TÓM LƯỢC
Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục được thành
lập năm 2008, hoạt động với chức năng chính là cung ứng và sản xuất thiết bị giáo
dục. Tuy thành lập chưa lâu nhưng tên tuổi của công ty đang được thị trường biết
tới như một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục, qua tìm hiểu về quá trình, cách thức cung ứng và sản xuất thiết bị
giáo dục của công ty em thấy việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục là rất cần
thiết, đặc biệt có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm xây
dựng và phát triển thương hiệu cho công ty. Vì thế đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải
pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thương
hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài
khoá luận cho mình. Nội dung tốt nghiệp gồm có 4 phần:
Phần mở đầu: tập trung vào việc nêu ra tính cấp thiết của việc nâng cao thiết
bị giáo dục, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu; đề ra phương pháp nghiên
cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình
phất triển và bảo vệ thương hiệu.
Chương 2 :Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị
giáo dục của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
Nội dung của chương 2 tập trung giới thiệu về công ty cổ phần nghiên cứu và
phát triển công nghệ giáo dục, kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây.
Đưa ra thực trạng hoạt động nâng cao thiết bị giáo dục của công ty cùng việc đưa ra
kết quả phân tích xử lý dữ liệu của phiếu điều tra cũng như dữ liệu thứ cấp, từ đó rút
ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình
phát triển và bảo vệ thương hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục.
Đưa ra phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới cũng như
định hướng về việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục từ đó đưa ra một số đề
xuất về việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển
thương hiệu của công ty.
1
LỜI CẢM ƠN
Trong xu thế phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay. Đặc
biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO kèm theo sự suy thoái trầm trọng nền kinh tế
thế giới thì sự cạnh tranh và đào thải càng trở nên quyết liệt. Doanh nghiệp muốn
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường phải chọn cho mình một hướng đi
riêng trong kinh doanh cũng như trong cách quản lý. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có
chọn cách thức kinh doanh, đầu tư như thế nào đi nữa, thì con người cũng là yếu tố
quan trọng quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. Trong hơn mười năm tiến
hành công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, vấn đề chất lượng sản phẩm dần dần trở
nên đúng nghĩa của nó. Người tiêu dùng đã có ý thức về việc chọn lựa cho mình
những sản phẩm có chất lượng, hàng hóa dịch vụ tốt nhất. Các nhà doanh nghiệp
cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bắt đầu tìm tòi những cơ
chế mới về chất lượng đấp ứng nhu cầu thị trường. Công ty cổ phần Nghiên cứu và
phát triển công nghệ giáo dục là một công ty chuyên cung ứng và sản xuất thiết bị
dạy học cũng nằm trong xu thế đó. Trong quá trình phát triển công ty luôn muốn
đem lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng
của nó em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo
dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần
Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài cho khóa luận tốt ngiệp
của mình.
Đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
thông cảm và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo.
Em xin trân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Trần Thanh Mai - giảng
viên Bộ môn Quản trị chất lượng, Khoa Kinh doanh thương mại đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ông Bùi Anh Tuấn -
Giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục đã nhiệt
tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty cũng như làm khoá
luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
MỤC LỤC
3
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014
Biểu hình 1: Nguồn biết đến thiết bị giáo dục của công ty
Biểu hình 2: Thang điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp
Biểu hình 3: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với việc
nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục của công ty
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục
4
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là điểm yếu kéo dài nhiều
năm ở nước ta.Mặc dù trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn
đề chất lượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng. Nhưng
kết quả chưa mang lại là bao do cơ chế tập trung sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ
theo kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường nên không
có sự so sánh, cạnh tranh về sản phẩm dẫn đến chất lượng sản phẩm bị mất dần đi ý
nghĩa và không còn là một yếu tố quan trọng nữa mà vấn đề quan trọng lúc bấy giờ
là chỉ tiêu số lượng.
Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động của các tổ chức phải đủ mạnh. Trong đó năng lực cạnh tranh được thể hiện
thông qua về lợi thế và năng suất chất lượng sản phẩm. Chất lượng đang dần trở
thành một trong những nhân tố cơ bản quan trọng quyết định sự thành bại của cạnh
tranh, của sự tồn tại cũng như uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh
tế nói chung.
Trong những năm gần đây, nhìn chung vấn đề quản trị chất lượng của các
doanh nghiệp đã được chú trọng và nâng cao. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt
hơn về chất lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng mẫu mã và hàng
Việt Nam bước đầu chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận.
Tuy nhiên công tác quản trị chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa
thật sự hiệu quả so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục là một công ty
còn non trẻ đang trên đà phát triển nên vấn đề chất lượng sản phẩm còn chưa được
đầu tư một cách đúng mực. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần nghiên cứu
và phát triển công nghệ giáo dục cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ths. Trần
Thị Thanh Mai đã giúp em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ
phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài khóa luận.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
5
Có một số công trình nghiên trong nước cũng như quốc tế liên quan đến việc
nâng cao chất lượng sản phẩm như là: “Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở
nhà máy bia Đông Nam Á”, “Quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may
Hưng Yên và một số giải pháp góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm”, “Các
giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng các
biện pháp quản lý chất lượng toàn diện TQM tại công ty TNHH NatSteel Vina”…
Hay một số công trình liên quan đến phát triển thương hiệu như là : “Xây dựng và
phát triển thương hiệu VNGAS cho công ty Shinpetrol”, “Xây dựng và phát triển
thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam”… Những đề tài nghiên cứu trên
đều đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và
phát triển thương hiệu của công ty thực tập và từ đó đã đưa ra được các giải pháp,
đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện về chất lượng sản phẩm để phát triển thương
hiệu bền vững hơn. Tuy nhiên, cũng chưa có một công trình nào Nghiên cứu về việc
nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục cho công ty cổ phần nghiên cứu và
phát triển công nghệ giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục trong
quá trình xây dựng và phát triển của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục”, mục đích nghiên cứu là:
Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu, những phương pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục tại công
ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
Đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển
thương hiệu thiết bị giáo dục cho công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục bền vững và lâu dài, ngày càng nâng cao uy tín về sản phẩm trên thị
trường.
4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết về nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như việc đưa ra các phương pháp cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm phát triển
6
thương hiệu thiết bị giáo dục. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng sản phẩm
thiết bị giáo dục công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
5.Phương pháp nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị
giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần
Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục”, em đã sử dụng một số biện pháp
nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thứ cấp được thu thập tại công ty cổ
phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục từ hồ sơ năng lực, kinh nghiệm
của công ty, và từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh hàng năm nguồn từ
phòng kế toán tài chính.
Các văn bản quy định, nội quy trong công ty. Ngoài ra còn sử dụng các
nguồn thứ cáp bên ngoài như các bài báo, báo cáo tài chính, tổng kết nghiên cứu
khoa học, giáo trình và tài liệu tham khảo khác nhưu website, kỷ yếu nghiên cứu
khoa học…
Thu thập dữ liệu sơ cấp - Điều tra khảo sát bằng câu hỏi: Phát phiếu điều
tra: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng phiếu điều tra cho các khách hàng
của công ty.
Phương pháp quan sát tổng hợp: Đây là phương pháp dựa trên những quan
sát tổng hợp của người điều tra. Những quan sát này có được trong quá trình tham
gia vào các công việc thực tế của công ty. Nhận biết được thái độ làm việc, ý thức
thực hiện, tuân thủ các bước của quy trình, hiệu quả từ đó phán đoán và đưa ra
những giải pháp nhằm cải tiến cách thức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
góp phần tạo dựng, phát triển thương hiệu cho công ty.
5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Do số lượng tập mẫu điều tra không lớn nên các phiếu điều tra đều được xử
lý đơn giản bằng tính toán, tổng hợp thông thường không xử dụng công cụ, phần
mềm hỗ trợ nào khác. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài.
Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh kết quả năm
này so với năm trước về tình hình tăng giảm các chỉ tiêu, qua đó công ty có những
hướng giải quyết cụ thể trong tương lai. Phương pháp này được tiến hành thông qua
việc tổng hợp các số liệu và đem ra đối chiếu để thấy sự thay đổi giữa các năm.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng phương pháp này để có cái nhìn
tổng quan nhất về quá trình nâng cao chất lượng thiết bị dạy học của công ty từ đó
7
rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân, hướng đề xuất trong thời
gian tới của công ty.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận
được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình
phất triển và bảo vệ thương hiệu.
Chương 2 :Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị
giáo dục của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình
phát triển và bảo vệ thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công
nghệ giáo dục.
8
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1Khái niệm về sản phẩm
Theo TCVN ISO 9000:2000. Sản phẩm là “Kết quả của quá trình”.Như vậy,
sản phẩm được tạo ra rừ tất cả mọi quá trình bao gồm cả những quá tình sản xuất ra
các sản phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hứu hình và vô hình
tương ứng với 2 bộ phân cấu thành là phần cứng (Hardware) và phần mềm
(Sortware) của sản phẩm.
-Phần cứng (Hữu hình) : Nói lên công dụng thực của sản phẩm
-Phần mềm (Vô hình) : Xuất hiện khi tiêu dùng mang thuộc tính thụ cảm và
có ý nghĩa rất lớn.
1.1.2 Khái niệm về chất lượng
Tổ chức quốc tế Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra
định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản
phẩm, hệt hống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có
liên quan”. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập
quán.
*Khái niệm về nâng cao chất lượng
Nâng cao chất lượng là các hoạt động được thực hiện trong toàn tổ chức để
làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động và quá trình dẫn đến tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho khách hàng.
1.1.3Khái niệm thương hiệu và phát triển thương hiệu
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về thương hiệu, tương ứng với nó cũng có
rất nhiều khái niệm được các tổ chức và các chuyên gia đưa ra. Mỗi quan điểm đều
dựa trên cơ sở, cũng như sự hiểu biết của một nhóm nhất định hoặc theo quan điểm
của một nhóm đối tượng.
9
Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, thương hiệu được định nghĩa là:
“tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc tập hợp tất cả các yếu tố này, giúp nhận biết nhà sản
xuất hay người bán của sản phẩm hoặc dịch vụ.Thương hiệu(hay tên thương mại)
gắn liền với sản phẩm giúp người tiêu dùng hiểu nơi nó được sản xuất hay chế tạo.
Về phía người tiêu dùng, họ có thể yên tâm khi mua được sản phẩm như mong
muốn. Nhờ vào danh tiếng, thương hiệu khẳng định đẳng cấp về chất lượng, độ tin
cậy và độ bền.
Khái niệm thương hiệu được đề cập đến trong quyển: “Thương hiệu với nhà
quản lý” của 2 tác giả PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung :
“Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các
dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi là doanh
nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cung loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng
về một loại, một nhóm hàng hóa,dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách
hàng.” Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái
bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và
niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Đồng thời những cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng và công chúng cũng
là yếu tố tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Giá trị của một
thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho doanh
nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng đem lại
giá trị hữu hình cho doanh nghiệp.
• Vai trò của thương hiệu
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt
sản phẩm như các nhãn hiệu hàng hóa, mà cao hơn nó còn là hình tượng về sản
phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí công chính. Ở đây ngoài những dấu hiệu trực
giác đơn thuần còn có những dấu hiệu tri giác (như sự cảm nhận về uy tín, đẳng
cấp, giá trị cảm nhận của con người…) Đôi khi các dấu hiệu vô hình tri giác lại
đóng vai trò rất quan trọng , đưa đến quyết định mua sắm của khách hàng.Tất nhiên
các dấu hiệu tri giác sẽ được truyền tải thông qua các dấu hiệu trực giác. Thiếu cá
dấu hiệu trực giác sẽ không thể có dược sự liên tưởng và nhận biết đối với các dấu
hiệu tri giác.
10
Từ tiếp cận trên đây có thể nhận thấy thương hiệu đóng vai trò cực kì quan
trọng trong chiến lược cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng
thương hiệu đang được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm và triển khai trên
những quy mô và cấp độ khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng như hiện nay. Nói đến vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
có thể hình dung trên một số khía cạnh như sau:
- Thương hiệu tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm
trí người tiêu dùng
- Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
- Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường
- Thương hiệu tao nên sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm
- Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp
- Thu hút đầu tư
- Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp
Từ tiếp cận trên có thể thấy thương hiệu đóng vai trò cực kì quan trọng trong
chiến lược cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp
*Phát triển thương hiệu
- Khái niệm phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu là duy trì và gia tăng các giá trị mà doanh nghiệp tạo
lập trong lòng khách hàng và xã hội. Nói cách khác, phát triển thương hiệu chính là
nâng cao giá trị thương hiệu (tài sản thương hiệu) đối với khách hàng mục tiêu.
*Vai trò và sự cần thiết của việc phát triển thương hiệu đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
Trước hết xây dựng thương hiệu là nói đến việc tạo dựng một biểu tượng,
một hình tượng về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí người
tiêu dùng qua sự nhận biết về nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi của doanh nghiệp, tên
xuất xứ của sản phẩm và chỉ dẫn địa lý cũng như bao bì hàng hóa.
Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ
mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng
không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn
sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hóa cho doanh nghiệp.
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp.Như vậy sẽ tạo ra
một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá
thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
11
*Quá trình phát triển thương hiệu
Nhu cầu tối thượng của loài người là mong muốn sản phẩm có chất lượng
ngày càng cao hơn. Sự cam kết chất lượng được pháp lý hóa thành khái niệm
Trade-mark. Hàng nghìn năm trước khi chưa có khái niệm Trade-mark con người
con người đã có những khái niệm tương tụ như vấn đề này. Chính sự tiếp cận khái
niệm thương hiệu( Brand) từ Trade-mark của không ít người trong giới maketing đã
dẫn đến những quan điểm sai lầm rất phổ biến, xem brand chỉ là “ một tập hợp các
dấu hiệu để nhận biết hình ảnh, tính cách, thương hiệu…” trong giới branding tạo
những khái niệm không đầy đủ về brand.
“ Sự tiến hóa sản phẩm” song hành với quá trình tiến hóa của loài người, từ
khái niệm sản phẩm trở thành một thực thể đầy đủ hơn đó là Brand- Thương hiệu.
Ngày xưa con người thụ hưởng sản phẩm, ngày nay con người thụ hưởng thương
hiệu(trong đó có sản phẩm). Trong cái thực thể mà con người thị hưởng ngày nay,
bên cạnh nhóm lợi ích lý tính cơ bản còn có những nhu cầu theo những nấc cao hơn
đối với cùng một sản phẩm mà Maslow đã mô tả rất cụ thể qua tháp nhu cầu 5 bậc
rất dễ hiểu.
Sản phẩm tồn tại trong một vòng đời rất cụ thể, điều này được khẳng định
bằng lý thuyết maketing cơ bản. Thương hiệu là một chuỗi các sản phẩm nối tiếp
nhau, và vì vậy có khả năng tồn tại lâu hơn, thậm chí là mãi mãi nếu nó nắm bắt
được xu hướng phát triển của con người đối với từng nhu cầu cụ thể.
1.2. Nội dung nâng cao chất lượng trong xây dựng và phát triển thương hiệu
1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng trong xây dựng và phát triển
thương hiệu
Nâng cao chất lượng để tăng doanh thu:
+Phát triển sản phẩm để tạo ra các đặc tính mới, từ đó khách hàng cảm thấy
hài lòng hơn, vì vậy họ mua nhiều hơn và làm tăng doanh thu.
+Cải tiến quy trình kinh doanh để làm giảm thời gian chu trình từ đó cung
cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
+Tạo ra dịch vụ “mua hành một cửa” để làm giảm sự bất mãn của khách
hàng do phải tiếp xúc với nhiều người mới có thể mua được hàng.
Cải tiến chất lượng để giảm các khiếm khuyết – nguồn gốc của các lãng phí
kinh niên – có thể bao gồm:
12
+Tăng hiệu suất của các quy trình tại nhà máy
+Giảm tỷ lệ lỗi trong các công việc của văn phòng.
+Giảm mọi sự cố tại nơi làm việc.
1.2.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm trong xây dựng và phát triển
thương hiệu
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hội công nghệ tổng hợp,
luôn luôn thay đổi theo không gian và thời gian, phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường
và điều kiện kinh doanh cụ thể của từng thời kì.
Chất lượng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ mà
còn phản ánh trình độ, điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì. Chất
lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu về chức năng kỹ thuật của sản phẩm có thể
đạt được, chỉ số về kinh tế như chi phí, hiệu quả sử dụng sản phẩm và những đòi hỏi
về mặt xã hội, tâm lý của người tiêu dùng. Đặc điểm này chỉ ra rằng khi đưa ra
những quyết định trong quản lý chất lượng cần đặt chất lượng sản phẩm trong mối
liên hệ chặt chẽ với các yếu tố ảnh hưởng đến nó và sự tác động cấu thành của nó.
Chất lượng sản phẩm có tính tương đối. Một loại sản phẩm có thể được đánh
giá là chất lượng cao trong thời gian này nhưng thời gian sau đố nó không còn cao
nữa. Hơn nữa trên thị trường khác nhau có những yêu cầu khác nhau về chất lượng
của cùng một loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cần phải xem xét trong mối liên
hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường kinh doanh, tình hình và khả năng phát
triển kinh tế xã hội và công nghệ trong mỗi thời kỳ và của từng nước, từng khu vực
khi tham gia trên thị trường cụ thể, phải được xem xét trong mối quan hệ động,
thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là pham trù trừu tượng vừa có tính chủ quan vừa có
tính khách quan. Tính chủ quan của sản phẩm thể hiện thông qua chất lượng nhận
thức của khách hàng và phụ thuộc vào năng lực trình độ thiết kế sản phẩm. Tính
khách quan thể hiện thông qua các thuộc tính vốn có trong sản phẩm. Nhờ tính
khách quan này chất lượng có thể đo lường đánh giá thông qua các tiêu chuẩn, chỉ
tiêu cụ thể. Tính khách quan của chất lượng phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất đặc
điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của các doanh
nghiệp. Xem xét chất lượng sản phẩm trong mối liên hệ giữa tính chủ quan và tính
13
khách quan đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định rõ những yếu tố cần hoàn thiện
quá trình trước và quá trình sau, giữa nghiên cứu triển khai và giữa sản xuất, kiểm
tra và sử dụng.
Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện tiêu dùng cụ
thể tương ứng với mục đích cụ thể đặt ra. Một sản phẩm có chất lượng tốt khi sử
dụng đúng mục đích, biết sử dụng đúng cách và giữ gìn bảo quản theo đúng quy
định. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác những thông
tin về sản phẩm và dịch vụ đi kèm cho người tiêu dùng để khai thác hết giá trị gia
tăng sản phẩm tạo ra.
1.2.3Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Khi nói đến chất lượng phải xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng mới
khách quan và chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất, đặc
điểm là những nhũng đặc tính khách quan của sản phẩm trong quá trình hình thành
và sử dụng sản phẩm đó. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào
trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu hiện bởi các
chỉ tiêu cơ lý hóa nhất định có thể đo lường đánh giá được. Vì vậy nói đến chất chất
lượng sản phẩm phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc
điểm này khẳng định những quan diểm sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là cái
không thể đo lường, đánh giá được. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm:
Tính năng, tác dụng của sản phẩm: Tính năng tác dụng của sản phẩm là khả
năng của sản phẩm đó có thể thực hiện các chức năng, hoạt động mong muốn đáp
ứng được mục đích sử dụng sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thông số kỹ
thuật xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm. Nó bị quy định bởi các
chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hóa của sản phẩm.
Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc
trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiệu quả của quá trinhg sử dụng sản phẩm đó.
Tuổi thọ hay độ bền của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của
sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu về mục đích, điều
kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng
quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. Tuy nhiên yếu tố tuổi thọ của
14
sản phẩm cần phải được thiết kế hợp lý trong điều kiện hiện nay do tính chất hao
mòn gây ra.
Các yếu tố đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết
cấu. kích thước sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang.
Độ tin cậy của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho đặc tính của sản phẩm
liên tục duy trì được khả năng làm việc không bị hỏng hóc, trục trặc trong một
khoảng thời gian nào đó. Độ tin cậy là một yếu tố rất quan trọng phản ánh chất
lượng của một sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát
triển thị trường.
Độ an toàn của sản phẩm. Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng sản phẩm,
vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường là yếu
tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện
nay. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Khi thiết kế sản phẩm luôn phải coi đây là yếu tố cơ bản
không thể thiếu được của một sản phẩm.
Tính tiện dụng phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển,
bảo quản và dễ sử dụng của sản phẩm.
Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản
phẩm khi vận hành cần sử dụng tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên
liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản
ánh chất lượng và khả năn canh của sản phẩm trên thị trường.
Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập , tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vai trò, ý ngĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với mỗi sản phẩm khác
nhau.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng
hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ
tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm của mình mang sắc thái riêng, phân biệt với
những sản phẩm đồng loại trên thị trường. Hiện nay một sản phẩm được coi là có
chất lượng cao ngoài các chỉ tiêu an toàn đối với người sử dụng và xã hội, môi
trườn ngày càng quan trọng trở thành bắt buộc đối với cá doanh nghiệp. Đặc biệt là
những sản phẩm có tác động trực tiếp đối với sức khỏe và cuộc sống con người.
15
Để sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý nhà
nước ký duyệt. Tùy theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện của doanh nghiệp mà
xay dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
phải đạt được mức chất lượng đã đăng ký, đó là cơ sở kiểm tra, đánh giá, sản phẩm
sản xuất.
* Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện
nay.Nâng cao chất lượng là cơ sở giúp cho doanh nghiệp hay tổ chức có khả năng
hoàn thiện hơn chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như các hoạt động
khác. Nâng cao chất lượng giúp cho doanh nghiệp và tổ chức có thể tiết kiệm được
chi phí do rút ngắn được thời gian, các thao tác và các hoạt động hay sản phẩm
hỏng trong quá trình.
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn nâng cao được chất
lượng, sản phẩm dịch vụ của mình để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và
từ đó thu hút lôi kéo khách hàng về phía mình. Trên thực tế thì các doanh nghiệp đã
sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ như hình thức quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu công nghệ dây chuyền hiện đại, đưa ra
các tính năng mới trên thực chất chỉ là cái vỏ bề ngoàimà vấn đề chính ở đay là phải
chỉ ra được các phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của
mình bằng những con đường nào.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản
phẩm đó.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng sản phẩm
trong xây dựng và phát triển thương hiệu
1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
* Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu là xuất phát điểm của quản lý chất lượng tạo lực hút. Định hướng
cho cải tiến chất lượng sản phẩm. Cơ cấu, tính chất. đặc điểm và xu hướng vận
động của nhu cầu tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm
có thể được đánh giá cao ở thị trườn này nhưng lại không cao ở thị trường khác.
16
Điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng trong công tác điều tra nghiên
cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế- xã hội, xác định chính xác
nhu cầu của khách hàng, thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán, văn hóa, mục
đích sử dụng và khả năng thanh toán… nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với
từng loại thị trường.
Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu
cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm tới chất lượng sản phẩm
cao. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng sẽ tăng cao, ngoài
tính năng sử dụng còn cả giá trị thẩm mỹ… Người ta chấp nhận mua giá cao với sản
phẩm ưng ý.
Chính vì vậy, các nhà sản xuất phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng
đáp ứng được nhu cầu thị trường. Lúc đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi
đúng hướng.
• Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ.
Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế xã hội nào không gắn
liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa
học công nghệ lần thứ nhất , chủng loại, chất lượng sản phẩm không ngừng thay
đổi với tốc độ hết sức nhanh. Tiến bộ của khoa học công nghệ có tác dụng như lực
đẩy tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên. Nhờ khả
năng to lớn của tiến bộ khoa học công nghệ sáng chế những sản phẩm mới, tạo ra
và đưa vào sản xuất những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất những công
nghệ mới có tác dụng chỉ tiêu kinh tế cao hơn, thay thế nguyên vật liệu mới, tôt, rẻ
hơn, hình thành phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản trị tiên tiến góp phần
giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Cơ chế quản lý của Nhà nước
Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp phụ
thuộc vào cơ chế quản lý của Nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa là
điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiên và nâng cao chất
lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Thông qua cơ chế và các chính sách Quản lý
của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi kích thích:
+ Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng của doanh nghiệp.
+ Hình thành môi trường thuận lợi cho huy động công nghệ mới, tiếp thu
ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại.
17
+ Sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, xóa bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không
ngừng phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng
• Điều kiện tự nhiên:
+Khí hậu: Các doanh nghiệp cần quan tâm đến khí hậu, phân tích mức độ
ảnh hưởng khí hậu từng mùa đến từng loại sản phẩm của mình.
+Bức xạ mặt trời: ảnh hưởng của các tia hồng ngoại trong ánh sáng của mặt
trời, những tia này có thể làm thay đổi mùi vị màu sắc của sản phẩm.
+Mưa, gió bão: Làm cho sản phẩm bị ngấm nước, độ âm cao, quá trình oxy
hóa mạnh hơn dẫn đến biến đổi chất lượng sản phẩm.
+Vi sinh vật, côn trùng: Chủ yếu tác động vào một số loại sản phẩm tạo ra
quá trình lên men, phân hủy làm cho sản phẩm nát rữa ố màu…
• Nhân tố kinh tế xã hội.
+Các yếu tố kinh tế: Sự tác động của các qui luật kinh tế trong nền kinh té thị
trường như qui luật giá trị,quy luật cung cầu, qui luật cạnh tranh.
Mức thu nhập cua người tiêu dùng cao thì đồi hỏi sản phẩm có chất lượng
cao, nó đặc trung cho những tiêu dùng ở khu vực đô thị và ngược lại.
+Trình độ văn minh của người tiêu dùng cũng như thj hiếu của người tiêu
dùng. Ngày nay người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao, thuận
tiện và dễ sử dụng.
1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
• Lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng. Dù trình độ công
nghệ hiện đại tới đâu nhân tố con người vấn được coi là nhân tố căn bản nhất tác
động đến chất lượng, các hoạt động chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ.
Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh
thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi nắm bắt thông tin của
mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trục tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ
quan trọng trong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Đó cũng là con đường
quan trọng nhất nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia.
• Khả năng về công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản
có tác động manh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Mức độ sản phẩm trong mỗi
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình
bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, công
nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hóa cao, dây chuyền và tính chất sản
18
xuất hàng loạt. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp không thể tách rời trình
độ công nghệ trên thế giới. Muốn sản phẩm có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh
tranh trên thị trường, đặc là thị trường quốc tế mỗi doanh nghiệp cần có chính sách
công nghệ phù hợp cho phép sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ của Thế
giới, đông thời khai thác tối đa nguồn công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao với chi phí hợp lý.
• Vật tư nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu của
doanh nghệp.
Nguyên vật liệu là một yếu tố tham gia trực tiếp vào việc cấu thành nên sản
phẩm. Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm, vì vậy chất
lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Không
thể có chất lượng cao từ nguyên liệu có chất lượng tồi. Chủng loại, cơ cấu, tính
đồng bộ và chất lượng nguyên liệu thích ứng tạo trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ
lâu dài, tạo hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng
đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng đầy đủ kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết.
• Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản trị chất lượng nói riêng là một
trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến hoàn thiện chất
lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, các chuyên gia quản trị chất lượng đồng tình
rằng trong thực tế có tới 80% những vấn đề về chất lượng là do quản trị gây ra. Vì
vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất
lượng của quản trị. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dây
chuyền sản xuất và người lao động dù ở trình độ cao nhưng nếu không biết tổ chức
quản lý hợp lý tạo ra sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình
sản xuất thì không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao được. Thậm chí trình độ
quản lý tồi còn làm giảm sút chất lượng sản phẩm, gây lãng phí nguồn lực sản xuất
dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn
vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ chất
lượng của cán bộ quản trị: Khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách chất
lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, thực hiện kế hoạch chất lượng.
Chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng do đó không thể phó mặc cho các
nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải coi chất lượng là
vấn đề thuộc trách nhiệm của toàn bộ doanh nghiệp.
19
Chương 2: Phân tích và đánh giá chất lượng thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần
Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
2.1. Giới thiệu khái quát
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nghiên cứu
và phát triển công nghệ giáo dục
Giáo dục luôn là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, đụng chạm đến mỗi gia
đình là tế bào xã hội. Thiết bị giáo dục là cầu nối để gắn lý luận với thực tiễn , đảm
bảo học đi đôi với hành, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong thời
kì hội nhập và phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới thì đầu tư
cho công tác giáo dục một cách toàn diện , trang bị được những tri thức mới cho thế
hệ tương lai luôn là mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục nước nhà nên nhu cầu về
thiết bị dạy học là rất lớn.Chính vì thế công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển
công nghệ giáo dục được thành lập ngày 02/01/2008 theo quyết đinh số
1228/QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội.
Từ năm 2008 đến nay công ty đã có những bước tăng trưởng về tiến bộ kĩ
thuật, trong đó phải kể đến việc đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị. Công ty đã
sản xuất và cung cấp nhiều thiết bị mới, ưu Việt đáp ứng được yêu cầu của thị
trường cũng như người tiêu dùng.
Từ năm 2008 đến năm 2010: Đây là giai đoạn khởi đầu và dặt nền móng cho
sự phát triển của công ty.Công ty đã đầu tư sản xuất và cung ứng nhiều máy móc
20
thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Trong ba năm doanh thu của công
ty đã tăng đáng kể.
Từ năm 2010 đến nay là thời kì phát triển và đổi mới của công ty: công ty đã
và đang tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị, mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của ngành giáo dục.Hiện nay công ty đặt trụ sở kinh doanh tại: B12,
Lô 12, khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế: 0103242995
Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục là doanh
nghiệp tư nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp
nhân và chịu sự quản lý của pháp luật, các Bộ ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt
động của công ty.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty nghiệp
Chức năng chính của công ty là sản xuất và cung ứng( kể cả nhập khẩu) đồ
dùng dạy học, các thiết bị nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy học tập
trong nhà trường, tổ chức tiếp nhận lưu động, phân phối các loại thiết bị vật tư
chuyên dùng theo chỉ tiêu của công ty đặt ra, tổ chức nghiên cứu ứng dụng triển
khai công nghệ, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực
hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục. Ngoài ra
công ty còn tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu của ngành, các
dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
*Cơ cấu tổ chức
21
Hôi đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phó giám đốc sản
xuất
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
hành chính
Ban kiểm soát
Phòng sản
xuất
Phòng
kinh doanh
thiết bị văn
phòng
phẩm
Phong
kinh
doanh
tổng hợp
Phòng kế
toán tài
vụ
Phòng
nhân sự
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ
giáo dục
*Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: Sản xuất thiết bị dạy
học và cung ứng thiết bị dạy học. Ngoài ra, công ty còn sản xuất thiết bị vât chất
khác và có dịch vụ cho thuê nhà làm việc.
Công ty tập trung sản xuất và phát triển các lĩnh vực truyền thống của công
ty. Trong những năm qua, doanh thu của công ty tập trung chủ yếu ở thiết bị dạy
học phục vụ cho các bậc mầm non, tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông,
cao đẳng, đại học,……
Các sản phẩm phụ trợ như các thiết bị dùng chung phục vụ cho nhà trường
như bằng bàn ghế, máy tính, ti vi, tủ, kệ,…….
Với chất lượng, mẫu mã, đa dạng về chủng loại, sản phẩm của công ty đã
mang lại niềm tin cho khách hàng.
2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nghiên cứu và
phát triển công nghệ giáo dục
Là một doanh nghiệp khá non trẻ mới được thành lập 5 năm, tuy nhiên công
ty đã có những kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt, đánh dấu những bước đi vững
chắc đầu tiên, tạo tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh trong thời gian tới.
Kết quả hoạt động kinh doanh được công ty thể hiện thông qua bảng số liệu
sau:
22
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh
2013/2014
1 Tổng doanh thu 9320,5 15378,2 20883,7 35,8
2 Lợi nhuận trước thuế 5146,5 8530,6 14920,5 74,9
3 Thuế nộp cho nhà nước 1132,23 1876,732 3282,51 74,9
4 Lợi nhuận sau thuế 4014,27 6683,868 11637,98 74,9
5 Mức lương bình quân của nhân viên 15,23 17,4 20,2 16,09
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014
Từ kết quả như trên có thể thấy tổng doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế,
thuế nộp và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng trên 35,8% từ năm 2013 tới
năm 2014. Bảng số liệu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đều đạt hiệu quả
cao qua các năm.
Điều này là có được một phần bởi đội ngũ nhân viên chất lượng ngoài ra còn
phải nói tới môi trường kinh doanh vô cùng thuận lợi, có rất nhiều cơ hội mở ra cho
công ty. Trong vài năm trở lại đây thị trường thiết bị giáo dục phát triển mạnh mẽ
do công tác giáo dục được quan tâm đúng mức, nhu cầu tiêu thụ trong xã hội tăng
cao. Từ đó đã mở ra một thị trường rộng lớn với rất nhiều cơ hội phát triển cho công
ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục.
Hơn nữa công ty có được mức doanh thu liên tục tăng qua các năm một phần
là do đội ngũ nhân viên nghiêm túc thực hiện tiêu chuẩn 5S góp phần gia tăng hiệu
quả, chất lượng công việc.
Ngoài ra với mức lợi nhuận như trên chúng ta có thể nhận thấy nhiên viên
trong công ty có mức lương ổn định và cao so với mặt bằng chung, đáp ứng được
nhu cầu của họ. Điều này cho thấy chế độ đãi ngộ của công ty rất tốt, đáp ứng được
những đòi hỏi của nhân viên, đồng thời tạo cơ sở để nhân viên có thể cống hiến và
gắn bó lâu dài cho công ty, giúp xây dựng công ty cổ phần đầu nghiên cứu và phát
triển công nghệ ngày một phát triển nhanh chóng, đảm bảo được các mục tiêu chiến
lược mà Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đã đề ra cho công ty.
23
2.2 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thiết bị giáo dục của công ty
cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục
2.2.1 Quy trình sản xuất một số thiết bị giáo dục
Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục chuyên sản xuất
và kinh doanh thiết bị giáo dục
Phục vụ cho các bậc từ tiểu học đến Cao đẳng, đại học trong cả nước. Do đối
tượng phục vụ lớn và đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã. Để tiện cho
việc hạch toán quản lý, công ty phân thành các nhóm hàng như sau:
Nhóm thiết bị thí nghiệm vật lý: mô hình, thiết bị thí nghiệm( sản xuất và
nhập ngoại), tranh ảnh băng hình.
Nhóm thiết bị thí nghiệm, minh họa sinh vật: mô hình. Tranh ảnh, thí nghiệm,
giải phẫu.
Nhóm thiết bị thí nghiệm hóa học: hóa chất, dụng cụ thủy tinh, tranh ảnh băng
hình….
Nhóm thiêt bị dạy môn toán tiểu học: bàn tính, tranh, bảng tính
Nhóm thiết bị dạy môn tiếng việt : bảng chữ, tranh….
Nhóm thiết bị trợ giúp giảng dạy: bảng, ghế, bảng, phòng thí nghiệm….
Do sản phẩm có khối lượng lớn và đa dạng nên quy trình chế tạo công nghệ
cũng khác nhau. Vì điều kiện và khả năng còn hạn chế nên trong bài khóa luận của
mình em xin phép đi trình bày sâu vào một thiết bị của công ty là “thước kẻ”. Thiết
bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.
- Quy trình sản xuất thước kẻ
Xem bản vẽ kỹ thuật đúc phôi nấu nhựa đổ
nhựa vào khuôn tạo các thanh thước dài đưa các thanh thước vào
máy vạch đơn vị cắt thành các thước nhỏ đóng gói sản
phẩm.
2.2.2 Thực trạng chất lượng của thiết bị giáo dục của công ty cổ phần
Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục
Do hạn chế về mặt thời gian và không gian, để đánh giá được chất lượng thiết
bị dạy học thời điểm hiện tại cũng như tiến hành triển khai việc cải tiến chất lượng
trong thời gian sắp tới, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục
đã tiến hành điều tra trắc nghiệm. Đối tượng điều tra là 50 khách hàng của công ty
24
trên địa bàn Hà Nội. Sau khi tổng hợp kết quả điều tra thông qua bảng câu hỏi, có
thể rút ra một số nhận xét khách quan như sau:
Biểu hình 1: Nguồn biết đến thiết bị giáo dục của công ty
Qua kết quả điều tra cho thấy khách hàng viết đến thiết bị dạy học của công
ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục qua các nguồn thông tin khá
đa dạng.Khách hàng biết dến công ty qua các cuộc hội thảo giới thiệu sản phẩm tại
từng trường của công ty chiếm 30%.Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc hôi
thảo giới thiệu sản phẩm tại các trường tiểu học, trung học cơ sơ, trung học phổ
thông trên khu vực Hà Nội.Tại các cuộc hôi thảo công ty thương đem các thiết bị
mới, tiện dụng và có khả năng ứng dụng vào việc giảng dạy cao giới thiệu và tư vấn
cách sử dụng cũng như cách bảo quản cho cán bộ nhân viên và các em học sinh
trong các trường. Nguồn thông tin chủ yếu giúp khách hàng biết đến công ty là qua
internet chiểm 40%. Công ty còn lập trang web riêng với các công cụ tìm kiếm tiện
ích nhằm giúp cho kháh hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm của công ty
một cách nhanh nhất. Khi truy cập vào trang web của công ty khách hàng sẽ biết
được đầy đủ thông tin của các thiết bị cũng như cách sử dụng. Các sản phẩm thiết bị
được sắp xếp và thiết kế riêng cho từng bậc học, từng môn học. Khi có phản ứng
25