Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đề thi hsg cấp tỉnh 2023 môn ngữ văn lớp 9 thcs (12 đề kèm đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 66 trang )

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH

BẮC GIANG NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 9

ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 04/03/2023

(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 01

Câu 1. (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau sau và thực hiện các yêu cầu:

Những lúc tăm tối nhất, những thời điểm thử thách niềm tin của bạn, có thể là những thời
điểm tốt nhất để làm mới niềm tin và biến niềm tin thành hành động. Một huấn luyện viên bóng
đá giỏi đã từng nói với tơi rằng ông coi trọng thất bại giống như coi trọng chiến thắng, bởi vì
thất bại cho chúng ta thấy những điểm yếu và những khuyết điểm đã tồn tại bấy lâu nay, những
khuyết điểm cần được xác định nếu đội bóng muốn được thành công bền vững. Những thất bại
cũng thúc đẩy những cầu thủ của ông nỗ lực rèn luyện những kĩ năng mà họ cần phải rèn luyện
để chiến thắng.

Khi cuộc sống của bạn diễn ra tốt đẹp, xu hướng tự nhiên của bạn là khơng dừng lại, khơng
xem xét, đánh giá nó. Hầu hết chúng ta chỉ dành thời gian xem xét lại cuộc sống, sự nghiệp,
các mối quan hệ của mình khi chúng ta khơng có được kết quả như mong muốn. Trong mỗi thất
bại đều có những bài học giá trị mà chúng ta cần phải học, thậm chí trong mỗi thất bại đều có
những cánh cửa may mắn mở ra.



(Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic, NXB Tổng hợp TP. Hố Chi Minh, tr.117)

a. Theo tác giả, thời điểm tốt nhất để thử thách niềm tin của bạn là khi nào? Thời điểm ấy
đem lại cho bạn điều gì?

b. Tại sao tác giả lại cho rằng: “Khi cuộc sống của bạn diễn ra tốt đẹp, xu hướng tự nhiên
của bạn là không dừng lại, khơng xem xét, đánh giá nó”?

c. “Trong mỗi thất bại đều có những bài học giá trị mà chúng ta cần phải học”. Bạn có
đồng tình với ý kiến đó khơng? Vì sao?

d. Nếu một ngày nào đó gặp phải thất bại, bạn sẽ làm như thế nào?

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến sau: Coi trọng
thất bại giống như coi trọng chiến thắng.

Câu 3. (10,0 điểm)

Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nói: "Mỗi bài thơ hay như một bơng hoa. Hồn là làn
hương hư hoảng vương vấn thoát lên từ bầu nhụy của câu chữ”

(Đa mang một cõi lịng khơng yên định. Chu Văn Sơn. NXB Hội Nhà Văn, 2021. tr.60)

Bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm văn học, em hãy trình bày quan điểm của mình về
ý kiến trên.

----------------------------Hết-------------------------


Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

1

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI

BẮC GIANG CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ SỐ: 01 MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 9

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

1. Đáp án và thang điểm

Câu Phần Yêu cầu Điểm
5,0
1 Đọc hiểu văn bản 0,5
0,5
a Thời điểm thử thách niềm tin của bạn là: lúc tối tăm nhất/lúc thất bại.
0,5
- Lúc tối tăm nhất/khi thất bại sẽ là cơ hội để làm mới niền tin và biến 0,5
niềm tin thành hành động. 0,5
1,0

b Khi cuộc sống của bạn diễn ra tốt đẹp, lại có xu hướng không dừng lại,
khơng xem xét, đánh giá nó vì: 1,5

- Lẽ thường chỉ khi cuộc sống gặp khó khăn, thất bại, vướng mắc… con
người mới có xu hướng dừng lại, xem xét, đánh giá vấn đề.

- Nhưng khi cuộc sống diễn ra tốt đẹp thì:

+ Con người dễ thỏa mãn, hài lòng với những gì mình đã đạt được.

+ Con người dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, coi thường những khó khăn,
thử thách.

c * Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân: Đồng tình hoặc khơng đồng tình.

* Lí giải quan điểm của các nhân bằng lập luận thuyết phục theo một
trong hai hướng sau:

- Nếu học sinh đồng tình:

+ Thất bại đem đến cho ta nhiều bài học quý giá: bài học về sức chịu
đựng, ý chí vươn lên, tinh thần lạc quan không bỏ cuộc, sự định hướng
cho mục tiêu phía trước,…

+ Thất bại giúp con người nhận ra giá trị và ý nghĩa lớn lao của sự thành
công.

- Nếu học sinh khơng đồng tình: Thất bại chỉ đem lại cảm giác bi quan,
chán nản, thất vọng,…; dẫn con người đến những suy nghĩ lệch lạc,
những hành động tiêu cực,…


d Học sinh nêu ra một số giải pháp và thái độ của bản thân (lí giải sâu sắc,
thuyết phục)

Một số gợi ý:
- Sẵn sàng đối diện với thất bại bằng thái độ tích cực, lạc quan.
-Tìm ra nguyên nhân của sự thất bại để sửa chữa khuyết điểm, sai lầm từ
đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
- Đánh thức niềm tin của bản thân, rèn luyện tinh thần, ý chí để vượt qua

2

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

khó khăn, thất bại…

2 Nghi luận xã hội 5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết
bài: Khái quát được vấn đề.

b Xác định đúng vẫn đề cần nghị luận: Coi trọng thất bại giống như coi 0,5
trọng chiến thắng.

c Triển khai được vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, 3,5
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số định

hướng:

Giải thích: 0,5

- Coi trọng: là thái độ trân quý, gìn giữ, đề cao một điều gì đó.

- Thất bại: là khi ta khơng thực hiện được mục tiêu, mơ ước, hoài bão,
…, mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng.

- Chiến thắng: là khi ta đạt được những điều mình mong ước hoặc hồn
thành mục tiêu đã đặt ra.

= > Coi trọng thất bại cũng như coi trọng chiến thắng là cách nói so sánh
ngang bằng, để thấy thất bại và chiến thắng đều có giá trị ngang nhau
trong cuộc sống của mỗi con người.

Bàn luận 2,0

- Cuộc đời là một hành trình dài nhiều chơng gai, thử thách, với những
cung bậc thăng trầm khác nhau có cả thành cơng và thất bại. Đó là hai
mặt của cuộc sống.

*Vì sao phải coi trọng chiến thắng? 0,5

- Khi chiến thắng ta nhận ra mục tiêu của mình đúng đắn, con đường đi
phù hợp và năng lực của bản thân từ đó tiếp tục phát huy những gì đã
thực hiện.

- Chiến thắng đem lại cho con người hạnh phúc, niềm tự hào, sự tự tin
và nhận ra giá trị của bản thân, biết trân q chính mình.


*Vì sao phải coi trọng thất bại? 0,75

- Khi thất bại, chúng ta biết nhìn lại vấn đề để phân tích, để đánh giá
những sai lầm, tìm ra nguyên nhân thất bại; từ đó rút ra được kinh
nghiệm và bài học.

- Khi thất bại, chúng ta biết nhìn lại chính mình để đánh giá lại những ưu
khuyết điểm, năng lực thực sự của bản thân, từ đó xây dựng lại mục tiêu
cho phù hợp, tìm kiếm cơ hội mới.

- Đứng trước thất bại, con người cần có ý thức vươn lên, vượt qua và
chiến thắng nó. Do đó, con người sẽ học hỏi được nhiều điều, trau dồi
kiến thức, kỹ năng; rèn luyện tinh thần, ý chí và giữ vững niền tin vào
cuộc sống. Bài học từ sự thất bại sẽ giúp con người có thêm cơ hội đạt
đến thành công.

3

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

*Ý nghĩa của việc coi trọng thất bại cũng như coi trọng chiến thắng: 0,75

- Chiến thắng hay thất bại đều đem lại cho con người những bài học quý
giá.

- Giúp con người cân bằng lại cảm xúc; khi chiến thắng không kiêu
ngạo, tự mãn, khi thất bại khơng nãn lịng, nhụt chí. Nó là nền tảng giúp

con người vươn tới thành công lớn lao hơn.

- Thành công nào cũng thường phải trải qua thất bại, thất bại nào vượt
qua được cũng dẫn tới thành công. Nếu quá coi trọng thành công hay
thất bại thì con người khơng thể có cái nhìn đầy đủ, chính xác, khách
quan về chính mình và cuộc sống. Đó lại là ngun nhân dẫn đến những
thất bại nặng nề trong tương lai.

Mở rộng 0,5

-Phê phán những người hèn nhát, sợ hãi, trốn tránh thất bại, vì thế họ
đánh mất niền tin, đánh mất cơ hội để có thể chuyển bại thành thắng.
Phê phán những con người quá tự kiêu, tự mãn trước mỗi thành công mà
thiếu sự cẩn trọng để học hỏi, tiếp tục vươn lên chinh phục những thành
công mới.

- Tuy nhiên, thất bại nào cũng đáng sợ vì nó dễ bào mịn ý chí, tinh thần
của con người, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Thậm chí có những thất
bại khơng dễ khắc phục, không thể làm lại, dồn con người rơi vào cảnh
cùng đường tuyệt vọng. Vì vậy, chúng ta cần thận trọng, không nên xem
thường thất bại.

Bài học nhận thức và hành động: Học sinh rút ra được bài học phù hợp 0,5
với vấn đề cần nghị luận.

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0,25

pháp Tiếng Việt.

e Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5

về vấn đề nghị luận, đưa ra những dẫn chứng phù hợp, đặc sắc.

3 Nghị luận văn học 10,0

Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nói: "Mỗi bài thơ hay như một
bơng hoa. Hồn là làn hương hư hoảng vương vấn thoát lên từ bầu
nhụy của câu chữ”

(Đa mang một cõi lịng khơng n định. Chu Văn Sơn. NXB
Hội Nhà Văn, 2021. tr.60)

Bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm văn học, em hãy trình
bày quan điểm của mình về ý kiến trên.

a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài: giới thiệu vấn đề 0,5
nghị luận; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn
đề.

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của một bài thơ hay nằm ở 0,5
ngôn từ độc đáo và cảm xúc sâu lắng.

c Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp 8,0

4

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số định hướng:


*Giải thích 1,0

- Mỗi bài thơ hay như một bông hoa: cách nói so sánh giàu hình ảnh
khẳng định bài thơ hay sẽ có giá trị sâu sắc, khơi gợi cho con người
những rung cảm thẩm mĩ từ đó tạo nên sức sống lâu bền trong lòng bạn
đọc. bài thơ hay là đứa con tinh thần làm nên diện mạo của người nghệ
sĩ.

- Hồn là làn hương hư hoảng: cảm xúc trong thơ vương vấn trong lòng
độc giả như hương hoa vương vấn trong không gian.

- bầu nhuỵ của câu chữ: là những từ ngữ độc đáo, quan trọng thể hiện
sâu sắc cảm xúc, tư tưởng trong thơ.

= > Nhận định của Chu Văn Sơn đã đề cập đến đặc trưng của thơ ca:
Thơ là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ trong thơ phản ánh tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm trong trái tim của người nghệ sĩ. Đó là hai yếu tố làm
nên giá trị sâu sắc của một bài thơ hay.

*Bàn luận. 1,5

- Tại sao mỗi bài thơ hay như một bông hoa:

+ Bằng cách nói hình ảnh tác giả đã đưa ra quan niệm về một bài thơ
hay. Thơ hay là thơ có sức hấp dẫn, cuốn hút tâm hồn người đọc bằng (0,5)
ngôn ngữ đẹp, nội dung cảm xúc phong phú, lắng đọng, sâu sắc.

+ Vẻ đẹp của một bài thơ hay là ở sự của sự hài hồ giữa nội dung và
hình thức, giữa ngôn ngữ và cảm xúc trong thơ như mối quan hệ mật

thiết hữu cơ giữa phần hương thơn và bầu nhuỵ của một bông hoa đẹp.

- Tại sao hồn là làn hương hư hoảng vương vấn thoát lên từ bầu nhuỵ

của câu chữ? (1,0)

+ Văn học là nghệ thuật ngơn từ. Văn học nói chung, thơ ca nói riêng lấy
ngơn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng và biểu đạt cảm xúc, nội
dung, tư tưởng, đồng thời cũng là phương tiện thể hiện tài năng, phong
cách của nhà văn, nhà thơ.

+ Ngôn ngữ thơ là ngôn từ, câu chữ đã được người nghệ sĩ mã hoá, chắt
lọc từ đời sống, tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc. Đặc trưng của ngôn
ngữ thơ là giàu tình hình tượng, cơ đọng, hàm súc; giàu hình ảnh, giàu
nhạc điệu và có sức gợi hình, gợi cảm cao… tạo nên những cách diễn
đạt tinh tế, sinh động, sâu sắc.

+ Vai trị của ngơn ngữ thơ: Ngơn ngữ trong thơ chính là phương tiện để
thể hiện tiếng nói tâm hồn với những cung bậc, trạng thái cảm xúc
phong phú, mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

*Chứng minh 4,5

Học sinh lựa chọn được bài thơ/một số đoạn thơ phù hợp từ đó phân tích
để làm rõ:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm/ đoạn thơ. (0,5)

- Phân tích được tác phẩm theo các yêu cầu sau:


5

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

+ Phân tích được vẻ đẹp ngơn từ trong bài thơ/ đoạn thơ thể hiện cách sử
dụng ngơn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu… của đoạn thơ/ bài thơ. (4,0)
+ Phân tích được những rung động, cảm xúc của người nghệ sĩ, tư tưởng
và quan niệm nhân sinh gợi mở ra từ tác phẩm.

*Đánh giá, mở rộng vấn đề:

- Ý kiến của Chu Văn Sơn vô cùng sâu sắc, độc đáo khi đề cập đến vẻ 0,25
đẹp, giá trị của một bài thơ hay. Vẻ đẹp của một bài thơ là sự kết hợp hài
hồ giữa ngơn ngữ độc đáo và cảm xúc, tư tưởng sâu lắng trong thơ.

- Có tác dụng định hướng cho người sáng tác và người tiếp nhận: 0,75

+ Nhà thơ cần phải sống thật với chính mình, có những tình cảm phong
phú, cao đẹp, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người;
đồng thời phải có sự cẩn trọng kiếm tìm ngơn từ biểu đạt và khả năng
xây dựng hình tượng thơ độc đáo, có tính phổ qt cao. Do đó người
nghệ sĩ chân chính cần phải có đủ cả Tâm lẫn Tài.

+ Người đọc cần trân trọng sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, cảm thụ và phát
hiện ra những giá trị văn học sâu sắc, những vẻ đẹp độc đáo, giàu tính
thẩm mĩ của tác phẩm văn học đằng sau những ngơn từ độc đáo; từ đó
bồi đắp thêm tâm hồn, tình cảm của chính mình.


d Chính tả:: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

e Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5
nghị luận.

Tổng điểm 20,0

2. Lưu ý khi chấm bài:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm
ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm..

- Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Nội dung bài viết có thể không trùng với yêu
cầu trong hướng dẫn chấm nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

.----------------HẾT------------

6

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2022 – 2023

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN - THCS

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề


(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)

Ngày thi: 22/12/2022

ĐỀ SỐ: 02

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Từ cửa sổ máy bay

Nhìn về mặt đất

Bỗng nhiên con sửng sốt

Lại gặp một vòm xanh thăm thẳm của bầu trời

Mây trắng đi lững thững dưới kia

Như những cái nấm lơ lửng

Nhưng con biết đằng sau màu mây ấy

Là một thiên đường có thật

Ở đó có ngơi nhà gianh vách trát đất

Là lâu đài của mẹ con mình


Trước cửa, dậu cúc tần xanh

Sau lưng mảnh ao làng

Trăng lên có tiếng cá quẫy

Ở đó có nàng tiên

Biết hát ca và cấy lúa

Biết đến với con khi con đau khổ.

Và sau mỗi chặng đường gian lao
Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đơi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi
Tràn đầy niềm tin và nghị lực
Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời...
(Nguồn thivien.net, trích “Bức thư viết bên cửa sổ máy bay”, Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả lâu đài của mẹ con mình trong đoạn trích.

7

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Và sau mỗi chặng đường gian lao

Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi

Câu 4. Cảm nhận tình cảm của người con đối với gia đình trong đoạn trích trên (trình bày bằng
một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu).
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của điểm tựa đối với con người.
Câu 2. (10,0 điểm)

Bằng hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy làm sáng tỏ nhận định: “Thơ
không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thốt của cảm xúc, khơng
phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng là một lối thốt cho cá tính...”.

Hết
(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ tên thí sinh........................................................................... Số báo danh...................
Giám thị số 01.......................................... Giám thị số 02....................................................

8

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 mơn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2022 – 2023


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ SỐ: 02 Môn thi: NGỮ VĂN - THCS

Ngày thi: 22/12/2022

(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0

1 Thể thơ: Tự do 1,0

2 Từ ngữ, hình ảnh miêu tả “lâu đài của mẹ con mình”: nhà gianh vách 1,0

trát đất; trước cửa dậu cúc tần xanh; sau lưng mảnh ao làng...

3 - Phép tu từ ẩn dụ 0,5

+ Sưởi ấm: cảm giác ấm áp, hạnh phúc, bình yên ...

+ Giá lạnh: đau buồn, nhọc nhằn, gian khó...

- Tác dụng:

+ Thể hiện sâu sắc cảm giác được yêu thương, được tiếp thêm nghị lực
niềm tin, được sưởi ấm tâm hồn; xua tan đau khổ nhọc nhằn khi trở về 1,5
với mẹ, với gia đình... Khơi dậy lịng kính u mẹ, trấn trọng tình cảm gia

đình.

+ Cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, làm tăng sức hấp dẫn cho
câu thơ, đoạn thơ.

4 Thi sinh có thể đưa ra những cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết
phục; không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể trả lời
theo hướng:

- Tình cảm gắn bó, ln hướng về gia đình. Nơi ấy có mẹ, có những hình 1,5
ảnh bình dị, thân thuộc. Nơi mang đến cho con niềm vui, sự ấm áp; tiếp
thêm niềm tin, nghị lực; là điểm tựa vững chắc cho con, Con tự hào, trân
trọng những gì con được đón nhận nơi “thiên đường” tràn ngập tình yêu
thương...

- Tình cảm được thể hiện tự nhiên, chân thành, sâu sắc, thấm thía qua lời 0,5
thơ giản dị, giọng điệu thiết tha, ân tình.

II TAO LAP VAN BAN 14,0

1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của điểm tựa đối với mỗi 4,0
người trong cuộc sống

a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn hoàn chỉnh, trọn vẹn, trong khoảng 0,25
200 chữ

b. Xác định đúng vẫn đề cần nghị luận 0,25

9


Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai hợp lí nội 3,0
dung đoạn văn. Có thể theo hướng sau:

- Điểm tựa: nơi có thể dựa vào, nâng đỡ con người cả về vật chất, tinh
thần..

- Điểm tựa giúp con người có thêm sức mạnh để khơng gục ngã, vững
vàng vượt qua khó khăn, thử thách...

- Điểm tựa giúp con người có động lực vươn lên nắm bắt cơ hội để thành
cơng, góp phần đem đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng xã hội.

- Dựa vào điểm tựa khơng có nghĩa là dựa dẫm, ỷ lại...

- Cần nhận thức đúng đắn về điểm tựa, phát huy những điều được đón
nhận từ điểm tựa.

(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoa phù hợp).

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,25

luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp. ngữ 0,25
nghĩa Tiếng Việt.


2 Bằng hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy làm sáng tỏ
nhận định: “Thơ khơng phải là một vịng quay chậm rãi của cảm xúc 10,0
mà là một lối thốt của cảm xúc, khơng phải là sự biểu hiện của tính
cách, nhưng là một lối thốt cho cá tính...”.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở bài, 0,25
thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ
được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội
dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập
luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh trình bày 9,0
theo nhiều cách, có thể viết bài theo hướng sau:

2.1. Giải thích ý kiến 1,5

* Giải thích

- Thơ là hình thức sáng tác văn học thiên về biểu hiện cảm xúc. 0,75

- Vòng quay chậm rãi của cảm xúc: biểu hiện cảm xúc một cách đều đều,
mờ nhạt, không cuộn trào, không mãnh liệt…

- Lối thoát của cảm xúc: cảm xúc được thoát ra, tuôn trào mãnh liệt,
hướng tới sự tri âm, đồng điệu.

- Thơ khơng phải là sự biểu hiện của tính cách: mục đích của thơ khơng
nhằm biểu hiện bản chất, con người xã hội của nhà thơ.


- Thơ là một lối thốt cho cá tính: bộc lộ nét riêng trong sáng tạo nghệ
thuật biểu hiện ở cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

= > T.S. Eliot đã khẳng định được đặc trưng cơ bản của thơ ca là sự bộc

10

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

lộ của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. Mặt khác qua tác phẩm người nghệ sĩ
phải thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo.

*Lí giải:

- Cốt lõi của thơ là trữ tỉnh. Thơ bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm 0,75
con người, những rung động của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời.
Cảm xúc của thơ là những cảm xúc mãnh liệt, là những rung động sâu sắc
của tâm hồn. Thơ phải được đẩy lên ở một “trạng thái cao trào, tràn đầy
và mãnh liệt”. Tuy nhiên, cảm xúc trong thơ phải là những tình cảm lớn,
tình cảm cao đẹp thấm nhuần bản chất nhân văn.

- Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo, đòi hỏi người nghệ sĩ bằng trái
tim và tài năng phải dâng tặng cho cuộc đời những tác phẩm mang màu
sắc cá nhân, sâu sắc về nội dung tư tưởng, mới lạ độc đáo về hình thức
nghệ thuật. Đó có thể là đóng góp mới trong quan niệm cảm xúc; có thể
là cách nói mới về những điều đã cũ, đã quen; có thể là sự phá vỡ những
khn mẫu, hình thức có tính chất ổn định trước đó...


- Mọi “lối thốt” của cảm xúc hay cá tính trong thơ phải có tính phổ qt,
trở thành tiếng lịng của nhiều người mới có thể dễ dàng tìm được sự
đồng điệu trong tâm hồn bạn đọc.

2.2 Từ hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để định làm 6,5
sáng tỏ nhận định

2.2.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống
Mĩ. Thơ Nguyễn Duy dung dị, hồn nhiên và trong sáng, giàu tính triết lí;
ngơn ngữ, hình tượng thơ sáng tạo, gợi cảm…. 0,5
- "Ánh trăng" ra đời năm 1978, khi cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ với hình tượng thơ độc đảo
ánh trăng nhưng gợi nhiều chiều suy ngẫm.

2.2.2. Chứng minh

* Luận điểm 1: Bài thơ “Ánh trăng” khơng phải vịng quay chậm rãi 4,0
của cảm xúc mà là lối thốt của tình cảm, cảm xúc chân thành và
những suy ngẫm giàu tinh triết lí.

- Tình cảm gắn bó thiết tha, bền chặt của người và trăng trong quá khứ 1,0

+ Từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành bước vào cuộc đời người lính,
con người sống gần gũi với thiên nhiên đất nước bình dị. Trăng được
nhân hóa trở thành người bạn “tri kỉ”, “tình nghĩa".

+ Tình cảm giữa người lính và trăng tự nhiên, chân thành, vơ tư, hồn

nhiên. "Ngỡ” như tình cảm ấy sẽ khơng bao giờ thay đổi.

- Tình cảm giữa người và trăng trong cuộc sống hiện tại 0,75

+ Cuộc sống hiện đại tiện nghi đủ đầy "ánh điện, cửa gương”, con người
đã thích nghi với cuộc sống mới - “quen”.

–Trăng vẫn bên người nhưng với người trăng trở thành “người dưng”.

11

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

=> Mơi trường, hồn cảnh sống thay đổi con người cũng đổi thay.

- Sự xúc động mãnh liệt của con người khi gặp lại trăng 1,0

+ Vầng trăng xuất hiện trong một tình huống đặc biệt: đèn tắt, phịng tối.
Con người vội vã đi tìm ánh sáng, muốn thốt khỏi không gian chật hẹp,
tối tăm. “Đột ngột” người đã gặp lại trăng. Trăng vẫn tròn đầy, thánh
thiện chiếu sáng căn phịng, chiếu lên khn mặt đang hối hả đi tìm ánh
sáng.

+ Cuộc hội ngộ bất ngờ là khoảnh khắc đối diện đàm tâm của người và
trăng.

+ Cuộc gặp không hẹn trước với người bạn thuở hàn vi kéo người lính trở
về tắm mình trong dịng sơng kí ức để biết nâng niu trân trọng nghĩa tình.

Quá khứ tươi đẹp, bình dị, hồn hậu, nguyên sơ nơi sâu thẳm tâm hồn.
Khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến tâm hồn con người trong sáng trở lại, rưng
rưng xúc động. Dường như con người đang tự nhìn lại mình, đang hồi
niệm.

- Tâm tư, suy ngắm giàu tính triết lí 0,75

+ Trăng vẫn mang vẻ đẹp viên mãn của thiên nhiên của quá khứ bình dị,
hiền hậu, ln thủy chung, trịn đầy.

+ Trước sự bạc bẽo, vơ tình của con người, trăng được nhân hóa vẫn "im
phăng phắc", không một lời trách nhưng cũng không dễ dãi.

+ Sự im lặng nghiêm khắc ấy có sức cảm hóa đặc biệt khiến con người
“giật mình". Cái "giật mình" thấm đẫm chất nhận văn (phản xạ tâm lý của
người biết suy nghĩ, biết sám hối chợt nhận ra sự bạc bẽo của mình; giật
mình để tự nhắc nhở...).

= > Bài thơ thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, suy ngẫm. Nguyễn Duy đã
đi tìm “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” gửi gắm niềm
tin vào sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp. Câu chuyện tình cảm giữa
người và trăng là lời nhắn nhủ về lẽ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân
nghĩa thủy chung cùng quá khứ; về ý thức tự bảo vệ mình trước cái thấp 0,5
hèn, xấu xa; biết tự thức tỉnh để hồn thiện mình...

* Luận điểm 2: “Ánh trăng” khơng phải là sự biểu hiện của tính cách, 2,0
nhưng là một lối thốt cho cá tính. Bài thơ đã thể hiện sự sáng tạo
mang dấu ấn cá nhân của Nguyễn Duy

- Cá tính sáng tạo của Nguyễn Duy được thể hiện ở phương diện nội 1,0

dung tư tưởng

+ Đề tài thi vị quen thuộc mà sâu sắc, độc đáo. Trăng là đề tài mn thuở
của thơ ca từ cổ chí kim. Các thi nhân tìm đến trăng là để mở lịng ra với
thiên nhiên, để gửi gắm tâm sự. Nguyễn Duy cũng viết về đề tài trăng
nhưng trăng trong thơ ông không chỉ mang vẻ đẹp tươi mát của thiên
nhiên mà cịn là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho q khứ nghĩa
tình; cho tình bạn bè, đồng chí; cho nhân dân, đất nước ...

+ Bài thơ là câu chuyện kể xúc động về mối quan hệ giữa người và trăng
trong q khứ, hiện tại. "Ánh trăng” khơng cịn là chuyện của riêng một

12

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

người, một thế hệ mà có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ.

- Cá tính sáng tạo của Nguyễn Duy được thể hiện sâu sắc ở phương
diện nghệ thuật

+ Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái 1,0
đầu dòng thứ nhất. Tác phẩm chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối diễn tả
mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch.

+ Ngơn ngữ giản dị, mộc mạc. Ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa tả
thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.


+ Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi trơi chảy tự nhiên khi ngân nga thiết
tha, lúc trầm lắng suy tư. Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm
nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm,
gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.

+ Bài thơ như một câu chuyện nhỏ, có sự kết hợp hài hịa, tự nhiên giữa
trữ tình với tự sự...sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp
ngữ...

2.3. Đánh giá 1,0

- Ý kiến của Eliot là sự khẳng định xác đáng về vai trò của cảm xúc mãnh
liệt trong thơ và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ

- Người sáng tác: Cảm xúc cần sâu sắc, mãnh liệt, chân thành; có cái nhìn
độc đáo, giàu tính phát hiện; khơng ngừng sáng tạo để khẳng định dấu ấn
riêng, đem đến sự mới lạ, hấp dẫn cho tác phẩm.

- Người tiếp nhận: Ln có nhu cầu khám phá những điều mới mẻ; thấu
hiểu, đồng cảm với chiều sâu tâm hồn của tác giả.

- Bài thơ “Ánh trăng "của Nguyễn Duy xứng đáng là tác phẩm văn học
chân chính, thể hiện sự thăng hoa trong cảm xúc và cái độc đảo trong cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,25
luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25


nghĩa tiếng Việt.

Tổng điểm 20,0

* Lưu ý:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thi sinh cần được đánh giả tổng quát, tránh
đếm ý cho điểm.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã
nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có những ý
ngồi đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và li lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng

------------------------HẾT----------------------

13

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH

HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2021 - 2022

Mơn thi: NGỮ VĂN


ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 20/01/2022
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Đề có 01 trang

ĐỀ SỐ: 03

Câu 1. (4,0 điểm)
Trong bài hát “Một rừng cây một đời người”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn có viết:
“Chân lí thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi.
Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người.”
Lời ca trên gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2. (6,0 điểm)

Bàn về thơ ca, có ý kiến cho rằng: “Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự
sống đọng lại, biến thành cái đẹp.”

Bằng hiểu biết của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận,
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---------------- Hết -----------------

(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)

Họ tên thí sinh : ………………….……….………………..Số báo danh :…....…………
Cán bộ coi thi số 1: …………………………Cán bộ coi thi số 2:………………………

14


Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM

HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ SỐ: 03 Môn thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 20/01/2022

Câu 1. (4,0 điểm):

Trong bài hát “Một rừng cây một đời người”, nhạc sĩ Trần Long Ẩn có viết:

“Chân lí thuộc về mọi người, khơng chịu sống đời nhỏ nhoi.

Xin hát về bạn bè tơi, những người sống vì mọi người.”

Lời ca trên gợi cho em suy nghĩ gì?

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận.

- Bài văn có bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc, trong sáng, khơng mắc các lỗi chính tả,

lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ hoặc đặt câu,…

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo và nêu
được các ý cơ bản sau:

Câu Nội dung Điểm

1 1. Giải thích 0,75

- “Chân lý thuộc về mọi người”: lẽ sống đúng đắn của tất cả mọi người; 0,25
“không chịu sống đời nhỏ nhoi”: dứt khoát từ chối cuộc đời chật hẹp, hướng
tời cuộc đời lớn lao có ý ngĩa hơn.

- “Xin hát…những người sống vì mọi người”: ca ngợi những con người sống 0,5
vị tha, vì mọi người, cống hiến cho dân tộc, đất nước.

= > Lời ca đề cao lối sống cao đẹp, sống có ý nghĩa.

2. Bàn luận 2,75

- Vì sao “khơng chịu sống đời nhỏ nhoi”? 0,75

+ “Sống đời nhỏ nhoi” là cách sống của những người tầm thường: cách sống
chỉ vì lợi ích của cá nhân; sống thực dụng, toan tính; khơng đóng góp những
giá trị tốt đẹp cho cuộc đời…

+ Chấp nhận sống cuộc đời “nhỏ nhoi” sẽ sớm bị mọi người quên lãng, sống
cuộc đời mờ nhạt, tàn lụi…

- Vì sao nên “sống vì mọi người”? 1,5


+Là cách sống biết yêu thương, chia sẻ; đặt lợi ích của mọi người cao hơn lợi
ích của cá nhân, sẵn sàng hi sinh cái tơi riêng vì cái chung; cống hiến những
giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời; được góp sức mình để bảo vệ và xây dựng
đất nước…

+Sống một cuộc đời có ý nghĩa, trở thành người hữu ích: dù có chịu đựng

15

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

những thiệt thòi, hi sinh, nhưng những ai sống vì mọi người sẽ ln tỏa sáng,
khẳng định được giá trị bản thân; giúp chúng ta in dấu trên cuộc đời, in dấu
trong trái tim của mọi người; trở thành nguồn cảm hứng đẹp lan tỏa cho những
người xung quanh.

+ Đời sống tâm hồn phong phú hơn: được đón nhận niềm vui, niềm hạnh phúc
lớn lao. Đó là niềm vui, hạnh phúc của cá nhân mình đã hịa chung niềm hạnh
phúc của mọi người.

+Là cơ sở của những phẩm chất cao đẹp: lý tưởng, cống hiến, cao thượng,
nhân hậu, vị tha…

- Khẳng định, mở rộng vấn đề: 0,5

+ Sống vì mọi người là cách sống đúng đắn, cao đẹp, vượt lên “đời nhỏ nhoi”.


+ Phê phán những kẻ yên phận, sống cuộc đời tầm thường, nhỏ bé.

+ Sống vì mọi người khơng có nghĩa là bỏ qn những quyền lợi chính đáng
của bản thân; cần hài hòa giữa cho đi và nhận lại, cống hiến và tận hưởng.

(Trong q trình phân tích, bàn luận, học sinh đưa ra những dẫn chứng phù
hợp để chứng minh)

3. Bài học nhận thức và hành động 0,5

-Bồi đắp lí tưởng, tình cảm, cách sống đẹp 0,25

-Có những hành động cụ thể đóng góp trí tuệ, cơng sức của mình cho đất

nước, tạo giá trị tốt đẹp cho cuộc đời. 0,25

-Liên hệ bản thân…

Câu 2. (6,0 điểm):

Bàn về thơ ca, có ý kiến cho rằng: “Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống
đọng lại, biến thành cái đẹp.”

Bằng hiểu biết của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục rõ ràng. Vận dụng tốt các thao tác lập luận.


- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo và nêu
được các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,5

2 Giải thích 0,5

-“Thơ vẫn là sự sống”: Khẳng định thơ ca phản ánh hiện thực cuộc sống.

-“Nhưng là sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp”: Nhấn mạnh hiện thực được
phản ánh trong thơ không phải là sự sao chép giản đơn thực tại bên ngoài, mà

16

Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

là sự sống đã lắng đọng, chưng cất và biến thành cái đẹp muôn màu muôn vẻ.

-“Cái đẹp” trong tác phẩm thơ ca được thể hiện ở hai phương diện: nội dung
và hình thức nghệ thuật.

- > Ý kiến khẳng định: Thơ ca phản ánh hiện thực cuộc sống, nhưng là sự

sống đã được chưng cất và trở thành cái đẹp nghệ thuật.

3 Lý giải: Tại sao có thể khẳng định “Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là 0,75
sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp” ?

Đây là ý kiến sâu sắc nói đến đặc trưng của thơ ca, về mối quan hệ giữa thơ ca
và hiện thực đời sống.

* “Thơ vẫn là sự sống”: 0,25

- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước

cuộc đời. Thơ gắn liến với chiều sâu tâm hồn, với thế giới nội tâm.

- Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, nhưng thơ ca vẫn bám rễ
sâu vào hiện thực đời sống. Hiện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu
vừa là khơi nguồn những cảm xúc sâu sắc, mới mẻ.

* “Sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp”:

- Hiện thực được phản ánh trong thơ qua lăng kính chủ quan của người nghệ
sĩ, in đậm dấu ấn tâm hồn, tài năng, cả tính sáng tạo của thi nhân; trở thành cái 0,5
Đẹp giàu tính thẩm mĩ.

- “Cái đẹp” trong thơ ca được thể hiện ở hai phương diện:

+ “Cái đẹp”về nội dung: vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; vẻ
đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ,…

+ “Cái đẹp”về hình thức nghệ thuật: hình tượng nghệ thuật độc đáo, ngơn từ,

hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật,…

4 Làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy 3,75

Cận.

* “Sự sống” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”: 1,0

- Đó là kết quả của một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh
năm 1958 theo chủ trương của Đảng và Hội Văn nghệ; kêu gọi các nhà thơ,
nhà văn đi thực tế để kéo văn chương về gần hơn với cuộc đời. Đó cịn là hiện
thực đời sống phong phú, sơi nổi và rộng lớn trong những năm tháng miến
Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Khơng khí hào hứng,
phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội dấy lên phong trào phát
triển sản xuất xây dựng đất nước.

- “Sự sống” là bức tranh thiên nhiên, cảnh biển được mưu tả theo trình tự thời
gian ở vùng mỏ Quảng Ninh.

- “Sự sống” trong bài thơ cịn là cơng việc đánh cá của những ngư dân, là hình
ảnh đồn thuyền ra khơi.

* “Sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp” ở phương diện nội dung trong bài 1,75
thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

-Vẻ đẹp của thiên nhiên biển trời giàu màu sắc lãng mạn

17

Gmail:


Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

+ Thiên nhiên lúc hồng hơn rực rỡ, tráng lệ.

+ Cảnh biển đêm thơ mộng, khống đạt.

+Cảnh bình minh huy hồng, tràn đầy ánh sáng.

+Thiên nhiên giáu có, ân tình,…

-Vẻ đẹp của người lao động

+ Tinh thần lao động hăng say, tâm hồn lãng mạn, giàu ân tình, lịng lạc quan,
niềm tin vào cuộc sống,…

+ Vẻ đẹp của người chinh phục biển khơi, tầm óc lớn lao, sức mạnh phi
thường, làm chủ thiên nhiên…

- > Vẻ đẹp và sức mạnh con người trong sự hài hòa, đẹp đẽ với khung cảnh
thiên nhiên, con người và cuộc sống mới.

* “Cái đẹp” về hình thức nghệ thuật trong bài thơ “Đồn thuyền đánh cá”: 1,0

- Thể thơ 7 chữ, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng.

- Hình ảnh thơ đẹp tráng lệ, kì vĩ, giàu màu sắc lãng mạn với những liên
tưởng, tưởng tượng phong phú.


- Âm hưởng phong phú: có lúc hào hứng, khỏe khoắn, sơi nổi; có lúc khoan
thai, nhịp nhàng, tha thiết.

- Các biện pháp tu từ đặc sắc, giàu màu sắc biểu cảm.

- Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn.

5 Đánh giá 0,5

- “Cái đẹp” trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn từ
cuộc sống.

- Bài học:

+ Với người sáng tác: không xa rời hiện thực cuộc sống, khám phá và sáng tạo
được cái Đẹp giàu tính thẩm mĩ.

- Với người tiếp nhận: có tình u văn chương, ni dưỡng cảm xúc để khám
phá được vẻ đẹp của thơ ca; trân trọng tấm lòng, tài năng của người nghệ sĩ
chân chính,…

Chú ý: Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm;cần
đánh giá được cả kĩ năng và kiến thức của thí sinh; trân trọng những bài viết có chất văn, có
sự sáng tạo mới mẻ.

---------------- Hết -----------------

18


Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn 9
(Đề gồm có 02 trang, 06 câu)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 10/11/2021

ĐỀ SỐ: 04

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

…Tơi nhớ có một câu danh ngơn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có được con gà con lông vàng
mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó là lý
do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người
phải chín tháng mười ngày mới nên rời lịng mẹ. Đó cũng là lý do mười hai năm miệt mài trên
ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc
chờ đợi trong cuộc đời.

Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì
đứng cố hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn
đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động.

Xuân qua hè tới. Đông sang thu về.


Đừng nơn nóng khi nhìn những lồi cây khác đã khoe lá, khoe hoa. Hãy cứ bình tâm.
Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình
và học cách khám phá điều gì sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không
bao giờ là vô nghĩa.

Vì thế, dù cuộc sống có trơi nhanh đến mấy, em nhớ để dành trong đời mình những
khoảng lặng chờ đợi.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2019, tr 87)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (1.0 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Theo tác giả, hãy đợi đúng thời điểm, tận dụng khoảng lặng của mình
để làm gì?

Câu 3 (2.0 điểm): Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ chủ yếu trong
những câu sau: “ Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ
kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn động điệu thì đừng trao gửi trái tim.”

Câu 4 (2.0 điểm): Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Mọi vật có thời điểm của nó. Em
đừng cố rút ngắn thời gian khơng? Vì sao?

II: TẠO LẬP VĂN BẢN(14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):

19


Gmail:

Đề thi HSG cấp tỉnh 2023 môn Ngữ văn lớp 9 THCS ( 12 đề có đáp án chi tiết)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
bàn về những khoảng lặng chờ đợi, suy tư trong hành trình đi đến thành cơng của mỗi người.

Câu 2 (10,0 điểm):
Vay ngoài đời và trả trên trang giấy
Cái vốn đời cho và cái lãi phải làm ra
Mà lãi ư? Đâu chỉ là phù phép văn chương nước bọt ngôn từ.
(Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)

Anh/chị hiểu gì về quan niệm văn chương mà Chế Lan Viên đề cập trong những câu thơ
trên. Hãy làm sáng tỏ quan niệm ấy qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?

______________HẾT_________________
(Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh:.......................
Họ tên, chữ kí của giám thị 1:………………………………………………………..
Họ tên, chữ kí của giám thị 2:………………………………………………………..

20

Gmail:


×