Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ NGÀNH CÁ TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.23 KB, 22 trang )

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

BÁO CÁO CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ
NGÀNH CÁ TRA

1

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

MỤC LỤC
Phần I: Tóm Tắt .................................................................................................. 3
Phần II: Tổng Quan Thị Trường Cá Tra Thế Giới ......................................... 5
1 Tại thị trường Mỹ............................................................................................. 5
2 Tại thị trường Trung Quốc ............................................................................. 8
3 Các nước thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)................................................................................................. 11
Phần III: Tổng Quan Thị Trường Cá Tra Việt Nam..................................... 13
1 Sản xuất ........................................................................................................... 13
2 Triển vọng quý 4............................................................................................. 13
3 Diễn biến giá ................................................................................................... 15
4 Thách thức cho ngành Cá Tra Việt Nam quý 4 .......................................... 17
Phần IV: Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Trong Ngành ........................ 18
Công ty Cổ phần Nam Việt (HoSE: ANV)...................................................... 18
CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) ......................................................................... 18
CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) ...................... 20
Phần V: Phụ Lục ............................................................................................... 22

2

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT


Phần I: Tóm Tắt
Về ngành cá tra năm 2021: nhiều yếu tố đan xen
Kim ngạch xuất khẩu cá tra hồi phục nhẹ, đạt 1.62 tỷ USD, tăng trưởng
8.4% YoY do: (i) Mức nền thấp của năm 2020 (ii)Thị trường Mỹ hồi phục: tăng
trưởng 52% YoY
Chi phí phát sinh tăng cao trong năm 2021 do (i) Chi phí liên quan đến
“Ba tại chỗ” trong đợt bùng dịch Covid tại quý 3 năm 2021 và (ii) Chi phí cước
tăng cao
Về triển vọng ngành cá tra năm 2022:
Nhu cầu tăng trưởng mạnh sau thời gian dài bị dồn nén bởi Covid – 19:
thị trường Mỹ đang tăng mạnh, trong khi đó, thị trường Trung Quốc sẽ là nhân
tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm 2022.
Giá bán đang tăng mạnh tại các thị trường chính: Giá bán trung bình quý
1 tại Mỹ và Trung Quốc lần lượt đạt 4,580 USD/tấn (+82% YoY và +23% QoQ)
và 2,530 USD/tấn (+74% YoY và +8% QoQ)
Thị trường Mỹ: Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng trở lại trong khi mức tồn
kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh đã khiến cho các nhà nhập
khẩu Mỹ tăng cường việc nhập khẩu cá tra.
Thị trường Trung Quốc: BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc
mở cửa trở lại, và khi đó, với một thị trường có mức tiêu thụ cá tra ngang ngửa
Mỹ và nhu cầu bị dồn nén trong hai năm dịch, sẽ là nhân tố quyết định đà tăng
trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm 2022.
Nguồn cung cá tra từ người dân cần có thời gian để mở rộng: BSC cho
rằng nguồn cung cá tra sẽ tăng mạnh từ cuối quý 2 năm 2022
Giá cá nguyên liệu và giá cá giống trong quý 1 năm 2022 tăng mạnh: giá
cá giống tháng 3 quanh mức 47,000 VND/kg (+67% YoY), giá cá nguyên liệu
tháng 3 đạt mức 32,000 VND/kg (+52% YoY). BSC cho rằng mức giá cao hiện
tại sẽ tạo động lực để người nông dân thả nuôi. Thời gian từ lúc thả nuôi cá
giống đến khi thu hoạch cá thành phẩm sẽ mất khoảng 6 tháng.
Tồn kho của cá tra vẫn đang ở mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, đạt

mức 138 nghìn tấn cá nguyên liệu (~ 110 nghìn tấn cá thành phẩm).
Cập nhật một số thông tin khác
Các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây với Nga kỳ vọng sẽ tạo
khoảng trống thị trường cho các quốc gia đối thủ.
Trung bình hàng năm, Nga xuất khẩu 4.5 – 5.8 tỷ USD kim ngạch thủy
sản, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là sản phẩm cua Alaska, cá Minh thái,…

3

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Thị phần thủy sản của Nga vào các thị trường Mỹ, EU lần lượt là 5.1% và
1.5%.

Mỹ cơng bố kết quả chính thức của thuế chống bán phá giá kỳ thứ 17
(POR 17). Nhìn chung, kết quả chính thức của kỳ POR 17 khơng có khác biệt
nhiều so với kết quả sơ bộ.

4

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Phần II: Tổng Quan Thị Trường Cá Tra Thế Giới
1 Tại thị trường Mỹ
Khi số ca nhiễm duy trì ở mức nền thấp và tỷ lệ tiêm phòng cao, cuộc
sống của người dân đã quen với việc sống chung với Covid – 19. Nhu cầu tiêu
thụ thủy sản tăng trở lại trong khi mức tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai
năm dịch bệnh đã khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường việc nhập khẩu
cá tra – đây cũng chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ
Q4.2021 đến thời điểm hiện tại:

Trong quý 1 năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước tính đạt 153.3 triệu
USD, +110% YoY và +26% QoQ. Sản lượng xuất khẩu đạt 33.4 nghìn tấn, +28%
YoY và +3% QoQ. Giá bán trung bình đạt 4,580 USD/tấn, +82% YoY và +23%
QoQ.

Kim ngạch và giá bán vào thị trường Mỹ và Diện tích vùng ni cá da
trơn tại Mỹ
Nguồn: BSC

Mặc dù từ đầu năm 2022, sản lượng tồn kho cá da trơn thành phẩm tại
Mỹ có tăng trở lại (+5% YoY) nhưng vẫn thấp hơn 8% so với mức đầu năm
2020 (tại thời điểm trước khi dịch bùng phát). Đồng thời, diện tích nuôi trồng cá
da trơn tại Mỹ vẫn đang giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung
cấp cá da trơn nội địa tại Mỹ.

5

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Sản lượng tồn kho cá da trơn thành phẩm theo kích cỡ tại Mỹ và Sản
lượng tồn kho của cá da trơn trong ao và cá giống tại Mỹ

Nguồn: BSC

Tuy nhiên, dẫn số liệu thống kê Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết 8 tháng năm 2022, xuất khẩu
cá tra của Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngối.
Trong đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 23% với hơn 421 triệu
USD, tăng 87% so với 8 tháng của năm 2021.


Theo VASEP, riêng trong tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra của nước ta sang
Hoa Kỳ đạt 33 triệu USD, tăng 45% so với tháng 8/2021. Doanh số cá tra sang
Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 chỉ cao hơn một chút so với mức gần 32 triệu USD
trong tháng 7/2022. Tuy nhiên, giá trung bình cá tra phile đơng lạnh xuất khẩu
sang Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 đạt mức cao 5 USD/kg – đây là mức giá kỷ lục
cao nhất từ trước tới nay.

Trong 8 tháng năm 2022, sản phẩm cá tra phile đông lạnh chiếm 87% giá
trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ. Ước tính Việt Nam xuất khẩu khoảng 94 nghìn
tấn cá tra phile đông lạnh sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sau khi đạt mức cao từ tháng 3 đến tháng 5 với khối lượng
khoảng 13,5 – 16 nghìn tấn/tháng, xuất khẩu cá tra sang thị trường này bắt đầu
chững lại từ tháng 6, giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 7 và hồi phục nhẹ
trong tháng 8/2022.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 7 tháng năm 2022,
Hoa Kỳ nhập khẩu tổng cộng 95,4 nghìn tấn cá tra đơng lạnh, trị giá gần 403
triệu USD, tăng 35% về khối lượng và 106% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó nhập khẩu cá tra đông lạnh từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 88,2
nghìn tấn, trị giá 371 triệu USD, tăng lần lượt 34% và 109% so với cùng kỳ năm
ngoái. Việt Nam chiếm trên 92% khối lượng và giá trị cá tra mà Hoa Kỳ nhập
khẩu trong 7 tháng đầu năm.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng nhập khẩu nhập khẩu cá tra từ Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan và Brazil. Trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 5%, các nước
còn lại chiếm khoảng 3%.

Giá trung bình nhập khẩu cá tra đông lạnh vào Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu

năm nay đạt 4,22 USD/kg, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngối. Riêng giá nhập
khẩu cá tra đơng lạnh Việt Nam tăng 56% đạt 4,21 USD/kg.

Sản phẩm phile (mã HS 030462) chiếm 96% nhập cá tra đơng lạnh vào
Hoa Kỳ với trên 91 nghìn tấn, trị giá 385 triệu USD. Trong đó, riêng nhập từ
Việt Nam đạt 86,6 nghìn tấn, trị giá 364 triệu USD. Ngoài ra, khối lượng cá tra
nguyên con/cắt khúc, mã HS 030324 nhập khẩu vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,3
nghìn tấn, trị giá 5,8 triệu USD.

6

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

VASEP nhận định, có thể nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ sẽ tăng lên trong
những tháng tới, khi mà lạm phát giá thực phẩm nói chung, thuỷ sản nói riêng
làm cho thị trường Hoa Kỳ chao đảo hơn, đồng thời cũng bước vào chu kỳ tăng
nhu cầu cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới.

Giá thủy sản tăng cao, dân mỹ tăng tiêu dùng cá tra

Theo dữ liệu cập nhật của Công ty dữ liệu và công nghệ Numerator, tại thị
trường Hoa Kỳ, lạm phát hàng hóa tổng thể đã đạt mức kỷ lục trong tháng 7 và
vẫn giữ nguyên mức giá cao trong tháng 8/2022.

Cụ thể, lạm phát hàng hóa tổng thể đạt mức cao kỷ lục 15,4% trong tháng
7, khiến mức lạm phát tổng thể trong 7 tháng đầu năm tăng 26%.

Trong đó, mức lạm phát với các sản phẩm thủy sản bình quân đã tăng
16,8% trong tháng 7/2022, vượt xa so với mức lạm phát hàng hóa tổng thể tại thị
trường Hoa Kỳ.


Tuy nhiên, mức tăng giá của tôm ghi nhận ở mức 8,5%, thấp hơn tỷ lệ lạm
phát trung bình. Trong khi, mức tăng giá cao nhất trong nhóm hàng thủy sản tại
thị trường Hoa Kỳ lại là cá tra.

Lý giải nguyên nhân khiến giá cá tra tăng mạnh tại thị trường Hoa Kỳ,
Numerator cho rằng trong bối cảnh lạm phát quá mạnh, người dân Hoa Kỳ đã
cắt giảm tiêu dùng những sản phẩm thủy sản giá cao, chuyển sang những loại
thủy sản giá thấp.

So với các loại cá da trơn được nuôi trồng tại Hoa Kỳ, cá tra nhập khẩu có
giá rất rẻ, chỉ bằng 1/4 - 1/5 so với giá bán của các loại cá da trơn khác.

Theo ông Chris Dubois, Giám đốc điều hành cấp cao của công ty phân
tích người tiêu dùng và bán lẻ có trụ sở tại Chicago (IRI), thị trường thủy sản tại
Hoa Kỳ đã đạt đến điểm giới hạn, doanh số bán hàng giảm ngày càng nhanh do
giá tăng. Các con số mới nhất về tiêu thụ thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ cho
thấy lạm phát ngày một tăng, gây nên nhiều khó khăn lên ngành tiêu dùng và
bán lẻ.

Doanh số bán hải sản tươi sống trong tháng 8/2022 giảm gần 10% về khối
lượng so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán bằng USD giảm 5,2%.
Giá trung bình mỗi pound thủy sản tươi sống là 9,29 USD/pound trong tháng
8/2022, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủy sản đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng khi doanh số bán
hàng sụt giảm hơn do giá cao. Giá tăng 5,2%, nhưng doanh số bán hàng giảm
5,2% và khối lượng giảm 9,8%. Kết quả này cho thấy việc tăng giá đã đạt đến
điểm giới hạn đối với người tiêu dùng.


Trong bối cảnh giá cá da trơn tại Hoa Kỳ đã vượt quá ngưỡng chịu đựng
của túi tiền người tiêu dùng, Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang có kế

7

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

hoạch mua 1,44 triệu pao các sản phẩm cá da trơn cho các chương trình hỗ trợ
thực phẩm của chính phủ.

Chương trình này nhằm giúp cung cấp thức ăn cho người cao tuổi và
người khuyết tật đủ điều kiện tham gia chương trình Build Back Better của tổng
thống Joe Biden.

Trong đó, Chương trình hướng tới nhập khẩu các sản phẩm cá da trơn gá
rẻ để bù đắp cho các sản phẩm cá da trơn giá đắt, trong đó cá tra với giá thấp
hơn nhiều so với mặt bằng chung của cá da trơn đã trở thành sản phẩm ưu tiên
lựa chọn nhập khẩu cảu USDA.

Theo USDA, mục tiêu của chương trình là chuyển đổi hệ thống thực
phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và cộng
đồng nông thôn bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn hơn, tăng khả năng tiếp cận
và tạo thị trường mới cho các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ.

Chương trình được xây dựng dựa trên các bài học kinh nghiệm từ đại dịch
Covid 19 và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột Nga-Ukraine. Các hồ sơ
trúng thầu Chương trình nhập khẩu cá da trơn này sẽ được công bố vào cuối
tháng 9/2022, việc giao hàng sẽ được thực hiện từ ngày 1/11 đến 31/1/2023.

2 Tại thị trường Trung Quốc

Từ năm 2020 đến nay, Trung Quốc duy trì vị trí thị trường nhập khẩu cá
tra số 1 của Việt Nam, vượt qua thị trường Mỹ. So với các thị trường nhập khẩu
cá tra Việt Nam, Trung Quốc ln duy trì tăng trưởng cao nhất, qua các tháng
đều có doanh số tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc chính phủ theo đuổi chính sách Zero – Covid vẫn sẽ là nhân tố rủi ro
ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá tra vào thị trường này: phong tỏa thành phố
làm giảm chi tiêu thủy sản tại các nhà hàng, thắt chặt khâu kiểm tra hàng hóa
nhập khẩu tại cảng,… Tuy nhiên, BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc
mở cửa trở lại, và khi đó, với một thị trường có mức tiêu thụ cá tra ngang ngửa
Mỹ và nhu cầu bị dồn nén trong hai năm dịch, sẽ là nhân tố quyết định đà tăng
trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm 2022.
Trong quý 1 năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc ước tính đạt
164.7 triệu USD, +161% YoY và +4% QoQ. Sản lượng xuất khẩu đạt 64.96
nghìn tấn, +87% YoY và -4% QoQ. Giá bán trung bình đạt 2,530 USD/tấn, +74%
YoY và +8% QoQ.

8

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc theo tuần trong năm
2022
Nguồn: BSC

Đáng chú ý, kể từ giữa tháng 3 năm 2022, Trung Quốc đã tiến hành phong
tỏa các thành phố để ngăn chặn việc bùng phát dịch Covid – 19, đồng thời, tăng
cường kiểm tra các lơ hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra
sang Trung Quốc sau khi Trung Quốc công bố việc phong tỏa thành phố chưa có
dấu hiệu sụt giảm như dự đốn trước đó cho thấy nhu cầu nhập khẩu vẫn cao tại
thị trường này.


Kim ngạch và giá bán vào thị trường Trung Quốc theo tháng
Nguồn: BSC

Ước tính trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt khoảng
64,2 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu cá tra
phile/cắt khúc đông lạnh sang đây chiếm 75% với trên 48 triệu USD. Cá tra
tươi/đông lạnh nguyên con chiếm trên 24% đạt gần 16 triệu USD.

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc
đạt trên 489 triệu USD, tăng 115%, xuất khẩu cá tra tươi/đông lạnh mã 0303 đạt
trên 163 triệu USD. Ước tính khối lượng cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang
Trung Quốc tính đến cuối tháng 10 đạt khoảng 215 nghìn tấn.

Giá trung bình cá tra phile đông lạnh (mã HS 030462) xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt 2,28 USD/kg. Trong đó giá

9

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

XK trung bình trong tháng 9 đạt mức cao nhất từ đầu năm, với 2,73 USD/kg.
Nhu cầu thị trường tăng trong quý III và đầu quý IV để phục vụ cho đơn hàng và
tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội cuối năm trong khi nguồn cung nguyên
liệu giảm khiến cho giá cá xuất khẩu tăng cao hơn vào giai đoạn này.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam có hơn 400 doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc. Những DN hàng đầu trên thị trường
này gồm Công ty CP Vĩnh Hoàn chiếm trên 16% kim ngạch cá tra sang Trung
Quốc, Công ty TNHH Biển Đông chiếm gần 6%, các công ty TNHH Chế biến

Thực phẩm XNK Vạn Đức Tiền Giang, Công ty CP Nam Việt và Công ty CP
Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I đều chiếm 5%...

Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, T1-
T9/2022
Nguồn: vasep

Những Chính sách zero Covid của Trung Quốc khiến cho các ngành xuất
khẩu của nước này đều bị ảnh hưởng, trong đó có ngành thuỷ sản. Khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản bị giảm sản lượng một phần vì các quy định kiểm sốt
Covid của nước này. Do vậy, Trung Quốc càng phải gia tăng xuất khẩu từ các
nước để bù đắp thiếu hụt sản lượng cho tiêu thụ nội địa và cho cả lĩnh vực chế
biến xuất khẩu của nước này.

10

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Đại dịch Covid, xung đột Nga - Ukraine khiến cho cước vận tải biển tăng
và lạm phát cũng là những thách thức lớn đối với các nhà xuất nhập khẩu thuỷ
sản Trung Quốc. Do vậy, với vị trí địa lý gần sát Trung Quốc, thuỷ sản Việt
Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà xuất khẩu đại lục này, đặc biệt là mặt
hàng cá tra.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thơng điệp rằng sẽ
khơng nới lỏng ngay lập tức chính sách zero - COVID, do vậy giao thương của
các nước với Trung Quốc chắc chắn chưa thể hồi phục được như trước đại dịch.
Tuy nhiên, quy định kiểm tra Covid trong hàng xuất khẩu cũng đã được nới lỏng
từ tháng 7/2022, tức là nhà xuất khẩu sẽ không bị tạm ngừng xuất khẩu nếu phát
hiện có dấu vết virus corona trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm xuất khẩu. Vì

vậy, cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc vẫn tiếp tục rộng mở. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường
trụ cột và tiềm năng cho sản phẩm cá tra Việt Nam trong năm nay và năm tới.

3 Các nước thuộc Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái
Bình Dương (CPTPP)

Tính chung, 7 tháng năm 2022, khối thị trường CPTPP tiêu thụ hơn 13%
tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị 211,4 triệu USD, tăng 73% so với
cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường nhập khẩu, trừ New Zealand không tăng nhập khẩu cá tra
Việt Nam, các thị trường còn lại đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt. Cụ thể, 7
tháng năm nay, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng đột phá nhất, gấp hơn 4 lần so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 40 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam. Trong đó, 92% sản phẩm cá tra xuất khẩu
sang thị trường này là cá phile/cắt khúc đông lạnh, sản phẩm cá nguyên con
đông lạnh chỉ chiế hơn 6%, còn lại là cá tra chế biến.

Ngoài ra, xuất khẩu cá tra sang các thị trường Australia, Singapore,
Malaysia và Chile đều tăng trưởng 3 con số trong tháng 7, với tỷ lệ tăng từ 108 -
166% so với cùng kỳ. Trong tháng 7, Nhật Bản cũng tăng 66% nhập khẩu cá tra
từ Việt Nam. Những thị trường trên đều chiếm từ 1,3 - 1,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.

Theo nhận định của VASEP, nhìn chung trong các thị trường thuộc khối
CPTPP, cá tra xuất khẩu sang Canada vẫn có giá trung bình cao nhất. Giá trung
bình cá tra phile đơng lạnh xuất khẩu sang Canada trong tháng 7 đạt 3,34
USD/kg, giảm nhẹ so với mức trung bình 3,66 USD/kg trong tháng 6. Dù
Mexico đứng đầu khối về nhập khẩu cá tra Việt Nam, nhưng giá trung bình xuất

khẩu sang thị trường này chỉ đạt trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt 2,8 USD/kg.

Ngoài ra, Australia cũng là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp cá tra
Việt Nam với giá trung bình nhập khẩu tương đối cao, đạt 3,26 USD/kg trong 6
tháng đầu năm và 3,3 USD/kg trong tháng 7/2022.

11

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

“Trong khi xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng sang nhiều thị
trường gặp bất ổn vì biến động tiền tệ và cước vận tải q cao, thì CPTPP lại ít
bị tác động bởi những thách thức trên. Thuế nhập khẩu 0% theo hiệp định
CPTPP và sự lựa chọn của người tiêu dùng chuyển sang lồi cá có giá vừa phải
như cá tra, là những yếu tố giúp xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP giữ được
tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm đến nay và vẫn có thể giữ đà tăng trưởng
tốt trong những tháng cuối năm”- VASEP nhận định.

Trong CPTPP, các nước thành viên CPTPP cam kết xóa bỏ hồn tồn từ
97% đến 100% số dịng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt
Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hồn tồn
ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.

Các mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có
hiệu lực khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Nhiều mặt hàng thủy sản
trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Việt Nam – Nhật
Bản và ASEAN – Nhật Bản sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật
Bản, trong đó một số lồi cá tuyết, surimi, tôm, cua ... sẽ được hưởng thuế suất 0%
ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cá tra, cá basa là mặt hàng thủy sản duy nhất

xuất khẩu lớn sang Mê-hi-cô sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực

12

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Phần III: Tổng Quan Thị Trường Cá Tra Việt Nam

1 Sản xuất

Cá tra đã được nuôi và phát triển chủ yếu ở 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, và các tỉnh
Tây Ninh và Quảng Nam.

Các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi lớn nhất
cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả
nước. Ngành cá tra tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền
vững theo chuỗi.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2020, tổng diện tích thả ni
cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.700 ha và tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1,56
triệu tấn.

Năm 2020, sản xuất giống cá tra tại các địa phương vùng ĐBSCL ổn định.
Tồn vùng ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra (cơ sở có ni giữ
đàn cá tra bố mẹ), gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng
2 tỷ cá tra giống (bằng 100% so với năm 2019); đã thay thế 60.000 nghìn con cá
bố mẹ chọn giống, do đó chất lượng con giống cá tra đã từng bước được cải

thiện.

Các sản phẩm cá tra được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng quốc tế và an toàn thực phẩm nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và
BAP …

Cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng của nó.
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 138 thị trường. Top 8 thị trường
chính gồm: Trung Quốc - Hồng Kơng, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil
và Colombia, chiếm 80,4% tổng giá trị XK.

Có gần 100 nhà máy sản xuất cá tra tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở
đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các cơ sở này được trang bị các thiết bị và
cơng nghệ tiên tiến cho phép tự động hóa một số công đoạn của dây chuyền sản
xuất và sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.

2 Triển vọng quý 4

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 ước
đạt 6.602,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 ước đạt
2.406 nghìn tấn, tăng 2,8%). Trong đó, cá đạt 4.751,2 nghìn tấn, tăng 1,9%; tơm
đạt 886,6 nghìn tấn, tăng 8,8%; thủy sản khác đạt 965 nghìn tấn, tăng 1,1%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.611,2 nghìn
tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 đạt 1.343,5 nghìn tấn, tăng
6,9%), bao gồm: Cá đạt 2.415,6 nghìn tấn, tăng 6,5%; tơm đạt 777,6 nghìn tấn,
tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 418 nghìn tấn, tăng 5,5%.

13


ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Nuôi trồng cá tra phát triển mạnh do giá cá tra tại vùng Đồng bằng sông
Cửu Long tăng trong những tháng gần đây và nhu cầu thị trường thế giới cũng
tăng cao. Sản lượng cá tra đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm
2021; tơm sú đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,4%; tơm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn
tấn, tăng 14,3%.

Sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2.991,6 nghìn
tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021 (quý 3/2022 ước đạt 1.062,5 nghìn tấn,
giảm 1,9%).

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng của năm 2022 đạt 9,5 tỷ USD,
cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay; mới qua 10 tháng đã vượt đỉnh cao
nhất trong cả năm thiết lập vào năm 2021. Kết quả này đã góp phần giúp tổng
kim ngạch của cả nước đạt mức cao với 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% (42,92 tỷ
USD) so với cùng kỳ.

Dự báo, với giả thiết kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng cuối năm
2022 đạt bằng mức bình quân trong 4 tháng gần đây (926,6 triệu USD), thì cả
năm sẽ đạt 11,242 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2021.

Với giả thiết trong 2 tháng cuối năm đạt bằng với mức của cùng kỳ năm
2021 (1,811 tỷ USD), thì 2 tháng cuối năm nay, tuy cao hơn tháng 9, tháng 10,
nhưng không tăng so với cùng kỳ năm 2021 và cả năm 2022 đạt 11,2 tỷ USD,
tăng 26% so với năm 2021.

Với giả thiết bình quân 1 tháng trong 2 tháng cuối năm 2022 đạt bằng
mức của tháng 10 (900 triệu USD), thì 2 tháng đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ so với
cùng kỳ (0,63%); cộng với 10 tháng (9,389 tỷ USD), thì cả năm sẽ đạt 11,189 tỷ

USD, tăng 25,9% so với năm 2021.

Tuy ra các con số khác nhau, nhưng chênh lệch không lớn và đều vượt
qua mốc 11,1 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2021.

Kỳ vọng trên có cơ sở từ nhiều yếu tố. Ở đầu vào, Việt Nam có diện tích
mặt nước lớn, bờ biển dài, cả nước có khoảng 2.900 trang trại thủy sản, tổng
diện tích ni trồng thủy sản gần 1,129 triệu ha. Tồn ngành có trên 95.000 tàu
thuyền có động cơ. Sản lượng thủy sản gần như liên tục tăng lên qua các năm,
riêng năm 2021 đạt trên 8,792 triệu tấn (khai thác đạt gần 4 triệu tấn, nuôi trồng
đạt hơn 4,8 triệu tấn).

Trong sản lượng thủy sản nuôi trồng, phần nuôi nội địa chiếm tỷ trọng lớn
hơn nuôi trồng thủy sản biển (92,3% so với 7,7%); sản lượng tôm nuôi nội địa
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn cá (22,1% so với 73,2%), nhưng có giá xuất khẩu
cao, hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.

14

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Ở đầu ra, ngoài thị trường trong nước là thị trường xuất khẩu. Thủy sản
Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường, trong đó có 52 thị trường chủ yếu. Trong số
này, có 33 thị trường đạt trên 10 triệu USD, 16 thị trường đạt trên 100 triệu USD,
3 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, có 46 thị trường đang tăng trưởng,
trong đó có 5 thị trường tăng cao…

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia
đang tạo ra lợi thế lớn đối với thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp
nâng cao giá trị và sản lượng xuất khẩu.


3 Diễn biến giá

Từ sau quý II/2022 đến cuối năm, do lạm phát tăng ở các nước châu Âu,
Mỹ, ngành cá tra cũng bị ảnh hưởng, dù là thực phẩm thiết yếu, nên xuất khẩu
có sự tăng trưởng chậm lại so với đầu năm, nhưng vẫn được dự báo một năm
đầy khả quan.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất
khẩu cá tra 11 tháng qua đạt 2,3 tỷ USD, tăng 77% so với cùng kì năm 2021;
trong đó, các thị trường được ghi nhận tăng đều là châu Âu, Trung Quốc và thị
trường Mỹ.

Tại thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng đối với xuất
khẩu cá tra Việt Nam trong thời gian qua, tăng 103% đạt 190 triệu USD. Sự hồi
phục mạnh mẽ của châu Âu đã khiến cho tỷ trọng của thị trường tăng từ 7% lên
8% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Những thị trường trọng điểm trong
khối EU là Hà Lan tăng 72%, Đức tăng 182% và Bỉ tăng 94%.

Trong khi đó, một thị trường quan trọng tại châu Âu là Anh quốc, dù giá
trị nhập khẩu cá tra vẫn tăng 32% đạt hơn 60 triệu USD, nhưng tỷ trọng lại giảm
so với năm trước. Nằm trong nhóm các nước G7, Anh là thị trường phục hồi
chậm nhất sau ứng phó dịch bệnh COVID, lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm
phát và khủng hoảng năng lượng, thực phẩm do chiến sự Nga – Ukraina nên nhu
cầu thuỷ sản, kể cả với sản phẩm giá trung bình hoặc giá thấp cũng bị sụt giảm.

Tại khối thị trường Hiệp định CPTPP vẫn chiếm 13% trị giá xuất khẩu cá
tra của Việt Nam với hơn 310 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mexico và Canada là hai thị trường nhập khẩu cá tra nhiều nhất với doanh số lần
lượt hơn 101 triệu USD và 55 triệu USD trong 11 tháng qua. Hai thị trường này

đều tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam, tăng 67% và 88% so với cùng kỳ.

Là thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn thứ 2, Mỹ chiếm gần 23% tỷ
trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam, đạt hơn 540 triệu USD. Đại diện VASEP nhận
xét, tăng trưởng 70% của thị trường này là kết quả đột phá giai đoạn nửa đầu
năm 2022, khi kinh tế nước Mỹ chưa rơi vào lạm phát.

15

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Mặc dù vậy, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn giữ mức tăng dù
chậm, bởi người tiêu dùng Mỹ phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu để ứng
phó lạm phát.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 11 tháng qua, thị trường
này nhập khẩu ước đạt 127.000 tấn cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam, giá trị
hơn 540 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 91% về giá trị so với cùng kỳ
năm ngối. Giá trung bình nhập khẩu cá tra phile đông lạnh vào Mỹ đạt 4,26
USD/kg, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, so với các sản phẩm thuỷ sản
khác nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ, cá tra có giá tăng mạnh nhất.

Dù tăng trưởng chậm, nhưng ngành cá tra được dự báo sẽ đạt kim ngạch
2,4 tỷ USD trong năm 2022.

Theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, mặc dù thị trường thế
giới có nhiều biến động, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chi tiêu để phù
hợp với nguồn thu nhập trong giai đoạn khó khăn, nhưng nhu cầu thủy sản vẫn
được ưu tiên hơn nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.


Vasep Pro cho biết, thị trường châu Âu vẫn còn rất nhiều dư địa cho cá tra
Việt Nam. Điển hình tại thị trường Anh, dù thị trường Anh rơi vào khủng hoảng,
nhưng thị trường này vẫn nhập khẩu gần 300 triệu USD thuỷ sản từ Việt Nam,
cá tra chiếm 20% giá trị nhập khẩu này, tăng 3% so với cùng kì năm 2021.

Trong số đó, cá tra phile đơng lạnh (mã HS 0304) chiếm 90% tổng giá trị
xuất khẩu loài này, đạt trên 53 triệu USD, cá tra nguyên con đông lạnh chiếm
gần 4% và cá tra chế biến chiếm trên 6%.

Lạm phát tại Anh liên tục tăng nóng kể từ đầu năm nay và tăng tới mức
cao nhất trong 40 năm (10,1%) trong bối cảnh các hộ gia đình và các doanh
nghiệp phải chống chọi với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Trước thực tế
đó, người tiêu dùng Anh sẽ nghiêng về các sản phẩm thực phẩm giá rẻ hơn;
trong đó, các sản phẩm cá thịt trắng vẫn được ưa chuộng hơn cả.

So với các loài cá thị trắng, thì cá tra phile đơng lạnh (mã HS 030462)
nhập khẩu vào Anh có giá trung bình tăng ít hơn, tăng từ 6-19%. Việt Nam là
nguồn cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 5 trên thị trường Anh, chiếm khoảng 7,5%
thị phần. Anh nhập khẩu chủ yếu các loại cá tuyết từ Na Uy, Iceland, Quần đảo
Faroe và từ Trung Quốc – xưởng gia công, chế biến cá thịt trắng cho các nước
Châu Âu.

Bên cạnh đó, thơng tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam cho biết, nhà nhập khẩu cá tra Việt Nam từ châu Âu Nomad Foods cũng đã
có kế hoạch tăng nguồn nhập khẩu cá tra đạt chứng chỉ ASC (chứng nhận nuôi
thủy sản có trách nhiệm) trong năm 2023. và chứng nhận MSC (đánh bắt thủy
sản bền vững). Theo kế hoạch này, các doanh nghiệp Vĩnh Hồn và Gị Đàng đã
tiến hành kia hợp đồng cung ứng cá tra cho thị trường châu Âu trong năm 2023.

16


ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn
chia sẻ, Vĩnh Hoàn tự hào là một phần trong chuỗi cung ứng cá tra có nguồn gốc
bền vững được chứng nhận ASC của Nomad Foods vào các thị trường châu Âu.
Sau nỗ lực trong nhiều năm, Vĩnh Hoàn cố gắng để phát triển nguồn protein
lành mạnh này với chất lượng cao nhất, đảm bảo nó được chế biến có trách
nhiệm và từ các trang trại tổng hợp và được công nhận.

Mặc dù kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, lạm phát vẫn còn diễn
biến mạnh mẽ, nhưng những dư địa thị trường đã mở ra tia hi vọng tiếp tục phát
triển trong khó khăn của ngành cá tra. Trong những dư địa thị trường này cịn có
thị trường Trung Quốc, thị trường top đầu tiêu thụ cá tra nguyên liệu Việt Nam.

Theo đánh giá của VASEP, trong thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam,
Trung Quốc ln ln duy trì tăng trưởng cao nhất, qua các tháng đều có doanh
số tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam có hơn 400 doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra sang thị trường Trung Quốc. Những doanh nghiệp hàng đầu trên thị
trường này gồm Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn chiếm trên 16% kim ngạch cá tra
sang Trung Quốc, Công ty TNHH Biển Đông chiếm gần 6%, các công ty TNHH
Chế biến Thực phẩm XNK Vạn Đức Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Việt và
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I đều chiếm 5%.../.

4 Thách thức cho ngành Cá Tra Việt Nam quý 4
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định, 3 tháng
cuối năm 2022 ngành thủy sản có thể gặp khó khăn do các doanh nghiệp đang
phải gánh nhiều khoản chi phí tăng, kéo theo chi phí đầu vào cho sản xuất, giá

thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản
phẩm thủy sản và các ngành hàng của Việt Nam.
Thêm vào đó, giá nhiên liệu tăng trong nửa đầu năm 2022 dẫn đến 40-50%
số tàu khai thác hải sản của Việt Nam phải “nằm bờ”. Điều này tác động trực
tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, giảm từ 70-80%
so với trước.
Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt là thủ tục
chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác cịn nhiều bất cập. Tính tới tháng
10/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam

17

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Phần IV: Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Trong Ngành
Công ty Cổ phần Nam Việt (HoSE: ANV)

Báo cáo tài chính quý III/2022 của CTCP Nam Việt (Mã: ANV) cho thấy
doanh thu thuần tăng 89% so với cùng kỳ lên hơn 1.238 tỷ đồng, chủ yếu nhờ
doanh thu bán thành phẩm tăng 93%, trong khi doanh thu từ bán điện mặt trời
giảm 16% về 27 tỷ đồng.

Trong quý, biên lãi gộp của ANV cải thiện từ 10,5% của quý cùng kỳ lên
23,2%. Các chi phí đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ, trong đó chi phí tài chính
gấp 2,3 lần, đạt gần 50 tỷ đồng do chịu chi phí lãi vay tăng 44% và lỗ chênh lệch
tỷ giá phát sinh gấp 7,5 lần cùng kỳ.

Kết quả quý III, ANV lãi sau thuế gần 120 tỷ đồng, cải thiện so với mức
lỗ 13 tỷ đồng quý III năm ngoái. Kết quả này đã giảm so với hai quý đầu năm,
song vẫn ở mức cao so với giai đoạn trước đó.


Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ANV đạt 3.752 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế đạt 647 tỷ, lần lượt tăng 54% và gấp 8 lần cùng kỳ năm ngoái.
So với kế hoạch năm 2022 với tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước
thuế 1.000 tỷ đồng, ANV đã thực hiện được lần lượt 76% và 65% chỉ tiêu sau 9
tháng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chính
đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, cá tra vẫn giữ mức tăng trưởng
cao nhất, tăng 97% đạt 161 triệu USD. Lạm phát làm giảm nhu cầu nhiều sản
phẩm thủy sản, nhưng cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế vì có giá phù hợp với túi
tiền người tiêu dùng bình dân.

Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của ANV là 5.696 tỷ đồng, tăng hơn
800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng hơn 500 tỷ lên 2.305
tỷ đồng, chiếm 40% tổng tài sản. Tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng
đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng khoảng 20 tỷ.

Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ là 2.793 tỷ đồng, bao gồm 2.156 tỷ là đi vay,
đa số là vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Trong riêng quý III, ANV đã trả gần 26
tỷ đồng cho chi phí lãi vay.

Vốn chủ sở hữu đến cuối quý III là 2.902 tỷ, trong đó vốn góp là 1.275 tỷ
và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.633 tỷ.

CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC)

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC)
cho thấy kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ giá bán tăng.


Cụ thể, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn tăng 46% lên 3.261 tỷ đồng. Giá
vốn hàng bán tăng với mức 45%, thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần. Biên
lãi gộp đạt 19,1%, tăng 0,7 điểm % so với con số 18,4% cùng kỳ năm ngoái.

18

ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Nhìn chung, cả doanh thu, lợi nhuận gộp và cả biên lãi gộp đều giảm
mạnh so với mức kỷ lục doanh nghiệp đã thiết lập hồi quý II - thời điểm công ty
đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ để hưởng lợi từ sự thiếu hụt thủy sản.

Trong quý III, bên cạnh việc tồn kho tại các thị trường xuất khẩu đang ở
mức cao, cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, và áp lực lạm
phát, các công ty dự báo tăng trưởng xuất khẩu ngành thủy sản sẽ giảm tốc trong
quý III.

Thực tế báo cáo của Vĩnh Hoàn cho thấy, doanh thu xuất khẩu trong quý
III đạt 1.128 tỷ đồng, giảm 20% so với quý II trước đó và chỉ tăng 4% so với 3
tháng đầu năm.

Trừ đi các chi phí, Vĩnh Hồn lãi sau thuế 460 tỷ đồng quý III, tăng 80%
so với cùng kỳ, song thấp nhất kể từ quý IV năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn tăng 46% so với
cùng kỳ lên 10.755 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.815 tỷ đồng, tăng
80%.

So với kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt

là 13.000 tỷ đồng và 1.600 tỷ đồng, Vĩnh Hoàn đã thực hiện được 83% chỉ tiêu
doanh thu và vượt 13% mục tiêu lợi nhuận sau ba quý.

VASEP dự báo đơn hàng cá tra cả nước có thể nhích lên trong tháng 10,
là tháng đỉnh điểm của mùa giao dịch cuối năm. Hiện nay nguồn cung cá tra
nguyên liệu tại nhiều địa phương đang giảm, giá cá nguyên liệu đang tăng lên.
Hiệp hội kỳ vọng nhu cầu sẽ hồi phục và giá cá tra xuất khẩu sang các thị trường
sẽ ổn định hoặc tăng trở lại, để cá tra năm 2022 có thể về đích với kỷ lục xuất
khẩu 2,5 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2021.

Dự đoán xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ khả quan hơn trong
những tháng còn lại của năm 2022 khi tồn kho giảm và nhu cầu nhập khẩu cuối
năm tăng.

Ngoài ra, lạm phát ở Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, điều này sẽ thúc đẩy
tiêu dùng thực phẩm và thủy sản của nước này hướng tới các sản phẩm giá cả
phải chăng như cá tra.

"Trong quý IV/2022, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu cá tra sẽ dần cải thiện
so với quý III, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ. Các đơn đặt hàng dần
được nối lại vào quý IV để đáp ứng nhu cầu cao trong dịp lễ hội cuối năm ở
nhiều quốc gia và lượng hàng tồn kho cao đang dần được giải phóng. Giá cá tra
nguyên liệu phục hồi báo hiệu nhu cầu và giá bán sẽ vẫn ở mức cao trong quý
IV" VDSC nhận định.

Theo đó, các cơng ty trong ngành sẽ có kết quả kinh doanh sụt giảm trong
quý III nhưng sẽ dần hồi phục trong quý IV, mặc dù vẫn ở mức thấp hơn so với
mức đỉnh trong quý II.

19


ba Nghiên cứu về ngành Cá Tra– Ban KH, HT&TT

Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn hơn 11.907 tỷ đồng,
tăng gần 3.200 tỷ đồng so với đầu năm và tăng gần 400 tỷ so với cuối quý II.
Trong đó, hàng tồn kho tăng hơn nghìn tỷ so với đầu năm lên 2.805 tỷ đồng,
chiếm gần 1/4 tổng tài sản. Tuy nhiên so với cuối tháng 6, hàng tồn kho giảm
khoảng 100 tỷ đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 39% lên 2.943 tỷ đồng, hầu hết do
khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng đi lên.

Vĩnh Hoàn sở hữu tổng cộng 2.237 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và đầu
tư tài chính ngắn hạn. Trong đó, danh mục cổ phiếu gồm các mã chính như NLG
của CTCP Đầu tư Nam Long, DXS của Đất Xanh Services, và KBC của Tổng
Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc với giá trị gốc 191 tỷ đồng, song phải trích
lập dự phịng gần 79 tỷ, tức 41% giá trị gốc.

Trong 9 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn lãi chưa tới 8 tỷ đồng từ chứng khoán
kinh doanh, trong khi con số cùng kỳ là 22 tỷ đồng.

Ngược lại, doanh nghiệp gửi có kỳ hạn 1.645 tỷ đồng vào ngân hàng, với
khoản lãi thu về hơn 59 tỷ đồng. Ngồi ra, Vĩnh Hồn cịn lãi gần 192 tỷ đồng từ
chênh lệch tỷ giá hối đoái trong 9 tháng đầu năm.

Đến cuối quý III, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra này đi vay tổng cộng
2.671 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm, đa số là vay ngắn hạn từ các ngân hàng.
Khoản vay này tốn của doanh nghiệp 64 tỷ đồng lãi vay trong ba quý đầu năm.

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI)

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (HoSE: IDI) vừa công
bố BCTC hợp nhất quý III/2022 với kết quả kinh doanh khởi sắc.
Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.964 tỷ đồng, tăng 76,8% so với
cùng kỳ; gián vốn tăng 72,5% nên lợi gộp đạt 220,3 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so
với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 25,7% lên gần 30 tỷ đồng, tuy nhiên
chi phí khá cao với 57 tỷ đồng, trong đó gần 58 tỷ đồng là chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng tăng 40% lên 63,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng 156% lên 19,7 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 60,6% xuống hơn 3 tỷ đồng.
Kết quả, I.D.I báo lãi quý III đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với
cùng kỳ năm ngối, trong đó, lợi nhuận công ty mẹ đạt 95,2 tỷ đồng, tăng 10 lần
so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế 9 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.222 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế đạt hơn 534 tỷ đồng, lần lượt tăng 44,3% và 9,2 lần so với cùng
kỳ năm ngoái.

20


×