Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 149 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================




CAO THỊ THƢỜNG



HÔN NHÂN HỖN HỢP CỦA NGƢỜI DAO
THANH Y Ở XÃ THƢỢNG YÊN CÔNG,
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ






Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================




CAO THỊ THƢỜNG



HÔN NHÂN HỖN HỢP CỦA NGƢỜI DAO
THANH Y Ở XÃ THƢỢNG YÊN CÔNG,
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vi Văn An



Hà Nội - 2014

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội ngày 16 tháng 10 năm 2014

Học viên cao học


Cao Thị Thường

















Lời cám ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của đơn
vị nơi tôi công tác, của các thầy, cô trong bộ môn Nhân học, các thầy cô trong
khoa Lịch sử, trường đại học KHXH&NV - ĐHQGHN, của thầy hướng dẫn, các
cơ quan ban ngành của tỉnh, huyện, xã tại địa bàn nghiên cứu.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn trực
tiếp, TS Vi Văn An. Thầy đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình làm
luận văn. Thầy đã gợi mở hướng nghiên cứu, giúp đỡ tôi nhiều tài liệu, góp ý
cho tôi những vấn đề quan trọng cả về phương pháp và nội dung nghiên cứu.
Thầy đã dành nhiều thời gian để trao đổi và chỉ ra những ý kiến sâu sắc cho tôi
để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác - trường CĐVHNT & DL Hạ
Long đã động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện cho tôi về thời gian để tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô trong Bộ môn Nhân học, các thầy
cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN, các cơ quan
ban ngành, nhất là UBND xã Thượng Yên Công và đồng bào Dao Thanh Y tại
địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến bổ ích.
Tôi xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!




BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Cb : Chủ biên
CHND : Cộng hoà nhân dân
CNH : Công nghiệp hóa
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐHQG : Đại học quốc gia
HTX : Hợp tác xã
KHXH : Khoa học xã hội
KHXH&NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản

TDTT : Thể dục thể thao
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Uỷ ban nhân dân


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
4. Nguồn tư liệu của luận văn 6
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Kết cấu của luận văn 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not
defined.
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 8
1.1.1 Những nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Thanh Y 8
1.1.2 Những nghiên cứu về hôn nhân và hôn nhân hỗn hợp 10
1.2 Cơ sở lý thuyêt và phƣơng pháp nghiên cứu 13
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn 13
1.2.2 Cơ sở lý thuyết 14
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
Tiểu kết chƣơng 1 Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 20
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Về kinh tế 22

2.1.3 Về văn hoá xã hội 23
2.2 Khái quát về ngƣời Dao Thanh Y ở xã Thƣợng Yên Công, Thành phố
Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh 26
2.2.1 Người Dao ở Quảng Ninh 26
2.2.2 Về nhóm Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 29
Tiểu kết chƣơng 2 35

2
Chƣơng 3. TÌNH HÌNH HÔN NHÂN HỖN HỢP CỦA NGƢỜI DAO
THANH Y QUA CÁC THỜI KỲ 37
3.1. Bối cảnh xã hội và sự xuất hiện hôn nhân hỗn hợp 37
3.1.1 Thời kỳ từ năm 1975 đến trước năm 1986 37
3.1.2 Thời kỳ từ năm 1986 đến nay 39
3.1.3 Đặc điểm về hôn nhân của hai thời kỳ (1975 đến trước 1986 và 1986
đến nay) 45
3.2. Các câu chuyện của ngƣời trong cuộc 46
3.2.1 Câu chuyện thứ nhất 47
3.2.2 Câu chuyện thứ hai 51
3.2.3 Câu chuyện thứ ba 55
3.3. Các yếu tố chi phối đến hôn nhân hỗn hợp 60
3.3.1 Điều kiện cư trú xen cài 60
3.3.2 Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá 61
3.3.3 Tác động của yếu tố du lịch 67
Tiểu kết chƣơng 3 68
Chƣơng 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 70
4.1 Mặt tích cực của hôn nhân hỗn hợp Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Biến đổi về kinh tế 70
4.1.2 Thay đổi trong nhận thức về hôn nhân 73
4.1.3 Đa dạng văn hoá trong gia đình hỗn hợp 87
4.1.4 Tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc 94

4.1.5 Nâng cao chất lượng dân số 95
4.2 Mặt hạn chế của hôn nhân hỗn hợp Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Phá vỡ các nguyên tắc hôn nhân truyền thống 96
4.2.2 Bất đồng ngôn ngữ 99
4.2.3 Xung đột văn hoá 101
4.2.4 Tư tưởng phân biệt đối xử 102
Tiểu kết chƣơng 4 103
KẾT LUẬN 105

3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 113

4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu dân số các thôn ở xã Thượng Yên Công 20
Bảng 2.2: Dân số và thành phần các dân tộc trên địa bàn xã Thượng Yên Công 24
Bảng 2.3: Số dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 28
Bảng 3.1: Những trường hợp kết hôn với người nước ngoài 64
Bảng 4.1: Tuổi kết hôn lần đầu của người Dao Thanh Y (trước 1986) 74
Bảng 4.2: Tuổi kết hôn lần đầu của người Dao Thanh Y (sau 1986) 75
Bảng 4.3: Người quyết định hôn nhân hiện nay 76

5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi dân tộc, không chỉ
có ý nghĩa đối với cá nhân, mà còn đối với cả gia đình và dòng tộc. Hôn nhân
gắn liền với nhiều nghi lễ, phong tục và chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá của

mỗi dân tộc. Chính vì thế việc nghiên cứu hôn nhân có một tầm quan trọng đặc
biệt, giúp chúng ta nhận thức được tính đa dạng của vấn đề.
Đối với người Dao, bên cạnh những nghiên cứu mang tính khái quát, tổng
hợp, thì lĩnh vực hôn nhân cũng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây hầu như mới chỉ tập trung vào hôn
nhân truyền thống của một số nhóm Dao tiêu biểu như Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt,
Dao Áo Dài Trong khi đó, lĩnh vực hôn nhân hỗn hợp của các nhóm Dao nói
chung, cũng như hôn nhân hỗn hợp của nhóm Dao Thanh Y nói riêng, trong đó
có nhóm Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh thì dường như vẫn còn là một khoảng trống.
Trong bối cảnh biến đổi kinh tế, xã hội và hội nhập ngày càng sâu rộng như
hiện nay, diện mạo đời sống kinh tế - xã hội của nhóm Dao Thanh Y ở Quảng Ninh
cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ. Đặc biệt, hiện tượng hôn nhân hỗn hợp ngày
càng trở nên phổ biến trong đời sống của người Dao Thanh Y.
Về mặt khoa học, nghiên cứu về hôn nhân hỗn hợp chẳng những thấy được sự
đổi mới trong nhận thức, vượt khỏi chế định của phong tục tập quán cổ truyền của
người dân, mà còn thấy được yếu tố tích cực trong sự giao thoa cả về góc độ sinh học
và sự đa dạng trong nếp sống và văn hoá của người Dao nơi đây.
Về mặt thực tiễn, từ những điều ngoài sự mong đợi của hôn nhân hỗn hợp
mang lại (như bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về phong tục tập quán làm nảy sinh
xung đột văn hóa giữa vợ với chồng và cả trong nuôi dạy con cái), việc nghiên
cứu hôn nhân hỗn hợp cũng phần nào giúp ích cho chính quyền địa phương hiểu
biết hơn về tính ưu việt, sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt giữa các dân

6
tộc về hôn nhân thể hiện trong Luật Hôn nhân - Gia đình của Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Từ đó, góp phần hiệu quả vào quá trình xây dựng đời sống văn
hóa mới; củng cố và tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở địa phương trong công
cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Với nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài Hôn nhân hỗn hợp của người Dao

Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh làm đề tài
luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài Hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên
Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, việc nghiên cứu nhằm những mục
đích sau đây:
- Thông qua những câu chuyện cụ thể, bước đầu luận văn cung cấp tư liệu về
thực trạng hôn nhân hỗn hợp qua các thời kỳ cũng như hiện nay của người Dao
Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Tìm hiểu những yếu tố nào chi phối tới hôn nhân hỗn hợp, trong đó nhấn
mạnh yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất.
- Bước đầu xác định những hệ quả tích cực và hạn chế (xung đột văn hóa)
của hôn nhân hỗn hợp trong đời sống của người Dao Thanh Y.
- Góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết dân tộc ở địa phương
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hôn nhân hỗn hợp của
người Dao Thanh Y qua các thời kỳ cũng như trong bối cảnh hiện nay. Tình hình
hôn nhân hỗn hợp trong hai giai đoạn: từ năm 1975 đến 1986 và từ năm 1986
đến nay được xác định làm đối tượng tiếp cận nghiên cứu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

7
Địa bàn nghiên cứu được giới hạn trong xã Thượng Yên Công, thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có số người Dao Thanh Y chiếm đông
đảo nhất ở thành phố Uông Bí; đồng thời đây cũng là địa phương mà đồng bào
Dao Thanh Y còn bảo lưu khá đậm nét các yếu tố văn hóa tộc người truyền
thống. Tuy nhiên, những thôn bản có các cặp vợ chồng hỗn hợp sẽ được ưu tiên
tập trung nghiên cứu để thu thập tư liệu để hoàn thành luận văn.

Nội dung được đề cập trong luận văn bao gồm các yếu tố: bối cảnh xã hội
dẫn đến sự xuất hiện của hôn nhân hỗn hợp; hôn nhân hỗn hợp qua các thời kỳ;
các yếu tố chi phối tới hôn nhân hỗn hợp; mặt tích cực cũng như những yếu tố
hạn chế của hình thức hôn nhân này.
4. Nguồn tƣ liệu của luận văn
Luận văn được hoàn thành chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu điền dã, thu
thập trên thực địa tại địa bàn xã Thượng Yên Công. Chúng tôi đã thực hiện nhiều
chuyến điền dã ở các thôn trong xã Thượng Yên Công. Để có được nguồn tư liệu
này, chúng tôi đã thực hiện 3 chuyến điền dã, gồm: Tháng 9 năm 2012, tôi đến
xã Thượng Yên Công để nghiên cứu so sánh các cuộc hôn nhân hôn nhân hỗn
hợp. Tháng 01 năm 2014, chúng tôi trở lại xã Thượng Yên Công để thu thập bổ
sung thêm tư liệu. Lần cuối chúng tôi về xã Thượng Yên Công vào tháng 7 năm
2014 để bổ sung tư liệu hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu về hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y,
tôi đã tham khảo thêm tài liệu đã công bố của các công trình, bài viết của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước ở nhiều mức độ khác nhau, liên quan tới nội
dung đề tài nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi có được
kiến thức khái quát về đối tượng mà mình đang nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là nghiên cứu mang tính tổng hợp, chuyên sâu đầu tiên về lĩnh
vực hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở một địa phương cụ thể thuộc
Quảng Ninh. Bên cạnh hình thức hôn nhân truyền thống của người Dao Thanh Y
ở địa phương, luận văn cũng chỉ ra được sự thay đổi trong hôn nhân nói chung,

8
và một trong những thay đổi đó chính là sự xuất hiện khá phổ biến của hình thức
hôn nhân hỗn hợp ở nhóm Dao Thanh Y hiện nay.
- Bước đầu làm rõ về thực trạng hôn nhân hỗn hợp qua các thời kỳ cũng
như hiện nay của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông
Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nêu bật mặt tích cực cũng như những yếu tố hạn chế của

hình thức hôn nhân này.
- Góp phần cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách cũng như ngành văn hóa hiểu biết thêm thực trạng của hình thức hôn
nhân mới ở người Dao tại địa phương hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số nét khái quát về
người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh
Chương 2: Tình hình hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y qua các
thời kỳ
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra


9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ NÉT KHÁI
QUÁT VỀ NGƢỜI DAO THANH Y Ở QUẢNG NINH
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Thanh Y
Trong các tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn viết năm 1777, Việt
sử thông giám cương mục, của Bộ quốc sử của triều Nguyễn được viết từ năm
1856-1881, Đại Nam thực lục, bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các
chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành
(1821-1909) … các học giả thời phong kiến khi viết về sự phân bố dân cư, tình
hình các dân tộc vùng biên giới đều có ghi chép ít nhiều về người Dao. Tuy vậy,
những tài liệu đó chưa phải là những nghiên cứu về các dân tộc nói chung, về
người Dao nói riêng. Người Dao thường vẫn được biết đến qua tên gọi “man”,
nên khó xác định liên quan đến nhóm Dao cụ thể nào.
Dưới thời thuộc Pháp, cũng có nhiều bài viết về người Dao đăng trên các
tạp chí: kỷ yếu hội nhân học Paris (Bulletin de la Société d Anthropologie de

Paris), Tạp chí Đông Dương (Revue Indochine), Tạp chí của trường Viễn đông
bác cổ (BEFEO)… hầu hết các tác giả những bài báo đó (như: A.Bonifacy,
M.Abadie, Lunet de la Jonguiére…) là những sĩ quan trong quân đội thực dân
Pháp đã đích thân chỉ huy các cuộc “bình định” ở nhiều vùng thuộc các tỉnh
miền núi nước ta và những sách báo của họ viết về người sinh hoạt, văn hóa, tâm
lý của người Dao đều nhằm mục đích phục vụ cho chính sách cai trị của thực
dân Pháp. Xuất phát từ những tư tưởng phân biệt chủng tộc, những nhân xét của
họ về người Dao và các dân tộc thiểu số khác là “các chủng tộc lạc hậu, nguyên
thủy” không tránh khỏi những sai lệch.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 trở đi, bắt đầu xuất hiện một số
công trình nghiên cứu của các nhà Dân tộc học về các dân tộc thiểu số ở miền
Bắc, trong đó có người Dao, đó là cuốn: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Lã

10
Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường (1959),
Nxb Văn hóa, Hà Nội. Người Dao ở Việt Nam (1971) của Bế Viết Đẳng, Nguyễn
Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, Nxb KHXH. Qua công trình
nghiên cứu này, các tác giả đã giới thiệu những đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã
hội, văn hóa và sinh hoạt của người Dao nói chung. Nói cách khác, đây là cuốn
sách trình bày những nét chính của quá trình hình thành dân tộc Dao ở nước ta,
đồng thời nêu lên những đổi mới trong đời sống, sinh hoạt của người Dao sau
Cách mạng tháng Tám 1945 và mối quan hệ giữa người Dao với các dân tộc anh
em khác. Trong công trình này, các tác giả có đề cập đến nhóm Dao Thanh Y,
song chỉ mang tính chất khái quát.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước thống nhất năm
1975, việc nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung, người Dao nói riêng
càng được đẩy mạnh. Theo đó, khá nhiều công trình, bài viết về dân tộc Dao lần
lượt được công bố. Có thể kể đến cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
tỉnh phía Bắc) của Viện dân tộc học, do Nxb KHXH ấn hành năm 1978. Cuốn
sách này đã đề cập tới tất cả các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, trong đó

có dân tộc Dao. Tuy nhiên, hôn nhân nói riêng cũng như các phạm trù sinh hoạt
văn hoá vật chất cũng như tinh thần nói chung của người Dao chỉ được đề cập
đến khá sơ lược. Cuốn Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam (nhiều tác giả) của Viện
dân tộc học, do Nxb KHXH ấn hành năm 1983, gồm bài viết của nhiều nhà
nghiên cứu Dân tộc học. Có thể nói, đây là những tài liệu giới thiệu khái quát, cô
đọng về hình ảnh của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Cuốn kỷ yếu
hội thảo Sự phát triển văn hóa – xã hội của người Dao: hiện tại và tương lai,
Nxb KHXH, Hà Nội, 1998 bao gồm nhiều bài viết liên quan đến nhiều lĩnh vực
của người Dao ở Việt Nam như đặc điểm dân tộc, tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội; các phong tục tập quán như hôn nhân, tang ma Tại hội thảo này, nhóm
Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh được nhắc đến qua bài Tục lệ tang ma của người
Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh của Vi Văn An; đặc biệt, nhóm Dao Thanh Y

11
cũng được nhắc đến qua bài Trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y ở
Quảng Ninh của tác giả Nguyễn Anh Cường. Cuốn Văn hóa truyền thống người
Dao Hà Giang của Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (cb) (1999), Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội là công trình giới thiệu khá đầy đủ, chi tiết về người Dao
tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, chúng ta không thể không nhắc đến công trình Địa chí
Quảng Ninh (2003), tập 1, tập 2 và tập 3 của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh,
do Nxb Thế giới, Hà Nội ấn hành. Trong tập 1, chương 10 giới thiệu về các dân
tộc thiểu số trong tỉnh, trong đó có người Dao và cả nhóm Dao Thanh Y do Vi
Văn An chấp bút. Ngoài ra, còn phải kể đến khá nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận
văn án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học tại
các trường đại học Văn hóa Hà Nội, đại học KHXH&NV thuộc đại học Quốc gia
Hà Nội, đặc biệt là Học viện KHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN.
Liên quan đến người Dao ở Quảng Ninh, cuốn Một số vấn đề về người Dao
ở Quảng Ninh (1998) của Nguyễn Quang Vinh, trong đó nhóm Dao Thanh Y
được đề cập đến với những khía cạnh như nguồn gốc lịch sử, văn hoá vật chất,
văn hoá tinh thần, đời sống xã hội… nhưng vẫn chỉ mang tính khái quát, chưa

chuyên sâu, đày đủ, nhất là chưa đề cập gì đến lĩnh vực hôn nhân hỗn hợp của
họ
Nhìn chung, các công nghiên cứu về người Dao Thanh Y đến nay còn khá
khiêm tốn, nếu có chỉ thể hiện ở các bài viết về các lĩnh vực riêng lẻ. Đặc biệt,
vấn đề hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ.
1.1.2 Những nghiên cứu về hôn nhân và hôn nhân hỗn hợp
Hôn nhân và gia đình luôn là một đề tài hấp dẫn thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Để có được một cái nhìn tổng
thể về các lý thuyết xung quanh vấn đề hôn nhân và gia đình phải có một công
trình chuyên khảo. Trong khuôn khổ phạm vi đề tài nghiên cứu của mình tôi chỉ

12
có thể tập trung vào các công trình nghiên cứu về hôn nhân của các tộc người nói
chung và hôn nhân hỗn hợp nói riêng.
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề hôn nhân và gia đình đã được các triết gia Hy
Lạp như Platon và Aristote đã chú ý đến học thuyết “phụ quyền nguyên thuỷ”.
Học thuyết này chủ trương hình thái đầu tiên mà loài người trải qua là gia đình
phụ quyền, trong đó người chồng người cha có uy quyền tuyệt đối trong gia
đình.
Đến đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu vấn đề hôn nhân gia đình được
nhiều học giả quan tâm hơn. Trong đó nổi bật là quan điểm của Darwin về sự
xuất hiện của gia đình và sự phát triển của nó như là một quá trình thích nghi với
giai đoạn tiến hoá của xã hội loài người. Lịch sử tư tưởng của loài người đã trải
qua một bước ngoặt vào năm 1861 khi nhà khoa học J.J Bachofen cho xuất bản
cuốn sách “Mẫu quyền” với quan điểm loài người lúc đầu sống theo chế độ quần
hôn, con cái sinh ra không biết bố là ai mà chỉ biết mẹ, vì vậy chế độ đầu tiên
phải là chế độ mẫu hệ.
Lịch sử hôn nhân và gia đình được nhiều học giả quan tâm hơn khi
L.Morgan cho ra đời cuốn sách “Xã hội cổ đại” vào năm 1871. Qua tác phẩm

này, theo tác giả các hình thái gia đình mà loài người đã trải qua đó là: gia đình
huyết tộc; gia đình punalua; gia đình đối ngẫu; gia đình phụ hệ gia trưởng và gia
đình một vợ một chồng. Đến năm 1884 F.Ăngghen cho ra đời cuốn sách kinh
điển về hôn nhân gia đình, đó là cuốn sách “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước”. Tác giả tiếp thu công trình nghiên cứu của L.Morgan,
dựa vào những thành tựu của khoa học lúc bấy giờ, bên cạnh đó ông dựa vào
những công trình nghiên cứu của chính mình và ông còn tiếp thu những ý kiến
của C. Mác. Cuốn sách này có giá trị đặc biệt quan trọng, là cơ sở lý luận để các
nhà dân tộc học nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam ngày
càng nhiều. Đây là đề tài được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Trong

13
đó phải kể đến những bài viết về hôn nhân của Giáo sư Phan Hữu Dật trong cuốn
“Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam” (Nxb ĐHQG Hà Nội, năm 1998).
Bài “Hôn nhân và gia đình các dân tộc ở nước ta”, tác giả khái quát
chung đặc điểm chủ yếu của hôn nhân và gia đình ở các dân tộc Việt Nam. Tác
giả chia thành hai đặc điểm chính theo thuyết tiến hoá. Đặc điểm thứ nhất là
những dân tộc đang ở trong giai đoạn tan rã khác nhau của xã hội nguyên thuỷ.
Đặc điểm thứ hai là các dân tộc đã phân hoá giai cấp, đã đến quan hệ phong kiến
sơ kỳ như Mường, Tày, Nùng… hay phong kiến tập quyền như Kinh, Hoa,
Khơme…
Bài “Dấu vết hôn nhân liên minh ba thị tộc ở người Vân Kiều” nói về hôn
nhân liên minh ba “mu” ở một số tộc người Vân Kiều, Tri, Măng Coong. “Hình
thái liên minh này đặc thù này tương tự như hình thái liên minh ba thị tộc lần
đầu tiên được nhà khoa học Nga Stecbe phát hiện vào cuối thề kỷ XIX ở người
Ghiliắc. Đây chính là hình thức ngoại hôn giữa các dòng họ trong cùng một tộc
người” [9;275].
Bài “Dấu vết hệ thống bốn hôn đẳng ở Tây Nguyên - Việt Nam” nói về
tập tục hôn nhân của người Ê Đê ở Tây Nguyên, đó là tục nối nòi.

Bài “Quy tắc cư trú trong hôn nhân” nói về hình thức cư trú sau hôn nhân
của hai vợ chồng mới cưới. Theo tác giả thì “Tầm quan trọng của hình thái cư
trú trong hôn nhân là ở chỗ qua nó ta thấy được trình độ phát triển xã hội, hình
thái hôn nhân và gia đình của đôi vợ chồng mới cưới”[9;288]. Và cũng trong bài
viết này, tác giả chia ra làm ba hình thái cư trú trong hôn nhân đó là các hình thái
hôn nhân bên vợ; hôn nhân cư trú bên chồng và hôn nhân có nơi cư trú mới.
Liên quan đến hôn nhân của người Dao có thể kể đến cuốn Hôn nhân gia
đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng (2004) của
Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội. Cuốn Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba
Bể, Bắc Kạn (1998) của Lý Hành Sơn, Nxb KHXH, Hà Nội. Đặc biệt, bài Phong

14
tục cưới xin của người Dao ở Quảng Ninh (1999) của Vũ Đình Lợi, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, số 3 Ngoài ra, phải kể đến một số công trình nghiên cứu
về hôn nhân và gia đình của nhiều tác giả khác nhau, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ
của sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH & NV; các bài viết được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình
của người Dao nói chung.
Nhìn chung các công trình, bài viết là những tài liệu tham khảo có giá trị
trong việc nghiên cứu người Dao, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống nhất và tổng quát nhất về hôn nhân nói chung - hôn nhân
hỗn hợp nói riêng của người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công, thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.2 Cơ sở lý thuyêt và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn
Khái niệm hôn nhân: Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Hôn nhân
có nghĩa là việc kết hôn giữa nam và nữ”.“Hỗn hợp có nghĩa là không thuần
nhất, có nhiều thành phần khác nhau”[57;334].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 2: “Hôn nhân là thể chế xã hội kèm

theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người
thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng và vợ, quy định
mối quan hệ và trách nhiệm với nhau và giữa họ với con cái của họ. Sự xác nhận
đó, trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới.
Dưới xã hội nguyên thuỷ, hôn nhân tiến hành theo luật tục. Trong các xã hội có
giai cấp và nhà nước, hôn nhân phải được pháp luật công nhận, do đó quyền
hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng con cái cũng được pháp luật xác
định và bảo đảm. Có những trường hợp hôn nhân phải được tiến hành ở nhà
thờ, phải tuân theo những nghi thức tôn giáo nhất định để được giáo hội công
nhận…” [24;389].

15
Như vậy, ta có thể hiểu một cách khái quát về hôn nhân hỗn hợp như sau:
Hôn nhân hỗn hợp là một hiện tượng kết hôn giữa nam và nữ thuộc các thành
phần dân tộc khác nhau mà không trái với quy định của pháp luật. Từ cơ sở
đó,“có thể nói những cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc là một trong những hình
thức biểu hiện mối quan hệ giữa các dân tộc. Sau khi gia đình hỗn hợp ra đời thì
xu hướng phát triển của đơn vị xã hội vi mô này cũng thể hiện khác hẳn gia đình
thuần dân tộc, thứ nhất ở việc chọn ngôn ngữ tiếp xúc, thứ hai ở việc xác định
thành phần dân tộc của những đứa con (thường nghiêng về thành phần dân tộc
của người cha)” [5;24].
Hôn nhân hỗn hợp là một hiện tượng phổ biến diễn ra trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Bởi vì quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá không chỉ bó trong
phạm vi một cộng đồng tộc người mà xu hướng sẽ phát triển ra bên ngoài.
Không những thuộc phạm vi quốc gia mà còn giữa quốc gia này với quốc gia
khác trong xu thế toàn cầu hoá như ngày nay.
Như vậy, việc nghiên cứu vấn đề hôn nhân hỗn hợp không chỉ góp phần
vào việc tìm hiếu sự thay đổi xung quanh đời sống của bản thân gia đình hỗn
hợp mà qua đó còn nói lên bản chất của hiện tượng xã hội và một phần dự đoán
xu hướng phát triển của nó trong tương lai.

1.2.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.2.1 Tiếp cận lý luận Mác xít
Luận văn vận dụng lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là:
- Đảm bảo tính khách quan. Nguyên tắc này chỉ ra rằng, cần nghiên cứu sự
vật hiện tượng như chúng đang tồn tại thực tế, các kết luận phải xuất phát từ thực
tế, không phán đoán chủ quan; để có hiểu biết đúng đắn về sự vật, hiện tượng
phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên, không ổn định.
- Nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự phát triển. Mỗi sự vật, hiện tượng
đều có quá trình nảy sinh, vận động (biến đổi) và phát triển; đều tồn tại trong

16
một không gian và thời gian xác định. Khi nghiên cứu, cần nhìn nhận sự vật,
hiện tượng trong những giai đoạn cụ thể và trong toàn bộ tiến trình phát triển;
cần chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm nảy sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện
thực khách quan và chủ quan. Có như vậy sẽ giúp ta thấy được sự vận động, biến
đổi cũng như lý giải được quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
đó.
- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn. Khi xem xét
sự vật, hiện tượng cần phải đặt trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các
yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời, phải
xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng
khác.
Vận dụng các nguyên lý này vào nghiên cứu hôn nhân hỗn hợp của người Dao
Thanh Y, chúng tôi quan niệm hôn nhân có mối quan hệ hữu cơ với toàn bộ hệ thống
xã hội. Hôn nhân tồn tại và biến đổi trong những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể dưới sự
tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
1.2.2.2 Tiếp cận từ góc độ lịch sử, so sánh
Đây là phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng biến đổi theo một quá
trình lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, sự vật, hiện tượng lại tồn tại những

trạng thái khác nhau. Từ đó, có thể so sánh được các hiện tượng biến đổi theo
thời gian.
Đối với đề tài này, hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y được nghiên
cứu khái quát trong hai giai đoạn chính. Giai đoạn 1 từ năm 1975 đến 1986; đây
là giai đoạn nước ta được hoàn toàn thống nhất, bước vào giai đoạn phục hồi nền
kinh tế. Mọi mặt trong đời sống xã hội cũng thay đổi dựa trên những quyết sách
của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này đồng bào Dao Thanh Y cũng có
những bước chuyển mình cùng xã hội. Đồng bào không chỉ ở trong không gian
của làng, bản mà còn dịch chuyển, giao lưu văn hoá, kinh tế với các vùng miền

17
khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân
hỗn hợp bắt đầu xuất hiện và ngày một phát triển.
Giai đoạn 2 từ năm 1986 đến nay, trong bối cảnh nước ta bước vào một giai
đoạn phát triển mới đánh dấu bởi Đại hội VI năm 1986. Nền kinh tế thị trường
phát triển, tạo tiền đề phát triển cho nền kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, xã
hội mở rộng. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin, các
vùng miền trong cả nước được giao lưu, thu hẹp khoảng cách về không gian.
Đồng bào Dao Thanh Y đã có những thay đổi trong nhận thức, đặc biệt là vấn đề
hôn nhân.
1.2.2.3 Tiếp cận thuyết xung đột
Dựa trên cơ sở lý luận của M.Weber (về xung đột quyền lực) và đặc biệt
là C.Mác (về xung đột giai cấp), người ta cho rằng các mâu thuẫn và xung đột
không chỉ là đặc trưng mà còn giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã
hội. Các mâu thuẫn và xung đột xã hội là hiện tượng có tính chất phổ biến và
được lặp đi lặp lại trong các xã hội và các nền văn hoá khác nhau. Thuyết xung
đột đưa ra những lý giải về sự hội nhập và biến đổi xã hội trên cơ sở của quyền
lực, cũng như những lợi ích về kinh tế, xã hội trong hoạt động thực tiễn của con
người. Vận dụng cách tiếp cận xung đột vào phân tích văn hoá, các nhà nghiên
cứu nhận thấy rằng xung đột không chỉ diễn ra ở mọi cấp độ trong hệ thống xã

hội như giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các dân tộc… mà còn trong mọi lĩnh
vực của văn hoá như: tôn giáo, tư tưởng…
Áp dụng thuyết xung đột trong đề tài để nghiên cứu những trường hợp
hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh Y. Khi những cá thể của các tộc người
khác nhau kết hôn với nhau sẽ nảy sinh các xung đột văn hoá của tộc người này
với tộc người khác trong đời sống thường ngày như: ăn, mặc, tín ngưỡng…
Chúng tôi dùng thuyết xung đột trong phân tích văn hoá để thấy đưa ra những lý
giải về sự hội nhập và biến đổi của mỗi cá thể trong đời sống hôn nhân hỗn hợp;
qua đó thấy được sự vận động và phát triển của hôn nhân hỗn hợp.

18
1.2.2.4 Thuyết biến đối văn hoá
Biến đổi văn hoá hiểu theo nghĩa rộng là qúa trình vận động của tất cả xã
hội (biến đổi xã hội). Biến đổi văn hoá diễn ra trong tất cả các xã hội truyền
thống và xã hội hiện đại. Liên quan đến biến đổi văn hoá có rất nhiều các lý
thuyết: Giải thích biến đổi văn hoá theo thời gian, giải thích biến đổi văn hoá
theo “tán xạ” hay phát tán văn hoá (theo không gian), giải thích biến đổi văn hoá
theo đặc thù lịch sử (duy văn hoá), giải thích biến đổi văn hoá theo tiếp biến văn
hoá, giải thích biến đổi văn hoá theo chức năng…
Trong nhiều lý thuyết giải thích về sự biến đổi văn hóa, chúng tôi đặc biệt
chú ý đến lý thuyết tiếp biến văn hóa.
Tiếp biến văn hóa dùng để chỉ sự tiếp xúc giữa các hệ thống văn hóa với
nhau dẫn đến sự biến đổi, hội nhập một số yếu tố văn hóa lẫn nhau giữa các hệ
thống văn hóa đó, đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng,
dân tộc) có văn hoá khác nhau, tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi của văn hoá
của một hoặc nhiều nhóm. Sự tiếp xúc này làm tăng đặc tính của nền văn hóa
này trong nền văn hóa kia. Tiếp biến văn hóa gồm nhiều quá trình khác nhau như
truyền bá, thích nghi, phản ứng lại…và “tan rã văn hóa”.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, của
văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa, vừa là
chính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa có một
tầm quan trọng trong lịch sử nhân lọai.
Giao lưu văn hoá tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hoá ở các
cộng đồng, tiếp biến văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn
hóa và mọi xã hội từ xưa đến nay. Xét về thực chất, tiếp biến văn hóa chính là sự
tác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình
phát triển. Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữ vai trò
chủ thể có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với

19
các yếu tố ngoại sinh.
Lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng trong luận văn nhằm lý giải sự
biến đổi của các giá trị văn hóa trong các gia đình hỗn hợp như các nghi lễ, các
quan niệm, sinh hoạt vật chất, những nhận thức mới… trong đời sống thường
ngày.
1.2.2.5 Lý thuyết tương tác
Khi nghiên cứu về hôn nhân không thể tách rời sự vận động và phát triển
của văn hóa. Tất cả các hành vi ứng xử trong hôn nhân đều được đặt dưới góc độ
của văn hóa, chính vì vậy tôi đã chọn lý thuyết tương tác để giải thích các hiện
tượng trong hôn nhân hỗn hợp. Mỗi một hành động xã hội nói chung đều có
những động cơ thúc đẩy. Vì vậy, muốn nghiên cứu một hành động xã hội, thì
phải tìm hiểu các nguyên nhân để giải thích cho hành động ấy. Trong đề tài này
không chỉ đơn thuần là mô tả các cuộc hôn nhân hỗn hợp của người Dao Thanh
Y mà phải giải thích được tại sao họ lại làm như vậy? Muốn giải thích được
những câu hỏi trên không chỉ dựa vào suy nghĩ chủ quan của con người mà còn
phải dựa vào tính khách quan của hiện tượng chịu tác động của những tiền đề
kinh tế - xã hội từ bên ngoài.
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu

thuộc hệ thống phương pháp nghiên cứu dân tộc học.
Trước tiên chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài. Dựa
trên nguồn tài liệu trên chúng tôi có những hiểu biết về hôn nhân của người Dao
Thanh Y trong truyền thống cũng như hiện nay. Về nguồn tài liệu thứ cấp: chúng
tôi đi thu thập các báo cáo, chỉ thị, quyết định, tài liệu thống kê có liên quan đến
luận văn ở xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Phương
pháp thống kê cũng được sử dụng trong thu thập thông tin về dân số, điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của dân tộc Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công. Các số liệu

20
về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở xã Thượng Yên Công là những thông tin
khái quát ban đầu về khu vực nghiên cứu.
Đối với nguồn tài liệu sơ cấp, phương pháp điền dã dân tộc học được xem
là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu và thu thập thông tin.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin
các đối tượng đa dạng của cộng đồng, từ già làng, trưởng bản, người già, người
trẻ. Nội dung của các cuộc phỏng vấn tập trung về các cuộc hôn nhân truyền
thống, cũng như các cuộc hôn nhân hỗn hợp hiện nay của người Dao Thanh Y.
Phần lớn các cuộc phỏng vấn đều được bố trí ở nhà hoặc một địa điểm nào thích
hợp với người cung cấp thông tin. Chúng tôi có sử dụng băng ghi âm và ghi chép
tóm lược các ý kiến của người dân. Trong hôn nhân của người Dao Thanh Y
hiện nay đã có sự biến đổi, để khôi phục lại hôn nhân truyền thống, luận văn
phải sử dụng đến phỏng vấn hồi cố, gợi lại trí nhớ của người cao tuổi.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát tham gia để thu thập
tài liệu về các nghi thức trong hôn nhân truyền thống, cũng như hôn nhân hỗn
hợp của người Dao Thanh Y. Chúng tôi tham dự đám cưới của người Dao Thanh
Y kết hôn với người Dao Thanh Y, và đám cưới hỗn hợp của người Dao Thanh
Y. Việc quan sát tham gia của chúng tôi thấy được điểm tương đồng và khác biệt
giữa hai loại hình hôn nhân đồng tộc và khác tộc của người Dao Thanh Y.
Kết hợp giữa thu thập tài liệu định lượng và phân tích định tính. Chúng tôi

áp dụng các phương pháp này trong việc ghi chép và phân tích các trường hợp
hôn nhân hỗn hợp. Sử dụng bảng hỏi tại địa bàn nghiên cứu ở xã Thượng Yên
Công với các đối tượng khác nhau về các vấn đề liên quan đến hôn nhân hỗn
hợp.
Khi trình bày luận văn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so
sánh. Đặc biệt là so sánh các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Thanh Y với
các nhóm Dao khác. Qua đó thấy được những điểm giống và khác nhau trong
hôn nhân của các nhóm Dao.

×