Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kể nv lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.54 KB, 4 trang )

Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc đã nghe
lớp 4 ngắn gọn – Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Trần Quốc Toản là một huyền thoại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một biểu
tượng của sự kiên trì và dũng cảm. Một trong những câu chuyện thể hiện tinh thần
của anh đó chính là câu chuyện: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Câu chuyện về việc anh không được mời tham dự cuộc họp quan trọng, nhưng
không bỏ cuộc, đã cho thấy sự phẫn uất và quyết tâm của Trần Quốc Toản. Hành
động bóp nát quả cam đã thể hiện sự tức giận và nỗi buồn của anh, nhưng cũng là
biểu tượng cho sự quyết tâm không khuất phục. Với tinh thần dũng cảm và lòng
yêu nước bất diệt, Trần Quốc Toản đã huy động lực lượng của mình, dẫn đầu các
trận đánh quan trọng và giành chiến thắng cho đất nước.

Như vậy, câu chuyện của anh đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho thế hệ
sau, là biểu tượng cho sự kiên trì và ý chí mạnh mẽ trong việc bảo vệ quê hương.
Lịch sử Việt Nam không thể nào quên vị anh hùng này, người đã làm cho dân tộc
ta tự hào và kiêu hãnh.

Kể 1 câu chuyện lịch sử ngắn gọn lớp 4 ngắn gọn – Sự giản dị của Bác Hồ

Bác Hồ, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, được biết đến với tinh
thần khiêm tốn và sự giản dị. Câu chuyện về các chuyến đi và bữa ăn của Bác đã
thể hiện rõ tinh thần này.

Câu chuyện được viết trong một chuyến di chuyển, thay vì lựa chọn phương
tiện xa xỉ, Bác Hồ quyết định đi bộ và mặc đồ đơn giản, thậm chí là chiếc áo mưa
cũ kỹ. Bác dặn bảo các cán bộ đi cùng rằng không cần thiết phải dành nhiều thời
gian và tiền bạc cho một chuyến đi ngắn. Khi đến vùng quê, Bác không yêu cầu
tiệc chào đón hồnh tráng mà trực tiếp đến nhà dân, chia sẻ với họ về cuộc sống
hàng ngày. Trong bữa ăn, Bác chỉ u thích các món đơn giản và dân dã, thường


giữ lại một phần để chia sẻ với các em nhỏ và người già.

Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được sự giản dị của Bác không chỉ là
phong cách sống, mà cịn là thơng điệp về lịng hiểu biết và tinh thần đồng cảm với
mọi người.

KỂ VỀ NỮ ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU

Có lẽ người dân Việt Nam khơng ai là khơng biết đến người anh hùng dân tộc
Võ Thị Sáu. Chị là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam
nói theo.

Chị Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.
Chị sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị sinh ra trong
một gia đình nghèo có bố mẹ làm nghề bn bán bún bì chả. Từ nhỏ chị đã sớm
phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Việt Nam
thành lập chính phủ riêng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này,
chị Sáu đã bỏ dở việc học để ở nhà giúp bố mẹ kiếm sống, đồng thời bí mật tiếp tế
cho các anh của mình đang cơng tác trong chi đội Giải phóng qn của tỉnh Bà
Rịa.

Năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức trở thành đội viên Công an xung
phong Đất Đỏ. Chị Sáu vẫn được mọi người biết đến là một o du kích gan dạ, dũng
cảm. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và
Việt gian. Thật buồn khi năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa ra xét
xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.
Ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn.

Trước khi chết, chị Sáu đã hô vang: Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc
lập mn năm. Hồ Chủ tịch mn năm! Hình ảnh của người con gái đất đỏ mãi

mãi in đậm trong trái tim người Việt Nam

Viết bài văn kể lại câu chuyện về anh Kim Đồng

Để có một đất nước khơng có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh
hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ
dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong
những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên
đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao
Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan
sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường
vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về
báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên
phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả
nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các
đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và
anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng
02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương

vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự
hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội
ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho dân tộc,
đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hồ bình, ấm no. Anh sẽ ln sống mãi trong
tâm trí của mỗi người theo năm tháng khơng bao giờ phai.


Viết bài văn kể lại câu chuyện về Trần Quốc Toản

Đất nước Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng. Trong số đó, Trần Quốc
Toản là vị anh hùng đáng ngưỡng mộ và cảm phục.

Trần Quốc Toản (không rõ năm sinh, năm mất), hiệu là Hồi Văn hầu, là một
tơng thất nhà Trần.

Vào năm 1282, vua Trần Nhân Tông cho tổ chức Hội nghị gồm các Vương hầu
và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mơng - Ngun. Vì cịn
ít tuổi nên Trần Quốc Toản khơng được tham dự. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn,
phẫn uất, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào khơng biết.

Khơng nản lịng, Trần Quốc Toản lui về huy động hơn nghìn gia nơ và thân
thuộc sắm vũ khí, đóng chiến thuyền viết lên cờ sáu chữ “phá cường địch, báo
hoàng ân” (Phá giặc mạnh, đền ơn vua). Tiếng vang của Quốc Toản với lá cờ thêu
sáu chữ vàng lan truyền khắp mọi nơi.

Đến năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào xâm lược nước ta. Lúc này, lá
cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Ông đã trực
tiếp chỉ huy quân đội sát cánh cùng qn chủ lực của triều đình góp phần làm nên
những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Quân giặc phải
bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Sau này, khi
ông hy sinh, vua Trần hết sức thương tiếc, cho cử hành tang lễ và đích thân làm
văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.

Trần Quốc Toản khơng chỉ có tài năng mà còn mang những phẩm chất tốt đẹp
như dũng cảm, kiên cường và nghị lực. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý
chí và lịng u nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×