Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

BÁO cáo THỰC tập xã hội học tại HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ngành Xã hội học là một ngành mới được đưa vào đào tạo tại trường đại học
Hồng Đức, nhưng với đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ và giàu nhiệt huyết, sinh viên
học ngành này đã được trang bị những kiến thức một cách đầy đủ cùng với việc được
hình thành một thái độ học tập tích cực và năng động. Để sinh viên có đủ hành trang và
điều kiện cần thiết cho công việc sau này của mình, mà trước hết là trong đợt thức tập
cuối khóa.
Thực tập cuối khóa là một quá trình mà ở đó sinh viên được áp dụng những kiến
thức mà mình đã học vào thực tiễn công việc, qua đó hình thành và học hỏi được những
kinh nghiệm quý báu mà chỉ có qua việc được tham gia trải nghiệm và thực hành các
công việc tại cơ sở thực tập mới có được.
Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã chọn Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương
là cơ sở để mình thực tập. Sau 2 tháng thực tập tại đây, tôi đã được tạo điều kiện được
tham gia trải nghiệm các công việc tại quý cơ quan.
Qua đó, được vận dụng và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỷ năng bổ ích phục
vụ cho công việc của mình sau này.
Đặc biệt, tôi thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều sau khi hoàn thành các
nhiệm vụ được giao và kết thúc đợt thực tập.
Để có được điều đó tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn quý cơ quan đã hết sức tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập, cảm ơn Chủ tịch LĐLĐ huyện Quảng
Xương : Đỗ Đình Cường và Phó chủ tịch LĐLĐ huyện Quảng Xương Trần Bá Trường và
các chị Lê Thị Thuận, Lê Thị Trang- cán bộ chuyên môn trong LĐLĐ huyện đã nhiệt tình
hướng dẫn cho tôi trong mọi nhiệm vụ của quá trình thực tập.
Xin cảm ơn bộ môn Xã hội học đã dạy tôi trong suốt thời gian qua và đã giảng
dạy, cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành để sinh viên chúng tôi có thể có
đủ kiến thức để cọ sát với thực tế.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn Cô Đoàn Thị Hà
đã luôn tư vấn, hướng dẫn giúp tôi tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc trong công việc
được giao để tôi hoàn thành đợt thực tập một cách tốt nhất
Sau khi tốt nghiệp ra trường những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà thầy cô
giáo tại trường cũng như tại cơ sở thực tập đã trang bị sẽ mãi là hành trang quan trọng để


tôi vận dụng và áp dụng vào công việc sau này của mình.
Dưới đây, là bài báo cáo thực tập, mô tả những nhiệm vụ mà tôi đã thực hiện tại
có sở thực tập, tôi rất mong nhận được sự đánh gia và góp ý từ phía các cán bộ hướng
dẫn tại cơ quan và thầy cô giáo trong bộ môn để tôi có thể sửa chữa và hoàn thiện mình
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Huyền.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của LĐLĐ huyện quảng xương 1
1.2. Chức năng hoạt động của LĐLĐ huyện Quảng Xương 2
1.3. Bộ máy tổ chức 4
1.4. Nguyên tắc hoạt động của LĐLĐ huyện Quảng Xương 7
1.4.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 7
1.4.2. Liên hệ mật thiết với quần chúng 7
1.4.3. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng 7
1.4.4. Tập trung dân chủ 7
1.5. Phương pháp hoạt động 7
1.5.1. Phương pháp thuyết phục 8
1.5.2. Tổ chức cho quần chúng hoạt động 8
1.5.3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI LĐLĐ HUYỆN QUẢNG
XƯƠNG 9
2.1. Lí do chọn LĐLĐ huyện Quảng Xương là cơ sở thực tập 9
2.2. Mục đích và ý nghĩa 10
2.3. Nội dung thực tập 10
2.3.1. Nhiệm vụ 1: Tham gia tổ chức thực hiện chương trình nhà ở “ Mái ấm công

đoàn 11
2.3.1.1. Kiểm tra, đối chiếu Hồ sơ đề nghị được Quỹ Mái ấm công đoàn hỗ trợ và lập
danh sách báo cáo chủ tịch Liên đoàn lao động huyện 12
2.3.1.2. Chuẩn bị quà để tặng gia đình các đối tượng, khi đến thẩm định 14
2.3.1.3. Đi thực tế thẩm định về thông tin trong hồ sơ xin được quỹ Mái ấm Công đoàn
hỗ trợ 14
2.3.2. Nhiệm vụ 2: Tham gia chuẩn bị và thực hiện tổ chức cho buổi lễ phát động
hưởng ứng tháng công nhân của LĐLĐ huyện Quảng Xương 21
2.3.3. Nhiệm vụ 3: Tham gia lên kế hoạch và thực hiện một buổi tuyên truyền về pháp
luật cho người lao động tại Công ty Hoàng Dân 25
2.3.4. Nhiệm vụ 4: Đi xuống các CĐCS để kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc việc tổ
chức, thực hiện các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân 28
2.3.5. Nhiệm vụ 5: Cùng tham dự và tổ chức thực hiện một buổi khám sức khỏe định
kỳ cho Công nhân Công ty SOTO 30
2.3.6. Các nhiệm vụ khác 32
CHƯƠNG 3. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯC TẾ TẠI CƠ SỞ VỚI LÝ
THUYẾT ĐÃ HỌC, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO 34
3.1. Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành Xã hội học với hoạt
động thưc tế của Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương 34
3.2. Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành xã hội học với
hoạt động thực tế của Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương 37
3.3 Đánh giá 38
3.4. Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo 39
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 40
1. Kết luận: 40
2. Kiến nghị: 42

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của LĐLĐ huyện quảng xương.

Cách mạng tháng Tám thành công dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tháng 2 năm
1946 Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ta được thành lập trở thành hạt nhân lãnh đạo
phong trào cách mạng trong huyện. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, các cơ
quan hành chính cấp huyện và một số trường học công lập lần lượt được thành lập, là
điều kiện cho đội ngũ CNVC - LĐ và tổ chức CĐ ở huyện ra đời và phát triển.
Thời kỳ này các CĐCS trong huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Liên hiệp CĐ
Thanh Hoá thực hiện chức năng tập hợp, vận động CNVC - LĐ thi đua lao động sản xuất
vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà.
Tháng 6 năm 1978 thực hiện sự chỉ đạo của Liên hiệp CĐ Tỉnh và Ban Thường
vụ Huyện uỷ, CĐ huyện chính thức được thành lập, BCH lâm thời gồm 5 Đ/c do Đ/c Đỗ
Xuân Khiêm - Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban tổ chức làm Thư ký kiêm nhiệm; Đ/c
Lê Bá Quy và Đ/c Đoàn Công Liên làm Phó Thư ký quản lý, chỉ đạo 71 CĐCS với 4380
đoàn viên.
Sau một thời gian chuẩn bị đến tháng 6 năm 1979, Đại hội CĐ huyện lần thứ nhất
thành công tốt đẹp đánh dấu sự trưởng thành của phong trào CNVC - LĐ và tổ chức CĐ
trong giai đoạn mới.
Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành với 8 kỳ đại hội và 3 lần đổi tên. Phong
trào CNVC - LĐ và tổ chức CĐ đã phát triển lớn mạnh, trở thành lực lượng tiên phong
trong các phong trào thi đua yêu nước như: Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng
tạo”, tích cực thi đua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, Chủ động tham gia xây dựng các chương trình phát triển KT-XH của địa
phương. Đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn góp phần đưa tổng sản lượng lương thực của huyện tăng lên từ 100.000 tấn năm
2000 lên 135.000 tấn năm 2010; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao, thu nhập đầu người năm 2012 đạt
16,5 triệu đồng. Đến nay đã có 85 cơ quan đơn vị khai trương ,công nhận cơ quan, đơn vị
đạt chuẩn văn hóa; trên 98% gia đình CNVC - LĐ đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
Đến Đại hội công đoàn huyện lần thứ VIII (tháng 12 năm 2012). Toàn huyện đã
có 196 CĐCS với 6.303 đoàn viên (tăng2023 đoàn viên và 125 CĐCS so với năm 1978).
1

Hàng năm có trên 90% CĐCS đạt vững mạnh, không có CĐCS yếu kém; trên
99% đoàn viên CĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay đã có 400 Đ/c được tặng
Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức CĐ, 3 tập thể được tặng Cờ thi đua của
TLĐ, 11 tập thể và 24 cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; 5 tập thể
được tặng Cờ của LĐLĐ tỉnh; 161 tập thể và 182 cá nhân được LĐLĐ tỉnh tặng Bằng
khen; LĐLĐ huyện 5 năm liên tục (2008 - 2012) được LĐLĐ tỉnh tặng công nhận đơn vị
vững mạnh xuất sắc. Năm 2011 và 2012 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng
Bằng khen, 8 năm liên đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
1.2. Chức năng hoạt động của LĐLĐ huyện Quảng Xương.
Liên đoàn lao động huyện Quảng Xương
Địa chỉ : Số 73 - Khu phố 2 - Thị trấn Quảng Xương
Số điện thoại : 0373.863.311 Email:
Chủ tịch : Đồng chí Đỗ Đình Cường
ĐTDĐ : 0986.397.595, NR 0373.678.240
-Tuyên truyền giáo dục.
Chức năng này được biểu hiện ở những mặt sau: Làm cho CNVC - lao động nắm
vững nghị quyết đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ
của tổ chức CĐ trong từng giai đoạn cách mạng
Tuyên truyền giáo dục, tập hợp NLĐ vào tổ chức CĐ, tham gia tích cực vào các
hoạt động của CĐ, góp phần xây dựng CĐ ngày càng vững mạnh
Tuyên truyền góp phần NLĐ ngày càng vững mạnh, vững vàng về chính trị, tư
tưởng, đạo đức,…
Để thực hiện tốt chức năng này LĐ trong thời gian qua luôn quan tâm đến việc
nâng cao hiểu biết về pháp luật cho NLĐ thông qua việc tuyên truyền, cung cấp sách báo,
truyền thanh để mọi người biết về pháp luật, từ đó giáo dục tư tưởng chính trị, tuyên
truyền về tổ chức CĐ, giáo dục nâng cao trình độ học vấn, kĩ năng nghề nghiệp cho
NLĐ; giáo dục pháp luật cho NLĐ; giáo dục văn hoá cho NLĐ. LĐLĐ huyện Quảng
Xương đã thể hiện chức năng này qua các hoạt động như:
+ Tuyên truyền vận động CNVC – LĐ thực hiện tốt các Nghị quyết của đảng,
pháp luật nhà nước và nghị quyết của Công đoàn cấp trên:

2
Tuyên truyền ngị quyết Trung ương 6 khóa X của Đảng về: Tiếp tục xây dựng giai
cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước”, Chỉ thị 22 của ban bí thư TƯ về “ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đọa xây
dựng quan hệ hài hòa ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”
Tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, tuyên truyền phục vụ Đại hội
Đảng các cấp. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”
Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong CNVC- LĐ, Phong trào thi đua “
Giỏi việc nước đảm việc nhà trong nữ CNVC- LĐ.
Thực hiện đề án “ Nâng cao nhận thức pháp luật cho CNLĐ trong các doanh
nghiệp” Các hoạt động văn hóa văn nghệ.
Công tác tuyên truyền giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức, chính trị tư
tưởng cho CNVC – LĐ.
- Chức năng chăm lo bảo vệ lợi ích.
LĐLĐ huyện Quảng Xương luôn coi trọng đến chức năng chăm lo, bảo vệ lợi ích
của người lao động (NLĐ), để làm tốt được chức năng này LĐLĐ huyện Quảng Xương
đã thường xuyên trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với NLĐ để nắm bắt những mong muốn,
nguyện vọng của NLĐ để cùng với CĐCS và LĐLĐ Tỉnh tham gia xây dựng các chính
sách, chế độ về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc, nhà ở,…cho NLĐ
để gúp họ có những điều kiện tốt nhất trong môi trường làm việc.
Giúp NLĐ kí hợp đồng lao động, đàm phán thương lượng với các cơ quan.
Bên cạnh đó LĐLĐ huyện Quảng Xương còn tham gia quản, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các chính sách: BHXH, BHYT, BHLĐ, giải quyết tranh chấp lao động,
khiếu nại, tố cáo của CNVC- LĐ.
Có thể nói rằng, LĐLĐ huyện Quảng Xương luôn luôn đồng hành cùng NLĐ để
bảo vệ chăm lo cho lợi ích của NLĐ một cách tốt nhất.
- Tham gia quản lí, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Bên cạnh chức năng chăm lo, bảo vệ lợi ích của NLĐ thì LĐLĐ huyện Quảng
Xương còn có chức năng tham gia quản lí, chức năng này được biểu hiện ở những mặt

sau:
3
LĐ luôn luôn tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo,…
huy động CNVC- LĐ tham gia vào các hoạt động để thực hiện chức năng quản lí.
Phong trào Xanh , Sạch, đẹp và An toàn vệ sinh lao động, đặc biệt là phong trào
thi đua phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp phát triển nông
thôn luôn được LĐLĐ huyện phát động, duy trì thường xuyên.
LĐLĐ huyện vận động CNVC- LĐ tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch sản
xuất, kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ, công tác theo chức trách được giao, tạo điều kiện
làm việc cho CNVC- LĐ.
Với chức năng tham gia quản lí, LĐLĐ huyện cũng luôn luôn thực hiện những
công việc để thực hiện tốt chức năng này như tổ chức hội nghị CNVC, đại hội CNVC,
hội nghị NLĐ.
Có thể nói rằng LĐ huyện Quảng Xương luôn theo sát những hoạt động của các
công đoàn cơ sở, của NLĐ để có thể nắm bắt được tình hình và giải quyết nhanh chóng
các vấn đề phát sinh.
1.3. Bộ máy tổ chức.
- Hệ thống bộ máy:
4
- Chức năng của từng bộ phận:
Ban chấp hành LĐLĐ
+ Ban chấp hành LĐLĐ huyện là cơ quan lãnh đạo giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội Công
đoàn huyện bầu ra có nhiệm vụ:
+ Đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên, Công nhân viên
chức, lao động trên địa bàn huyện Quảng Xương.
+ Triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết của BCH Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, nghị quyế Đại hội XVIII Công đoàn Thanh Hóa và nghị quyết đại
hội VIII Công đoàn Huyện đề ra.
5
Ban thường vụ LĐLĐ huyện Quảng Xương

Ban chấp hành LĐLĐ huyện Quảng Xương
Ủy ban kiểm tra
Công đoàn
Ban Nữ công
Công đoàn
Chủ tịch công
đoàn
Ban tuyên giáo
Công đoàn
Phó Chủ tịch
công đoàn
Bộ phận chuyên
môn
Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện:
+ Công đoàn giáo dục huyện, công đoàn
trường học.
+ Công đoàn cơ sở cơ quan xã, thị trấn;
+ Công đoàn cơ sở cơ qian hành chính sự
nghiệp;
+ Công đoàn cơ sở các doanh nghiêp nhà
nước, ngoài nhà nước trên địa bàn huyện)
Tổ Công đoàn
Ban Thường vụ Công đoàn.
Ban thường vụ LĐLĐ huyện là cơ quan thường trực của BCH LĐLĐ huyện và do
BCH LĐLĐ huyện bầu ra có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thay mặt BCH chuẩn bị nội dung các kì họp BCH và chỉ đạo thực hiện các
Nghị quyết cuả BCH; điều hành các hoạt động giữa hai kì họp BCH, báo cáo hoạt động
của ban thường vụ tại hội nghị thường kì của BCH.
+ Tổ chức chỉ đạo các CĐCS thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chương trình
công tác của Huyện và của LĐLĐ tỉnh.

Ủy ban kiểm tra công đoàn.
UBKT LĐLĐ huyện là cơ quan kiểm tra của LĐLĐ huyện do BCH bầu ra, chịu
sự lãnh đạo của BCH và sự chỉ đạo của UBKT LĐLĐ tỉnh với nhiệm vụ: Giúp BCH,
BTV thực hiện việc kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch LĐLĐ huyện.
- Chịu trách nhiệm chung toàn diện về mọi mặt của phong trào CNVC- LĐ và
hoạt động công đoàn toàn huyện. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cấp ủy cùng cấp
và công đoàn cấp trên, tham gia với UBND huyện và các đoàn thể cấp huyện thực hện
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương trong phong trào CNVC - LĐ và hoạt
động công đoàn của LĐLĐ huyện.
- Phụ trách công tác tổ chức của hệ thống công đoàn toàn huyện ; là chủ tài sản ,
chủ khoản , là thủ trưởng cơ quan liên đoàn lao động huyện.
- Trực tiếp theo dõi công đoàn khối cơ quan, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp
trên địa bàn toàn huyện.
Phó chủ tịch LĐLĐ huyện.
- Trực tiếp tham mưu cho đồng chí Chủ tịch về kế hoạch công tác và kết quả triển
khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan LĐLĐ huyện.
- Phụ trách chỉ đạo công tác văn phòng, công tác thi đua khen thưởng, phụ trách
công tác tuyên giáo, hoạt động xã hội và nhân đạo từ thiện của tổ chức công đoàn, trực
tiếp chỉ đạo công đoàn cơ sở xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo phong trào CNVC- LĐ và hoạt
động Công đoàn khối sản xuất kinh doanh và công đoàn khối xã, công tác phát triển đoàn
viên và thành lập công đoàn ngoài nhà nước.
Ban Nữ công.
6
Ban Nữ công CĐ là bộ phận tham gia tổ chức nhiều loại hình hoạt động mới, phù
hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nữ CNVC-LĐ
Ban Tuyên giáo LĐLĐ huyện.
- Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động
CNVC- LĐ, thực hiện nhiệm vụ báo cáo viên công đoàn.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của LĐLĐ huyện Quảng Xương.

Nguyên tắc hoạt động của LĐLĐ huyện Quảng Xương tuân theo nguyên tắc hoạt
động chung của Công đoànViệt Nam đó là:
1.4.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Tất cả những thành viên trong hệ thống chính trị trong đó có Công đoàn đều đặt
hoạt động của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tức là đảm bảo hoạt động
của Công đoàn luôn theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào chương
trình hoạt động của mình.
1.4.2. Liên hệ mật thiết với quần chúng
Liên hệ mật thiết với quần chúng công đoàn thường được cụ thể bằng sự tiếp cận,
đi lại thăm hỏi trong những dịp sinh nhật, hiếu, hỷ, lễ, tết; tổ chức các hoạt động quần
chúng; chia xẻ, lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng.
1.4.3. Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng
Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng trong hoạt động Công đoàn có nghĩa là
không gò ép, áp đặt mà để đoàn viên tự giác tham gia hoạt động.
Trước khi tiến hành một việc dù nhỏ, dù lớn cũng cần có sự giải thích, tuyên
truyền thuyết phục để đoàn viên hiểu ý nghĩa, nhận thức trách nhiệm, tự nguyện hành
động.
1.4.4. Tập trung dân chủ
Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua nội dung cơ
bản sau: Ban Chấp hành Công đoàn các cấp thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, tiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng
tổ chức.
1.5. Phương pháp hoạt động.
Phương thức làm việc của cán bộ làm việc tại Liên đoàn tuân theo phương pháp
hoạt động của Công đoàn Việt Nam, đó là:
7
1.5.1. Phương pháp thuyết phục
Thuyết phục là một nghệ thuật do đó đòi hỏi cán bộ Công đoàn phải xâm nhập
thực tiễn, sâu sát tình hình, hiểu biết tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, trình độ đoàn viên
và lao động.

Các bước thuyết phục thường từ thăm hỏi, động viên, chia sẻ, giúp đỡ… sau là
bày tỏ nội dung.
Đối tượng thuyết phục không chỉ là quá trình tác động từ cán bộ công đoàn đến
đoàn viên và người lao động mà còn được vận dụng từ quần chúng đến quần chúng. Đó
là thông qua việc nêu gương điển hình và hình thành dư luận xã hội.
1.5.2. Tổ chức cho quần chúng hoạt động
Tổ chức cho quần chúng hoạt động là công đoàn tổ chức các phong trào thu hút
đoàn viên và lao động tham gia hoạt động một cách sâu rộng theo các chuyên đề như: Tổ
chức các phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao động sản xuất đạt năng
suất cao, chất lượng tốt…
1.5.3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế.
Công đoàn xây dựng và tham gia các quy chế và tổ chức thực hiện theo các quy
định là một trong những nội dung đổi mới hoạt động công đoàn.
Để xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế của Công đoàn
phát huy tác dụng, cán bộ Công đoàn cần am hiểu luật pháp, nắm vững chức năng, nhiệm
vụ của Công đoàn, đặc điểm tình hình của tổ chức cơ quan đơn vị.
8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI LĐLĐ HUYỆN
QUẢNG XƯƠNG.
2.1. Lí do chọn LĐLĐ huyện Quảng Xương là cơ sở thực tập.
Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Có diện tích tự
nhiên hơn 300 Km
2
với 20 Km bờ biển, nằm giữa 2 đô thị lớn là thành phố Thanh Hóa và
thị xã du lịch Sầm Sơn, dân số gần 300.000 người, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển
dịch từ sản xuất Nông nghiệp sang dịch Công nghiệp, Dịch vụ thương mại với tốc độ
ngày càng cao.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy huyện Quảng Xương và
của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, sự phối hợp của chính quyền, các ngành đoàn thể. Phong trào
CNVC – LĐ và hoạt động công đoàn huyện Quảng Xương đã nổ lực khắc phục khó khăn

hoàn thành nhiệm vụ được giao với những thành tích nổi bật, thể hiện vai trò quan trọng
trong việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao
động, hoàn thành các pháp luật lao động, các chế độ cho người lao động ( Bảo hiểm Y tế,
Bảo hiểm xã hội, tiền lương, Bảo hộ lao động…) một cách hiệu quả nhất, góp phần xây
dựng giai cấp công nhân của huyện Quảng Xương ngày càng phát triển về mọi mặt,…
Là con em trong huyện, đang học Xã hội học chuyên ngành công tác xã hội - là
ngành liên quan đến những vấn đề trên, đặc biệt đang trong đợt đi thực tập ngành học với
thời gian thực tập là trong vòng 2 tháng: tháng 4, tháng 5 – tháng công nhân, nên tôi rất
muốn được tìm hiểu và được trực tiếp tham gia công tác tổ chức thực hiện các hoạt động
hưởng ứng tháng công nhân tại LĐLĐ huyện Quảng Xương để qua đó hiểu rõ hơn về vai
trò, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động của CĐ nói chung và cụ thể
là LĐLĐ huyện Quảng Xương nói riêng.
Hơn nữa để áp dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn
công việc ở đây. Qua đó, đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho sự phát triển và thực
hiện các hoạt động vì người lao động của huyện nhà.
Tôi tin rằng, quá trình thực tập, tham gia các hoạt động tại LĐLĐ huyện Quảng
Xương sẽ giúp tôi hình thành và học hỏi được thêm những kinh nghiệm và kỹ năng cần
thiết mà chỉ có trải nghiệm thực tế mới có được, giúp cho tôi bước đầu tiếp cận được với
những công việc sau này của mình.
Do đó tôi đã lựa chọn LĐLĐ huyện Quảng Xương làm cơ sở thực tập cuối khóa.
9
2.2. Mục đích và ý nghĩa.
Áp dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường về chính sách xã hội,
an sinh xã hội cụ thể là chính sách đối với người lao động vào thực tế công việc ở LĐLĐ
huyện Quảng Xương, qua đó sẽ nâng cao hơn nữa kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm
cho bản thân trong công việc sau này.
Tìm hiểu rõ hơn về các lĩnh vực hoạt động và vai trò của LĐLĐ huyện Quảng
Xương trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của người lao động. Cụ thể là trong
các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân.
Tìm hiểu về các vấn đề xã hội liên quan như: bình đẳng giới, lao động - việc làm,

tiền công, tiền lương, …để thấy được thực trạng ở huyện Quảng Xương hiện nay và đưa
một số góp ý đưa ra giải pháp, kiến nghị cho huyện nhà.
2.3. Nội dung thực tập.
Trong một quá trình thực tập tại LĐLĐ huyện Quảng Xương, tôi đã được tiếp xúc
và làm quen với rất nhiều những công việc tại Liên Đoàn, tuy nhiên nhiệm vụ chính của
tôi được giao trong suốt quá trình thực tập là liên quan tới chủ đề: Tham gia thực hiện
các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân”.
Hoạt động công đoàn trong tháng công nhân- tháng 5 là một trong những hoạt
động trọng tâm chủ yếu hàng năm của hệ thống công đoàn, gắn liền với ngày Quốc tế lao
động 1/5/.
Theo phát động và chỉ thị của LĐLĐ Thanh Hóa nói riêng và tổng LĐLĐ Việt
Nam nói chung đó là đẩy mạnh thực hiện các hoạt động ý nghĩa thiết thực thể hiện vai trò
chăm lo và bảo vệ lợi ích của người lao động, hưởng ứng tháng công nhân.
LĐLĐ huyện Quảng Xương đã xác định chủ trì phối hợp với các cơ quan liên
quan tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, hoạt động của tháng công nhân, phối hợp với các tổ
chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, hoạt động giành cho người lao
động tại các CĐCS trực thuộc LĐLĐ huyện.
Đối với các CĐCS, trong tháng công nhân cần xây dựng kế hoạch chủ trì tháng
công nhân của công đoàn mình, tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo về LĐLĐ huyện
và tham gia các hoạt động chung của huyện nhân tháng công nhân môt cách hiệu quả.
10
Chính vì vậy, khi về LĐLĐ huyện Quảng Xương tôi đã đươc giao các nhiệm vụ
liên quan đến chủ đề : Tham gia thực hiện các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân.
Có các nhiệm vụ chính như sau:
Nhiệm vụ 1: Tham gia tổ chức thực hiện chương trình nhà ở “ Mái ấm công
đoàn”.
Nhiệm vụ chính 2: Tham gia vào khâu chuẩn bị và Thực hiện tổ chức cho buổi lễ
phát động hưởng ứng tháng công nhân của LĐLĐ huyện Quảng Xương.
Nhiệm vụ chính 3: Tham gia lên kế hoạch và thực hiện một buổi tuyên truyền
miệng về pháp luật cho người lao động tại Công ty SOTO.

- Nhiệm vụ chính 4: Đi xuống các CĐCS để kiểm tra, và đôn đốc, động viên việc
việc tổ chức, thực hiện các hoạt động hưởng ứng tháng công nhân.
- Nhiệm vụ chính 5:Cùng tham dự và tổ chức thực hiện một buổi khám sức khỏe
định kỳ cho Công nhân Công ty Hoàng Dân.
Cụ thể từng nhiệm vụ như sau:
2.3.1. Nhiệm vụ 1: Tham gia tổ chức thực hiện chương trình nhà ở “ Mái ấm công
đoàn.
Chương trình nhà ở “ Mái ấm Công đoàn”là chương trình hoạt động thể hiện bản
chất, truyền thống tốt đẹp, tính nhân văn cao cả Công đoàn Việt Nam nói chung và
LĐLĐ huyện Quảng Xương nói riêng.
Để Tháng 5, tháng công nhân thật sự có ý nghĩa và thiết thực thì ngay từ tháng 4,
LĐLĐ huyện đã tổ chức triển khai chương trình nhà ở “ Mái ấm công đoàn” để chọn
được những đối tượng phù hợp.
CĐCS xét chọn từ cơ sở những gia đình đoàn viên, CNVC – LĐ có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo tiêu chí, trình tự mà Quy chế quỹ Công đoàn đã đề ra, lập hồ sơ đề
nghị gửi về Văn phòng LĐLĐ huyện để kiểm tra, khảo sát, thẩm định và tổng hợp danh
sách, làm tờ trình đề nghị ban thường vụ LĐLĐ tỉnh Thanh hóa và ban Quản lí quỹ “ Mái
ấm công đoàn” xem xét hỗ trợ.
Mức hỗ trợ xây nhà mới và sữa chữa nhà ở:
- Không quá 10.000.000đ/ hộ gia đình đối với trường hợp sửa nhà.
- Từ 15.000.000đ đến 30.000.000đ/ hộ gia đình đối với trường hợp xây nhà mới.
11
Ngoài hỗ trợ của quỹ, CĐCS có thể đề nghị chính quyền, cơ quan đơn vị nơi đoàn
viên đang công tác, vận động hỗ trợ thêm một phần kinh phí, vật liệu, nhân công và tham
gia đóng góp của gia đình người thân để xây nhà ở cho đoàn viên.
Đây là một hoạt động mang tính thiết thực và ý nghĩa thể hiện vai trò chăm lo đời
sống cho người lao động của công đoàn. Và cũng là một hoạt động về việc thực hiện
chính sách An sinh xã hội cho người lao động mà tôi đã được học trong môn học Chính
sách xã hội.
Nên khi được cùng tham gia vào hoạt động này với các đồng chí trong LĐLĐ

huyện tôi cảm thấy rất vui và sẵn sàng cho nhiệm vụ. Các công việc chính mà tôi tham
gia thực hiện trong nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:
- Kiểm tra và đối chiếu các Hồ sơ đề nghị hỗ trợ quỹ Mái ấm công đoàn từ các
công đoàn cơ sở đề xuất lên theo tiêu chí đã quy định và lập danh sách báo cáo chủ tịch
Liên đoàn lao động huyện.
- Chuẩn bị quà để tặng gia đình các đối tượng, khi đến thẩm định.
- Đi thực tế thẩm định thông tin trong hồ sơ xin được quỹ Mái ấm Công đoàn hỗ
trợ.
Cụ thể như sau:
2.3.1.1. Kiểm tra, đối chiếu Hồ sơ đề nghị được Quỹ Mái ấm công đoàn hỗ trợ và lập
danh sách báo cáo chủ tịch Liên đoàn lao động huyện.
- Mô tả công việc:
Tôi kiểm tra đối chiếu hồ sơ mà các công đoàn cơ sở nộp lên với thủ tục, trình tự
đề nghị hỗ trợ mà công đoàn yêu cầu, xem các hồ sơ gửi lên đã đầy đủ thủ tục và chính
xác chưa.
Theo đó, các hồ sơ thỏa mãn các điều kiện sau là hồ sơ đạt yêu cầu:
Đối tượng làm đơn đề nghị được hỗ trợ là đoàn viên, CNVC- LĐ đang công tác
tại các cấp CĐCS trực thuộc LĐLĐ huyện quản lí, có thời gian đóng bảo hiểm y tế từ 15
năm trở lên, có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm,
nhà tranh vách đấy, bị dột nát, hư hỏng nặng, những đoàn viên, CNVC- LĐ bị thiên tai,
hỏa hoạn, bị thiệt hai nặng nề về nhà cửa.
Thủ tục, trình tự đề nghị quỹ hỗ trợ gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
12
01 Tờ đơn xin hỗ trợ xây nhà mái ấm công đoàn của Đoàn viên, CNVC- LĐ gửi
BCH CĐCS có xác nhận của tổ Công Đoàn hoặc công đoàn bộ phận. Trong đó có ghi rõ
và cụ thể về : các thông tin cá nhân, đơn vị công tác, hoàn cảnh gia đình, tình trạng nhà ở.
Được BCH công đoàn cơ sở xét duyệt, thẩm tra và làm tờ trình đề nghị.
- Phương pháp thực hiện:
Cá nhân tôi tổng các hồ sơ gửi lên là 13 hồ sơ. Tôi mở các hồ sơ mà các CĐCS
nộp lên, kiểm tra xem các hồ sơ đó bao gồm những giấy tờ nào, đối chiếu với yêu cầu thủ

tục ở phía trên, xem các hồ sơ đã đầy đủ các yêu cầu chưa.
Sau đó, tôi được chị Thuận yêu cầu tập hợp và đánh máy danh sánh các công đoàn
cơ sở có đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn xin được hỗ trợ về nhà ở, đánh rõ địa chỉ, tên,
CĐCS cá nhân đang công tác để gửi lên đồng chí chủ tịch liên đoàn phê duyệt và xem
xét.
- Kết quả đạt được:
Đối chiếu các điều kiện trên với các hồ sơ từ CĐCS gửi lên thì tôi đã chọn ra được
6 hồ sơ đã đúng về đối tượng và quy cách, thủ tục đủ điều kiện.
Tôi tập hợp và báo cáo kết quả gửi lên Chú Chủ tịch Công đoàn để chú được biết
và ra chỉ thị cho bước làm việc tiếp theo.
Tôi đã lập được một Bảng danh sách các hồ sơ đủ điều kiện như sau:
Danh sách đoàn viên Xin được hỗ trợ về nhà ở năm 2013, tại các CĐCS trực thuộc
LĐLĐ huyện Quảng Xương.
STT CĐCS Tên Đoàn viên Địa chỉ nhà
1 Trường Mầm non xã
Quảng Lộc
Nguyễn Thị
Nguyệt
Thôn 6, xã Quảng
Lộc
2 Trường Tiểu học
Quảng Trạch
Lê Thị Hồng Thôn Trạch Câu, xã
Quảng Trạch.
3 UBND xã Quảng Vinh Lê Văn Hiền Thôn Thanh Vinh, xã
Quảng Vinh.
4 Trường Tiểu học
Quảng Châu.
Đinh Thị Uông Thôn Xuân Phương,
xã Quảng Châu.

5 UBND xã Quảng Phúc Trịnh Thị Hoa. Thôn Phúc Khang, xã
Quảng Phúc.
6 Mầm Non hợp đồng xã
Quảng Thái
Tô Thị Trang Thôn 5, xã Quảng
Thái
13
2.3.1.2. Chuẩn bị quà để tặng gia đình các đối tượng, khi đến thẩm định.
- Mô tả công việc:
Vào sáng ngày 11/04 đồng chí chủ tịch LĐLLĐ huyện Quảng Xương: Đỗ Đình
Cường, đã tổ chức họp bàn về kế hoạch của buổi đi thẩm định.
Trước tiên, đồng chí quán triệt rằng, các hồ sơ đề nghị được hỗ trợ về nhà ở của
các đồng chí đoàn viên tại các công đoàn cơ sơ đều là những đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn. Nên cuối buổi thẩm định đoàn sẽ trao một phần quà nho nhỏ, trị giá 250.000đ cho
gia đình các đối tượng.
Trong quá trình thảo luận, các đồng chí đã thống nhất túi quà sẽ bao gồm: bánh,
kẹo và phong bì có trị giá 200.000đ vừa mang tính chất động viên và tình cảm.
Tôi và chị Thuận được giao chuẩn bị phần quà theo đúng phần đã thống nhất trên.
Trước khi đi mua quà hai chị em đã cùng bàn bạc và dự tính phần quà cho phù
hợp với kinh phí.
- Kết quả đạt được
Chúng tôi đã mua phần quà là bánh kẹo trị giá 50.000đ và bỏ phong bì 200.000đ
tất cả được đựng trong túi cẩn thận, sẵn sàng cho buổi đi khảo sát, thẩm định thực tế.
- Phương pháp thực hiện.
Thảo luận, hạch toán chi phí, lên kế hoạch mua quà…
2.3.1.3. Đi thực tế thẩm định về thông tin trong hồ sơ xin được quỹ Mái ấm Công
đoàn hỗ trợ.
- Mô tả công việc
Bước đi thẩm định lại thông tin khai trong hồ sơ xin hỗ trợ nhà ở là một khâu rất
quan trọng trong quá trình. Qua đó, LĐLĐ huyện mới có được những thông tin để kiểm

chứng tính chính xác và là cơ sở thực tế để hỗ trợ đúng đối tượng.
Sau khi thẩm định xong, kết quả thẩm định và hồ sơ của đối tượng sẽ được LĐLĐ
huyện tập hợp và gửi lên LĐLĐ tỉnh để phê duyệt và quyết định hỗ trợ.
Số lượng hồ sơ gửi lên là 6 hồ sơ, nên Đồng chí chủ tịch công đoàn đã phân công
nhiệm vụ cho các thành viên trong LĐLĐ.
Theo đó, Việc thẩm định sẽ chia làm 2 nhóm.
14
Nhóm 1: Do Đồng chí Đỗ Đình Cường chủ tịch công đoàn phụ trách, cùng với chị
Lê Thị Thuận và tôi chịu trách nhiệm thẩm định tại 3 trường hợp tại 3 xã Quảng Vinh,
Quảng Châu và Quảng Thái.
Nhóm 2: Do đồng chí Trần Bá Trường phụ trách, cùng với chị Lê Thị Trang chịu
trách nhiệm thẩm định nhà ở của 3 trường hợp tại 3 xã Quảng Lộc, Quảng Trạch và
Quảng Phúc.
Theo sự phân công của Đồng chí chủ tịch LĐLĐ huyện thì, sáng ngày 6 tháng 4,
các đoàn sẽ bắt đầu đi thẩm định.
Yêu cầu: Các đồng chí tham gia cần sử dụng tốt các kỹ năng thu thập thông tin
như: Phỏng vấn, Quan sát…để hoàn thành chính xác biên bản thẩm định có đầy đủ thông
tin chính xác về cá nhân đoàn viên và hoàn cảnh gia đình, tình trạng nhà ở, nguồn lực
hiện có của đoàn viên, có ảnh kèm theo.
Trong trường hợp đầu tiên là trường hợp của Đoàn viên Nguyễn Thị Nguyệt,
Trường Mầm non xã Quảng Lộc tôi được đi theo được quan sát và học tập cách làm việc
của các đồng chí trong đoàn về việc thẩm định, đồng thời, giữ vai trò là thư kí.
Qua đó, buổi đầu đi thẩm định, tôi đã rút ra được bài học rằng để thẩm định tốt thì
cần thu thập thông tin qua việc quan sát tình trạng thực tế, phỏng vấn đối tượng, chính
quyền, hàng xóm xung quanh đề có được những thông tin chính xác nhất về hoàn cảnh
khó khăn cần được hỗ trợ của đối tượng và nguồn lực mà đối tượng đã có cũng như
nguồn lực có thể có trong tương lai giúp đối tượng cải thiện được tình trạng nhà ở.
Sau đó, kết quả thẩm định sẽ được ghi vào biên bản thẩm định có chữ ký của
Trưởng đoàn thẩm định, Đại diện công đoàn có sở, Đại diện lãnh đạo đơn vị.
Liên hệ với môn học tôi thấy nhiệm vụ này gần giống như việc xác định vấn đề

của thân chủ và việc tìm hiểu các nguồn lực giúp thân chủ giải quyết vấn đề mà tôi đã
được học trong môn Công tác xã hội cá nhân.
Tôi được các đồng chí trong đoàn cho phép được cùng tham gia làm việc tìm hiểu
thông tin để thẩm định 2 trường hợp còn lại, đó là : Đoàn viên Tô Thị Trang, Giáo viên
Mầm Non hợp đồng xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Và đoàn viên Đinh Thị Uông, giáo viên trường Tiểu học Quảng Châu, Quảng
Xương, Thanh Hóa.
15
Trong buổi thẩm định hoàn cảnh của 2 trường hợp này, tôi có nhiệm vụ vừa là thư
kí ghi chép những thông tin cần thiết mà buổi nói chuyện đang diễn ra và được sự cho
phép của các anh chị, cô chú trong đoàn thẩm định tôi cũng được tham gia vào cuộc nói
chuyện.
Kết quả tìm hiểu được tôi ghi vào giấy và trình bày cẩn thận. Kết quả này sẽ được
anh chị đọc và đánh giá. Những thông tin cần thiết trong bài sẽ được anh chị chọn lọc và
bổ sung vào Biên Bản thẩm định và hồ sơ đề nghị hỗ trợ của đối tượng.
- Phương pháp thực hiện:
Trường hợp: Đoàn viên Tô Thị Trang, CĐCS Mầm Non hợp đồng xã Quảng
thái, Quảng Xương Thanh Hóa.
Quê quán : Thôn 6, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị công tác: Giáo viên Mầm Non hợp đồng xã Quảng thái, Quảng Xương
Thanh Hóa.
Theo chân hiệu trưởng trường Mầm Non hợp đồng xã Quảng thái, Quảng Xương
thanh Hóa.Tôi cùng các cán bộ trong LĐLĐ huyện được dẫn tới nhà Chị Tô Thị Trang.
Để có thể thẩm định chính xác, tôi phải vận dụng kỹ năng, phương pháp đã được
học như: Kỹ năng Quan sát, điều tra, phỏng vấn…và ghi chép, chụp hình những gì mình
nhìn thấy, thu thập được.
Ấn tượng ban đầu khi bước vào đến sân nhà chị Trang, đoàn viên có hoàn cảnh
khó khăn xin được LĐ hỗ trợ vệ nhà ở, đó là: Ngôi nhà nhỏ, lợp ngói, chất lượng hồ trên
tường đã vữa và nứt đôi chỗ.
Chúng tôi được chị Trang mời vào trong nhà ngồi và nói chuyện.

Được sự cho phép của các anh chị trong đoàn tôi được tham gia vào cuộc nói
chuyện để thu thập thông tin. Những câu hỏi này đã được tôi chuẩn bị từ trước và gửi
các anh chị xem xét, đồng ý, để tránh việc hỏi không đúng trọng tâm và không cần thiết.
Và các anh chị nhắc nhở tôi, không được hỏi dồn dập, phải để ý cuộc nói chuyện và hỏi
những câu chưa hỏi, tránh lặp lại.
Các câu hỏi nhằm mục đích thu thập các thông tin về : hoàn cảnh gia đình, nguồn
lực hỗ trợ.
Để có thêm thông tin chính xác và đầy đủ hơn tôi và chị Thùy đã trực tiếp đi
phỏng vấn hàng xóm của chị Trang là anh Đinh Văn Tuân và chị Lê Thị Biên, thì 2 người
16
đều cung cấp rằng: Điều kiện hoàn cảnh gia đình chị trang thực khó khăn, gia đình có 5
nhân khẩu, mẹ chồng ngoài 80 tuổi, gia yếu, mắt bị hỏng, bệnh thần kinh, chồng không
có việc làm, bị bệnh hiểm nghèo, điều trị dài ngày, 2 cháu còn nhỏ ăn học, bản thân chị
là giáo viên hợp đồng.
Kết quả mà tôi đã tìm hiểu và ghi chép, tôi nộp lại cho đồng chí trưởng đoàn thẩm
định là chú : Đỗ Đình Cường, để chú đọc và chọn những thông tin cần thiết để ghi vào
biên bản thẩm định và xác nhận. Sau đó, thì đại diện cho Lãnh đạo đơn vị trường, và
Công đoàn nơi chị Trang đang công tác xem và đóng dấu xác nhận.
Các đồng chị trong đoàn thẩm định đã xin phép được chụp ảnh về ngôi nhà và gia
đình chị để có thể làm thông tin, dẫn chứng cho hồ sơ xin được hỗ trợ nhà ở của chị.
Cuối buổi trước khi ra về cả đoàn tặng quà động viên gia đình chị Trang và chúc
sức khỏe gia đình. Tôi nắm tay 2 em là con của chị và động viên các em ngoan, học hành
tốt, nghe lời và giúp đỡ ông bà cha mẹ.
Trường hợp: Của cô giáo Đinh Thị Uông, giáo viên trường Tiểu học Quảng châu,
Quảng Xương, Thanh Hóa.
Khi được biết mình sẽ được cùng đi thẩm định về trường hợp của cô giáo Đinh
Thị Uông tôi đã cảm thấy rất vui, vì tôi đã được học với cô từ hồi còn học tiểu học và
cùng sống trên địa bàn xã Quảng Châu nên trước đó tôi cũng đã biết được về hoàn cảnh
khó khăn của gia đình cô.
Điều đó, một mặt giúp cho quá trình tôi thu thập thông tin để phục vụ quá trình

thẩm định sẽ dễ dàng hơn.
Song song đó, liên hệ với kiến thức đã học, thì tôi xác định mình cần đảm bảo tình
khách quan, không để yếu tố tình cảm cá nhân làm ảnh hưởng hay sai với thông tin mà
tôi báo cáo.
Do lần này là lần thứ 3 được cùng làm việc trực tiếp nên tôi tự tin và mạnh dạn
hơn. Biết cách lắng nghe và ghi chép nhanh những thông tin mà cô cung cấp.
Khi đoàn thẩm định vào nhà cô Uông thì được sự tiếp đón nhiệt tình của cô và gia
đình, buổi trò chuyện diễn ra khá cởi mở. Vừa mang tính chất nói chuyện động viên, tình
cảm nhưng cũng kết hợp với việc thu thập thông tin để thẩm định. Cụ thể, qua đoạn
phỏng vấn sâu mà tôi đã tóm lược lại được.
17
Sau khi đã nói chuyện và nghe những tâm sự của cô và gia đình, đoàn thẩm định
đã ra ngoài và quan sát về tình trạng nhà và đất ở của gia đình cô.
Theo quan sát của tôi thì đó là một ngôi nhà cấp 4 nhỏ, lợp ngói, tường đã bắt đầu
có dấu hiệu nứt, ngôi nhà nằm cạnh đồng và một mảnh vườn nhỏ trồng rau.
- Kết quả đạt được:
Kết quả mà tôi đã thu thập được qua việc lắng nghe, ghi chép những câu trả lời mà
chị trả lời các anh chị trong đoàn và câu hỏi mà tôi đặt ra đó là phần nội dung sau, phần
nội dung này đã được các đồng chí trong đoàn thẩm định xem xét và chọn lọc, để ghi lại
biên bản thẩm định.
Kết thúc buổi đi hôm đó, chú Cường Chủ tịch LĐLĐ huyện đã khen và khuyến
khích tinh thần và kết quả làm việc của tôi, chú động viên tôi nên phát huy kết quả làm
việc, cho buổi tiếp theo.
Sau đây là kết quả về thông tin về hoàn cảnh của 2 đoàn viên mà tôi đã tổng hợp
được sau 2 buổi cùng đi thẩm định:
Trường hợp 1: Đoàn viên Tô Thị Trang, CĐCS Mầm Non hợp đồng xã Quảng
thái, Quảng Xương Thanh Hóa.
Quê quán : Thôn 6, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị công tác: Giáo viên Mầm Non hợp đồng xã Quảng thái, Quảng Xương
Thanh Hóa.

- Về điều kiện hoàn cảnh gia đình:
Hiện nay, điều kiện hoàn cảnh của gia đình khó khăn, vất vả.
Gia đình gồm 5 người: 2 vợ chồng, 2 con gái còn nhỏ và mẹ già chung sống trong
một căn nhà cũ nát với diện tích 12 m
2
.
Mẹ chồng chị năm nay đã ngoài 80 tuổi, tai điếc, hỏng một bên mắt, bị thần kinh
không làm được việc gì; mẹ chồng chị bị chồng bỏ từ năm tôi 38 tuổi, một mình nuôi 4
người con; khi còn thanh niên mẹ chồng chị là thanh niên xung phong, sau khi lấy chồng
chỉ dựa vào làm ruộng, không có tiền cho con đi học nên không ai có nghề nghiệp ổn
định.
Chồng chị hiện nay 40 tuổi, không có nghề nghiệp phải đi làm ăn xa, hiện chồng
tôi mắc bệnh gan nên tiền làm ra chỉ đủ lo thiền thuốc thang chữa bệnh.
- Về thu nhập:
18
Bản thân chị là giáo viên mầm non hợp đồng với mức lương 775.000đ/ tháng ( đã
trừ BHXH và các khoản đóng theo lương)
Hai con gái chị còn nhỏ, đang là học sinh tiểu học, một mình chị phải nuôi 4
người, thu nhập bình quân đầu người trong gia đình là 155.000đ/ tháng.
Chị cho biết “ Với giá cả thị trường hiện nay và đồng lương ít ỏi, cuộc sống gia
đình tôi vô cùng khó khăn vất vả nên tôi không có đủ điều kiện để xây nhà.”
Về tình trạng nhà ở;
Hiện nay vợ chồng chị được mẹ chồng giao cho quyền sử dụng đất ( gồm cả nhà
cũ) với diện tích là: 396m
2
, cách đường 4C 500m vào sát biển Đông, cạnh nghĩa địa thôn
6 xã Quảng Thái.
- Về nguồn lực:
Hiện nay bản thân chị đã giành giụm được một chút tiền và được anh em bạn bè
đồng nghiệp giúp đỡ.

Chị dự kiến xây nhà cấp 4 với diện tích khoảng 30 m
2
.
Tổng dự tính tiền làm nhà là: 60.000.000.đ.
Vốn tự có: 15.000.000đ.
Hỗ trợ từ anh em, bạn bè: 10.000.000đ.
Vay ngân hàng: 15.000.000đ.
Tổng số tiền dự tính có: 35.000.000đ.
Trường hợp thứ 2: Cô giáo Đinh Thị Uông, giáo viên trường Tiểu học Quảng
châu, Quảng Xương, Thanh Hóa.
19
Về hoàn cảnh gia đình:
Gia đình cô có 4 người, chồng cô là Vũ Đình Thư, vì hoàn cảnh gia đình nên đã
xin nghỉ chế độ một lần từ năm 1993, không có công ăn việc làm ổn định, lại ốm đau
bệnh tật, hàng tháng vẫn phải uống thuốc điều trị.
Người con lớn là Vũ Thị Ánh Ngọc, học trường Cao đẳng quản trị kinh doanh,
mới ra trường chưa có việc làm ổn định. Con cô bị bệnh bứu cổ đã mỗ năm 2005 nhưng
lâu nay vẫn phải khám và lấy thuốc ở bệnh viện nội tiết để điều trị hàng tháng.
Người con thứ 2 là: Vũ Ngọc Hà hiện nay đang học năm thứ hai trường Cao đẳng
Y tế Hà Nội, học phí 3 triệu một năm, chi phí học hành cũng cao.
Cả nhà chỉ dựa vào đồng lương của cô.
Vì lo chi phí học hành cho các con và trang trải cuộc sống gia đình nên cô đang nợ
ngân hàng môi là: 12.300.000đ và ngân hàng Sa Com Banh là 30.0000 triệu đồng.
Tình trạng nhà ở:
Đây là nơi ở duy nhất của gia đình cô, có tình trạng đất, nhà: Một mảnh đất
mua lại của anh trai có diện tích khoảng hơn 200 m
2
đã có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâu dài.
Một ngôi nhà cấp 4 rộng khoảng hơn 20m

2
, xây đã quá lâu ( Từ năm 1980) mưa
dột và ẩm thấp, lại chật hẹp, rất bất tiện trong sinh hoạt.
Nguồn lực:
Gia đình đã tích lũy được: 15.000.000đ
Vay mượn từ anh em, bạn bè: 15.000.000đ
Đề nghị được hỗ trợ: 20.000.000đ.
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này và so sánh với kiến thức đã học trên ghế
nhà trường tôi thấy rằng kiến thức cho chúng ta nền tảng để vận dụng, nhưng để làm tốt
thực hành thì đó không phải là một điều đơn giản, đòi hỏi tôi phải lắng nghe và học hỏi
từ các cán bộ trong LĐLĐ.
Để hoàn thành nhiệm vụ này tôi đã tham gia thực hiện các công việc từ
kiểm tra hồ sơ đến đi thực tế để thẩm định.
Với công việc kiểm tra và đối chiếu hồ sơ đây là một công việc không khó để
hoàn thành, nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong quá trình thực hiện.
20
Để thực hiện được công việc này tôi phải nắm và ghi nhớ rõ các điều kiện cần
thiết trên và đọc kỹ các thủ tục và thông tin trong các hồ sơ mà CĐCS gửi lên để kiểm
tra, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
Với công việc được tham gia đi thực tế để thẩm định hồ sơ, tôi phải tham gia làm
việc thật sự và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Kinh nghiệm, giao tiếp, Khả năng xử
lí…
Chính vì vậy, để sau này ra trường được làm đúng như chuyên môn ngành mình
đã học thì tôi còn phải trang bị cho mình rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế khác.
Do đó, tôi rất vui vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng lo lắng trước
những thiếu xót và đòi hỏi trên.
2.3.2. Nhiệm vụ 2: Tham gia chuẩn bị và thực hiện tổ chức cho buổi lễ phát động
hưởng ứng tháng công nhân của LĐLĐ huyện Quảng Xương.
- Mô tả công việc:

Để tháng công nhân năm 2013, thực sự có ý nghĩa và đạt kết quả cao, LĐLĐ
huyện Quảng xương đã tổ chức buổi lễ phát động tháng công nhân, Nhằm mục đích: ôn
lại truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân và ngày quốc tế lao động, đồng thời kêu
gọi các CĐCS tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào thiết thực hưởng ứng tháng
công nhân”.
Đồng chí chủ tịch Liên đoàn đã tổ chức 1 buổi họp để các đồng chí trong LĐLĐ
huyện cùng đóng góp ý kiến xây dựng đề cương tổ chức và phân công nhiệm vụ.Tôi đã
được tham gia và buổi họp này.
Buổi họp gồm các đồng chí trong LĐLĐ huyện, tại buổi họp đồng chí LĐLĐ
huyện đã triển khai về đề cương tổ chức trong buổi lễ như sau để các đồng chí trong LĐ
nắm được:
Phần mở đầu: Giơí thiệu đại biểu, lí do của buổi lễ. Phần này do đồng chí Trần Bá
Trường, Phó chủ tịch LĐLĐ huyện sẽ thực hiện.
Phần Thứ 2: Đồng chí Chủ tịch Công đoàn: Đỗ Đình Cường sẽ thuyết trình, ôn lại
về truyền thống của giai cấp công nhân, phát động tháng công nhân 2013 gắn với 38
năm kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và 127 năm ngày Quốc tế lao động
1/5; phát động tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, CNVC- LĐ về tầm quan trọng, ý
nghĩa của giai cấp công nhân. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, nâng cao đời
21

×