Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Dna ktct 1234567788999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.02 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XI khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng NNL,
nhất là NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển
nhanh, bền vững đất nước. đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.410).
Trong sự nghiệp đổi mới cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với những mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hôi công băng văn minh, hiện nay con người và nguồn
nhân lực được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh,
hiệu quả, bền vững kinh tế nước ta. Chúng ta khẳng định con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực của việc phát triển kinh tế xã hội đồng thowid phải là những
con người có tri thức và đạo đức. từ đây mỗi con người dần về đứng một vị trí là
một chủ thể sáng tạo ra các giá tri, bao gồm những giá trị tinh thần va vaajat chất
cho bản thân và xã hội

Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mục tiêu quan
trọng nhất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nguồn nhân lực
chính là chìa khóa của sự thành cơng. Nguồn nhân lực với trình độ tiên tiến sẽ
chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực lao động
cực kì phát triển và ổn định và được xem là thời kỳ dân số vàng, bình quân mỗi
năm tăng khoảng một triệu dân. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực này có thể phát huy
được hết giá trị và nâng cao chất lượng lao động vẫn cần đến rất nhiều giải pháp
cải thiện lực lượng lao động tại Việt Nam. Nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Nước
ta có dân số đơng, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á,

số dân đông đồng nghĩa với nguồn lao động dồi dào. Như vậy, với nguồn nhân lực


dồi dào, đáp ứng cho nhu cầu lao động trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực
trên thị trường, cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động và thị trường tiêu thụ
hàng hóa đơng đảo. nguồn nhân lực ở nước ta đóng vai trò hết sức to lớn cho sự
phát triển kinh tế đất nước trong những năm gần đây. Trong tương lai nếu như có
định hướng và giải pháp hợp lí thì nguồn nhân lực sẽ phát huy hơn nữa vai trị tích
cực của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ấy, nguồn nhân lực ở việt nam
còn mắc rất nhiều những han chế nhất định. Cần phải có những giải pháp để phát
huy những yếu tố thuận lợi và khác phục những hạn chế mắc phải để nguồn nhân
lực thực sự là động cơ chính thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển vững mạnh

Với những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài: “Lý luận hàng hóa sức lao động của
Mác và sự vận dụng lý luận này trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt
Nam hiện nay vì tính quan trọng và cấp thiết của nó đối với thực tiễn phát triển
kinh tế ở nước ta

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu tiểu luận gồm: mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về hàng hóa sức lao động

Chương 2:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA SỨC
LAO ĐỘNG

1. Sức lao động và điều kiện sức lao động

1.1 Khái niệm sức lao động


Theo Mác- Lênin: “ sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể một
con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con
người phải làm cho hoạt động sản xuấ ra những vật có ích”

1.2 Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa

Trong xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành
những hàng hóa có hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất: người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao
động của mình. Trên thị tường, sức lao động chỉ xuất hiện dưới tư cách là hàng hóa
khi và chỉ khi nó do người có sức lao động đưa ra bán. Muốn bán thì người sở hữu
sức lao động ấy phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Do đó, trong thời kí chế
độ chiếm hữu nơ lệ, sức lao động của người nô lệ không được xem là hàng hóa do
bản thân nơ lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nô lệ không được phép và không có
quyền bán sức lao động của mình. Để sức lao động trở thành hàng hóa thì việc thủ
tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến là tất yếu.

Ví dự:

Thứ hai: người lao động buộc phải bán sức lao động của mình. Khi người lao động
bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất dẫn đến không thể tự tiến hành lao động sản xuất.
khi đó, người lao động buộc phải bán sức lao động để có thể tồn tại. trong trường
hợp người thợ thủ công tư do, tuy có thể tùy ý sử dụng sức lao động song người đó
có tư liệu sản xuất để làm ra những sản phẩm để nuôi sống bản thân, chưa buộc
phải bán sức lao động để sông nên sức lao động của người này chưa thể xem là
hàng hóa.

Ví dụ:


Dưới chủ nghĩa tư bản đã xuất hiên đầy đủ hai điều kiện đó. Cách mạng tư sản đã
giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nơ và phong kiến.
thêm vào đó, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích lũy nguyên thủy
của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và
tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người. việc mua bán sức lao động
được thực hiện dưới hình thức thuê mướn

Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu bước ngoặt cách mạng trong
phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất,là một bước tiến lịch sử
so với chế độ nơ lệ và phong kiến. chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã
làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến à đã báo hiệu sự ra đời của
một thời đại mới trong lịch sử- xã hội thời đại chủ nghĩa tư bản

Trong các hình thái trước tư bản chủ nghĩa, chỉ có sản phảm của lao động mói là
hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào
đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ bị phá vỡ thì mới xuất hiện điều kiện để sức lao
động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho
sản xuất hàng hóa trở nên có tính phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời
đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản

Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành
hàng hóa. Sức lao đơng trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để biến tiền
thành tư bản

2. Hai thuộc tính của hàng hóa

2.1 Giá trị hàng hóa sức lao động

Như các giá trị hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động cũng được
quyết định bởi số lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản

xuất ra sức lao động. Tuy nhiên, sức lao động chỉ có thể tồn tại như năng lực
con người sống. Để có thể tái sản xuất ra năng lực đó, người lao động phải
tiêu dùng một số lượng các tư liệu sinh hoạt nhất định. Ngồi ra cịn phải
thỏa mãn nhữngnhu cầu từ gia đình, từ con cái của người lao động đó để sức
lao động được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để có thể sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt ấy. Nói cách khác là giá trị của hàng hóa sức lao
động sẽ được đo lường gián tiếp thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt
để tái sản xuất ra sức lao động.
Ngoài ra, giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử.
Yếu tố tinh thần thể hiện qua việc người lao động khơng chỉ có nhu cầu về
vật chất mà cịn có nhu cầu về tinh thần. Yếu tố lịch sử tác động đến nhu cầu
qua các hồn cảnh lịch sử quốc gia, thời kì, trình độ văn minh, phong tục tập
qn, vị trí địa lý và khí hậu,…của nước đó.
Trong một quốc gia tại một thời kì nhất định thì quy mơ những tư liệu sinh
hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng xácđịnh do những bộ
phận sau hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt (vật chất và tinh thần) cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của người lao động.
Hai là, phí tồn đào tạo người lao động
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình, cho con cái của
người lao động

Để nêu ra được sự biến đổi của các giá trị sức lao động trong một thời kì
nhất định cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau giữa hai xu hướng dối lập
nhau
+ một mặt là sự tăng nhu cầu trung bình xã hơi về hàng hóa và dịch vụ, về
học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao động
+ mặt khác là sư tăng năng suất lao động xã hội, do đí làm giảm giá trị sức

lao động. trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa khọc- kĩ thuật và những điều kiện khác, sự khác biệt của công nhân về
trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực
trí óc và tinh thần của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó khơng thể dẫn
đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng
sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động

2.2 Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động

về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động,chúng cũng giống như các
hàng hóa khác. Nó được thể hiện qua quá trình tiêu dùng sức lao độn, nói
cách khác là q trình người cơng nhân tiến hành lao động sản xuấ, tuy
nhiên những tính chất riêng biệt của hàng hóa sức lao động vẫn được thấy rõ
qua hai biểu hiện sau
một là giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động khác biệt với giá trị sử dụng
của các hàng hóa khác ở chỗ; sau quá trình tiêu dùng, sử dụng thì giá trị và
giá trị tiêu dùng của các hàng hóa thơng thường đều giảm và biến mất dần
theo thời gian. Ngược lại với hàng hóa sức lao động, q trình tiêu dùng nó
lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa mới, là q trình tạo ra được
giá trị mới lớn hơn nhiều so với ban đầu. phần lớn hơn này là giá trị thặng
dư. So với các hàng hóa khác thì đây cũng là đặc điểm cơ bản nhất của giá

trị sử dụng hàng hóa sức lao động. như vậy hàng hóa sức lao động có thuộc
tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử
dụng hàng hóa sức lao động so với hàng hóa khác. Nó là chìa khóa đẻ giải
quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. như vậy, tiền chỉ thành tư
bản khi sức lao động trở thành hàng hóa
hai là, chủ thể của hàng hóa sức lao động là con người dẫn đến vấn đề cung
ứng sức lao động sẽ bị phụ thuộc vào các thành phần như tâm lí, kinh tế…
của người lao động. với hầu hết các thị trường khác, con người sẽ gây nên

những tác động đến cầu nhưng tại thị trường lao động, con người sẽ ảnh
hưởng quyết định đến cầu nhưng tại thị trường lao động, con người sẽ ảnh
hưởng quyết định đến cung

CHƯƠNG 2: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT
NAM

1. Khái niệm nguồn nhân lực
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực của một quốc gia là
toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Như vậy,
nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực
là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con
người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có
thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao
động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các
nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản
xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao
động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá
trình lao động[1].

Trong khi đó, PGS.TS. Trần Xuân Cầu và PGS.TS. Mai Quốc Chánh cho rằng:
“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất
định tại một thời điểm nhất định”[4]

Theo kinh tế chính trị Mác – leenin: : “ nguồn nhân lực tổng thể lực trí trí
lực tồn lực lượng lao động xã hội quốc gia, kết tinh truyền thống kinh
nghiệm lao động sáng tạo dân tộc lịch sử tận dụng để sản xuất cảu cải vật
chất tinh thần phục vụ nhu cầu tương lai đất nước
Khi nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ

thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội
Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực
khoa học – cơng nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là
quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu
quả khi nguồn lực được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn
kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng phong phú. Xã hội
muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con
người và có chất lượng ngày càng cao
1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Việt Nam
Hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam đang được đánh giá là một trong
những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng nhất với những đặc điểm cụ thể
như sau:

- Việt Nam là nước có nguồn nhân lực trẻ khoảng 51,2 triệu người trong độ
tuổi lao động.
- Nguồn nhân lực có quy mô lớn, số lượng tăng nhanh hàng năm.
- Năng suất lao động của nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng tăng cao
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thế giới.

- Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ cịn chưa hợp lý giữa thành thị – nơng thôn,
thông thường nguồn nhân lực ở các vùng thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao và
thời gian lao động thấp ở khu vực nông thôn.
- Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đồng đều về tay nghề, thu nhập thấp
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
1.2.1 Trí lực - thể hiện ở giáo dục - đào tạo

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, giáo dục ln đóng vai trị rất quan trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Những lao động có trình độ chun
mơn lành nghề cao sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao hơn
những lao động khơng có trình độ chun mơn lành nghề. Do đó, đầu tư cho

giáo dục ln được Đảng ta coi là “quốc sách hàng đầu”, đây là sự đầu tư cho
tái sản xuất con người một cách an toàn và mang lại khơng chỉ hiệu quả kinh tế
mà cịn cả hiệu ứng lan tỏa, hiệu quả xã hội cao nhất.cac

Thông qua giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng
cao NSLĐ, hiệu quả công việc, giảm bớt sự giám sát, duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Để tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực
thực hiện công việc, nguồn nhân lực phải được giáo dục, đào tạo và nâng
cao trình độ lành nghề. Kết quả của giáo dục - đào tạo được thể hiện ở trình
độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Do
đó, tại phần thực trạng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam, trên khía cạnh giáo dục và đào tạo, bài viết sẽ
thực hiện phân tích các số liệu thống kê liên quan đến trình độ học vấn và
trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực.

Như đã đề cập đến ở phần trước, trên khía cạnh giáo dục và đào tạo, bài viết sẽ
thực hiện phân tích các số liệu thống kê liên quan đến trình độ học vấn và trình

độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Có thể thấy, trình độ học vấn của
nhân lực nước ta liên tục được cải thiện qua từng năm. Tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo đã tăng hơn gấp đôi sau khoảng 20 năm, từ 10,3% (năm 2000) lên
22,8% (năm 2019).

Giai đoạn 2009 - 2019, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam đã
được nâng cao; phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn tăng mạnh
ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp.
Khơng chỉ trình độ học vấn được nâng cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật
của nguồn nhân lực Việt Nam cũng không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ dân
số có chun mơn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2007, tăng 6,3
điểm phần trăm, từ 17,7% (năm 2007) lên 24% (quý II/2020). Tỷ lệ dân số

có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 4,9% (năm 2007) lên 11,1%
(quý II/2020). Điều này cho thấy trong những năm qua, giáo dục đại học và
trên đại học của Việt Nam đã có những thay đổi lớn, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và
nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có
kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.2.2 Thể lực - thể hiện ở sức khỏe và y tế

Đầu tư vào sức khỏe cũng giống như đầu tư vào giáo dục, sẽ giúp cải thiện lực
lượng lao động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ khơng phải chỉ là khơng
có bệnh tật hay tàn phế. Sức khỏe tốt là một nhân tố hết sức quan trọng của chất
lượng lao động, làm tăng khả năng làm việc vừa ở khía cạnh thể chất lẫn tinh
thần, qua đó góp phần tăng NSLĐ.

Tính đến năm 2020, tổng số dân của Việt Nam khoảng 97,58 triệu người. Theo
kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân
thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ
15 trên thế giới. Như vậy giai đoạn 2011 - 2020, quy mô dân số Việt Nam đã
tăng thêm khoảng 9,434 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân khoảng
1,15%/năm, tương đương với tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2001 -2010.
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm từ 1,27% (năm 2001)
xuống còn 1,14% (năm 2020)12. Bên cạnh đó, với cuộc sống hiện nay, nhiều
người muốn tập trung vào làm kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bản thân và con cái nên có xu hướng dừng lại từ 1 - 2 con13.

Về giới tính, năm 2020, dân số nam là 48,59 triệu người, chiếm 49,8%, dân số
nữ là 48,99 triệu người, chiếm 50,2%, tương đương với tỷ số giới tính là 99,2
nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ,
khu vực nông thôn là 100,4 nam/100 nữ14. Kể từ cuộc tổng điều tra năm 1979

đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam liên tục tăng nhưng luôn ở mức
dưới 100. Tỷ lệ này mặc dù thấp hơn và chưa nghiêm trọng bằng tình trạng tại
Trung Quốc15 nhưng vẫn cao hơn các nước còn lại trong khu vực16. Tình trạng
này dự báo sẽ gây ra những hậu quả về lâu dài đối với cấu trúc dân số Việt
Nam.

Để phản ánh bức tranh tổng quát về sự biến đổi dân số, tháp dân số được sử
dụng nhằm mơ phỏng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính. Năm 2019, tỷ
trọng dân số từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm
2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3%
và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”17 khi mà
cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động, phản ánh
nguồn nhân lực của Việt Nam giai đoạn này rất dồi dào, tác động tích cực đến

lực lượng lao động của Việt Nam cũng như hiệu quả sản xuất, qua đó tác động
đến tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, khi so sánh tháp dân số giữa năm 2009 và năm 2019 cho thấy,
những thanh trên đỉnh của tháp dân số 2019, từ nhóm 70 - 74 tuổi trở lên cho có
xu thế tăng, điều này khẳng định xu thế dân số già hóa tăng nhanh ở Việt
Nam. Tại Việt Nam, cơ cấu tuổi thay đổi theo xu hướng tỷ trọng trẻ em dưới 15
tuổi giảm và tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có
xu hướng tăng nhanh trong hai thập kỷ qua. Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%,
tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm
1999. Chỉ số già hóa được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những
năm tới.

Bên cạnh cơ cấu dân số thay đổi thì tuổi thọ trung bình tăng cũng là nhân tố tác
động đến xu hướng già hóa của Việt Nam. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung
bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi (năm 1989) lên 73,6 tuổi (năm

2019)18. Kết quả này phần nào cho thấy cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
và sự phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của
người dân. Đây là điểm tích cực trong việc nâng cao chất lượng dân số, song
cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc hoạch định chính sách dân số thích ứng
với già hóa dân số và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại
Việt Nam.

1.2.3 Dân số

Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của quy mô, cơ cấu và chất
lượng dân số. Quốc gia nào có quy mơ dân số lớn thì có quy mơ nguồn nhân lực

lớn và ngược lại. Mặt khác, cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến
quy mơ và cơ cấu nguồn lao động. Mặc dù dân số là cơ sở hình thành các nguồn
lao động, nhưng mối quan hệ giữa dân số và các nguồn lao động không phụ thuộc
trực tiếp lẫn nhau trong cùng một thời gian, mà việc tăng hoặc giảm gia tăng dân
số của thời kỳ này sẽ làm tăng hoặc giảm nguồn lao động của thời kỳ sau đó từ 15
- 16 năm, bởi vì con người từ khi sinh ra đến khi bước vào tuổi lao động phải mất
từ 15 - 16 năm. Hơn nữa, tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng nguồn nhân lực trong
cùng thời kỳ có thể khơng giống nhau.

Mặt khác, quy mơ nguồn nhân lực cũng có tác động ngược trở lại đối với quy mô
dân số. Một quốc gia có quy mơ nguồn nhân lực lớn cũng có nghĩa là quy mơ của
những người có khả năng sinh sản lớn, do đó kéo theo quy mơ dân số có thể tăng
nhanh hay làm gia tăng dân số.

Do dân số và chăm sóc y tế - sức khỏe có mối quan hệ mật thiết với nhau (điều
kiện chăm sóc y tế có tốt thì sức khỏe của người dân mới tăng cường, qua đó các
chỉ số liên quan đến dân số như tốc độ tăng dân số - phản ánh gián tiếp tỷ lệ sinh,

tỷ lệ tử; tuổi thọ trung bình của người dân… sẽ được cải thiện hơn). Vì vậy, ở phần
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, bài
viết sẽ phân tích gộp hai nhân tố dân số và y tế - sức khỏe.

1.2.4 Trình độ khoa học và công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học và cơng nghệ có ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân
lực. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời
những công nghệ hiện đại mà nó địi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao mới
đáp ứng được. Do vậy, phương thức giáo dục - đào tạo cần được cải tiến để tạo

điều kiện cho người lao động có thể nâng cao trình độ trước những thay đổi nhanh
chóng của khoa học và cơng nghệ. Khoa học và cơng nghệ có tác động trực tiếp
đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm thay đổi quá trình tổ chức, trình
độ chuyên môn và là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng học hỏi, tự
đào tạo, tự trao dồi kiến thức. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng thu hút các nhân tài
nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa có năng lực giỏi phục vụ sự
nghiệp cách mạng công nghiệp của đất nước.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2019)19, trong giai đoạn 2011 -2019, nhiều
chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, phát
triển và đổi mới công nghệ đã được ban hành, triển khai thực hiện và đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án đầu tư
ứng dụng công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao do nhà nước hỗ trợ đã tạo ra
được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh
nghiệp, nâng cao ý thức về vai trị của khoa học và cơng nghệ trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh. Nhờ đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 (GII 2020)
của Việt Nam tiếp tục duy trì được thứ hạng cao, là năm thứ hai liên tiếp xếp thứ
42/131 quốc gia và nền kinh tế. Với thứ hạng này, Việt Nam đang dẫn đầu trong
nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á.


1.3 Vai trị của nguồn nhân lực

Có thể thấy, vai trị của nguồn nhân lực lao động đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối
với mỗi quốc gia, chính vì thế, hiện nay nhiều quốc gia đã chú trọng vào việc đầu tư
vào nguồn nhân lực. Đây là một cách để tiết kiệm được các chi phí khác nếu như
nguồn nhân lực hoạt động hiệu quả. Một minh chứng rõ ràng nhất chính là các quốc
gia như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông hay một số nước khác trong khu vực có tỷ

lệ tăng trưởng kinh tế nhanh vào thập kỷ 70,80 thì người dân đều đạt mức độ phổ cập
tiểu học là thấp nhất.
Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc, Nhật Bản ngoài sự đầu tư về chất lượng học tập cho
người dân thì một nguyên nhân nữa thúc đẩy sự phát triển kinh tế của họ chính là nhờ
vào những chính sách kinh tế, trình độ quản lý hiện đại đã tạo ra được một nguồn
nhân lực chất lượng cao không phải quốc gia nào cũng làm được. Không thể phủ
nhận vai trò của nguồn nhân lực lao động đến từ chính con người trong xã hội.

- Con người là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội:
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải có một động lực thúc đẩy nhất
định. Để phát triển kinh tế xã hội thì cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như:
nhân lực (nguồn lực con người ), Tài lực (nguồn lực về tài chính tiền tệ ), Vật lực
(Nguồn lực vật chất, công cụ lao động đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên ),
… song chỉ có nguồn lực con người mới là động lực để thúc đẩy sự phát triển cho
kinh tế và không ngừng tạo ra các giá trị vật chất.
Từ xa xưa con người đã luôn lao động bằng thực lực để sản xuất các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống và phục vụ chính bản thân họ. Tuy nhiên, trong thời đại
hiện nay khi sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng cao cùng
với sự phát triển của công nghệ đã tạo cơ hội cho việc chuyển dần hoạt động lao
động từ con người sang máy móc, cũng đã thay đổi tính chất của lao động từ thủ
cơng sang trí tuệ và cơ khí giảm dần sức lao động của con người.

Nhưng ngay cả khi đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đến vậy thì vẫn
khơng thể tách rời các nguồn lực của con người khi chính con người đã tạo ra những
máy móc thiết bị đó và phải do con người điều khiển thì máy móc cũng mới có thể
hoạt động một cách hồn thiện. Thậm chí, trong q trình sản xuất máy móc vẫn xảy
ra những sai sót khiến cho các sản phẩm bị lỗi thì lại cần đến sức lực của con người
để sửa chữa, cải thiện lại sản phẩm một cách hoàn chỉnh.

 -Con người là mục tiêu của sự phát triển:

Phát triển kinh tế xã hội đến mức nào thì cuối cùng vẫn là để phục vụ cho cuộc
sống và công việc của con người. Con người luôn muốn làm cho cuộc sống
ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh, nên đương nhiên con người sẽ
là mục đích và trung tâm chính của những sự phát triển đã thể hiện rõ ràng mối
quan hệ giữa người lao động và sản xuất tiêu dùng.
Mặc dù mức độ tiêu dùng được quyết định bởi sự phát triển của sản xuất
nhưng cũng chính nhu cầu tiêu dùng của con người tác động tới năng suất sản
xuất và định hướng phát triển của sản xuất thông quan hệ cung cầu hàng hoá
trên thị trường. Trên thị trường khi nhu cầu tiêu dùng của một sản phẩm tăng
lên thì cũng sẽ thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra mặt hàng đó và ngược
lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú và thay đổi qua từng giai đoạn
những nhu cầu này bao gồm nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Chính
những nhu cầu này sẽ quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm và
với từng tầng lớp khách hàng khác nhau cũng sẽ có phân khúc sản phẩm khác
nhau.
 -Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội:
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động mà
con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển đó. Trong suốt quá trình phát
triển của lịch sử con người đã chứng minh cần phải có sự lao động chăm chỉ
mới tạo ra được một thế giới như thời điểm hiện tại. Trong mỗi giai đoạn phát

triển con người sẽ càng hoàn thiện nâng cao các khả năng của bản thân để tăng
thêm sự cải thiện chất lượng cuộc sống, chinh phục những điều khó hơn. Một
đất nước có thể phát triển mạnh mẽ hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ khoa học và cơng nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và
công nghệ lại phụ thuộc vào khả năng và chuyên môn của con người. Do đó,

các quốc gia càng phát triển công nghệ lại càng có nhiều ưu thế trong kinh tế
xã hội.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động
mà con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển.

2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của
dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến năm 2020,
quy mô dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với quy
mô dân số cả nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia
nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so
với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1
triệu người). Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người
đang làm việc, trên 1 triệu người thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số
liệu năm 2018 và 2019) không hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau1.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt
Nam2 đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020. Chỉ số vốn nhân lực
của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu
nhập mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn.
Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương có
điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực (theo WB). Điều này phản ánh những

thành tựu lớn trong giáo dục phổ thông và y tế trong những năm qua. Do đó,
trong giai đoạn 2000 - 2017, phát triển vốn nhân lực đóng góp khoảng 1/3 tăng
trưởng GDP bình quân đầu người3.

- Ngoài ra, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 20204, chỉ số
phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí
117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của
Việt Nam đã tăng hơn 48%, từ 0,475 lên 0,704, thuộc các nước có tốc độ
tăng HDI cao nhất trên thế giới. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2019 là
0,704, cao hơn mức trung bình 0,689 của các quốc gia đang phát triển và
dưới mức trung bình 0,753 của nhóm Phát triển con người cao và mức trung
bình 0,747 cho các quốc gia ở Đơng Á và Thái Bình Dương.
Ngồi ra, UNDP cũng phân tích đến chất lượng phát triển con người5, dựa
trên 14 chỉ số liên quan đến chất lượng y tế6, giáo dục7 và tiêu chuẩn sống8.
-- Về chất lượng phát triển con người, năm 2019, Việt Nam thực hiện tốt các
chỉ số y tế, giáo dục, việc làm và phát triển nông thơn. Việt Nam nằm nhóm
đầu trong 3 nhóm về nguy cơ mất sức khỏe9 (11,7%) và số giường bệnh (32
giường/10 nghìn dân); tất cả giáo viên tiểu học đều được đào tạo, điện khí
hóa nơng thơn đạt 100% dân số. Hầu hết các chỉ số này của Việt Nam đều
cao hơn mức trung bình của các quốc gia đang phát triển, cũng như mức
trung bình của nhóm Phát triển con người cao. Nguy cơ mất sức khỏe của
Việt Nam ở vào diện thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực Đơng Á -
Thái bình dương; số giường bệnh/người đạt tỷ lệ khá cao so với các nước
Đông Nam Á nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Hàn Quốc…
- Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải
thiện rõ rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao NSLĐ của Việt
Nam trong thời gian qua. Năm 2020, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện
hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động);
tính theo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016
- 2020, NSLĐ tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân


4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính chung giai đoạn 2011 -
2020, NSLĐ tăng bình quân 5,07%/năm.
- Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam vẫn ở
mức tương đối thấp10 và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia
tăng11. NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia; gần tương đồng với
Myanmar và Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc,
Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore. Điều
này đặt ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao NSLĐ để có thể bắt kịp với
mức NSLĐ của các quốc gia trong khu vực.

2.1 Số lượng nguồn nhân lực
So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi
dào. Năm 2021 tổng dân số nước ta là 98,51 triệu người, là quốc gia đông dân
xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á.

Trong số này, 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm tới 67,7% dân
số. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 25-29 là cao
nhất.

Sự gia tăng về dân số của Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực có sự
tăng trưởng mạnh. Điều này cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam ln trong
tình trạng có thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp
trong và ngoài nước.

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở
mức thấp trong bậc thang quốc tế, không đủ lao động có chun mơn, tay

nghề cao. Số lượng lao động có chun mơn chỉ là 24,1% triệu lao động, số
liệu năm 2021.

Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp
nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm 20,92%. Trong
10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn có tới
76,9% người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn.

2.3 đặc trưng vùng địa lí

Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở khu vực thành thị cao hơn
khu vực nông thôn 2,5 lần. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng
cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp nhất là ở
Đồng bằng sông Cửu Long.

2.4Năng suất lao động
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019, năng suất lao động Việt Nam
chỉ bằng 7,6% năng suất của Singapore, 19,5% của Malaysia, 37,9% với Thái
Lan, 45,6% của Indonesia, 56,9% của Philippines và 68,9% so với Brunei. So
với Myanmar năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 90% và bằng 88,7% của
Lào. Tính trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của nước ta chỉ cao
hơn Campuchia.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×