Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Quản Trị Marketing CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CHO DOANH NGHIỆP BITI’S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.91 KB, 32 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THƠNG
MARKETING TÍCH HỢP CHO DOANH

NGHIỆP BITI’S

SVTH: NHÓM A
Lớp: XXX
GVHT: TRẦN THỊ B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

KHOA MARKETING
----- -----

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:


CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THƠNG
MARKETING TÍCH HỢP CHO DOANH

NGHIỆP BITI’S

DANH SÁCH NHÓM: NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BITI’S ............................................... 6

1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................... 6
1.2 Triết lý............................................................................................................... 6
1.3 Tầm nhìn........................................................................................................... 7
1.4 Sứ mệnh ............................................................................................................ 7
1.5 Lĩnh vực kinh doanh ....................................................................................... 7
1.6 Mục tiêu chiến lược ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH............................... 8
2.1 Tổng quan về thị trường ngành hàng thời trang .......................................... 8
2.2 Phân tích vĩ mơ................................................................................................. 9

2.2.1 Nhân tố kinh tế .......................................................................................... 9
2.2.2 Nhân tố chính trị - pháp luật .................................................................. 10
2.2.3 Nhân tố văn hóa – xã hội......................................................................... 10
2.3 Phân tích ngành (5 forces) ............................................................................ 10

2.3.1 Áp lực từ nhà cung ứng........................................................................... 10
2.3.2 Áp lực từ khách hàng .............................................................................. 11
2.3.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh ........................................................... 11
2.3.4 Áp lực xâm nhập từ các đối thủ tiềm ẩn ............................................... 13
2.4 Phân tích tình hình nội bộ cơng ty ............................................................... 14
2.4.1 Tình hình kinh doanh của Biti’s ............................................................ 14
2.4.2 Tổ chức và quản lý .................................................................................. 15
2.5. Phân tích SWOT - Định hướng Marketing ................................................ 15
2.5.1 Mơ hình SWOT ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM ......... 18

Trang 3

3.1 Phân khúc thị trường .................................................................................... 18
3.1.1 Địa lý ......................................................................................................... 18
3.1.2 Nhân khẩu học ......................................................................................... 18

3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu ........................... 19
3.3 Định vị sản phẩm ........................................................................................... 19
3.4 Chân dung khách hàng mục tiêu ............................................................. 21
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH MARKETING............................... 22
4.1 Marketing Mix (4P) ....................................................................................... 22

4.1.1 Product ..................................................................................................... 22
4.1.2 Price .......................................................................................................... 22
4.1.3 Place - Chiến lược đa dạng hóa hệ thống phân phối............................ 23
4.1.4 Promotion – Chiến lược xúc tiến:...................................................... 23
4.2 Digital strategy – Chiến lược truyền thông số ............................................ 24
4.2.1 Kênh truyền thông số .............................................................................. 24
4.2.2 Insight – Cội nguồn ý tưởng ................................................................... 24

4.2.3 Big idea ..................................................................................................... 25
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT .............................. 26
5.1 Kế hoạch thực hiện chiến lược...................................................................... 26
5.2 Kế hoạch kiểm soát chiến lược ..................................................................... 29
LỜI KẾT THÚC ..................................................................................................... 31
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 32

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU
Làm mới bản thân là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, nó giống
như gia vị giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tươi đẹp hơn. Thị trường ngành hàng
tiêu dùng đang ngày càng phát triển trong hội ngày càng hiện đại này. Chúng ta luôn
đổi mới vì vậy các mặt hàng như quần áo, giày dép cũng đều phải đổi mới hàng ngày.
Biti’s là một thương hiệu giày dép lâu năm cũng là thương hiệu số 1 tại Việt
Nam. Các sản phẩm của Biti’s đang ngày được chú trọng về thiết kế cũng như tính
ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dựa vào các thiết kế mới mẻ, độc đáo của mình
Biti’s thu về nhiều lượt đánh giá tốt từ khách hàng về sản phẩm. Để giúp doanh nghiệp
ngày càng được biết đến và phát triển hơn chúng em xin trình bày tiểu luận “Lập dự
án Marketing cho doanh nghiệp Biti’s”.
Chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Phương Tâm – giáo viên hướng dẫn bộ mơn
đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong
thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên do vốn kiến thức
còn hạn chế nên bài báo cáo của chúng em không thể tránh khỏi những sai sót và
nhiều chỗ chưa chính xác. Vì thế, kính mong thầy xem xét và góp ý cho chúng em.

Trang 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BITI’S


1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1982, xuất phát điểm từ một gia đình có truyền thống làm giày dép từ

những năm 1960. Năm 1982, ông bà Vưu Khải Thành thành lập công ty Vạn Thành
với 20 công nhân để sản xuất mặt hàng giày dép xuất khẩu qua các nước Đơng Âu và
Liên Xơ theo chương trình hàng đổi hàng ở thời kỳ đó. Chính thức thành lập tỏ hợp
Vạn Thành vào năm 1982.

Năm 1986, từ số tiền dành dụm được, ông bà Vưu Khải Thành mua lại tổ hợp
Bình Tiên và sáp nhập vào tổ hợp cũ, thành lập Hợp tác xã Cao su Bình Tiên, chuyên
sản xuất các loại giày dép, hài với chất lượng cao cho Việt Nam và xuất khẩu sang
Đông Âu, Tây Âu.

Vào năm 1990, sau thời gian nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng sản
phẩm, ơng bà Vưu Khải Thành đã mạnh dạn sang Đài Loan học cơng nghệ Eva từ Đài
Loan và sau đó đầu tư máy móc từ Đài Loan, thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giày
dép xốp EVA với chất lượng tốt nhất bấy giờ

Năm 1992, ở trong thời kỳ đổi mới của đất nước, ông bà Tổng Giám Đốc chính
thức đổi tên doanh nghiệp thành Cơng ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay
Biti's

1.2 Triết lý
Chúng tôi luôn tự hào là thương hiệu giày dép số 1 tại Việt Nam, là một trong

những thương hiệu quốc dân trong tâm trí người tiêu dùng. Biti's mang trong mình
triết lý "Chất lượng không chỉ là một sản phẩm, mà còn là một truyền thống".

Trang 6


Điều này thể hiện cam kết của công ty về việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và
không ngừng đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

1.3 Tầm nhìn
Biti's ln hướng tầm nhìn của mình về dài hạn, bằng tâm thế cởi mở với những

giải pháp mang tính tiên phong. Điểm cốt lõi cho tồn bộ định hướng phát triển của
Biti's là luôn trung thành với cách tiếp cận đặt "Con người làm trọng tâm".

Hội nhập tích cực với quốc tế với mục tiêu trở thành công ty sản xuất hàng tiêu
dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á. Khẳng định diện mạo thương hiệu khơng chỉ
trong nước mà cịn rộng khắp thế giới.

1.4 Sứ mệnh
Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý nghĩa của

bản sắc thương hiệu Biti’s “Uy tín – chất lượng”.
Cơng ty TNHH SX HTD Bình Tiên cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao

chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và
đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti’s “Uy
tín – chất lượng”, tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng.

1.5 Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh ngành hàng giày dép tại Việt Nam.

1.6 Mục tiêu chiến lược
- Tăng doanh thu
- Ra mắt sản phẩm mới Biti’s Hunter x Lite Flex 3.0


Trang 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Tổng quan về thị trường ngành hàng thời trang
Doanh thu thị trường thời trang năm 2020 giảm hơn 10% so với năm 2019 dưới

tác động của dịch bệnh. Trong đó, quần áo vẫn đóng góp doanh thu lớn với hơn 50%
trong tổng doanh thu toàn ngành. Các kênh truyền thơng, mua sắm online đón nhận
sự tăng trưởng vượt trội khi người dân bắt đầu có thói quen mua sắm qua mạng.
Lazada chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu các kênh mua sắm thời trang online,
theo sau là Sendo, Facebook, Tiki…

Hình 2.1.1 Biểu đồ cơ cấu doanh thu các sản phẩm thời trang Việt Nam.
Giới trẻ trong độ tuổi 25-34 tuổi là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều nhất cho thời
trang. Điều này là dễ hiểu bởi người trẻ tuổi luôn dành mối quan tâm cho vẻ ngồi và
chịu đầu tư chăm sóc vẻ ngồi nhất. Bên cạnh đó, đây cịn là nhóm tuổi nhanh chóng
nắm bắt xu hướng mới và có hành vi tiêu dùng chịu nhiều chi phối từ các phương tiện
truyền thơng, người nổi tiếng. Trong đó tỷ lệ chi tiêu cho thời trang của nữ giới tại
Việt Nam nhỉnh hơn nam giới một chút, đạt hơn 50% năm 2020.

Trang 8

Hình 2.1.2 Biểu đồ cơ cấu doanh thu các sản phẩm thời trang Việt Nam năm 2020.
Ở thị trường thế giới, ngành thời trang mang lại doanh thu tăng 21% trong năm

2020–2021 và tỷ suất lợi nhuận EBIT tăng gấp đôi 6 điểm phần trăm lên 12,3%

Từ nửa cuối năm 2022, ngành thời trang một lần nữa phải đối mặt với một môi
trường đầy thách thức. Siêu lạm phát và tâm lý chán nản của khách hàng đã dẫn đến

tốc độ tăng trưởng giảm.

2.2 Phân tích vĩ mô
2.2.1 Nhân tố kinh tế

Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so
với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 từ 0,2
đến 1 điểm phần trăm. Tại Việt Nam là 6.5% tăng 0,2 điểm phần trăm -> tạo cơ hội
cho Biti’s thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với mức lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2021-2022: lạm phát 1.84% năm 2022,
tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3.21% -> với mức lạm phát ngày càng tăng thì Biti’s
cũng gặp nhiều khó khăn như là tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện bằng cách thay đổi
giờ sản xuất, giảm chi phí trung gian, tăng các hệ số quay vòng vốn,…

Trang 9

Chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đối: dịng vốn quốc tế tăng mạnh, yếu tố quan
trọng tác động đến lợi ích của mỗi quốc gia. Khi tỷ giá hối đối càng cao thì thúc đẩy
cho xuất khẩu giày dép tăng nhanh, ngược lại nếu tỷ giá hối đối càng thấp thì xuất
khẩu giày dép sẽ càng thấp.

Thu nhập của người tiêu dùng, nhu cầu, mức sống của họ cũng ảnh hưởng một
phần không nhỏ đến môi trường kinh tế. Giày dép là một trong các mặt hàng thiết yếu
cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Nếu thu nhập của con người càng cao thì mực
sống của họ sẽ càng tăng lên vì vậy việc lựa chọn để sử dụng các hang giày dép cao
cấp cũng là lựa chọn của họ. Vì vậy, giày dép là những yếu tố làm tôn thêm vẻ đẹp
của con người cho nên nhu cầu về giày dép cũng từ đó ngày càng tăng thêm.
2.2.2 Nhân tố chính trị - pháp luật


Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam được ưu đãi về thuế nhập khẩu
nguyên liệu cho hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu thành phẩm gần như là 0% đây là
chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước cho các nhà sản xuất Việt Nam ->
Tạo cơ hội cho Biti’s tiếp cận với thị trường quốc tế.
2.2.3 Nhân tố văn hóa – xã hội

Dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa -> ảnh hưởng lớn đến Biti’s khi
nhóm khách hàng mục tiêu mà Biti’s hướng đến là trẻ em từ 1 – 15 tuổi -> nguy cơ
sụt giảm doanh số và phải tiếp cận với một mục tiêu khách hàng mới.

2.3 Phân tích ngành (5 forces)
2.3.1 Áp lực từ nhà cung ứng

Hiện nay, nhu cầu đa dạng hóa các loại sản phẩm phải dựa trên cơ sở đạt tiêu
chuẩn chất lượng và an tồn ví dụ như: quai dây, SI PU, PVC,… Biti’s có nhu cầu
yêu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất rất lớn tuy nhiên các nguyên nhiên liệu
này còn hạn chế do các doanh nghiệp có sản xuất nhưng khơng đảm bảo nhu cầu mà
Biti’s đã đặt ra. Phương châm mà Biti’s đặt ra là xem các nhà cung ứng là bạn, đối tác

Trang 10

hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận, Biti’s đem lại cho các nhà cung ứng cơ hội kinh doanh
tốt nhất.

Các nhà cung ứng cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu mà Biti’s đặt ra cũng như
các công nghệ được áp dụng để sản xuất ra sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn, các chi tiết
ghép lại với nhau phải đảm bảo chất lượng bền bỉ, chất lượng trên từng sản phẩm.
2.3.2 Áp lực từ khách hàng

Đánh giá của khách hàng về sản phẩm có khả năng gây áp lực cho Biti’s, vì chất

lượng sản phẩm có tốt hay không tốt đều phụ thuộc vào việc đánh giá của hàng. Điều
này đồng nghĩa với việc khách hàng có tầm quan trọng trong việc khách hàng quan
tâm đến sản phẩm và giữ được một lượng khách trung thành.
- Sức mạnh của khách hàng còn được thể hiện qua các yếu tố sau:
+ Vị thế mặc cả
+ Số lượng người mua tăng hay giảm
+ Thông tin khách hàng biết về sản phẩm
+Tính nhạy cảm đối với giá
+ Sự khác biệt của sản phẩm
+ Mức độ tập trung của khách hàng
+ Động cơ mà khách hàng mua sản phẩm

Từ đó thấy được tầm quan trọng của khách hàng trong việc mua sắm các sản
phẩm. Nó quyết định sản phẩm có bạn chạy, được nhiều người biết đến, số lượng
khách hàng trung thành của sản phẩm có bị giảm hay khơng. Vì vậy, việc đóng góp
của khách hàng phải được coi trọng để cải tiến sản phẩm để phù hợp với cái khách
hàng mong muốn.

2.3.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh
_ Đối thủ nước ngoài:
+ Những thương hiệu giày dép nổi tiếng như Nike, Adidas, Vans, Converse, Puma,…

Trang 11

+ Những mặt hàng giày dép nội địa Trung Quốc.
- Đối thủ trong nước: Vina giày, Thượng Đình, đặc biệt là Bita’s đối thủ cạnh tranh
lớn nhất trong nước của Biti’s.
Điểm mạnh và điểm yếu
- Điểm mạnh:
+ Giá của các đối thủ cạnh tranh đa số là cao hơn nhiều so với Biti’s.

+ Thiết kế của Biti’s được thiết kế đẹp hơn so với các sản phẩm đối thủ cạnh tranh
trong nước.
+ Chất lượng của sản phẩm Biti’s tốt hơn so với các thương hiệu trong nước như
Thượng Đình và một số sản phẩm đến từ Trung Quốc.
+ Là sản phẩm đến từ Việt Nam, được đa số mọi người biết đến và ủng hộ sử dụng
hàng Việt.
- Điểm yếu:

+ Chưa đa dạng về mẫu mã, thiết kế chưa bắt đầu xu hướng.
+ Chưa phải là thương hiệu được mọi người ưa chuộng sử dụng.

BITI’S - Phần thân giày cứng và thiếu độ đàn hồi.
- Thống khí chưa tốt, cảm giác mang lâu sẽ bị nóng.
- Form dáng chưa ôm chân, lỏng lẻo sau một thời gian.

ANANAS - Khơng có nhiều form giày, hầu hết là giày Skateboarding.

- Một số mẫu kiểu giày không chắc chắn, cứng cáp nên đi lâu thì sẽ thấy
form giày xuống cấp rất nhanh.

Sản phẩm thay thế:

Trang 12

Hiện nay, ngày càng đa dạng về các kiểu dáng, mẫu mã giữa các mặt hàng giày dép
với nhau. Biti’s có nguy cơ phải bị các sản phẩm thay thế lẫn nhau giữa các sản phẩm
giày dép khác nhau.
Giá cả giữa các sản phẩm mới đang cạnh tranh với các sản phẩm của Biti’s.
Thị trường ngày càng đa dạng hóa, hầu hết các thay đổi đều xuất phát từ các nhu cầu
của người tiêu dùng, Biti’s cần phải nghiên cứu và đưa ra các mẫu mã, kiểu dáng phù

hợp với xu hướng hiện nay của người tiêu dùng nếu không muốn bị tụt lại phía sau
giữa các sản phẩm khơng chất lượng bằng mình.

Hình 2.3.3.1 Bảng so sánh giá giữa 2 thương hiệu Biti’s và Ananas.
2.3.4 Áp lực xâm nhập từ các đối thủ tiềm ẩn

Trong ngành hàng sản xuất giày dép, tiềm ẩn rất nhiều đối thủ tiềm ẩn đối với
Biti’s. Nhiều nhà sản xuất mới xuất hiện gần đây nhưng đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng
của người tiêu dùng. Các đối thủ đến từ trong nước và đặc biệt hơn là đến từ ngoài
nước là Trung Quốc, thị trường Việt Nam khá ưa chuộng các sản phẩm nội địa Trung
vì mẫu mã và kiểu dáng khá đặc biệt, người tiêu dùng tự tin bộc lộ các các tính và tính

Trang 13

cách của mình với nhiều kiểu dáng khác nhau, giá cả lại khá thấp so với Biti’s hoặc
cao hơn nhưng nó độc lạ. Qua đây, Biti’s cần phải cố gắng và đầu tư vào các mẫu thiết
kế cũng như cần cải thiện tư duy trong lối thiết kế để bắt được xu hướng mà khách
hàng ưa chuộng.
2.4 Phân tích tình hình nội bộ cơng ty
2.4.1 Tình hình kinh doanh của Biti’s

Doanh thu của Biti’s liên tục tăng trưởng qua các năm từ 2016 đến 2019. Nếu
như kết thúc năm 2016, công ty mẹ Biti’s ghi nhận mức doanh thu thuần 1.291 tỷ
đồng thì đến 2019, chỉ số này bất ngờ tăng 23%, đạt mức 1.588 tỷ đồng. Tiếp đà đi
lên, Biti’s thu về 1.862 tỷ đồng vào năm 2018 và đạt đỉnh 1.954 tỷ đồng vào năm
2019.

Tuy nhiên, gia tốc đẩy tăng trưởng dường như đã đổi chiều khi doanh thu của
Biti’s đang có xu hướng giảm từ 2020. Năm 2020 chỉ số doanh thu đã giảm 14,3% so
với cùng kỳ, còn 1.673 tỷ đồng. Năm 2021 tiếp tục tuột dốc còn 1.234 tỷ đồng. Lãi

ròng còn vỏn vẹn hơn 10 tỷ đồng, giảm 90%.

Sở dĩ kết quả kinh doanh của Biti's giảm sút trong 2 năm 2020-2021 là bởi đây
chính là giai đoạn đại dịch Covid diễn biến phức tạp, các quy định về việc ngừng sản
xuất và cách ly chống dịch đã khiến việc sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trang 14

2.4.2 Tổ chức và quản lý

Hình 2.4.2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của cơng ty Biti’s

2.5. Phân tích SWOT - Định hướng Marketing
2.5.1 Mơ hình SWOT

MA TRẬN SWOT - BITI’S HUNTER

MA TRẬN SWOT Cơ hội (Opportunity) Nguy cơ: T (Threat)
1. Thị trường rộng lớn, 1. Xu hướng thời trang
nhiều tiềm năng và luôn thay đổi
không ngừng mở rộng, 2. Chưa có sự đổi mới
phát triển. Đặc biệt là các trong chiến dịch ngày
sàn thương mại điện tử Tết (Đi để trở về 1 – 7)
và social media. 3. Bitis Hunter vẫn còn
bị người tiêu dùng ám
ảnh bởi cái bóng của

Trang 15


2. Thế hệ đầu tư nhiều thương hiệu Biti’s lỗi
hơn vào quần áo, giày thời, nhãn hiệu của ông
dép bà, cha mẹ.
3. Nhu cầu về giày thời
trang ngày càng tăng cao

Điểm mạnh: S (Strength) S1 + O1: Chiến lược S1 + T1: Chiến lược đa
1. Sản phẩm của Bitis có phát triển sản phẩm dạng hóa sản phẩm.
chất lượng cao, độ bền cao S2 + O2: Chiến lược mở S2 + T2: Chiến lược
(từ 3 đến 5 năm). tạo ra các chiến dịch
2. Bitis có hệ thống phân rộng thị trường tiếp thị sáng tạo
phối rộng khắp cả nước rất S3 + O3: Chiến lược S3 + T3: Chiến lược
thuận tiện cho việc bán hàng. tăng cường thị phần định vị thương hiệu
3. Mảng Social, Website
được đầu tư dễ dàng tiếp cận
đại chúng.

Điểm yếu: W (Weakness) O1 + W1: Chiến lược T1 + W1: Chiến lược
1. Chưa có sự đột phá truyền tiếp tục phát triển truyền tăng cường đổi mới và
thông mới sau thành công truyền thông sản phẩm.
năm 2017 thông. T2 + W2: Chiến lược
2. Chưa có nhân vật truyền O2 + W3: Chiến lược
cảm hứng, đại diện chiến tạo ra các đối tác chiến tăng cường quan hệ
lược cho thương hiệu khách hàng.
lược.

Trang 16

Strength
-Sản phẩm của Bitis có chất lượng cao, độ bền cao (từ 3 đến 5 năm).

- Bitis có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước rất thuận tiện cho việc bán hàng.
- Mảng Social, Website được đầu tư dễ dàng tiếp cận đại chúng.
Weakness
- Chưa có sự đột phá truyền thơng mới sau thành cơng năm 2017
- Chưa có nhân vật truyền cảm hứng, đại diện chiến lược cho thương hiệu
- Từ sau 2020, giới chuyên gia trong ngành khơng cịn đánh giá cao chất lượng sản
phẩm mới của nhà Biti’s, có lẽ Biti’s đã dành hầu hết sự đầu tư của mình vào hình
thức sản phẩm và chiến lược Marketing, thay vì trau chuốt cho chất lượng sản phẩm
1 trong những điểm mạnh tạo nên giá trị cốt lõi của thương hiệu này trong quá khứ.
Opportunity
- Thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng và không ngừng mở rộng, phát triển. Đặc biệt
là các sàn thương mại điện tử và social media.
- Thế hệ đầu tư nhiều hơn vào quần áo, giày dép.
- Nhu cầu về giày thời trang ngày càng tăng cao.
Threat
- Xu hướng thời trang luôn thay đổi
- Chưa có sự đổi mới trong chiến dịch ngày Tết (Đi để trở về 1 – 7)
- Bitis Hunter vẫn còn bị người tiêu dùng ám ảnh bởi cái bóng của thương hiệu Biti’s
lỗi thời, nhãn hiệu của ơng bà, cha mẹ.

Trang 17

CHƯƠNG 3: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN
PHẨM

3.1 Phân khúc thị trường
3.1.1 Địa lý

Trung tâm thương mại, đại lý bán hàng từ các hành phố lớn, phát triển ở Việt
Nam như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, …

3.1.2 Nhân khẩu học

Độ tuổi từ 1 – 7 tuổi: các bậc phụ huynh ưa chuộng mua cho các em các sản
phẩm giày dép liên quan đến hình dáng, độ mềm của đế, an toàn khi sử dụng, bền,
thoải mái khi sử dụng nhưng phải phù hợp với giá cả cũng như chất lượng sản phẩm.

Từ 7 – 15 tuổi: độ tuổi này thường bộc lộ các sở thích riêng của mình từ đó các
phụ huynh cũng tơn trọng sở thích đó và mua theo u cầu của các bạn. Thường thì
các bạn sẽ chú tâm đến kiểu dáng có trang trí nổi bậc và được ưa chuộng thời điểm
hiện tại.

Thanh niên: độ tuổi này là đã tự đi mua nên các bạn thường quan tâm đến các
sản phẩm có mẫu mã mới, kiểu dáng phá cách và đặc biệt có gu thẩm mỹ cao, có trào
lưu giới trẻ

Trung niên: họ thường mua các sản phẩm có kiểu dáng đơn giản và màu sắc ít
nổi bậc, nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sự và trang nhã.
Tâm lý học

Xu hướng sống xanh ngày càng phổ biến, nên các sản phẩm có bao bì hay túi
đựng được làm bằng các vật liệu tự phân hủy cũng góp phần thu hút người tiêu dùng
vì khơng làm hại đến mơi trường. Với tâm lý “Người Việt ủng hộ hàng Việt” cũng
kích thích một phần khơng nhỏ đến tâm lý của khách hàng vì muốn sản phẩm được
sản xuất tại Việt Nam cũng có thể sánh vai cùng các sản phẩm quốc tế khác.
Hành vi tiêu dùng

Trang 18

- Mua vì là hàng Việt Nam chất lượng cao, bền bỉ, giá cả hợp lý.
- Mua vì xu hướng, trend, có mẫu mã đẹp và được nhiều người ưa thích.

- Mua vì cơng việc hay mơi trường làm việc: khi đi học yêu cầu phải mang giày đúng
quy định và đi làm cần mang những kiểu dáng nhã nhặn mà khơng thiếu tính lịch sự.

3.2 Đánh giá mức độ hấp dẫn lựa chọn thị trường mục tiêu

Bitis Hunter hiện tại đang sản xuất dòng sản phẩm BITI'S HUNTER X
LITEFLEX. Mẫu mã, chủng loại đa dạng cùng mức giá của sản phẩm vô cùng phù
hợp. Bitis hunter đang hướng tới đối tượng khách hàng từ 18 đến 35 tuổi với 2 mức
thu nhập từ 4,5 triệu đồng-12 triệu đồng và 15 triệu đồng – 30 triệu đồng. Việc Biti’s
hướng đến khách hàng mục tiêu là người lao động với mức trung bình tới tầng lớp
thượng lưu trong xã hội, từ trẻ em đến người lớn tuổi.

3.3 Định vị sản phẩm

Với thương hiệu quốc gia, được sản xuất tại Việt Nam, là thương hiệu giày dép
số 1 tại Việt Nam, đã có được số lượng khách hàng cố định. Từ đó tạo nên thương
hiệu Việt, được người Việt ủng hộ là thương hiệu chất lượng và giá cả hợp lý.

Ngày nay, trong bối cảnh thời đại mới, nhiều sản phẩm bộc lộ cá tính được ra
đời nhiều và có xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy người tiêu dùng trẻ
đang muốn thể hiện cá tính, phong cách của mình thơng qua các sản phẩm độc đáo,
được nhiều người biết đến giống như là xu hướng của giới trẻ. Biti’s Hunter đã ra đời
với đặc điểm đó vì lý do muốn thu hút người tiêu dùng biết đến thương hiệu và thông
qua đó truyền tải nhiều thơng điệp qua từng sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm Biti’s
Hunter Street 2021 là được lấy cảm hứng Tự hào Miền Trung – Hoa trong đá, những
hoa văn thô ráp mở ra gấm hoa thổ cẩm đa dạng sắc màu – như hồn người miền Trung
từ sơ cực mà vẫn lãng mạn đến sắc sảo, tài hoa, độc đáo đáng tự hào. Vỏ trấu “thật”

Trang 19


lần đầu được kết hợp vào đế, sần sùi nhưng đàn hồi chịu lực cao – Như vốn người
miền Trung lạc qua kiên cường lại không ngừng vươn lên. Qua những câu chuyện về
mỗi sản phẩm mà Biti’s truyền tải ta thấy được thông điệp rằng không nên phân biệt
vùng miền với nhau vì chúng ta đều là con cháu của đất Việt, nên giúp đỡ đoàn kết và
vấn đấu trở nên tốt hơn. Những sản phẩm mang nhiều ý nghĩa giúp Biti’s chiếm trọn
tình yêu và sự thấu hiểu của người tiêu dùng từ đó sẽ có một lượng khách hàng đặc
biệt trung thành, nhận được sự tin tưởng chất lượng của khách hàng về sản phẩm.

Tiếp bước tiến là triễn lãm Biti’s tổ chức vào năm 2022 kết hợp cùng với 40
nghệ sĩ người Việt hoặc gốc Việt. Các nghệ sĩ được tự do lựa chọn chất liệu, thể loại
và cách trình bày để tạo nên 1 dự án khác biệt bằng những họa phẩm từ giá vẽ, đến
thơ, ảnh, video, thiết kế tạo hình, sắp đặt.

“Tiếp bước tiến thương hiệu Việt” của nhóm tác giả Chợ Chời Creative: “Sự
phát triển của thương hiệu Việt cũng như q trình tiến hóa đậm chất con người vậy.
Lúc mới sinh ra còn non nớt, mỏng manh; lớn dần hơn thì có thêm bạn bè (khách
hàng), thích trải nghiệm và tìm kiếm điều mới mẻ; khi trưởng thành rồi thì vững hơn
trong suy nghĩ, biết nghĩ xa hơn, biết lúc nào nên bùng nổ, lúc nào nên điềm tĩnh, ý
thức về giá trị cốt lõi của bản thân hơn và được nhiều người u mến vì chính điều
đó”.

Biti’s Hunter khởi động chiến dịch Go For Love với tun ngơn tình u bình
đẳng. Dịng sản phẩm Biti’s Hunter Nameless Edition vừa ra mắt đã tạo nên “cơn sốt”
khi thương hiệu này bắt tay với Hương Giang.

Trang 20


×