Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay
ĐỀ TÀI
KĨ NĂNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN
KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÀ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN LỊCH SỬ
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế những năm gần đây việc dạy sử và học sử đang là vấn đề “không
bình thường” trong các kỳ thi tốt nghiệp,thi đại học. Số thí sinh đạt điểm trung
bình trở lên “rất khiêm tốn” đếm được trên đầu ngón tay.Nhưng làm thế nào để
thay đổi kết quả đó lại là một vấn đề nan giải .Dư luận xã hội đang đặt ra nhiều
câu hỏi mà ngành giáo dục phải giải quyết. Mặt khác, trong thời hội nhập học sinh
được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều luồng tư tưởng nên rất dễ “mất thăng
bằng” trong hướng đi. Làm thế nào để các thế hệ trẻ đừng đánh mất mình, đừng
làm mất bản sắc dân tộc là trách nhiệm của mỗi người thầy hiện nay. Trong bối
cảnh chung đó môn lịch sử có nhiều lợi thế và giữ vai trò quan trọng trong việc
bồi dưỡng nhân cách, giáo dục nhân sinh quan cách mạng, lối sống và niềm tin
cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
Đứng ở góc độ của người dạy sử chúng tôi mong muốn thông qua bài giảng,
học sinh hiểu được lịch sử thế giới và dân tộc một cách sâu sắc và khách quan, để
từ đó khơi dậy ở các em lòng tự hào về những gì mà nhân loại và ông cha đã tạo ra
và có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó.
Từ những mong muốn và yêu cầu trên tôi chọn đề tài này.
B.THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Cá nhân có nhiều năm dạy lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại
học khối C khá tâm huyết và yêu nghề.
Được giới lãnh đạo quan tâm, chú trọng đến bộ môn.
Một số ít học sinh có yêu thích với bộ môn
2.Khó khăn
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, một số giáo viên, phụ huynh và học
sinh coi lịch sử là môn phụ
Do tác động của cơ chế thị trường hiện nay ngay từ khi bước vào trường
Trung học phổ thông học sinh đã xác định khối thi vào đại học. Đa số các em lao
vào khối A, D, còn rất ít hướng vào khối C ( Văn- Sử- Địa). Bởi vì vào khối A&D
sau này sẽ dễ tìm được công việc có thu nhập cao. Còn khối C không chỉ số lượng
trường đại học ít mà sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được công việc phù hợp. Chính
vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: học sử để làm gì?
Do yếu tố chủ quan, khách quan nên một số giáo viên trong giảng dạy và
kiểm tra, đánh giá chỉ chú ý đến kiến thức.Và trong kiến thức người dạy chỉ xem
xét vấn đề “biết” lịch sử, mà coi nhẹ việc “ hiểu” lịch sử. Phương pháp dạy còn
-1-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
ôm đồm, nhồi nhét kiến thức, ít phát huy tư duy độc lập của các em và khi kiểm
tra đánh giá kết quả học tập thì nặng về sự kiện, không chú ý đến khả năng lập
luận, kĩ năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang nặng tính hình thức dẫn đến
học sinh học đối phó và coi thường bộ môn.
C. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Dưới thời trung đại, sự hiểu biết lịch sử và khả năng vận dụng các bài học
kinh nghiệm quá khứ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân
tài qua các kì thi chọn người ra làm quan.
Ngày nay, môn lịch sử trong trường phổ thông phải thực hiện nhiệm giáo
dục tư tưởng đạo đức và phát triển tư duy năng lực hành động của môn học. Trên
cơ sở những
“ kiến thức cơ bản” về quá khứ, học sinh phải được khơi dậy
những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, tìm ra những chuẩn
mực đạo đức, hành vi đúng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Muốn làm được
điều này, người dạy sử phải là người làm cho học sinh hiểu rằng: Lịch sử vốn
không khô khan, cứng nhắc, nó luôn luôn vận động và phát triển trong dòng văn
hóa của nhân loại và dân tộc. Hiện tại hôm nay được kế thừa và phát huy của quá
khứ hôm qua một cách sinh động, nó đang hiện hữu sống và len lách trong tâm tư
tình cảm của mỗi con người, vì thế học sử là điều cần thiết.
Từ thực tiễn và yêu cầu trên, đòi hỏi người dạy sử phải biết tổng hợp, xâu
chuỗi những sự kiện lịch sử quá khứ một cách khoa học, hấp dẫn theo những chủ
đề lịch sử . Cùng với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đưa
người học sống lại quá khứ như nó đã diễn ra. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu
và ghi nhớ. Thông qua đó họ rút ra bài học cho bản thân mình trong nhận thức
và đánh giá vấn đề lịch sử và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn, đã viết sử với những nội
dung riêng biệt theo từng thời gian cụ thể, ví dụ:
Khi trình bày về sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân Việt
Nam từ 1919 đến 1930, Sách giáo khoa lớp 12( KHCB)được trình bày ở bài 12:
phong trào dân tộc,dân chủ( 1919-1925; bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ
1925-1930) điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho học sinh khi học. Nếu
người dạy không biết xâu chuỗi, chọn lọc kiến thức thành chủ đề thì rất khó khăn
cho học sinh khi làm bài thi.
Những năm gần đây, trong các kì thi việc kiểm tra đánh giá thường ra theo
những vấn đề xuyên suốt cả giai đoạn lịch sử hoặc cả một quá trình lịch sử và đòi
hỏi học sinh phải hiểu và biết vận dụng lịch sử.
Thực tế qua làm bài thi học kì I- trường THPT Long Thành 86%, Học sinh
12 đạt điểm 5 và thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011, do SGDĐT tổ
chức có 46/146 thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân học sinh có
thuộc bài, nhưng không có khả năng tổng hợp, nhận định. Không biết phân tích,
xâu chuỗi kiến thức cơ bản của một bài, một chương, một vấn đề cho khoa học đề
để tìm ra nội dung trả lời cho phù hợp.
-2-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Từ những thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến thức cơ
bản theo chủ đề, mang tính xuyên suốt ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể để học sinh
dễ theo dõi và một số câu hỏi để giải quyết những vấn đề đã nêu trong đề tài.
3. Phạm vi đề tài
Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000, ( Lớp 12- theo chương trình chuẩn)
gồm 16 bài nhưng lại có rất nhiều vấn đề. Chúng tôi sẽ xâu chuỗi tổng hợp những
vấn đề đó theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể để tiện cho các bạn đồng nghiệp và
học sinh tham khảo
Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày các nội dung chính của lịch sử
Việt Nam từ 1919-1930 , bao gồm:
1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương
( Điểm mới trong chương trình khai thác lần thứ hai. Tác động của chương trình
khai thác lần thứ hai với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.)
2. Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản Ở Việt
Nam từ năm 1919 đến năm 1930 ( Điểm tích cực của phong trào. Đóng góp của
phong trào với việc thành lập Đảng cộng sản).
3. Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1930.
(Đóng góp của phong trào công nhân với việc thành lập Đảng cộng sản)
4. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1930.
( Ý nghĩa của các hoạt động đó với phong trào cách mạng Việt Nam.)
5. Các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
( Sự thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam đầu 1930. ý nghĩa của việc thành lập
Đảng.)
4. Mục đích đề tài
Giúp giáo viên và học sinh nhận biết lịch sử theo vấn đề ở một giai đoạn
lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu và học sử.
D. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI CỦA
PHÁP ( TỪ 1919 ĐẾN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
( 1929-1933)
1. Bối cảnh
Mặc dù là nước thắng trận, Pháp bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất với những tổn thất nặng nề về kinh tế và tài chính( 1,4 triệu người chết, thiệt
hại về vật chất lên đến 200 tỉ phrăng), Pháp trở thành con nợ lớn, trước hết là nợ
Mĩ. Nợ quốc gia năm 1920 lên đến 300 tỉ phrăng.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tiêu hủy hàng triệu phơrăng đầu tư của Pháp
ở nước ngoài, nhất là với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga( 1917), thị
trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu bị mất. Thêm vào đó là nạn lạm phát,
sự leo thang của giá cả và đời sống khó khăn làm trỗi dậy cuộc đấu tranh của các
tầng lớp nhân dân lao động Pháp.
Trong bối cảnh đó Pháp đẩy mạnh đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là
Đông Dương
2. Mục đích chương trình khai thác
Để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế Pháp.
-3-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
3. Nội dung khai thác
a. Kinh tế
Pháp đầu tư ồ ạt vào các ngành kinh tế Việt Nam với tốc độ nhanh , quy mô
rộng lớn. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm, chỉ trong 6 năm ( 1924-1929)
vốn đầu tư vào Đông Dương( mà chủ yếu là Việt Nam ) là 4 tỉ phrăng (trong khi
đó suốt 30 năm từ 1888 đến 1918, vốn đầu tư của Pháp vào Đông Dương là 1 tỉ
phơrăng). Trong đó:
Đầu tư Nông nghiệp: là 400 triệu phrăng( 1927). Với số vốn đó, Pháp ra sức
cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền. Tính đến 1930, đồn điền do
người Pháp chiếm giữ tới 1.2 triệu ha ( chiếm ¼ diện tích canh tác tại Việt Nam).
Với diện tích này Pháp sử dụng để trồng lúa và cây công nghiệp như chè, cà phê,
cao su, nhiều công ty cao su ra đời như công ty Đất đỏ, công ty Misơlanh, công ty
Trồng cây nhiệt đới.
Công nghiệp : đẩy mạnh Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than, nhiều công ty khai
thác than thành lập: như công ty than và cơ khí Đông Dương, than Tuyên Quang,
Đông Triều… Sản lượng than tăng dần qua các năm ( 1919 là 665.000 tấn đến
năm 1929 là 1.972.000 tần). Ngoài than, các cơ sở khai thác thác, kẽm, sắt đều
đều được bổ sung thêm. Để phục vụ cho khai khoáng , Pháp đầu tư công nghiệp
chế biến: quặng, đúc kẽm, thiếc… Các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp
chế biến khá phát triển như sợi, rượu, xay sát gạo, được xây dựng và mở rộng ở
Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn- chợ lớn.
Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển rõ rệt so với trước chiến
tranh tăng. Pháp giữ độc quyền thị trường Đông Dương bằng đánh thuế nặng vào
hàng hóa của nước ngoài ( Trung Quốc và Nhật Bản). Bằng chính sách độc quyền
đó hàng của Pháp ở Đông Dương tăng( trước chiến tranh là 37% , đến năm 1929
lên đến 63%). Quan hệ buôn bán nội địa đẩy mạnh.
Giao thông vận tải : đường sắt và bộ được đầu tư phát triển để phục vụ cho
khai thác và vận chuyển ( Đồng Đăng –Na sầm ( 1922)), giao thông thủy được chú
ý ngoài cảng Hải Phòng , Sài Gòn, Đà Nẵng, Pháp xây dựng thêm cảng mới Hòn
Gai- Bến Thủy.
Tài chính: thành lập Ngân hàng Đông Dương và chỉ huy toàn bộ kinh tế
Đông Dương.Tăng thuế( Thuế trực thu và gián thu). Vì vậy Ngân sách Đông
Dương năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912( 30 triệu Phrăng năm 1912 lên
90 tr Phrăng năm 1929).
Tác động: Kinh tế tư bản Pháp ở Việt Nam có bước phát triển mới: kĩ thuật
và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu,
phát triển mất cân đối: nền kinh tế nông nghiệp cổ hủ bên cạnh nền công nghiệp
mỏng manh, yếu ớt( chỉ có công nghiệp khai mỏ, các ngành khác thì hầu như
không có). Đông Dương thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp và lệ thuộc
chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
b.Chính trị
Thực dân Pháp tăng cường chính sách cai trị: cai trị chuyên chế, mọi quyền
hành tập trung vào tay Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng, bộ máy cảnh
sát, mât thám, nhà tù vẫn tiếp tục củng cố và hoạt động ráo riết.
Thực dân Pháp thi hành cải cách hành chính, đưa người Việt vào công sở, lập
viện dân biểu Trung kì và Bắc kì…Chúng thông qua bộ phận cầm đầu tại hương
-4-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
thôn để xâm nhập vào làng xã Việt Nam.
c.Văn hóa – giáo dục
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt được mở rộng gồm các cấp, tiểu, trung học và
đại học.
Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện nhiều, văn hoá phương Tây tràn vào Việt
Nam đan xen với văn hóa truyền thống. Như vậy ở Việt Nam có sự đấu tranh về
văn hóa.
4. Điểm mới trong chương trình khai thác lần thứ hai là…
Pháp đầu tư ào ạt vào kinh tế Việt Nam với tốc độ nhanh, quy mô rộng. Nếu
từ năm 1888 đến 1918 Pháp đầu tư vào Đông Dương ( chủ yếu là Việt Nam) là
khoảng 1 tỉ Phrăng thì chỉ trong 6 năm ( 1924-1929) là 4 tỉ phrăng
Hướng đầu tư: Tập trung vốn vào nông nghiệp ( chủ yếu là dồn điền cao su)
và khai thác mỏ(chủ yếu là mỏ than)
Lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy kinh tế Việt Nam.
Chính những chính sách trên làm cho cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển
của các ngành kinh tế Việt Nam biến đổi mạnh mẽ. Điều đó tác động mạnh đến sự
biến đến cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam.
5. Sử dụng những kiến thức cơ bản trên để giải quyết những vấn đề sau
trong các bài thi
Tại sao Pháp thực hiện chương trình khai thác Việt Nam ngay sau chiến
tranh thế giới thứ nhất kết thúc? Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của
Pháp có gì mới so với chương trình khai thác lần thứ nhất.
Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897-1914) và lần
thứ hai ( 1919 đến 1929) theo yêu cầu sau: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung , hệ
quả, tác động.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
kinh tế Việt Nam như thế nào?
II. SỰ CHUYỂN BIẾN ĐỔI VỀ CƠ CẤU GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM
1.Sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp
Dưới tác động chương trình khai thác thuộc điạ lần thứ hai, xã hội Việt Nam có sự
phân hóa sâu sắc:
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa; một bộ phận trung, tiểu địa
chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống Pháp và tay sai.
Giai cấp nông dân: bị đế quốc Pháp và phong kiến tay sai tước đoạt ruộng
đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với Pháp và tay sai. Là một lực lượng to
lớn và hăng hái của cách mạng.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc có
tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Rất hăng hái đấu tranh vì độc lập
tự do của dân tộc.
Giai cấp tư sản: số lượng ít, kinh tế yếu ( làm đại lí thầu khoán, cung cấp
hàng hóa…, một số ít kinh doanh độc lập), mới ra đờì tư sản bị Pháp chèn ép. Họ
bị phân hóa thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản, quyền lợi gắn với Pháp nên là kẻ thù của cách mạng.
Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
-5-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Giai cấp công nhân: Ra đời trong chương trình khai thác của Pháp ở Việt Nam,
số lượng tăng ( 10 vạn trước chiến tranh tăng lên 22 vạn năm 1929).
Đặc điểm: Công nhân bị tư sản người Việt, đế quốc, phong kiến áp bức, bóc
lột; có quan hệ gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc;
chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Công nhân sớm trở thành một
động lực cách mạng theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
Tóm lại: mâu thuẫn nổi bật là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp và tay sai phản động. Mâu thuẫn này chính là nguồn gốc và là động lực
của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Sử dụng những kiến thức cơ bản trên để giải quyết những vấn đề sau
trong các bài thi
Phân tích thái độ chính trị các giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Do tác động của chương trình khai thác thuộc địa.Xã hội Việt Nam tạo ra điều
kiện mới gì cho cuộc vận động giải phóng dân tộc?
III. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ THEO KHUYNH HƯỚNG
DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
1. Điều kiện bùng nổ phong trào
Chủ quan:
Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phân hóa
sâu sắc. Bên cạnh giai cấp cũ, xuất hiện thêm giai cấp và tầng lớp mới, đại diện
cho phương thức sản xuất mới, như giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp vô sản.
Trong các giai cấp đó, đáng chú ý nhất là giai cấp tư sản ,vì họ có hệ tư tưởng
riêng. Tư sản và tiểu tư sản bước lên vũ đài chính trị đấu tranh chống Pháp theo hệ
tư tưởng của mình.
Đầu thế kỉ ở Việt Nam có nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp ở VN theo
những khuynh hướng khác nhau bùng nổ, sau đó thất bại; nhưng những làn sóng
dân tộc dân chủ mới vẫn dâng cao.
Khách quan:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được phổ biến
rộng rãi ở Việt Nam. Trong khi đó tư tưởng dân chủ tư sản ( Nhật Bản và Trung
Quốc), nhất là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn với nội dung “dân tộc độc
lập, dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc” vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam và tác
động không nhỏ đến phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
Việt Nam.
2. Phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng
Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển
sôi nổi và mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, hình thức đấu tranh phong phú:
a.Hoạt động của tư sản ( 1919-1925)
Giai cấp tư sản dân tộc ra đời muộn hơn giai cấp công nhân Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển, tư sản Việt Nam luôn bị cạnh tranh, chèn
ép. Do hoàn cảnh lịch sử đó nên tư sản Việt Nam vừa non yếu về kinh tế, vừa bạc
nhược về chính trị. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản bước vào vũ đài chính
trị. Muốn nhân đà làm ăn thuận lợi vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế
Việt Nam, và mong muốn có một số quyền lợi chính trị.
-6-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Tư sản đòi một số quyền lợi về kinh tế:
1919, phong trào tẩy chay hàng Hoa kiều và vận động mua hàng của người
Việt Nam ở một số thành phố lớn.( Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng , Nam Định…).
Phong trào này chứng tỏ mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư sản Hoa kiều gay
gắt. Tuy nhiên mũi nhọn đấu tranh của tư sản Việt Nam mới chỉ nhằm vào tư sản
Hoa kiều, mà chưa dám trực tiếp hướng vào kẻ thù chính là tư bản Pháp.
Năm 1923, Pháp mở cuộc vận động tại hội đồng thuộc địa chính thức giao
quyền kinh doanh cảng Sài Gòn cho một công ty Pháp. Chính vì vậy tư sản và địa
chủ Nam kì đấu tranh chống độc quyền thương cảng sài Gòn và xuất cảng lúa gạo
Nam Kì. Phong trào lôi cuốn đông đảo thanh niên trí thức tư sản và tiểu tư sản Sài
Gòn tham gia. Như vậy phong trào phát triển cao hơn một bước, tư sản Việt Nam
chĩa mũi nhọn đấu tranh vào tư bản Pháp, nhưng mới chỉ chống lại một công ty tư
bản Pháp, chứ chưa chống lại ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất
nước ta.
Tư sản đòi các quyền tự do dân chủ
Tư sản và điạ chủ Nam Kì ( Đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan
Long) thành lập Đảng lập hiến ( 1923) với cơ quan ngôn luận luận là: Diễn đàn
Đông Dương và Tiếng dội An Nam. Hoạt động của Đảng lập hiến hướng vào đòi
tham gia bộ máy chính quyền( hội đồng thuộc địa, hội đồng thành phố), đòi tự do,
dân chủ, đòi tự do ngôn luận… để tranh thủ sự ủng hộ của dân làm áp lực với
Pháp.
Ngoài ra còn nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh, đề cao tư tưởng “quân
chủ lập hiến”. Nhóm Trung bắc tân văn của Nguyên Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “
trực trị”
Nhận xét:
Giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh đã có những cố gắng nhất định
trong cuộc đấu tranh chống sự cạnh tranh chèn ép của tư bản nước ngoài. Thể hiện
tính thần và ý thức dân tộc.
Tuy nhiên các cuộc đấu tranh này chỉ dừng lại ở các mục tiêu tối thiểu về
quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng trong kinh tế và hoạt động chính với tư bản
Pháp. Chứ chưa đòi thủ tiêu chính quyền thuộc địa giành độc lập dân tộc. Khi
Pháp nhượng bộ( cho tham gia hội đồng quản hạt Nam kì) thì tư sản thỏa hiệp với
Pháp.
b. Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái(1930). Tổ chức
cách mạng tiêu biểu cho phong trào cho xu hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam.
b1.Việt Nam Quốc dân đảng
Sự thành lập:
Phong trào yêu nước dân chủ công khai phát triển mạnh trong những năm
đầu thế kỉ XX.
Xuất phát từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, nhà xuất bản tiến bộ- Hà
Nội do Phạm Tuấn Tài thành lập năm 1926, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Tam Dân
của Tôn Trung Sơn “dân tộc độc lập, dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc”. Việt
Nam Quốc dân đảng(VNQDĐ) chính thức ra đời 25/12/1927.
Tôn chỉ mục đích:
-7-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Trước làm CM dân tộc, sau làm thế giới CM ( tức là : trước đánh đổ chủ
nghĩa đế quốc trong nước, sau giúp các nước khác đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
giành độc lập dân tộc) chủ nghĩa của Đảng là; Chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Chương trình hành động của Đảng công bố 1929 đã nêu lên 3 nguyên tắc tư
tưởng của CMTS Pháp “ Tự do- Bình đẳng- Bác ái”. Chương trình hành động của
Đảng chia làm 4 thời kì( Thời kì bí mật; thời kì dự bị; thời kì công khai( Đánh đuổi
giặc Pháp, lật đổ ngôi vua); thời kì kiến thiết( thiết lập dân quyền)). Đến thời kì
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang VNQDĐ mô phỏng theo chủ nghĩa tam dân của Tôn
Trung Sơn: Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Còn yếu tố
tiến bộ, tích cực của Tôn Trung Sơn bị loại bỏ “ khẩu hiệu bình quân địa quyền,
liên Nga, phù trợ công nông”
Hoạt động:
Tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy binh lính người Việt trong
quân đội Pháp. Tổ chức cơ sở của Đảng rất ít ỏi hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì và
Trung Kì, chưa bao giờ trở thành một hệ thống trong cả nước.( Điều này hoàn toàn
trái ngược với hoạt động của hội Việt Nam CM thanh niên than thành lập 1925)
Tháng 2-1929, VNQDĐ tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội
Pháp khủng bố dã man.
Như vậy cương lĩnh của Việt Nam quốc dân đảng có có tính chất tiến bộ vì
đề ra mục tiêu giải phóng dân tộc. Tuy nhiên còn những hạn chế nhất định:
Đường lối còn chung chung, không đề ra chủ trương đấu tranh giai cấp. Đúng
như Trần Dân Tiên nhận xét “ Nó muốn một nước cộng hòa, nhưng là thứ cộng
hòa nào? Sẽ cai trị quốc gia như thế nào? Với phương pháp gì người ta sẽ xây
dựng lại kinh tế quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp
lao động, thợ thuyền, nông dân và trí thức? Về những vấn đề này VNQDĐ chưa
có chương trình rõ rệt”
Đánh giá VNQDĐ là một tổ chức về căn bản là một tổ chức phỏng theo mô
hình cách mạng của Quốc dân đảng ở Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi và tư
tưởng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên. Vì thiếu cơ sở kinh tế và giai cấp
đủ mạnh làm chỗ dựa nên, VNQDĐ không đưa ra một đường lối chính trị độc lập.
Thêm vào đó là công tác tổ chức lỏng lẻo, sơ hở, thiếu công tác tuyên truyền huấn
luyện nên không có cơ sở tồn tại trong nhân dân, nên không đảm nhận được vai
trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
b2.Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Bối cảnh
Tổ chức cơ sở của Đảng bị phá vỡ nhiều nơi, nhiều đảng viên bị bắt
Nội bộ lãnh đạo của VNQuốc dân đảng bị chia rẽ. Trong tình thế bị động đó,
Đảng quyết định khởi nghĩa: chủ trương “không thành công cũng thành nhân”.
Diễn biến
9-2-1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái
Bình, Hà Nội ném bom phối hợp. Tại Yên Bái , nghĩa quân chiếm trại lính, nhưng
không làm chủ tỉnh lị.
Kết quả và ý nghĩa
Khởi nghĩa thất bại, hơn 1000 đảng viên bị bắt, Nguyễn Thái Học cùng với
các đồng chí của ông bị bắt và đưa lên đoạn đầu đài, trước khi chết còn hô vang
khẩu hiệu “ Việt Nam vạn tuế”.
-8-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Thể hiện chí quật khởi của dân tộc của nhân dânViệt Nam đồng thời cổ vũ
lòng yêu nước.
Chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng và khuynh hướng dân
chủ tư sản. Khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Bái ,cố Tổng bí thư Lê Duẩn
nhận định “Khởi nghĩa Yên Bái chỉ là “ cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo
động non, để rồi chết luôn không bao giờ ngóc lên nổi. Khẩu hiệu“không thành
công thì thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp của tiểu tư sản, tính chất hăng hái
nhất thời và đồng thời biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào
tư sản”.
3.Phong trào của tiểu tư sản
Mục tiêu : Chống cường quyền áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ. Các
tầng lớp tiểu tư sản thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách : Tham gia
trong phong trào yêu nước , dân chủ công khai, lập các tổ chức chính trị , đấu
tranh có tổ chức.
Diễn biến : Phong trào diễn ra sôi nổi ở trong và ngoài nước
Ở NƯỚC NGOÀI
Tại Trung Quốc
Năm 1923, một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành lập Tâm tâm xã tại
Quảng Châu. Với chủ trương: đoàn kết tất cả những người yêu nước Việt Nam
chống Pháp, lập trường chính trị còn non nớt, mơ hồ, nặng về khủng bố và ám sát
cá nhân.
Để phát huy thanh thế, Tâm tâm xã đưa người về nước liên lạc với các sỹ phu
yêu nước, tiến hành phân phát tài liệu, thức tỉnh đồng bào trong nước. Tâm tâm xã
cử Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền MecLanh ở Sa Diện ( Quảng Châu). Sự
việc không thành, nhưng nó góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước của đồng bào
trong nước. Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện này, Trần Dân Tiên, nhận định “
Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu…, nó báo hiệu
bắt đầu thời đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.”
Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội với đường lối đánh đuổi
giặc Pháp “ Khôi phục Việt Nam, thành lập nền cộng hòa dân quốc Việt Nam”.
Nhưng rồi Việt Nam Quang Phục hội ta rã trước sự đàn áp dã man của kẻ thù.
Năm 1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam tại Quảng
Châu, năm 1917 được thả, sau khi được thả ông dự định về nước phát động tổng
khởi nghĩa vũ trang. Trong hoàn cảnh đó, thành công của cách mạng tháng 10 Nga
và sự ra đời của nước Nga Xô Viết như một luồng ánh sang mới tác động đến
Phan Bội Châu. Nhưng cũng chưa thay đổi được tư tưởng của ông.
1923, ông cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam quốc dân
đảng( theo tổ chức quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn).
Tháng 12/1924, được sự góp ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu quyết
định sẽ cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng thành tổ chức yêu nước tiến bộ hơn. Giữa
lúc chưa thay thế được tổ chức, tháng 6/1925 Ông bị bắt không thể tiếp tục cuộc
đấu tranh mới của dân tộc.
Những sự kiện trên chứng tỏ Phan Bội Châu là một nhà yêu nước chân
chính, ngày đêm đau đáu một niềm yêu nước thương dân.
Tại Pháp
-9-
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Phan Châu Trinh không theo con đường của Phan Bội Châu và Hoàng Hoa
Thám.Tư tưởng của ông là cải cách dân chủ: “ Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh”, bất bạo động. Ông chủ trương dựa vào Pháp để hạn chế những tệ nạn tham
quan , trừng phạt bọn quan lại sâu mọt. Thực hiện chủ trương này năm 1922 Ông
viết thất điều thư vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định. Tổ chức diễn thuyết với
các chủ đề “ Đạo đức và luân lí Đông –Tây”, “quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ
nghĩa”. Dẫu rằng bị hạn chế về tư tưởng nhưng với tấm lòng yêu nước thương nòi,
Phan Châu trinh được nhân dân qúy mến và tôn trọng.
Năm 1925, nhóm Việt kiều yêu nước tại Pháp tham gia chuyển tài liệu sách
báo tiến bộ về nước để tuyên truyền. Trí thức và lao động Việt Nam thành lập “
Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.
Ở TRONG NƯỚC
Mở đầu phong trào đòi tự do dân chủ là các hoạt động tuyên truyền cách
mạng của một số tớ báo tiến bộ như An nam trẻ, Chuông rè, Người nhà quê và lập
nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã… đã trực tiếp đả
kích chế độ thực dân phong kiến, đồng thời vạch trần chủ nghĩa cải lương phản
bội lợi ích dân tộc của tầng lớp địa chủ và tư sản thượng lưu.
Từ trong phong trào yêu nước sôi nôi xuất hiện các tổ chức chính trị của
thanh niên trí thức, tiêu biểu Hội phục Việt, đảng thanh niên . . . Được sự tuyên
truyền, tổ chức của các đảng này, phong trào yêu nước bùng nên mạnh mẽ, tiêu
biểu: phong trào đòi Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925). Cuộc truy điệu và
để tang cho Phan Châu Trinh(1926), lôi kéo 14 triệu đồng bào tham gia.
4. Đánh giá chung về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam
a.Tích cực
Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ chủ tư sản, vì:Ở mức độ
khác nhau , phong trào đã biểu hiện tính dân tộc, chống chính sách hà khắc của đế
quốc Pháp, biểu hiện mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp.Nội dung phong
trào chống chính sách kìm hãm, chèn ép về kinh tế và chính trị , đòi quyền dân
chủ thông thường, chống chính sách đàn áp những người yêu nước và phát triển
cao hơn là đòi lật đổ nền thống trị của đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Phong trào thu hút nhiều người tham gia , hoạt động phạm vi rộng cả trong
và ngoài nước .
b.Hạn chế
Tư sản có tính chất hai mặt: một mặt đi với nhân dân chống Pháp, nhưng mặt
khác lại thỏa hiệp với Pháp khi được Pháp nhượng bộ. Tiểu tư sản bồng bột nhất
thời.
Không có sự lãnh đạo thống nhất, thiếu chiều sâu, thiếu cơ sở tồn tại trong
quần chúng.
Nông dân , một lực lượng đông đảo và quan trọng ở thuộc địa chưa tham gia
trong phong trào.
c. Nguyên thất bại
Khách quan: Hệ tư tưởng dân chủ tư sản mất tính hấp dẫn .Nhất là sau khi
Trung Quốc bị chia xẻ dưới ảnh hưởng của các nước đế quốc. Nhật trở thành đế
quốc nô dịch các nước khác.
- 10 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Chủ quan: Tư sản dân tộc Việt Nam non yếu về kinh tế, đại diện tiêu biểu là
Việt Nam quốc dân đảng không có đường lối chính trị rõ ràng, tổ chức không chặt
chẽ, kỉ luật thiếu nghiêm minh, thành phần phức tạp, tổ chức khởi nghĩa vội vàng
nên sự thất bại là điều không thể tránh khỏi. Tiểu tư sản trí thức, do đời sống bấp
bênh, dễ hoang mang, dao động, thiếu cơ sở trong quần chúng. Suy cho cùng
đường lối dân chủ tư sản không phù hợp với yêu cầu khách quan của Cách mạng
Việt Nam.
d. Đóng góp của phong trào với cách mạng Việt Nam
Phong trào có vị trí quan trọng : nó góp phần bồi đắp lòng yêu nước , truyền
thống chống ngoại xâm. Truyền bá tư tưởng dân chủ vào Việt Nam, truyền bá
những tư tưởng cách mạng mới.Hỗ trợ thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Làm nảy sinh các tổ chức chính trị của nhiều thế hệ thanh niên và bằng những
con đường khác nhau những thanh niên ấy đã đến với chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy: Phong trào yêu nước là một nhân tố tham gia thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam vào đầu thế kỉ.
5. Sử dụng những kiến thức cơ bản trên để giải quyết những vấn đề sau
trong các bài thi
Mục tiêu, tính chất của phong trào yêu nước dân chủ công khai từ 1919 đến
1926? Mặt tích cực và hạn chế?
Phân tích những nguyên nhân làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai
ở Việt Nam thất bại? tại sao khuynh hướng dân chủ tư sản không thể đưa sự nghiệp
giải phóng dân tộc đến thắng lợi.
Điều kiện thành lập Việt Nam quốc dân Đảng ? Phân tích tính non yếu của tổ
chức về tư tưởng, tổ chức và phương pháp hoạt động.
Những đóng góp của phong trào yêu nước với cách mạng Việt Nam?
IV. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM TỪ 1919-1930
1.Quá trình ra đời và phát triển của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân: Ra đời trong chương trình khai thác của Pháp ở Việt Nam,
số lượng tăng nhanh theo đà phát triển đầu tư vào các ngành kinh tế Pháp ( 10
vạn trước chiến tranh tăng lên 22 vạn năm 1929). Ngoài những đặc điểm chung
của công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng: Công nhân bị tư
sản người Việt, đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột; có quan hệ gắn bó với nông
dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; chịu ảnh hưởng của trào lưu
cách mạng vô sản; Đời sống vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân thấp kém
và khổ cực. Do bị áp bức, bóc lột khổ cực như vậy nên công nhân Việt Nam có
tinh thần đấu tranh cách mạng cao. Sớm trở thành một động lực cách mạng theo
khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
2.Diễn biến phong trào công nhân
a.Từ năm 1919 đến 1925( đấu tranh tự phát)
Mới ra đời công nhân Việt Nam tham gia đấu tranh trong phong trào yêu
nước khác, tiêu biểu đầu độc lính Pháp ( Hà Nội 1906); khởi nghĩa Thái Nguyên
năm 1916, Ngoài ra họ bắt đầu đấu tranh với hình thức riêng là bãi công, trực tiếp
chống bọn chủ cai thầu.
- 11 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Từ 1919 đến 1925 có 25 cuộc đấu tranh riêng biệt với hình thức bãi công có
quy mô tương đối lớn nhưng mục tiêu còn nặng về kinh tế, chưa có sự phối hợp
giữa các nơi( Biểu hiện của tính tự phát).
Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: Năm 1922, công nhân viên chứcc các sở công
thương của tư nhân Bắc Bộ bãi công đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng
năm công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo Nam Định, Hà Nội, Hải Dương và thợ
nhuộm chợ Lớn bãi công.
Năm 1925, phong trào công nhân phát triển nhảy vọt với việc xuất hiện nhiều
cuộc bãi công có quy mô lớn, có tổ chức và lãnh đạo của công hội. Trong đó điển
hình nhất là cuộc bãi công tháng 8-1925 của thợ máy Ba Son, nhằm giữ lại chiếc
tàu Misơlê, không cho Pháp chuyên chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
Cuộc bãi công nổ ra với yêu sách tăng lương 20%, đòi thợ bị đuổi trở lại làm việc.
Để đảm bảo thắng lợi công hội vận động công nhân viên chức trong thành phố ủng
hộ công nhân Ba Son. Sau 8 ngày đấu tranh cuộc bãi công giành thắng lợi.
Như vậy, cuộc bãi công công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ
chức và lãnh đạo. Cuộc đấu tranh này không chỉ nhằm vào mục tiêu kinh tế, mà
còn cao hơn nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết
quốc tế của công nhân Việt Nam với Trung Quốc. Với cuộc bãi công của công
nhân Ba Son đánh dấu công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và
mục đích chính trị rõ ràng( tức là chuyển sang đấu tranh tự giác).
Công nhân Việt Nam dần đi vào tổ chức, 1920 công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn
thành lâp công hội đỏ( bí mật), do Tôn Đức Thắng đứng đầu, thu hút số đông hội
viên. Cũng trong thời gian này nhiều công nhân và thủy thủ Việt Nam gia nhập
các nghiệp đoàn và công hội Pháp, ở Quảng Châu, Thượng Hải ( Trung Quốc).
Điều đó chứng tỏ ý thức giai cấp đang phát triển nhanh chóng và làm cơ sở cho
các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
b. Giai đoạn từ 1925 đến 1930 (Công nhân V iệt Nam chuyển qua tự giác)
b1.Nguyên nhân chuyển qua tự giác của phong trào công nhân
Do chịu tác động của các trào lưu tư tưởng mới, nhất là ảnh hưởng CM tháng
10 Nga năm 1917, tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin xâm nhập vào nước ta, phong
trào dân tộc ở Việt Nam dâng lên sôi nổi và tác động mạnh mẽ đến công nhân Việt
Nam
Đại hội V của Quốc tế cộng sản, có nhiều nghị quyết quan trọng về phong
trào cách mạng ở các nước thuộc địa
Hoạt động của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng
đảng đã có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác:
mở lớp huấn luyện chinh trị, ra báo thanh niên..., phong trào vô sản hóa năm 1928
làm cho phong trào công nhân từ 1928 phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng
b.2 Diễn biến
Trong hai năm 1926-1927, có 27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là
cuộc bãi công của công nhân bưu điện Sài Gòn, công nhân dệt Nam Định , công
nhân đồn điền cao su Cam Tiêm…. Các cuộc đấu tranh đòi tăng lương và ngày
làm 8 giờ như công nhân bên Pháp. Điều này chứng tỏ công nhân đã biết tới lợi
ích chung của giai cấp, bằng cách đề ra yêu cầu phù hợp với nguyện vọng của
đông đảo công nhân.
- 12 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Trong các năm 1928-1929 có 40 cuộc đấu tranh của công nhân, nổ ra tại các
trung tâm kinh tế và chính trị tiêu biểu như cuộc bãi công công nhân mỏ Mạo Khê,
xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy. Đặc biệt cuộc bãi công của 200 công
nhân xưởng sửa chữa nhà máy Avia( Hà Nội), tháng 5/1929 có sự lãnh đạo của Kì bộ
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cuộc bãi công này nhận được sự hỗ trợ của công
nhân nhiều nhà máy xí nghiệp ở Hà Nội.
Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân ngày càng có sức thu hút, lôi cuốn
mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp khác, nhất là nông dân, đi vào cuộc đấu tranh chống đế
quốc, phong kiến. Nông dân chống sưu cao thuế nặng( Hải Dương, Bắc Ninh, Thái
Bình, Nghệ An…), học sinh, tiểu thương, tiểu chủ cũng tham gia đấu tranh.
Nhìn chung phong trào công nhân 1925-1929 có biến đổi về chất, cuộc bãi công
nổ ra rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt hơn, có sự lãnh đạo của hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên và Tân Việt. Mục tiêu đấu tranh không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn
nhằm cả vào mục đích chính trị ( Chống chính sách áp bức bóc lột của tư bản và chính
quyền thực dân phong kiến) chính bọn thực dân phải thừa nhận : Từ đây, hành động
tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín.
Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân
lên cao, đòi hỏi tổ chức lãnh đạo phải cao hơn, từ đó dẫn đến cuộc đấu tranh gay gắt
trong nội bộ lãnh đạo của hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng
đảng, làm xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng
sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn vào năm 1929. Điều đó chứng tỏ phong
trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh. Cuối 1929, phong trào công nhân và
phong trào yêu nước phát triển mạnh, trong đó công nhân thực sự trở thành lực lượng
tiên phong. Ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng, làm
cho phong trào yêu nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Yêu cầu thống nhất ba tổ chức cộng
sản thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 đặt ra. Nhờ uy tín
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được chỉ đạo của quốc tế III, đầu năm 1930, Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời và đưa ra cương lĩnh hoạt động. Sự kiện này đánh dấu công nhân
Việt Nam trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
3.Đóng góp của phong trào công nhân với việc thành lập Đảng
Phong trào công nhân(PTCN) là một bộ phận của phong trào yêu nước yêu nước,
PTCN phát triển thì phong trào yêu nước sẽ phát triển.
PTCN là mảnh đất màu mỡ tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin từ bên ngoài truyền
bá vào VN
PTCN là nhân tố quyết định kết hợp chủ nghĩa Mác và phong trào yêu nước để
thành lập Đảng.
4. Sử dụng những kiến thức cơ bản trên để giải quyết những vấn đề sau
trong các bài thi
Phân tích thái độ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỉ.
Trình bày diễn biến của phong trào công nhânViệt Nam từ 1919-1925.
Tại sao nói từ 1919-1930, công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác?
V. NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VÀO VIỆT NAM
1.Vì Sao Nguyễn Ái Quốc sang các nước phương Tây tìm đường cứu
nước
- 13 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần yêu
nước, thương dân của gia đình, lớn lên trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước
chống ngoại xâm thấm đẫm máu đào của bao anh hùng liệt sĩ. Nhà sử học Phan Huy
Trú nhận định xứ sở Sông Lam núi Hồng có những nét rất riêng : Núi cao sông rộng,
phong tục thuần hậu , cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả năm châu ,
Người thuần hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thứ quý lạ; chứng kiến cuộc sống
nghèo khổ của nhân dân vì bị áp bức bóc lột, tất cả những điều ấy đã hằn sâu trong kí
ức của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp nhân dân Việt Nam không
chỉ chịu bóc lột về kinh tế mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát
vọng của cả dân tộc Việt Nam. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp và bọn
phản động tay sai trở nên gay gắt, giải phóng dân tộc trở nên cấp bách và là yêu
cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam.
Các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX tiêu biểu là phong trào
Cần vương bị đàn áp dẫm máu. Con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến thất
bại.
Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yếu nước tiếp thu trào lưu mới, tiến hành cứu nước
theo khuy hướng dân chủ tư sản như Đông kinh nghĩa Thục, Phong trào Đông Du…
song đều thất bại. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng về
đường lối. Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam là có đường lối đúng.
Người nhìn thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiến
bối,khâm phục lòng yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan châu
Trinh , Phan Bội Châu , nhưng không tán thành cách làm của họ.Theo Người Cụ
Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật đánh Pháp , chẳng khác gì “Đưa Hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”, Đối với Phan Châu Trinh muốn dựa vào Pháp đánh phong kiến và
làm cho nước ta giàu nên, điều đó không thực hiện được chẳng khác gì “ xin giặc rủ
lòng thương”. Chính những điều đó thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm con
đường cứu nước.
Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang các nước
phương Tây tìm hiểu xem họ làm như thế nào, rối về giúp đồng bào mình. Khác với
các bậc tiền bối, nếu ở họ “xuất dương”để “ Cầu Viện”, chuẩn bị lực lượng kéo về
nước, hoặc đào tạo cán bộ về chỉ đạo và phát động phong trào đấu tranh trong nước
với mục đích chủ yếu của là nhằm tổ chức, tập hợp lực lượng thì Nguyễn Ái Quốc lại
chủ trương sang phương Tây tìm con đường cứu nước.
Khi trả lời nhà văn Mĩ An-na Luy xtơ-rông , Người nói rõ động cơ khiến Người
rời Tổ Quốc: Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự
hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ
là Anh, có người cho là Mĩ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem họ làm ăn ra sao ,tôi sẽ
trở về giúp đồng bào tôi. Như vậy Nguyễn Ái Quốc là người có “ chí đuổi thực
dân Pháp, giải phóng đồng bào”.
2. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ( 1911-1920)
Ngày 5/6/1911 với tên là Nguyễn Văn Ba , Người rời Tổ Quốc sang các nước
phương Tây tìm con đường cứu nước mới “ Tìm hiểu xem nước Pháp và các nước
khác làm như thế nào về giúp đồng bào mình”.
Năm 1912, Người từ Pháp sang nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Cuối
1913, Người từ Mĩ về Anh sau đó sang Pháp. Đến bất kì nơi nào Người đều tìm hiểu
- 14 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
cưộc sống của người lao động và luôn trăn trở cho số phận của tất cả các dân tộc bị
áp bức trên thế giới. Khi đến Niu Oóc, Brúc xen, Bốt- xtơn… nước Mĩ, ngắm nhìn
tượng thần tự do, biểu tượng của nước Mĩ: Nguyễn Tất Thành không chỉ khâm phục
tài năng kiến trúc nghệ thuật của những người sáng tạo ra nó, mà còn trăn trở, ánh
sáng của tượng thần tự do tỏa ra trên bầu trời xanh , còn dưới chân tượng Thần tự
do này thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp .
Bao giờ người da đen mới bình đẳng với người da trắng. Bao giờ mới có sự bình
đẳng giữa các dân tộc , bao giờ phụ nữ mới bình đẳng với nam giới.”
( Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại- NXB Lao động , Hà Nội, 1993trang 83)
Như vậy: Từ 1911-1917, bằng cuộc sống lao động chân tay, giúp Nguyễn Ái
Quốc phân biệt được bạn, thù: Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở
đâu người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man.
Cuối 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, năm 1919, tham gia đảng xã hội
Pháp.
18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân
dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, quyển bình đẳng và quyền tự quyết của
dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận. Người rút ra bài học:
muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản
thân mình. ( Trần Dân Tiên- những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ TịchNXB Văn nghệ)
Tháng 7/1920, Người đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc khẳng định phải đi theo con đường cách mạng vô
sản. Như vậy công lao đầu tiên của Người là tìm ra con đường cứu nước cho cách
mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản, kết hợp độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, gắn cách mạng
Việt Nam với cách mạng thế giới.
Tháng 12-1920, tại đại hội Đảng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành việc
gia nhập Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp( là người cộng sản
Việt Nam đầu tiên). Việc bỏ phiếu tán thành quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước
phát triển nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường
yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng và
lí luận chính trị của Nguyễn Ái Quốc được tiếp tục phát triển trong những năm
tiếp theo. Theo Lê Duẩn: Sự kiện này cũng mở ra cho cách mạng Việt Nam một
giai đoạn phát triển mới, “ giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với
phong trào công nhân quốc tế..”
3. Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam
( 1921 đến 1930)
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước khác lập hội liên hiệp các dân
tộc thuộc địa ở Pari, để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống đế quốc. Viết báo “
Người cùng khổ” cơ quan ngôn luận của hội. Ngoài ra viết bài cho báo “ nhân
đạo”, đặc biệt cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, để tố cáo tội ác của Pháp.
6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân( 10/1923)
và Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (1924), tại đại hội người trình bày bản báo
cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc thuộc địa.
11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu ( Trung Quốc) trực tiếp tuyên
- 15 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
truyền, giáo dục lí luận, và lựa chọn những thanh niên tiên tiến trong “ tâm tâm
xã” thành lập tổ chức “cộng sản đoàn”( 2/1925), làm nòng cốt cho hội Việt Nam
thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6-1925: thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, là tổ chức tiền thân
của Đảng CSVN. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là tổng bộ ( Nguyễn Ái Quốc, Hồ
Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.) Ra báo thanh niên ( 6-1925)
Tháng 7-1925, thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á-Đông, tôn chỉ
là liên lạc với các dân tộc bị áp bức làm cách mạng đánh đế quốc.
Như vậy : Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị chính trị và tư tưởng cho thành
lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Những tư tưởng Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị đó
là:
Chủ nghĩa tư bản,chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của nhân dân lao động,
chỉ có làm cách mạng vô sản đánh đổ chủ nghĩa đế quốc mới giải phóng được
giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới
Công nông là gốc của cách mạng
Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thông qua đảng cộng sản,
Đảng được vũ trang bằng lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Từ 1928- 1930, Nguyễn Ái Quốc không ngừng viết bài đăng trên Tạp chí thư
tín quốc tế, để thức tỉnh đồng bào bị áp bức trên thế giới
1928- 1929, hoạt động ở Thái Lan,( với tên là Thầu Chín) tích cực giáo dục
lòng yêu nước cho kiều bào Việt Nam.
Cuối 1929,từ Xiêm( Thái Lan) về Hương Cảng triệu tập và chủ trì hội nghị
hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ( Từ ngày 6/1/1930 đến 7/2/1930 ) thành lập một
đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản ra đời là nhân tố cơ
bản và cốt tử đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người soạn
thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định con đường cho cách mạng Việt Nam:
cách mạng vô sản, đó là con đường đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế thời
đại, là ngọn cờ soi đường cho nhân dân Việt Nam tiến lên trong cuộc đấu tranh
phản đế, phản phong.
Kết luận: Qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ ( 1911-1930), chúng ta
thấy NAQ có đóng góp lớn với CMVN . Những đóng góp đó là:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Đó là con
đường cách mạng vô sản
Chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở
Việt Nam.
Trực tiếp triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản
Việt Nam. Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở cho đường
lối cách mạng Việt Nam sau này
4.Sử dụng những kiến thức cơ bản trên để giải quyết những vấn đề sau
trong các bài thi
Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo so với
bậc tiền bối?Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây tìm con đường cứu
nước.
Quá trình chuyển biến Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước thành một
người cộng sản đã diễn ra như thế nào?
Công lao của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ 1911-1930?
- 16 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1930. Ý nghĩa của những hoạt động
đó với cáh mạng Việt Nam.
Những tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho cahc1 mạng Việt Nam là
gì?
VI. CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG THEO KHUYNH HƯỚNG VÔ SẢN
VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản
a. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
( HVNCMTN)( 1925-1929)
a1. Bối cảnh và quá trình ra đời
Công nhân Việt Nam chưa trưởng thành cần có tổ chức quá độ để giác ngộ.
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên xô mở lớp huấn luyện, đào tạo cán
bộ, liên lạc với những người yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, thành lập cộng
sản đoàn(2/1925).
Sự thành lập
6–1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, cơ
sở hạt nhân là cộng sản đoàn.
Chủ trương: tổ chức lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế
quốc Pháp và tay sai tự cứu mình.
a2. Hoạt động
Tháng 6-1925, xuất bản báo thanh niên, báo là cơ quan ngôn luận của hội
Đầu 1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. Báo thanh niên và sách
Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ của Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên để tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân Việt Nam.
Cuối 1928, thực hiện chủ trương “ vô sản hóa”; đưa hội viên thâm nhập vào
nhà máy, đồn điền, tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
Nhờ vậy phong trào công nhân biến đổi về chất (đấu tranh đã nổ ra nhiều nơi
như Hải Phòng, Sài Gòn có sự liên kết nhiều ngành, nghề, địa phương). Số lượng
hội viên tăng, năm 1929 hội có 1700 hội viên và có các cơ sở khắp cả nước. Các kì
bộ Bắc kì, Trung kì, Nam kì thành lập. Sự phát triển mạnh của phong trào công
nhân đưa đến sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (3-1929), chi bộ mở
rộng vận động để thành lập Đảng cộng sản( Thành viên gồm: Ngô Gia Tự,
Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Dương Hạc
Đính, Kim Tôn( Nguyễn Tuân))
a3. Vai trò của HVNCMTN:
Truyền bá CN Mác- Lênin vào phong trào yêu nước và Phong trào công nhân
Việt Nam.
Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy phong
trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác.
Chuẩn bị về tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam.
a4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
Nhìn thấy yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam cần có một tổ chức quá
- 17 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
độ để tuyên truyền giác ngộ giai cấp công nhân.
Trực tiếp tuyển chọn và mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên yêu
nước thành cán bộ cách mạng.Vạch ra mục đích, chương trình của hội.
Lựa chọn con đường đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản.
b. Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt cách mạng đảng.
b1. Bối cảnh và quá trình ra đời
Phong trào yêu nước dân chủ công khai phát triển mạnh.
14-7-1925, thành lập Hội Phục Việt, sau đổi thành Hội Hưng Nam. Sau nhiều
lần đổi tên và do ảnh hưởng về tư tưởng chính trị của hội Việt Nam cách mạng
thanh niên
14-7-1928, Tân Việt Cách mạng đảng thành lập. Thành phần là trí thức và
thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
Chủ trương: Lãnh đạo quần chúng trong nước, liên lạc với các dân tộc bị áp
bức thế giới, đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng và bác ái.
b2. Hoạt động
Do ảnh hưởng tư tưởng cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc, Tân Việt
cách mạng đảng có sự phân hóa, một bộ phận gia nhập hội Việt Nam CM thanh
niên, bộ phận còn lại tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng Vô sản.
b3.Vai trò: tập hợp thanh niên yêu nước và tuyên truyền tư tưởng dân chủ
tiến bộ.
c.Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản năm 1929
c1. Hoàn cảnh
Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển
mạnh, kết thành một làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng.
Cuối 3-1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam thành lập( số 5D Hàm
Long- Hà Nội).
5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên,
đoàn đại biểu Bắc Kì yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp
nhận.
c2.Các tổ chức Cộng sản thành lập
6/1929, đại biểu của tổ chức cộng sản thành lập Bắc Kì họp quyết định thành
lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm
làm cơ quan ngôn luận của đảng.
8/1929, Hội viên của hội VNCMTN trong tổng bộ và kì bộ Nam kì thành lập
An Nam Cộng sản đảng , báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng.
9/ 1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt CM đảng thành lập Đông Dương
Cộng liên đoàn ở Trung Kì., ra báo “ Tuyên đạt” làm cơ quan ngôn luận.
c3. Ý nghĩa
Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản là xu thế phát triểnkhách quan của cuộc vận
động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, là kết quả tất yếu
của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách
mạng.
2.Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- 18 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
a.Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
a1.Hoàn cảnh
Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng , làm ảnh hưởng đến tâm lí quần chúng và sự phát triển của phong trào cách
mạng. Yêu cầu thống nhất đất nước đặt ra cấp thiết.
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu tập
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1-1930 đến 7/2/1930, Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản tiến hành tại Cửu Long (Trung Quốc- Nguyễn Ái
Quốc chủ trì).
a2. Nội dung
Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất
lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt( do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo), được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ra lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân, nhân ngày thành lập Đảng với nội dung
“… Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm
giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta”.
a3. Ý nghĩa
Hội nghị mang tầm vóc của một đại hội thành lập Đảng vì : Hội nghị thành
lập được tổ chức chính đảng ( Đảng cộng sản Việt Nam), thông qua điều lệ, cương
lĩnh hoạt động của tổ chức mặc dù còn ngắn gọn.
Nguyên nhân thành công của hội nghị: Ba tổ chức cùng một xu hướng cách
mạng vô sản, vai trò uy tín của Nguyễn Ái Quốc, được chỉ đạo của quốc tế thứ III.
a4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng
Trực tiếp tổ chức và chủ trì hội nghị, phê phán những hành động thiếu thống
nhất của 3 tổ chức cộng sản trong nước trong việc giành quyền lãnh đạo cách
mạng và tranh giành đảng viên.
Viết và thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên, vạch ra đường lối chiến lược
và sách lược cho cách mạng Việt Nam : làm cách mạng dân tộc dân chủ tiến thẳng
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất
b.Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên
b.1.Nội dung
Đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản
dân quyền và thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ của cách mạng
Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho
nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân
đội công nông.
Tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phong kiến phản cách mạng chia cho
dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất....
Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Trung ,
tiểu điạ chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quan hệ với cách mạng thế giới: Liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô
sản thế giới.
- 19 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Nhận xét: Là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn
đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi.
Tính đúng đắn của cương lĩnh thể hiện: Chủ nghĩa Mác -Lênin được vận
dụng vào đường lối cách mạng Việt Nam: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
CNXH, nhờ đường lối này mà CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Tính sáng tạo thể hiện: Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận
dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam: Cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn đề
dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là vấn đề cốt lõi. Lực lượng cách
mạng là : công nông đoàn kết với các giai cấp khác. Điều đó thể hiện vấn đề đoàn
kết giai cấp và dân tộc đúng đắn.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng
cộng sản Việt Nam (10 – 1930)
a. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
10-1930, Hội nghị lần I của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hương Cảng
(Trung Quốc).
Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản
Đông Dương. Cử BCH trung ương chính thức, thông qua Luận cương chính trị do
Trần Phú soạn thảo.
b. Nội dung Luận cương chính trị
b1. Nội dung
Tính chất: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền,
sau đó tiến thắng lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc, hai nhiệm vụ có
quan hệ khăng khít nhau.
Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.
Lãnh đạo cách mạng là công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản.
Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan
hệ với cách mạng thế giới.
b2. Hạn chế
Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn
dân tộc, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp
và cách mạng ruộng đất.
Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc,
khả năng lôi kéo bộ phận trung tiểu địa chủ.
4. Điểm thống nhất và khác biệt giữa chính cương vắn tắt ( 2/1930)
và Luận cương chính trị ( tháng 10/1930)
a. Điểm thống nhất
Luận cương chính trị tháng 10/1930, đã có sự kế thừa chính cương và sách
lược vắn tắt: đều xác định tính chất của cách mạng và các giai đoạn tiến hành
cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương: cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến
thắng lên xã hội chủ nghĩa. Xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc và
phong kiến và nhấn mạnh vai trò và sứ mệnh lịch sử của Đảng cộng sản.
b. Điểm khác biệt
Tên Đảng: Tháng 2/1930, gọi là Đảng cộng sản Việt Nam; tháng 10/1930 là
- 20 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Đảng cộng sản Đông Dương.
Thái độ của Đảng đối với tư sản, trung, tiểu địa chủ: Cương lĩnh chính trị
đầu tiên( 2/1930) khẳng định: Trung , tiểu điạ chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng
hoặc trung lập họ.Luận cương chính trị ( tháng 10/1930), không đánh giá đúng
khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc , khả năng lôi kéo bộ phận
trung tiểu địa chủ.
Về tính chất giai cấp trong việc tổ chức đấu tranh:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên( 2/1930): khẳng định đấu tranh giải phóng dân
tộc ( đánh đế quốc) là nhiệm vụ hàng đầu.
Luận cương chính trị: tập trung vào đấu tranh giai cấp ( đánh phong kiến),
như vậy luận cương chính trị(10/1930) chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã
hội Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc, nên không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng
đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
5. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
a.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc và giai
cấp của nhân dân Việt Nam:
Phong trào yêu nước của nhân dân trong mấy thập kỉ đầu của thập kỉ XX
đã liên tục phát phát triển, làm xuất hiện các tổ chức xã hội và các đảng chính trị
khác nhau, với khuynh hướng tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng dân chủ tư
sản.
Khuynh hướng tư tưởng cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc được
truyền bá vào Việt Nam có sự cuốn hút phong trào dân tộc, dẫn đến sự ra đời của
3 tổ chức cộng sản, rồi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Đó chính là sự sàng lọc,
lựa chọn của lịch sử của dân tộc Việt Nam.
b. Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam:
Chủ nghĩa Mác –Lênin được truyền bá vào Việt Nam trở thành nhân tố
quan trọng dẫn đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác –Lênin truyền bá vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác
nhau, trong đó con đường hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò quyết định
nhất .
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc (NAQ) đến với chủ nghĩa Mác –Lênin và tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam (CMVN) : Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn nhất.
Từ 1920 đến 1930, Người tích cực truyền bá con đường này vào CMVN, với
nhiều bài báo và tác phẩm, tham luận, mà tiêu biểu nhất là tác phẩm bản án chế độ
thực dân Pháp, đường cách mệnh. Nhờ vậy những tư tưởng chủ nghĩa Mác được
truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.
Thông qua việc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên và hoạt động
của hội , đặc biệt là chủ trương vô sản hóa( 1928), NAQ đã thực hiện được việc
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho quần chúng nhân dân Việt Nam.
Nội dung dung tư tưởng cơ bản là: Chủ nghĩa tư bản,chủ nghĩa đế quốc là
kẻ thù của nhân dân lao động, chỉ có làm cách mạng vô sản đánh đổ chủ nghĩa đế
quốc mới giải phóng được giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới. Công
- 21 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
nông là gốc của cách mạng. Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thông qua
Đảng cộng sản., đảng được vũ trang bằng lí luận của chủ nhĩa Mác- Lênin.
Những vấn đề trên chính là cơ sở của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
ta sau này. Nhờ có chủ nghĩa Mác làm cho phong trào công nhân có bước phát
triển mới chuyển từ tự phát sang tự giác.
Phong trào công nhân(PTCN) là điều kiện cơ bản, quyết định đến thành
lập Đảng.
Đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam ra đời và bắt đầu bước vào vũ đài chính
trị, chống áp bức bóc lột:
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, PTCN chưa trở thành lực lượng chính trị
riêng biệt, họ chỉ là một lực lượng tham gia trong phong trào yêu nước khác của
dân tộc, như vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên…
Sau chiến tranh công nhân trưởng thành hơn, họ trở thành một lực lượng
chính trị độc lập, đấu tranh với hình thức riêng của mình là: bãi công đòi quyền lợi
kinh tế ( 1919-1925 có 25 cuộc bãi công của công nhân ở khắp 3 miền), công nhân
đã thành lập tổ chức riêng của mình.( 1920, tổ chức công hội đỏ thành lập bí mật ở
Sài Gòn).
Từ 1926 đến 1930, do tiếp thu chủ nghiã Mác –Lênin phong trào đấu tranh
của công nhân tăng nhanh, bắt đầu chuyển qua tự giác với sự xuất hiện của 3 tổ
chúc cộng sản năm 1929 ( Đông Dương cộng sản Đảng và An nam cộng sản
Đảng, Đông Dương cộng sản liên đòan), do yêu cầu khách quan của cách mạng
Việt Nam, việc thống nhất 3 tổ chức cộng sản trở thành cấp bách.
Như vậy: Phong trào công nhân đi từ tự phát sang tự giác là một trong
những điều kiện tất yếu dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Phong trào yêu nước là cơ sở xã hội, là yêu cầu cho sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam
Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đã gặp phải tinh thần đấu tranh
quyết liệt của nhân dân:
Suốt thế kỉ XIX đầu XX, phong trào yêu nước xuất hiện, đấu tranh dưới nhiều
màu sắc khác nhau, nhưng đều thất bại. Tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương .
Sự thất bại của phong trào Cần Vương , chấm dứt cuộc đấu tranh theo ý thức hệ
phong kiến.
Từ 1919- 1930, phong trào cách mạng Việt Nam, xuất hiện hai khuynh hướng
: Tư sản và Vô sản:
Khuynh hướng Tư sản: do giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam khởi
xướng.
Tư sản: tổ chức phong trào chấn hưng hàng nội bài trừ hàng ngoại ( 1919),
chống độc quyền thương cảng Sài Gòn ( 1923), thành lập Đảng lập hiến ở Nam Kì
(1923).
Tiểu tư sản: đấu tranh sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau : mít tinh, biểu
tình, viết báo, lập nhà xuất bản tiến bộ, trong đó có 3 sự kiện tiêu biểu nhất là :
1924 , tiếng bom sa Diện của Phạm Hồng Thái ( Trung Quốc); Năm 1925, đòi
Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu. Năm 1926, cuộc truy điệu và để tang cho Phan
Châu Trinh. Những phong trào trên thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
- 22 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Đỉnh cao của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản là: khởi nghĩa
Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng ( đầu 1930). Cuộc khởi nghĩa thất bại,
chấm dứt khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào Cách mạng Việt Nam.
Sự thất bại này chứng tỏ khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với
yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam. Những người yêu nước Việt Nam
đứng trước sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo . Vì thế khi chủ
nghĩa Mác –Lênin xâm nhập vào Việt Nam thì tầng lớp tiểu tư sản bị phân hoá sâu
sắc, họ lần lượt chuyển sang khuynh hướng cách mạng vô sản để hoạt động .
Khuynh hướng vô sản
Do ảnh hưởng cách mạng tháng 10 Nga và hoạt động truyền bá chủ nghĩa
Mác vào công nhân Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1930, phong trào
theo khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, nhất là sau chủ trương
“vô sản hóa” của hội Việt Nam thanh niên. Phong trào công nhân phát triển mạnh
dẫn đến sự ra đời 3 tổ chức cộng sản Việt Nam.
Như vậy cuối 1929 đầu 1930, cả 3 yếu tố, chủ nghĩa Mác, phong trào công
nhân,phong trào yêu nước kết hợp chăt chẽ với nhau. Sự kết hợp này đặt ra yêu
cầu và tạo điều kiện cho sự thành lập đảng vô sản.Tất cả những vấn đề này xuất
hiện ở một con người là Nguyễn Aí Quốc, vì chính người đã xuất phát từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –Lênin và trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên , trở thành người cộng sản công nhân quốc tế.
c.Đảng ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng
sản Việt Nam, một Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học và sáng tạo,
có tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên…
Đảng ra đời vạch ra đường lối chiến lược mới cho cách mạng Việt Nam: Làm
cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn
tư bản. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lãnh đạo trong phong trào cách
mạng Việt Nam.
Đảng xây dựng được lực lượng mới cho cách mạng: Với hai khẩu hiệu chiến
lược là “ Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày” thu hút đông đảo nông dân đi theo
cách mạng, tạo ra liên minh vững chắc là công nông. Liên minh công nông là một
nhân tố nữa đảm bảo sự thành công của cách mạng.
Đảng đã vạch ra một phương pháp đấu tranh mới và đúng đó là dựa vào sức
mạnh của chính quần chúng nhân dân: Bạo lực cách mạng của quần chúng, nghĩa
là kết hợp cả đấu tranh vũ trang lẫn chính trị.
Đảng ra đời tạo điều kiện cho nhân dân ta có đồng minh mới là: Nhân dân
lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.( Việt Nam đoàn kết với vô
sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới). Và cũng từ đây cách mạng Việt Nam
trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới .
d.Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước
nhảy vọt tiếp theo của CM Việt Nam .
6. Vận dụng các kiến thức trên để giải quyết các vấn đề sau trong các bài
thi
Quá trình ra đời, hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Vai trò
của Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập hội.
- 23 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Trước khi thành lập Đảng ở Việt Nam có mấy tổ chức cách mạng theo khuynh
hướng vô sản? Anh (chị) hãy trình bày quá trình ra đời và hoạt động của các tổ chức
cách mạng ấy.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
(tháng 2/1930) với luận cương chính trị tháng 10/1930)
Trình bày nội dung hội nghị thành lập Đảng . Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong
hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc
và giai cấp của nhân dân Việt Nam
Chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam
Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch
sử cách mạng Việt Nam.
E. KẾT QUẢ
Khi dạy học theo vấn đề, bài giảng trở nên nhẹ nhàng, học sinh hiểu bài và nhớ
lâu hơn, nhận biết được vấn đề lịch sử để giải quyết yêu cầu của đề ra.
Năm học 2011-2012, có 283/287,( tỉ lệ 98.6% ) học sinh đạt điểm 5 trở lên.
Trong đó có 80% khá , giỏi.
F. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để xâu chuỗi lịch sử thành vấn đề thành công, đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết
với nghề, đào sâu suy nghĩ. Phải nắm vững nội dung của bài, chương và chương trình
trong toàn cấp học.
Để chuyển tải nội dung vấn đề lịch sử thành công cần phải có phương pháp phù
hợp .Làm thế nào phát huy được tính tích cực, chủ động của người học nhất thiết
trong giờ dạy lịch sử người thầy phải là “đạo diễn” tài năng, đừng biến giờ học
thành một giờ kể chuyện lịch sử một chiều, hay “phải chạy bài” cho kịp tiến độ
chương trình . Hãy truyền tình cảm của mình vào bài dạy để cho những vấn đề lịch sử
“có hồn” và tự nhiên đi vào tâm trí của người học.
KẾT LUẬN
Mục đích bài viết, hướng cho học sinh nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch
sử thời kì 1919-1930 theo chủ đề, học sinh hiểu rõ bài giảng, biết vận dụng kiến thức
trong làm bài và rút ra được bài học cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Bài viết tôi chỉ nêu ra một số câu hỏi vận dụng trong từng vấn đề đặt ra, để quý
đồng nghiệp tham khảo và hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
Bài viết nhất định có những thiếu sót, rất mong quý thầy cô, các bạn đồng
nghiệp và các em học sinh góp ý để chuyên đề của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện
- 24 -
Chuyên đề lịch sử
Phạm Thị Nhung
Phạm Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Ngọc Liên, Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường
phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm, 2008
[2]. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lệ, Đại Cương lịch sử Việt
Nam-Tập II, NXB Giáo Dục
[3]. Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam (Tập bài giảng), NXB Chính trị Quốc Gia,
1997
[4]. Lịch sử 12, NXB Giáo Dục, 2008
- 25 -