SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC
Đề tài:
“NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ”
Người thực hiện: Trịnh Thị Hòa
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị: trường THPT Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
Bá Thước, tháng 05 năm 2012
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay cuộc sống đang thay đổi và tiến lên từng giờ. Đó là sự phát
triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của nền văn minh tin học, sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ.
Đây là cỏ hội và cũng là thách thức đối với đất nước ta. Trong khi đó chúng ta
đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào
tạo còn đang thấp hơn so với yêu cầu của sự phát triển đó.
Mặt khác, trong xu thế hội nhập với thế giới, bên cạnh những nền văn
hoá tiến bộ, có rất nhiều mảng văn hoá đen vẫn còn len lỏi và dễ dàng lan
nhanh trong giới trẻ. Điều đó dẫn đến bản sắc dân tộc đang dần mất đi, mà
nhiều người Việt Nam lại đang quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Vì vậy
một trong những vấn đề trọng tâm của nước ta là đầu tư phát triển nhân tố
con người, tức là đầu tư cho giáo dục và đào tạo để tạo ra những con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành nhân cách và phẩm chất năng lực của công dân, nhất là bản lĩnh
văn hoá vững vàng trước sự hội nhập. Môn lịch sử có vai trò không nhỏ góp
phần thực hiện nhiệm vụ trên.
Có thể nói học môn lịch sử ngoài việc để “ cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam” thì lịch sử còn cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng
khác như: phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại,
tương lai một cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Nhưng thực tế hiện nay
cho thấy chất lượng học môn lịch sử của học sinh các trường THPT nói riêng,
các cấp học nói chung còn nhiều điều đáng bàn, đặc biệt là ở miền núi. Những
năm gần đây kết quả thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn lịch sử quá thấp
đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: Tại sao lại như vậy? làm cách nào để khắc
phục tình trạng này?
2
Về phía học sinh, các em không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó
là môn phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô
khan, khó nhớ. Vì vậy các em không hứng thú trong học tập môn này, hoặc
chỉ học qua loa đối phó. Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng
thú và chuyên tâm hơn trong học môn lịch sử?
Xuất phát từ thực tế bức thiết đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nâng
cao hứng thú học tập môn lịch sử bằng phương pháp lồng ghép kể chuyện
lịch sử”. Qua thời gian thực hành và thấy có hiệu quả, vì vậy tôi mạnh dạn
nêu ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
2.2 Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu là việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông Bá Thước, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc
lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử. Từ đó xác định những câu
chuyện, giai thoại lịch sử phù hợp và phương pháp sử dụng các câu chuyện,
giai thoại đó trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông để có hiệu
quả dạy học tốt nhất.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng liên quan đến vấn đề sử dụng
lồng ghép kề chuyện trong việc dạy học lịch sử ở trường THPT Bá Thước.
- Tham khảo các tài liệu sử học, tài liệu văn học có liên quan đến nội
dung câu chuyện lịch sử.
3
- Tập hợp, thống kê, lựa chọn các câu chuyện, các giai thoại lịch sử, đề ra
phương pháp sử dụng thích hợp để dạy học lịch sử.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận
dụng lồng ghép kể chuyện vào dạy học lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và vấn đề sử dụng các câu chuyện, giai thoại trong
dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan
để xây dựng nội dung câu chuyện lịch sử ứng vào việc dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy
cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc lồng ghép kể chuyện
trong dạy học lịch sử.
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Cơ sở lý luận .
Lịch sử là môn học rất quan trọng không chỉ cung cấp cho chúng ta biết
tường tận quá trình phát triển của con người, đất nước và nhân loại từ khi hình
thành cho tới nay với biết bao biến động lớn lao, mà còn giúp chúng ta đúc rút
ra được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước.
Nhưng đặc trưng của khoa học lịch sử là các sự kiện, các nhân vật đều
diễn ra trong quá khứ nên nhận thức lịch sử có những nét đặc thù so với nhận
thức chung của loài người. Nhận thức lịch sử là nhận thức những gì đã qua và
không lặp lại cho nên giai đoạn nhận thức cảm tính không thể tri giác trực tiếp
mà phải thông qua sự kiện lịch sử để tạo biểu tượng lịch sử từ đó hình thành
khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn.
Muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động chúng ta phải
dựa trên cơ sở tài liệu tham khảo trong đó có những câu chuyện, những giai
thoại lịch sử. Thông qua việc lồng kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử
trong bài dạy, học sinh có thêm cơ sỏ để nắm vững bản chất sự kiện và hứng
thú hơn với môn học.
Phần 2: Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Thuận lợi.
- Tình hình chung về giảng dạy môn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo
viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh
nghiệm nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp
cho bản thân rút nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp.
- Tình hình trường lớp, học sinh:
Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô. bên cạnh đó
học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử
Nhà trường xây dựng đầy đủ thư viện điện tử và sách tham khảo để phục vụ
cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
5
- Ưu điểm khi sử dụng pgương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử
trong dạy học lịch sử:
Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện, các giai thoại lịch sử từ các
cuốn truyện, từ nguồn tư liệu của thư viện nhà truờng để sử dụng cho bài dạy
thêm phong phú, sinh động, tiết học trở nên hấp dẫn
2.2 Khó khăn khi thực hiện đề tài:
- Về phía giáo viên: mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy
nhưng vẫn còn một số bài quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức
đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo
viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu chắt lọc những kiến thức trọng
tâm dể bài dạy có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải dành nhiều thời gian để
sưu tầm các câu chuyện lịch sử liên quan đến bài dạy.
- Về phía học sinh: Là học sinh một huyện miền núi, nhiều em ở vùng
sâu vùng xa đi lại khó khăn, gia đình goàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến việc
học tập.
Đa số các em vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến
thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự
chính xác các sự kiện lịch sử.
Phần 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện phương pháp lồng ghép kể
chuyện lịch sử
3.1. Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng câu chuyện, giai thoại
lịch sử trong dạy học lịch sử
Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử
1 cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú
học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học.
- Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng
là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự
kiện mà bài học cần đáp ứng.
6
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi,
hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, sễ
hiểu, biểu cảm
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với
những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh
hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình. Giáo
viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn
để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử,
rút ra bài học lịch sử.
3.2. Một số phương pháp lồng ghép kể chuyện trong dạy học lịch sử ở
Trường THPT
3.2.1. Một số phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong bài nội khoá
* Thứ nhất: sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử để tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử.
Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ
thể. Những anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng và đặc biệt là
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Những nhân vật này có vai trò rất lớn với
lịch sử dân tộc do vậy trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà
phải khắc hoạ, tạo biểu tượng về các nhân vật đó, sử dụng phương pháp kể
chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một cách sinh động,
đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, noi gương các anh hùng dân tộc.
Giáo viên có thể kể chuyên kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng.
Trong bài nội khoá do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét
chính, tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó. Ví dụ giáo viên tạo biểu
tượng về Tôn Thất Thuyết.
7
“Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3/1839 tại thôn Phú Mộng xã Luân
Long nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông chủ trương loại bỏ
tất cả những ông vua và bọn quan lại có tư tưởng thân Pháp, đồng thời chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến trong triều đình mà ông dự
đoán sẽ bùng nổ. Triều thần, người nào chủ hoà đều bị coi là kẻ thù chung của
nước Nam và thù riêng của Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là 1 tử tù của
nước Pháp. Nhưng đối với người Pháp chỉ có oán với trọng mà không có
khinh”.
* Thứ hai: Sử dụng các giai thoại lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản
chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.
Để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức
là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai
thoại lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có vấn đề.
Ví dụ: Bài 20- lịch sử lớp 10: “ Xây dựng và phát triển văn hoá dân
tộc trong các thế kỷ X- XV”. Để học sinh hiểu được vì sao thời Lý phật giáo
được coi là quốc giáo. Giáo viên kể câu chuyện sau:
“ Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp ( Từ sơn- Bắc Ninh) sinh năm
Giáp Tuất ( 974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và
truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con ruột của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh
Văn.
Cũng theo truyền thuyết bố Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng ở
chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có
thai,bị nhà sư đuổi đi nơi khác.
Hai vợi chồng đi đến rừng Báng, dừng lại nghỉ. Người chồng khát
nước đến chỗ giếng nước giữa rừng uống chẳng may xảy chân ngã chết đuối.
Vợ chờ lâu không thấy đến xem thì đất đã đùn lấp giếng. Người phụ nữ xin
vào ngủ nhờ ờ Chùa Ứng Tầm gần đấy. Sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước
nằm mơ thấy Long thần về báo mọng rằng “Ngày mai dọn chùa cho sạch có
Hoàng đế đến”. Tỉnh dậy nhà sư sai chú Tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Khi đó
8
chỉ có người đàn bà mang thai đến. Đêm đấy bỗng nhà chúa phát sáng, hương
thơm toả ra ngào ngạt, sư trụ trì dạy xem thì người đàn bà đã sinh được 1 cậu
con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “Sơn hà xã tắc”. Sau đó trời bỗng nổi trận mưa to,
gió lớn, người mẹ saukhi sinh chú bé thì chết và chú bé được nhà chùa nuôi
nấng, khi chú bé được 8, 9 tuổi được theo học sư Vạn Hạnh ở Chùa Tiên Sơn.
Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở 1 đất vùng văn
minh, văn hiến, lại được sự dậy dỗ của vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn
thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh
nước Đại Việt.
Tóm lại trên đây là một số phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử
trong dạy học lịch sử chúng tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng
cao hiệu quả bài học, truyền đạt kiến thức mới. Trong quá trình vận dụng đòi
hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện
cụ thể của từng lớp học, tiết học
3.2.2. Phương pháp sử dụng các câu chuyện lịch sử, các giai thoại lịch sử
trong bài ngoại khoá
Trong bài ngoại khóa môn lịch sử, giáo viên có thể tổ chức một buổi
tham quan học tập ở bảo tàng lịch sử đối với học sinh ở các trung tâm thành
phố. Đối với học sinh trường THPT Bá Thước, do điều kiện về kinh tế, về địa
lý gặp nhiều khó khăn, giáo viên có thể tổ chức một bài ngoại khóa với hình
thức kể chuyện lịch sử.
Kể chuyện lịch sử là một hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có
hiệu quả giáo dục cao.
Kể chuyện lịch sử không phải là thông báo khô khan, kể chuyện lịch sử
phải đưa người nghe sống lại quá khứ, như đang được chứng kiến tận mắt. Để
làm được điều này trước hết học sinh phải chuẩn bị kỹ càng, phải đọc thuộc
truyện, kể không những khúc chiết, rõ ràng tái hiện lại được nội dung sự kiện
lịch sử mà còn cuốn hút, hấp dẫn người nghe.
9
Có nhiều cuốn sách trong đó có nhiều câu chuyện lịch sử liên quan đến
các bài học. Đó là các tác phẩm “Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, viết về
các nhân vận lịch sử, các công trình văn hoá nổi tiếng thế giới như công trình
vườn treo Ba-Bi-lon, cung A phòng, khu lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng.
Hoặc tác phẩm “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ
tịch Hồ Chí Minh” qua tác phẩm này học sinh có thể kể chuyện về Bác. Đặc
biệt hiện nay đang phát động phong trào kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
Ví dụ: Kể chuyện về những năm bôn ba của Nguyễn Ái Quốc trong
thời gian Người ở Anh (1913).
“Vào khoản 1 năm trước đại chiến, một hôm tôi gặp ở phòng chùi thìa,
nĩa một người Á Đông trẻ tuổi. Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy
là người Trung Quốc. đến ngày thứ 3, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi
bằng tiếng ViệtNam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp đồng hương. Từ
ngày ấy chúng tôi trở nên đôi bạn thân.
- Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh? Tôi hỏi anh Ba.
- Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh.
- Hay đấy, nhưng Tiếng anh rất khó học. Đã hai năm nay tôi ở thành
phố này mà không biết hơn, ngoài 2 chữ Yes và No (vâng và không).
- Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng học.
- Trước khi đến đây anh làm gì ở đâu?
- Hôm thứ nhất tôi nhận việc cào tuyết. trong một trường học. Một
công việc rất nặng nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà chân tay thì rét cứng
và cuốc được tuyết cũng rất khó khăn vì trơn. Sau 8h làm công việc này, tôi
mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. ông Hiệu trưởng là một người tốt,
ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc 6 đồng và vừa nói, vừa cười “Chính thế,
công việc này quá sức anh”.
Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác lần này thì phải đốt lò. Từ 5h
sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa suốt ngày chúng tôi
10
đổ than, thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ, luôn luôn ở trong tình trạng
tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta đang làm gì ở tầng trên, vì không
bao giờ tôi lên đấy. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không
có đủ quần áo để mặc tôi bị cảm. Vì vậy tôi nghỉ việc luôn 2 tuần lễ. Với số
tiền để dành, tôi trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mì và 6 bài học chữ Anh. Khi
chỉ còn 6 hào nữa, tôi đến sở tìm việc ở Sô hô, và người ta đưa tôi đến đây.
Công việc từ 8h đến 12h và chiều từ 5h đến 10h. Hằng ngày, buổi sáng
sớm và buổi chiều anh Ba ngồi trong vườn hoa Hay- đơ, tay cầm một quyển
sách và một cái bút chì. Hằng tuần vào ngày nghỉ anh đi học Tiếng Anh với 1
giáo sư người Ý ”
Để kể chuyện hấp dẫn, học sinh phải biết đưa những câu biểu lộ sặc
thái tình cảm của mình vào thì câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
3.3. Một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử ở
trường THPT
Trên cơ sở xác định nội dung cơ bản của bài, của chương và nguồn
giai thoại lịch sử, chuyện kể lịch sử thu thập được chúng tôi chọn lọc một số
mẩu chuyện, giai thoại phù hợp với kiến thức cơ bản với nội dung bài dạy đã
xác định.
Ví dụ: Tiết 2 bài 4 - Lịch sử lớp 10: “Các quốc gia cổ đại phương
tây Hy lạp và Rô ma” để cho học sinh biết về nhà khoa học vật lý nổi tiếng là
Ác - si - mét. Giáo viên kể đoạn chuyện sau:
“Ác - si - mét (287-212 TCN) quê ở Xi ra quy dơ, một thành bang
Hy lạp ở đảo Xi rin. Tương truyền rằng vua của thành bang Xi- ra- quy dơ có
một cái vương miện làm bằng vàng, ông nghi ngờ người thợ kim hoàn được
giao làm mũ ăn bớt vàng nhưng không làm cách nào để biết được. Một hôm
nhà vua gọi Ác – si – mét đến và hỏi có thể biết được tỷ lệ vàng ở trong mũ
không?. Lúc đó Ác - si - mét chưa trả lời được, nhưng sau đó nhờ một lần
tắm trong bể nước, ông đã phát minh được nguyên lý quan trọng về thuỷ lực
đó là: tất cả mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên
11
trên bằng trọng lượng nước phải chuyển đi, ông đã giải được bài toán của nhà
vua. Vui mừng về phát minh đó, từ trong bồn tắm không mặc quần áo ông
chạy ra phố và kêu to: “ ơ rê ca! ơ rê ca!. Nghĩa là “ Ta đã tìm ra rồi “ trong
sự cười trêu của người dân. Sau đó ông đem vương miện thả xuống bồn
nước đầy rồi đong lượng nước tràn ra, nhờ đó nhà vua biết được số vàng đã
bị ăn bớt.
Một lần Ác - si - mét đã nói một câu “hãy cho tôi một điểm tựa
chắc chắn tôi sẽ cất cả quả đất lên”. Nhà vua vô cùng tức giận cho rằng ông
là kẻ kiêu ngạo khoác lác. Nhà vua liền thách Ác - si - mét hãy làm cho con
thuyền lớn vừa mới đóng xong có thể xuống được mặt nước. Nếu không thực
hiện được sẽ chịu tội chết. Ác - si - mét nhận lời, ông đã dùng gỗ đặt các
điểm tựa, rồi dùng ròng rọc cùng đòn bẩy. Sau đó một mình ông đã từ từ
nâng đòn băy lên và con thuyền từ trên bãi cát đã trượt xuông mặt biển trong
tiếng hò reo tán thưởng của người dân. Nhà vua vô cùng khâm phục và kính
trọng Ác - si – mét.
Ác - si - mét còn phát minh ra máy ném đá, gương 6 mặt để đốt
thuyền địch khi đất nước có chiến tranh.
Khi đất nước ông bị quân La mã tàn phá, quân giặc xông vào bắt ông
khi ông đang vẽ một đồ án khoa học. Trước khi bị sát hại ông đã quát quân
giặc:” Chúng mày muốn làm gì thì làm nhưng không được phá đồ án của
tao”. Bọn giặc ngu dốt đã đâm chết ông.
Ví dụ: Bài 5 – Lịch sử lớp 10: “Trung Quốc thời phong kiến”, phần 1
“Sự hình thành nhà Tần – Hán”. Để học sinh hiểu vị vua có công thống nhất
Trung Quốc nhưng khét tiếng tàn bạo là Tần Thuỷ Hoàng. Giáo viên kể đoạn
truyện:
“ Sau khi tiêu diệt 6 nước thời Chiến quốc và thống nhất Trung Quốc
(221 tr. CN), Tần Vương Chính bỏ danh hiệu “Vương” và thay bằng thay
danh hiệu “Hoàng Đế” và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương
tập quyền. Tần thuỷ hoàng thi hành đường lối pháp trị “mọi việc đều dùng
12
pháp luật để quyết định không dùng nhân đức, ân nghĩa” để cai trị nhân dân.
Ông ta còn thích chém giết để ra uy, chẳng hạn hai nhà nho Hầu Sinh và Lư
Sinh được Tần Thuỷ Hoàng giao cho nhiệm vụ đi tìm thuốc trường sinh bất
lão, hai người này đã lên án sự chuyên quyền của y và bỏ trốn. Tần Thuỷ
Hoàng sai tra xét tất cả các nhà nho. Kết quả 460 người bị phát giác phạm
điều cấm, bị đưa ra chôn sống ở Hàm Dương. Có lần một vẫn thạch rơi xuống
ở Đông Quận, có người khắc lên hòn đá mấy chữ “Thuỷ hoàng đế chết thì đất
bị chia”, Tần Thuỷ Hoàng cho tra hỏi nhưng không ai chịu nhận, y đã cho sai
bắt tất cả những người ở gần đấy giết đi và đốt cháy hòn đá.
Sự thống trị tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng đã làm cho cả xã hội căm
phẫn. Do đó mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hai lần bị ám sát hụt.
Bài 26 – Lịch sử lớp 10: “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và
cuộc đấu tranh của nhân dân”, ở mục II “Phong trào đấu tranh của nhân dân
và binh lính có cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát”. Để học sinh hiểu thêm về
tài năng và đức độ, sự kiên trì của Cao Bá Quát giáo viên kể về câu chuyện
“Cao Bá Quát quê ở Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội (1808 – 1855) là người văn
hay chữ tốt nhưng do chữ xấu nên đi thi hội không đậu. Ông đã quyết tâm học
viết chữ bằng cách cứ tối đến ông dùng dây buộc vào xà mái nhà rồi nối vào
bó tóc của mình. Khi luyện viết những lúc ông ngủ gật thì bó tóc lại giật
ngược lên khiến ông tỉnh dạy và tiếp tục luyện viết. Nhờ lòng quyết tâm và
kiên trì ông đã thành công. Chữ của ông đẹp nổi tiếng và được ca ngợi như
chữ của Thánh.
Bài 19 – Lịch sử lớp 11: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống
Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước 1873)”. Giúp học sinh hiểu rõ tinh
thần chiến đấu của nhân dân ta. Giáo viên kể đoạn chuyện về Nguyễn Trung
Trực.
“Nguyễn Trung Trực tên thật là NguyễnVăn Lịch, người của Phủ Tân
An, Định Tường (nay thuộc Long An”. Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đã
cùng nhân dân đứng lên chống Pháp, Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt
13
cháy chiến hạm Hi vọng của Pháp trên Sông Vàm cỏ trưa ngày 10/12/1862.
Ông đã cùng 1 toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp
tới khiến quân giặc trở tay không kịp, bị tiêu diệt gần hết. Sau trận đó ông
được triều đình phong chức Quân cơ coi giữ vùng Hà Tiên.
Ngày 16/8/1868, ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang tiêu diệt toàn
bộ địch ở đó.
Tháng 9/1868, ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông cương quyết không
đầu hàng, ông đã nói 1 câu nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước
Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành
hình ông ở Rạch Giá.
Bài 21 – Lớp 11: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX”, mục II “Các giai đoạn phát
triển của phong trào Cần Vương”. Để giúp học sinh hiểu về vua Hàm Nghi –
Một vị vua yêu nước đã ban chiếu Cần Vương.
Giáo viên kể đoạn:
“Vua Hàm Nghi tên thậy là Ưng Lịch lên ngôi 13 tuổi. Khi cuộc tấn
công quân Pháp của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết
chạy lên Sơn Phòng – Tân Sở (Quảng Trị) thảo chiếu Cần Vương kêu gọi
nhân dân Phò Vua cứu nước. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong
trào Cần Vương, đãm tìm cách bắt cho được Vua Hàm Nghi để dẹp phong
trào từ đầu não.
Pháp đã mua chuộc tên hầu cận vua là Trương Quang Ngọc bắt vua
Hàm Nghi đưa xuống thuyền về Huế. Ngày 14/11/1888, lúc đó vua Hàm Nghi
mới 17 tuổi. Pháp tìm mọi cách thuyết phục Hàm Nghi công tác, làm bù nhìn
song đều bị nhà vua thẳng thắn khước từ. Ông nói “Tôi thân đã tù, nước đã
mất, còn giám nghĩ đến cha mẹ, anh chị em ruột”.
Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại Angieri
(Thuộc đia của Pháp). Về sau người mới học và làm chủ được ngôn ngữ Pháp.
14
Trở thành một hoạ sĩ có tài. Dù vậy Vua vẫn giữ nguyên tập tục dân tộc: Đầu
búi bó, quần the áo dài Việt Nam. ông sống ở Angiêri 47 năm.
- Bài 24 – Lịch sử 11: “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918)” Mục 2: “Buổi đầu hoạt động cứu nước của
Nguyễn Tất Thành (1911-1918)”. Cho học sinh thấy được quyết tâm ra đi tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, giáo viên kể đoạn chuyện sau:
“ Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới
nếm mùi kem.
Sau ít hôm anh đột nhiêu hỏi: “Anh Lê, anh có yêu nước không? Tôi
ngạc nhiên và đáp “Tất nhiên là có chứ”
- Anh có thể giữ bí mật không?
- Có
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi
xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu
đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví khi đau ốm Anh muốn đi với
tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay.
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp mang tên La
– tu – sơ – Tơ – rê- vin.
Giáo viên lại tường thuật về ngày lao động trên tàu của Người để thấy 1
phần gian khổ trong quá trình đi tìm đường cứu nước.
“Hằng ngày, Thành phải cọ rửa gian bếp lớn trên tàu, sau đó nhóm lò,
rồi khuôn than, kéo những sọt rau quả, thịt cá, nước đá từ dưới hầm lên. Có
lần trong lúc giông bão, Thành đang kéo một sọt nặng trên boong thì 1 đợt
sóng lớn chồm tới, cuốn lấy thân thể mảnh dẻ của anh, và xuýt lôi anh xuống
biển. Thật may mắn vào khoẳnh khắc cuối cùng thi anh bám được vào dây
cáp và nhờ đó thoát chết”.
15
- Trong bài 20 – Lịch sử 12: mục “Chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ”. Để làm nổi bật Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Giáo
viên kể đoạn chuyện về anh hùng Phan Đình Giót.
“Ngày 13/3/1954, quân ta tấn công Him Lam. Sau 1 đợt pháo bắn yểm
hộ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm Đại đội bộc phá của anh Phan Đình
Giót được lệnh tiến lên trước. Địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều
nhưng các chiến sỹ bộc phá vẫn tiến và phá được 4 hàng rào, 1 mảng lô cốt 1,
Anh Giót đã bị thương, song lô cốt 3 vẫn phụt lửa như mưa, ngăn bước tiến
của đồng đội. Anh quyết định bò lên dưới làn mưa đạn, đến tận chân tường lô
cốt 3, rồi nhổm lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai. Hoả lực của địch tắt hẳn,
xung kích của ta ào ạt xông lên. Nửa giờ sau lá cờ chiến thắng của ta phất cao
trên cứ điểm Him Lam.
Bài 21 – Lịch sử 12: “Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp chiến đấu
chống đế quốc Mỹ xâm lược (1965 – 1973)”, để nhấn mạnh chiến thắng Vạn
Tường giáo viên kể đoạn chuyện:
“Mờ sáng ngày 18/08/1965, sau khi chiếm đóng vùng Chu Lai (Quảng
Nam), Mỹ huy động gần 9 nghìn quân gồm phần lớn lính thủy đánh bộ, sử
dụng cả hải, lục, không quân, với 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép, 100
máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu, mở cuộc hành quân vào thôn
Vạn Tường (nay thuộc vùng xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng
Ngãi).
Sau khi dùng pháo, máy bay bắn phá dọn đường, quân địch chia làm
bốn mũi tiến về Vạn Tường. Quân Mỹ khép chặt vòng vây dồn quân ta vào
thôn Vạn Tường rồi tung hỏa lực tiêu diệt.
Lúc đó ta có một trung đoàn đang đóng ở Vạn Tường đang huấn luyện,
củng cố sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đã phối hợp với quân du kích và bộ đội địa
phương đánh địch.
Ngay từ đầu, tất cả các mũi tiến quân của địch đều vấp phải hệ thống
bãi mìn, hố chông, vật cản và các chiến sĩ ta chặn lại. Sau một ngày chiến đấu
16
ác liệt toàn trung đoàn rút khỏi khu vực càn quét của địch lúc 3 giờ sáng ngày
18/08/1965. Kết quả ta đẩy lùi cuộc hành quân của địch, diệt 919 tên, bắn
cháy 22 xe các loại và 12 máy bay lên thẳng,…
Phần 4: Kết quả kiểm nghiệm và kinh nghiệm rút từ sáng kiến kinh
nghiệm
Qua quá trình tìm tòi, vận dụng cụ thể phương pháp trên vào trong thực
tiễn giảng dạy tại Trường Trung học phổ thông Bá Thước, tôi nhận thấy kết
quả học tập môn lịch sử được cải thiện rõ nét.
Cụ thể trong năm học 2010-2011 như sau:
- Kết quả học kỳ I
Chất lượng
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % % % SL %
11A2(31) 0 0 9 29.1 20 64.5 2 6.4
11A3(30) 1 3.3 8 26.6 18 60 3 10
- Kết quả học kì II
Chất lượng
Lớp
Giỏi TB Khá Yếu
SL
% SL % SL % SL %
11A2(31) 3 9,6 14 45.2 14 45,2 0 0
11A3(30) 3 10 14 46.7 13 43,3 0 0
Tuy kết quả trên đây còn khiêm tốn nhưng nó phần nào khẳng định
hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào quá trình giảng dạy. Đồng thời tôi
cũng rút ra một số kinh nghiệm để góp phần sử dụng phương pháp kể chuyện
lịch sử vào dạy học lịch sử có hiệu quả hơn.
1. Giáo viên trước hết phải nắm vững nội dung bài dạy lịch sử từ đó
nắm vững các câu chuyện, giai thoại lịch sử làm cơ sở cho việc lựa chọn câu
chuyên phù hợp.
2. Giáo viên phải sử dụng phương pháp kể chuyện như thế nào và
mức độ ra sao để vừa thu hút học sinh vừa phát huy tính tích cực của các em.
17
3. Trong bài giảng, phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với
các phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ và nhuần nhuyễn
như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao tính tích cực của
học sinh, làm bài giảng sinh động có hiệu quả.
18
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay của đất nước,
việc nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng cần thiết. Giáo dục miền núi
như huyện Bá Thước với những đặc trưng riêng của nó càng phải được quan
tâm chú trọng và đầu tư. Ngoài sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật
chất thì điều quan trọngnhất quyết định đến hiệu quả, chất lượng của học sinh
chính là các đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trên lớp. Với thực tế
giảng dạy 5 năm ở Trường THPT Bá Thước, tôi thấy rằng giải pháp này có
thể áp dụng để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giảng dạy học lịch sử. Đây
là giải pháp không mới, không đặc biệt nhưng đôi khi chúng ta có thể thấy
không để ý và không thấy hết tác dụng của nó khi áp dụng vào bài dạy. Với
kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra đây để đồng nghiệp cùng tham
khảo.
2. Đề xuất
Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hứng thú học tập môn lịch
sử bằng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử” tôi thấy rằng: Sử dụng các
câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử là điều thực sự cần
thiết, có ý nghĩa lớn trên cả 3 phương diện giáo dục, giáo dưỡng và phát triển
toàn diện học sinh. Đồng thời tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Các cấp lãnh đạo và giáo viên phải quan tâm thật sự tới chất lượng đại
trài của học sinh.
- Các giáo viên giảng dạy phải có ý thức thường xuyên trau dồi tri thức
và tìm tòi những sáng kiến mới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm từng nơi
để áp dụng vào trong giảng dạy.
- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi mang tính chất vừa chơi, vừa
học, vừa thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ năng khiếu
khác của mình.
19
Trên đây là một vài đề xuất của bản thân tôi trong sáng kiến giáo dục
này. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng
nghiệp để sáng kiến đạt hiệu quả.
Ngày 20 tháng 5 năm 2012.
Người viết
Trịnh Thị Hòa
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các triều đại phong kiến Việt Nam – Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Huy –
NXB Thanh niên.
2. Hồ Chí Minh những tên gọi đi cùng năm tháng – Tác giả: Bá Ngọc –
NXB Quân đội nhân dân.
3. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới – Đặng Đức An (chủ biên) – NXB
Giáo dục.
4. Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
5. Thiết kế bài giảng lịch sử trung học phổ thông – Giáo sư Phan Ngọc Liên
(chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21
MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề Trang 1
1.1 Lý do chọn đề tài Trang 1
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2
1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu Trang 2
Phần 2: Giải quyết vấn đề Trang 4
2.1 Cơ sở lý luận Trang 4
2.2 Thực trạng Trang 5
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện Trang 5
2.3.1 Nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng lồng ghép kể chuyện lịch sử trong
dạy học lịch sử Trang 5
2.3.2 Một số phương pháp sử dụng các câu chuyện lịch sử, các giai thoại lịch
sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT Trang6
2.3.3 Một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử ở
trường THPT Trang 10
2.4 Hiệu quả sáng kiến và kinh nghiệm rút ra từ SKKN Trang 16
Phần 3: Kết luận và đề xuất Trang 18
3.1 Kết luận Trang 18
3.2 Đề xuất Trang 19
22