Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo kiến tập xã hội học sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.52 KB, 18 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP

MỤC LỤC

I. Nhật ký kiến tập:.........................................................................................1
1. Phân công công việc, chuẩn bị thu thập thơng tin....................................1
2. Q trình thu thập thơng tin......................................................................1
3. Q trình xử lý thơng tin:...........................................................................3
4. Đánh giá:......................................................................................................3
II. Kết quả sơ bộ............................................................................................4
1. Mô tả mẫu:...................................................................................................4
2. Định hướng giá trị chuyên ngành học của sinh viên................................6
3. Định hướng giá trị nghề nghiệp.................................................................9
4. Kết luận và kiến nghị................................................................................15

I. Nhật ký kiến tập:
1. Phân công công việc, chuẩn bị thu thập thông tin
2h chiều ngày 6/5, họp với nhóm lần đầu tiên để hồn thiện bảng hỏi và
bảng phỏng vấn sâu tại nhà Mến Thương. Cả nhóm ngồi cùng nhau sửa lại câu
hỏi trên google forms. Khoảng 9h tối cùng ngày, Mến Thương gửi link bảng
hỏi cho em đi hỏi các trường ngoài trước kèm theo yêu cầu em và Hà hỏi tối
thiểu là 250 mẫu trong đó nam chiếm ít nhất 30% và chọn trường có tính chất
khác nhau để hỏi, mỗi trường phải lấy nhiều khoa khác nhau thì mới so sánh
được.
Sau khi bàn bạc cùng với Hà, em chọn trường Thương Mại để hỏi. Em
đã liên hệ với một người bạn học tại Thương Mại để nhờ gửi bảng hỏi hộ. Tuy
nhiên, do mẫu yêu cầu phải nhiều khoa mà bạn ấy lại khơng quen biết ngồi
khoa, sợ rằng với số mẫu nhiều như vậy sẽ khó thu thập đủ. Vì vậy em đã
chuyển sang trường Tài Chính để khảo sát. Em đã chủ động liên hệ với một
người bạn là Bí thư một khoa của trường Tài chính, bạn ấy nhận sẽ gửi bảng
hỏi hộ với mối quen biết của mình.


2. Q trình thu thập thơng tin
 Bảng hỏi
Ngày 7/5 sau khi gửi link cho người bạn ở trường Tài Chính gửi hộ thì
bạn khơng đọc và đợi phản hồi, tình trạng đó kéo dài.
Ngày 9/5 nhóm họp tại cafe Ơ Trống để các bạn hồn thiện phần đề
cương nghiên cứu và liên hệ các cán bộ lớp của các lướp trong trường để gửi
bảng hỏi. Em đã giúp nhóm liên hệ được các bạn gồm: Nguyễn Phương Anh-
Lớp trưởng CTPT.K40.A1, Nguyễn Ngân - Lớp trưởng CTPT. K40.A2, Hồng
Vân- Lớp trưởng Chính sách cơng K40, Ngọc Đặng- Lớp trưởng Quản lý công
K40. Hơn 10h tối cùng ngày, bạn bên trường Tài Chính đã phản hồi và gửi
giúp, trong suốt q trình điền bạn có phàn nàn về việc bảng hỏi dài và nhiều
câu chưa hiểu cách hỏi. Nhận thấy đây cũng là một thiếu sót của nhóm trong
quá trình làm bảng hỏi khi khơng viết rõ u cầu câu hỏi, đáng lẽ cần phải bổ

1

sung thêm “ Trình độ học vấn cao nhất của bố/ mẹ” để người trả lời biết cách
chọn, nếu không sẽ gây hiểu lầm và chọn nhiều đáp án.

Trong suốt quá trình đi hỏi trường Tài Chính, các bạn khác trong nhóm
cũng hộ trợ nhiệt tình, tận dụng mọi mối quan hệ để nhờ trả lời hộ ví dụ như
bạn Hịa, bạn Lan.

Sau một thời gian gửi link, số người trả lời được ít, sợ khơng đảm bảo
được số lượng, em đã chuyển hướng sang khảo sát cả hai trường là Thương
Mại và Tài Chính. Em tách link và gửi cho bạn học bên Thương Mại gửi giúp.

Ngày 12/5 các bạn thu thập số liệu trong trường gặp khó khăn vì liên hệ
khơng được phản hồi, vì là Bí thư liên chi nên có quen biết với các liên chi
khác, em đã giúp nhóm gửi thêm cho các lớp K37 của khoa Xuất Bản, Nhà

Nước pháp luật , Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, cùng với đó là nhắn lại cho Bí
thư khoa Phát thanh Truyền hình nhờ gửi 20 sinh viên K37.

Ngày 14/5, số người trả lời 2 trường cộng lại mới được hơn 40 phiếu, sợ
không đạt chỉ tiêu, cuối cùng em phải chuyển qua cách khác đó là gửi cho tất cả
những người học ngồi trường mình rồi phân loại theo câu hỏi về khối trường
( khối trường kinh tế, khối trường xã hội, khối trường kỹ thuật, công nghệ
thông tin, khối trường khác) thay cho câu hỏi về khoa lúc đầu. Như vậy phạm
vi sẽ rộng hơn, thu được nhiều người trả lời hơn vì mối quan hệ cá nhân rải rác
ở nhiều trường khác nhau.

Ngày 15/5, số người trả lời được 68 người, theo sự hướng dẫn làm sạch
dữ liệu của Mến Thương, em đóng link và tiến hành xử lý số liệu.

Các bạn khảo sát trong trường vẫn gặp khó khăn về lấy mẫu, Mến
Thương đã phân chia lượng mẫu thiếu cần đạt và tôi chọn hỗ trợ bổ sung 4 mẫu
nam năm 3 khối lý luận. Em liên hệ với bạn Cao Minh Nghĩa- Bí thư Liên chi
Tư tưởng Hồ Chí Minh để gửi cho các bạn nam cùng lớp trả lời nhưng đáng
tiếc lớp chỉ có duy nhất một nam là bạn ấy. Để đạt được chỉ tiêu về mẫu, em
liên hệ tiếp với anh Phạm Đức Lượng- Bí thư Liên chi Chính trị học để nhờ
anh gửi về lớp. Anh Lượng đã giúp đỡ rất nhiệt tình đồng thời kiểm soát số

2

người bằng cách chụp lại kết quả sau khi trả lời khảo sát và gửi cho em. Bên
cạnh đó em có liên hệ thêm với chị Huyền Anh- Bí thư Liên chi Tuyên truyền
để nhờ thêm mẫu.

 Phỏng vấn sâu
Theo sự phân cơng của nhóm, em phỏng vấn sâu 2 sinh viên của trường

gồm 1 nữ năm 3 khối lý luận và 1 nữ năm 4 khối nghiệp vụ. Em đã liên hệ và
phỏng vấn vào tối ngày 20/5, các bạn rất hợp tác và trả lời nhiệt tình.
3. Q trình xử lý thơng tin:
Từ ngày 15/5 em bắt tay vào xử lý số liệu. Đầu tiên là làm sạch bằng
excel các từng link một, sau đó chuyển qua SPSS.
Ngày 16/5 em hoàn thành xong link của trường Tài Chính và tiếp tục xử
lý 2 link còn lại gồm trường Thương Mại và link tổng hợp các trường.
Ngày 19/5, em hoàn thành các link và ghép lại thành bản cuối gửi vào
nhóm với số lượng 68 mẫu.
Ngày 22/5, sau khi Mến Thương phát hiện ra nhóm bị nhầm câu B5
trong lúc làm sạch excel, em đã sửa lại và nộp bản hoàn chỉnh cuối cùng. Cùng
ngày em gỡ băng và gửi 2 PVS.
4. Đánh giá:
 Thuận lợi
- Nhóm có một nhóm trưởng nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm,
ln “ lo trước mọi người”, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở để nhóm hồn
thành tiến độ.
- Đề tài của nhóm khảo sát tại trường nên vẫn có thuận lợi nhất định
trong việc thu thập thông tin.
- Các thành viên đều nghiêm túc làm việc, hỗ trợ lẫn nhau rất nhiệt tình.
 Khó khăn
- Đơi lúc vẫn chưa có sự lắng nghe nhau, ý kiến một số thành viên còn
bảo thủ.

3

- Số mẫu lớn trong khi điều kiện dịch không thể tới trực tiếp để phát
bảng hỏi, nhóm đành gửi online nhưng khơng hiệu quả.

- Cá nhân cịn khó khăn trong vấn đề xử lý số liệu vì khơng giỏi với SPSS

II. Kết quả sơ bộ
1. Mô tả mẫu:
- Giới tính: Trong số 243 người trả lời ,đa số người trả lời là nữ (chiếm
62,1%), số người trả lời là nam chiếm 37,9%.

- Dân tộc: Hầu hết người trả lời là dân tộc kinh ( chiếm 93,8%), số
người dân tộc khác chỉ bằng 1/15 số người dân tộc kinh ( 6,2%)

- Nơi sống trước khi lên đại học: Phần lớn người trả lời sống tại thành
thị trước khi lên đại học ( chiếm 58%), số người sống tại nông thôn chiếm tỷ lệ
ít hơn (chiếm 42%).

4

- Khối chuyên ngành học của sinh viên: Phần lớn sinh viên trả lời thuộc
khối lý luận ( 51,9%), khối nghiệp vụ chiếm 48,1%.

- Học lực học kỳ gần nhất của sinh viên: Sinh viên đạt học lực khá
chiếm tỷ lệ cao nhất (46,9%), tiếp đến là sinh viên đạt học lực giỏi/xuất sắc
(29,2%), thấp nhất là sinh viên đạt học lực yếu/ trung bình (23.9%) gần bằng
1/2 sinh viên học lực khá.

- Đánh giá điều kiện kinh tế gia đình: Phần lớn người trả lời cho rằng
kinh tế gia đình mình ở mức đủ ăn ( 71,6%), đứng thứ hai là số người cho rằng
điều kiện kinh tế gia đình ở mức khá giả ( 22,6%) bằng 1/3 số người có điều
kiện kinh tế đủ ăn, số người cho rằng kinh tế gia đình mình ở mức nghèo và
giàu có chiếm tỷ lệ thấp nhất ( trong đó người cho rằng gia đình mình nghèo
chiếm 5,3% và người cho rằng gia đình mình giàu có chỉ chiếm 0,4%)

5


2. Định hướng giá trị chuyên ngành học của sinh viên
2.1 Việc tìm hiểu ngành trước khi vào học
- Mức độ tìm hiểu ngành trước khi vào học:

Nhìn chung, phần lớn sinh viên có sự tìm hiểu nhất định về ngành học
của mình (chỉ có 19,3% sinh viên tìm hiểu ít/ khơng tìm hiểu). Tuy nhiên, việc
tìm hiểu của sinh viên chỉ dừng lại ở mức tương đối ( mức trung bình là chủ
yếu chiếm tới 32,5% và mức sơ bộ chiếm 27,2%). Số sinh viên tìm hiểu kỹ
càng về ngành chỉ chiếm gần 1/5 tổng số sinh viên trả lời (chiếm 21%).

Sinh viên có mối quan hệ tốt với bố mẹ và các thành viên trong gia đình có
mức độ tìm hiểu ngành học sâu hơn:

Bảng 1: Tương quan giữa có mối quan hệ tốt với bố mẹ và các thành
viên trong gia đình với mức độ tìm hiểu ngành trước khi vào học

Đơn vị: %

Tìm hiểu ngành học Rất không Không Bình Đúng/Tốt Rất đúng/
đúng/rất đúng/ Thường Rất tốt
Tìm hiểu kỹ càng không tốt không tốt
Tìm hiểu ở mức 11,1 13,2 15,9 32,6
14,3 32,1
trung bình 33,3 28,3 35,2 30,2
Tìm hiểu sơ bộ 28,6 26,4
Tìm hiểu rất ít/ 22,2 33 19,8
khơng tìm hiểu 42,9
33,3 15,9 17,4
14,3


6

Từ số liệu trên cho thấy sinh viên có mối quan hệ tốt và rất tốt với bố mẹ
và gia đình sẽ có mức độ tìm hiểu ngành học ở mức trung bình đến kỹ nhiều
trong khi sinh viên có mối quan hệ khơng tốt và rất khơng tốt chủ yếu là tìm
hiểu sơ bộ hoặc tìm hiểu rất ít/khơng tìm hiểu cao nhất. Điều này cho thấy gia
đình có tác động tới ý thức tự giác tìm hiểu ngành của sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền hiện nay.

- Kênh tìm hiểu:
Qua khảo sát, việc tìm hiểu ngành học qua phương tiện truyền thông đại
chúng được sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ưa chuộng nhất
(chiếm 80,7%), xếp thứ hai là qua kênh thông tin bạn bè, xếp thứ ba là kênh
thông tin từ gia đình. Sách hướng dẫn tuyển sinh và các kênh khác chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ.

Điều này cho thấy sự tiện ích của Internet, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo
điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin hơn.

2.2 Việc chọn ngành học
- Tiêu chí chọn ngành:
Trong 9 tiêu chí đưa ra, hầu hết các tiêu chí như: Tính sáng tạo của
ngành học, Đa dạng/phong phú tri thức của ngành học, Có nhiều cơ hội giúp đỡ
người khác khi ra trường, Tham gia nhiều hoạt động khi học/đi làm trong tương
lai, Được công nhận/vinh danh của xã hội, Tương lai có thu nhập cao/tốt/ổn

7

định được sinh viên đánh giá ở mức trung bình là nhiều nhất rồi đến quan

trọng. Riêng 2 yếu tố được đánh giá nổi bật là: Môi trường học tập năng động
và Theo truyền thống gia đình. Sinh viên đề cao yếu tố môi trường học tập
năng động, phần lớn cho rằng quan trọng (30,9%) đến rất quan trọng (28,8%).
Ngược lại, yếu tố truyền thống gia đình lại ít được đề cao khi phần lớn sinh
viên cho rằng rất không quan trọng (39,1%) và không quan trọng (23,5%).

Qua sự đánh giá của sinh viên có thể thấy giới trẻ ngày nay đề cao giá
trị của tự do, coi trọng quyết định cá nhân hơn là sự sắp đặt, định hướng của
gia đình.

- Yếu tố tác động tới việc chọn ngành học:
Trong 9 yếu tố tác động, yếu tố phù hợp với điểm tuyển sinh là yếu tố
được sinh viên đặt lên hàng đầu với tỷ lệ sinh viên cho là quan trọng nhiều nhất
(31,3%), kết quả trên tương đồng với phát hiện của đề tài nghiên cứu của Bùi
Hà Phương (2020) về “Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên khoa thư viện thông tin học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh” trong đó tác giả chỉ ra trong các yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên, yếu tố khả năng trúng
tuyển sau khi có kết quả thi và điểm chuẩn quyết định nhiều nhất tới việc chọn
ngành học của sinh viên.
2.3 Quan điểm của sinh viên với việc học ngành học
- Mức độ hứng thú với ngành học:
Phần lớn sinh viên đều cảm thấy bình thường khi học chuyên ngành của
mình

Biểu 7: Mức độ hứng thú với chuyên ngành

5.8

23.9 2.1


2.9
65.4

Khơng thích Bình Thường Thích
Rất thích Rất khơng thích

8

Đến 65,4% sinh viên cho rằng việc học chuyên ngành là bình thường,
sinh viên thích/rất thích chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao thứ hai (26,8%), sinh
viên cho rằng mình khơng thích/ rất khơng thích chiếm tỷ lệ rất thấp (7,9%).

- Quan niệm học tập:
Sinh viên đã tự ý thức được lợi ích của việc học tập đối với bản thân
mình, rời xa các quan niệm truyền thống.

Biểu 8: Quan niệm về học tập

Học vì danh dự gia đình, dịng họ 38.9
Học theo yêu cầu của cha mẹ 24.3
Học để bằng bạn bằng bè
44.4
Học để có vị trí/chỗ đứng trong xã hội 81.5
Học để sau này làm cán bộ quản lý, lãnh đạo
51
Học để có nghề nghiệp tốt, thu nhập cao 88.9
Học để có điểm tổng kết trung bình các mơn cao
Học để nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách 63.8
Quan niệm về học tập: Học để lấy bằng cấp loại khá, giỏi, xuất sắc 94.7


0 73.7
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

%

3. Định hướng giá trị nghề nghiệp
3.1 Vấn đề làm thêm của sinh viên
- Vấn đề làm thêm của sinh viên:

9

Phần lớn sinh viên đều đã trải nghiệm với công việc làm thêm trong đó
số sinh viên hiện vẫn đang làm chiếm tỷ lệ cao nhất (56,8%), số sinh viên đã
từng đi làm bằng khoảng 1/2 số sinh viên đang đi làm (29,2%), chỉ có số ít sinh
viên chưa từng làm thêm (14%).

Bảng 2: Tương quan giữa năm học và việc đi làm thêm của sinh viên
Đơn vị: %

Đi làm thêm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Đang đi làm 54,1 44,1 63,6 64,9
Đã từng đi làm 23 37,3 27,3 29,8
Chưa từng đi làm 23 18,6 9,1 5,3

Qua phân tích tương quan ta thấy, sinh viên năm 3, năm 4 có xu
hướng đi làm thêm nhiều trong đó năm 4 là nhiều nhất vì muốn tích lũy kinh
nghiệm cho công việc sau này, sinh viên năm nhất cũng có tỷ lệ đi làm thêm
cao bởi các bạn mới lên, muốn được trải nghiệm. Với sinh viên năm 2, số sinh

viên đang đi làm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng thấp hơn so với các năm cịn
lại, có xu hướng nghỉ việc làm thêm để tập trung học tập sau một thời gian trải
nghiệm.

- Nguồn thơng tin tìm việc:
Mạng xã hội, truyền thông đại chúng và bạn bè là 3 nguồn thông tin chủ
yếu của sinh viên khi tìm việc làm.

10

Từ biểu đồ ta thấy, sinh viên tìm việc qua mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao
nhất (68,8%), xếp thứ hai là truyền thông đại chúng (52,8%), thông tin từ bạn
bè xếp thứ 3 (45%). Thông tin từ nhà trường và ngành học chiếm tỷ lệ thấp, đặc
biết là thông tin từ nhà trường rất thấp. Qua đó cho thấy vai trị của nhà trường
trong việc giới thiệu việc làm cho sinh viên cịn hạn chế, chủ yếu sinh viên tìm
cơ hội cho bản thân mình từ bên ngồi. Vai trị của yếu tố gia đình trong việc
giới thiệu việc làm cũng ở mức tương đối thấp. Điều đó nói lên rằng sinh viên
Học viên Báo chí và Tuyên truyền ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm
việc làm cho bản thân

- Khó khăn khi xin việc
Phần lớn sinh viên cho rằng khó khăn khi xin việc xuất phát từ yếu tố
chủ quan là năng lực

Yếu tố chủ quan gồm thiếu kỹ năng/ kinh nghiệm làm việc và trình độ
chun mơn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ quan tuyển dụng là yếu tố sinh viên
lo ngại nhất khi tìm việc làm ( trong đó thiếu kỹ năng/ kinh nghiệm làm việc
chiếm 40,2%, yếu tố về trình độ chun mơn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ
quan tuyển dụng chiếm 33,1%. ).Yếu tố về quan hệ quen biết và điều kiện gia
đình chỉ chiếm một phần rất nhỏ ( tổng là 12,1%), chỉ bằng 1/6 của hai yếu tố


11

về năng lực cộng lại. Như vậy ta thấy, ngày nay sinh viên đã có quan điểm tiến

bộ hơn về đầu ra việc làm, yếu tố năng lực cá nhân được đề cao. Suy nghĩ đó

một phần cũng xuất phát từ mơi trường giáo dục của Học viện Báo chí và

Tun truyền ln cơng bằng, nói khơng với tiêu cực, đề cao thực lực, tạo niềm
tin cho sinh viên. Bên cạnh đó cũng cho thấy một thực tế thị trường lao động

hiện nay cởi mở hơn, ln có cơ hội công bằng cho những người xứng đáng.

Sinh viên học lực yếu/ trung bình sẽ bi quan về tương lai hơn những sinh

viên học lực giỏi/ xuất sắc

Bảng 3: Tương quan giữa học lực học kỳ gần nhất và quan điểm phải mất

phí khi xin việc làm.

Đơn vị: %

Mất phí khi xin việc Yếu/ Khá Giỏi/ xuất
Trung
bình sắc

Không 10,3 24,6 28,2


Có 89,7 75,4 71,8

Những sinh viên có học lực yếu/ trung bình sẽ đồng tình với quan điểm
phải mất phí khi xin việc nhiều hơn (89,7%) trong khi con số đó ở sinh viên
học lực giỏi/ xuất sắc chỉ có 71,8% ( ít hơn 17,9%). Qua đó cho thấy, sinh viên
học lực càng thấp, càng không tự tin vào khả năng tìm việc của mình và phải
nhờ nhiều hơn vào yếu tố tác động là tiền bạc.

3.2 Định hướng tương lai
- Nơi làm việc sau khi ra trường
Làm việc tại các thành phố lớn và làm việc gần gia đình là 2 yếu tố được
sinh viên đề cao khi chọn nơi làm việc

12

Từ biểu đồ ta thấy, đa số sinh viên chọn làm việc ở thành phố lớn
(89,3%) vì ở đó có cơ hội việc làm và điều kiện sống sôi động, phù hợp với
giới trẻ. Yếu tố gần gia đình được đề cao thứ hai (66,7%), xếp thứ 3 là các
thành phố vừa và nhỏ. Tỷ lệ chọn làm việc ở những nơi có điều kiện kém như
nông thôn, miền núi, vùng xa hải đảo ít được sinh viên lựa chọn. Yếu tố về nhu
cầu tuyển dụng cũng được sinh viên quan tâm.

- Môi trường làm việc:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền có định hướng làm trong
mơi trường nhà nước nhiều nhất.
Cụ thể:

13

Môi trường nhà nước được nhiều sinh viên ưu tiên hàng đầu (28,6%),

cũng bởi lý do Học viện Báo chí Tuyên truyền là trường Đảng nên sinh viên
học tập tại đây theo định hướng theo con đường nhà nước chiếm tỷ lệ cao.

Sau môi trường nhà nước, môi trường tư nhân được nhiều sinh viên ưu
tiên thứ 2 (41,8%) , bên cạnh đó mơi trường có vốn đầu tư nước ngoài cũng
được sinh viên chọn là tiên thứ 2.

Môi trường làm việc nhà nước lại là yếu tố được nhiều sinh viên chọn là
ưu tiên thứ 3.

Như vậy ta thấy, trong tất cả các mơi trường, sinh viên Học viện Báo chí
và tuyên truyền vẫn dành sự ưu tiên hàng đầu cho môi trường nhà nước, rồi

14

mới đến mơi trường tư nhân. Điều đó cho thấy sự riêng biệt của sinh viên
trường Đảng so với các trường khối kinh tế và các khối khác. Qua đó cũng thấy
có sự đồng nhất tương đối giữa đầu vào và định hướng đầu ra của sinh viên,
cho thấy sinh viên đã có định hướng tương lai khá tốt trước khi vào trường đại
học.

4. Kết luận và kiến nghị
 Kết luận

Qua phân tích sơ bộ ta thấy sinh viên Học viện Báo chí và Tun
truyền nhìn chúng đã có sự tìm hiểu về ngành học trước khi vào học, tuy nhiên
mức độ tìm hiểu chưa sâu. Sinh viên biết tận dụng ưu thế của mạng xã hội và
các phương tiện truyền thông đại chúng để tìm hiểu thơng tin chứ khơng cịn ưa
chuộng cách thức truyền thống.


Sinh viên có xu hướng tách dần khỏi sự tác động của gia đình tới việc
chọn ngành chọn nghề, yếu tố tác động chủ yếu tới việc học ngành hiện tại là
điểm thi và sự phù hợp với ngành học.

Sinh viên có sự u thích nhất định với ngành học, ý thức được mục
đích của việc học đối với bản thân mình : học để lấy kiến thức. Chính vì thế,
sinh viên cũng đề cao yếu tố năng lực cá nhân nhiều hơn và coi đó là yếu tố
quyết định khi đi xin việc. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại quan điểm cũ về vấn đề
việc xin việc như: quan hệ, tiền bạc,…

Sinh viên có xu hướng làm thêm nhiều, chủ yếu là sinh viên sắp ra
trường muốn lấy kinh nghiệm, một bộ phận sinh viên năm nhất muốn trải
nghiệm cũng chiếm số lượng cao. Sinh viên có sự chủ động tìm việc cho bản
thân, vai trò của nhà trường trong việc giới thiệu việc làm còn hạn chế.

Sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền có sự năng động, có định
hướng nhất định về tương lai, có xu hướng lựa chọn môi trường nhà nước sau
khi ra trường.

 Kiến nghị:

15

- Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò hướng nghiệp và giới thiệu
việc làm cho sinh viên, tiếp tục nuôi dưỡng sự say mê, nhiệt huyết với ngành
học của sinh viên.

- Các cá nhân cần tích cực học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức cho bản
thân để có thể cạnh tranh khi xin việc


- Gia đình cần quan tâm hơn nữa tới mỗi cá nhân, tạo động lực, truyền
cảm hứng nhưng không ép buộc hay định hướng, để cá nhân tự đi theo đam mê
của mình.

16


×