Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Thực trạng thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại bệnh viện việt nam – thụy điển uông bí tỉnh quảng ninh năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 53 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất t
Phòng Quản lý Đào tạo, các Thầy, Cơ giáo các Phịng Ban liên quan của Trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô hướng dẫn
đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi, hỗ trợ kịp thời và đưa ra những lời khuyên
quý báu giúp tơi hồn thành chun đề tốt nghiệp.

Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh
viện và các bạn đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí, tỉnh Quảng
Ninh đã giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình của tơi là nguồn động viên, khích
lệ tơi trong q trình tơi học tập cũng như hoàn thành chuyên đề này.

Nam Định, ngày tháng năm 2023
HỌC VIÊN

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi là
nh xin cam đoan:

Đây là chuyên đề của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố


tại Việt Nam.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Nam Định, ngày tháng năm 2023
HỌC VIÊN

i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………..……………………………………...i
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………...……………………...ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………….…
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………...iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ……………………………………..iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………………....3
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………….8
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Tổng quan về khoa nội Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí…16
2.2. Thực trạng thực hành tự chăm sóc người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt
Nam – Thụy Điển ng Bí ………………………………………………………17
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN………………………………………………………...28
3.1. Thực trạng…………………………………………………………………….28
3.2. Giải pháp để khắc phục vấn đề ………………………………………………35
KẾT LUẬN......……………………………………………………………………35
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ………………………………………………..36
TÀI LỆU THAM KHẢO


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS Chăm sóc
ĐD Điều dưỡng
NB Người bệnh
NVYT Nhân viên y tế
NC Nghiên cứu

iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Nội dung Trang

Hình ảnh 1.1. Hình ảnh tim bình thường và tim bị suy 4

Bảng 1.1: Phân độ chức năng suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA)

7

Bảng 2.1: Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 19

Bảng 2.2. Thông tin về bệnh 20

Bảng 2.3. Kết quả duy trì thực hành tự chăm sóc của người bệnh 21

Bảng 2.4. Tỷ lệ các mức độ NB nhận ra biểu hiện phù chân, khó thở 24

Bảng 2.5. Tỷ lệ mức độ thực hiện các cách xử lý khi bị khó thở phù chân 25


Bảng 2.6. Mức độ chắc chắn cho rằng đã xử lý đúng cách 27

Biểu đồ 2.1. Duy trì thực hành tự chăm sóc của NB 23

Biểu đồ: 2.2. Tỷ lệ người bệnh khó thở hoặc phù chân 24

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các mức độ NB nhận ra biểu hiện phù chân, khó thở 25

Biểu đồ 2.4: Mức độ xử trí khi bị khó thở/ phù chân 26

Biểu đồ 2.5. Mức độ chắc chắn xử lý đúng cách 27

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều
bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ
tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim...Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó
cung lượng tim khơng đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống
sinh hoạt của bệnh nhân [17].

Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 26 triệu người đang sống với suy
tim [10]. Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, song theo tần suất mắc
bệnh của thế giới thì ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim
[3]. Suy tim mạn tính đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cho toàn nhân loại, là
gánh nặng cho người bệnh, gia đình người bệnh khi tỷ lệ tái nhập viện trong 30
ngày sau xuất viện khoảng 25% và tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau mắc lên tới
khoảng 50% [10],[12]. Suy tim mạn với tiên lượng xấu và sự suy giảm của bệnh
khơng phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa nhưng có thể điều trị làm chậm sự tiến

triển, hạn chế biến chứng. Hơn một nửa số trường hợp suy tim mạn tái nhập viện là
do bệnh trầm trọng và là kết quả trực tiếp của việc tự chăm sóc kém [3]. Tự chăm
sóc trong bệnh suy tim mạn là các hành vi mà người bệnh thực hiện để duy trì tình
trạng thể chất, theo dõi dấu hiệu bệnh (duy trì chăm sóc), nhận biết và có cách xử
lý phù hợp trước những biến đổi hay xuất hiện các triệu chứng của suy tim, đồng
thời đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó (quản lý chăm sóc). Hiệp hội Tim Mạch
Châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chăm sóc như một phần của việc
điều trị thành cơng và tăng cường tự chăm sóc cho người bệnh bằng cách cung cấp
các chương trình giáo dục có thể làm giảm các triệu chứng nặng lên của bệnh, nâng
cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống [9].

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí hàng năm có khoảng 23.100 lượt NB
đến khám vì bệnh tim mạch, trong đó bệnh lý suy tim chiếm khoảng 1/6. Ngoài những
đợt điều trị tại bệnh viện, NB chủ yếu sẽ tự chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe ở
nhà, trong lần nhập viện đầu tiên NB thường được NVYT hướng dẫn về cách tự chăm
sóc, vì nhiều lý do khác nhau NB suy tim mạn đã thực sự thực hành đúng cách tự chăm
sóc hay chưa. Việc đánh giá thực hành tự chăm sóc cho ý nghĩa quan trọng trong việc
điều trị và nâng cao sức khỏe cho NB. Do vậy, tôi tiến hành chuyên đề: Thực trạng

2

thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại khoa Nội tim mạch – Bệnh viện
Việt Nam - Thụy Điển - ng Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2023 với 2 mục tiêu:

Mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại
khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - ng Bí, tỉnh Quảng
Ninh năm 2023.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành tự chăm sóc của

người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển - ng Bí, tỉnh
Quảng Ninh.

3

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn
thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả
năng tiếp nhận máu hoặc tống máu [17].
Hệ thống tim mạch của bệnh nhân không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào khiến
người bệnh mệt mỏi và khó thở, một số người bị ho. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ,
leo cầu thang hoặc mang vác đồ có thể trở nên khó khăn hơn. Khi bệnh nhân gắng sức, có
thể xuất hiện tình trạng ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi.
1.1.2. Nguyên nhân gây suy tim [17]
Trước một bệnh nhân suy tim, cần tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện
tại của bệnh: nguyên nhân nền và yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng. Một số nguyên
nhân nền dẫn đến tình trạng này là:
Bệnh lý mạch vành như: hội chứng vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ
tim… Tăng huyết áp;
Hẹp van tim: hẹp van động mạch chủ; hẹp van 2 lá
Hở van tim: hở van hai lá nặng, hở van động mạch chủ;
Bệnh tim bẩm sinh có luồng thơng trong tim: thơng liên thất, thơng liên nhĩ,
cịn ống động mạch, cửa sổ phế chủ,..
Bệnh cơ tim giãn không liên quan với thiếu máu cục bộ:
Tiền sử có cái rối loạn về di truyền hoặc trong gia đình có người có tiền sử
mắc bệnh;
Rối loạn do thâm nhiễm;

Tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc;
Bệnh chuyển hóa: bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường;
Do virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng khác;
Rối loạn nhịp và tần số tim:
Rối loạn nhịp chậm mãn tính;
Rối loạn nhịp nhanh mạn tính.
Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng suy tim trở nặng bao gồm:

4
Chế độ ăn nhiều muối

Không tuân thủ điều trị: bỏ thuốc, uống không đều
Giảm liều thuốc điều trị suy tim không hợp lý;
Rối loạn nhịp (nhanh,
chậm); Nhiễm khuẩn;
Thiếu máu;
Dùng thêm các thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh: chẹn canxi
(verapamil, diltiazem), chẹn bêta, kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn
nhịp (nhóm I, sotalol);
Lạm dụng
rượu; Có thai;

Hình ảnh 1.1. Hình ảnh tim bình thường và tim bị suy
1.1.3. Triệu chứng thường gặp của suy tim

Các biểu hiện khi mắc bệnh có thể khác nhau ở mỗi người. Chúng có thể bắt
đầu đột ngột hoặc phát triển dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các triệu
chứng phổ biến nhất của suy tim là:

Khó thở: có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi;

nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người
bệnh thức dậy.

5

Mệt mỏi: người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu sức hầu trong hầu hết thời
gian;
Sưng chân và mắt cá chân: do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và
nặng hơn vào cuối ngày.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Ho dai dẳng có thể nặng hơn vào ban đêm; có khi ho ra máu hay bọt
hồng Thở khò khè;
Đầy hơi;
Ăn mất ngon;
Tăng cân hoặc sụt cân;
Chóng mặt và ngất xỉu;
Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực;
Một số bệnh nhân cũng có thể cảm thấy trầm cảm và lo lắng, mất ngủ.
1.1.4. Phân loại suy tim

1. Suy tim trái
Bệnh nhân suy tim trái có triệu chứng của sung huyết phổi như mệt, khó thở
tăng lên khi gắng sức hay khi nằm đầu thấp, ho khan, ho ra máu,…
2. Suy tim phải
Bệnh nhân suy tim phải có triệu chứng ứ máu ở ngoại biên như phù chân,
gan to, báng bụng, tĩnh mạch cổ nổi,..
3. Suy tim toàn bộ

4. Suy tim cấp
Suy tim cấp gây khó thở nhiều, phù phổi cấp hoặc sốc tim. Triệu chứng diễn

ra cấp tính, người bệnh phải nhập viện cấp cứu để được điều trị kịp thời, nếu chậm
trễ có thể nguy hiểm tính mạng.
5. Suy tim mạn
Triệu chứng suy tim mạn xảy ra từ từ hoặc bệnh nhân có tiền sử suy tim cấp,
hiện giờ tình trạng suy tim đã cải thiện và ổn định.
6. Suy tim tâm thu (hay suy tim phân suất tống máu giảm)
Tim có chức năng co bóp, bơm máu ra động mạch chủ và các nhánh để nuôi các

cơ quan trong cơ thể. Khả năng co bóp của tim cịn được gọi là phân suất tống máu,

6

được đánh giá qua siêu âm hoặc thông tim. Phân suất tống máu bình thường >

55%. Khi chức năng co bóp tim giảm, phân suất tống máu cịn ≤ 40% thì gọi là suy

tim phân suất tống máu giảm.

7. Suy tim tâm trương (hay suy tim phân suất tống máu bảo tồn)

Ngoài chức năng co bóp bơm máu, tim cịn có chức năng hút máu từ tĩnh

mạch về tim. Khi tim dãn ra trong thời kỳ tâm trương (thời gian nghỉ) cùng với áp

lực âm trong lồng ngực máu từ tĩnh mạch sẽ đổ về tim để bắt đầu chu kỳ co bóp

mới. Khi cơ tim dày lên hoặc cứng lên, khơng cịn dãn nở tốt để chứa máu thì sẽ gây

rối loạn chức năng tâm trương.


Người bệnh có triệu chứng điển hình của bệnh (mệt, khó thở, phù chân), trên

siêu âm phân suất tống máu bảo tồn > 50%, tâm thất trái dày, có rối loạn chức

năng tâm trương kèm tăng chất chỉ điểm của suy tim trong máu (BNP hay NT-

ProBNP) thì được chẩn đoán là suy tim tâm trương.

1.1.5. Phân độ suy tim

Bảng 1.1: Phân độ chức năng suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA).

Độ I Không hạn chế – Vận động thể lực thông thường không gây

mệt, khó thở hay hồi hộp.

Độ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.

Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở.

Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi

nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ

năng.

Độ IV Không vận động thể lực nào mà khơng gây khó chịu. Triệu

chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ


một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia

tăng.

7

8

1.1.6. Chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh suy tim
Bệnh suy tim không thể tiên lượng được, nặng dần hoặc được cải thiện hơn

theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị, và phát hiện bệnh
sớm hay muộn. Vì vậy người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức về tim mạch để
làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tập luyện thể dục: một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… được
khuyến khích đối với người mắc bệnh.
Không làm việc hoặc hoạt động gắng sức.
Đối với người bệnh suy tim có hút thuốc, uống rượu bia nên bỏ hồn tồn thói
quen đó.
Tránh căng thẳng, duy trì một trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải
mái. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo.
Duy trì cân nặng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm
cân. Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ.
Chế đệ ăn giảm muối: Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl)
làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hồn,
từ đó gây tăng gánh nặng cho tim.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới


Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 26 triệu người mắc suy tim mạn[10].
Tại Mỹ có gần 650.000 ca mắc mới mỗi năm. Năm 2011 đến năm 2014, ước tính
khoảng 6,5 triệu người Mỹ trên 20 tuổi mắc suy tim mạn[18]. Tổng chi phí điều trị
suy tim ước tính tăng từ 31 tỷ đơ la trong năm 2012 lên 70 tỷ đô la vào năm 2030
[20]. Tỷ lệ tử vong vì suy tim trong 30 ngày, 1 năm và 5 năm sau khi nhập viện vì
bệnh suy tim lần lượt là 10,4%, 22% và 42,3%. Ước tính tần suất suy tim ở Châu Á
dao động từ 1,26% đến 6,7% [18], ở các nước Đông Nam Á từ 4,5% - 6,7%. Riêng
khu vực Đông Nam Á có tỉ lệ suy tim cao do đây là khu vực đa dạng về văn hóa xã
hội và lịch sử độc đáo và do là khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới
>600 triệu người, phần đông là dưới 65 tuổi [22].

Tỷ lệ suy tim ở Hàn Quốc được ước tính là 1,53% vào năm 2013. Đến năm
2040 sẽ có khoảng hơn 1,7 triệu người Hàn Quốc dự kiến sẽ mắc suy tim [24]. Tại

9

Trung Quốc có 4,2 triệu người bệnh mắc suy tim và 500.000 trường hợp mới được
chẩn đoán mỗi năm[24].
1.2.2. Ở Việt Nam

Ở VN, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng 320.000
đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim, ước tính 1-1.5% dân số. trong đó 25% tử
vong trong năm đầu sau khi được chẩn đốn phần lớn do điều trị khơng đầy đủ.

Qua nghiên cứu mô hình bệnh tật ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện tim
mạch Việt Nam, suy tim là một trong năm nhóm bệnh lý tim mạch nhập viện nhiều
nhất (chiếm 19,8%)[16]. Theo thống kê trong bệnh viện, có tới trên 60% người bệnh
nội trú trong các Khoa tim mạch bị suy tim ở các mức độ khác nhau [8]. Nghiên cứu từ
tháng 9/2019 đến tháng 3/2021 tại Bệnh viện Tim Hà Nội với 1131 bệnh nhân được theo
dõi trong Chương trình quản lý suy tim ngoại trú, cho thấy độ tuổi trung bình là

65. Trong đó, nhóm 75 tuổi trở lên chiếm hơn 26%.
1.2.3. Tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính
1.2.3.1. Khái niệm

Tự chăm sóc Tổ chức Y tế Thế giới (1983) xác định tự chăm sóc là các hoạt
động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa
bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe. Theo Dorothea Orem (2001), tự
chăm sóc là một chức năng điều tiết của con người mà dựa trên khả năng của bản
thân để thực hiện chăm sóc của mình. Orem lưu ý rằng tự chăm sóc là hành vi
được học và có thể được thực hiện bởi bản thân họ [25].

Tự chăm sóc của người bệnh suy tim là các hành vi giúp người bệnh duy trì
tình trạng thể chất, theo dõi dấu hiệu bệnh (duy trì chăm sóc), nhận biết và có cách
xử lý phù hợp trước những biến đổi hay xuất hiện các triệu chứng của suy tim,
đồng thời đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó (quản lý chăm sóc).

Duy trì chăm sóc gồm các hoạt động như uống thuốc, tập thể dục, chế độ ăn
hạn chế muối, hạn chế chất lỏng, theo dõi cân nặng, phù, khó thở, hành vi phịng
ngừa, khám định kỳ. Quản lý chăm sóc được thực hiện khi có triệu chứng suy tim,
gồm nhận biết triệu chứng (nhận ra sự thay đổi cân nặng, phù, khó thở) và có cách
xử lý khi có triệu chứng của bệnh (hạn chế chất lỏng, ăn nhạt, dùng thêm thuốc lợi
tiểu, gọi điện cho bác sỹ để được tư vấn đến hoặc cơ sở y tế khám bệnh), đồng thời
đánh giá hiệu quả của cách xử lý đó.

10

Hầu hết các chi phí liên quan đến chăm sóc người bệnh suy tim mạn là kết
quả của việc tái nhập viện vì sự trầm trọng của suy tim, rất nhiều trong số đó có thể
là do tự chăm sóc bản thân kém, mà vấn đề này lại có thể phịng ngừa được. Người
bệnh chủ động tích cực tham gia vào việc tự chăm sóc sẽ cải thiện sự sống cịn và

giảm tái nhập viện. Người bệnh khơng tn thủ các khuyến cáo điều trị suy tim
không dùng thuốc thường có kết cục bất lợi [27]. Việc thiếu tuân thủ chế độ điều trị
dùng thuốc và không dùng thuốc cũng như trì hỗn thời gian nhập viện khi các
triệu chứng biến đổi tăng nặng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ tử
vong cho người bệnh [23],[27]. Hiệp hội Tim mạch Châu Âu nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc tự chăm sóc như một phần của việc điều trị thành cơng. Nó có thể
làm giảm các triệu chứng tăng nặng của bệnh, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái
nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hướng dẫn khuyến cáo rằng nhân
viên y tế (NVYT) nên cung cấp chương trình giáo dục và tư vấn tồn diện về suy
tim khơng chỉ tập trung vào kiến thức mà còn về các kỹ năng và hành vi. Chương
trình tự chăm sóc giúp người bệnh quản lý các triệu chứng, điều trị theo dõi các
biến chứng, thay đổi lối sống phù hợp, nâng cao sự tuân thủ điều trị từ đó làm giảm
tỷ lệ tái nhập viện và tử vong, giảm chi phí chăm sóc và sử dụng dịch vụ y tế [19].

Một số khuyến cáo tự chăm sóc cho người bệnh suy tim mạn [9],[28]. Theo Hiệp
hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch học Việt Nam, khuyến cáo tự chăm sóc
ở người bệnh suy tim mạn, gồm một số nội dung cơ bản:

1. Dùng thuốc đúng quy định:
- Cần thực hiện đúng, đủ các thuốc mà bác sỹ kê về thời gian, liều lượng,
cách dùng. Nếu chưa hiểu rõ, cần gặp bác sỹ để được giải thích chi tiết.
- Nếu quên uống thuốc thì cần uống ngay khi nhớ ra. Nên có hệ thống nhắc
nhở giờ uống thuốc như nhờ người thân nhắc hoặc hẹn giờ báo uống thuốc.
- Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu khơng có chỉ dẫn của
bác sỹ. Mang theo đơn thuốc đang điều trị trong mỗi lần tái khám.
- Hiểu biết về các tác dụng phụ của thuốc.
2. Chế độ ăn: hạn chế muối, hạn chế chất lỏng. Chế độ ăn hạn chế muối
Thường chỉ giới hạn dưới dưới 5 gam muối mỗi ngày. Cụ thể như sau:
- Suy tim giai đoạn 1,2: dưới 5 gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 4 gam
muối = 4 thìa cà phê nước mắm = 20 ml)


11

- Suy tim giai đoạn 3: dưới 4 gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 3 gam
muối = 3 thìa cà phê nước mắm =15 ml)

- Suy tim giai đoạn 4: tùy tình trạng lâm sàng có thể: Ăn nhạt tương đối dưới 3
gam muối/ ngày (chế biến chỉ cho thêm 2 gam muối = 2 thìa cà phê nước mắm = 10 ml).
Ăn nhạt hồn tồn: khơng cho muối, mỳ chính, mắm, bột nêm trong khi chế biến.

Chế độ hạn chế chất lỏng: nếu không bị phù cần hạn chế chất lỏng, thường
dưới 21ít/ ngày. Để hạn chế chất lỏng ơng/bà nên:

- Chỉ uống nước khi cảm thấy khát.
- Khi uống nước cần uống từng ngụm nhỏ một, uống bằng cốc nhỏ sẽ tốt hơn
uống bằng một cốc lớn.
- Khi người bệnh phải cố gắng giới hạn lượng chất lỏng đưa vào thì có thể
giảm cơn khát nước bằng cách nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng.
- Nên nhớ sữa, kem, sữa chua, cháo súp cũng chứa lượng chất lỏng vì vậy
cần cân đối lượng chất lỏng đưa vào.
- Hạn chế đồ uống có cồn: như bia, rượu; hạn chế đồ uống có chứa caffein
như cà phê, trà và một số đồ uống có ga.
* Theo dõi và xử lý dấu hiệu của bệnh
Người bệnh suy tim mạn cần theo dõi:
- Cân nặng hàng ngày: để kiểm sốt tình trạng bệnh. Việc kiểm sốt trọng
lượng cơ thể sẽ giúp cho người bệnh biết được cơ thể đang bị giữ nước hay khơng.
Để theo dõi cân nặng có hiệu quả người bệnh cần chú ý:
+ Nên cân hàng ngày và ghi kết quả vào sổ theo dõi hàng ngày.
+ Cân vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, sau khi đi vệ sinh và chỉ nên mặc
quần áo ngủ ban đêm để trọng lượng được chính xác.

+ Sử dụng trên cùng một chiếc cân.
+ Đi khám bệnh nếu tăng cân đột ngột (tăng l - 2kg trong 1-2 ngày chứng tỏ
cơ thể đang thừa nước).
- Theo dõi triệu chứng:
+ Các triệu chứng do tích tụ chất lỏng: Khó thở, ho, kho khè, tăng cân, phù...
+ Các triệu chứng liên quan đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận cơ
thể: mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh

12

+ Các triệu chứng khác: ăn mất ngon, đi tiểu nhiều về đêm, thay đổi tâm lý
(cảm giác buồn chán như trầm cảm).

*Cách xử lý khi bị phù/khó
thở: - Giảm muối trong chế độ ăn
- Giảm lượng nước uống vào
- Theo dõi nước tiểu trong 24 giờ để đảm bảo cân bằng lượng dịch vào ra, có
thể hạn chế lượng nước uống vào theo công thức: Lượng nước uống vào = lượng
nướcc tiểu 24 giờ ngày hôm trước + lượng dịch mất do nôn hoặc sốt + 300 đến 500
tùy theo mùa.
- Gọi điện cho bác sỹ để được tư vấn.
- Nếu tình, trạng khơng cải thiện hoặc nặng hơn thì nên đi đến cơ sở y tế để
khám bệnh ngay lập tức.

* Duy trì lối sống tích cực
Thay đổi lối sống tích cực trong lĩnh vực tập thể dục, hạn chế thuốc lá, hạn
chế rượu bia sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa sự tiến triển của suy tim
mạn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
*Hành vi phòng ngừa
Người bệnh suy tim mạn cần cố gắng tránh bị ốm như tránh để cơ thể nhiễm

lạnh, cần tiêm chủng phòng ngừa cúm hàng năm, tiêm phòng viêm phổi và khám
định kỳ đúng lịch hẹn.
1.2.3.2. Mục đích của tự chăm sóc trong suy tim mạn
Tự chăm sóc được ủng hộ như là một phương pháp để tăng hiệu quả điều trị,
là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ tái nhập viện
ở người bệnh suy tim mạn. Hầu hết các chi phí liên quan đến chăm sóc người bệnh
suy tim mạn là kết quả của việc tái nhập viện vì sự trầm trọng của suy tim, rất
nhiều trong số đó có thể là do tự chăm sóc bản thân kém, mà vấn đề này lại có thể
phịng ngừa được. Người bệnh chủ động tích cực tham gia vào việc tự chăm sóc sẽ
cải thiện sự sống còn và giảm tái nhập viện. Người bệnh không tuân thủ các khuyến
cáo điều trị suy tim khơng dùng thuốc thường có kết cục bất lợi [27].
1.2.3.3. Một số nghiên cứu tự chăm sóc ở người bệnh suy

tim Trên thế giới

13

Theo dữ liệu năm 2019, tỷ lệ tử vong đã điều chỉnh theo độ tuổi có nguyên
nhân từ bệnh tim mạch (CVD) tại Hoa Kỳ là 214,6/100.000 người. Tính trung bình
tại Hoa Kỳ, cứ 36,1 giây lại có một người chết do CVD. Theo dữ liệu năm 2019, mỗi
ngày có 2.396 ca tử vong do CVD.

Tính trung bình tại Hoa Kỳ, cứ 3 phút 30 giây lại có một người chết do đột quỵ.
Theo dữ liệu năm 2019, mỗi ngày có khoảng 411 ca tử vong do đột quỵ. [10]. Theo
nghiên cứu so sánh các hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim tại 15 quốc gia trên
thế giới (2013), có 5964 người bệnh tham gia nghiên cứu, Việt Nam có 126 người bệnh
suy tim tham gia. Kết quả cho thấy: Việt Nam có 10% được báo cáo khơng sử dụng
thuốc đúng quy định nhưng lại là một trong ba quốc gia có tỉ lệ người bệnh khơng tn
theo chế độ ăn hạn chế mối thấp nhất (với 22%). Có trên 50% số người bệnh trên tồn
thế giới khơng tập thể dục thường xuyên, Việt Nam được báo cáo có khoảng hơn 40%

người bệnh không thường xuyên luyện tập [21]. Trong nghiên cứu trên 202 người bệnh
(2005) tại 3 bệnh viện ở Mỹ cho thấy việc tuân thủ các chiến lược tự chăm sóc được
khuyến cáo là rất kém: chỉ 14% người bệnh tự cân nặng hàng ngày, 9% người bệnh
được báo cáo theo dõi các triệu chứng, 31% không thể nhận ra bất kỳ triệu chứng tăng
nặng nào và chỉ có 34% người bệnh dùng tất cả các loại thuốc theo đơn. Về việc tuân
thủ chế độ ăn hạn chế Natri, có 20% người bệnh báo cáo rằng họ không nhận được
hướng dẫn của bác sĩ để theo chế độ ăn hạn chế Natri.

Tại Việt Nam
Trong nghiên cứu mô tả cắt ngang của Kiều Thị Thu Hằng tại Khoa tim mạch,

Bệnh viện Bạch Mai (2011), có đến một nửa số người bệnh đã từng nhập viện vì suy tim
có điểm tự chăm sóc ở mức thấp. Trong đó tự chăm sóc kém liên quan, đến không tuân
thủ sử dụng thuốc là 37,5% và không thực hiện đúng về chế độ ăn giảm muối là 52,5%
[5]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng về “Các yếu tố
liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại bệnh viện đa khoa Trung
ương Thái Nguyên” (2013), có tới 50,9% số người già suy tim có hành vi tự chăm sóc ở
mức độ thấp [8]. Trong nghiên cứu “Dự báo các yếu tố về hành vi tự chăm sóc của
người trưởng thành suy tim tại Việt Nam” của Phạm Thị Thu Hương nghiên cứu trên
200 người bệnh suy tim ngoại trú, tại 10 bệnh viện từ 10 tỉnh - thành phố đồng bằng
sông Hồng của Việt Nam (2015) cho kết quả; hầu hết đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có
điểm kiến thức và điểm tự chăm sóc ở mức trung bình. Trong đó, hành vi

14

tự chăm sóc được thực hiện thường xuyên nhất là uống thuốc theo đơn cịn hành vi
chăm sóc bản thân ít được thực biện gồm: theo dõi lượng nước tiểu, theo dõi phù, theo
dõi cân nặng, hạn chế uống rượu bia và tiêm phòng cúm [26]. Năm 2016, Trần Thị
Ngọc Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 200 người bệnh suy tim mạn tại Viện Tim
mạch Việt Nam, kết quả thu được: người bệnh suy tim mạn có mức kiến thức tốt chiếm

tỉ lệ rất thấp (chỉ 1%), cịn lại người bệnh có kiến thức ở mức trung bình chiếm 44,5%
và khá chiếm 54,0%, trong đó có đến 57% người bệnh hiểu không đúng và không biết
về suy tim, chỉ có 40,5% người bệnh hiểu đúng về việc cần hạn chế uống nước, có tới
47,5% người bệnh lựa chọn khơng đúng các loại thực phẩm có chứa nhiều muối, chỉ có
18,0% người bệnh theo dõi cân nặng thường xuyên và hàng ngày, chỉ có 23% người
bệnh thực hành ăn giảm muối ở mức độ thấp, số người thực hành đúng về chế độ luyện
tập thể dục chiếm một tỷ lệ khơng nhiều (30,0%), có 4,0% thỉnh thoảng thậm chí là
khơng uống thuốc theo đơn của bác sỹ [l]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải
(2017) về Thực trạng hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổi suy tim đang được điều trị
tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba - Đồng Hới - Quảng Bình, có đến 76% đối
tượng nghiên cứu có kiến thức thấp về suy tim và có tới 82,6% đối tượng nghiên cứu có
hành vi tự chăm sóc ở mức thấp, chỉ có 17,4% người bệnh có hành vi tự chăm sóc ở
mức cao [4]. Trong đó có hành vi tự chăm sóc “Tơi uống thuốc theo đơn của bác sỹ”
được người bệnh thực hiện nhiều nhất với tỷ lệ 59,5% người bệnh đồng ý và 13,6%
người bệnh rất đồng ý. Năm 2018, trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung khi
đánh giá thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tại
khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018 có đến 13,3% đối
tượng nghiên cứu có kiến thức kém, 41,1% đối tượng nghiên cứu có kiến thức trung
bình về suy tim và 16% đối tượng nghiên cứu đạt duy trì chăm sóc, 7,4% đối tượng
nghiên cứu đạt quản lý chăm sóc, 16% đối tượng nghiên cứu đạt lĩnh vực tự tin trong
chăm sóc[11].

Theo nghiên cứu của tác giả Đào Thị Phương trên 120 người bệnh suy tim mạn
có Kiến thức chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính tham gia nghiên cứu thấp với
điểm trung bình kiến thức là 11,1 ± 2,1 điểm trên tổng điểm 22, điểm thấp nhất là 6
điểm, cao nhất là 16 điểm, trong đó: Tỷ lệ người mắc bệnh có kiến thức ở mức khá là
40,0%; Tỷ lệ người mắc bệnh có kiến thức ở mức trung bình là 60,0%; khơng có người
mắc bệnh nào có kiến thức ở mức tốt và kém. Thực hành tự chăm sóc của người bệnh

15


suy tim mạn tính được tính trên tổng điểm 100 cho mỗi nội dung: Thực hành về
duy trì chăm sóc chỉ đạt 51,1 ± 19,5 điểm và chỉ có 19,2% người bệnh đạt duy trì
chăm sóc; thực hành về quản lý chăm sóc chỉ đạt 49,4 ± 19,8 điểm và chỉ có 22,5%
người bệnh đạt quản lý chăm sóc; thực hành về sự tự tin đạt 50,5 ± 16,1 điểm và chỉ
có 17,5% người bệnh đạt tự tin trong chăm sóc [13]. Theo nghiên cứu của tác giả
Hà Thị Thúy cho thấy Kiến thức về câu hỏi điều trị, hành vi tự chăm sóc của người
bệnh suy tim còn khá hạn chế. Kiến thức về tự theo dõi chăm sóc: mức đạt chỉ
chiếm 9,8%. Người bệnh suy tim có kiến thức về cao thủ điều trị khá thấp, hành vi
tự chăm sóc cịn nhiều thiếu sót [15].


×