Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận quản lý nguồn nhân lực vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.3 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ TÀI:
VAI TRỊ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CƠNG NGHIỆP HĨA,

HIỆN ĐẠI HÓA TỈNH HÀ NAM

0

MỤC LỤC:

I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu của tiểu luận

II. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trị

nguồn nhân lực trong cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

1.1. Khái niệm CNH-HĐH



1.2. Cơ sở lý luận của việc phát huy vai trò nguồn nhân lực

1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực

1.2.2. Phân loại

1.2.3. Vai trò

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong cơng

nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam

2.1. Sự cần thiết khách quan và những yêu cầu phát triển NNL tỉnh

Hà Nam

2.2. Thực trạng phát triển NNL tỉnh Hà Nam

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến NNL tỉnh Hà Nam

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển

nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh Hà Nam

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh

Hà Nam


KẾT LUẬN

1

I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài tiêu luận

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nuồn nhân lực là một

trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản,

là hướng ưu tiên hàng đầu trong tồn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng,

Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng khi chuyển sang giai

đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, tồn

cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là

vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của

chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn

của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cơng cuộc cơng

nghiệp hố, hiện đại hố”.

2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài


Mục đích: Vận dụng cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực,

các số liệu và tài liệu thực tế về thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách

phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014. Từ đó xác định

phương hướng và đề xuất một số chính sách phát triển nguồn nhân lực của

tỉnh đến năm 2020.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển

nguồn nhân lực và các nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá

khái quát thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển nguồn nhân

lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014. Xác định phương hướng và đề xuất

một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nguồn nhân lực

2

5. à cácchính sách phát triển nguồn nhân lực.
6. - Phạm vi nghiên cứu:
7. + Về không gian: được giới hạn trong tỉnh Hà Nam.

8. + Về thời gian: giai đoạn 2010 - 2014, và định hướng đến năm
2020.

9. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp thu

thập và xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống,

phương pháp thống kê,...Dựa vào số liệu, tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Hà Nam, CụcThống kê tỉnh Hà Nam và số liệu của các Phòng, Ban liên

quan của Ủy ban

Nhân dân tỉnh Hà Nam, đề tài tổng hợp, xử lý phân tích để đánh giá chính

sách phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn

cho các nhận xét, đánh giá. Ngoài ra, tiểu luận cũng kế thừa các kết quả

nghiên

cứu của các Bộ, ngành và các cơng trình đã công bố liên quan đến tiểu luận.

10. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở dầu, kết luận, danh mục các tài liêu tham khảo, nội

dung của tiểu luận được trình bày trong 3 chương:


2- Chương 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trò

nguồn nhân lực trong cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

3- Chương 2: : Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong cơng

nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam.

4- Chương 3: : Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển

nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam

II. NỘI DUNG

3

CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung và cơ sở lý luận phát huy vai trị
nguồn nhân lực trong cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

1.1. Khái niệm:
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn

diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động
thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao
động xã hội cao. Cơng nghiệp hóa hiện dại hóa là một q trình bao trùm tất
cả các ngành, tất cả các lĩnh vực hoạt dộng, hướng vào thúc đẩy hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý, cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của đất
nước. Đây vừa là quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội.

Do vậy nhìn theo chiều sâu của sự phát triển kinh tế xã hội, đó là sự phát triển
con người và nguồn lực con người là nội dung cốt lõi. Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước phải được thực hiện hướng vào các giá trị hiện đại, văn minh
chung của nhân loại, bảo đảm các điều kiện phát triển bền vững, hài hòa cả về
thiên nhiên và con người.

1.2. Cơ sở lý luận của việc phát huy vai trò nguồn nhân lực.
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Về cơ bản, nhân lực được định nghĩa là nguồn lực xuất phát từ trong
chính bản thân của từng cá nhân con người. Nhân lực bao gồm thể lực và trí
lực. Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bên
ngoài của con người. Cho đến một ngày, nguồn lực này đủ lớn, đáp ứng các
điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất. Chính vì điều
đó, nhân lực tạo ra sự khác biệt so với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp
(nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, máy móc...). Nguồn nhân lực của một tổ
chức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạt
động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó

4

đặt ra. Bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên các
thành viên (nguồn nhân lực). Nhìn theo hướng trìu tượng thì nguồn nhân lực
được hiểu là tổng thể sức lao động của xã hội trong 1 thời kỳ nhất định. Vào
những năm 70 của thế kỷ XX, trong nghiên cứu và quản lý, thuật ngữ “nguồn
lao động” được sử dụng rộng rãi. Nhưng hiện nay, trên thế giới thuật ngữ
“nguồn nhân lực” trở thành thuật ngữ chung, phổ biến với ý nghĩa là nguồn
lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trị yếu tố con người trong
quá trình phát triển. Hiểu cụ thể hơn thì nguồn nhân lực xã hội là tổng thể tiềm
năng lao động có khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật

chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai

1.2.2. Phân loại:
Tùy theo từng quan điểm và khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nguồn
nhân lực cũng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào
nguồn gốc hình thành nguồn nhân lực được chia ra thành 3 loại:
5- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động và đang có khả năng lao
động. Việc quy định giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội
của từng nước khác nhau. Trong từng thời kỳ lại có sự thay đổi, điều chỉnh
cho phù hợp. Ở nước ta quy định giới hạn độ tuổi lao động từ 18 đến 60 (đối
với nữ) và từ 18 đến 65 ( đối với nam)
6- Nguồn lực tham gia hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt
động kinh tế. Đây là những người có cơng ăn việc làm và đang hoạt động
trong nền kinh tế quốc dân.
7- Nguồn nhân lực dự trữ: Nguồn nhân lực này bao gồm những
người trong độ tuổi lao động, nhưng vì lý do khác nhau nên chưa tham gia
hoạt động kinh tế, song khi cần có thể huy động được cụ thể là:
+ Những người làm công việc nội trợ trong gia đình, đây là nguồn nhân
lực đáng kể và đại bộ phạn là lao động nữ.

5

+ Những người tốt nghiệp các trường phổ thông trung học và chuyên
nghiệp song chưa có việc làm, là nguồn nhân lực dự trữ rất quan trọng và có
chất lượng nếu tiếp tục được đào tạo.

+ Những người vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về. Họ đã được
rèn luyện về sức khỏe, ý chí, đạo đức cách mạng. Vì vậy đây là nguồn nhân
lực tốt khi được sắp xếp công việc phù hợp.


1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực:
Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào việc quốc gia đó
sử dụng như thế nào đối với các nguồn lực: nhân lực, tài lực và vật lực. Trong
đó, nguồn nhân lực đóng một vai trị quyết định, then chốt trong việc phát
triển kinh tế xã hội. Bởi vì con người là chủ thể đích thực, sáng tạo ra lịch sử,
là trọng tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Lịch sử phát triển xã hội lồi
người đã chứng minh cho luận điểm trên. Qúa trình này trải qua ba giai đoạn:
“Giai đoạn kinh tế sức lao động, giai đoạn kinh tế tài nguyên thiên nhiên và
giai đoạn kinh tế tri thức”. Trong đó tri thức là nguồn tài ngun vơ hình
nhưng có vai trị quan trọng nhất. Năng suất lao động không ngừng tăng lên
qua từng giai đoạn phát triển kinh tế. Năng suất lao động tăng là do con người
luôn luôn sáng tạo, mà nguồn nhân lực đầu tiên của sáng tạo là chính là tri
thức. Từ khi có lịch sử lồi người đến nay, kinh tế ln đi cùng với tri thức.
Do đó phát triển kinh tế xã hội phải trang bị tri thức cho người lao động, hay
nói cách khác là phát triển nguồn nhân lực với những quan điểm sau:
8- Đặt con người ở vị trí trọng tâm trong chiến lược kinh tế xã hội,
mọi chính sách, mọi giải pháp nhằm giải phóng lực lượng sản xuất và sử dụng
có hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng của nguồn
nhân lực.

6

9- Nhân tố con người phải được phát triển toàn diện về thể chất, tinh
thần, văn hóa nhằm có được con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, đạo đức trong sáng, tác phong công
nghiệp. Để phát triển con người tạo ra sức sáng tạo mạnh mẽ, sức sản xuất
được giải phóng. Tạo ra hiệu quả kinh tế cao, sự phát triển lành mạnh và bền
vững.

10- Phát huy nguồn nhân lực bằng cách tạo mọi điều kiện để người

lao động làm việc và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Muốn như vậy phải phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, thúc đẩy
nhanh q trình phân cơng lao động trong phạm vi từng doanh nghiệp đến khu
vực và toàn cầu. Giải phóng mọi tiềm năng vốn, kỹ thuật và công nghệ.

11- Nâng cao trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghiệp vụ,
sức sáng tạo của người lao động theo hướng phát triển của nền kinh tế tri thức.
Nâng cao sức sản xuất, sức sáng tạo của con người, tôn trọng quyền tự do lao
động và tính chủ động tự rèn luyện và tự đào tạo của người lao động. Tôn vinh
và chú trọng người tài là nhân tố phát triển nhanh và bền vững.

12- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo, các
chương trình đào tạo, các ngành nghề đàotạo phù hợp và đáp ứng đủ yêu cầu
cho sự phát triển trước mắt và lâu dài, phối hợp với các ngành hữu quan, đảm
bảo sự ổn định giữa chương trình, mục tiêu và cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu
của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong công
nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh Hà Nam

2.1. Sự cần thiết khách quan và những yêu cầu phát triển NNL tỉnh Hà
Nam

Nâng cao chất lượng dân số và phát triển nuồn nhân lực là một
trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là chính sách xã hội cơ bản,

7

là hướng ưu tiên hàng đầu trong tồn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng,
Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng khi chuyển sang giai

đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, tồn
cầu hóa về kinh tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là
vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của
chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn
của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cơng cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hố”. Tỉnh Hà Nam nằm ở phía Nam của vùng Đồng
bằng Sơng Hồng, là tỉnh có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và cách
mạng, cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ Hà Nội. Từ ngày tái lập tỉnh (năm 1997)
đến nay, Đảng bộ các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn
đấu vươn lên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nên nền kinh tế - xã hội
của tỉnh có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá trong thời
gian dài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng theo hướng hiện đại. Cơ sở
vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp rõ rệt.Cuộc
sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.Các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác đều có bước tiến bộ. Quốc
phịng, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn
định. Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận
dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi của tỉnh Hà Nam trong hồn cảnh
mới, địi hỏi tỉnh phải có hệ thống cơ chế chính sách hoàn thiện và phù hợp
với những điều kiện và vị thế kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đồng bằng
sông Hồng và cả nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực là những nhiệm
vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh giai đoạn 2011-2020. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực cịn vì lợi ích
thiết thân của chính bản thân mỗi người lao động trong việc nâng cao trình độ,

8

kỹ năng tay nghề, năng lực xã hội và sự nghiệp phát triển con người của mỗi
cá nhân và cộng đồng.


II.2. Thực trạng phát triển NNL tỉnh Hà Nam:
Dân số Hà Nam trên 80 vạn người, với mật độ dân số là 913 người/

km2, số người trong độ tuổi lao động chiếm 55% dân số, hàng năm có khoảng
13÷14,5 ngàn người đến tuổi lao động. Dân số trong vùng bán kính 30km
khoảng 2 triệu người và số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,1 triệu
người. Lực lượng lao động của Hà Nam trẻ, có trình độ văn hố từ trung học
cơ sở trở lên, trong đó: đa số là trình độ bậc trung học phổ thơng. Lực lượng
khoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng 12.000 người có trình độ Cao đẳng,
Đại học và trên Đại học (chiếm 3% lực lượng lao động). Tỷ lệ lao động qua
đào tạo chiếm trên 50%.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có các trường đại học, cao đẳng và
nhiều cơ sở đào tạo nghề với nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Đặc biệt Khu
Đại học Nam Cao của tỉnh với diện tích 754ha đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, một số trường đại học có thương hiệu đang và sẽ đào tạo, cung cấp
phần lớn lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp (Trường đại học
Công nghiệp Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, Đại Học Thương mại, Đại học Sư phạm I Hà Nội, Cao đẳng
Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề Hà Nam,…). Ngồi ra, Hà Nam
giáp với thủ đơ Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn, nên rất thuận

9

lợi trong việc cung cấp, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các
doanh nghiệp.

2.2.1. Khả năng cung lao động:

- Đến năm 2015 dân số của tỉnh có khoảng 825.700 người, đến năm


2020 có khoảng 867.800 người.

- Đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 511.934

người, lực lượng lao động trong độ tuổi là 435.879 người; đến năm 2020 dân

số trong độ tuổi lao động là 564.070 người, lực lượng lao động trong độ tuổi

là 480.275 người.

Khả năng cung lao động toàn tỉnh đến năm 2015 là 503.822 người,

đến năm 2020 cung lao động toàn tỉnh khoảng 558.657 người.

2.2.2 Nhu cầu lao động:

a) Nhu cầu lao động của toàn tỉnh:

- Đến năm 2015: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 492.888 người.

- Đến năm 2020: Nhu cầu lao động toàn tỉnh là 545.326 người.

b) Nhu cầu lao động trong các ngành kinh tế cấp I của tỉnh:

Ngành, lĩnh vực Năm 2015 Năm 2020
492.888 545.326
TỔNG SỐ

(người) 129.027 170.199

1. Công nghiệp -

xây dựng 251.265 236.415
2. Nông, lâm

10

nghiệp, thuỷ sản

3. Dịch vụ 112.596 138.712

c) Nhu cầu lao động trong các ngành cấp II của tỉnh:

- Nhu cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm

nghiệp, thuỷ sản:

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020
251.265 236.415
TỔNG SỐ

(người) 247.837 233.197
1. Nông nghiệp,

lâm nghiệp

2. Thuỷ sản 3.428 3.218

- Nhu cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây


dựng:

Chỉ tiêu Năm Năm

TỔNG SỐ (người) 2015 2020
1. Công nghiệp khai thác mỏ 129.027 170.199
2. Công nghiệp chế biến 10.032 13.827
3. Công nghiệp sản xuất, phân phối 83.016 106.607
2.929 4.011

điện, khí đốt, nước

4. Xây dựng 33.050 45.754

- Nhu cầu lao động trong các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ:

Chỉ tiêu Năm Năm

TỔNG SỐ (người) 2015 2020
1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có 112.596 138.712
41.099 49.005

động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và

gia đình 4.852 6.154
2. Khách sạn và nhà hàng 15.442 19.633
3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1.630 2.025
4. Tài chính, tín dụng 126 155
5. Hoạt động khoa học và công nghệ


11

6. Hoạt động liên quan đến kinh doanh 563 702

tài sản và dịch vụ tư vấn 12.200 15.009
7. Quản lý nhà nước, quốc phòng an

ninh, đảm bảo xã hội bắt buộc, các hoạt động

Đảng, đoàn thể và hiệp hội 16.559 20.849
8. Giáo dục và đào tạo 5.477 6.653
9. Y tế và cứu trợ xã hội 1.607 2.001
10. Hoạt động văn hoá và thể thao 6.898 8.759
11. Hoạt động phục vụ cá nhân và

cộng đồng 6.143 7.767
12. Hoạt động làm thuê công việc gia

đình
2.2.3 Nhu cầu lao động qua đào tạo:

a) Trình độ đào tạo của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60:

Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động

qua đào tạo nghề là 45%; đến năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 70%,

tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là từ 55% trở lên.

Căn cứ vào mục tiêu đã nêu trên, trong giai đoạn 2011 - 2020, trình


độ đào tạo của lực lượng lao động như sau:

- Đến năm 2015: Có 239.733 lao động qua đào tạo, trong đó qua

đào tạo nghề là 196.145 người.

- Đến năm 2020: Có 336.193 lao động qua đào tạo, trong đó qua

đào tạo nghề là 279.057 người.

b) Nhu cầu lao động cần đào tạo và kế hoạch đào tạo của tỉnh:

Trong giai đoạn 2011 - 2020 khả năng đào tạo tại các cơ sở của tỉnh

quản lý là 339.210 lượt người. Trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 137.510 lượt

người; giai đoạn 2016 - 2020: 201.700 lượt người.

c) Nhu cầu lao động đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân

lực:

12

Trong giai đoạn 2011 - 2020, dự kiến nhu cầu lao động đào tạo lại,
bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nhân lực là 30.413 lượt người. Trong
đó: Giai đoạn 2011 - 2015: 12.113 lượt người; giai đoạn 2016 - 2020: 18.300
lượt người.


*) Nhóm nguồn nhân lực đặc biệt:
- Nhóm cán bộ cơng chức: Đến năm 2015 tồn tỉnh có 3.890 người,

đến năm 2020 có khoảng 3.945 người.
- Lực lượng viên chức toàn tỉnh đến năm 2015 có khoảng 13.200

người; đến năm 2020 có khoảng 13.250 người.
- Lực lượng cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã đến năm

2015 có khoảng 5.500 người; đến năm 2020 có khoảng 5.700 người.
Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức được tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Nhân lực khu vực sự nghiệp của một số ngành, lĩnh vực:
+ Ngành giáo dục và đào tạo:

Đến năm 2015 tổng số lao động làm việc là 10.700 người, năm 2020
là 10.896 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì ở mức 100%.

Thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển
dụng và sử dụng các giáo viên, giảng viên và các viên chức khác nhằm tạo sự
cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo. Tổ chức các
chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội
ngũ nhà giáo.

+ Ngành y tế:
Đến năm 2015 tổng số lao động làm việc là 3.836 người, năm 2020


là 3.946 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo duy trì ở mức 97,8%.

13

Trong giai đoạn tới tiếp tục tăng cường cử cán bộ đi đào tạo: Tiến
sỹ, Chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, Bác sỹ, dược sỹ chuyên
tu, cử nhân điều dưỡng, cao đẳng điều dưỡng ...

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà
Nam

Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay,
tỉnh Hà Nam để phát triển nguồn nhân lực cần thích nghi, hội tụ và sử dụng
những nhân tố như môi trường bên người, môi trường bên trong, đặc biệt là
yếu tố kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, truyền
thống lịch sử và giá trị văn hóa, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

2.3.1 Yếu tố kinh tế xã hội
- Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một

trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao
động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát
huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh
tế-xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo
cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời
sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích
lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu về phát
triển nguồn nhân lực không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật

Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý
kinh tế, xã hội...

14

- Thực tiễn phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cho thấy, sức sống
và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đều bắt nguồn từ trình độ xã
hội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội,
bởi, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ đánh thức
mọi tiềm năng về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thị
trường. Mức độ khai thác các tiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy
mô phát triển của lực lượng sản xuất, còn mức độ huy động và sử dụng tốt các
tiềm năng trí tuệ của xã hội lại là chỉ số về chất lượng và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện đại.

- Và trong nền kinh tế thị trường, mặc dù người lao động có nhiều
cơ hội lựa chọn việc làm theo khả năng của mình, song họ cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức, thậm chí là thất nghiệp, bởi xét đến cùng sự ổn định về
việc làm chỉ mang tính tương đối, do vậy, người lao động cần phải được đào
tạo, tái đào tạo để có được trình độ chun mơn, kỹ năng tay nghề giỏi hơn, có
sức khỏe và tác phong làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thị trường lao động, vì vậy, quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn
đề chất lượng lao động. Còn đối với quy luật cạnh tranh, thì đó là động lực của
mọi sự phát triển. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất
bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Trong nền
kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trị to lớn, nó thúc đẩy người lao động
phải thường xuyên trao dồi kiến thức để thích ứng với cơng nghệ mới, phương
thức quản lý mới. Cịn đối với quy luật cung-cầu, thì đó là mối quan hệ giữa
người bán và người mua, là quan hệ không thể thiếu được trong nền kinh tế thị
trường. Quan hệ cung-cầu trên thị trường sức lao động là một cân bằng động.

Do vậy, khi nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cần phải chú ý đến tính cân
bằng giữa cung và cầu lao động, bởi đây là nhân tố rất quan trọng giúp cho
việc hoạch định các chính sách trở nên thiết thực và có hiệu quả hơn.

15

- Như vậy, mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và kinh tế-xã
hội là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều. Kinh tế-xã hội càng
phát triển thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển nguồn
nhân lực ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển
nguồn nhân lực. Ngược lại, nguồn nhân lực của quốc gia, địa phương được
phát triển tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và trong vịng
xốy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố kia phát triển.

2.3.2. Giáo dục và đào tạo
- Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng

sản xuất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Bởi tri thức
và phẩm chất của người lao động là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào
tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục hồn chỉnh, đồng bộ,
toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những người lao động có tri thức, có
kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với mỗi người, giáo dục và
đào tạo cịn là q trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo
đức, hồn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là q trình
tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.
Trong đó, giáo dục phổ thơng là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho đào
tạo nguồn nhân lực; giáo dục nghề nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung
cấp cho thị trường sức lao động. Với ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đầu tư cho
giáo dục được xem như là đầu tư cho phát triển.


2.3.3. Khoa học và công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển

nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là
cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và

16

hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa
học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao
động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có
khuynh hướng giảm đi; tiến bộ khoa học và cơng nghệ từng bước được quốc
tế hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá thành. Nhiều
ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp của người lao động bị hao mịn nhanh chóng; tiến bộ của khoa học và
công nghệ cũng đã làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học từ giáo dục
phổ thông đến đại học. Do vậy, cần phải nghiên cứu cải tiến, mềm hóa chương
trình, phương thức đào tạo để tạo điều kiện cho người lao động có thể cần gì
học nấy, học tập suốt đời, khơng ngừng cập nhật, nâng cao trình độ trước
những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

2.3.4.Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa
Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa gồm ý thức dân tộc, lòng tự

hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt
không chỉ hôm nay mà cả về sau. Những giá trị truyền thống như: tôn sư trọng
đạo, ý thức cộng đồng, lòng yêu nước, thương người, tinh thần dũng cảm, bất
khuất, tinh thần hiếu học, trọng học, chữ hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch,
lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khăn

hoạn nạn... đây là giá trị truyền thống đang chi phối cuộc sống của mỗi chúng
ta, là những nhân tố có ý nghĩa nhất định, cần phát huy. Cũng lưu ý rằng, nhịp
sống theo cơ chế thị trường cũng có khơng ít những tác động làm biến đổi
những giá trị truyền thống, cũng phần nào tác động đến giá trị truyền thống,
đến chất lượng nguồn nhân lực.

17

II.3.5. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng đến phát triển

nguồn nhân lực, bởi những nhân tố này đã tạo điều kiện cho các quốc gia, địa
phương kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy
được nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời, tranh thủ được tối đa các
nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển. Xu thế hội nhập quốc tế có tác
động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển nguồn
nhân lực ở mỗi quốc gia, dẫn đến một cuộc cách mạng về đào tạo ngành nghề
trong xã hội. Do đó, các quốc gia, địa phương phải chuẩn bị cho mình những
tiềm lực lao động đáp ứng yêu cầu của một hệ thống ngành nghề mới đang
phát triển phù hợp với xu thế thời đại. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, các quốc gia còn phải hướng đến việc phát triển những con
người thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt để phát triển. Có thể
nhận ra rằng, tác động của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với
việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển của các quốc gia, địa phương
mà trong đó có cả phát triển nguồn nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Phát
triển một thế hệ mới các doanh nhân, đội ngũ trí thức, những người lao động
có trình độ chun mơn cao, có tay nghề vững vàng, có năng lực quản lý, sản
xuất, kinh doanh để có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh trước bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Trong đó kinh tế tri thức hiện nay cũng được xem
là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực, bởi sức lan tỏa

mạnh mẽ và được xem như là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh
tế-xã hội nói chung, q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nói riêng, nó thúc
đẩy sự tăng nhanh năng suất lao động, sở hữu cá nhân và sở hữu xã hội, tạo ra
bước đột phá về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho
phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu,

18

cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình. Có
thể thấy, trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Tiềm năng, ưu việt của kinh tế tri thức thể hiện ở
xu hướng mới của phát triển khoa học có tính chất liên ngành, đặc biệt xu
hướng thâm nhập vào nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (về tri
thức, phương pháp, cách sử dụng thành tựu khoa học) hướng vào hình thành
mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người và giữa con người với tự
nhiên. Sự phát triển kinh tế tri thức đến trình độ nào đó sẽ làm thay đổi
phương thức lao động và sản xuất, phương thức tiêu dùng và lối sống của xã
hội trong nền văn minh mới. Phát triển nguồn nhân lực cần có những phương
pháp tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, đặt phát
triển nguồn nhân lực trong mối tương quan với các nhân tố tác động đến nó
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, tìm ra những giải pháp
hữu hiệu để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong bối cảnh mới.

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng NNL ở tỉnh Hà Nam
3.1.1 Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực


Tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện của các
cấp học, ngành học. Thực hiện chuyển đổi 112 trường mầm non bán công
sang công lập trong năm 2012. Từ năm học 2011 - 2012 đưa môn học tiếng
Anh vào dạy đại trà cho học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học, đồng thời
nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong các trường phổ thơng. Khuyến khích
cán bộ, công chức, cán bộ các doanh nghiệp học ngoại ngữ; đẩy mạnh phong

19


×