Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 104 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

VÕ THỊ TRANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

Sinh viên thực hiện


VÕ THỊ TRANG
MSSV: 2113011251
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA 2013 – 2017
Cán bộ hướng dẫn
Ths. VÕ THỊ THANH LƯƠNG

MSCB:

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của bài khóa luận, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo
Khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học Quảng Nam đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức cần thiết cho em trong quá trình học tập tại trường và hướng dẫn
em làm bài khóa luận này.
Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Ths.Võ Thị Thanh
Lương giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non, người đã hướng dẫn em chu đáo, tận
tình trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận.
Em cũng xin cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Mầm non Thực hành, các cô
giáo và các cháu khối lớn đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thực nghiệm tại
trường.
Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân, bạn bè gần xa đã động viên
khuyến khích em hồn thành bài khóa luận này.
Do nghiên cứu trong thời gian ngắn, kinh nghiệm và năng lực của bản thân
còn hạn chế nên bài khóa luận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em kính mong nhận được những ý kiến, nhận xét đóng góp của quý thầy cơ và các
bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Tam Kỳ, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

1 DHTC Dạy học tích cực

2 GVMN Giáo viên mầm non

3 PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ

4 PPDH Phương pháp dạy học

5 MTXQ Môi trường xung quanh

6 KPKH Khám phá khoa học

7 HTHT Hứng thú học tập

8 SVHT Sự vật hiện tượng

9 TN Thực nghiệm

10 ĐC Đối chứng

11 HT Hứng thú

12 BT Bình thường


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................................2
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................3
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................3
8. Đóng góp đề tài .......................................................................................................4
9. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
10. Cấu trúc tổng quan của đề tài................................................................................4
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌCCHO TRẺ 5 - 6 TUỔI......................................................6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................6
1.1.1. Phương pháp......................................................................................................6
1.1.2. Dạy học tích cực................................................................................................6
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực ..........................................................................6
1.2. Bản chất và đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực ...................................7
1.2.1. Bản chất.............................................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm ...........................................................................................................8
1.3. Ý nghĩa và các yếu tố thúc đẩy của phương pháp dạy học tích cực ....................8
1.3.1. Ý nghĩa ..............................................................................................................8

1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy của phương pháp dạy học tích cực ...................................9

1.4. Tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng.................................11
1.4.1. Đối với trẻ mầm non nói chung ......................................................................11
1.4.2. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng ........................................................................11
1.5. Nội dung khám phá khoa học về môi trường xung quanh.................................12
1.6. Quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển hứng thú học
tập cho trẻ 5 - 6 tuổi ..................................................................................................14
1.7. Vai trò của hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh đối với
việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi
................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
CỰC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 - 6
TUỔI .........................................................................................................................19
2.1. Vài nét về trường Mầm non Thực hành.............................................................19
2.1.1. Tình hình đội ngũ giáo viên ............................................................................19
2.1.2. Về tình hình trẻ................................................................................................20
2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ...........................................................................20
2.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6
tuổi tại trường Mầm non Thực hành .........................................................................21
2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra........................................................................21
2.2.1.1. Mục đích điều tra .........................................................................................21
2.2.1.2. Nội dung điều tra..........................................................................................21
2.2.1.3. Phương pháp điều tra ...................................................................................22
2.2.1.4. Thời gian điều tra .........................................................................................22
2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng..............................................................................22
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao
hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá

khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi..........................................................................................22

2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan tâm đến việc nâng cao
hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi.........................................................................................23
2.2.2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động
khám phá khoa họccho trẻ 5-6 tuổi ...........................................................................24
2.2.3. Thực trạng tiết dạy của giáo viên về việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non
Thực hành..................................................................................................................27
2.2.3.1. Tiết dạy 1: Chủ đề nước...............................................................................27
2.2.3.2. Tiết dạy 2: Chủ đề hiện tượng tự nhiên .......................................................29
2.2.4. Đánh giá thực trạng tiết dạy ............................................................................31
2.2.4.1. Ưu điểm........................................................................................................31
2.2.4.2. Hạn chế.........................................................................................................32
2.2.5. Nguyên nhân thực trạng trên...........................................................................32
2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................32
2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................32
3.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng
qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thực hành
................................................................................................................................... 34
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi 34
3.1.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non và mục đích phát triển hứng thú học
tập cho trẻ 5 - 6 tuổi ..................................................................................................34
3.1.1.2. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.....................35
3.1.1.3. Phù hợp nhu cầu nhận thức và mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi .............36
3.1.1.4. Phù hợp với nguyên tắc tổ chức hoạt động khám phá khoa học..................37
3.2. Đề xuất hệ thống các biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp

dạy học tích cực thông qua hoạt động KPKH cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non
Thực hành..................................................................................................................38

3.2.1. Nhóm các biện pháp đối với nhà trường.........................................................38
3.2.2. Nhóm các biện pháp đối với giáo viên............................................................39
3.2.3. Nhóm các biện pháp đối với trẻ ......................................................................52
3.2.4. Nhóm các biện pháp phối hợp giữa cô giáo giữa phụ huynh..........................53
3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................54
3.3.1. Địa bàn thực nghiệm .......................................................................................54
3.3.2. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................54
3.3.3. Yêu cầu đối với thực nghiệm ..........................................................................54
3.3.4. Nội dung thực nghiệm.....................................................................................54
3.3.5. Tiêu chí đánh giá.............................................................................................55
3.3.6. Tiến hành tổ chức thực nghiệm.......................................................................58
3.3.6.1. Khảo sát trước thực nghiệm .........................................................................58
3.3.6.2. Tiến hành thực nghiệm tác động.................................................................58
3.3.6.3. Khảo sát kết quả sau thực nghiệm................................................................59
3.3.7. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................59
3.3.7.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ............................................................59
3.3.7.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm của nhóm ĐC và nhóm TN ...................61
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................65
2.1. Đối với cán bộ quản lý .......................................................................................65
2.2. Đối với giáo viên................................................................................................66
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................67
PHẦN 5: PHỤ LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vốn là chủ thể với năng lực riêng, có khả năng tư
duy, thích khám phá thế giới xung quanh và một chừng mực nào đó, trẻ có thể
khám phá ra những ý tưởng trong những hồn cảnh có mục đích, có ý nghĩa với
chúng nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chúng tích cực tìm hiểu các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ thông qua việc tiếp xúc với sự vật, hiện
tượng xung quanh. Vậy làm thế nào để khiến trẻ hứng thú khám phá các nội dung trên
là hết sức quan trọng và đây chính là mấu chốt trong việc DHTC đối với GVMN trong
giai đoạn hiện nay.

Trước đây, GVMN luôn quan tâm đến việc cung cấp kiến thức chính nghĩa
là: Dạy cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng
làm cho mọi trẻ hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng giải. Cách dạy này khiến
trẻ học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất
lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội
hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên chúng ta nên đổi mới phương pháp
dạy học khơng có nghĩa là phủ nhận những phương pháp dạy học cũ mà chính là
q trình vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp, phát huy
hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp dạy học truyền thống,
đồng thời phối hợp các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực chủ
động, tư duy, sáng tạo của trẻ.

Phương pháp dạy học tích cực được giáo viên chú ý phát triển trên tất cả các
hoạt động dạy học tại trường mầm non trong đó hoạt động khám phá khoa học có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp trẻ tìm hiểu mơi trường xung quanh một cách
tích cực. Trẻ sử dụng hết các giác quan để tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển
các kỹ năng tư duy. Khám phá khoa học nhằm mục đích tạo sự hứng thú, kích thích
tính tị mị tự nhiên của trẻ, giúp trẻ biết quan sát, so sánh, đặt câu hỏi, suy luận, thử
nghiệm, phán đốn, giải quyết các vấn đề xung quanh. Vì thế, giáo viên cần tạo điều
kiện để trẻ có thể phát triển các kỹ năng trên. Thơng qua đó trẻ được phát triển toàn

diện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi quyết định chọn đề

1

tài:“ Nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực thơng qua hoạt động khám phá khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu những biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thì sẽ giúp cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú
trong học tập một cách tốt nhất.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận vấn đề nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm
non Thực hành.


- Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động
khám phá khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thực hành.

- Biện pháp và thực nghiệm sư phạm nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương
pháp dạy học tích thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại
trường Mầm non Thực hành.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập nghiên cứu (sách, báo...), phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa tài liệu có liên quan đến đề tài.

Phương pháp phân loại, cụ thể hóa làm rõ cơ sở, vấn đề nghiên cứu.

2

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Dự giờ, quan sát hoạt động khám phá khoa học tại lớp học của giáo viên và

trẻ 5 - 6 tuổi, nắm được thực trạng tình hình nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực cho trẻ.

- Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên trường Mầm non Thực
hành nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao
hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi.
- Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu điều tra.

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định: Phương pháp dạy học là một
trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học. Để quá trình dạy học đạt được
hiệu quả cao địi hỏi phải có sự phối hợp hợp lý, thống nhất giữa hoạt động dạy của
giáo viên và hoạt động học của trẻ.
Trong những năm qua, định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được
Đảng, Nhà nước, được Bộ giáo dục và Đào tạo xác định trong Nghị quyết Trung
ương 4 khóa VII (1/1993): “Phải khuyến khích tự học”, “Áp dụng phương pháp dạy
học hiện đại để bồi dưỡng cho trẻ năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề”. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) tiếp tục khẳng định: “Phải đổi
mới phương pháp giáo dục Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
khả năng tư duy sáng tạo của người học”.
Trong các cuốn giáo trình về phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm
non:
- Nguyễn Thị Cẩm Bích với nghiên cứu: “Phương pháp dạy học tích cực
trong giáo dục mầm non”. Ở đây nói đến việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực trong giáo dục mầm non nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy
học tích cực, hiểu được bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp dạy học

3

tích cực, trình bày và phân tích được nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy
học tích cực trong giáo dục mầm non.

- Nguyễn Quang Sáng với nghiên cứu: “Một số phương pháp dạy học tích
cực”. Tác giả nêu lên bản chất của phương pháp dạy học tích cực, vai trò và nội
dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực từ đó thực hiện được phương
pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng đồng thời khẳng định sự cần thiết và
có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực.


- PGS.TS Vũ Hồng Tiến với nghiên cứu: “Phương pháp dạy học tích cực”. Ở
đây ông đã bàn đến bản chất của biện pháp dạy học tích cực, thực hành được biện
pháp dạy học hăng hái trong một số bài giảng, tự tin tuyên bố sự cần thiết ý thức tự
giác, sáng tạo áp dụng PPDH tích cực.

Các nghiên cứu đã khẳng định phương pháp dạy học tích cực nhằm phát
triển hứng thú cho trẻ là rất quan trọng và mang tính cấp thiết hiện nay, tuy nhiên
thông qua việc nghiên cứu các tài liệu trên, chúng tơi nhận thấy chưa có tác giả nào
đi sâu nghiên cứu: “Biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy
học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi”.
8. Đóng góp đề tài

Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận bao gồm khái niệm, đặc điểm, phương pháp, ý
nghĩa, ... tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy
học tích cực cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy
học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa họccho trẻ 5 - 6 tuổi.
9. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đối với đề tài này do thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ đi sâu nghiên cứu
hoạt động khám phá khoa học với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5 - 6
tuổi tại trường Mầm non Thực hành.
10. Cấu trúc tổng quan của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung gồm
3 chương:

4


Chương 1: Cơ sở lý luận vấn đề nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại
trường Mầm non Thực hành.

Chương 2: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thực hành.

Chương 3: Biện pháp và thực nghiệm sư phạm nâng cao hiệu quả việc sử
dụng phương pháp dạy học tích cực thơng qua hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Thực hành.

5

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC THƠNG QUA HOẠT

ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌCCHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Phương pháp

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con
đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương
pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả
phù hợp với mục đích đã định.
1.1.2. Dạy học tích cực

Dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập và phát triển tư duy, sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học
tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi

mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và
phát triển năng lực. Những đặc trưng cơ bản của DHTC là: Dạy và học thông qua tổ
chức các hoạt động học tập của trẻ; Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự
học; Tăng cường học cá thể phối hợp với học tập hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy
với tự đánh giá của trò.

Trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện DHTC cần nhấn mạnh đến những vấn
đề như: Sự quan tâm và hứng thú của trẻ; Kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của
trẻ; Bức tranh toàn cảnh, nhiều mặt về mỗi vấn đề; Sự phân hóa trong dạy học; Hiệu
quả học sâu.
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là phương pháp giáo dục,
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của
người học.

6

1.1.4. Khái niệm khám phá khoa học
Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng,

sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên, đến môi trường xã hội.
Thơng qua khám phá khoa học có thể giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, khả
năng phân tích, so sánh, tổng hợp,...Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học về mơi
trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ
tích cực tìm tịi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá
trình tạo ra mơi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động
cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh,

qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát
triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo
lường, phán đốn và giải qut vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết
luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc.

Do đó, cần phải sử dụng các PPDHTC và hình thức tổ chức sao cho phù hợp
với từng hoạt động KPKH. Giáo viên giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ
nhàng, thoải mái “Chơi mà học, học mà chơi” nhằm phát huy cao độ tính tự lực,
tích cực rèn luyện cho trẻ, cách làm việc độc lập, sáng tạo của trẻ trong q trình
khám phá mơi trường xung quanh.
1.1.5. Khái niệm hứng thú học tập

Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động
học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống
cá nhân.
1.2. Bản chất và đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
1.2.1. Bản chất

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là người thầy chỉ tổ chức, định
hướng, tạo điều kiện, cịn trị là người thực hiện, thi cơng. Dạy học tập trung vào
người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học… Các
thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của
người học trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là
nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Phương pháp dạy học tích cực,
dạy học lấy học sinh làm trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.

7

1.2.2. Đặc điểm
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động


"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều
mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp
đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan
sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình,
từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến
thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy
tiềm năng sáng tạo. Ngồi việc dạy học thơng qua việc lấy trẻ làm trung tâm, giáo
viên còn chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực hoạt động, sáng tạo cho trẻ. Đây là
phương pháp dạy học mới.

Bên cạnh đó, việc tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác
cũng là một vấn đề quan trọng trong việc phân chia nhiệm vụ học tập cho trẻ. Trong
nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc
trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ
4 đến 6 trẻ. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết
những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để
hồn thành nhiệm vụ. Khơng những chú trọng việc tổ chức các hoạt động học tập
mà giáo viên phải biết kết hợp đánh giá của cô với tự đánh giá của trị. Bởi lẻ, việc
đánh giá trẻ khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động
học của trẻ mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt
động dạy của chính giáo viên.
1.3. Ý nghĩa và các yếu tố thúc đẩy của phương pháp dạy học tích cực
1.3.1. Ý nghĩa

Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ dạy của mỗi giáo viên
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trị, uy
tín của giáo viên được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chun mơn của giáo
viên sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ


8

dạy phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của trẻ trong thời đại thông
tin rộng mở.

Không những vậy, khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích
cực, nhiều trẻ thấy mình được học chứ khơng bị học. Trẻ được chia sẻ những kiến
thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh
nghiệm khơng chỉ từ giáo viên mà cịn từ chính các bạn trong lớp. Trẻ được sáng
tạo, được thể hiện, được làm.
1.3.2. Các yếu tố thúc đẩy của phương pháp dạy học tích cực

Nhằm phát huy tốt vai trò chủ đạo của người dạy, tích cực và chủ động của
người học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục trong trường mầm non, có 5 yếu tố thúc đẩy dạy và học tích
cực như sau:

Thứ nhất: Khơng khí và các mối quan hệ nhóm.
Phải xây dựng được một môi trường học tập thân thiện trong lớp học, từ việc
sắp xếp bàn ghế, trang trí lớp học đến việc tạo không gian trong lớp học gần gũi, ấm
cúng. Người giáo viên cần quan tâm, chú ý đến tinh thần của trẻ, tạo sự thoái mái,
dễ chịu khi ngồi trong lớp học. Nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ trẻ một cách tích cực.
Trong giờ học, người dạy cần tạo ra một môi trường học tập thân thiện, không căng
thẳng, không nặng lời, không gây áp lực với trẻ. Giáo viên biết tạo cơ hội để trẻ
giao tiếp, trình bày suy nghĩ, được phản hồi, chia sẻ kiến thức và kĩ năng, phát huy
tính hợp tác đối với nhóm, tập thể trong việc tổ chức hoạt động học tập.
Thứ hai: Phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.
Chú ý đến sự phân hóa về trình độ của trẻ trong lớp với nhiều lực học khác
nhau. Sự khác biệt về năng lực phát triển của trẻ (nhận thức nhanh, bình thường,

chậm). Các yêu cầu về kiến thức đối với trẻ cần cụ thể, rõ ràng, tránh mơ hồ, đa
nghĩa. Tạo điều kiện để trẻ được giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Quan tâm, phát
hiện cá tính, phong cách và sở thích học tập của từng trẻ trong lớp. Chú đến khả
năng động não, tư duy và sáng tạo của trẻ.

9

Thứ ba: Sự gần gũi với thực tế.
Gắn mối quan hệ giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận và thực tiễn, giữa
môi trường học tập giáo dục với thế giới thực tại xung quanh. Giáo viên cần linh
hoạt, sáng tạo sử dụng các phương pháp dạy học, thiết bị dạy (trình chiếu, video,
tranh ảnh minh họa,..) tạo cho trẻ hứng thú trong tiết học và giúp trẻ dễ dàng liên hệ
thực tế một cách cụ thể, gần gũi. Tích hợp kiến thức liên môn trong tiết học để trẻ
liên hệ, vận dụng, lĩnh hội và phát triển kiến thức và kĩ năng của bản thân.
Thứ tư: Mức độ hoạt động trong giờ học.
Giáo viên ln đóng vai trị chủ đạo, trị ln chủ động, tích cực, sáng tạo.
Phát huy tinh thần nhiệt tình và tính tích cực của trẻ, hạn chế thời gian chết và thời
gian chờ đợi. Đảm bảo dung lượng kiến thức với thời lượng trong một tiết học phù
hợp giữa các phần, các mục trong bài và giữa thời gian lý thuyết với kĩ năng thực
hành. Cần có sự kết hợp xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập, tích hợp các
hoạt động vui chơi, giải trí trong giờ học tạo tinh thần và hứng thú cho trẻ. Hoạt
động giữa cô và trị đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau tích cực.
Thứ năm: Yếu tố phạm vi tự do sáng tạo.
Phát huy tính sáng tạo của trẻ. Giáo viên cần tạo cơ hội, động viên, khuyến
khích trẻ sáng tạo và tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ. Sử dụng tốt các phương pháp
và kĩ thuật dạy học mới như: bàn tay nặn bột, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, mảnh
ghép, nêu vấn đề, tình huống,.. để khai thác khả năng tư duy, lập luận, sáng tạo của
trẻ. Tạo điều kiện và cơ hội để tất cả trẻ đều được tham gia.
Có thể nói, để xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, gần gũi và
tạo hứng thú cho trẻ thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ và trị, trong đó cơ

giáo đóng vai trị chủ đạo, trị chủ động, biết lấy trẻ là trung tâm. Giáo viên phải
khéo léo, linh hoạt và nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm gắn liền với lương tâm nghề
nghiệp vì dạy học tích cực địi hỏi sự chuyên cần và sáng tạo vừa nghiên cứu tìm
tịi, phát hiện ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả và phù hợp với
điều kiện thực tế, đồng thời phải có sự kiên trì, đầu tư thời gian và trí tuệ, chấp nhận
thử thách và khó khăn bước đầu.

10

1.4. Tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng
1.4.1. Đối với trẻ mầm non nói chung

Việc đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Trong đó hoạt động
dạy và hoạt động học có tính độc lập tương đối nhưng là hai mặt của một quá trình,
người giáo viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng và hình thành nhân cách; trẻ làm chủ
kiến thức kỹ năng theo chuẩn kiến thức kỹ năng quy định ở các bậc học. Biết kết
hợp học tập cá nhân với học tập tương tác, hợp tác, qua đó gây hứng thú, tích cực
thơng qua thực hành trực quan, và tự liên hệ với thực tế cuộc sống. Không những
vậy, trẻ biết cách tự đánh giá, kết hợp với đánh giá của cơ với của trị theo các mức
độ (biết, thông hiểu, vận dụng), trẻ rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu để
hồn thành thói quen học suốt đời.
1.4.2. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng

Nâng cao phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành, củng cố các biểu
tượng về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh cho trẻ và biểu tượng khái quát
còn gọi là biểu tượng sơ đẳng. Ở độ tuổi này trẻ đã sử dụng các giác quan để thu
thập thông tin về đối tượng quan sát. Thông qua quan sát trẻ đã biết cách so sánh sự
khác và giống nhau của các đối tượng. Có thể so sánh các đối tượng có nhiều điểm

giống nhau để xếp chúng vào một nhóm hoặc so sánh những đối tượng có nhiều
điểm khác nhau để thấy được sự phong phú, đa dạng của chúng. Đồng thời trẻ đã
biết phân nhóm đối tượng theo các dấu hiệu, đo lường về kích thước, lượng, thời
gian, nhiệt độ. Từ đó, trẻ có thể trao đổi ý tưởng, nhận xét, đánh giá hoạt động nhận
thức của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao phương pháp dạy học tích
cực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học chúng tôi ln suy
nghĩ làm thế nào để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học
tích cực hiện có. Song phải học hỏi, áp dụng một số biện pháp dạy học mới một
cách khoa học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ trong học tập,
phù hợp với tình cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.

11

1.5. Nội dung khám phá khoa học về môi trường xung quanh

STT Chủ đề chính Chủ đề nhánh Thời gian
thực hiện
- Trường mầm non của bé.(Tích hợp ngày - 1 tuần

hội đến trường) - 1 tuần
1 Trường mầm non - 1 tuần
- 1 tuần
- Lớp học thân yêu của bé.
- 1 tuần
- Đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - 1 tuần
- 1 tuần
- Tôi là ai? (Tích hợp Bé Tết trung thu)
- 1 tuần

2 Bản thân - Cơ thể tôi? - 1 tuần
- Tơi cần gì lớn lên và phát triển. - 1 tuần
- 1 tuần
- Gia đình tơi.(Tích hợp ngày PNVN 20/10) - 1 tuần
-1 tuần
- Nhu cầu của gia đình. - 1 tuần

3 Gia đình - Ngơi nhà gia đình ở. - 1 tuần
- 1 tuần
- Ngày hội của cơ giáo. (Tích hợp nhà giáo - 1 tuần
- 1 tuần
Việt Nam 20/11) - 1 tuần
- 1 tuần
- Nghề nông dân - công nhân. - 1 tuần
- 1 tuần
- Nghề chăm sóc sức khỏe. - 1 tuần

4 Nghề nghiệp - Nghề giáo viên.

- Nghề bộ đội. (Tích hợp thành lập quân đội

nhân dân Việt Nam 22/12)

- Một số con vật nuôi trong gia đình.

- Một số động vật sống trong rừng.

5 Thế giới động vật - Một số động vật sống dưới nước.

- Côn trùng.


- 1 số loại chim.

- Tết và mùa xuân.

- Cây xanh và môi trường sống.
6 Thế giới thực vật

- Một số loại hoa.

- Một số loại quả.

12


×