Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận quản lý nguồn nhân lực xã hội vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.54 KB, 32 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI
Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI Q
TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA...................................................................................3
1.1 Một số khái niệm cơ bản................................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.........................................................................................................3
1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.......................................................................................4
1.1.3 Khái niệm CNH – HĐH.............................................................................................................4
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực..................................................................................5
1.2.1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực.............................................................................................5
1.2.2 Thách thức với phát triển nguồn nhân lực......................................................................................7
1.2.3 Những yêu cầu với phát triển nguồn nhân lực................................................................................8
1.2.4 Những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực.................................................................10
1.3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần của Văn kiện Đại hội XIII
của Đảng...................................................................................................................................................13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG Q TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY..................15
2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trên địa
bàn thành phố Hà Nội..............................................................................................................................15
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................................15
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội..................................................................................................................16


2.1.3 Khái quát nguồn nhân lực thành phố Hà Nội...............................................................................17
2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây.......18
2.2.1 Thành tựu........................................................................................................................................18
2.2.2 Hạn chế............................................................................................................................................25
Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.....................................................................28
3.1 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.............28
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội
thời gian tới...............................................................................................................................................28
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................31

2

A. LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc
biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế hiện nay.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật,
khoa học - cơng nghệ, ... có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó
nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn
nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là khơng bị cạn
kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù
nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp
với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định

việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân
lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu
dựa trên tri thức và trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết
định. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con
người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người được đầu tư
phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm
trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”.
Chính vì vậy, việc đầu tư nâng cao nguồn nhân lực sẽ đóng vai trị tiên quyết trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

3

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA.

1.1Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp quốc
thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và
tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước”.

Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể
lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con
người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền
tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.


Theo Tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là tồn bộ
những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được
hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao
động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó,
nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa
hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia
vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy
động vào quá trình lao động.

Theo quan niệm dân số học lao động, nguồn nhân lực bao gồm dân số trong độ tuổi
lao động, trong đó nhấn mạnh dân số có khả năng lao động đang có việc làm, tức là
đang hoạt động kinh tế và thất nghiệp. Hay theo cách tiếp cận dựa vào khả năng lao
động, nguồn nhân lực xã hội là khả năng lao động xã hội, của toàn bộ những người
có cơ thể bình thường có khả năng lao động.

Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công
cuộc đổi mới. Tùy theo cách tiếp cận, khái niệm nguồn nhân lực xã hội có thể khác
nhau. Có thể hiểu một cách khái quát như sau: “Nguồn nhân lực là một phạm trù
dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá

4

trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong
tương lai”.

1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực


Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) coi phát triển nguồn nhân lực bao hàm một phạm
vi rộng mà khơng chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạo nói
chung.

Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng, phát triển
con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của sự phát triển của
một quốc gia. Nó bao gồm mọi khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như nâng cao
khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức
năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

Trong sách “Giáo trình nguồn nhân lực” của Trường Đại Học Lao Động-Xã hội có
đưa ra một số quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ở trình độ cao, đây cũng
chính là quan điểm về phát triển vốn nhân lực ở trình độ cao. Quan điểm này phát
biểu như sau: Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là phát triển vốn quý
của đất nước; thứ hai, lao động có trình độ cao là lao động sáng tạo và rất phức tạp;
thứ ba, xã hội phải tạo động lực làm việc cho lao động có trình độ cao; thứ tư, giáo
dục đào tạo là một nhân tố quan trọng bậc nhất đối với phát triển nhân lực trình độ
cao; thứ năm, sử dụng lao động hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đầy phát triển
vốn nhân lực trình độ cao; cuối cùng, đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của lao
động trình độ cao cũng như có tác động thúc đẩy phát triển nhân lực trình độ cao.

Mặc dù, có sự diễn đạt khác nhau, song điểm chung chính là coi sự phát triển
nguồn nhân lực xã hội là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để
tham gia một cách hiệu quả của q trình xây dựng đấy nước.
Có thể khái qt, phát triển nguồn nhân lực đó là: Q trình tạo lập và sử dụng
năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản
thân mỗi con người đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Phát triển nguồn nhân lực xã
hội, do vậy luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển tác động đến toàn bộ đời sống
xã hội.


1.1.3 Khái niệm CNH – HĐH

5

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng xác định rộng hơn và
bao hàm cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh với cả dịch vụ và quản lý kinh tế –
xã hội. Tất cả đều được sử dụng trên những phương tiện hiện đại cùng với kỹ thuật
và công nghệ cao.

Cơng nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình
phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa- xã hội của đất
nước lên trình độ mới. Đối với Việt Nam, từ cuối thế kỷ XX đến nay, q trình này
được xác định đầy đủ là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa VIII) của Đảng đã khẳng định
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dung sức lao động thủ công sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

1.2Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

1.2.1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực

 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong xây dựng và phát triển Đất

nước

Nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là lực lượng tinh túy, quan trọng
cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. Phần lớn nhân lực chất lượng cao ở nước ta là những
người làm việc cho khu vực cơng, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật. Với tư cách là chủ thể quản lý và sử dụng, Nhà nước có trách nhiệm xây dựng
và thi hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển, sử dụng và trọng
dụng nhân lực chất lượng cao. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
được quyết định bởi trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, hiệu quả công tác của
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

6

Trong bộ máy hệ thống chính trị, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tham
mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp xây dựng
và phát triển đất nước và là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chiến
lược, kế hoạch, giải pháp đó. Vì vậy, mỗi giai đoạn cách mạng cần có nguồn nhân
lực chất lượng cao tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn đó. Điều này địi
hỏi Nhà nước phải có quan điểm, chính sách phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của
từng giai đoạn trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII
của Đảng đã xác định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và
các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng,
đãi ngộ nhân tài...”

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết chặt chẽ

với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ được coi là một đột phá chiến lược,
là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và
lợi thế cạnh tranh, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Thực hiện
tốt khâu đột phá này sẽ làm tăng tiềm lực và sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức
mạnh tổng hợp, quyết định đến thành công của việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hiện nay, tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện và
ngày càng có nhiều ảnh hưởng, thúc đẩy sự phân cơng lao động sâu sắc và hình
thành các chuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra quyết liệt và mỗi quốc
gia phải dành cho mình ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó. Trong đó, nguồn lực con
người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ,
năng động trong quá trình phát triển kinh tế; là nhân tố làm chuyển dịch lợi thế so
sánh giữa các quốc gia.

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành cơng cần có các chính sách hợp
lý. Nhà nước cần chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực một cách tổng thể, mang tính chiến lược lâu dài, nhằm xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao có cơ cấu, chất lượng hợp lý, đủ năng lực, trình độ
chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

7

hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.

 Vai trò của nguồn nhân lực trong tiến trình CNH- HĐH

Thứ nhất, chỉ có nguồn nhân lực có chất lượng mới thực hiện thành công mục tiêu

đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại mà Đảng, Nhà nước ta đã xác
định.

Thứ hai, có một nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng sẽ giải quyết được những
yêu cầu lao động mang tính cấp thiết và đột phá; về mặt xã hội thu hút được lao
động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập mang lại những lợi thế cho phát triển kinh
tế-xã hội.

Thứ ba, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp nhằm tăng
năng suất lao động, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nguồn nhân lực có tư duy tốt, thích ứng
được với nền kinh tế hàng hóa, tạo nhiều của cải vật chất cải thiện được đời sống
của đại bộ phận dân cư, giữ gìn và bảo vệ mơi trường sinh thái.

Thứ năm, nguồn nhân lực đóng một vai trị quan trọng trong cơng cuộc bảo vệ tổ
quốc, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.

1.2.2 Thách thức với phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đứng trên những thách thức sau:
Thứ nhất, số lượng nguồn nhân lực xã hội vẫn đang tăng trong khi tình trạng thất
nghiệp và bán thất nghiệp còn cao nên mục tiêu tạo việc làm qua đó tăng thu nhập,
xóa đói giảm nghèo trước mắt vẫn rất cần thiết và là sức ép lớn đối với đào tạo tạo
việc làm trong nguồn nhân lực xã hội
Thứ hai, thể lực của nguồn nhân lực thấp và thua kém so với các nước trong khu
vực về chiều cao, cân nặng, sức dẻo dai, sức bền, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao
Thứ ba, phần lớn nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn và trong nông
nghiệp năng lực tiếp cận xử lý và hấp thụ những kỹ năng và phong cách làm việc
theo yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nhìn chung cịn thấp hạn chế cả về nhận


8

thức cơ sở vật chất kỹ thuật phương pháp và cách thức tổ chức. Khoảng cách tụt
hậu về cơ sở vật chất và công nghệ của nền kinh tế cũng như của hệ thống đào tạo
nguồn nhân lực xã hội ngày càng lớn

Thứ tư, thị trường nói chung và thị trường sức lao động nói riêng bước đầu hình
thành nên chưa thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động một cách dễ
dàng thơng thống.

Thứ năm, hệ thống pháp luật đang trong q trình hồn thiện nên hành lang pháp
lý trong môi trường sản xuất, kinh doanh còn hạn chế cả đối với những lĩnh vực
trong nước cả về sự tương đồng phù hợp với pháp luật quốc tế thế.

Sự xuất hiện kinh tế tri thức và xu thế tồn cầu hóa vừa là thách thức xong cũng là
cơ hội để Việt Nam tận dụng phát triển nhanh nguồn nhân lực xã hội từng bước
theo kịp và hội nhập với trình độ phát triển nguồn nhân lực xã hội của các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới. Đa số đều cho rằng, yếu tố quan trọng nhất bảo
đảm sự chủ động và thành công trong quá trình hội nhập quốc tế và hình thành phát
triển nền kinh tế tri thức không phải là tài nguyên thiên nhiên hoặc tiền vốn mà là
con người có tri thức.

1.2.3 Những yêu cầu với phát triển nguồn nhân lực.

Nước ta đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với tác
động của cơ chế thị trường, đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao
hơn. Những địi hỏi đó thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:

 Về thể lực


Người lao động cần có thể lực tốt, sức khỏe dồi dào. Đây là yếu tố cần thiết để
người lao động tham gia vào q trình sản xuất một cách có hiệu quả. Để có được
thể lực tốt, sức khỏe dồi dào, người lao động cần được có một mơi trường sinh hoạt
tốt, với điều kiện vật chất đầy đủ, điều kiện lao động và làm việc an tồn, có chế độ
bảo hộ lao động để tránh những tiếc trong tai nạn, rủi ro đáng tiếc trong q trình
lao động. Đó chính là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất.
Quá trình sản xuất lao động nói chung cũng như sản xuất trong tình hình CNH –
HĐH nói riêng, địi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt, dồi dào để có thể đáp
ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất và trao đổi trên thị trường
quốc tế.

9

 Về trí lực

Người lao động khơng chỉ là người sản xuất đơn thuần mà còn là người lao động tri
thức. Bởi vậy trong nền sản xuất hiện đại giáo dục và đào tạo trở thành ngành sản
xuất quan trọng nhất sản xuất vốn tri thức tri thức. Lực lượng lao động đơng đảo
có trình độ chun mơn kỹ thuật ngày càng cao là đòi hỏi hàng đầu và là nhân tố
quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với việc chuyển giao công nghệ
và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất đã và đang
đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với lực lượng lao động chất xám là có trình độ
chun mơn kỹ thuật trình độ quản lý cao có khả năng đảm nhiệm được các chức
năng quản lý ngày càng phức tạp và các phương pháp quản lý hiện đại nắm bắt và
phát triển công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Mặt
khác đại bộ phận nguồn nhân lực xã hội phải được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật
trong một số lĩnh vực công nhân kỹ thuật cũng phải có trình độ bậc cao. Q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa địi hỏi một đội ngũ đơng đảo lực lượng lao động xã
hội có trình độ chun mơn ơn kỹ thuật cao.


 Về đội ngũ người làm công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Nền kinh tế tri thức một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho q trình đào tạo phát triển
mặt khác địi hỏi rất cao rất mới ở đào tạo nhằm hình thành được kỹ năng phẩm
chất mới trong nguồn nhân lực. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và nền kinh tế tri
thức, sự tác động của công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc
và thường xuyên. Việc tiếp cận của mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi với
khối lượng lớn. Thích ứng với điều đó đào tạo nguồn nhân lực phát triển từ việc coi
trọng truyền thụ tri thức xong việc giáo dục cho người lao động khả năng tìm tịi
sáng tạo tự giải quyết vấn đề hợp tác với nhau là chủ yếu. Sự phát triển nguồn
nhân lực xã hội trước hết phải dựa vào đội ngũ những người huấn luyện có số
lượng đơng có chất lượng cao đội ngũ những người làm công tác đào tạo nguồn
nhân lực trong điều kiện hiện nay cần phải có năng lực định hướng dẫn dắt người
đào tạo tự học tự đánh giá lôi cuốn được người đào tạo tích cực tham gia q trình
đào tạo thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình. Điều này đặt ra yêu cầu đối
với đội ngũ người làm công tác đào tạo một cách tương xứng.

 Về phẩm chất tâm lý xã hội

10

Cùng với sự phát triển của quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước địi hỏi
phải có sự chuyển biến căn bản về phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực.
Phẩm chất tâm lý bao hàm một tập hợp những đặc tính xã hội thường được hiểu là
phong cách lối làm việc và sinh hoạt phù hợp với u cầu của q trình lao động.
Nó là biểu hiện của thái độ và lối ứng xử của con người gắn liền với phạm trù đạo
đức. Ví dụ như: tơn trọng nội quy tn thủ kỷ luật, thực hiện nhiệm vụ nhanh,
đúng ký kế hoạch hạn định, làm việc sinh hoạt tập thể đúng giờ quy định, làm việc
có kỹ năng chuyên nghiệp hoạt động cá nhân tập thể có tổ chức. Trong quá trình

làm việc thực tế người lao động sẽ phải gặp những tình huống phát sinh mới, nếu
người lao động khơng có sự nhạy bén linh hoạt thì sẽ gặp nhiều khó khăn bế tắc.
Hậu quả là là hiệu quả công việc thấp cơ hội nghề nghiệp dễ tuột khỏi tầm tay.
Trên thực tế phần lớn người lao động Việt Nam chưa ý thức tầm quan trọng của
việc việc tạo cho mình tác phong làm việc chuyên nghiệp. Tác phong cơng nghiệp
khơng chỉ mang lại lợi ích cho q trình sử dụng lao động mà cịn có ý nghĩa quan
trọng đối với chính người lao động. Khi có ý thức tổ chức kỷ luật tốt làm việc
nghiêm túc, chịu khó học hỏi rèn luyện tay nghề người lao động sẽ nâng cao năng
suất, tạo uy tín và nâng cao thu nhập cho bản thân mình.

1.2.4 Những yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực

Để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cần phải có vốn
nhân lực đáp ứng u cầu của q trình này ngày đó là sự sự cần thiết khách quan
chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố Bố có yếu tố tác động về mặt số lượng có những
yếu tố tác động đến sự phát triển về mặt chất lượng của nguồn nhân lực.

 Tác động của dân số và chính sách dân số số

Chính sách dân số là hệ thống đồng bộ các biện pháp và giải pháp do Chính phủ đề
ra nhằm tác động đến q trình dân số quy mơ, cơ cấu, phân bố bố, … Điều đó đó
tác động trực tiếp đến sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của nguồn nhân
lực. Thứ nhất, chính sách dân số tác động đến tăng trưởng dân số của một quốc gia
ra. Cụ thể để ở Việt Nam nam chính sách dân số kế hoạch thực hiện theo hướng tác
động làm giảm mức sinh thơng qua đó làm giảm tốc độ phát triển về số lượng của
nguồn nhân lực. Thứ hai, chính sách theo hướng giảm mức sinh cịn tác động tích
cực đến phát triển về chất của nguồn nhân lực. Việc giảm mức sinh sẽ giúp các gia
đình và xã hội có điều kiện chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn nâng cao tỷ lệ trẻ em đến
trường, tạo điều kiện cho việc hưởng thụ dịch vụ y tế. kết quả là là Trẻ em sinh ra


11

có điều kiện tốt hơn hơn có thể lực tốt hơn theo đó phát triển tồn diện hơn sơn như
vậy nguồn nhân lực của xã hội sẽ được nâng cao, sao cùng với đó trình độ chun
mơn kỹ thuật cũng được cải thiện.

 Tác động của y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe

Y tế là hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để để dự phịng chữa bệnh
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cịn chính sách y tế thế bảo vệ sức khỏe là hệ thống
đồng bộ các mục tiêu giải pháp do Chính phủ đề ra. Thứ nhất, y tế bảo vệ sức khỏe
có tác động quan trọng đến mức sinh mức chết của dân cư tức là gián tiếp tác động
đến sự phát triển về số lượng của nguồn nhân lực. Thứ hai, y tế bảo vệ sức khỏe tác
động đến sự phát triển về chất lượng của nguồn nhân lực. Sức khỏe cần phải được
hiểu rộng nó là trạng thái thể chất tốt, trí tuệ phát triển, xã hội lành mạnh. Công tác
y tế bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thực hiện đồng bộ và đầu tư sẽ nâng cao sức
khỏe cho nguồn nhân lực góp phần làm tăng sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng tập trung
trong quá trình lao động làm tăng năng suất lao động xã hội, có tác động tạo nên sự
chuyển biến về chất trong nguồn nhân lực xã hội.

 Tác động của giáo dục đào tạo

Thông qua Giáo dục và Đào tạo con người có được những kiến thức về văn hóa xã
hội những kỹ năng cần thiết để tham gia vào quá trình sản xuất và phát triển xã hội.
Giáo dục đào tạo tạo nên trình độ học vấn và trình độ chun mơn kỹ thuật trong
nguồn nhân lực vì thế ở bất kỳ góc độ nào cũng tạo nên sự chuyển biến căn bản về
chất lượng của nguồn nhân lực. Hình thành đội ngũ người lao động có kỹ năng
chun mơn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của các quá trình sản xuất xã hội. Bên
cạnh đó sẽ nâng cao ý thức nhận thức của người lao động đối với vấn đề dân số
phát triển kế hoạch hóa gia đình theo yêu cầu của chính sách dân số hiện nay.


 Tác động của khoa học- kỹ thuật và công nghệ.

Trong điều kiện mới sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn lực con
người trí tuệ và tay nghề là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên vốn vật chất
như trước. Chính vì vậy u cầu về chất lượng nguồn nhân lực lượng ngày càng
được nâng cao sao trong đó lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật là lực lượng
nhân cốt. Bởi lẽ đó, phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế cơ cấu đầu tư vào phát triển vốn
con người nhằm làm cho nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, nâng cao

12

kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thích nghi cao thích ứng kịp thời với
những biến đổi nhanh chóng của cơng nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh. Điều
này đòi hỏi người lao động khơng chỉ có kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ cao mà
cịn có nhiều kỹ năng khác. Ở nước ta hiện nay, công nghệ đang tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển của nguồn nhân lực nhất là khi chúng ta đầu tư vào các ngành
kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao, các vùng kinh tế trọng điểm khu công
nghiệp và tham gia vào thị trường quốc tế.

 Tác động của q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng khách quan an, toàn cầu hóa tạo
nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng cũng tạo ra khơng ít những thách
thức. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ diễn ra sự cạnh tranh kinh tế giữa các
quốc gia ngày càng quyết liệt hơn, ưu thế cạnh tranh nghiêng về các quốc gia có
nền chính trị xã hội an tồn và ổn định, mơi trường thể chế thuận lợi cho đầu tư, có
nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng hàng hóa đối với cơng nghệ một cách nhanh chóng. Đối với nước ta tồn
cầu hóa tác động đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, cùng với

đó là bảo đảm nhân lực nhất là nhân lực chun mơn kỹ thuật có trình độ cao đáp
ứng công nghệ mới công nghệ cao do có sự đầu tư từ nước ngồi.

 Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa được thực
hiện trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân theo các ngành kinh tế lớn và hình thành
các vùng kinh tế trọng điểm dựa trên phát huy thế mạnh lợi thế của khu vực.
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến phát triển nguồn nhân lực như: Thứ nhất
cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế theo hướng chuyển mạng sang sản xuất hàng hóa và
áp dụng công nghệ hiện đại công nghệ cao làm thay đổi cơ cấu giá trị các ngành
trong GDP. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa sẽ làm những ngành nghề truyền thống mất đi đi thay thế bằng nhiều ngành
nghề mới khi tác động mạnh đến nguồn nhân lực về số lượng trình độ chuyên môn
kỹ thuật phù hợp. Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kéo theo cơ cấu lại
lực lượng lao động theo vùng đặt ra các yêu cầu mới trong đào tạo chuyên môn kỹ
thuật nhân lực tại chỗ chỗ hẹn chế sự di chuyển nguồn nhân lực, tránh chảy máu
chất xám.

13

1.3 Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần của Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng.

Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm
2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Để
đạt được mục tiêu này, yếu tố quyết định là xây dựng và phát huy được nguồn lực
con người Việt Nam, làm cho mọi cơng dân được phát triển tự do, tồn diện, kết
tinh được các giá trị văn hóa truyền thống quý báu, có đạo đức trong sáng, có lòng

yêu nước, tự hào dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, được
đào tạo, trang bị tri thức, kỹ năng sống, năng lực lao động sáng tạo, tư duy đổi mới,
phát huy được tối đa trí tuệ, tài năng, khát vọng phát triển trong cuộc sống và lao
động sáng tạo.

Vì vậy, phải nhận thức một cách đúng đắn, rõ ràng hơn để có những nội dung,
chính sách, giải pháp tích cực, thiết thực, hiệu quả nhằm đổi mới và tăng cường
công tác xây dựng, phát huy nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất
nước giai đoạn 2021-2030, đó là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng
dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực
cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so
với khu vực và thế giới”.

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ phát triển mới, Nhà nước cần quan tâm thích đáng đến việc đầu tư cho
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung,
nhân lực có chất lượng cao nói riêng. Trong điều kiện nước ta chưa có đủ điều kiện,
khả năng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tất cả các ngành,
lĩnh vực thì cùng với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ như yêu cầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW
Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khoá XII, cần tập trung cho những ngành, lĩnh

14


vực trọng tâm, then chốt của nền kinh tế để tạo sự bứt phá về chất lượng nguồn
nhân lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì
vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Con người là chủ thể của sự
phát triển đất nước, từ người lao động bình thường cho đến người lãnh đạo cao
nhất. Do đó, phải lấy con người là chủ thể, là trung tâm, là nguồn lực, động lực, là
mục tiêu phát triển quan trọng nhất của đất nước. Đột phá phát triển con người, mà
trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là giới tinh hoa, những chuyên
gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nhân lực công nghệ kỹ thuật số
giỏi. Nguồn nhân lực phải có chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, phát triển đất nước nhanh
và bền vững

15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY.

2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem
là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển Thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam

- Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đơng và Hịa
Bình- Phú Thọ ở phía Tây. Năm 2018, mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ bao
gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã
thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội sau khi được mở rộng có
diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17
Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu
người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện,
thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây
sang Đơng, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ
cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao
đều tập trung ở phía Bắc và Tây.

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành
phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con
sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu
thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sơng chảy qua Hà Nội.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa
ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đơng; được chia thành
bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hà Nội quanh năm tiếp nhận

16

được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm
khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%.
Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội


 Kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng và đạt
mức khá trong giai đoạn 2015-2020; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành
phố ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3% đến 7,8%), cao hơn giai đoạn
2010-2015 (6,93%). Năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ
đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420
USD/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công
nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nơng nghiệp giảm cịn 2,09%. Tăng trưởng
khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm
2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Hoạt động của các tổ
chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng
nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của thành phố tăng 15 bậc, lên vị trí thứ 9 cả nước.

 Xã hội
Song song với phát triển kinh tế, công tác phát triển đô thị, nông thôn; phát triển
văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học... của Thủ đơ đều có bước chuyển biến
ấn tượng góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh...

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng đơ thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn
với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính
đến năm 2020, diện tích đất đơ thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành
khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%.
Bên cạnh đó, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới,
khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến

trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật
Tân - Nội Bài.

17

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ,
Hà Nội tiếp tục quan tâm, chú trọng đầu tư và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến được gìn giữ và phát huy.
Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể
dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao.

Đặc biệt, tiếp tục phát huy truyền thống, 5 năm qua Hà Nội chú trọng bảo đảm an
sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống nhân dân. Các chính
sách của Nhà nước đối với người có cơng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo
trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực
hiện đúng, đủ và kịp thời; ngồi ra cịn ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc
thù, riêng có của Hà Nội.
Cùng với những kết quả nổi bật trên đây, 5 năm qua, quốc phòng, an ninh tiếp tục
được củng cố. Trật tự, an tồn xã hội có chuyển biến tốt hơn. Quan hệ đối ngoại,
hội nhập quốc tế của thành phố được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng. Hà Nội còn
chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, hợp tác, liên kết với các
tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Có thể nói, khơng những cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, mà vai trị, vị thế, uy tín của Thủ đơ ngày
càng được nâng cao.
2.1.3 Khái quát nguồn nhân lực thành phố Hà Nội

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, giai đoạn 2015-2020, trung
bình mỗi năm, tồn thành phố tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 202.000 lượt
người, đạt 132% so với kế hoạch. Nhờ đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo từ 53,14% vào năm 2015 lên 70,25% vào năm 2020. Cũng trong giai đoạn

2015-2020, mỗi năm Hà Nội giải quyết việc làm mới cho hơn 154.000 lao động,
vượt kế hoạch đề ra. Trong 5 tháng đầu năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của dịch Covid-19, tồn thành phố vẫn giải quyết được việc làm cho gần
79.000 người, đạt 49,1% kế hoạch cả năm.

Thực tế, trong số lao động qua đào tạo ở Hà Nội, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ
mới đạt 48%. Nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường chủ yếu là lao
động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, nhất là ở một số
ngành nghề như cơng nghệ thơng tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử...

Để hướng đến một thị trường lao động phát triển bền vững, ngày 8-6-2021, UBND
thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về thực hiện “Chương

18

trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030”. Theo
đó, thành phố đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao
động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60% vào năm 2025 và đạt
trên 60% vào năm 2030 (mỗi năm đào tạo nghề cho 230.000 lượt người; giải quyết
việc làm cho ít nhất 160.000 người); tỷ lệ lao động có kỹ năng cơng nghệ thông tin
đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030...

Hiện thực hóa các mục tiêu nói trên, thành phố đưa ra giải pháp trọng tâm là hỗ trợ
phát triển cung - cầu lao động và hoàn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao
động... Trong đó, các đơn vị, địa phương của thành phố phải tiếp tục đổi mới, nâng
cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường
việc làm.

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hà Nội
những năm gần đây


2.2.1 Thành tựu
2.2.1.1 Phát triển về thể lực
Hà Nội đầu tư các nguồn lực một cách đồng bộ, tập trung để phát triển thể lực, tầm
vóc người Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, bảo đảm nguồn nhân
lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô. Theo điều tra
sơ bộ, hiện tầm vóc của thanh niên Hà Nội đã cao hơn trước kia và mặt bằng chung
của cả nước nhưng vẫn thấp hơn so với những nước phát triển trong khu vực. Cùng
với chiều cao là thể lực và sức bền của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội
chưa đáp ứng được yêu cầu, quyết định đến năng suất và hiệu quả lao động.
Với quyết tâm đưa chiều cao, thể lực của thanh niên Hà Nội ngang tầm với các
nước trong khu vực, tại Kế hoạch số 168/KH-UBND về phát triển thể lực, tầm vóc
người Hà Nội đến năm 2030, Hà Nội đưa ra chỉ tiêu chiều cao của nam giới đến
năm 2025 trung bình 167,5cm; năm 2030 đạt 169cm (chiều cao trung bình của nam
trên toàn quốc 168,5cm). Đối với nữ: chỉ số chiều cao trung bình năm 2015 là
156,5cm và đến năm 2030 là 158cm (toàn quốc 157,5cm).

Bên cạnh chiều cao, thể lực của người Hà Nội, đặc biệt là sức bền và sức mạnh
cũng phấn đấu thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển trong khu vực trên
các tiêu chí như chạy tùy sức, lực bóp tay thuận. Cụ thể, chạy tùy sức ở nam trong
5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.080m vào năm 2025; 1.150m vào năm
2030; lực bóp tay thuận đạt trung bình 46kg vào năm 2025 và 48kg vào năm 2030.

19

Đối với nữ: Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 860m vào năm
2025 và 1.000m vào năm 2030. Lực bóp tay thuận đạt 32kg vào năm 2025 và 34kg
vào năm 2030.

Đến năm 2025 ít nhất 70% thanh niên trong độ tuổi 16-18 luyện tập thường xuyên

một môn thể thao phù hợp, đến năm 2030 đạt 100%; Đến năm 2025, có ít nhất 50%
xã, phường có điểm tập miễn phí ngồi trời, đến năm 2030 đạt ít nhất 90%.

Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội sẽ triển khai các chương trình cụ thể như tuyên
truyền, giáo dục và vận động thay đổi hành vi về phát triển thể lực và tầm vóc
người Hà Nội; tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, kết hợp với các chương trình
chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô; đảm bảo chế độ dinh
dưỡng và tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi trong nhà
trường và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng và phát triển phong
trào luyện tập thể dục, thể thao, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao
trong các tầng lớp nhân dân đảm bảo đến năm 2025, 100% thôn, làng, tổ dân phố
có CLB thể dục, thể thao hoạt động thường xuyên.

Hà Nội đã thay đổi cả quan niệm lẫn hành vi, theo hướng đi đã được thực hiện
thành công tại các nước trên thế giới. Đó là tập trung phát triển chiều cao và thể lực
ở trẻ bắt đầu từ những năm đầu đời, trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học và đến 18 tuổi
bằng chương trình giáo dục thể chất kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Để phát triển thể lực, tầm vóc cần bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền
hơn nhân, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em quan tâm đến bà mẹ trong giai
đoạn mang thai và 3 năm đầu đời của trẻ. Khoa học Y học và khoa học Xã hội đã
chứng minh và khẳng định rằng sự phát triển trong những năm đầu đời quyết định
tương lai cả cuộc đời con người. Việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo đầy đủ
vi chất và dinh dưỡng cho trẻ ngay từ trong bào thai người mẹ đến 3 tuổi là vơ cùng
quan trọng. Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khỏe tốt thì 54%
chiều cao tối đa của mình, trẻ đã đạt được khi mới 3 tuổi, 32% chiều cao tối đa vào
tuổi 12 và 14% vào tuổi 18. Tuy nhiên, giai đoạn 3 năm đầu đời cũng là giai đoạn
trẻ phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng và dễ bị mắc các tật, bệnh có thể ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Do đó, muốn nâng cao tầm vóc của người
dân, khơng thể bỏ qua việc tư vấn, khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.


20


×