Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giáo trình vật liệu may (nghề may thời trang trung cấp) trường cao đẳng cộng đồng kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 49 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC: VẬT LIỆU MAY

NGHỀ: MAY THỜI TRANG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định /QĐ-CĐCĐ ngày / / 2022 của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)

Kon Tum, năm 2022

i
MỤC LỤC

Trang
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..........................................................................iii
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................iv
BÀI MỞ ĐẦU................................................................................................3
1. Khái quát nội dung và trọng tâm của mô học........................................3

1.1. Khái quát nội dung của môn học.........................................................3
1.2. Những trọng tâm của môn học............................................................3
2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học..............................................4
3. Tài liệu tham khảo.....................................................................................4
CHƯƠNG I: NGUYÊN LIỆU DỆT............................................................5
1. Khái quát chung về xơ, sợi dệt ................................................................5


1.1. Khái niệm - phân loại xơ dệt ..............................................................5
1.2. Khái niệm - phân loại sợi dệt..............................................................7
2. Cấu tạo và tính chất đặc trưng của nguyên liệu dệt..............................8
2.1. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi tự nhiên ......................8
2.2. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi nhân tạo ....................12
2.3. Cấu tạo và tính chất của xơ, sợi pha .................................................14
CÂU HỎI.....................................................................................................16
CHƯƠNG II: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI...........................................17
1. Phân loại vải ............................................................................................17
1.1. Phân loại vải theo thành phần xơ, sợi................................................17
1.2. Phân loại theo công dụng..................................................................17
1.3. Phân loại theo phương pháp sản xuất................................................18
1.4. Phân loại theo khối lượng..................................................................18
2. Một số đặc tính cơ bản của vải...............................................................18
2.1. Chiều dài............................................................................................18
2.2. Chiều rộng (khổ của tấm vải)............................................................19
2.3. Bề dày................................................................................................19
2.4. Khối lượng.........................................................................................20
2.5. Độ bền ..............................................................................................20
2.6. Độ nhàu.............................................................................................20

ii
2.7. Độ thẩm thấu.....................................................................................21
2.8. Độ chịu nhiệt ....................................................................................21
2.9. Độ co (đối với vải dệt thoi)...............................................................21
3. Vải dệt thoi...............................................................................................22
3.1. Khái niệm..........................................................................................22
3.2. Phân loại............................................................................................22
4. Một số kiểu dệt cơ bản............................................................................22
4.1. Khái niệm..........................................................................................23

4.2. Một số kiểu dệt thoi ..........................................................................23
CÂU HỎI.....................................................................................................27
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU MAY VÀ PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN
VẢI BẢO QUẢN HÀNG MAY MẶC.................................................................29
1. Chỉ may....................................................................................................29
1.1. Khái niệm .........................................................................................29
1.2. Phân loại chỉ .....................................................................................29
1.3. Yêu cầu đối với chỉ may....................................................................31
1.4. Ảnh hưởng của độ săn đối với chỉ may.............................................32
1.5. Lựa chọn các loại chỉ.........................................................................33
2. Phân loại vật liệu may.............................................................................33
2.1. Vật liệu chính....................................................................................33
2.2. Vật liệu phụ.......................................................................................34
3. Lựa chọn vải cho sản phẩm may............................................................39
3.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải........................................................39
3.2. Lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm..........................................40
4. Biện pháp bảo quản hàng may mặc ....................................................41
CÂU HỎI.....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................44

iii

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


iv

LỜI GIỚI THIỆU

Trang phục là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi con người, ngày
nay khi kinh tế xã hội phát triển thì ngồi việc mặc ấm, cịn phải mặc sao cho đẹp,
cho hợp phong cách, xu hướng thời trang. Xuất phát từ chính nhu cầu thực tế đó
mà ngành thời trang trong và ngoài nước ngày càng phát triển.

Để đáp ứng được nhu cầu không ngừng phát triển của ngành thời trang thì
ngành dệt may cũng không ngừng sáng tạo, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến
nhằm tạo ta được những sản phẩm đa dạng về chất liệu, đạt yêu cầu về chất
lượng, màu sắc, tính thẩm mỹ,…

Để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao động
ngành dệt may. Nhóm biên soạn đã biên soạn giáo trình vật liệu may này nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của chuyên ngành may thời
trang trình độ trung cấp.

Với kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức tích lũy được sau nhiều năm, nhóm
biên soạn đã cố gắng đưa vào giáo trình những nội dung ngắn gọn, kiến thức cơ
bản cần thiết, phù hợp với trình độ, đặc thù với đối tượng học sinh của địa
phương.

Giáo trình vật liệu may phù hợp với chương trình đào tạo nghề may thời
trang trình độ trung cấp, nội dung trình bày những kiến thức cơ bản như các tính
chất đặc trưng của xơ, sợi thiên nhiên; xơ, sợi hóa học; xơ, sợi pha, cách nhận
biết vải sợi, một số đặc tính của vải, vải dệt thoi, các đặc điểm, tính chất của các
loại nguyên phụ liệu để có biện pháp xử lí và lựa chọn trong q trình sử dụng
thiết kế, sản xuất hàng may mặc.


Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu khi biên soạn giáo trình, tuy
nhiên khơng tránh khỏi những sai sót. Chân thành cảm ơn, và rất mong sự đóng
góp ý kiến của các q thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh
để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.

Kon Tum, ngày 10 tháng 9 năm 2021

THAM GIA BIÊN SOẠN

1 1. Chủ biên: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh

2 2.Thành viên: Nguyễn Thị Phú

1

GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

TÊN MÔN HỌC: VẬT LIỆU MAY

THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

Mã môn học: 51262024

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:

- Vị trí: Là mơn học cơ sở, được bố trí học trước khi học các mô đun công
nghệ may.

- Tính chất: Là mơn học cơ sở quan trọng của nghề May thời trang có tính

chất bổ trợ cho các mô đun thiết kế và công nghệ may.

- Ý nghĩa: Là môn học cơ sở, nhằm trang bị cho người học những kiến thức
cơ bản về đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cơng dụng của một số loại xơ, sợi và vải
thường dùng. Giúp cho người học nhận biết và có phương pháp bảo quản vật liệu
may mặc.

- Vai trị: Mơn học này sẽ giúp người học có kiến thức cơ bản về vật liệu
may, giúp cho người thiết kế nhận dạng, tăng khả năng sáng tạo nhằm tạo ra được
kiểu dáng phù hợp của trang phục.

Mục tiêu môn học:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo, tính chất của nguyên liệu dệt sử dụng trong ngành
may;

- Trình bày được đặc tính cơ bản của vải dệt thoi sử dụng trong ngành may;

- Lựa chọn được các loại vật liệu may phù hợp với yêu cầu công nghệ và
thực hiện các biện pháp bảo quản sản phẩm sau khi may.

2. Về kỹ năng:

- Nhận biết được các loại xơ, sợi dệt và các đặc tính cơ bản và tính chất của
vải dệt thoi;

- Ứng dụng được các loại vải dệt thoi, các loại chỉ may... trong ngành may;


- Lựa chọn vải, phụ liệu cho sản phẩm may phù hợp với yêu cầu công nghệ.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có khả năng nhận biết về các loại xơ, sợi dệt và các đặc tính cơ bản của
vải;

- Thực hiện các công việc đã được định sẵn;

- Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.

- Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong q trình làm việc theo
tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm cá
nhân và một phần đối với nhóm.

2
NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

3
BÀI MỞ ĐẦU
Mã chương: 5126202401

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Phú
GIỚI THIỆU
Môn học vật liệu may là môn học cơ sở nhằm giúp cho người học nhận biết
về các tính chất đặc trưng của nguyên liệu dệt, đặc tính của vải, lựa chọn vải, bảo
quản sản phẩm may,..và nó cịn là tiền đề cho những mơn học, mô đun sau.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Liệt kê được các nội dung chính của bài học.

- Trình bày được phương pháp học tập mơ đun.
- Tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác.
NỘI DUNG
1. Khái quát nội dung và trọng tâm của mô học
1.1. Khái quát nội dung của môn học
Mơn học Vật liệu may có thời gian thực hiện môn học là 30 giờ; (lý thuyết:
28 giờ; Kiểm tra: 2giờ). Nội dung gồm có:
Bài mở đầu
Chương 1: Nguyên liệu dệt
Chương 2: Phân biệt các loại vải
Chương 3: Vật liệu may và phương pháp lựa chọn vải, bảo quản hàng may
mặc
1.2. Những trọng tâm của môn học
Chương 1: Nguyên liệu dệt
- Khái niệm - phân loại xơ dệt
- Khái niệm - phân loại sợi dệt
- Tính chất đặc trưng của xơ, sợi thiên nhiên; xơ, sợi hóa học; xơ, sợi pha
Chương 2: Phân biệt các loại vải
- Một số đặc tính cơ bản của vải
- Vải dệt thoi
Chương 3: Vật liệu may và phương pháp lựa chọn vải, bảo quản hàng may
mặc
- Chỉ may
- Phân loại vật liệu may

4
- Lựa chọn vải cho sản phẩm may
- Biện pháp bảo quản hàng may mặc
2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
- Đối với nhà giáo

+ Phương pháp giảng dạy: trực quan, giảng giải, phát vấn, đàm thoại, nêu
vấn đề và thảo luận theo nhóm, mang tính gợi mở, để phát huy khả năng tư duy,
nhận biết của học sinh.
+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện mô đun.
- Đối với người học
+ Chủ động xem trước bài học trong tài liệu học tập trước khi lên lớp, tập
trung chú ý và thực hiện các bài tập do giáo viên giao trong thời gian xác định.
+ Tham khảo các nguồn tài liệu khác.
3. Tài liệu tham khảo
1. Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex. Vật liệu may; 2010.
2. Trường CĐN TNDT Tây Nguyên. Vật liệu dệt may; 2012.
3. TS.Trần Thủy Bình, Ths. Lê Thị Mai Hoa. Vật liệu may. NXB Giáo dục
Việt Nam; 2005.
4. Trường ĐH công nghiệp TP.HCM. Vật liệu dệt may; 2006.
5. Chu Bính. Vật liệu may. NXB Lao Động; 2010.
TÓM TẮT BÀI HỌC

1. Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo
2. Phương pháp học tập mô đun
3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo

5

CHƯƠNG I: NGUYÊN LIỆU DỆT

Mã chương: 5126202402

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Phú

GIỚI THIỆU


Xu hướng thời trang của nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát
triển, vì vậy để đáp ứng nhu cầu may mặc trong và ngoài nước thì ngành cơng
nghiệp dệt đã cho ra đời rất nhiều loại vải với nhiều chủng loại khác nhau. Để lựa
chọn được loại vải phù hợp với kiểu dáng thiết kế, đảm bảo sức khỏe thì cần phải
biết được các tính chất, công dụng của từng loại vải. Bài học này nhằm trang bị
cho học sinh những kiến thức cơ bản về khái niệm, tính chất đặc trưng của xơ, sợi
tự nhiên; xơ, sợi nhân tạo.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Phân biệt được các loại xơ, sợi dệt sử dụng trong ngành may;

- Trình bày được cấu tạo, tính chất đặc trưng của nguyên liệu dệt;

- Vận dụng các kiến thức trên để nhận biết được các loại vải trong thực tế;

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt của học sinh trong quá trình
học tập.

NỘI DUNG

1. Khái quát chung về xơ, sợi dệt

1.1. Khái niệm - phân loại xơ dệt

1.1.1. Khái niệm: Xơ dệt là vật thể có kích thước nhỏ, chiều ngang nhỏ hơn
rất nhiều so với chiều dài và có tính chất mềm dẻo và dãn nở.


1.1.2. Phân loại xơ dệt

Xơ dệt bao gồm hai loại xơ chủ yếu đó là xơ thiên nhiên và xơ hóa học.

1.1.2.1. Xơ thiên nhiên

Xơ thiên nhiên là các xơ được hình thành trong điều kiện tự nhiên.

- Nhóm xơ có thành phần chủ yếu là xenlulơ gồm các loại xơ có nguồn gốc
thực vật (xơ bơng, xơ lanh, xơ đay, xơ gai, ...).

- Nhóm xơ có thành phần cấu tạo chủ yếu từ protit (protein) gồm các loại xơ
có nguồn gốc động vật ( xơ len, tơ tằm, ...).

Ngồi ra cịn có loại xơ thiên nhiên được tạo thành từ chất vô cơ thiên nhiên
có nguồn gốc cấu tạo là các chất khống như xơ amiăng

1.1.2.2. Xơ hóa học

6
Xơ hóa học là các xơ được hình thành trong điều kiện nhân tạo và được tạo
ra từ những chất hoặc vật chất có trong thiên nhiên. Xơ hóa học được phân thành
hai loại chính

- Xơ nhân tạo (được tạo nên từ chất hữu cơ thiên nhiên có sẵn trong thiên
nhiên: Xenlulo, gỗ, xơ bơng, xơ bơng ngắn chế biến thành dung dịch rồi định hình
thành sợi)

- Xơ tổng hợp (tạo nên từ chất tổng hợp hữu cơ hoặc vô cơ: Khí đốt, sản

phẩm chưng cất dầu mỏ,...)

Ví dụ: Xơ vitxco được tạo ra từ xenlulo

- Xơ nilon (PA) được tạo ra từ sản phẩm chưng cất dầu mỏ

- Xơ amiăng nóng chảy ở nhiệt độ 800oC được dùng pha với xơ bông để dệt
vải may bảo hộ lao động.

Loại xơ hóa học đáng kể hiện nay là xơ tổng hợp, trong đó phổ biến và được
sử dụng nhiều nhất là các nhóm xơ tạo nên từ chất hữu cơ tổng hợp như: poliamit
(capron, nilon), polieste (lapxan, terilen),....

Do nguồn gốc xuất xứ khác nhau, thành phần cấu tạo và phương pháp tạo
thành xơ khác nhau cho nên mỗi loại xơ chủ yếu lại phân ra thành các nhóm riêng
theo bảng phân loại xơ dệt.

Bảng phân loại xơ dệt 7

XƠ DỆT

Xơ thiên nhiên Xơ hóa học

Hữu cơ Vô cơ Hữu cơ Vô cơ

Nguồn Nguồn Nguồn Nhân Tổng
gốc gốc động gốc tạo hợp

thực vật vật khoáng


Xenlulo Protit Hydrat Axêtil Protit Poliamit, Thủy
Xenlulo Xenlulo Cadein Polieste, tinh
Bông, Len,Tơ
Lanh, tằm Poliacrilonitryl,
Đay,
Gai Polipropylen,
Poliuretan

Amiang Vitxco, Axetát,
Pôlinô, Tri-
Amôniắc, axêtat
đồng

Hình 1.1. Bảng phân loại xơ dệt

1.2. Khái niệm - phân loại sợi dệt

1.2.1. Khái niệm

Sợi dệt là vật thể được tạo ra từ các loại xơ dệt bằng phương pháp xe, xoắn
hoặc dính kết các xơ lại với nhau. Về mặt kích thước các loại sợi có chiều dài rất
lớn, chiều ngang nhỏ, chiều dài của con sợi được xác định bằng chiều dài của các
sợi cuộn trong các ống sợi.

Sợi dệt cũng có tính chất mềm, dẻo, dãn nở đàn hồi.

1.2.2. Phân loại

Sợi dệt được phân thành hai loại : Sợi con và sợi phức.


* Sợi con (sợi đơn): là loại sợi chủ yếu và phổ biến nhất, chiếm khoảng 85%
toàn bộ các loại sợi sản xuất trên thế giới. Sợi con được tạo nên từ xơ cùng loại
hoặc pha trộn giữa các loại xơ khác nhau.

8
Sợi con được phân chia thành sợi đơn giản và sợi kiểu. Sợi đơn giản có kết
cấu và màu sắc giống nhau trên khắp chiều dài sợi. Sợi kiểu (hoa) được tạo nên từ
những phương pháp khác nhau, làm cho sợi kết cấu không đồng đều trên suốt
chiều dài sợi, tạo thành những vòng sợi, hoặc chỗ dày mỏng khác nhau, mang
nhiều màu sắc khác nhau.

* Sợi phức (sợi ghép): Ngoài sợi tơ tằm (tơ thiên nhiên), tất cả các loại sợi
phức đều là sợi hóa học. Sợi phức bao gồm các sợi cơ bản, thường có độ dày trung
bình hoặc nhỏ nhằm làm tăng độ bền của sợi.

Tùy thuộc vào thành phần xơ tham gia trong đó mà sợi lại được phân chia
thành hai loại :

- Sợi đồng nhất (tạo nên từ một loại xơ: bông, lanh, len,...)

- Sợi không đồng nhất chứa hai hay nhiều loại xơ, thường ở dạng sợi (len
với bông, vitxco với axetat,...)

Bảng phân loại sợi dệt

SỢI DỆT

LOẠI THỨ NHẤT LOẠI THỨ HAI

Sợi con Sợi phức Sợi cắt Sợi xe


Sợi Sợi kiểu Sợi Sợi xe Sợi xe Sợi đơn Sợi

đơn dính giản kiểu

giản kết

Đồng nhất Đồng Đồng Đồng Đồng nhất Đồng nhất Đồng nhất Len,
bông len nhất nhất nhất giấy,kim Bông, len, tơ tơ
hỗn hợp Len hỗn tơ Vitxco Không đồng
Len+Lapsa hợp Len tằm axêtat loại Không đồng nhất
n, Len+ + tơ, Không đồng nhất Bông với tơ, Tơ
Vitxco Len + Vitxco+axetat với axetat, hỗn
bông nhất chất , Len+bông,
dẻo+kim Len+Poliamit hợp Len+tơ
Len + bông
loại

Hình 1.2. Bảng phân loại sợi dệt
2. Cấu tạo và tính chất đặc trưng của nguyên liệu dệt
2.1. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi tự nhiên

9
2.1.1. Xơ, sợi bông

2.1.1.1. Cấu tạo

- Xơ bông là loại nguyên liệu quan trọng bậc nhất đối với công nghiệp dệt
may, chiếm khoảng 50% tổng nguyên liệu dệt.


- Thành phần chủ yếu chứa trong xơ bơng là xenlulo (C6H10O5)n, chiếm
khoảng 96%, cịn lại là các thành phần: keo pectin, nito, mỡ, sáp và tro, (nitơ và tro
(0,5%), mỡ xáp (1%), các chất có phân tử gần giống xenlulo (1%)… Xơ bông chứa
nhiều mỡ xáp thì mềm, mịn và bền nhưng khó in hoa, nhuộm màu.

Phần lớn xơ bông được chế biến thành sợi dệt và dùng trong lĩnh vực dệt-
may. Các loại xơ ngắn thì dùng làm chế phẩm khác như: Bông y tế, bông nén, vật
liệu bọc, đệm, chăn,....

2.1.1.2. Tính chất

- Xơ bơng mềm mại, có khối lượng riêng trung bình: γ = 1,5g/cm3.

- Độ bền cơ học cao trong mơi trường khơng khí và thấp trong mơi trường
nước, độ ổn định hóa học tương đối tốt, khả năng nấu, tẩy, giặt, là thuận tiện;

- Xơ bông hút nước nhanh và dễ bị co (độ co dọc từ 1,5-8%).

- Độ hút ẩm tốt, hàm ẩm của xơ khá cao khoảng 8-12%. Vì vậy, vải bơng
mặc thống mát dễ thấm mồ hơi, giặt lâu khơ và dễ nhàu, khi là(ủi) khó giữ nếp.

- Tính dẫn điện kém hầu như khơng dẫn điện nên có thể dùng làm vật cách
điện.

- Nhiệt độ là thích hợp từ 140-1500C, Ở nhiệt độ cao hơn 1800C xơ sẽ bị
chuyển sang màu vàng.

- Độ dãn đứt và dãn đàn hồi thấp.

- Kém bền dưới tác dụng với ánh sáng mặt trời (nếu phơi liên tục ngồi trời

nắng 900÷1000 giờ độ bền của xơ bông giảm 50%).

- Xơ bông tác dụng tốt với kiềm (NaOH) ở nhiệt độ thường nhưng ở nhiệt
độ cao bị giảm bền.

- Xơ bông bị phá hủy trong môi trường axit, đặc biệt là axit vô cơ và nồng
độ dung dịch cao.

- Kém bền với vi sinh vật (trong mơi trường khơng khí có độ ẩm cao trên xơ
xuất hiện vết mốc)

2.1.2. Len

2.1.2.1. Cấu tạo

- Len là loại xơ được chế biến chủ yếu từ lớp lông phủ trên động vật như
lông cừu, dê, lạc đà, thỏ,... Lông cừu được dùng nhiều nhất chiếm 96-97% trong
ngành cơng nghiệp dệt len, sau đó là lơng dê chiếm khoảng 2%, cịn lại là lơng lạc
đà, lông ngựa, lông thỏ.

10
Thành phần chính chứa trong xơ len là chất Kêratin (90%), 10% còn lại là
tạp chất (mỡ, tạp chất thực vật, màng kitin bảo vệ xơ). Len lông cừu được chia làm
3 lớp (Lớp vảy (lớp ngoài cùng), lớp xơ đặc, lớp rãnh giữa)

- Lớp vảy: được tạo ra từ tế bào sừng hình ngói xếp gối lên nhau, có tác
dụng bao bọc và bảo vệ xơ len.

- Lớp xơ đặc: được tạo ra từ chất Kêratin, lớp này thế hiện tính chất cơ lý
chủ yếu của xơ len. Lớp này được cấu tạo gồm những tế bào hình sợi con, giữa các

tế bào có những khoảng cách trống, vì vậy tạo cho xơ len có tính giữ nhiệt tốt.

- Lớp rãnh giữa được tạo ra từ lớp chứa khơng khí ở bên trong, gồm những
tế bào hình ống.

Phụ thuộc vào độ mảnh (chiều dày) và tính đồng nhất của thành phần mà len
được phân ra thành các loại: len mịn, len nửa mịn, len nửa thô và len thô.

Len mịn: tạo ra từ lông tơ; len nửa mịn: tạo ra từ lông nhỡ; len nửa thô: tạo
ra từ lông thô; len thô: tạo ra từ lông nhỡ, lông thô và lông chết.

2.1.2.2. Tính chất

- Khối lượng riêng trung bình: γ = 1,3- 1,32 g/cm3.

- Len là vật liệu xốp và nhẹ có khả năng giữ nhiệt cao, trong môi trường
nước xơ trương nở mạnh.

- Xơ len có độ kéo dãn và đàn hồi rất cao (trong khơng khí đạt 35%, trong
mơi trường nước 70%), vải len có tính kháng nhàu cao.

- Khi sấy ở nhiệt độ 100 oC - 105 oC xơ len bị giịn, nếu cho hồi ẩm trở lại
thì nó lại mềm mại, nhiệt độ là thích hợp 130-1500c, ở nhiệt độ >1700c xơ bị phá
hủy.

- Độ hút ẩm cao, nên dễ bị vi sinh vật phá hủy.

- Kém bền với dung dịch kiềm (nếu đun len trong dung dịch kiềm NaOH
nồng độ 2% thì sau ít phút len bị phá hủy);


- Kém bền với vi sinh vật (gián, mối,… đặc biệt là gián phá hủy len rất
mạnh. Ngoài ra còn xuất hiện loại mối ăn len (ăn chất kêratin) tạo nên vết thủng
trên sản phẩm).

2.1.3. Tơ tằm

2.1.3.1. Cấu tạo

Tơ tằm có nhiều loại: Loại tạo ra từ sâu tằm ăn lá dâu nhả tơ gọi là tơ tằm
dâu, ngồi ra cịn có tằm thầu dầu và tằm sắn. Thành phần chính của tơ tằm gồm
hai chất chính là chất phibroin, chiếm khoảng 72-78% (chất cơ bản tạo ra tơ), và
chất xêrixin, chiếm khoảng 20%÷28% cịn lại là các tạp chất khác.

2.1.3.2. Tính chất

- Tơ tằm nhẹ và xốp, sợi tơ có hình dáng bên ngồi bóng, nhẵn, óng ánh,
mịn mát.

11
- Khối lượng riêng γ = 1,3 g/cm3

- Độ bền cơ học rất cao, cao hơn bông và len.

- Độ kéo dãn đàn hồi kém hơn len nhưng tốt hơn bông.

- Tơ tằm mặc ít bị nhàu hơn vải sợi bơng

- Trong môi trường ướt bị nhàu

- Tơ tằm hút ẩm và nhả ẩm rất tốt, trong môi trường khơng khí độ hút ẩm

vào khoảng w =11%, vì vậy mặc thống mát, dễ thấm mồ hơi.

- Độ co dọc của tơ trong môi trường nước từ 4-6%.

- Dễ nhuộm màu và dễ in hoa.

- Tơ tằm chịu tác dụng nhiệt kém hơn xơ bông, ở nhiệt độ > 100oC tơ tằm bị
phá hủy, vì vậy khơng nên là (ủi) hàng tơ lụa ở nhiệt độ cao.

- Tác dụng với ánh sáng mặt trời: kém hơn xơ bông, phơi liên tục 200 giờ
ngoài trời nắng to tơ tằm giảm bền 50%

- Tơ tằm chịu tác dụng với kiềm rất kém. Trong dung dịch kiềm, nhất là
kiềm đậm đặc, ở nhiệt độ cao tơ tằm bị phá hủy nghiêm trọng (ví dụ: trong dung
dịch NaOH 5,5% - nhiệt độ 30oC tơ bị hòa tan trong vài phút …), vì vậy khi giặt
nên dùng xà phịng trung tính.

- Tơ tằm kém bền với vi sinh vật.

2.1.4. Phương pháp nhận biết mặt hàng vải sợi dệt từ xơ, sợi thiên nhiên

2.1.4.1. Nhận biết bằng phương pháp trực quan

Nhìn chung mặt vải khơng bóng, sợi có độ đều khơng cao, hút ẩm tốt.

- Vải sợi bơng: Khơng bóng, sợi có độ đều khơng cao, sờ mềm tay, nhúng
nước vải không cứng. Khi kéo đứt một đoạn sợi thấy dai, chỗ đứt không bị xù
lông.

- Vải sợi lanh, đay, gai: So với sợi bơng lanh, đay, gai có độ đều cao hơn.

Khi gặp nước mặt vải cứng lại, khi để khơ thì mềm, mặt vải mịn hơn vải bơng và
bóng hơn vải sợi bơng.

- Vải sợi len: Sờ ráp tay, sợi len xốp khi kéo một đoạn sợi ta thấy sợi có độ
kéo dãn lớn.

- Vải tơ: Mặt vải mịn, bóng, mềm, sờ mát tay rút một đoạn sợi kéo đứt, sợi
dai và bền, mối đứt gọn và không xù lông.

2.1.4.2. Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học

- Gốc xenlulo: Khi đốt xơ xenlulo có mùi khét của giấy cháy, tro rời màu
xám trắng bóp dễ vỡ.

- Gốc protit: Khi đốt tỏa mùi khét của tóc cháy đầu đốt sủi bọt màu nâu, tro
xốp bóp vỡ vụn.

12
2.2. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi nhân tạo

2.2.1. Xơ, sợi vitxco

2.2.1.1. Cấu tạo

Nguyên liệu sản xuất xơ, sợi vitxco là xenlulo được lấy từ các loại gỗ
(thông, tùng, tre, nứa, bồ đề,…) trải qua 4 giai đoạn: chế biến nguyên liệu ban đầu
và chuẩn bị dung dịch kéo sợi; Định hình sợi; Tẩy giặt; Tinh chế dệt.

2.2.1.2. Tính chất


- Khối lượng riêng của xơ: γ = 1,5 g/cm3

- Xơ, sợi vitxco có độ dài và độ mảnh phụ thuộc vào công nghệ sản suất.

- Xơ Vitxco được chế tạo từ chất xenlulo nên tính chất của sợi gần giống với
tính chất của xơ bơng. Độ bền đứt, độ bền mài mịn gần bằng xơ bơng, có độ co
dãn và đàn hồi cao hơn xơ bông do vậy xơ, sợi vitxco ít bị nhàu nát hơn vải bơng.

- Xơ vitxco có cấu trúc xốp nên dễ hút ẩm, thấm mồ hôi.

- Trong mơi trường khơng khí bình thường độ hút ẩm đạt vào khoảng
11÷12%.

- Vải sợi vitxco dễ trương nở trong môi trường nước, độ co dọc từ 8 đến
12%, độ bền ướt giảm 20 đến 25%.

- Vải xơ, sợi vitxco chịu tác dụng nhiệt kém, nhiệt độ là thích hợp từ 1200c
đến 1300c, ở nhiệt độ >130oC tính chất của xơ thay đổi, giảm bền.

- Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời tính chất của xơ vitxco biến đổi, trở
nên cứng, giòn, màu chuyển từ trắng sang vàng úa.

- So với vải bông, vải sợi vitxco kém bền trong mơi trường kiềm. Nên chỉ có
thể giặt vải vitxco trong dung dịch kiềm loãng ở nhiệt độ 30÷400C

2.2.2. Xơ, sợi Axetat

2.2.2.1. Cấu tạo

- Thành phần chủ yếu của xơ, sợi Axêtát là xenlulo, chiếm tới 98% nhưng

không phải chế biến từ gỗ mà lấy trực tiếp từ xơ bông ngắn (bông cỏ). Bằng
phương pháp cơ học để loại tạp chất ra khỏi xenlulo, sau đó đem nghiền nhỏ rồi
cho tác dụng với kiềm. Sau mỗi quá trình như vậy đều tiến hành tẩy, giặt thật sạch
để loại các tạp chất ra khỏi xenlulo.

2.2.2.2. Tính chất

- Khối lượng riêng: γ = 1,3 g/cm3

- Xơ axetat tương đối bền cơ học, nhưng ở trạng thái ướt xơ bị giảm bền
đáng kể từ 20- 45% nhưng vẫn giữ được hình dáng và khơng bị co khi giặt.

- Do là xơ nhiệt dẻo nên khả năng chịu nhiệt kém, nhiệt độ là từ 95 đến
không quá 1050C.

- Xơ, sợi axetat thích hợp cho việc tạo ra sản phẩm dệt kim.

13
- Xơ, sợi axetat khó nhuộm màu hơn so với vitxco, vì vậy có thể pha trộn
nguyên liệu này với xơ vitxco hoặc nguyên liệu khác để tạo ra các loại vải có màu
sắc khác nhau.

- Khả năng hút ẩm của xơ thấp hơn so với vitxco, độ hút ẩm khoảng 5÷7%

- Xơ, sợi có khả năng phát sinh tĩnh điện khi bị ma sát cho nên trong may
mặc thường sử dụng làm vật liệu mặc ngoài.

- Xơ tương đối bền trước tác dụng với dung dịch axit loãng nhưng kém bền
trong dung dịch kiềm.


- Bền dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, chống đỡ tốt với sự phá hoại của
các vi sinh vật

2.2.3. Xơ, sợi Poliamit (kí hiệu PA, tên gọi nilon, capron, peclon, valide,...)

2.2.3.1. Cấu tạo

Xơ Poliamit là xơ tổng hợp. Nguyên liệu ban đầu để sản xuất xơ PA là
benzen và phenol.

2.2.3.2. Tính chất

- Khối lượng riêng của xơ bông: γ = 1,14 g/cm3

- Độ dài và độ mảnh của xơ phụ thuộc vào công nghệ sản suất.

- Độ bền kéo đứt và độ bền mài mòn cao (độ bền cao gấp 10 lần sợi bông,
gấp 20 lần sợi len, và gấp 50 lần sợi vitxco).

- Độ co giãn đàn hồi của sợi tương đối lớn.

- Độ bền mài mòn của xơ rất cao

- Khả năng nhuộm màu tốt.

- Độ hút ẩm thấp, trong mơi trường khơng khí độ hút ẩm của xơ 4 đến 4,5%,
khó thốt khí, mồ hơi, khó bắt bụi và không bị nhàu nát.

- Dễ nhiễm tĩnh điện, gây khó khăn trong quá trình gia cơng.


- Khả năng chịu nhiệt của xơ, sợi, vải kém do là xơ nhiệt dẻo nên poliamit bị
biến dạng ở nhiệt cao, ở nhiệt độ khoảng 90-100oC xơ bị giảm bền rất nhanh và
chuyển thành dạng chảy mềm. Khi gia công phải tiến hành ổn định nhiệt.

- Xơ PA bền tương đối cao với kiềm nhưng kém bền khi tác dụng với axít
đậm đặc.

- Xơ kém bền vững trước tác dụng của ánh sáng, nhanh bị lão hóa, sợi trở
nên cứng, giịn và chuyển từ màu trắng sang vàng úa.

- Bền với vi sinh vật.

2.2.4. Xơ Polyeste (PES, PET)

2.2.4.1. Cấu tạo

14
- Xơ polieste được sản xuất chủ yếu từ polietylen tereptalat, sản phẩm của sự
trùng hợp ngưng tụ giữa axit tereptalic (nhận được từ các sản phẩm có chứa trong
dầu mỏ, than đá) và etylenglycol.

2.2.4.2. Tính chất

- Độ dài và độ mảnh của xơ phụ thuộc vào công nghệ sản suất.

- Khối lượng riêng trung bình: γ = 1,38 g/cm3

- Độ bền cơ học cao

- Trong môi trường ướt hầu như không bị giảm bền.


- Khả năng chịu nhiệt của xơ tương đối lớn (từ 1500c đến 1600c)

- Độ co giãn đàn hồi rất lớn, vì vậy vải dệt từ sợi PES rất bền chắc, chống co
và chống nhàu tốt.

- Độ hút ẩm thấp khoảng 0,4% nên khó thấm nước, mặc bí, khó thốt mồ
hơi, khó nhuộm màu, in hoa.

- Dễ nhiễm tĩnh điện do ma sát.

- Dễ bị xù lông, sau một thời gian sử dụng tạo ra hiện tượng vón hạt trên bề
mặt chế phẩm.

- Vải mặc bí, khó thốt mồ hơi.

- Bền trước tác dụng với dung dịch axit, và các dung môi hữu cơ thông
thường như axeton, benzen, rượu nhưng bị hịa tan khi đun sơi trong phenol và
crezol.

- Kém bền trước tác dụng với kiềm, nếu đun xơ trong dung dịch xút 1% xơ
bị thủy phân, ở nhiệt độ thường xơ tác dụng với dung dịch xút 40% xơ polieste bị
phá hủy.

- Bền với vi sinh vật và nấm mốc

2.2.5 Phương pháp nhận biết mặt hàng vải dệt từ xơ, sợi hóa học

2.2.5.1. Nhận biết bằng phương pháp trực quan


Mặt vải bóng, láng và sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải ta có cảm giác
các sợi xếp song song nhau, sợi dai có độ đàn hồi cao, vị nhẹ không nhàu, lậu
thấm nước.

2.2.5.2. Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học

- Vải sợi poliamit: Khi đốt xơ cháy yếu, đầu đốt bị chảy nhựa màu nâu sẫm,
tro để nguội cứng, bóp khơng vỡ, mùi cần tây, mùi nến cháy.

- Vải sợi polieste: Khi đốt xơ cháy đầu đốt bị chảy nhựa màu nâu sẫm, tro để
nguội cứng, mùi cần tây.

2.3. Cấu tạo và tính chất của xơ, sợi pha

15
- Để tổng hợp được những ưu điểm của sợi thiên nhiên (thoáng mát, hợp vệ
sinh, hút ẩm tốt, chịu nhiệt, giữ nhiệt,…); sợi hóa học (bền, đẹp, khó bắt bụi, giặt
nhanh sạch, ít nhàu, nhanh khô,…) và khắc phục những nhược điểm của xơ thiên
nhiên( khó nhuộm, độ bền mài mịn kém, dễ bị co, nhàu nát,…), sợi tổng hợp(dễ
sinh tĩnh điện, thoát khí kém, chịu nhiệt thấp,…) trong q trình dệt người ta pha
trộn giữa hai thành phần xơ, sợi này với nhau theo một tỉ lệ nhất định ( tùy thuộc
vào mục đích sử dụng, giá thành sản phẩm,…) tạo thành sợi pha trong cùng một
kiểu dệt, nhằm tạo ra tính chất ưu việt của các sợi thành phần phục vụ cho nhu cầu
con người.

- Vải sợi pha có ưu điểm hơn hẳn so với vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa
học như vải đẹp, độ bền cao, dễ nhuộn màu, khó bắt bụi, ít nhàu nát, mặc thống
mát, giặt nhanh khơ,…

- Có thể pha trộn các thành phần sợi sau đây để hình thành nên sợi pha phục

vụ cho công nghiệp dệt thoi và dệt kim:

+ Sợi tổng hợp: rất bền

+ Sợi bơng: rất thống mát

+Sợi Vitxco: rất bóng, dễ nhuộm

+Sợi tơ tằm: mềm mại, bóng mịn, thoáng mát

+ Sợi len: Giữ nhiệt cao,ít nhăn, nhẹ và xốp.

- Người ta có thể pha trộn từ hai hay ba thành phần xơ sợi theo tỷ lệ nhất
định đề hình thành các chế phẩm dệt khác nhau như bông pha với vitxco theo tỷ lệ
67/33; bông pha với polieste 65/35; polieste pha với vitxco 67/33, bông, lanh, len
pha với poliacrylonitril,...

2.3.1. Phương pháp nhận biết mặt hàng vải dệt từ sợi pha giữa xơ hóa học
và xơ thiên nhiên

- Được nhận biết trên cơ sở kiến thức tổng hợp các thành phần sợi tham gia
cấu thành vải, do vậy cần tìm hiểu kỹ đặt tính, các thành phần sợi riêng biệt, sau đó
nhận biết một cách tổng thể, tránh bị nhầm lẫn. Nhìn chung mặt vải khơng bóng,
vải có độ bền cao, khi xé ta có cảm giác rất dai. Loại vải dệt từ sợi PECO (chứa
65% sợi polyeste và 35% cotton) được ưa chuộng nhất trên thị trường. Độ bền của
sợi PECO lớn hơn sợi bông rất nhiều. Vải dệt từ sợi pha xơ hóa học càng nhiều thì
mặt vải càng bóng.

- Ngồi phương pháp trực quan, phương pháp nhiệt học cịn có phương pháp
hóa học. Phương pháp hóa học nhận biết chính xác hơn nhưng chỉ thích hợp dùng

trong phịng thí nghiệm do vậy trong điều kiện bình thường, thường khơng thuận
tiện, khó có các hóa chất đúng u cầu để làm thí nghiệm.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

1. Khái quát chung về xơ, sợi dệt

1.1. Khái niệm - phân loại xơ dệt


×