Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÚI TOTE SỢI DỨA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SỢI ECO THÁNG 8910 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 35 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM
TÚI TOTE SỢI DỨA CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN SỢI ECO THÁNG 8-9-10

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI & HỒ CHÍ MINH

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM
TÚI TOTE SỢI DỨA CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN SỢI ECO THÁNG 8-9-10

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI & HỒ CHÍ MINH

DANH SÁCH NHĨM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN............................................................................... 4
Lời giới thiệu..................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.................................................................................. 6

1.1 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu.............................................................................................. 6
1.1.1 Hình thành và phát triển của doanh nghiệp................................................................ 6
1.1.2 Tầm nhìn..................................................................................................................... 6
1.1.3 Sứ mệnh..................................................................................................................... 6
1.1.4 Mục tiêu.......................................................................................................................7

1.2 Lĩnh vực kinh doanh............................................................................................................ 7

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh....................................................................................................7
1.2.2 Các dòng sản phẩm.................................................................................................... 7

1.3 Thị trường kinh doanh......................................................................................................... 8
1.4 Vấn đề của doanh nghiệp.................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH............................................................ 10
2.1 Môi trường vĩ mô............................................................................................................... 10

2.1.1 Yếu tố môi trường..................................................................................................... 10
2.1.2 Yếu tố xã hội............................................................................................................. 11
2.1.3 Yếu tố chính trị.......................................................................................................... 11
2.1.4 Yếu tố kinh tế............................................................................................................ 12
2.1.5 Yếu tố công nghệ...................................................................................................... 12
2.1.6 Kết luận..................................................................................................................... 12
2.2 Phân tích ngành (5 forces).................................................................................................13
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................13
2.2.2 Đối thủ tiềm năng...................................................................................................... 13
2.2.3 Nhà cung cấp............................................................................................................ 15
2.2.4 Khách hàng............................................................................................................... 15
2.2.5 Sản phẩm thay thế.................................................................................................... 15
2.3 Phân tích nội bộ................................................................................................................. 16
2.4 Phân tích SWOT................................................................................................................ 16
2.4.1 Điểm mạnh................................................................................................................16
2.4.2 Điểm yếu................................................................................................................... 17
2.4.3 Cơ hội....................................................................................................................... 17
2.4.4 Thách thức................................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM........................................... 18
3.1 Phân khúc thị trường......................................................................................................... 18
3.1.1 Phân khúc thị trường................................................................................................ 18
3.1.2 Khách hàng mục tiêu................................................................................................ 18

3.1.3 Định vị thị trường...................................................................................................... 19
3.2 Định vị sản phẩm............................................................................................................... 19
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÚI TOTE SỢI DỨA VÀO THÁNG
8-9-10/2024 TẠI TPHCM VÀ HÀ NỘI........................................................................................... 20
4.1 Marketing mix.....................................................................................................................20

2

4.1.1 Product......................................................................................................................20
4.1.2 Price.......................................................................................................................... 20
4.1.3 Place......................................................................................................................... 23
Địa điểm phân phối............................................................................................................ 23
Đối tượng mục tiêu............................................................................................................ 23
Cấu trúc kênh phân phối.................................................................................................... 24
4.1.4 Promotion..................................................................................................................24
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT.............................................................. 26
5.1 Kế hoạch thực hiện chiến lược.......................................................................................... 26
5.1.1 Mục tiêu chiến dịch................................................................................................... 26
5.1.2 Kế hoạch thực hiện sơ bộ.........................................................................................26
5.1.3 Mục tiêu truyền thông................................................................................................27
5.1.4 Thời gian tiến hành................................................................................................... 28
5.1.5 Chi phí thực hiện.......................................................................................................29
5.2 Kế hoạch kiểm soát chiến lược......................................................................................... 29
5.2.1 Đánh giá chiến lược..................................................................................................29
5.2.2 Kế hoạch rủi ro..........................................................................................................30
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN............................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 32
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................................... 33

3


Lời giới thiệu

Ngày nay, chúng ta đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ ô nhiễm môi
trường trầm trọng, gây ảnh hưởng rất nặng nề đến đời sống của chúng ta và những loài
động vật đang cùng sinh sống trên Trái Đất. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố như phát
triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, phát triển các ngành cơng nghiệp. Một
trong những ngành công nghiệp gây ô nhiêm top đầu thế giới có thể nói đến là ngành
cơng nghiệp thời trang đặc biệt là thời trang túi xách. Mỗi năm đều có hàng triệu chiếc
túi xách được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người với vòng đời sản
phẩm ngắn hạn. Tức có nghĩa, chỉ sau vài tháng sẽ là có đến hàng triệu chiếc túi bị phế
phẩm và nó sẽ được trực tiếp thải ra mơi trường gây ảnh hưởng đến sự cân bằng tự
nhiên. Qua đó thấy rằng để đảm bảo sự phát triển của nền công nghiệp thời trang túi
xách cũng như đảm bảo nhu cầu làm đẹp của khách hàng, điều chúng ta cần là một sản
phẩm có tính thẩm mỹ cao có vịng đời sử dụng dài hạn, có tính ứng dụng cao và đặc
biệt thân thiện với mơi trường với tính năng tự phân hủy sinh học.

Để tạo nên bước ngoặt trong ngành cơng nghiệp thời trang cũng như góp phần
củng cố mơi trường công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển sợi ECO cho ra mắt sản
phẩm túi Tote từ sợi dứa phân hủy được. Thông qua cách để tạo nên được một chiếc
túi thì cũng phải trải qua rất nhiều giai đoạn như hái dứa, tách sợi, ép… hầu hết các
công đoạn đều là thủ công và đem đến cho ta được sự gần gũi và thân thiện với thiên
nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho nông dân, công nhân Việt . Túi vải Dứa
cũng dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên nên sẽ đem lại hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường giúp chúng ta có một mơi trường xanh-sạch-đẹp. Chính vì vậy mà
ưu điểm, tiềm năng và thách thức sẽ đóng vai trị rất là quan trọng trong cơng cuộc
nghiên cứu. Mục đích sẽ đưa túi vải Dứa lên dẫn đầu thị trường tiêu thụ để giúp bảo vệ
được môi trường khỏi những bao bì nilon.

Dưới đây nhóm Boss or Stop sẽ phân tích sâu hơn về nguồn gốc, quá trình sản

xuất, các yếu tố quyết định trong thị trường tiêu thụ đồng thời đề xuất chiến lược
quảng bá sản phẩm túi Tote sợi dứa được phát triển bởi công ty cổ phần nghiên cứu và
phát sợi ECO trong tháng 8-9-10 năm 2024 tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh

5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

1.1 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu

1.1.1 Hình thành và phát triển của doanh nghiệp

ECOSOI là một doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập vào ngày 30 tháng 3
năm 2021 với mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam theo hướng bền vững, sử
dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường.

Trong giai đoạn đầu thành lập, ECOSOI tập trung vào nghiên cứu và phát triển
các dòng máy tách sợi, đồng thời kết nối với các vùng nguyên liệu dứa trên cả nước.
Đến năm 2021, công ty đã hồn thành việc phát triển các dịng máy như máy tách sợi,
máy đánh bông, máy chải sợi, từ đó tạo ra sản phẩm chính là sợi thơ và sợi đánh bông.

Năm 2022, ECOSOI tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong kế hoạch năm 2023, công ty dự kiến sẽ
cho ra mắt dòng sản phẩm mới là cuộn sợi công nghiệp phục vụ cho ngành thời trang.

Sau hơn hai năm hoạt động, ECOSOI đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Công ty đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất sợi từ lá
dứa tại Việt Nam. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng trưởng ổn định qua
các năm.


1.1.2 Tầm nhìn

ECOSOI là một doanh nghiệp khởi nghiệp với tầm nhìn trở thành tiên phong
trong nghiên cứu và ứng dụng sợi dứa vào ngành may mặc và thời trang tại Việt Nam.
Công ty mong muốn góp phần đưa sản phẩm sợi thiên nhiên của Việt Nam ra thế giới,
góp phần bảo vệ mơi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.3 Sứ mệnh

Cung cấp sợi thiên nhiên chất lượng cao cho ngành thời trang và may mặc.
Hướng đến phân khúc thị trường cao cấp. Tác động tích cực đến mơi trường và xã hội.
Tạo sinh kế người dân nông thôn.

6

1.1.4 Mục tiêu

1. Đổi mới sản phẩm: Tập trung vào nghiên cứu và phát triển sợi ECO, tạo ra sản
phẩm dệt may và da giày có tính năng thân thiện với môi trường, giúp giảm
thiểu tác động xấu đến môi trường từ quá trình sản xuất.

2. Tăng cường chất lượng: Phấn đấu để sản xuất sợi ECO có chất lượng cao, đáp
ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và nhu cầu của thị trường trong nước,
từ đó cung cấp sản phẩm có giá trị gia tăng và tạo ra sự tin cậy từ khách hàng.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng năng lực sản xuất và công nghệ
hiện đại để sản xuất sợi ECO một cách hiệu quả, tối ưu hóa quy trình sản xuất
để giữ vững hoặc thậm chí nâng cao vị trí của cơng ty trong ngành dệt may trên
thị trường quốc tế.


4. Thúc đẩy xuất khẩu: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm sợi
ECO, từ đó giữ vững vị trí hàng đầu trong nhóm các quốc gia xuất khẩu sản
phẩm dệt may với cam kết về sản phẩm chất lượng và bảo vệ môi trường.

5. Tạo ảnh hưởng tích cực: Đóng góp vào việc thay đổi nhận thức của cộng đồng
về sự quan trọng của bảo vệ môi trường thông qua việc phát triển và sử dụng
sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần vào sự bền vững của ngành cơng
nghiệp dệt may và da giày.

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh

ECOSOI là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và
sản xuất sợi thiên nhiên như sợi dứa, sợi chuối,… có khả năng ứng dụng vào ngành
công nghiệp thời trang may mặc đặc biệt là ngành cơng nghiệp túi xách. Hiện tại
ECOSOI đang hoạt động chính với hình thức cung cấp sợi thiên nhiên cho các doanh
nghiệp thời trang bền vững. Mặc dù chưa quá nổi trội với mảng gia công túi xách
nhưng ECOSOI vẫn đang trên đà phát triển lĩnh vực này.

1.2.2 Các dòng sản phẩm

SỢI DỨA THÔ (TÁCH KEO)
Sợi được tách từ lá dứa tươi Việt Nam bằng phương pháp cơ học, sau đó được tách keo
bằng nước sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
CUỘN SỢI
Cuộn sợi có thành phần là sợi dứa và sợi gai, chi số 18Nm, độ kéo dãn ở điều kiện khô
2,5%, độ cứng của sợi trên 1 đơn vị denier ở điều kiện khô 2(gf/d). Số lượng theo yêu
cầu, giá cả thỏa thuận.


7

XƠ DỨA ĐÁNH BÔNG (DÙNG ĐỂ KÉO SỢI)
Xơ dứa đánh bông sử dụng để kéo sợi, làm giả da
Sản phẩm thuần tự nhiên, khơng sử dụng bất cứ hóa chất nào trong quá trình sản xuất.
TÚI SỢI DỨA CẦM TAY AMY
Kích thước: W 36cm H 22.5cm D 6cm
Tính năng/Cơng dụng sản phẩm: Thời trang cao cấp
Túi thời trang cao cấp được thiết kế và phân phối độc quyền tại ECOSOI
TÚI XÁCH SỢI DỨA ASIMO
Kích thước: W 26cm H 17.5cm D 5.5cm
Tính năng/cơng dụng sản phẩm: Thời trang cao cấp
Túi thời trang cao cấp được thiết kế và phân phối độc

Hình 1.2.2 Quy trình sơ chế sợi dứa

1.3 Thị trường kinh doanh

Sản phẩm
- Sợi dệt từ lá dứa: Sản phẩm chính của ECOSOI, được làm từ lá dứa thải loại
sau thu hoạch, có đặc tính dai, bền, bóng mượt và chống tia UV.
- Vải dệt từ sợi dứa: Đa dạng loại vải dệt từ sợi dứa với các kiểu dệt và màu sắc,
sử dụng cho quần áo, phụ kiện thời trang, và đồ gia dụng.
- Sản phẩm khác từ sợi dứa: ECOSOI đang phát triển các sản phẩm khác như
bơng gịn, chỉ khâu, vv.

Thị trường mục tiêu
- Thị trường trong nước: Hướng đến ngành thời trang, nội thất, và người tiêu
dùng quan tâm đến thời trang bền vững.
- Thị trường quốc tế: Tập trung vào các nước phát triển và hợp tác với các nhà

nhập khẩu, phân phối, và thương hiệu thời trang quốc tế.

Kênh phân phối
- Kênh trực tiếp: Thông qua website, gian hàng trực tuyến, và cửa hàng trưng bày
sản phẩm.
- Kênh gián tiếp: Hợp tác với đại lý, nhà phân phối, và cửa hàng bán lẻ.

Đối thủ cạnh tranh
- Các công ty sản xuất sợi dệt tự nhiên, vải dệt may truyền thống, và sản phẩm
thời trang bền vững.

Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: Tăng cầu cho sản phẩm thời trang bền vững, xu hướng tiêu dùng xanh,
và chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
- Thách thức: Giá thành cao, khả năng tiếp cận thị trường, và năng lực sản xuất.

8

Quy mơ thị trường
Thị trường sợi dứa tồn cầu (2023): 2 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng 8%/năm (2023-2028).
Thị trường sợi dứa Việt Nam (2023): 500 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 10%/năm
(2023-2028).
Cạnh tranh

- Doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp: 5 doanh nghiệp.
- Thị phần ECOSOI tại thị trường Việt Nam: 10%.
- Ưu điểm cạnh tranh của ECOSOI: Sản phẩm thân thiện với môi trường, chất

lượng cao.
- Nhược điểm cạnh tranh của ECOSOI: Giá thành cao, thương hiệu chưa phổ


biến.
Nhu cầu khách hàng

- Nhu cầu về sợi dứa thân thiện với môi trường: Tăng cao.
- Nhu cầu về sợi dứa chất lượng cao: Tăng cao.
- Nhu cầu về sợi dứa giá thành hợp lý: Cao.
Xu hướng thị trường
- Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: Tăng.
- Xu hướng sử dụng sản phẩm chất lượng cao: Tăng.
- Xu hướng sử dụng sản phẩm giá thành hợp lý: Luôn quan trọng.

1.4 Vấn đề của doanh nghiệp

1. Vấn đề chi phí

- Tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chính (lá dứa): 80%
- Biến động giá lá dứa trong năm 2023: 20%
- Số lần gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên liệu trong năm 2023: 2 lần

Giải pháp

- Tìm nguồn nguyên liệu lá dứa giá rẻ và ổn định.
- Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu để giảm rủi ro.
- Xây dựng tỷ lệ tự động hóa cao hơn để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

2. Vấn đề công nghệ

- Tỷ lệ tự động hóa trong quy trình sản xuất: 30%
- Năng suất sản xuất hiện tại: 1 tấn sợi dứa/tháng

- Mục tiêu năng suất sau khi cải tiến công nghệ: 2 tấn sợi dứa/tháng
Giải pháp
- Đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến để tăng năng suất.

9

- Nâng cao tỷ lệ tự động hóa để giảm chi phí lao động và tăng hiệu suất.
3. Vấn đề thị trường

- Doanh thu bán hàng năm 2023: 1 tỷ đồng
- Tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng mua hàng: 20%
- Mức độ nhận diện thương hiệu Ecosoi: 30%
Giải pháp
- Tăng cường chiến lược marketing để tăng nhận thức thương hiệu.
- Tham gia hội chợ và triển lãm quốc tế để mở rộng thị trường quốc tế.
4. Vấn đề về nguồn vốn
- Vốn đầu tư ban đầu: 500 triệu đồng
- Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo: 2 tỷ đồng
- Lãi suất vay ngân hàng hiện tại: 7%/năm
Giải pháp
- Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư và hợp tác có lợi.
- Đàm phán lãi suất vay ngân hàng để giảm áp lực tài chính.
5. Vấn đề về nhân sự
- Số lượng nhân viên hiện tại: 20 người
- Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc trong năm 2023: 10%
- Nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong năm 2024: 10 người
Giải pháp
- Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân sự để nâng cao chất lượng lao động.
- Tăng cường chiến lược giữ chân nhân viên để giảm tỷ lệ nghỉ việc.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH

DOANH

2.1 Mơi trường vĩ mô

2.1.1 Yếu tố môi trường

Theo một báo cáo của Global Fashion Agenda, ngành thời trang bền vững có thể tăng
trưởng 5-10% trong năm 2023, đạt doanh thu khoảng 185 tỷ USD. Trong đó, thị
trường thời trang bền vững ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,... đang
tăng trưởng nhanh hơn so với các nước đang phát triển.

10

2.1.2 Yếu tố xã hội

Quy mô và tốc độ gia tăng dân số:

- Theo số liệu cập nhật mới nhất từ nghiên cứu, dân số TPHCM hiện tại đạt hơn
9 triệu người và trở thành nơi có dân số đông nhất cả nước, dân số chiếm 9,35%
dân số Việt Nam. Trong đó nam chiếm 48,7%, nữ 51,3%.

- Dân số Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi, chỉ từ 4 triệu người năm 1990,
đến 8 triệu người năm 2016 chỉ trong chưa đến 2 thập kỷ. Cứ trung bình mỗi
năm dân số TP.HCM gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình cứ mỗi 5 năm
khoảng 1 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,28%/năm cho thấy tốc
độ tăng trưởng dân số ngày càng nhanh.

Hình 2.1.2 Minh họa quy mô dân số tại TPHCM 2019


Xu hướng văn hóa của người Việt Nam:

- Nói về văn hóa tiêu dùng thì người Việt ngày càng tiêu dùng thông minh hơn.
Khi đời sống văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, người Việt đang có xu
hướng chi tiêu nhiều hơn (tính đến thời điểm trước dịch Covid-19) nhưng điều
đó khơng đồng nghĩa họ sẽ chi tiêu khơng tính tốn.

- Khi internet phát triển, người tiêu dùng Việt có điều kiện tiếp xúc với nhiều
nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm. Và trong thời đại mua sắm
trực tuyến bùng nổ như hiện nay, người tiêu dùng Việt thường so sánh trước khi
ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ vì có rất nhiều lựa chọn.

- Sự biến động trong xu hướng thời trang bền vững và trách nhiệm xã hội từ
người dùng ngày càng khiến người dùng thay đổi tư duy lựa chọn trang phục.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững và độ thân
thiện với môi trường, nhờ vậy ngành thời trang bền vững đang được đà phát
triển

- Theo một khảo sát của Global Fashion Agenda, 73% người tiêu dùng toàn cầu
cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm thời trang bền vững.

2.1.3 Yếu tố chính trị

Các chính sách và quy định của chính phủ cũng có tác động tích cực đến ngành dệt sợi
thiên nhiên. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chính sách và quy định nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong sản xuất.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển ngành dệt may và da
giày, trong đó có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu thiên nhiên.


11

Chính sách Thương mại Quốc tế: Các biện pháp thương mại quốc tế và các thỏa thuận
thương mại có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu sợi và sản phẩm dệt.
Chính sách Mơi trường: Sự quan tâm ngày càng tăng về bảo vệ môi trường và chuỗi
cung ứng bền vững có thể đặt ra các thách thức và cơ hội cho ECOSOI.

2.1.4 Yếu tố kinh tế

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng cao là yếu tố thuận lợi cho
sự phát triển của ngành cơng nghiệp thời trang bền vững nói chung và ngành dệt sợi
thiên nhiên nói riêng. Khi thu nhập của người dân tăng lên, họ có xu hướng quan tâm
nhiều hơn đến các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với mơi trường.

GDP bình qn đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người,
tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất sợi vẫn gặp khá nhiều khó khăn do:

- Biến động giá nguyên liệu: Sự biến động giá vật liệu như sợi và năng lượng có
thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành cuối cùng của sản phẩm.

- Tình hình Kinh tế Tồn cầu: Ảnh hưởng của các sự kiện toàn cầu, chẳng hạn
như suy thoái kinh tế hay tăng trưởng, đối với chi tiêu và nhu cầu sản phẩm dệt.

2.1.5 Yếu tố công nghệ

Đối với ngành công nghệ sợi thiên nhiên ngày nay đã khơng cịn q khó khăn như
trước khi phải xử lý thủ công các nguyên liệu thô gây mất thời gian và hao mòn
nguyên liệu. Ngày nay nhờ vào sự phát triển của công nghệ đã xuất hiện những loại

máy móc gia cơng hiện đại góp phần thúc đẩy sản lượng hàng năm và giúp giảm các
loại chi phí hao mịn do gia cơng thủ cơng.
Ngồi ra yếu tố cơng nghệ cịn tác động mạnh mẽ lên tính cạnh tranh trong ngành bởi
sự đầu tư đổi mới trong quy trình sản xuất và cơng nghệ có thể cung cấp lợi thế về
thẩm mỹ và chi phí.

2.1.6 Kết luận

Dựa trên phân tích mơi trường kinh doanh vĩ mơ, ECOSOI nên tập trung vào
việc đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu chi phí và thu hẹp khoảng cách giá thành
giữa thời trang bền vững và thời trang nhanh. Duy trì tiêu chuẩn mơi trường, cũng như
quản lý chi phí và tối ưu hóa q trình sản xuất. Đồng thời, theo dõi các thay đổi trong
chính trị thương mại quốc tế để đối mặt với tình hình biến động giá và cơ hội xuất
khẩu. Bảo đảm rằng các sản phẩm của ECOSOI đáp ứng xu hướng thị trường và ngày

12

càng tăng cường về mặt bền vững có thể giúp cơng ty duy trì và mở rộng thị trường
của mình.

2.2 Phân tích ngành (5 forces)

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi có nhiều đối thủ cùng sử dụng
cùng một sản phẩm vải lá dứa hoặc cùng ngành sản xuất vải từ các chất liệu khác (ví
dụ: mồi cà phê, chất liệu nhân tạo, v.v.). Khi đó người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa
chọn chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ tương tự do đối thủ cung cấp. Vì vậy,
Ecosoi cần tạo nên sự khác biệt về quy trình sản xuất, quy mơ sản xuất, lòng trung
thành với thương hiệu, thương hiệu, thị phần và tốc độ tăng trưởng của từng đối thủ,

chiến lược cạnh tranh của đối thủ
Các đối thủ cạnh tranh của ECOSOI có thể được phân loại thành các nhóm sau:

- Các doanh nghiệp sản xuất sợi thiên nhiên từ các nguyên liệu khác, chẳng hạn
như bông, gai, lanh,...

- Các doanh nghiệp sản xuất sợi tổng hợp
- Các doanh nghiệp sản xuất sợi tái chế
Một số đối thủ cạnh tranh của ECOSOI như:
- Công ty TNHH dệt sợi Vinatex

- Công ty TNHH dệt sợi An Thịnh

2.2.2 Đối thủ tiềm năng

Hiện nay đã có nhiều cơng ty ra mắt nhiều dịng vải được làm từ các nguyên liệu khác
nhau. Có thể kể đến như :
Cotton sạch

13

Galy - một startup công nghệ sinh đã mang đến giải pháp cotton sạch bằng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào gốc. Thay vì sử dụng hạt giống hay các phương pháp truyền
thống khác, đội ngũ Galy sẽ cắt một phần cây chứa nhiều tế bào gốc. Các thương hiệu
sử dụng vải này : Pact, The Waight, Obaki,..

Da thuộc “vegan” làm từ nấm

Da nấm cũng mịn và dẻo dai không kém da động vật . Mycotech và Bolt Threads là
hai startup công nghệ sinh học nổi bật trong lĩnh vực dùng sợi nấm (mycelium) để tạo

ra một chất liệu da mới mang tên Mylo. Da nấm khi sờ vào vẫn cho cảm giác mềm,
dẻo và trơng khơng khác gì da thuộc động vật. Các thương hiệu sử dụng vải này :
Adidas, Stella Mccartney, Lululemon,..

Vải làm từ đá hoa (Marble)

Hai nhà nghiên cứu Alice Zaredeschi và Francesca Pievani đã hợp tác với công ty vải
nổi tiếng của Ý để cho ra “Marm\More". Đây là chất liệu vải đầu tiên trên thế giới làm
từ vải sợi nhỏ (microfilm) cùng hơn 50% bột đá hoa. Các thương hiệu sử dụng vải này
: Fili Pari - Trang phục, Bentley - Nội thất.

Vải da từ xương rồng

Adrián López Velarde và Marte Cázarez, hai sáng lập viên của Desserto - một thương
hiệu da đến từ Mexico. Cả hai đã dành hơn 2 năm để nghiên cứu và phát triển dự án
vải da từ cây xương rồng. Họ sử dụng giống xương rồng tai thỏ (Nopal) có ở khắp nơi
tại Mexico.Các thương hiệu sử dụng vải này : AMARÉ, H&M, House of Fluff.

Mối đe dọa của những người mới tham gia đề cập đến khó khăn của các công ty mới
khi gia nhập ngành cạnh tranh với các cơng ty có sẵn trên thị trường. Sự gia nhập của
các cơng ty mới vào thị trường có thể đe dọa đến doanh số bán hàng và thị phần của
chính thương hiệu Ecosoi. Tuy nhiên, nếu việc thâm nhập thị trường trở nên khó khăn
hơn.

14

2.2.3 Nhà cung cấp

Hiện tại Ecosoi đang làm đang phát triển khá tốt về mặt máy móc, những mẫu
máy do Ecosoi phát triển sản xuất trung bình được 4kg sợi/ngày và 1kg bơng chỉ cần

55 kg lá dứa. Trong khi đó Philippines là đơn vị cung cấp sợi dứa chủ yếu cho Pinatex
chỉ có thể cho sản xuất khoảng 3,75kg sợi/ngày và cần đến 67kg lá dứa cho 1kg bông
.Tuy nhiên về mặt đáp ứng thì cịn khá thua thiệt so với mặt bằng chung.Mức tối thiểu
mà khách hàng mong muốn là 7 tấn/tháng, nhưng Ecosoi hiện tại chỉ đạt được gần 3
tấn/tháng.

Ecosoi cũng đã đăng ký giải pháp hữu ích cho sợi cơng nghệ lá dứa và đăng ký
bản quyền cho dòng sợi và dịng vải này. Nên khơng phải lo lắng sẽ có đối thủ cạnh
tranh làm sản phẩm tương tự như họ.

2.2.4 Khách hàng

Doanh thu của Ecosoi chỉ đạt 700 triệu đồng tính cho đến tháng 5/2022. Mơ hình của
Ecosoi là chuyển giao công nghệ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp có vùng nguyên
liệu, cơ sở vật chất và nguồn lao động tại địa phương. Theo người sáng lập, khách
hàng hiện tại của Ecosoi là Pinatex, nhà sản xuất da sợi dứa lớn nhất thế giới. Có thể
nói, loại vải làm từ lá dứa vẫn còn khá xa lạ với các công ty sản xuất nêu trên ở Trung
Quốc và thậm chí trên tồn thế giới.

2.2.5 Sản phẩm thay thế

CEO Ecosoi cho biết, sợi dứa đắt gấp 2,5 lần sợi bông. Loại sợi này có khả
năng thấm hút mồ hơi tương tự nhưng có tính chất cơ học bền lâu hơn sợi bông. Tuy
nhiên, lá dứa là phụ phẩm của vụ mùa nên bà con nông dân không cần lo lắng về việc
tưới tiêu, bón phân. Ngồi ra, phương pháp chiết xuất phụ phẩm dứa không chỉ tạo ra
một loại vật liệu mới bền vững mà q trình chiết xuất xơ cịn tạo ra sinh khối có thể
tái sử dụng. Loại phân bón hữu cơ này tạo ra một nguồn thu nhập tự nhiên khác cho
cộng đồng nông dân. Các sản phẩm vải lá dứa và tốc độ thành phẩm của Ecosoi khơng
chỉ giúp giảm nhu cầu về tài ngun mà cịn cung cấp các sản phẩm chất liệu cao cấp,
đồ nội thất từ ​thiên nhiên nhằm tạo ra thời trang bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường.


15

2.3 Phân tích nội bộ

Hình 2.3 - Phân tích các đề mục nội bộ của ECOSOI
Áp dụng chuỗi giá trị mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

- Giảm chi phí, tối ưu hóa cơng sức, loại bỏ khoản hao phí và tăng lợi nhuận.
- Giúp doanh nghiệp loại bỏ các hoạt động không cần thiết và cải tiến các hoạt

động cần thiết.
- Doanh nghiệp xác định được giá trị nào thực sự quan trọng với khách hàng, từ

đó mở rộng và nâng cao các giá trị đó, dẫn đến tiết kiệm chi phí và cải thiện sản
xuất.
- Khách hàng sẽ nhận được các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao, giá trị cao
với chi phí thấp hơn.

2.4 Phân tích SWOT

2.4.1 Điểm mạnh

Sản phẩm thân thiện với mơi trường: ECOSOI là sản phẩm có tính thân thiện với
mơi trường, phản ánh cam kết của công ty về bảo vệ môi trường.

16

Nghiên cứu và phát triển: Cơng ty có bộ phận nghiên cứu mạnh mẽ, chuyên sâu về
sợi giúp tạo ra sản phẩm sợi mới lạ có tính cạnh tranh và ứng dụng cao.

Chất lượng cao: Hiểu được tầm quan trọng và trọng trách của một sản phẩm mang giá
trị bền vững ECOSOI luôn đảm chất lượng sợi đạt chuẩn, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
tế về vật liệu và môi trường.
Mức độ phân hủy tốt: với sứ mệnh phát triển nền công nghiệp bền vững và bảo vệ
môi trường, ECOSOI là doanh nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu ra chất liệu
mới kết hợp với yếu tố nguyên liệu thiên nhiên nên đảm bảo mức độ phân hủy cao

2.4.2 Điểm yếu

Hiệu suất sản xuất: Cơng nghệ sản xuất ECOSOI có thể cần cải thiện để tăng hiệu
suất và giảm chi phí sản xuất.
Độ nhận diện thương hiệu chưa tốt: ECOSOI chưa có nhiều sự phát triển trong mơ
hình B2C bởi sản phẩm chính vẫn là sợi thiên nhiên. Do đó để phát triển một sản phẩm
túi xách đến tay người tiêu dùng sẽ là một thách thức lớn cho ECOSOI vì mức độ nhận
diện chưa cao.
Sản phẩm thủ cơng khơng đa dạng: các sản phẩm túi xách ở ECOSOI hiện tại vẫn
chưa có được yếu tố hợp thời, khơng đủ mức độ cạnh tranh với những sản phẩm thời
trang nhanh hay thậm chí là sản phẩm bền vững của thương hiệu khác.

2.4.3 Cơ hội

Chưa có nhiều doanh nghiệp đối thủ: có thể nói ECOSOI là một trong những cơng
ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp bền vững đặc biệt là sản xuất sợi, do đó đây là cơ
hội giúp ECOSOI chiếm được thị phần cao trong lĩnh vực này.
Xu hướng thời trang bền vững phát triển: người tiêu dùng đã có nhận thức tốt hơn
về sự ơ nhiễm mà ngành thời trang mang lại, họ dần thay đổi thói quen mua sắm ưu
tiên những sản phẩm mang tính bền vững hơn. Từ đó tạo nên một xu hướng tiêu dùng
mới

2.4.4 Thách thức


Sản phẩm cịn hạn chế về tính ứng dụng trong may mặc: một vài chất liệu thiên
nhiên tuy đảm bảo được mức độ phân hủy cao, giá thành ổn định nhưng chất liệu quá
thô cứng, không phù hợp để gia công quần áo
Giá thành cao: do chưa đảm bảo được năng lực sản xuất đại trà còn phụ thuộc nhiều
vào năng suất thủ công kéo theo giá thành sản phẩm cao. Điều này đi đơi với việc có
thể giảm khả năng chấp nhận thay đổi của khách hàng
Thay đổi chính sách và quy định mơi trường: Thay đổi trong chính sách và quy
định về mơi trường có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sợi cũng như thị phần hiện tại
của ECOSOI

17

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ
SẢN PHẨM

3.1 Phân khúc thị trường

3.1.1 Phân khúc thị trường

Với số lượng lớn là hàng xuất khẩu, doanh nghiệp luôn chú trọng tập trung
nâng cao chất lượng sản phẩm, trang thiết bị hiện đại, cách tân đặc biệt cơ cấu sản xuất
tập trung của doanh nghiệp là sợi dứa giúp hạn chế tình trạng rác thải và ơ nhiễm bầu
khơng khí. Sau đây là phân khúc thị trường của ECOSOI:
Phân khúc theo thị trường tổ chức (B2B)

- Phân khúc theo quy mô kinh doanh:
+ Các doanh nghiệp may mặc trong nước và ngoài nước
+ Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang thị trường thế giới
- Phân khúc theo đặc tính mua hàng:

+ Các doanh nghiệp có nhu cầu về sợi thiên nhiên, có lối sống xanh tích cực, bảo

vệ môi trường, tuyên truyền về một thế giới xanh
Phân khúc theo thị trường tiêu dùng (B2C)

- Phân khúc theo nhân khẩu học
+ Độ tuổi từ 18 đến 25: những người có xu hướng quan tâm về mẫu mã, kiểu

dáng đẹp phù hợp với sự trẻ trung, năng động của họ. Họ cũng là những người
dễ tiếp xúc và đón nhận thơng tin về bảo vệ môi trường.
+ Độ tuổi từ 25 trở lên: những người thường có xu hương quan tâm đến chất
lượng và giá cả nên sản phẩm cần đáp ứng được sự thoải mái và độ bền
- Phân khúc theo hành vi:
+ Sản phẩm cần phải có độ bền nhất định
+ Kiểu dáng đa dạng phù hợp với tất cả mọi người nhưng bên cạnh đó phải tốt
lên sự sang trọng của người dùng.

3.1.2 Khách hàng mục tiêu

Theo nhân khẩu học:
Độ tuổi: 18-40
Giới tính: Nam và nữ.
Thu nhập: Thu nhập trung bình trở lên.
Theo mối quan tâm:
Có trách nhiệm với môi trường
Lối sống xanh, quan tâm đến sức khỏe
Yêu bản thân có phong cách thời trang tối giản

18


Theo hành vi:
Sẵn sàng chi tiêu cho giá trị tiêu dùng bền vững nhưng sự chêch lệch không quá lớn
Lựa chọn mua sắm theo phong cách tối giản
Đánh giá cao các sản phẩm đem lại giá trị tinh thần

3.1.3 Định vị thị trường

Định vị thị trường là quá trình xác định vị trí của sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí
khách hàng so với các sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh. Đối với sản phẩm túi tote từ
sợi lá dứa của cơng ty ECOSOI, có thể định vị thị trường theo các cách sau:

- Dựa trên tính năng: là sản phẩm thân thiện với môi trường, được làm từ nguyên
liệu tự nhiên, tái tạo.

- Dựa trên lợi ích: là sản phẩm thời trang, hiện đại, phù hợp với xu hướng.
- Dựa trên giá cả: là sản phẩm có giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của người

tiêu dùng.
Dựa trên phân khúc thị trường mục tiêu là người trẻ tuổi, những người quan tâm đến
môi trường và thời trang, có thu nhập trung bình trở lên, sống tại các thành phố lớn,
cơng ty ECOSOI có thể định vị sản phẩm túi tote từ sợi lá dứa là sản phẩm thời trang,
thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng của giới trẻ.

3.2 Định vị sản phẩm

ECOSOI định vị sản phẩm theo 3 yếu tố sau:
- Giá trị tinh thần: sản phẩm túi của ECOSOI khơng chỉ đáp ứng đầy đủ tính năng khi
sử dụng, mà ECOSOI muốn hướng đến một sản phẩm mang lại giá trị tinh thần cao
cho người dùng. Cụ thể hơn, người dùng có thể thể hiện cảm xúc thường nhật của
mình thơng qua cách lựa chọn túi đeo mỗi ngày, giúp người dùng sống thật với cảm

xúc của bản thân, hỗ trợ giảm stress và tạo cảm giác được lắng nghe sau một ngày
dài mệt mỏi
- Giá trị bền vững: sản phẩm túi tote sợi dứa không chỉ là một sản phẩm mang tính
thương mại mà nó cịn mang ý nghĩa rằng 1 sản phẩm túi tote được sử dụng tức
chúng ta đã hạn chế được hàng chục túi nilon thải ra môi trường. Hơn thế, túi tote sợi
dứa cịn giúp tạo cơng việc làm cho người dân địa phương, nâng cao sự phát triển
kinh tế xã hội.
- Giá trị tiêu dùng: sản phẩm túi tote sợi dứa có thể đảm bảo giá trị tiêu dùng của nó
thông qua mức độ tiện dụng của sản phẩm trong các tình huống sử dụng hằng ngày,
và sức chứa của túi

19

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TÚI
TOTE SỢI DỨA VÀO THÁNG 8-9-10/2024 TẠI TPHCM VÀ
HÀ NỘI

4.1 Marketing mix

4.1.1 Product

Bộ sưu tập “Hôm nay Dứa thế nào?”
Ý tưởng: Bộ sưu tập túi tote được làm thủ công từ sợi dứa mang lại cho khách hàng
giá trị bền vững, bên cạnh đó sản phẩm cịn mang lại giá trị tích cực về mặt xã hội nhờ
vào chất liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường. Bộ sưu tập bao gồm 7 chiếc túi
được in ấn 7 trạng thái cảm xúc của con người trong đời sống thường nhật.

Ý nghĩa: Bộ sưu tập mong muốn truyền tải một thông điệp tích cực đến người tiêu
dùng rằng “ Hãy thoải mái sống thật với cảm xúc và đừng e ngại việc thể hiện chúng”.
Khi bắt đầu một thói quen mới, khơng dễ gì để bản thân có thể làm quen với sự thay

đổi. Bộ sưu tập sẽ dẫn dắt bạn từng bước, bắt đầu từ những bản thể cảm xúc đơn thuần
nhất bằng cụm “Hôm nay Dứa...”

- Hôm nay Dứa là người hạnh phúc nhất (hạnh phúc)
- Hôm nay Dứa tràn ngập deadline, Dứa mệt (chán chường, mệt mỏi)
- Hôm nay Dứa cáu kỉnh đừng chọc Dứa (tức giận)
- Hôm nay Dứa tràn ngập tin yêu cuộc sống (yêu đời)
- Hôm nay Dứa không vui, chọc Dứa cười đi (buồn bã)
- Hôm nay Dứa biết yêu, Dứa xấu hổ (ngại ngùng)
- Hôm nay Dứa trầm tĩnh (vơ định)
Đặc tính sản phẩm
- Sản phẩm mang tính đa năng, khách hàng có thể dùng trong mọi việc họ có thể

nghĩ đến. Chúng tôi khơng mong muốn tạo cảm giác gị bó cho khách hàng
trong quá trình trải nghiệm sản phẩm.
- Tối ưu hóa nguyên vật liệu nhờ tận dụng được lượng tài nguyên thừa từ lá của
thân cây dứa
- Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm chính là thời gian phân hủy, nhờ vậy sản phẩm
mang lại những tác động tích cực cho môi trường
- Sản phẩm có thế mạnh về tính cơ lý hơn so với sợi bông thông dụng.

Thiết kế sản phẩm

Hình 4.1.1 - Mẫu thiết kế sản phẩm túi vải sợi dứa

4.1.2 Price

Bộ sản phẩm túi tote “Hôm nay dứa thế nào?” có thành phần chính đến từ vải sợi dứa
100% do chính thương hiệu ECOSOI sản xuất. Ngồi ra, chi phí sản xuất túi còn xuất
hiện các đề mục như in ấn họa tiết, gia cơng túi, đóng gói.


20


×