Đinh, Tiền Lê, Lý, huyện Chiêm Hóa có tên
là Châu Vị Long. Thời thuộc Minh thuộc châu Tuyên Hóa với tên gọi Đại Man,
tức huyện có nhiều dân tộc thiểu số.
Năm 1931 được đổi tên thành châu Chiêm Hóa bao gồm cả huyện Nà
Hang. Đến năm 1943 châu Chiêm Hóa được chia tách thành hai huyện Chiêm
Hóa và Nà Hang. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa còn được
gọi là châu Khánh Thiện bao gồm một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn.
Đến đầu năm 1946, huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi
Chiêm Hóa. Năm 2011, huyện Chiêm Hóa có 3 xã Hồng Quang, Bình An, Thổ
Bình được tách ra thuộc huyện mới Lâm Bình. Huyện Chiêm Hóa còn lại 26
đơn vị hành chính trực thuộc.
Theo các tài liệu lịch sử, thời Đinh, Tiền Lê, Lý, huyện Chiêm Hóa có tên
là Châu Vị Long. Thời thuộc Minh thuộc châu Tuyên Hóa với tên gọi Đại Man,
tức huyện có nhiều dân tộc thiểu số.
Năm 1931 được đổi tên thành châu Chiêm Hóa bao gồm cả huyện Nà

Hang. Đến năm 1943 châu Chiêm Hóa được chia tách thành hai huyện Chiêm
Hóa và Nà Hang. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiêm Hóa còn được
gọi là châu Khánh Thiện bao gồm một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn.
Đến đầu năm 1946, huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi
Chiêm Hóa. Năm 2011, huyện Chiêm Hóa có 3 xã Hồng Quang, Bình An, Thổ
Bình được tách ra thuộc huyện mới Lâm Bình. Huyện Chiêm Hóa còn lại 26
đơn vị hành chính trực thuộc.
Chiêm hóa là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, cách
thị xã 67km về phía bắc:
Phía bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
6


Phía nam giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Phía đông giáp tỉnh Bắc Cạn
Phía tây giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Huyện Chiêm Hóa hiện nay có 25 xã và 1 thị trấn với 378 thôn bản, tổ
nhân dân. Diện tích tự nhiên: 128.037,89 ha. Dân số: 124.337 người. Là huyện
miền núi với 18 dân tộc hiện đang sinh sống và cư trú trong đó chủ yếu là các
dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Kinh, H’ Mông… Kinh tế của huyện gồm các lĩnh
vực: công, nông, lâm nghiệp và dịch vụ trong đó sản xuất nông, lâm nghiệp là
chủ yếu. Trong những năm trở lại đây thực hiện đường lối chủ trương của Đảng,
Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương cùng với sự đoàn
kết, thống nhất và nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong huyện kinh tế- xã hội
của huyện đã có nhiều chuyển đổi thu được một số thành tựu nhất định trên các
lĩnh vực; đời sống nhân dân của các dân tộc trong huyện đã từng bước được
nâng lên. Tuy nhiên đối với một số xã xa trung tâm huyện nhất là đối với các các
xã vùng sâu, vùng xa cơ bản còn gặp nhiều khó khăn như kinh tế - xã hội, giao
thông đi lại, chất lượng cuộc sống của mỗi người dân còn thấp.
Với địa hình chủ yếu là đồi núi có nhiều dãy núi cao, ở giữa là các thung

lũng đất đai màu mỡ, nhiều sông suối, khí hậu thuộc miền khí hậu chung của cả
nước, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào Chiêm Hóa có điều kiện tự nhiên là
tiểm năng lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp công nghiệp phát triển du lịch,
văn hóa xã hội.Sau hơn 20 năm đổi mới, trên đà phát triển chung của đất nước,
huyện Chiêm Hóa đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội,văn
hóa và con người.
Giao thông đường bộ có các tuyến: đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà
Giang qua huyện Chiêm Hoá đi huyện Na Hang, đường tỉnh có 134 km gồm các
tuyến: ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường
ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá (phía đông bắc) thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh
Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường ĐT 187 từ xã Yên Lập
sang huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; đường huyện: 127 km; đường đô thị 5,5 km.
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế quan trọng
7


trong việc xây dựng an toàn khu, khu vực phòng thủ, là nơi căn cứ địa cách
mạng an toàn vững chắc trong thời kỳ kháng chiến, điển hành tại các xã: Kim
Bình, Vinh Quang, Kiên Đài, Linh Phú, Xuân Quang, Yên Nguyên, Hoà Phú…
và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Phát huy truyền thống quê hương Chiêm Hoá anh hùng, trong những năm
qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc huyện chiêm Hoá ra sức phấn đấu, hăng hái thi đua học tập, lao động
sản xuất. Phát huy nội lực, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh, đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước làm
biến đổi kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
1.2. Khái quát chung về Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa
Tên cơ quan: PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN CHIÊM HÓA
Địa chỉ: Tổ Luộc 1 – Thị trấn Vĩnh Lộc – Huyện Chiêm Hóa

– Tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 0273 855719
1.2.1. Lịch sử hình thành:
Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hoá được thành lập dựa trên những căn cứ:
- Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 28/04/2000; Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29/04/2003
và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức;
- Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
- Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/06/2008 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng
Nội vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Quyết định số 98/2005/QĐ-UBND ngày 14/11/2005 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Tuyên Quang quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
8


chế các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hoá;
- Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 23/04/2008 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện.
Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hoá ban đầu có tên gọi Tổ, tổ chức xây dựng
chính quyền thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hoá; sau đó sáp
nhập với Phòng Lao động, thương binh và xã hội theo Quyết định số
98/2005/QĐ-UBND ngày 14/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hoá trở thành Phòng Nội vụ - Lao
động, thương binh và xã hội tháng 2/2006. Dựa trên thực tế hoạt động và căn

cứ Quyết định số 158/QĐ-UBND ngày 23/04/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện ngày 19/05/2008 Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hoá chính thức được
thành lập trên cơ sở tách chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
huyện về công tác nội vụ từ Phòng Nội vụ - Lao động, thương binh và xã hội;
tiếp nhận chức năng, tổ chức quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, thi đua
khen thưởng, văn thư, lưu trữ Nhà nước từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân huyện Chiêm Hoá.
1.2.2. Vị trí, chức năng - Nhiệm vụ, quyền hạn
Vị trí, chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có vị trí, chức
năng giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên
chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính
quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức xã, thị trấn; Hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua, khen thưởng;
chịu sự quản lý toàn diện của UBND huyện, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của
sở Nội vụ về chuyên môn nghiệp vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội
9


vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; Quy
hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm; Chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được UBND huyện giao.
- Về tổ chức, bộ máy:

+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng dẫn của
Uỷ ban nhân dân tỉnh;
+ Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc để Uỷ ban nhân dân
huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện;
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp
trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập,
giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành của huyệntheo quy định của
pháp luật.
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên
chế hành chính, sự nghiệp hằng năm;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng biên chế hành chính, sự nghiệp;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyệntổng hợp chung việc thực hiện các quy
định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ
chức sự nghiệp huyện và Uỷ ban nhân dân các xã và thị trấn.
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân theo
10


phân công của Uỷ ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn
các chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; giúp Uỷ ban nhân dân
huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy
định của pháp luật;

+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập
mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân
dân trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình các cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản
đồ địa giới hành chính của huyện;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể,
sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố
trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố;
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, kiểm tra
tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước đối với
cán bộ, công chức, viên chức;
+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách
xã, thị trấn theo pháp luật.
- Về cải cách hành chính:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện công tác cải
cách hành chính ở địa phương;
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp đẩy
11


mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban

nhân dân huyện và tỉnh.
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và
hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn.
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và lưu trữ huyện.
- Về công tác tôn giáo:
+ Giúp Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban
nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+ Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào
thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước
trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua-Khen
thưởng huyện;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi
đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật. Theo dõi, quản lý, lưu trữ hồ sơ,
thông tin về công tác thi đua khen thưởng.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân
12



dân huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình kết quả triển khai công tác nội
vụ trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn
của Sở Nội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân
huyện.
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Phòng Nội vụ được
UBND ủy quyền thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn xét thấy cần thiết do Chủ
tịch UBND huyện quy định cụ thể bằng văn bản.
Qua đó ta thấy được Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn quan trọng
thuộc UBND huyện, có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn riêng. Là mắt
xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của UBND huyện, do đó Phòng Nội vụ còn
có các mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác thuộc UBND huyện.

13


1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa

Ghi chú:
: Sự chỉ đạo trực tiếp
: Sự phối hợp
Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hoá được biên chế 08 cán bộ, gồm có:
Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 06 cán bộ phụ trách chuyên môn.
Cụ thể:
- Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND
huyện, Giám đốc Sở Nội vụ và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ và trực tiếp chỉ đạo cán bộ chuyên môn
thực hiện.
- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng và thay thế Trưởng phòng khi đi
vắng, Phó Trưởng phòng trực tiếp điều hành các hoạt động hàng ngày của
Phòng.
14


- 02 cán bộ phụ trách công tác tổ chức, cán bộ các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện quản lý.
- 01 cán bộ phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng chính quyền
cấp xã.
- 01 cán bộ phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, xây dựng
chính quyền cấp huyện; tổ chức, cán bộ thôn, tổ nhân dân; cải cách hành chính,
địa giới hành chính; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- 01 cán bộ phụ trách công tác tôn giáo; thi đua, khen thưởng; kỷ luật cán
bộ, công chức, viên chức.
- 01 cán bộ phụ trách công tác quản lý Nhà nước các lĩnh vực hội, tổ chức
phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tổng hợp.
1.2.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Căn cứ vào những mặt đã làm được và chưa làm được trong năm 2014,
Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch công tác, mục tiêu cần thực hiện trong năm
2015 với các nội dung trọng tâm như sau:
Tham mưu cho UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tổng hợp nhận xét đánh giá năm 2014 đối với cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện quản lý; phân loại, đánh giá các cơ quan,
đơn vị, công chức, viên chức năm 2014; phân loại chính quyền và xếp loại cán
bộ, công chức xã, thị trấn năm 2014;
- Tổ chức thực hiện Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế theo chỉ đạo của cấp trên;
- Xây dựng Kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp của huyện năm 2016;
- Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của huyện năm 2015;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2015;
- Tham mưu với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện hướng
dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua yêu
nước năm 2014, tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước toàn huyện năm
2015;
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên năm
15


2015;
- Thực hiện công tác chuyên môn mang tính chất thường xuyên và các
nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2015 của cơ quan và Ủy ban nhân dân
huyện.
Các định hướng hoạt động của Phòng Nội vụ trong thời gian tới nói chung
phù hợp với tình hình của cơ quan,chú trọng tới các hoạt động quản trị nhân lực,
góp phần hoàn thiện vào công tác quản lý của UBND.
Biên chế được giao: 09 cán bộ, công chức
- Trưởng phòng;

- 02 Phó trưởng phòng
- 06 công chức ngạch chuyên viên
1.2.5. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Chiêm
Hóa
Phòng Nội vụ UBND huyện gồm 08 người, trong đó có 01 Trưởng phòng,
01 Phó trưởng phòng và 05 chuyên viên.
Bảng 1.1: Danh sách nhân sự Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa
S
STT

Họ và tên

Năm
sinh

Thời gian bắt

Trình độ

Chức vụ

đầu công tác tại
Phòng Nội vụ

1

Nguyễn Ngọc Hưng

1976


Đại học

Trưởng Phòng

2011

2

Nguyễn Minh Phú

1972

Đại học

Phó Phòng

1/2015

3

Ma Công Đô

1963

Đại học

Chuyên viên

2006


4

Lục Vĩnh Môn

1957

Đại học

Chuyên viên

2006

5

Nguyễn Hoàng Thiên

1957

Đại học

Chuyên viên

2008

6

Trương Đình Trung

1974


Đại học

Chuyên viên

2010

7

Nguyễn Mạnh Cường

1981

Đại học

Chuyên viên

2011

16


8

Ma Thị Vân Anh

1988

Đại học

Chuyên viên


2011

Nhìn chung, cơ cấu nhân sự của Phòng Nội vụ đã hợp lý về chất lượng, độ
tuổi, giới tính. Đội ngũ công chức trẻ và có trình độ đáp ứng với nhu cầu chuyên
môn, nghiệp vụ của công việc. Việc thực hiện các công tác của phòng được diễn
ra một cách hiệu quả. Các công chức trong phòng làm việc nhiệt tình, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần làm việc và tính sáng tạo cao.
Tuy nhiên, theo biên chế được giao về số lượng thì hiện tại Phòng Nội vụ
huyện Chiêm Hóa còn thiếu 01 Phó trưởng phòng, cần được bổ sung để đảm bảo
hiệu quả công việc được cao hơn nữa.
1.2.6. Khái quát các hoạt động công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ
Phòng Nội vụ là bộ phận trực tiếp quản lý hồ sơ của cán bộ, công chức,
viên chức của huyện. Các chế độ khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, chế độ hưu
trí, tử tuất, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức...đều do phòng
thực hiện.
Công tác lập kế hoạch
Lập kế hoạch nguồn nhân lực là cơ sở ban đầu của công tác quản trị nhân
lực. Quá trình lập kế hoạch là dự đoán trước những nhu cầu về nhân lực của
UBND tùy theo kế hoạch phát triển của cơ quan. Lập kế hoạch nhân lực liên
quan đến lượng cung và cầu nhân lực có cân nhắc đến phát triển nguồn nội bộ.
Làm được điều này cơ quan sẽ bảo đảm có đúng số cán bộ, công chức, viên
chức cần thiết, với chuyên môn thích hợp để làm việc đáp ứng đúng thời gian
theo yêu cầu. Công tác này bảo đảm sắp xếp cơ cấu, thực hiện kế hoạch và
chương trình được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu của cơ quan.
Phòng Nội vụ đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyệnxây dựng các kế
hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trình độ.
Đưa ra các kế hoạch về chế độ khen thưởng, kỉ luật; kế hoạch tuyển dụng, nâng
ngạch công chức; kế hoạch điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Công tác phân tích công việc

Phân tích công việc là một công việc không thể thiếu được trong công tác
nhân lực, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp công việc cho
17


cán bộ, công chức trong cơ quan hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà phân tích công
việc được phòng Nội vụ chú ý và lên kế hoạch về phân tích rất kỹ nhất là việc
xây dựng nội dung và trình tự của phân tích công việc. Khi xây dựng được nội
dung và trình tự của phân tích công việc thì phòng Nội vụ sẽ căn cứ vào đó để
tiến hành phân tích công việc. Thông thường thì phân tích công việc dựa trên
những nội dung chính như xác định được mục đích của phân tích công việc, thu
thập các thông tin cơ bản có sẵn tại cơ quan trên cơ sở các văn bản, chọn lựa các
phần việc đặc trưng, các điểm then chốt để thực hiện, kiểm tra tính chính xác
của thông tin…
Việc phân tích công việc nhằm mục đích là xây dựng bản mô tả công việc
và bản tiêu chuẩn công việc. Qua đó cơ quan sẽ lựa chọn và sắp xếp được đúng
người, đúng việc, mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn và giảm bót sự chồng
chéo trong công việc và nhầm lẫn trong công việc.
Công tác tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực là một phần công việc trong quản lý nguồn nhân lực
của cơ quan. Tìm và tuyển chọn những người có đủ năng lực, trình độ thích hợp
về làm việc cho các bộ phận chức năng là một việc rất cần thiết để phát triển cơ
quan. Nguồn nhân lực có thể được lựa chọn từ một số nguồn với các phương
pháp lựa chọn khác nhau tùy theo cấp độ theo yêu cầu để bố trí vào các vị trí của
cơ quan.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế của cơ
quan sử dụng công chức. Phòng đã tổ chức tuyển dụng đội ngũ công chức, viên
chức theo nhu cầu, chỉ tiêu, quy định của UBND.
Phòng Nội vụ đã tổ chức xét tuyển, thi tuyển công chức. Tổ chức thông
báo về kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ dự tuyển. Lên kế hoạch sơ tuyển, tổ

chức tuyển dụng, công bố thời gian, địa điểm tổ chức thi tuyển, xét tuyển. Sau
khi thi tuyển, phòng thông báo kết quả cho các người trúng tuyển; hướng dẫn họ
hoàn thành hồ sơ, thủ tục để kí kết Hợp đồng lao động.
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí
Phòng Nội vụ đã tham mưu cho việc thực hiện bố trí, phân công công tác
18


cho công chức trong các phòng ban. Phòng đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ
và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.Việc sắp xếp, ổn định
nhân lực, đảm bảo bố trí nhân lực đúng người, đúng việc sẽ mang lại hiệu quả
công việc cao hơn.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đã được phòng Nội vụ chú trọng.
Phòng tham mưu UBND huyệncử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi
dưỡng theo đúng chỉ tiêu, quy định. Căn cứ vào thông báo của các cơ sở đào tạo,
lập danh sách cử cán bộ, công chức được cử đi đào tạo.
Phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức mở lớp
và quản lý cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá
kết quả và bố trí hợp lý sau khi họ hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng.
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá kết quả thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong
công tác quản trị nhân lực. Công tác quản trị nhân lực có thành công hay không
phần lớn do cơ quan biết đánh giá hiệu quả, kết quả thực hiện công việc. Đánh
giá kết quả thực hiện công việc là cơ sở cho các hoạt động khác của quản trị
nhân lực như: tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, thù lao….bởi vậy,
hoạt động này sẽ tăng cường hiệu quả quản trị nhân lực.
Phòng đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả, đánh giá kết quả thực
hiện công việc của công chức trong UBDN một cách chính xác, cụ thể để từ đó

tham mưu cho lãnh đạo sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với chuyên môn và khả
năng của từng người, nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc.
1.2.7 Đánh giá chung và những khuyến nghị
a. Những ưu điểm
Phòng Nội vụ có một đội ngũ cán bộ trẻ và có trình độ đáp ứng với nhu
cầu chuyên môn, nghiệp vụ của công việc. Đội ngũ công chức này đã phát huy
tích cực các khả năng của mình phục vụ công tác. Công việc được bố trí hợp lý,
phong cách làm việc khoa học; công tác bố trí, sắp xếp từng công việc cụ thể
19


cho từng cán bộ, công chức đúng trình độc chuyên môn đã mang lại hiệu quả
công việc cao hơn.
Trong những năm qua Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa đã thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ của mình, nhất là trong công tác tham mưu cho cấp Ủy
chính quyền về công tác tổ chức bộ máy, công tác lập kế hoạch thi tuyển công
chức, viên chức, công tác thi đua khen thưởng, cải cách hành chính và công tác
tôn giáo.
Việc bố trí, sắp xếp nhân lực cho các vị trí còn thiếu, công tác thi tuyển
sàng lọc hồ sơ dự tuyển được cán bộ, công chức, viên chức thực hiện một cách
nhanh chóng, hợp lý, khoa học.
Phòng cũng tham mưu bổ nhiệm nhiều chức danh từ chính quyền cấp cơ
sở đến cấp huyện nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp, thực
hiện theo đúng tinh thần của các Nghị định Chính phủ.
Trong năm 2013 tổ chức xét tuyển Chỉ huy trưởng Quân sự và Trưởng
Công an xã theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn
huyện Chiêm hóa năm 2013.
Hàng năm xét tuyển được số viên chức hành chính bổ sung cho các các
xã, các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở còn thiếu.
Năm 2014 tham mưu cho UBND huyện về việc thi tuyển công chức cấp

xã năm 2015.
Trong công tác cải cách hành chính phòng đã tham mưu giảm bớt được
một số loại giấy tờ và rút ngắn thời gian giải quyết công việc theo yêu cầu của
người dân.
Đạt được những thành tích trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của
Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp tạo điều kiện của các phòng ban khác,
Của cấp cơ sở cùng với sự nỗ lực hết mình của tập thể Phòng Nội vụ Huyện
Chiêm Hóa.
b. Những hạn chế
Công tác lưu trữ hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức còn cồng kềnh, chủ
yếu là lưu trữ trên giấy tờ nên khi muốn tìm tài liệu, hồ sơ gặp khó khăn và mất
20


nhiều thời gian.
Phòng lưu trữ hồ sơ còn chưa được trang bị những thiết bị hiện đại, một
số trang thiết bị máy móc phục vụ nhu cầu làm việc vẫn còn thiếu.
Phòng làm việc vẫn chưa được trang bị đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu
cầu của công việc được giao.
c. Những khuyến nghị
Trong những năm qua Phòng Nội vụ huyện Chiêm Hóa đã phát huy được
vai trò quan trọng của mình trong việc tham mưu giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản trị nhân lực về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế cơ quan hành
chính nhà nước, cải cách hành chính, cán bộ công chức, viên chức Nhà nước,
cán bộ công chức xã, thị trấn….
Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tiễn hoạt
động của phòng còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu
phát triển phù hợp với xu hướng chung của cộng đồng.
Để khắc phục những mặt tồn tại, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của Phòng Nội vụ, Đảng ta khẳng định: “Đổi mới cán bộ công chức là mắt xích

quan trọng nhất, là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để đảm bảo thắng lợi cho
công cuộc đổi mới đất nước, “Cán bộ và công tác cán bộ là yêu cầu vừa cơ bản
vừa bức xúc”. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có hoàn thành
hay không đều do cán bộ tốt hay kém. Chất lượng đội ngũ cán bộ quy định hiệu
quả hoạt động cơ quan.”
Từ đó, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Đối với Ban lãnh đạo cơ quan
Cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức
cho cán bộ, công chức trong cơ quan.
Sử dụng cán bộ phải thường xuyên liên tục, ổn định.
Thường xuyên khảo sát trình độ, chuyên môn của cán bộ công chức để có
kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho thích hợp.
Đối với Phòng Nội vụ
Tiến hành bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp hơn với trình độ, năng lực của
21


×