Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích các quy định pháp luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.17 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|38368692

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Tiểu luận kết thúc học phần

MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI
ĐỀ BÀI: 03

Phân tích các quy định pháp luật về đối tượng tham
gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị

1

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I. Khái quát về BHYT 1

II. Phân tích quy định pháp luật về đối tượng tham gia BHYT 1

1. Cơ sở pháp lý 1


2. Phân tích quy định của pháp luật về đối tượng tham gia BHYT 2

III. Phân tích quy định của pháp luật về mức đóng BHYT 5

1. Cơ sở pháp lý 5

2. Phân tích quy định pháp luật về mức đóng BHYT 5

III. Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về đối tượng và mức đóng BHYT 8

1. Một hạn chế về đối tượng và mức đóng BHYT 8

2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về đối tượng và mức đóng

BHYT 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

2

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

A. MỞ ĐẦU
Ở nước ta, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho tồn dân ln được

quan tâm, thể hiện cụ thể trong các chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế

(BHYT). Vì vậy, em xin được chọn đề bài số 03: “Phân tích các quy định pháp
luật về đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế và đề xuất một số kiến nghị”
để làm bài tiểu luận.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, khơng vì
mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện1.

Đối tượng tham gia BHYT được hiểu là cá nhân tham gia đóng phí BHYT
hoặc được chủ thể khác đóng phí BHYT cho họ được hưởng chế độ BHYT khi
ốm đau, bệnh tật.

Mức đóng BHYT là định mức mà người tham gia BHYT phải đóng cho cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền để được hưởng những quyền lợi về BHYT.

II. Phân tích quy định pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cơ sở pháp lí:
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế; Điều 1 đến Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Các đối tượng được quy định trong điều luật này bao gồm 5 nhóm, bao quát
mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi trong tổ
chức thực hiện, pháp luật BHYT quy định những người có việc làm, thu nhập
đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào quỹ BHYT. Những thành viên khác
khơng có thu nhập hoặc khơng có khả năng đóng góp thì tuỳ vào hồn cảnh, điều

1 Điềều 2, Luật BHYT
1


Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

kiện cụ thể sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính để mua BHYT. Hệ thống BHYT
do Nhà nước quản lí và tổ chức thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho mọi
người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo quan điểm
của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.

2. Phân tích quy định pháp luật về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
2.1. Các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Đối tượng tham gia BHYT là nội dung quan trọng của pháp luật BHYT và
là mục tiêu hướng đến trong việc thực hiện BHYT toàn dân. Các đối tượng này
được chia ra thành các nhóm:

a, Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
Nhóm này bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

khơng xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công
chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động); Người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Đây là nhóm đối tượng tham gia BHYT chủ yếu và có tính truyền thống.
Số lượng người lao động thuộc nhóm này chiếm số đơng trong xã hội; mặt khác,
xuất phát từ những rủi ro và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trong q trình thực
hiện nghĩa vụ lao động của họ cũng như thu nhập của các đối tượng này tương
đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trích nộp phí BHYT nên đây được
xác định là nhóm đối tượng chủ yếu tham gia BHYT. Tính truyền thống thể hiện

ở chỗ đối tượng thuộc nhóm này đều được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật về BHYT ngay từ những ngày đầu thực hiện cho đến nay.

b, Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:

2

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

Nhóm này bao gồm: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa
trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm đối tượng này bao gồm những người đang hưởng chế độ từ quỹ bảo
hiểm xã hội, được quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ BHYT nhằm bảo đảm chăm sóc
sức khoẻ cho những người đã hết khả năng lao động hoặc đang chờ tìm việc làm
mới do bị mất việc làm. Nguồn đóng phí BHYT cho các đối tượng này được
trích từ khoản tiền lãi trong hoạt động kinh doanh của quỹ bảo hiểm xã hội nên
so với các nhóm đối tượng khác, số lượng tham gia BHYT của nhóm đối tượng
này rất ổn định, tỉ lệ tham gia BHYT thường cao nhất.

c, Nhóm do ngân sách nhà nước đóng:
Nhóm đối tượng này được quy định cụ thể tại khoản 3, điều 12, Luật Bảo
hiểm y tế với các đối tượng như: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,
binh sỹ quân đội đang tại ngũ,…; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang

hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người có cơng với cách
mạng, cựu chiến binh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
đương nhiệm; Trẻ em dưới 6 tuổi; … . Các đối tượng trong nhóm này được quy
định cụ thể tại điều 3, nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Thực hiện BHYT đối với nhóm đối tượng này thể hiện sự ưu tiên, ưu đãi
của Nhà nước đối với những người trực tiếp hoặc gián tiếp có cơng đối với đất
nước và xã hội; hoặc trợ giúp những người có điều kiện kinh tế khó khăn, khơng
có sức khoẻ hoặc khả năng lao động. Quy định này không chỉ nhằm bù đắp
những thiệt thòi mà còn động viên sự tiếp tục cống hiến của các đối tượng này

3

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

cho đất nước, nhân dân, xã hội. Ngoài ra, quy định như vậy cũng thể hiện sự
nhân đạo trong chính sách an sinh của Nhà nước đối với một số đối tượng yếu
thế trong xã hội. Bất kì nhà nước nào trên thế giới cũng đều có chính sách đặc
biệt đối với nhóm đối tượng này. Trong lĩnh vực BHYT, Nhà nước chi từ ngân
sách để đóng BHYT cho họ.

d, Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:
Nhóm này bao gồm: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí
chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Người
thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều; Học sinh, sinh viên; Người thuộc hộ gia đình
làm nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung
bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV), quy định về đối tượng
này vừa thể hiện sự kết hợp toàn diện các yêu cầu của cơng tác bảo vệ, chăm sóc

sức khoẻ cho HSSV vừa thể hiện sự ưu việt, thiết thực, giàu tính nhân văn của
BHYT. Đây là nhóm đối tượng có ưu thế về sức khoẻ, tuổi trẻ, sự tham gia của
họ là nguồn chia sẻ rủi ro đối với các đối tượng già yếu, thường xuyên ốm đau
bệnh tật. Mặt khác, tình trạng HSSV mắc các bệnh về học đường hiện nay đang
ngày càng gia tăng. Vì vậy, yêu cầu về sự tham gia BHYT bắt buộc đối với đối
tượng này là có tính cấp thiết.
e, Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc
hộ gia đình, trừ đối tượng thuộc 4 nhóm ở trên:
Quy định về nhóm đối tượng này là để nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
cho tất cả các thành viên trong gia đình, phù hợp với mục tiêu BHYT toàn dân
mà Đảng và Nhà nước đã xác định. Trong điều kiện người dân, nhất là người dân
ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe

4

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

bằng việc tham gia BHYT thì quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia
đình được cói là giải pháp mở rộng diện bao phủ của BHYT.

f, Nhóm do người sử dụng lao động đóng:
Đây là nhóm đối tượng quy định tại điều 6, nghị dịnh 146/2018/NĐ-CP,
bao gồm có thân nhân của cơng nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong
Quân đội; thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân
dân; thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
2.2. Sự tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng:
Pháp luật hiện hành quy định mọi người dân đều bắt buộc tham gia
BHYT, nhằm đạt được mục tiêu BHYT tồn dân. Các nhóm đối tượng được thiết

lập lộ trình tham gia BHYT phù hợp để hướng đến thực hiện BHYT toàn dân,
đảm bảo mức độ bao phủ của BHYT với các nhóm đối tượng trong xã hội.
Điều 13, Luật BHYT quy định nếu một người đồng thời thuộc nhiều đối
tượng tham gia BHYT khác nhau thì tham gia và đóng phí BHYT theo đối tượng
đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự đối tượng quy định tại Điều 12.
Đối tượng tham gia BHYT luôn được pháp luật bổ sung theo hướng mở
rộng dần đối tượng tham gia theo lộ trình nhất định. Mục đích của việc mở rộng
đối tượng tham gia BHYT nhằm bảo đảm quyền được hưởng BHYT, đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn
chế sau thời gian thực hiện chính sách BHYT, góp phần thay đổi nhận thức của
người dân trong việc lựa chọn các gói giải pháp tài chính để chăm lo sức khoẻ,
góp phần ổn định an sinh xã hội.
III. Phân tích quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm y tế:
1. Cơ sở pháp lý:
Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế; điều 7, nghị định 146/2018/NĐ-CP.

5

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

2. Phân tích quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm y tế:
Mức đóng BHYT hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a, Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:

Mức đóng BHYT của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đơn
vị có mức đóng là 4,5% mức tiền lương tham gia BHXH. Trong đó 3% do người
sử dụng lao động đóng và 1,5% do người lao động đóng.


- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14
ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì
khơng phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ
cơng tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay khơng vi phạm pháp luật
thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người
lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp
luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.

Trường hợp đối tượng này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động
khơng xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở
lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

b, Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng:
Mức đóng bằng 4,5% của:
- Tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng là người
hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối
tượng là người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh
con hoặc nhận nuôi con nuôi.

6

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

- Tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng là người đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp.


c, Với các đối tượng khác không phải các đối tượng đã nêu ở trên (trừ
trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình):

Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng trong nhóm.
Các đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc
tham gia BHYT (trừ HSSV đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác). Mức đóng
của các đối tượng học sinh sinh viên như sau: Mức đóng hàng tháng bằng 4.5%
mức lương cơ sở tại thời điểm đóng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối
thiểu 30% mức đóng. HSSV có thể lựa chọn các phương thức đóng 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng. Bắt đầu từ năm học 2021-2022 sẽ thực hiện thu BHYT HSSV
theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho HSSV có giá trị từ
ngày 01/01 cho đến 31/12. Trường hợp đặc biệt thẻ BHYT có giá trị sử dụng cụ
thể như sau: Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;
Học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.
Trường hợp đối tượng thuộc nhóm do người sử dụng lao động đóng (điều
6, nghị định 146/2018) mà đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y
tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và
người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách
nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện
nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và
các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng BHYT căn cứ theo quy định tại Điều 8, Nghị
định 146/2018/NĐ-CP. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo (không phải trường

7

Downloaded by Vinh Nguyen ()


lOMoARcPSD|38368692

hợp đã nêu) và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều được hỗ trợ tối thiểu
70% mức đóng BHYT.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được miễn 100% chi phí tham gia BHYT.
d, Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình:
Mức đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng này như sau: Người thứ nhất
đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt
bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi
đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Để thuận lợi cho việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, Nghị định
146/2018 đã điều chỉnh theo hướng khơng bắt buộc tồn bộ thành viên của hộ
gia đình phải tham gia BHYT trong cùng một thời điểm, thực hiện giảm trừ mức
đóng khi thành viên thứ 2 tham gia cùng trong năm tài chính.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được
thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham
gia trong năm tài chính. Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ
mức đóng thì khơng áp dụng giảm trừ mức đóng.
Khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình người tham gia có thể lựa
chọn phương thức đóng phù hợp. Đóng theo từng tháng, đóng 3 tháng, 6 tháng
hoặc 12 tháng 1 lần.
IV. Những hạn chế và kiến nghị để hoàn thiện những quy định pháp

luật về đối tượng và mức đóng BHYT:
1. Những hạn chế về đối tượng và mức đóng BHYT:

Một là, quy định về đối tượng tham gia BHYT so với những văn bản trước
đây đã mở rộng và cụ thể hơn rất nhiều, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cho


8

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

những người khơng có thu nhập ổn định, những người lao động tự do, đa phần
họ có tâm lý khi nào có bệnh mới tham gia BHYT.

Hai là, mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình được quy định theo
hướng càng nhiều thành viên tham gia thì được giảm càng nhiều, nhưng trên
thực tế, số lượng thành viên trong các hộ gia đình ở nước ta hiện nay phổ biến ở
mức 2-3 người.

Ba là, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ thẻ bảo
hiểm y tế cho nhân dân các xã An tồn khu cách mạng theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020. Phương thức đóng
của một số đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-
CP (người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc) chưa được quy định trong
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP2.

2. Đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng
và mức đóng BHYT:
Một là, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trị, lợi ích của BHYT,

đồng thời, có những giải pháp đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các đối tượng
tham gia BHYT, đặc biệt là các đối tượng có thói quen tham gia BHYT một cách
thời vụ để mở rộng tối đa có thể phạm vi đối tượng tham gia BHYT.


Hai là, chú trọng phát triển BHYT theo chiều sâu bằng chất lượng dịch vụ
y tế, chế độ khám, chữa bệnh. Để thu hút người dân tham gia BHYT, cần phát
triển theo cả chiều rộng, chiều sâu, chú trọng các vấn đề về chế độ, dịch vụ khám
chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Ba là, đẩy mạnh phát triển dịch vụ BHYT trực tuyến để tạo thuận lợi cho
người dân trong việc đăng ký, đóng tiền bảo hiểm, thanh toán, nhận kết quả,…

2 Báo điện tử Chính phủ: Đềề xuấất một sốấ quy định mới trong lĩnh vực BHYT
9

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

Bốn là, đối với việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, cần có nhwuxng
chính sách và quy định pháp luật để giảm nhiều hơn mức phí BHYT với thành
viên thứ 2, thứ 3 trong hộ gia đình để khuyến khích người dân tham gia BHYT.
Đồng thời, về mặt thủ tục hành chính, cần cải cách theo hướng đơn giản, tạo
thuận lợi cho người dân, hạn chế việc xuất trình quá nhiều giấy tờ (giấy tạm
vắng, giấy xác nhận ly hôn,..), thực hiện nhiều thủ tục gây tâm lý e ngại cho các
chủ thể khi đăng kí tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Năm là, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như: Người dân sinh
sống ở các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ (nhóm do ngân sách nhà nước đóng); người dân tộc
thiểu số thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I
thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (nhóm
được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng)…


Sáu là, để mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHYT, theo quy định tại
khoản 1 và khoản 4 Điều 13 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế thì thân nhân của
người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên sẽ được ngân sách
nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Cụ thể, mức đóng hàng tháng của đối tượng
này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách
nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.

C. KẾT LUẬN
BHYT là chế độ an sinh xã hội mang tính nhân đạo, hỗ trợ người dân khi

gặp những rủi ro do ốm đau, bệnh tật gây ra. Để thực hiện chính sách BHYT
tồn dân, Nhà nước cần tăng cường quản lí, mở rộng đối tượng tham gia hơn nữa
và hỗ trợ về mức đóng để chế độ này đạt được hiệu quả như đã đặt ra.

10

Downloaded by Vinh Nguyen ()

lOMoARcPSD|38368692

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Bảo hiểm Y tế 2014
Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Dự thảo luật BHYT (sửa đổi) năm 2022
Tuệ Văn: Đề xuất một số quy định mới trong lĩnh vực BHYT – Báo điện tử
Chính phủ
Pháp luật bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay : luận văn thạc sĩ luật học /
Phạm Thị Vy Linh ; PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan hướng dẫn
Pháp luật bảo hiểm y tế và thực tiễn thực hiện tại huyện Văn Chấn, tỉnh

Yên Bái : luận văn thạc sĩ luật học / Hà Biên Cương ; PGS. TS. Nguyễn Hiền
Phương hướng dẫn
Pháp luật về bảo hiểm y tế, thực trạng và giải pháp : Luận văn thạc sĩ luật
học / Nguyễn Thị Thanh Hương; Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy
Ban

11

Downloaded by Vinh Nguyen ()


×