Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận - Hoạt động của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả quyền liên quan tại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.48 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN

MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT BẢN
Tên đề tài: Hoạt động của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả quyền

liên quan tại ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN
TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN....................................................................2
1. Định nghĩa và mơ hình tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan...................................................................................................................2
2. Các kiểu quản lý tổ chức tập thể...............................................................4
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN
LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM.........................................................................6
I. Cơ sở hình thành tổ chức quản lý tập thể tại Việt Nam............................6
II. Mơ hình quản lý tập thể quyền tác giả tại Việt Nam.................................7
III. Hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan tại Việt Nam.............................................................................................9
1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)...............9
2. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC)............................10
3. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV...................................11
4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO)...................................12
5. Hội bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA)....14
IV. Vấn đề của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại
Việt Nam.........................................................................................................17
Tài liệu tham khảo.........................................................................................19

Lời nói đầu


I/ Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm trí
tuệ do nhiều tác giả sáng tạo ra, sự thăng tiến ngày một chóng mặt của
Internet cùng cuộc cách mạng 4.0 đã gây nên rất nhiều sự xâm hại tới quyền
tác giả, quyền liên quan của số đông bộ phận sáng chế. Khi mỗi người là một
ẩn số nhỏ bé trên mạng internet, chỉ cần sự liên kết với một phần mềm
website trung gian là mọi video, mọi câu chuyện, mọi hình ảnh đều có thể
chia sẻ rộng rãi tới đại chúng. Chính vì điều đó, các tác giả phải gồng mình
chống lại những rắc rối về vi phạm bản quyền mà không thể xử lý hết một
cách gọn gàng và thường trực hi vọng rằng khơng cịn ai xâm hại tới quyền
tác giả, quyền liên quan của bản thân mình. Nhưng “một con sâu làm giàu nồi
canh”, các tác giả ngày càng bất lực trong vấn đề này, do đó họ cần một tổ
chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan để có thể gánh vác
trách nhiệm xử lý những trường hợp vi phạm nghiêm trọng ở mọi hình thức,
bảo đảm tài sản trí tuệ của mình khơng bị đánh cắp. Bài tiểu luận này sẽ đưa
ra những thơng tin hữu ích về các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan tại Việt Nam cũng như cách thức hoạt động của mỗi tổ chức.
II/ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận sẽ là ở Việt Nam
III/ Phương pháp nghiên cứu
Em nghiên cứu bằng phương pháp lý luận biện chứng với các hình thức
là tổng hợp, thống kê, phương pháp đọc tài liệu, hình ảnh.

1

CHƯƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ,

QUYỀN LIÊN QUAN
1. Định nghĩa và mô hình tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả,

quyền liên quan
a. Khái niệm
“Quản lý tập thể là việc thực hiện quyền tác giả và các quyền liên quan
bởi các tổ chức thay mặt cho và vì lợi ích của chủ sở hữu quyền.” - IPTC1
Một cách giải thích khác theo Thạc sĩ Võ Anh Phúc2:
“Quản lý tập thể là kinh nghiệm lịch sử của nhân loại, bắt nguồn từ các
nước phát triển, đã mở đường để đạt được sự hài hòa về lợi ích trong quan hệ
giữa Người sáng tạo - Nhà sử dụng - Công chúng hưởng thụ.
Về góc độ kinh tế: Một tác giả khơng thể có khả năng giám sát tất cả
các loại hình sử dụng tác phẩm của mình trong đời sống hàng ngày, đồng thời
cũng khơng thể tự mình liên lạc đến từng đài phát thanh hay truyền hình để
thương lượng thù lao và ngược lại, một tổ chức phát sóng sẽ kém hiệu quả
nếu tự mình tìm kiếm sự cho phép của tất cả các tác giả cho việc sử dụng có
bản quyền.
Về góc độ bảo vệ quyền: Ln có một sự liên kết giữa chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ lại với nhau, hình thành một tổ chức vừa bảo vệ tác phẩm, cung
cấp biểu phí, tiết kiệm thời gian và tạo tiếng nói cho tập thể tác giả đối với
cộng đồng xã hội. Sự liên kết này nhằm đảm bảo quyền lợi khi có những
tranh chấp pháp lý giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với các tổ chức biểu diễn
sử dụng tác phẩm hay cơ quan công quyền.
Về góc độ quản lý nhà nước: Việc hình thành tổ chức quản lý quyền
cho tập thể tác giả là công cụ thực thi pháp luật góp phần chia sẻ và giảm bớt

1 IPTC – Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và chuyển giao Công nghệ Đại học Quốc gia
2 Thạc sĩ Võ Anh Phúc – Khoa quản trị kinh tế quốc tế thuộc trường ĐH Lạc Hồng

2

gánh nặng cho Nhà nước đối với những công việc vượt quá hoạt động quản lý
của các cơ quan chức năng có thẩm quyền


Vì vậy, việc hình thành một tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả là hệ
quả tất yếu, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng nguyện vọng
chính đáng trên, nhằm bảo vệ tồn vẹn tác phẩm và thu lợi nhuận vật chất
xứng đáng với giá trị của nó, đồng thời phục vụ lợi ích cho các chủ thể quyền
và góp phần bảo đảm thực thi một cách có hiệu quả quyền tác giả theo đúng
pháp luật.

Như vậy, quản lý tập thể là việc thực hiện quyền tác giả và quyền
liên bởi các tổ chức đại diện và vì quyền lợi của chủ sở hữu.”

b. Chức năng của tổ chức quản lý tập thể
Tổ chức quản lý tập thể chủ yếu quản lý các quyền sau:
– Quyền biểu diễn trước công chúng (âm nhạc được chơi hoặc được
biểu diễn tại các sàn nhảy, nhà hàng và các địa điểm công cộng khác);
– Quyền phát sóng (cuộc biểu diễn trực tiếp hoặc bản ghi âm trên đài
phát thanh hoặc truyền hình);
– Quyền tái bản các tác phẩm âm nhạc (tái bản các tác phẩm trong đĩa
CD, băng ghi âm, đĩa ghi âm nhựa, băng cát-xét, đĩa mini hoặc các hình thức
ghi âm khác);
– Quyền biểu diễn trong các tác phẩm kịch (các vở kịch trong nhà hát);
– Quyền tái bản các tác phẩm văn học và âm nhạc bằng cách sao chụp
(photocopy);
– Các quyền liên quan (quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất các
bản ghi âm trong việc thu thù lao đối với việc phát sóng và truyền đạt đến
cơng chúng các bản ghi âm).
Tổ chức quản lý tập thể “truyền thống” có chức năng thay mặt các
thành viên đàm phán tỷ lệ thù lao và điều kiện sử dụng với khách hàng, cấp

3


phép sử dụng, thu và phân phối tiền thù lao. Chủ sở hữu quyền riêng lẻ không
trực tiếp tham gia vào bất kỳ công việc nào.

2. Các kiểu quản lý tổ chức tập thể
Có nhiều loại các tổ chức quản lý tập thể hoặc các nhóm tổ chức như
vậy sẽ quản lý tập thể các loại quyền khác nhau, phụ thuộc vào loại tác phẩm
(âm nhạc, kịch, sản phẩm đa phương tiện, v.v.).
Một số mơ hình quản lý tổ chức tập thể (CMOs) theo tổng kết của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
Mơ hình các tổ chức quản lý tập thể truyền thống
Bước đầu tiến trình hình thành các tổ chức quản lý đại diện tập thể
quyền tác giả, các tổ chức hoạt động theo nguyên tắc thay mặt các thành viên
đã ủy thác quyền thực hiện đàm phán, thỏa thuận về điều kiện sử dụng và cấp
phép sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng;
thu tiền sử dụng và phân phối lại cho các thành viên. Theo mơ hình này, các
thành viên khơng trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, thu và phân phối
tiền sử dụng, nhưng được hưởng lợi từ việc phân phối lại của tổ chức quản lý
tập thể. Ở các nước đang phát triển, sơ khai hình thành nên các tổ chức quản
lý tập thể quyền tác giả thường áp dụng mơ hình truyền thống lấy những hợp
đồng ủy quyền làm cơ sở, nền tảng pháp lý cho việc thực thi việc đại diện
quản lý các tác phẩm và thu phí tác quyền. Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam đã xác định rõ tính chất một tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả
của chúng ta hiện nay còn gọi là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan mang nội hàm của cách quản lý truyền thống.
Mơ hình quản lý tập thể là trung tâm cấp phép sử dụng
Hạn chế lớn nhất của mơ hình truyền thống là việc các thành viên
khơng trực tiếp tham gia vào q trình đàm phán, hạn chế quyền thành viên
của tác giả tác phẩm. Để cải thiện vấn đề trên, mơ hình kiểu trung tâm cấp
phép hình thành, hội viên thuộc mơ hình này vẫn tham gia vào việc đưa ra các

điều kiện sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát

4

sóng của mình trong q trình đàm phán, tuy nhiên việc đàm phán phải thực
hiện theo đúng quy định và điều lệ của tổ chức. Tổ chức đại diện tập thể loại
này đóng vai trị như một đại lý thu - chi cho các chủ sở hữu là hội viên, đại
biểu như Đức, Hàn Quốc.

Mơ hình tổ chức quản lý tập thể một cửa
Mơ hình này mang tính cấp tiến nhất cho tổ chức quản lý tập thể quyền,
đặc trưng là một loại hình này là liên hiệp các tổ chức quản lý tập thể riêng rẽ,
tập trung việc cấp phép sử dụng từ các nguồn dữ liệu về tác phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng của các tổ chức quản lý tập thể khác
nhau mở rộng phạm vi của tổ chức. Tính cấp tiến thể hiện hoạt động cấp phép
tập trung vào một đầu mối, công việc sẽ thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng
cho bên sử dụng.

5

CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN

QUAN TẠI VIỆT NAM
I. Cơ sở hình thành tổ chức quản lý tập thể tại Việt Nam
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, IFPI - Liên đồn cơng nghiệp ghi âm
quốc tế, CISAC - Liên đồn quốc tế các cơng ty đại diện quyền của các tác
giả và soạn giả, đã đến Việt Nam để truyền bá những kiến thức cơ bản về
quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Điểm nhấn quan trọng là vào
tháng 4 năm 2002, WIPO đã phối hợp với Việt Nam tổ chức Hội thảo về hoạt

động của tổ chức quản lý quyền, quy tụ các chuyên gia của WIPO được mời
đến từ các quốc gia phát triển, các quốc gia trong khu vực có đặc điểm tương
đồng với Việt Nam, với nội dung giới thiệu pháp luật quốc tế, pháp luật quốc
gia và kinh nghiệm thực thi.
Cơ sở pháp lý cho việc ra đời tổ chức phi chính phủ đã được quy định
tại Sắc lệnh số 102/SL-R400, ngày 20 tháng 5 năm 1957 và Nghị định số
88/2003 NĐ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003, sau này là quy định tại Điều 56
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, Điều 41 Nghị định 100/2006 NĐ-CP,
ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
Các tổ chức QLTT QTG ở Việt Nam có địa vị pháp lý là tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, hoạt động theo mơ hình hội hoặc trung tâm bản quyền, tuân
theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và
chịu trách nhiệm trước pháp luật, đại diện theo ủy quyền cho các cá nhân,
thành lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Quyền và
nghĩa vụ của các tổ chức QLTT QTG được quy định tại khoản 3 điều 56 Luật
Sở hữu trí tuệ:
- Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã
hội khác;
- Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các
quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;

6

- Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đóng vai trị quan trọng cho sự ra
đời các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, đồng thời thực hiện chức năng
quản lý và hỗ trợ hoạt động của hệ thống này. Hiện các tổ chức quản lý tập
thể đang từng bước phát huy và khẳng định vai trị khơng thể thiếu của mình

đối với các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, bao gồm:

- Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC3
- Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam - VLCC4
- Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam - RIAV5
- Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam - VIETRRO6
- Hội bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam – APPA7

II. Mơ hình quản lý tập thể quyền tác giả tại Việt Nam
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có
bất kỳ một quy định nào của Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật Dân sự thừa nhận
sự tồn tại của một tổ chức quản lý tập thể hồn thiện, đồng thời cũng chưa có
một quy định nào thừa nhận khả năng thu tiền bản quyền đối với toàn bộ số
tác phẩm của một quốc gia. Vì vậy, tại Việt Nam, các tổ chức quản lý tập thể
quyền tác giả chỉ có thể thực hiện mơ hình cấp phép dựa trên cơ sở giấy phép
tự nguyện, quản lý tập thể kiểu truyền thống - tức là dựa trên cơ sở những hợp
đồng ủy thác cụ thể, với những tác phẩm cụ thể.

3 Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) là tổ chức phi lợi nhuận,
được thành lập theo Quyết định số 19/2002/QĐ-NS ngày 19/4/2002 của Hội Nhạc sĩ Việt
Nam
4 Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) thành lập vào 2/11/2004
5 Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV ra đời vào 12/11/2003
6 Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) là tổ chức phi chính phủ được thành lập
theo quyết định số 260/QĐ-BNV ngày 29/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
7 Hội bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) là tổ chức xã hội
nghề nghiệp được thành lập theo quyết định số 1813/QĐ-BNV ngày 01/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ

7


Bởi lẽ hiện nay, nhận thức chung của đa số các chủ sở hữu quyền về
giá trị tài sản trí tuệ mà tác giả sáng tạo vẫn còn rất thấp, các tổ chức QLTT
QTG chưa đủ hoàn thiện bởi nhiều yếu tố. Do vậy, việc tiếp tục duy trì cơ chế
quản lý tập thể thông qua cơ chế này phù hợp với tiến trình phát triển của mơi
trường sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.

Hiện nay, theo quy định về việc kiểm tra đánh giá các tổ chức ĐDTT
QTG được quy định tại điểm c khoản 3 điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005: “c) Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”. Đồng thời, khoản 2 và khoản 4 Điều 11
Nghị định số 85/2011 NĐ-CP quy định: “2. Trong trường hợp tác phẩm, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có liên quan đến quyền và lợi ích
của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền đại diện cho các quyền,
nhóm quyền khác nhau, các bên có thể thỏa thuận để một tổ chức thay mặt
đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trước khi thực hiện.

4. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải
thực hiện chế độ Báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ và
Bộ Tài chính bao gồm các nội dung: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt
động; thay đổi nhân sự lãnh đạo; tham gia các tổ chức quốc tế; các hoạt
động đối ngoại khác; biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao,
quyền lợi vật chất; chương trình kế hoạch dài hạn và hàng năm; tình hình
hoạt động, ký hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cấp phép sử dụng; hoạt động thu,
mức thu, phương thức phân phối; cách thức thực hiện việc phân phối tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất; các hoạt động liên quan khác”.

Bên cạnh việc áp dụng kiểu mơ hình quản lý tự do truyền thống,
thực tế các cơ chế giám sát hiện tại còn rất lỏng lẻo và thiếu các quy định

chi tiết.

8

III. Hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả,

quyền liên quan tại Việt Nam

1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)

Sơ đồ tổ chức của VCPMC (ảnh website vcpmc.org)
9

Cơ chế hoạt động của VCPMC (ảnh từ website vcpmc.org)

2. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC)
VLCC là tổ chức phi chính phủ, khơng vì lợi nhuận, do các tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả hoạt động trong lĩnh vực văn học thỏa thuận thành lập
nhằm khuyến khích sáng tạo và quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học theo quy định của pháp luật.

Trung tâm được thành lập và hoạt động nhằm thực hiện các mục đích sau:
• Tập hợp các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả vào một tổ chức nhằm hợp
tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy hoạt động sáng tác và khai thác có hiệu quả
quyền tác giả

• Quản lý tập thể về quyền tác giả đối với các tác phẩm thông qua hợp đồng
ủy thác quyền giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và Trung tâm

• Bảo vệ tốt các nguyên tắc về bảo hộ quyền tác giả được ghi nhận trong Bộ

luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan
của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

• Khuyến khích sáng tạo và đẩy mạnh việc khai thác những lợi ích từ việc sử
dụng tác phẩm phù hợp với quy định của pháp luật cho tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả;

• Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tác phẩm sử dụng một cách hợp
10

pháp trong việc liên hệ và xin phép sử dụng tác phẩm.

• Đóng góp ý kiến cho việc hoạch định cơ chế, chính sách về quyền tác giả và
các quy định pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực văn học, khoa học và
nghệ thuật, trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản;

• Hợp tác, giao lưu với các tổ chức tương ứng của quốc tế và các quốc gia
trong việc quản lý tập thể quyền tác giả theo quy định của pháp luật;

• Chống lại các hành vi xâm phạm quyền tác giả ;

Trung tâm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tất cả những hoạt động
liên quan đến mục đích hoạt động của mình hoặc tạo điều kiện cho việc đạt
được những mục đích đó.

Phạm vi hoạt động: Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam hoạt động
trong phạm vi cả nước. Trung tâm có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh
tại các địa phương.


3. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV
Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Recording
Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV) là một tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt
Nam. Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiệp hội Cơng nghiệp Ghi âm Việt Nam chịu
sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực mà tổ
chức này hoạt động. Trụ sở chính được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp
hội chính thức ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 2003.

11

Mục đích hoạt động
1. Tập hợp các đơn vị sản xuất băng đĩa ghi âm vào một tổ chức Hiệp
hội nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy phát triển sản phẩm băng đĩa ghi
âm, góp phần thúc đẩy sáng tạo, phổ biến các giá trị âm nhạc và các loại hình
nghệ thuật dân tộc khác và tinh hoa âm nhạc thế giới tới công chúng.
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất đối với các chương
trình băng đĩa ghi âm.
3. Hỗ trợ phát hành để đưa tác phẩm tới công chúng một cách thuận lợi.
4. Tham gia tư vấn về việc hoạch định cơ chế, chính sách về bản quyền
và các chính sách liên quan đối với các cơ quan quản lí Nhà nước.
5. Mở rộng hợp tác, giao lưu với các tổ chức tương ứng của các nước,
quốc tế trong việc sản xuất và quản lí tập thể quyền tác giả trong lĩnh vực
công nghiệp ghi âm theo qui định pháp luật.

4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO)

Lĩnh vực hoạt động:
● Quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm tồn tại dưới dạng ấn phẩm,
nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm,
phổ biến các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật tới công chúng.
● Quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm nhằm khai thác giá trị kinh
tế của tác phẩm trên cơ sở ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
● Quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm, cụ thể là sao chép dưới
hình thức sao chụp và sử dụng số, sau khi tác phẩm đã được xuất bản dưới
hình thức ấn phẩm hoặc số hóa.

12

Mục đích hoạt động:
Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) là tổ chức đại diện
cho người nắm giữ quyền, là cầu nối giữa người nắm giữ quyền và người sử
dụng tác phẩm, vừa phục vụ lợi ích của người nắm giữ quyền, người sử dụng,
vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội.
● Phục vụ lợi ích của người nắm quyền: VIETRRO đại diện cho người
nắm giữ quyền để khai thác giá trị kinh tế của các tác phẩm mà họ ủy quyền,
thông qua việc cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và một số
hình thức sử dụng số, bao gồm sao chép số và sử dụng trên Internet. Người
nắm giữ quyền mà VIETRRO phục vụ rất đông đảo, bao gồm giới tác giả và
chủ sở hữu quyền tác giả, trong đó có các nhà xuất bản, kể cả ở trong nước và
ở nước ngồi. Thơng qua thu và phân phối tiền thù lao cho người nắm giữ
quyền, VIETRRO góp phần thiết thực vào việc khuyến khích giới tác giả
trong hoạt động sáng tạo
● Phục vụ lợi ích của người sử dụng: Với cơ chế cấp phép tập thể,
VIETRRO tạo điều kiện để người sử dụng tiếp cận một cách hợp pháp, thông
qua một đầu mối, với chi phí tương xứng mức độ sử dụng thực tế, tới một
khối lượng tư liệu cực kỳ lớn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội

dung. Thơng qua VIETRRO, người sử dụng được đảm bảo rằng việc sử dụng
của họ là trong sạch về mặt pháp luật, họ không phải đối mặt với nguy cơ có

13

thể bị khiếu kiện về hành vi xâm phạm quyền tác giả và các nhà xuất bản
trong việc đầu tư để đưa tác phẩm mới tới công chúng.

● Phục vụ lợi ích của xã hội: Thơng qua hoạt động của mình,
VIETRRO gián tiếp phục vụ lợi ích chung của xã hội, có thể đóng góp quan
trọng cho việc xây dựng và tăng cường nếp văn hố tơn trọng luật pháp, bảo
đảm sự lành mạnh cho thị trường xuất bản, hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động
thực thi quyền tác giả và khuyến khích hoạt động sáng tạo, đầu tư trong công
nghiệp xuất bản.

Quản lý tốt để có một thị trường văn hố lành mạnh cũng cịn có tác
dụng tạo nên một sức đề kháng giúp cho nền văn hố dân tộc gìn giữ được
bản sắc riêng trong bối cảnh hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau.

5. Hội bảo vệ quyền của Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam
(APPA)

APPA hoạt động quản lý tập thể dựa trên các nguyên tắc cơ bản
nào?

14

● Tự nguyện, phi chính phủ, bất vụ lợi.
Hoạt động không nhằm kinh doanh sinh lợi nhuận mà vì mục đích bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người biểu diễn âm nhạc. APPA là tổ chức tự

nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, cơng khai, không vụ lợi, chịu sự quản lý
nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan
về phạm vi, lĩnh vực hoạt động.
● Công khai, công bằng, Minh bạch
APPA đảm bảo sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các hội
viên; giữa hội viên và chủ thể không phải là hội viên; giữa người sử dụng với
nhau; giữa chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài; Minh bạch về thơng tin
và tài chính.
● Chính xác
Lưu trữ dữ liệu chính xác; theo dõi và quản lý chính xác việc sử dụng
cấp phép; phân phối chính xác tiền cấp phép quyền biểu diễn tới người biểu
diễn âm nhạc.
● Tuân thủ pháp luật và điều lệ hoạt động
APPA được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về Hội
và pháp luật về quyền biểu diễn. APPA chỉ hoạt động theo quy định của pháp
luật và Điều lệ hoạt động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phế
duyệt.
● Mục đích
Là tổ chức đại diện cho người biểu diễn âm nhạc, là cầu nối giữa người
biểu diễn và khán giả, vừa phục vụ lợi ích người biểu diễn, khán giả, vừa
phục vụ lợi ích chung của xã hội.

o Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của APPA
APPA là đại diện tập thể bảo vệ quyền biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn
âm nhạc khai thác giá trị kinh tế của quyền biểu diễn trên cơ sở ủy quyền của
người biểu diễn theo quy định của pháp luật.

15

Tôn vinh và trao thưởng “Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc của năm, được tổ

chức hàng năm nhằm phát hiện, tôn vinh, động viên, khích lệ kịp thời các tài
năng nước nhà, các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc được
khán giả ưa chuộng.

Là ngôi nhà chung của tất cả các nghệ sĩ, nơi đào tạo và giúp đỡ các
nghệ sĩ có hồn cảnh khó khăn, làm bà đỡ cho các tài năng âm nhạc

Gia nhập tổ chức quốc tế liên quan, liên kết hoặc hợp tác với tổ chức
nước ngoài tương ứng cùng lĩnh vực, để bảo về quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của Hội viên.

o Chức năng chính của APPA
Nhận ủy thác để bảo vệ các chủ thể quyền
Cấp phép và thu tiền thù lao.
Thu thập thông tin sử dụng.
Phân phối tiền thù lao cho các chủ thể quyền.

16

IV. Vấn đề của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan tại Việt Nam

Trong vài năm gần đây, vấn đề về bản quyền đang ngày một được siết
chặt hơn tại Việt Nam khi số đông đại chúng đã dần được nâng cao về nhận
thức và sự đầu tư của các sản phẩm truyền hình cho những phần mềm cơng
nghệ bảo vệ bản quyền đang áp dụng rộng rãi, cụ thể như là phần mềm
Sigma-Multi DRM, DRM…

Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn chưa có sự phân biệt cụ thể các nhóm lĩnh
vực quản lý đặc biệt là những nhóm lĩnh vực gần tương đồng nhau. Trên thực

tế, đã ghi nhận trường hợp quản lý chồng lấn, như trong lĩnh vực tác phẩm âm
nhạc. Điển hình là vào năm 2010, RIAV đã có cuộc vận động giới nhạc sĩ ký
hợp đồng ủy thác với Hiệp hội RIAV để khai thác tác phẩm âm nhạc dưới
nhiều hình thức như sử dụng tác phẩm để làm chương trình ghi âm trên băng
ghi âm, đĩa quang, công nghệ số; xuất bản các ấn phẩm... Sau đó, VCPMC
vừa có thơng báo gửi Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Hiệp hội
Công nghiệp ghi âm (RIAV) cùng gần 1.700 nhạc sĩ thành viên, để phản đối
việc làm này. VCPMC cho rằng, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và
điều lệ hoạt động của VCPMC thì tồn bộ quyền mà RIAV định ký với các
tác giả (nhạc sĩ) đều đã được các tác giả ủy thác cho VCPMC quản lý và khai
thác.

Cả hai tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đều đưa ra các lập luận lý
lẽ của mình, qua đó cũng phản ánh các quy định chưa rõ ràng của pháp luật về
chức năng của các tổ chức quản quyền.

VCPMC căn cứ vào chức năng quản lý riêng của từng tổ chức cho rằng
RIAV là tổ chức quản lý quyền liên quan của các tổ chức sản xuất bản ghi
âm, ghi hình và đã lấn sang phạm vi của VCPMC là tổ chức quản lý quyền tác
giả âm nhạc, qua đó gây ra xung đột pháp lý khi các tác giả khi cùng một tác
phẩm nhưng ký ủy thác cho hai tổ chức quản lý tập thể. Trong khi RIAV

17

khẳng định tác giả hồn tồn có quyền ký ủy thác độc quyền cho VCPMC
hoặc lựa chọn cách làm việc trực tiếp với các hãng băng đĩa. Thêm vào đó,
căn cứ vào Điều 5.3 và 5.4, Chương II quy định trách nhiệm, quyền hạn của
RIAV (Quyết định số 31/2003/QD-BNV ngày 16.6.2003 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ) cho thấy, RIAV có thể đại diện cho hội viên để tiến hành bảo vệ
quyền tác giả cho giới nhạc sĩ đang có những tác phẩm được phổ biến qua các

hình thức ghi âm, ghi hình.

Có thể khẳng định pháp luật Việt Nam đang thiếu những quy định
trong việc phân chia các nhóm quyền và lĩnh vực cụ thể cho từng tổ chức
quản lý hay giao toàn bộ quyền hạn quản lý cho một tổ chức quản lý nhất
định.

18


×