Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Skkn vận dụng mô hình dạy học giáo dục stem lớp 5 theo hướng Giải quyết vấn đề sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.82 KB, 15 trang )

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nhằm giúp học
sinh hoàn thiện về phẩm chất, năng lực của người học. Mục tiêu cung của chương
trình đã chỉ rõ: Thơng qua hoạt động dạy học giúp học sinh hình thành và phát
triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đạt được mục tiêu giáo dục trong bối
cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trị quyết định. Đổi mới
phương pháp dạy học được xem là chìa khố cho sự thành cơng của cơng tác dạy
học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học và nâng cao
chất lượng dạy học.
Từ thực tiễn dạy học tại Trường Tiểu học………. trong những năm qua tôi
nhận thấy các em chưa hình thành thói quen tự chủ, tự học trong học tập. Đa số
học sinh còn thụ động trong học tập, khơng có hứng thú học tập, việc tiếp nhận
nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập cần có sự hướng dẫn tận tình, tỉ mĩ của
giáo viên. Các em thường bắt chước làm theo những bài tập mẫu, những hoạt động
học tập theo khuôn mẫu của sách giáo khoa hoặc hướng dẫn của giáo viên. Các em
chưa chủ động trong học tập trước ở nhà, trong tìm hiểu kiến thức mới hay nghiên
cứu tìm hiểu những vấn đề nâng cao, mở rộng.
Qua thời gian tìm hiểu và được tập huấn tơi nhận thấy, mơ hình giáo dục
STEM là một mơ hình dạy học mở. Ở đó giúp các em được tích cực hố hoạt động
học tập của mình. Các em được trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện
cùng bạn để tạo ra sản phẩm học tập. Từ đó giúp các em có hứng thú hơn trong học
tập, tự do khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề sáng tạo. Như vậy, với mơ hình
giáo dục STEM sẽ giúp các em được hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
hiệu quả hơn trong học tập.
Từ những lý do trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành áp dụng
vào thực tiễn dạy học và thực hiện đề tài: “Vận dụng mơ hình giáo dục STEM

vào dạy học toán lớp 5 giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng
tạo”.


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Từ thực tiễn mục tiêu chương trình giáo dục đặt ra cần giúp học sinh phát
triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua hoạt động học tập. Tơi áp dụng
mơ hình giáo dục STEM vào dạy học mơn Tốn lớp 5 giúp học sinh tích cực hoá
hoạt động học tập, giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, có
hứng thú và nâng cao chất lượng học tập mơn Tốn.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: 28 học sinh lớp 5A trường …………………
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và áp dụng mơ hình giáo dục STEM vào
dạy học mơn Tốn lớp 5A trường Tiểu học…….. giúp học sinh phát triển năng lực
giải quyết vấn đề sáng tạo.

4. Giới hạn của đề tài.
Đề tài tập trung thực hiện vận dụng phương pháp, mơ hình giáo dục

STEM trong dạy học mơn toán lớp 5 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn
đề sáng tạo cho học sinh lớp 5A của Trường tiểu học………….

5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.

+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
II. Phần nội dung

1. Cơ sở lý luận:
1.1. Tổng quan về mơ hình giáo dục STEM


STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM
cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/
bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học
sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM
nêu ra. Giáo dục theo mơ hình STEM khơng đồng nghĩa với việc đào tạo học sinh
trở thành những nhà toán học hay kỹ sư mà là phát triển các kỹ năng cần có cho
học sinh để học sinh có thể làm việc và phát triển trong thế giới công nghiệp hiện
đại ngày nay. Mơ hình STEM phải đảm bảo tích hợp, lồng ghép hài hịa giữa 04
nhóm kỹ năng: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ
năng toán học.

+ Kỹ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lý, định
luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến
thức này để giải quyết các vấn đề trong thực tế.

+ Kỹ năng công nghệ: là khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết và truy cập
được công nghệ.

+ Kỹ năng kỹ thuật: là khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn diễn ra trong
cuộc sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình
sản xuất để tạo ra đối tượng.

+ Kỹ năng tốn học: là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trị của
tốn học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới, áp dụng các khái niệm và kĩ
năng toán học vào cuộc sống hàng ngày.
Ngồi những kỹ năng trên, mơ hình giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh
những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thời đại công nghiệp 4.0
như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao

tiếp, v.v.

1.2. Ý nghĩa của mơ hình giáo dục STEM trong dạy học

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện
Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học thơng thường như Tốn,
Khoa học… Nhưng giáo dục STEM thì tập trung vào tích luỹ kiến thức về lĩnh vực
cơng nghệ, kỹ thuật cho học sinh một cách tích hợp. Do đó, các em có thể thấy
được mối liên quan giữa các mơn học STEM là gì, cũng như cách ứng dụng các
kiến thức này vào giải quyết vấn đề thực tế.
+ Xây dựng hứng thú cho trẻ về các môn học STEM
Giáo dục STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn
đề trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì các em
mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú và
nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học.
+ Giáo dục STEM giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
Để hoàn thành được dự án, học sinh phải hợp tác với nhau, chủ động tìm
kiếm và nghiên cứu kiến thức. Các hoạt động này sẽ giúp cho trẻ em làm quen với
nghiên cứu khoa học.
+ Kết nối trường học với cộng đồng
Để giáo dục STEM đạt hiệu quả, việc đầu tiên đó chính là trường học phải
liên kết với các cơ sở khác xung quanh. Ví dụ ở đây là các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, đại học tại địa phương. Việc này sẽ khai thác tối đa các nguồn lực về con
người, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học STEM. Các hoạt động này
sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các tổ chức lại với nhau.
+ Giúp trẻ em định hướng được nghề nghiệp
Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ được trải nghiệm và hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này sẽ giúp các em đánh giá được sự phù hợp
về năng khiếu , sở thích của mình đối với từng lĩnh vực. Sau đó, học sinh có thể dễ
dàng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc thực hiện tốt

giáo dục STEM sẽ giúp thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc

lĩnh vực STEM, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc
cách mạng công nghệ lần thứ tư.

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Với thực tiễn của bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay địi
hỏi mỗi giáo viên ln làm mới mình nhằm tạo ra những giừo học sáng tạo và hiệu
quả. Những học sinh đến lớp với những sự hào hứng, tích cực mới trong học tập
từu đó giúp các em luôn trong tâm thế hứng khởi, tập trung học tập. Tuy nhiên,
thực tiễn dạy học những năm gần đây tôi nhận thấy:
+ Nhiều học sinh chưa có hứng thú trong học tập. Các giờ học uể oải, thiếu
sinh khí, cịn rất thụ động. Các em hoàn thành nhiệm vụ một cách gị bó, cảm giác
như bị ép buộc, ln cần đến sự hướng dẫn, nhắc nhỡ tỉ mỉ từ giáo viên.
+ Nhiều học sinh thiếu tự tin, mạnh dạn trong học tập, chưa tích cực, chủ
động trong học tập. Các năng lực học tập, phẩm chất cá nhân cịn nhiều hạn chế từ
đó àm việc học của các em còn rất thụ động.
+ Nhiều giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp dạy học tuy nhiên vẫn chưa áp dụng nhiều vào dạy học nên chưa giúp
học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Các giờ học
chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập.
+ Sự đổi mới phương pháp dạy học chưa nhiều, chưa đồng đều, việc ứng
dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế, sử dụng tư liệu phục vụ dạy học còn đơn
giản, sơ sài nên hiệu quả dạy học chưa cao.

2.1.Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quả
của biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.
Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát về mức độ hứng thú, tập trung trong học tập của học sinh.

+ Khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh trong học tập.

+ Khảo sát về chất lượng học tập mơn Tốn.

Đối tượng khảo sát: 28 học sinh lớp 5A trường Tiểu học…………………

Đánh giá kết quả khảo sát:

+ Về hứng thú, tập trung học tập với 3 mức độ: Có hứng thú; Bình thường

và Khơng hứng thú.

+ Về những phẩm chất, năng lực với 3 mức độ: Tốt, Đạt và Cần cố gắng.

+ Về chất lượng học tập mơn Tốn với 3 mức độ: Hoàn thành tốt (T), Hoàn

thành (H) và Chưa hoàn thành (C).

2.2. Kết quả khảo sát:

+ Kết quả khảo sát về hứng thú, tập trung học tập đầu năm.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Lớp Sĩ số Hứng thú Bình thường Không hứng thú

SL % SL % SL %

5A 28 6 12 10


+ Kết quả khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh:

Mức đạt được

Năng lực và phẩm chất Tốt Đạt Cần cố gắng
SL %
SL % SL %

Năng Tự chủ, tự học
lực Giao tiết hợp tác
GQVĐ sáng tạo

Chăm học, chăm làm

Phẩm Tự tin, trách nhiệm

chất Trung thực, kỉ luật

Đoàn kết, yêu thương

+ Kết quả khảo sát về chất lượng học tập đầu năm.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
5A
SL % SL % SL %

28 1 20 7


Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn nhiều học sinh thiếu

đi hứng thú học tập trong mơn Tốn. Điều này cũng do những phương pháp dạy
học chưa mang lại niềm hứng khởi cho các em nên sự uể oải trong học tập đã diễn
ra. Sự thiếu hứng thú, tập trung dẫn đến ý thức học tập chưa tốt từ đó nên học sinh
chưa tích cực chủ động. Vì vậy nên những phẩm chất, năng lực của người học
chưa được phát triển và chất lượng học tập chưa cao.

3. Các giải pháp:
Để vận dụng có hiệu quả mơ hình giáo dục STEM trong dạy học nhằm giúp
học sinh thay đổi thái độ học tập, tập trung, chủ động hơn trong học tập và góp
phần khắc phục những thực trạng nói trên nhằm hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực của người học và nâng cao chất lượng học tập một cách tồn diện
theo chương trình GDPT 2018 tơi đã thực hiện các giải pháp sau đây:
3..1. Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu để hiểu rõ về STEM.
STEM là một mơ hình giáo dục vận dụng kiến thức liên môn, tổng hợp.
Không những về kiến thức khoa học các mơn mà cịn cần có những kỹ năng, kỹ
thuật sử dụng dụng cụ, phát huy tính sáng tạo tư duy của hóc inh để tạo ra sản
phẩm. Các em cần nắm vững những nguyên tắc trong hoạt động nhóm để thực hiện
chủ đề tạo ra sản phẩm học tập.
3.2. Giải pháp 2: Nguyên tắc lựa chọn chủ đề STEM.
STEM là mơ hình giáo dục mới với cách thức thực hiện mới. Thông qua
việc tổ chức dạy học theo chủ đề STEM giáo viên cần nắm vững các ngueyen tắc
sau:
+ Cần phù hợp với thời gian thực hiện chủ đề STEM. Với học sinh Tiểu học
chủ đề STEM nên giới hạn từ 45 đến 60 phút.
+ Chủ đề STEM cần phù hợp với năng lực nhận thức, kiến thức khoa học mà
học sinh có được. Các chủ đề với những nội dung đơn giản, dễ thực hiện.
Ví dụ: Học sinh vận dụng kiến thức khoa học mơn Tốn về hình học, kết
hợp với sự hiểu biết của các em về những phương tiện giao thông để xây dựng và


thực hiện chủ đề tạo ra sản phẩm. Phát huy năng lực sử dụng đồ dùng học tập để
cắt, dán, lắp ghép tạo ra các sản phẩm về phương tiện giao thông.

+ Vật liệu cần dễ kiếm, những dụng cụ thực hiện không cầu kỳ, khơng q
khó hoặc mức độ an tồn khơng cao.

Ví dụ về học liệu:

STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng
8 đến 10 tờ
1 Giấy trắng 5 đến 7 tờ

2 Bìa cat tơng

Ví dụ về dụng cụ:

STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng
3 cái
1 Thước kẻ 3 cái
2 cái
2 Bút chì 1 hộp
3 hộp
3 Kéo thủ công 4 tấm

4 Bút màu

5 Keo dán

6 Xốp mềm


3.3.Giải pháp 3: Cách thức tổ chức dạy học theo chủ đề STEM trên lớp.
Để tổ chức hoạt động trên lớp giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ trước buổi học.
Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, xác định được nhiệm vụ cụ
thể của các thành viên trong nhóm. Nắm vững cách thức tổ chức thực hiện.
Bước 2: Thảo luận để xác định sản phẩm của nhóm thực hiện.
Các thành viên nhóm cùng xác định những sản phẩm để thực hiện. Xác định
những nhiệm vụ cụ thể để chuyển giao cho các thành viên nhóm thực hiện.
Bước 3: Tiến hành thực hiện trên lớp.
Cho các nhóm hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm để tạo sản phẩm
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt + Học sinh thảo luận để xây dựng, tạo

động nhóm để tạo sản phẩm. ra sản phẩm.

+ Học sinh tạo sản phẩm

3.4. Giải pháp 4: Tổ chức thực hiện, báo cáo sản phẩm dạy học theo chủ
đề STEM.

Hoạt động học sinh giới thiệu sản phẩm
– GV tổ chức cho các nhóm trưng bày – HS trưng bày sản phẩm của mình.
sản phẩm theo nhóm.

– GV tổ chức cho HS tham quan sản – HS giới thiệu sản phẩm của nhóm
mình trước
phẩm của tất cả các nhóm.
– GV gọi một số HS giới thiệu một số sản


phẩm của nhóm trước lớp.

3.5. Biện pháp 5: Báo cáo, đánh giá sản phẩm dạy học theo chủ đề
STEM.

Hoạt động đánh giá sản phẩm
– GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu HS – HS tự đánh giá
tự đánh giá sản phẩm và vẽ ngôi sao
tương ứng với những việc em đã làm.
– GV tổ chức cho các nhóm đánh giá – Các nhóm đánh giá đồng đẳng
đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn
về sản phẩm của nhóm mình đã làm.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
– GV nhắc HS chưa hoàn thành các phiếu bài tập, sản phẩm hoàn thiện nốt.
– GV đề nghị HS sử dụng sản phẩm phục vụ cho học môn khoa học tự nhiên.
– GV khen ngợi các nhóm tích cực tham gia hoạt động nhận được nhiều hình trái
tim và động viên các nhóm chưa làm tốt để lần sau cố gắng.

4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm
vi và hiệu quả ứng dụng.

4.1. Kết quả về mặt định tính
+ Các em đã có hứng thú hơn trong học tập, thái độ học tập của các em đã
thay đổi theo chiều hướng tích cực, có động cơ học tập đúng đắn và đam mê hơn
trong học tập và rèn luyện.
+ Tham gia các hoạt động học tập đã giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong
học tập. Các em đã chủ động hơn, tích cực hố các hoạt động học tập.

+ Khi năng lực nhận thức các em đã phát triển giúp các em hình thành và

phát triển năng lực tự học, tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề…có ý thức hơn trong
học tập và rèn luyện.

+ Các biện pháp đã ảnh hưởng đến thái độ học tập, đã giúp các em thêm
đoàn kết, yêu thương và biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện.

4.2. Kết quả về mặt định lượng
Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quả
của biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.
Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát về mức độ hứng thú, tập trung trong học tập của học sinh.
+ Khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh trong học tập.
+ Khảo sát về chất lượng học tập mơn Tốn.
Đối tượng khảo sát: 28 học sinh lớp 5A trường ………………..
Đánh giá kết quả khảo sát:
+ Về hứng thú, tập trung học tập với 3 mức độ: Có hứng thú; Bình thường
và Khơng hứng thú.
+ Về những phẩm chất, năng lực với 3 mức độ: Tốt, Đạt và Cần cố gắng.
+ Về chất lượng học tập mơn Tốn với 3 mức độ: Hoàn thành tốt (T), Hoàn
thành (H) và Chưa hoàn thành (C).
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp.
+ Kết quả khảo sát về hứng thú, tập trung học tập:

Thời điểm Tổng số HS Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú

Đầu năm học 28 06 12 10

Giữa học kỳ 1 28 10 13 05

Cuối học kỳ 1 28 18 8 02


Giữa học kỳ 2 28 22 6 0

+ Kết quả khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh:

Năng lực và phẩm chất Tốt Mức đạt được Cần cố gắng
SL % Đạt
SL %
SL %

Năng Tự chủ, tự học 0 0
lực Giao tiết hợp tác
GQVĐ sáng tạo 0 0
Phẩm Chăm học, chăm làm
chất Tự tin, trách nhiệm 0 0
Trung thực, kỉ luật
Đoàn kết, yêu thương 0 0

0 0

0 0

0 0

+ Kết quả khảo sát về chất lượng học tập:

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Thời điểm Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành


SL % SL % SL %

Đầu năm 28 1 20 7

Giữa kì 1 2 21 5

Cuối học kì 1 4 22 2

Giữa kì 2 6 22 0

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhiều học sinh đã có hứng thú hơn
trong học tập. Khi có hứng thú các em đã có ý thức hơn trong học tập, năng lực tự
chủ, tự học cũng dần phát triển từ đó những phẩm chất, năng lực đã được hình
thành và phát triển. Sự tích cực chủ động trong học tập và ý thức học tập được
nâng cao nên chất lượng học tập cũng nâng lên rõ rệt.

III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:

Mơ hình giáo dục STEM là một mơ hình giáo dục hiện đại. Thơng qua q
trình học tập theo mơ hình này giúp học vinh vận dụng được kiến thức khoa học,
kỹ năng trong học tập để tạo ra nững sản phẩm phù hợp, vừa sức với những đối
tượng học sinh trong học tập.

Tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh, năng lực nhận thức, năng lực học tập và
điều kiện vận dụng để giáo viên sáng tạo trong việc xây dựng chủ đề cho học sinh
thực hiện kế hoạch dạy học. Đối với học sinh Tiểu học, điều quan trọng là giúp các
em có hứng thú hơn trọng học tập, tạo ra các giừo học kích thích tính tị mị, ham
học hỏi của các em từ đó giúp các em có thói quen tự học tập tốt.


Hoạt động học tập theo nhóm thơng qua mơ hình giố dục STEM giúp các
em được trao đổi, thảo luận, cùng nhau xây dựng kế hoạch và thực hiện chủ động
hơn. Qua đó giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết
vấn đề sáng tạo; năng lực ngơn ngữ; năng lực tổ chức;… Với những lợi ích rất lớn
mà mơ hình giáo dục này rất phù hợp với những mục tiêu mà chương trình giáo
dục 2018 đã đề ra.

Biện pháp được tôi áp dụng vào dạy học đã giúp học sinh có hứng thú, u
thích học tập bộ mơn hơn. Đã giúp các em tập trung hơn, tích cực và chủ động hơn
trong học tập. Từ đó những phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển,
đồng thời đã nâng cao được chất lượng học tập.

2. Kiến nghị:
- Về phía Sở giáo dục, Phịng GD & ĐT: Tiếp tục tổ chức các buổi tập

huấn, các chuyên đề cấp Tỉnh, cấp Huyện để đội ngũ giáo viên được trau dồi, học
tập kiến thức trao đổi, rút kinh nghiệm nâng cao kĩ năng sư phạm; Cập nhật, ứng
dụng các phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy.

- Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Bên cạnh tranh ảnh, đồ dùng dạy
học tự làm, nhà trường bổ sung, trang bị thêm các thiết bị dạy học hiện đại như
máy tính, máy chiếu …để phục vụ hiệu quả trong công tác giảng dạy.

- Về phía giáo viên: Cần chủ động, tích cực nghiên cứu bài dạy, tài liệu,
nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT hiệu quả trong mỗi tiết học. Đặc biệt
mỗi giáo viên cần tự ý thức được việc tự làm mới mình, nâng cao khả năng của
mình, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của giáo dục trong thời kì mới.

- Về các bậc phụ huynh: Thường xuyên phối hợp, trao đổi với giáo viên để

kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình, từ đó có cưo sở để phối hợp,
tạo điều kiện cho con em mình học tập đạt kết quả cao.

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã đúc rút và áp dụng trong q trình
dạy học mơn Tốn giúp học sinh có hứng thú trong học tập, phát triển những phẩm
chất, năng lực của người học thông qua mô hình giáo dục STEM. Những biện pháp
của tơi tơi thực hiện với quan điểm cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp để giúp tôi đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy, góp phần nhỏ bé của
mình trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai của đất nước.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.
………………ngày … tháng … năm 2024
Người viết sáng kiến

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2016). Nghị quyết Số: 29-
NQ/TW hội nghị trung ương 8 (khóa XI): “về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" .
[2] Bộ GD & ĐT (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.

[3] Nguyễn Chính (2016), “Dạy học theo mơ hình Flipped Classroom”, Báo Tia
Sáng- Bộ Khoa học Công Nghệ, ngày 4/4/2016.
[4] Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi
mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP Hà Nội.
[5] Trần Bá Hoành (chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.
[6] Nguyễn Thị Phượng Liên, Lưu Thanh Tuấn (2020), Vận dụng mô hình lớp học
đảo ngược vào dạy học Hóa học Hữu cơ (Hóa học 9) nhằm phát triển năng lực tự

học cho học sinh, tạp chí Giáo dục số 479 (Kì 1 – 6/2020), trang 13-17.
[7] Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ thuật.
NXB Đại học Quốc gia
[8] Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), Phương pháp sử dụng trị chơi trong dạy học -
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM - Số 54.


×