Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Lịch sử tư tưởng người Việt thời tiền + sơ sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 32 trang )

Dự án 1: Lịch sử tư tưởng người Việt thời tiền sử, sơ sử

Tuần 1: Tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam thời tiền sử, sơ sử. Nghiên cứu
lịch sử tư tưởng người Việt thời tiền sử

Phần 1: Bối cảnh đất nước, con người Việt Nam

1.1. Lịch sử hình thành, bối cảnh đất nước

Trong hàng triệu năm đầu của lịch sử trái đất, lãnh thổ Việt Nam bị ngập trong
nước biển. Có nhiều đợt băng hà lớn lan tràn các lục địa, riêng khu vực Đơng Nam
Á trong đó có Việt Nam khơng có băng hà, nhưng chịu ảnh hưởng gián tiếp gây
mưa nhiều, nước biển nhiều lan tràn lên một số vùng (thời kỳ giãn băng). Cách đây
khoảng 20.000 năm, nước biển đã ngập hết các vùng thấp, làm cho nhiều vùng cao
trở thành những đảo hoặc quần đảo. Ở Việt Nam có lúc nước biển vào tới sát các
vùng núi hiện nay. Đợt biển tiến này kéo dài, và rút lui vào khoảng giữa thế toàn
tân cách ngày ngay 5.000 - 6.000 năm trước. Nhiều lãnh thổ mới đã xuất hiện, địa
chất học gọi đây là thời kỳ tạo đất. Biển rút khỏi những vùng rộng lớn, lục địa châu
Á hình thành.

Trong thời kỳ này, ở Đông Nam Á xảy ra những chuyển động địa chấn lớn,
những lớp sóng lục địa khổng lồ, tạo ra những nếp gấp rất lớn trên mặt đất. Do đó,
hình thành những dãy núi lớn trùng điệp, xen kẽ giữa các dãy núi là những con
sơng lớn, những cao ngun và bình ngun. Chính những lớp sóng lục địa này
làm cho kết cấu địa chất, địa tầng có những thay đổi lớn, mặt đất lồi lõm khơng
đồng đều, địa hình trở nên phức tạp. Lúc này, ở nước ta nổi lên vùng cao, không
ngập nước, tương ứng với khu vực sườn núi cao chạy dọc từ Bắc và cực Nam
Trung bộ, đó chính là mạch núi Trường Sơn. Còn vùng thấp ngập nước đó là mạch
đất đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung và Nam Bộ, liền với vịnh Bắc Bộ
mênh mông. Sau đợt biển tiến này là sự hình thành các đồng bằng ven biển nước
ta.



1.2. Con người Việt Nam thời tiền sử, sơ sử

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, được coi là một trong những trung
tâm phát sinh và phát triển của loài người. Trên lãnh thổ Việt Nam đã tìm thấy dấu
vết của những người vượn ở thời nguyên thủy tương ứng với thế cánh tân
(Pleistocèn) của kỷ đệ tứ. Khảo cổ học đã phát hiện được răng người vượn ở các
hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), nhiều công cụ chặt thô sơ của người
vượn ở Núi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hóa). Tại các địa điểm Hàng Gịn
và Dầu Giây (Xuân Lộc, Đồng Nai) và An Lộc (Lộc Ninh, Bình Phước) cũng có
một số cơng cụ đá như rìu tay, trốp pơ của người vượn. Thời Cánh tân (cách ngày
nay khoảng từ 20 đến 30 vạn năm) ở cả trên hai miền Bắc, Nam nước ta đều đã

phát hiện được dấu tích sinh sống của người vượn. Thời Cánh tân (Pleistocence)
được chia thành 3 giai đoạn: sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ, tương đương với thời đại
đá cũ (Palaeolithic) trong lịch sử loài người. Tiếp theo là thời Toàn tân (Holocene)
tương đương với thời kỳ từ khi con người bước vào thời đại đá mới (Neolithic) cho
đến ngày nay.

Sự tích Hồng Bàng giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là sự "kết
duyên", hòa hợp của hai giống Tiên - Rồng. Tiên là Âu Cơ, thuộc Lục quốc ở trên
cạn và Rồng là Lạc Long Quân thuộc Thủy quốc ở miền duyên hải, hải đảo. Những
huyền thoại này được kiểm chứng bằng các di tích, di vật khảo cổ học phong phú,
đa dạng và liên tục, xác nhận một thực tế hiển nhiên là cùng với quá trình hình
thành đất nước, con người Việt Nam, tổ tiên ta đã đồng thời khai chiếm cả núi
rừng, đồng bằng và biển cả, đã triệt để khai thác và thích nghi với điều kiện tự
nhiên, tạo nên thế manh căn bản của cộng đồng ngay từ thuở khai sinh. Và từ đó ta
cũng thấy được người Việt ta từ xưa đã có tư tưởng tìm hiểu về nguồn gốc của
mình.


Phần 2: Lịch sử tư tưởng người Việt thời tiền sử

2.1. Tư tưởng kinh tế

Con người ở thời nguyên thủy sử dụng những thứ có sẵn trong thiên nhiên như
cành cây, hịn đá, mẫu xương..., vừa làm nông cụ sản xuất để nuôi sống mình, vừa
làm cơng cụ để tự vệ. Thời đại đồ đá là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại.
Căn cứ vào kỹ thuật làm đồ đá, khảo cổ học chia thời đại đồ đá ra ba thời kỳ: đồ đá
cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới.

Thời kỳ đồ đá cũ kéo dài từ trên 1 triệu năm đến khoảng hơn 1 vạn năm trước
công nguyên. Thời kỳ này công cụ cũng như sản phẩm cịn rất thơ kệch, đơn giản,
năm suất lao động còn thấp. Thời kỳ đồ đá giữa kéo dài từ hơn 1 vạn năm đến
khoảng 7.000 năm trước công nguyên. Đây là thời kỳ quá độ giữa thời kỳ đồ đá cũ
và đồ đá mới. Do đó, nó khơng có nét đặc trưng rõ rệt, mà chỉ có tính chất trung
gian. Thời đại đồ đá mới kéo dài từ khoảng trên 6.000 năm đến 2.000 trước công
nguyên. Đây là thời kỳ phát triển kỹ thuật đồ đá cao nhất. Trong cả ba thời kỳ đồ
đá đều có những bước phát triển về kỹ thuật ghè đẽo đá, từ thô sơ đến phức tạp,
phát triển theo quá trình từ thấp lên cao qua các cơng đoạn biến đổi, hồn thiện địi
hỏi nhiều công sức và kỹ năng lao động sáng tạo. Vì thế, lúc này xã hội lồi người
chẳng những có biến chuyển về kinh tế từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt, chăn
ni, mà cịn kéo theo cả sự chuyển biến trong hình thái ý thức. Những người
nguyên thuỷ đã dần có tư duy về mặt kinh tế.

2.1.1. Thời kỳ đồ đá cũ

Với những vết tích cịn lại, chúng ta biết rằng người vượn (Homo - Erectus) đã
có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam. Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là Văn hoá núi
Đọ, Quan Yên... (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kì thời đại đồ đá cũ phát hiện
được ở núi Đọ thuộc huyện Triệu Hoa, tỉnh Thanh Hoá). Theo các nhà khảo cổ

học, các di chỉ này tồn tại cách ngày nay khoảng vài chục vạn năm.

Đồ đá ở đây có rất nhiều, trong đó, có hàng ngàn hiện vật đã được sưu tầm,
nghiên cứu. Tất cả các hiện vật đều thuộc loại đá bazan ghè đẽo thô sơ, tạo nên
những mảnh tước, những cơng cụ chặt, nạo, rìu tay... Ở các di tích này, người ta đã
tìm thấy một số rìu tay cân xứng và được nhiều nhà nghiên cứu coi là của người
vượn sơ kỳ đá cũ. Những công cụ đá này rất thô sơ, chứng tỏ tay nghề ghè đẽo cịn
rất vụng về. Người ta tìm thấy ở đây 8 chiếc rìu tay; loại cơng cụ được chế tác cẩn
thận nhất của người nguyên thủy. Rìu tay ở núi Đọ hình trái xồi, dài nhất tới 14
phần, rộng nhất tới 10 phân, dày nhất tới 7 phân, nặng gần một cân. Một đầu rìu
dày, to làm chuôi cầm. Đầu kia nhỏ, được đẽo ở cả hai mặt thành một lưỡi mỏng,
sắc. Đó cũng là những đặc điểm chung của rìu tay sơ kỳ đồ đá cũ tại các nơi trên
thế giới. Gọi là rìu tay, vì nó khơng có cán mà được ngay trong tay khi sử dụng.
Rìu tay cân xứng thu thập được ở núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa thể hiện con người tối cổ
ở trên đất Việt Nam đã có ý niệm về sự cân xứng. Những rìu tay tuy chưa tìm được
nhiều ở các địa điểm trên, nhưng cũng đã biểu hiện sự phát triển về kinh nghiệm
sản xuất, tri thức duy lý, qua hoạt động chế tác công cụ. Các công cụ được sản sinh
từ kỹ thuật ghè đẽo, như rìu tay, mảnh tước...dùng để cắt, chặt, bổ..., làm tất cả
những công việc liên quan đến cuộc sống của con người.

Sau văn hoá Núi Đọ; các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ thuộc
hậu kỳ đá cũ ở Việt Nam. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hơn sáu chục địa
điểm đồ đá cuội ghè đẽo thô sơ ở vùng đất Vĩnh Phú. Đây là di tích của nền văn
hóa Sơn Vi, thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa. Văn hoá
Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Thời gian từ 20 đến 15 nghìn
năm TCN, con người (người hiện đại- Homosapiens) đã cư trú trên một địa bàn rất
rộng. Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Ngoài ra, người Sơn Vi còn sống cả trong các hang động núi đá vôi.
Đây là các bộ lạc săn bắt (bắn), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công
cụ cịn rất thơ sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác, đã có nhiều

hình loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá
cuội được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang
ở một đầu, có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại cơng cụ có lưỡi chạy xung quanh
theo rìa trịn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. So với đồ đá núi Đọ, thì kỹ
thuật ghè đẽo cuội, làm hình thành những cơng cụ chặt, nạo... có lưỡi sắc nằm về
một phía hay chung quanh rìa đá cuội, có loại lưỡi nằm ngang ở đầu hịn cuội, hoặc
có cơng cụ lưỡi được gia cơng theo chiều dọc hịn cuội...

Qua các công cụ đá phát hiện được của người Sơn Vi, chúng ta càng biết rõ về
cuộc sống của con người lúc bấy giờ ở ngoài trời và trong hang động. Họ sống
bằng săn bắt và hái lượm. Ở những bãi đá cuội bờ sông, bờ suối, nơi có dấu vết
người Sơn Vi sinh sống, chúng ta thấy người Sơn Vi chọn thử đá tốt, cứng và dẻo
(như qcdit, riơlit) để làm cơng cụ, cịn thứ đá xấu, dễ vỡ, thì khơng bao giờ được
họ dùng. Điều đó thể hiện, sự lựa chọn đánh dấu một bước phát triển của tư duy
phân loại. Tư duy phân loại cịn được biểu hiện ở các loại hình cơng cụ đá của văn
hóa Sơn Vi: cơng cụ rìa lưỡi ngang, cơng cụ rìa lưỡi dọc, cơng cụ một phần tư viên
cuội, công cụ lưỡi xung quanh... Sự đa dạng hóa loại hình cơng cụ phù hợp với
chức năng của công cụ cất, chặt, bổ, nạo... Điều này không những nói lên sự phát
triển của kỹ thuật ghè đẽo đá cuội, mà cịn nói lên sự phát triển tư duy của con
người nguyên thủy. Vì trước khi họ chế tác cơng cụ, thì trong đầu họ đã có tư duy
về hình ảnh, về kiểu dáng chế tác. Tư duy phân loại thể hiện trong lựa chọn nguyên
liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình cơng cụ.

2.1.2. Thời kỳ đồ đá mới

Trong giai đoạn tiền sử; cách đây khoảng một vạn năm đã có những thay đổi
quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong lối sống của con người. Loài người bước
vào thời đại đồ đá mới. Thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về
phương thức sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất. Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt,
khí hậu mơi trường có những biến đổi lớn thuận tiện cho sự tồn tại phát triển của

con người, động và thực vật.

Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hố Hồ Bình. Khảo cổ học đã phát hiện
được dấu tích của văn hóa Hịa Bình ở các tỉnh Hịa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu,
Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Không chỉ ở

Việt Nam, văn hóa Hịa Bình cịn được phát hiện ở nhiều nước khác trong khu vực
Đông Nam Á. Đã có đến 119 di tích văn hóa Hịa Bình được phát hiện từ Lai Châu
đến Bình Trị Thiên, phân bố dày đặc nhất ở trong các tỉnh Hịa Bình và Thanh
Hóa. Cơng cụ đá trong văn hóa Hịa Bình phong phú hơn về số lượng cũng như về
loại hình, tiến bộ về kỹ thuật chế tác cũng như về công dụng. Thời kì này con
người nhận biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét,
xương, sừng, tre, gỗ...Kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại
hình cơng cụ nhiều. Kỹ thuật tiến bộ là ở chỗ, trước khi thực hành ghè đẽo đá,
người nguyên thủy đã tìm chọn được những hịn đá, những hịn cuội vừa tâm tay
cầm, có hình dáng dễ dàng ghè đẽo chế tác thành các cơng cụ sử dụng trong đời
sống thường ngày. Những hịn đá cuội dùng để làm công cụ, thường bằng đá quắc
dít... có rất nhiều, tạo thành các lớp, các via đá cuội dọc theo sông suối hay trong
các bậc thềm phù sa cổ. Từ đó, ta thấy được họ cũng có tư duy phân loại và tư duy
lựa chọn. Sự ra đời của nông nghiệp, đánh dấu một bước phát triển trong tư duy -
tư tưởng của con người, cư dân văn hóa Hịa Bình đã bắt đầu có nhận thức về tự
nhiên. Các bộ lạc nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Hịa Bình đã biết trồng các
loại rau củ, cây ăn quả và đặc biệt, họ đã biết trồng lúa. Mặc dù đã biết đến nông
nghiệp, nhưng con người văn hóa Hịa Bình vẫn sống chủ yếu bằng thức ăn do hái
lượm, săn bắt mang lại. Nguồn thức ăn là thành quả trực tiếp của sản xuất nông
nghiệp mới chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Khoa học ngày nay khẳng định, Đơng Nam Á,
trong đó có Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm
của loài người, bên cạnh các trung tâm khác là Trung Đông, Trung Mỹ, Pêru... Đặc
biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống
định cư, dân số gia tăng. Đáng chú ý là, người nguyên thủy lúc này vẫn sống trong

hang động, dưới các mái đá, ở các vùng đá vôi. Trong rất nhiều hang động của các
dải núi đá vôi, người Hịa Bình chỉ chọn những hang núi cao ráo, thống đãng, đón
ánh sáng mặt trời làm nơi cư trú. Các nhà khảo cổ học đã thống kê gần 50% hang
của các di chỉ văn hóa Hịa Bình là cửa hang quay về hướng chính nam hay đơng
nam, khơng một hang nào có cửa quay về hướng chính bắc. Như vậy, người Hịa
Bình có tư duy lựa chọn nơi ở sao cho tránh được hướng gió mùa đơng bắc giá
lạnh, khơng tổn hại đến sức khỏe, thích ứng với khí hậu của tự nhiên nơi mình sinh
sống. Cư dân văn hóa Hịa Bình đã biết sử dụng lửa, ủ lửa, truyền lửa...qua những
dấu vết của việc sử dụng lửa: những bếp than tro, những đoạn xương thú có vết
thú, những hịn đá ám khói đen...họ đã có một bước phát triển trong tư duy - tư
tưởng. Con người đã biết dùng lửa để nấu cơm, nấu canh trong ống bương, ống
nứa, đồng thời, biết dùng lửa để nướng chín thức ăn và trừ khử mùi tanh hôi của
các vật phẩm...Như vậy, con người có ý niệm nhân sinh, tư duy phân loại: sống –
chín, nguội - ấm, tanh hơi - thơm tươi... Trong nhiều hang động thuộc văn hóa Hịa
Bình, tầng văn hóa khá dày với nhiều hiện vật. Chứng tỏ, con người đã sống định
cư một thời gian dài trong các hang động này. Cuộc sống khá ổn định tại một địa

điểm là điều kiện quan trọng làm nảy sinh nông nghiệp sơ khai và chính bản thân
nơng nghiệp sơ khai, đến lượt nó lại củng cố thêm cuộc sống định cư. Có thể mỗi
một hang động, một mái đá là nơi cư trú của một thị tộc và nhiều thị tộc ở gần
nhau tập hợp lại thành một bộ lạc.

Tiếp đó, ta thấy rằng người Việt nguyên thủy cịn có tư duy tiếp nối và kế thừa
phát triển, tiếp nối các giá trị văn hoá mà họ cho là ý nghĩa với họ và phát triển
thêm để phù hợp hơn. Như văn hóa Bắc Sơn, cũng như người Hịa Bình, người Bắc
Sơn định cư trong các hang động đá vôi, lấy cuội ở sông suối để chế tác cơng cụ.
Hay như ở văn hố Soi Nhụ, người ta đã tìm thấy loại rìu mài lưỡi kiểu Bắc Sơn. Ở
di chỉ Bàu Dũ (thuộc xã Tam Xuân, thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam), nét nổi bật là
công cụ đá ở Bàu Dũ mang đậm đặc trưng văn hóa Hịa Bình. Văn hóa Cái Bèo ở
giai đoạn sớm (loại hình Thoi Giếng) cũng là sự tiếp tục truyền thống công cụ cuội

và kỹ nghệ mài Bắc Sơn với nghề làm gốm bằng bàn xoay. Ta có thể thấy càng
ngày càng có thêm chứng cứ để hình dung sự phát triển tiếp nối của văn hóa Bắc
Sơn với các di tích Hậu kỳ đá mới trong vùng núi Lạng Sơn và vùng biển Đơng
Bắc cũng như sự đóng góp của văn hóa Hịa Bình cho q trình hình thành văn hóa
Hậu kỳ đá mới ở đồng bằng duyên hải miền Trung.

Khơng chỉ có tư duy kế thừa phát triển mà người Việt ở các văn hoá khác nhau
cũng có những tư duy khác về các loại cơng cụ,có những nét đặc trưng riêng biệt.
Như nét đặc trưng của văn hóa Hà Giang là sự có mặt của loại hình bơn có vai, có
nấc mà gờ nấc chạy thắng từ vai này sang vai kia. Hay văn hóa Mai Pha với nét nổi
bật là tổ hợp rìu, bơn tứ giác kích thước vừa và nhỏ được mài nhẵn tồn thân. Nét
tiêu biểu của văn hóa Cái Bèo giai đoạn muộn là những chiếc rìu bơn có nấc, được
chế tác có sự tham gia chủ yếu của kỹ thuật cưa, chuốt bóng và kỹ thuật tạo nấc.
Nét đặc trưng của văn hóa Bàu Tró là cơng cụ tuy đã được mài nhưng vẫn chưa hết
dấu vết ghè đẽo ở trên thân. Mỗi một văn hố có nét đặc trưng khác nhau thể hiện
sự đa dạng về tư tưởng của người Việt nguyên thuỷ.

Nhìn chung, vào cuối thời đại đá mới, trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của
đất nước, bao gồm cả vùng rừng núi, trung du, đồng bằng châu thổ, duyên hải và
hải đảo đã tụ cư nhiều nhóm bộ lạc có kỹ thuật làm đồ đá và đồ gốm gần tương tự
nhau. Nhiều bộ lạc đã lấy nông nghiệp trồng lúa làm hoạt động kinh tế chủ yếu và
nhờ có nơng nghiệp trồng lúa mà đời sống của con người đã bước đầu ổn định. Các
nhà nghiên cứu cho rằng với sự chuyển hóa trong kinh tế sản xuất, với sự phát triển
trao đổi và sự bùng nổ dân số, đó chính là biểu hiện của một cuộc "Cách mạng đá
mới" trên đất Việt Nam.

2.2. Tư tưởng văn hoá xã hội

2.2.1.Tư tưởng thị tộc,bộ lạc, công xã nguyên thủy


Do hồn cảnh lúc đó, để tồn tại, họ phải dựa vào nhau sống thành từng bầy, mỗi
bầy có khoảng từ 20 đến 30 người; có thể mỗi bầy như thế lại là tập hợp của một
nhóm gia đình mẫu quyền gồm từ 5 đến 7 gia đình. Người Vượn ở Núi Đọ sống
bằng săn bắt và hái lượm. Họ săn được cả loài thú lớn. Để săn được thú lớn, họ
phải tập hợp nhau lại thành đám đơng, có tổ chức phối hợp hành động, có cam kết
với nhau về cách thức ăn chia. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người vượn ở Núi
Đọ dần dần đạt tới hình thức xã hội tiền thị tộc. Họ có tư tưởng đồn kết với nhau
để bảo vệ lẫn nhau và cùng kiếm thức ăn.

Ở thời đại đồ đá cũ sơ kỳ, những nhóm người nguyên thủy ở nước ta chưa có ý
nghĩ, ý thức tạo ra nơi cư trú lâu dài như nhà thô sơ cho một vài người. Do vậy
cũng chưa thể có tư tưởng tổ chức nhóm người.

Cho đến văn hóa Hịa Bình, trong nhiều hang động có tầng văn hóa khá dày với
nhiều hiện vật. Nó cho phép đoán định, con người đã sống định cư một thời gian
dài trong các hang động này. Cuộc sống khá ổn định tại một địa điểm là điều kiện
quan trọng làm nảy sinh nơng nghiệp sơ khai và chính bản thân nơng nghiệp sơ
khai, đến lượt nó lại củng cố thêm cuộc sống định cư. Con người ổn định cuộc
sống có tư tưởng tổ chức nhóm người, mỗi một hang động, một mái đá là nơi cư

trú của một thị tộc và nhiều thị tộc ở gần nhau tập hợp lại thành một bộ lạc. Các hài
cốt ở Thẩm Hai, thẩm Khuyên, Thẩm ổm, Hang Hùm, hang Kéo Lèng, mái đá
Thung Lang, mái đá Ngườm, hang Con Moong và các hang động thuộc văn hóa
Hịa Bình- Bắc Sơn chỉ cho thấy vết tích của nơi cư trú, những “ngôi nhà” của
người nguyên thủy.

Tương ứng với các nền văn hóa khảo cổ Đa Bút, Quỳnh Văn, Hạ Long. Bàu
tró...là sự phát triển của ý thức người tiền sử. Họ bắt đầu có ý thức về việc chọn
nơi cư trú khác với các hang động và mái đá. Cư dân đã tạo ra các điểm cư trú
ngoài trời ở hậu kỳ đồ đá mới, ở các vùng khác nhau, khơng nhóm nào giống nhóm

nào. Hiện nay các di tích khảo cổ chưa cho chúng ta đầy đủ tư liệu về nhà ở của
người nguyên thủy nhưng chúng ta đoán rằng nhà sàn là phổ biến vì họ đã di
chuyển xuống sơng cả ở vùng ven sông, ven hồ, ven biển ngập nước. Chúng ta có
thể suy luận rằng tư tưởng tổ chức thành thị tộc, có thể đầu tiên là thị tộc mẫu hệ,
sau đó là bộ tộc, bộ lạc vẫn chỉ ở trong phạm trù của cơng xã ngun thủy. Từ đó,
ý thức đạo đức cũng chưa xuất hiện vì trong tổ chức thị tộc, bộ lạc ngun thủy đó
được duy trì bởi quan hệ quản hơn, hôn nhân nội thị tộc, ngoại thị tộc. Xã hội thời
kỳ này mới chỉ là xã hội quá độ để người nguyên thủy ở Việt Nam tiến vào thời đại
văn minh.

2.2.2. Tư duy nghệ thuật

Tư duy nghệ thuật được biết là hình thức phản ánh thế giới xung quanh của con
người, giúp con người bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc và tư tưởng của bản thân.
Khi đó, con người cần vận dụng các phương thức diễn đạt khác nhau để tạo ra các
sản phẩm nghệ thuật độc đáo, khác biệt mà mang tính đặc trưng hơn. Tư duy nghệ
thuật khơng tự nhiên sinh ra mà có mà nó là sự phản ánh quan hệ con người với tự
nhiên, quan hệ con người với xã hội và sự phát triển của bản thân con người. Nó
cũng là sự thể hiện tồn bộ sức mạnh, khả năng cải tạo thế giới có mục đích, có dự
kiến của con người.

Nghệ thuật tạo hình nước ta trong thời kỳ nguyên thủy khơng có nhiều, nhất là
trong thời kỳ đồ đá cũ. Những di chỉ còn lại ở núi Đọ, Trung Đội, n Lương
khơng có giá trị gì nhiều về mặt mỹ thuật.

Thời nguyên thuỷ, con người tìm chọn những hòn cuội, rồi ghè đẽo qua loa tạo
thành đồ dùng sắc cạnh để làm ra những công cụ chuyên dụng như: rìu, dao, đục,
mũi giáo, mũi lao... và mỗi thứ cơng cụ đều có cơng dụng khác nhau. Theo Hà Văn
Tấn, người Hồ Bình khơng những vẽ hình thực vật mà cịn ghi lại hình động vật,
cư dân Hồ Bình đã biết dùng thổ hồng để vẽ lên người. Chính điều đó là tín

ngưỡng. Tín ngưỡng là niềm tin, là đức tin. Có lẽ họ tin rằng dùng thổ hồng vẽ
lên người có thể tránh được tà ma, yêu quái, giống như phong tục ở thời Hùng

Vương, ai cũng xăm mình, là để chống lại dã thú hung dữ ở vùng sông nước, như
thuồng luồng, giao long, cá sấu...

Đến văn hoá Bắc Sơn, tức giai đoạn muộn của văn hố Hồ Bình thì cư dân lại
càng biểu hiện rõ về tư duy nghệ thuật. Trong các di chỉ văn hoá Bắc Sơn cịn tìm
thấy hàng trăm thỏi đá dài có những vết mòn kỳ lạ: hai vạch dài song song, cách
nhau độ 1 phần, giữa hai .

Người nguyên thủy không chỉ thể hiện tư duy nghệ thuật trong chế tác cơng cụ
mà cịn thể hiện trong việc trang trí các đồ dùng, vật dụng, trong việc tạo ra các
tượng như trong di chỉ Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội ) thuộc văn hóa khảo cổ
Phùng Ngun tìm thấy tượng một người đàn ông làm bằng đá, bộ phận sinh dục
rõ hơn các bộ phận khác, tượng khơng có tay, với phong cách ước lệ. Do đó, chúng
ta có thể tin được rằng tư duy nghệ thuật tạo hình tượng đã xuất hiện ở người
nguyên thuỷ. Bộ sưu tập đồ trang sức bằng ốc biển, bằng đá, bằng xương, bằng đất
nung được người tiền sử tạo ra bằng kỹ thuật đơn giản nhất như xâu chuỗi cho đến
mài, cưa, khoan, tiện đã đạt đến trình độ hồn mỹ.

Tư duy nghệ thuật của người Việt thời tiền sử còn được thể hiện qua các di
khảo cổ đồ gốm, mỗi một văn hóa khác nhau thì đều có tư duy về nghệ thuật gốm
khác nhau. Ví dụ như văn hóa Hà giang, đồ gốm thường thơ và dày, đều pha cát
thô, thạch anh mang phong cách riêng của đồ gốm tiền sử vùng núi tây Bắc, Lạng
Sơn, nhưng cũng phảng phất phong cách gốm Phùng Nguyên sau này. Hay như
văn hóa Mai Pha, đồ gốm được làm từ chất liệu đất sét trộn với bã thực vật, sạn
cát, vỏ nhuyễn thể và thạch anh nghiền nhỏ, hoa văn khắc vạch mơ típ hoa thị kết
hợp trổ lỗ. Cuối cùng là văn hóa Cái Bèo, Đồ gốm chủ yếu là gốm xốp với kỹ thuật
trang trí hoa văn đắp thêm, văn khắc vạch kết hợp trở lỗ.


Văn hóa mai pha

Văn hóa hoa lộc

Văn hóa Bàu Tró

Tóm lại, vào thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá mới, cơng cụ đã bắt đầu có tính
chuyện mơn hơn, và bắt đầu thể hiện sự ý thức về mỹ thuật như văn hóa Hịa Bình,
văn hóa Bắc Sơn.

Như vậy có thể thấy, tư duy nghệ thuật của người nguyên thuỷ là cụ thể, hình
tượng học bám vào tự nhiên, phản ánh tự nhiên, từ những bước chập chững, vụng
về để tới hồn thiện. Từ chỗ mơ phỏng tự nhiên để làm ra những đồ dùng bằng đá,
bằng gốm, bằng tre, gỗ..., là đã tạo ra những giá trị thẩm mỹ – nghệ thuật. Đó
chính là con người đã sáng tạo ra nghệ thuật, cũng là con người đã thoát ra khỏi
thời kỳ dã man để bước sang thời đại văn minh với tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ.

2.2.3. Tư duy hình học, toán học

Từ thời kỳ sơ khai thì con người đã bắt đầu có nhận thức về các con số, cư dân
văn hóa Hịa Bình chắc hẳn cũng nhận thức con số qua cách đếm. Đầu tiên có lẽ
bắt nguồn từ những số đếm nhỏ nhất ví dụ như đánh dấu những sự vật xung quanh
bằng việc khắc vạch hoặc bằng cách thắt nút sợi dây. Nhìn chung thì việc người
Việt đã bắt đầu biết đếm được thể hiện rõ ở giai đoạn văn hóa Hịa Bình khi mà các
nghiên cứu chỉ ra rằng người Việt ở thời kỳ này đã sử dụng những vạch để đánh
dấu ngày tháng. Thậm chí người Việt vào thời kỳ này cũng đã có thể đếm những
con số lên đến hàng chục. Người Việt đã nhận thức được và có thể đã biết được
một tháng có 30 ngày, qua các nghiên cứu được tìm thấy ở hang Pác Tản tỉnh Bắc
Thái thì các vật tìm được cho thấy rằng: hai vật bằng đất sét màu vàng có các cạnh

ở rìa và có các nhóm vạch mỗi mặt bao gồm 15 vạch và được sắp xếp thành các
nhóm có quy luật, mặt khác tổng của hai mặt ấy lại là 30, có thể vật này chỉ những

việc, sự kiện xảy ra trong một ngày, hay tính số dân cư hoặc là số ngày trong một
tháng. Dù chỉ là những giả thuyết tuy nhiên không thể phủ nhận rằng người Việt ở
thời kỳ này đã phát triển và học được cách đếm.

Khi văn hóa Hịa Bình – Bắc Sơn phân bố hầu hết cả nước Việt Nam từ vùng
núi đến đồng bằng lúc này thì điều kiện định cư lâu dài và nơng nghiệp lúa nước
cũng đã bắt đầu có sự hình thành ở Việt Nam. Lúc này trình độ kinh tế, xã hội và
các lực lượng sản xuất đã tiến bộ đáng kể. Kỹ thuật chế tác đá của người Việt ở
thời kỳ này đã đạt đến mức đáng nể khi mà các kỹ thuật như mài, tiện, khoan, tiện
đá, xương, sừng đã đạt được đến trình độ nhất định hay cịn có thể nói là đáng nể.
Các loại hình cơng cụ đá cũng rất đa dạng khi có nhiều loại rìu, cuốc, đục, dao cắt,
bàn mài hay có cả giáo và mũi tên… Từ kích cỡ thì cũng có loại nhỏ vài ly cho đến
loại dài trên 30cm. Nguyên liệu cũng đa dạng không kém khi họ dùng: đá cuội, đá
baizan, đá lửa, ngọc các loại,…

Rìu và cuốc là những công cụ phổ biến ở thời kỳ này. Thậm chí có những cái
cịn được đục lỗ ở chi để đóng chốt ngang khi cho thân tre hay gỗ vào. Có những
cái cịn được mài cong hơi lõm vào để phù hợp cho việc cày xới.

Hình dáng của cuốc và rìu ở thời kỳ này có hai loại: loại hình tứ diện và loại có
vai. Loại hình tứ diện gồm có hình chữ nhật hoặc hình thoi được mài kỹ, lưỡi sắc.

Loại có vai là loại rìu hay cuốc có phần chuôi thắt lại phần lưỡi rộng hơn, giữa
chuôi và lưỡi có hai nấc hai bên như hai vai. Đây được coi là nét độc đáo đặc trưng
cho văn hóa thời kỳ đồ đá mới ở Việt Nam.

Ngoài những loại cơng cụ lao động, săn bắt thì người Việt ở thời kỳ này đã biết

chế tạo trang sức để làm đẹp. Số lượng hay loại hình trang sức đều khá đa dạng,
được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau, có nhiều loại hình dáng của trang
sức ví dụ những vịng dây chuyền có các chuỗi đá hình trụ được đục những lỗ nhỏ
để luồn dây vào. Cho thấy ở thời kỳ này thì kỹ thuật khoan tiện đá và kỹ thuật mài
khá phát triển.

Từ những đặc điểm trên có thể thấy người Việt ở thời kỳ tiền sử đã có thể đã có
những khái niệm về đường tròn, về chuyển động quay, và sự cân xứng… Cho nên
trước khi chế tạo những loại công cụ hay trang sức thì người Việt cổ đã có những
tư duy trừu tượng về toán học, cụ thể là hình học từ đó dẫn tới kỹ thuật sản xuất
những cơng cụ đó. Đồ gốm hay trang sức thể hiện được rõ nhận thức về cái đẹp
của người Việt cổ khi họ đã biết đến cách làm đẹp cho bản thân hay trang trí nhà
cửa.

Các loại đồ gốm thời kỳ này khá đa dạng, cho thấy kỹ thuật làm gốm của người
Việt cổ cũng đã có sự phát triển nhất định, ngoài ra trong các đồ gốm được tìm
thấy thì có khắc chìm các loại hoa văn khác nhau,… Việc người Việt cổ đã biết
làm đồ gốm cho thấy việc họ đã có những ý niệm về tư duy tốn học, hình học từ
trước sau đó áp dụng để cho ra đời những món đồ gốm khá chất lượng so với thời
bấy giờ. Các loại hoa văn trên đồ gốm thời kỳ này còn biểu đạt tư duy của họ về
thời gian, vũ trụ khi có những hoa văn biểu thị hình mặt trời…

Có thể nói người Việt ở thời kỳ tiền sử trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ chủ
yếu là săn bắt hái lượm giai đoạn cuối của thời tiền sử mới bắt đầu chuyển qua
trồng trọt. Các loại hình cơng cụ đá vẫn cịn khá thơ sơ, trình độ sản xuất kém.
Loại hình xã hội vẫn cịn là cộng sản nguyên thủy khi mà mọi thứ đều là của
chung. Tuy nhiên đến cuối thời kỳ đồ đá thì sản xuất phát triển, có sự phân cơng
lao động và sự xuất hiện nhen nhóm của tư hữu, đây đã trở thành điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển tư duy của người Việt về nghệ thuật, toán học, chiêm tinh
học,…


2.2.4. Tư tưởng tín ngưỡng, chơn cất

Qua dẫn liệu sau, có thể thấy người Việt thời tiền sử đã có mầm mống tư duy về
tín ngưỡng, chơn cất. Thời ấy, văn hố Hịa Bình đã có tín ngưỡng. Mỗi một thị tộc
đều thờ một vật tổ riêng mà họ xem là rất thiêng liêng, là cội nguồn xuất phát của
thị tộc, có quyền lực tối hậu tạo họa phước an nguy cho cả thị tộc mà họ phải thờ
phụng dâng lễ thường xuyên. Nơi cúng vật tổ thường ở sâu trong các đáy hang. Vật

tổ có thể là lồi động vật ăn cỏ như hươu nai... có thể là lồi chim lạ, cây q hay
những tảng đá dị hình.

Hay về phong tục chơn cất ví dụ như người Sơn Vi đã chôn người chết trong
nơi cư trú của họ. Điều đó phản ánh người nguyên thủy bây giờ đã bắt đầu tin
tưởng về một "thế giới bên kia". Họ quan niệm ở đó những người chết vẫn tiếp tục
lao động. Chính vì vậy mà họ đã chơn theo cơng cụ bên cạnh người chết.

Hay như ở văn hóa Quỳnh Văn, đồi vỏ điệp Quỳnh Văn vừa là nơi cư trú vừa là
khu mộ của người nguyên thuỷ. Tục chôn người chết của người Quỳnh Văn khá
đặc biệt. Người ta đào những huyệt mộ tròn thẳng từ trên xuống dưới, xuyên qua
các lớp vỏ điệp. Người chết được chôn vào mộ với tư thế ngồi xổm, hai chân co
lại, hai tay duỗi hai bên, đầu tựa vào thành huyệt. Có lẽ người chết đã được cột lại
trước khi chôn và thường chôn ở ngay nơi cư trú. Trong các mộ cịn có chơn theo
đồ trang sức và cơng cụ lao động. Tục chôn này thể hiện quan niệm gắn bó với
người chết, vừa sợ người chết về hại đến gia đình, bộ lạc. Khai quật khu mộ này,
khảo cổ học cho rằng, mộ địa Quỳnh Văn vẫn là nơi chơn các thành viên bình đẳng
của thị tộc, chưa có dấu hiệu chứng tỏ có sự phân hóa tài sản trong cư dân Quỳnh
Văn. Phong cách mai táng người chết ở văn hóa Bàu Dũ cũng giống người Quỳnh

Văn. Có thể thấy tư tưởng người nguyên thuỷ lúc này có sự bình đẳng, chế độ cơng

hữu.

Tuần 2: Nghiên cứu lịch sử tư tưởng người Việt thời sơ sử
1. Tư tưởng kinh tế
1.1. Thời kỳ đồ đồng

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội nguyên thủy là
trên cơ sở kỹ thuật chế tác đá đã phát triển đến đỉnh cao, cư dân thời đại Hậu kỳ đá
mới trên đất nước ta đã tìm được một loại vật liệu mới là đồng. Đồng tham gia vào
thế giới gỗ đá đã dần dần làm thay đổi sức sản xuất xã hội, thay đổi mạnh mẽ đời
sống xã hội nguyên thuỷ.
1.1.1. Tư duy nông nghiệp

Thời đại đồ đồng ở nước ta được biết qua di chỉ văn hoá Phùng Nguyên. Các
bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phịng. Người ta tìm thấy gạo cháy, phấn hoa
của các loài lúa nước Oryza trong các di chỉ cư trú của người thời này. Một điểm
quan trọng là người Phùng Ngun biết đến việc chăn ni, ít ra là họ đã ni chó,
lợn, trâu, bị, gà. Do nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, nghề săn bắt vẫn cịn tồn
tại nhưng khơng cịn chiếm vị trí chủ đạo. Các nghề thủ công như đan lát, se chi,
dệt vải đều đã phát triển. Cư dân Phùng Nguyên đã biết đan lóng đơi và lóng thúng
rất đẹp, rất giống ngày nay. Họ đã se được các loại thừng to và chi nhỏ, nhiều đọi
se chỉ đã được phát hiện trong các di chỉ văn hóa của thời này.

Hay như các bộ lạc chủ nhân của nền văn hóa Hoa Lộc sống trên vùng bờ biển
các huyện Hậu Lộc và Nga Sơn (Thanh Hóa), bên cạnh các hoạt động đánh cá, săn
bắn, họ thực sự là cư dân của một nền nông nghiệp dùng cuốc phát triển

Đến thời kỳ Đông Sơn, nhờ những công cụ bằng đồng, nhất là lưỡi cày đồng,
nghề trồng lúa ở thời kỳ này chuyển sang một bước ngoặt mới. Đó là thời kỳ định

cư và mở mang diện tích canh tác. Cư dân Lạc Việt lúc này đã thuần hóa được lúa
nếp, lúa tẻ, các loại rau đậu, cà, bầu, bí, các loại cây ăn trái: na, trám và các loại
đay gai để đan lát và dệt vải. Bên cạnh đó, tổ tiên ta cịn thuần hóa được một số
lồi gia súc để ni như chó, gà, heo, trâu, bò... Riêng trâu bò còn được sử dụng
vào canh tác nơng nghiệp.

Từ đó, ta có thể thấy rằng nơng nghiệp thời kỳ sơ sử này đã phát triển vượt bậc
so với thời kỳ trước đó. Tư tưởng kinh tế qua nơng nghiệp đã tiến bộ hơn, từ việc
chỉ đi săn bắt, đánh bắt có gì ăn nấy thì người Việt thời này đã biết trồng trọt chăn
ni, tạo ra của cải tích trữ và phục vụ được nhu cầu bản thân.

1.1.2. Tư duy qua các loại hình cơng cụ, vũ khí

Các bộ lạc Phùng Nguyên cách đây hơn bốn ngàn năm đã đạt đến đỉnh cao của
kỹ thuật làm đồ đá với sự sử dụng thành thạo kỹ thuật cưa, khoan lỗ, khoan tách
lõi, tiện, mài... mà con người thuộc tất cả các giai đoạn trước và sau đó đều khơng
thể vượt qua. Hiện vật đã rất phong phú về loại hình cũng như về số lượng. Cơng
cụ, vũ khí, có đủ các loại: rìu, bơn, đục, dao, lao, mũi tên, mũi nhọn, mũi khoan,
chỉ lưới, bàn mài, bàn đập gốm, qua... Trong một số nơi cư trú người ta cịn thấy
tồn tại những "Cơng xưởng chế tác đá" chuyên sản xuất công cụ và đồ trang sức.
Họ biết đến hợp kim đồng thau và dùng hợp kim đồng thau để chế tác công cụ sản
xuất, nhưng thực ra loại cơng cụ mới này chưa có vị trí thực sự trong đời sống kinh
tế xã hội. Ở thời kỳ Phùng Nguyên, con người vẫn sử dụng phổ biến công cụ bằng
đá. Sự xuất hiện của đồng và thuật luyện kim là điểm đáng chú ý trong đời sống
kinh tế của cư dân Phùng Nguyên tuy lúc bấy giờ đồng còn rất hiếm, đồ đá vẫn là
phổ biến. Phân tích những cục đồng tìm được ở Gị Bông (xã Thượng Nông, huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho thấy người Phùng Nguyên đã biết đến hợp kim đồng
thau (gồm đồng và thiếc). Việc tồn tại những xỉ đồng cho thấy đây là kỹ thuật do
chính người Phùng Nguyên tạo ra.


Cũng trong thời đại đồ đồng, tiếp sau Phùng Nguyên là văn hóa Đồng Đậu,
cách nay khoảng ba ngàn năm. Giai đoạn này được gọi theo tên di chỉ gò Đồng
Đậu (thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), nhưng phạm vi phân bố
của chúng rất rộng trên nhiều vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ. Hiện vật đồng
của thời này rất phong phú, gồm các loại rìu, giáo, dao phang, dao khắc, chuôi dao,
đục, dũa, mũi nhọn, mũi tên, lưỡi câu, kim, dây... có nhiều hình loại và số lượng.
Đũa là đồ đồng độc đáo ở thời kỳ này. Sự nổi bật của văn hóá Đồng Đậu là kỹ
thuật luyện kim: từ quặng đồng kết hợp với tỉ lệ thiếc, chì thích hợp để thành đồng
thau. Họ đã làm những khn đúc bằng đá để đúc những công cụ hay vũ khí bằng
đồng. Ngồi ra, người Đồng Đậu cịn sử dụng kỹ thuật rèn để làm các hiện vật
đồng thau không thể đúc được như lưỡi câu, mũi nhọn. Công cụ và vũ khí bằng
đồng thau, người Đồng Đậu đã dùng để phát triển nghề săn bắn và đánh cá. Họ đã
dùng những chiếc lưỡi câu đồng để câu nhiều loại cá lớn như cá trắm và dùng mũi
tên đồng, dao, búa chiến... để săn được nhanh và nhiều các loại thú lớn như voi,
trâu bò rừng, lợn rừng...

Cuối thời đại đồ đồng, vào cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I trước
cơng ngun, ở văn hóa Gị Mun (lấy tên theo di chỉ Gò Mun ở huyện Lâm Thao
tinh Phú Thọ) trên địa bàn cả nước, công cụ đồng đã chiếm hơn 50% tổng số
cơng cụ và vũ khí. Đồng thau được dùng vào sản xuất nông nghiệp với lưỡi rìu
đồng. Hiện vật đồ đồng với nhiều loại hình đa dạng đã giúp chúng ta hiểu rõ ràng
hơn cuộc sống của những tộc người cổ trên đất nước ta. Những mũi tên đồng
thau trong giai đoạn Gị Mun đã nói lên trình độ ứng dụng cao của người cổ
trong việc chế tạo vũ khí. Đây là cái gốc rễ lâu đời của truyền thống giỏi cung nỏ
chống xâm lăng của nhân dân ta.

Vào khoảng thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, nước ta bước vào thời kỳ
phát triển rực rỡ với văn hóa Đơng Sơn. Việc phát hiện di tích văn hóa Đơng Sơn
nằm bên bờ phải của sơng Mã (Thanh Hóa) đã cho những chứng cứ cụ thể rằng
q trình trừ văn hóa Phùng Ngun - Đồng Đậu - Gị Mun đến Đơng Sơn là một

quá trình phát triển liên tục. Đồ đồng thời Đơng Sơn đã có nhiều loại hình đa
dạng và số lượng phong phú, hoa văn trang trí tinh tế và sinh động. Cơng cụ sản
xuất nơng nghiệp có các loại lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai... Đồ sản xuất thủ


×