Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 108 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON
----------

MAI HẠ THI
BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC

CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016

1

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tên đề tài:

BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH



Sinh viên thực hiện
MAI HẠ THI

MSSV: 2112011257
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA 2012 - 2016
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. Huỳnh Thị Tỉnh

MSCB:

Quảng Nam, tháng 05 năm 2016

2

Lời cảm ơn

Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Với lòng biết ơn sâu
sắc nhất, lời đầu tiên em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Tiểu học - Mầm non Trƣờng
Đại Học Quảng Nam đã tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và hƣớng dẫn em làm bài khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Mẫu giáo Tiên Lãnh, tất
cả các cháu lớp nhỡ và đặc biệt là các cô giáo khối lớp nhỡ đã hƣớng dẫn nhiệt tình và
góp ý chân thành cho em.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, ngƣời thân đã luôn bên cạnh,

động viên và khuyến khích em hồn thành bài khóa luận.

Cuối cùng, em muốn nói rằng nghiên cứu này sẽ khơng đƣợc phát triển và
hồn thành mà khơng có sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của cô giáo Th.S Huỳnh Thị Tỉnh
giảng viên khoa Tiểu học – Mầm non, ngƣời đã chu đáo tận tình, ủng hộ và giúp đỡ
em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận, em xin chân thành
gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới cô.

Do nghiên cứu trong thời gian ngắn, kinh nghiệm và năng lực của bản thân cịn
hạn chế nên bài khóa luận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em
kính mong nhận đƣợc những ý kiến, nhận xét đóng góp của q thầy cơ và các bạn để
bài luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trên
sự nghiệp cao quý!

Em xin chân thành cảm ơn!

Tam kỳ, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Mai Hạ Thi

3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Thực nghiệm TN


Đối chứng ĐC

Mức độ MĐ

Biểu tƣợng kích thƣớc BTKT

Nhà xuất bản NXB

Nhà xuất bản giáo dục NXBGD

4

DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1 Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về vai trị của việc hình 22
thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4 – 5 tuổi

2 Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về các nhiệm vụ hình thành 23
biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4 – 5 tuổi

3 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về lồng ghép việc hình thành 24
biểu tƣợng kích thƣớc vào các hoạt động ở trƣờng mầm non

4 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về lợi thế của hoạt động vẽ 25
và mức độ sử dụng vào việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc
cho trẻ 4 – 5 tuổi


5 Bảng 2.5: Những khó khăn khi tổ chức các hoạt động nhằm 26
hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua
hoạt động vẽ

6 Bảng 2.6: Thực trạng những biện pháp mà giáo viên sử dụng để 28
hình thành BTKT cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ và
mức độ thực hiện các biện pháp

7 Bảng 2.7: Đánh giá kết quả điều tra của trẻ thông qua hệ thống 33
bài tập kiểm tra

8 Bảng 3.1: Mức độ hình thành biểu tƣợng kích thƣớc của trẻ 4 – 55
5 tuổi ở hai nhóm TN và ĐC trƣớc thực nghiệm hình thành

9 Bảng 3.2: Mức độ hình thành biểu tƣợng kích thƣớc của trẻ 4 – 57
5 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT Tên biểu đồ Trang

1 Biểu đồ 1: Mức độ hình thành biểu tƣợng kích thƣớc của trẻ 4 – 56
5 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC trƣớc thực nghiệm hình thành

2 Biểu đồ 2: Mức độ hình thành biểu tƣợng kích thƣớc của trẻ 4 – 58
5 tuổi ở 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành

6


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................11
3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu..................................................................................11
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................11
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................11
4. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................11
6. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................12
7. Đóng góp đề tài..........................................................................................................13
8. Cấu trúc của đề tài .....................................................................................................13
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG KÍCH
THƢỚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ................14
1.1. Các khái niệm .........................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm về biểu tƣợng .....................................................................................14
1.1.2. Khái niệm về kích thƣớc .....................................................................................14
1.1.3. Khái niệm biểu tƣợng kích thƣớc ........................................................................15
1.1.4. Hoạt động vẽ........................................................................................................15
1.1.5. Biện pháp dạy học ...............................................................................................16
1.1.6. Biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt
động vẽ ..........................................................................................................................17
1.2. Đặc điểm phát triển biểu tƣợng về kích thƣớc của trẻ mầm non nói chung và của
trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng ...................................................................................................18
1.3. Q trình hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc cho trẻ mầm non..........................20
1.4. Hoạt động vẽ của trẻ 4-5 tuổi với việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc.............23
1.4.1. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non................................23
1.4.2. Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trƣờng mầm non ...............................24

1.4.3. Vai trò của việc tổ chức hoạt động vẽ trong trƣờng mầm non đối với việc phát
triển biểu tƣợng về kích thƣớc của trẻ 4 – 5 tuổi...........................................................26

7

1.5. Tiểu kết chƣơng I....................................................................................................27
Chƣơng 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG KÍCH
THƢỚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ Ở TRƢỜNG MẦM
NON ............................................................................................................................... 28
2.1. Vài nét về trƣờng mẫu giáo Tiên Lãnh – Tiên Phƣớc - Quảng Nam .....................28
2.1.1. Mục đích điều tra.................................................................................................29
2.1.2. Địa bàn và đối tƣợng điều tra ..............................................................................29
2.2. Nội dung điều tra thực trạng...................................................................................29
2.3. Thời gian điều tra ...................................................................................................29
2.4. Phƣơng pháp điều tra..............................................................................................29
2.5. Thực trạng của việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua
hoạt động vẽ tại trƣờng mẫu giáo Tiên Lãnh, Tiên Phƣớc- Quảng Nam......................30
2.5.1. Thực trạng nội dung chƣơng trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4 5
tuổi .................................................................................................................................30
2.5.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc
cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ ........................................................................31
2.5.3. Thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để hình thành biểu tƣợng kích
thƣớc thơng qua hoạt động vẽ cho trẻ 4-5 tuổi..............................................................36
2.5.4. Thực trạng mức độ hình thành biểu tƣợng kích thƣớc của trẻ 4 -5 tuổi..............40
2.6. Đánh giá kết quả điều tra.......................................................................................41
2.7. Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................42
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP HÌNH
THÀNH BIỂU TƢỢNG KÍCH THƢỚC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG VẼ .........................................................................................................44
3.1. Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thông

qua hoạt động vẽ............................................................................................................44
3.1.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-
5 tuổi ..............................................................................................................................44
3.1.2. Xây dựng các biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động vẽ..................................................................................................47
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động vẽ ở trƣờng mầm non...................................................................59

8

3.2.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................................59
3.2.2. Nội dung thực nghiệm .........................................................................................59
3.2.3 Điều kiện tiến hành thực nghiệm..........................................................................60
3.2.4. Yêu cầu đối với thực nghiệm ..............................................................................61
3.2.5. Quy trình thực nghiệm........................................................................................61
3.2.6. Tiến hành tổ chức thực nghiệm ..........................................................................62
3.2.6. Kết quả thực nghiệm: .........................................................................................63
3.3.6. Kết quả đo sau thực nghiệm ................................................................................65
3.3. Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................67
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................69
1. Kết luận......................................................................................................................69
2. Kiến nghị ...................................................................................................................70
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................72

9

Phần 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trị

đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời.
Chính vì vậy, phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở lứa tuổi mầm
non. Ngƣời giáo viên mầm non ngoài việc hƣớng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho
ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa con ngoan ngoãn vẫn chƣa đủ, và nhiệm vụ của
ngành giáo viên mầm non cần phải cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua việc tổ
chức các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non. Trong đó, hoạt động cho trẻ làm quen
với biểu tƣợng toán là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của trẻ ở trƣờng
mầm non góp phần giáo dục tồn diện cho trẻ. Đặc biệt là giáo dục nhận thức và trí tuệ
giúp trẻ dễ dàng thích ứng với mơi trƣờng sống ln thay đổi. Xung quanh trẻ luôn tồn
tại một thế giới đa dạng màu sắc, hình khối, kích thƣớc. Kích thƣớc là một trong
những dấu hiệu đặc trƣng của vật thể mà trẻ dựa vào đó có thể biết đƣợc độ dài, độ
lớn, bề rộng của vật. Cho trẻ làm quen với biểu tƣợng kích thƣớc có tác dụng phát
triển tính ổn định của tri giác. Sự nhận biết về biểu tƣợng kích thƣớc đƣợc nhận biết
trên cơ sở nhận thức cảm tính cũng có thể nhận thức tƣ duy và ngơn ngữ, qua đó rèn
luyện kỹ năng ghi nhớ, tƣởng tƣợng chú ý. Không những thế, dƣới sự tác động của các
nhà sƣ phạm, với mỗi biểu tƣợng kích thƣớc trẻ nắm đƣợc thao tác, kỹ năng so sánh
tƣơng ứng bằng cách xếp chồng, xếp cạnh hai đối tƣợng với nhau đồng thời hiểu và
diễn đạt đƣợc mối quan hệ về kích thƣớc giữa các đối tƣợng bằng lời nói. Nhờ đó, kỹ
năng so sánh và ƣớc lƣợng kích thƣớc vật bằng mắt của trẻ ngày càng phát triển và
thành thục hơn. Trẻ có khả năng so sánh kích thƣớc của 3-5 đối tƣợng, biết sắp xếp các
vật theo trình tự kích thƣớc tăng dần hoặc giảm dần và phản ánh mối quan hệ đó bằng
lời nói. Từ đó, trẻ có thể ứng dụng những kiến thức kỹ năng đó vào việc giải quyết các
nhiệm vụ trong cuộc sống hằng ngày và tạo nền móng vững chắc cho q trình học tập
sau này của trẻ.

Hiện nay, quá trình hình thành biểu tƣợng sơ đẳng về tốn cho trẻ nói chung và
q trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng rất đƣợc giáo
viên mầm non quan tâm. Thế nhƣng trên thực tế hiệu quả của quá trình hình thành
biểu tƣợng này cho trẻ lại chƣa hiệu quả và gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân là giáo
viên chỉ chú ý đến việc hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc cho trẻ chủ yếu trong hoạt


10

động học tốn có chủ đích mà chƣa có sự sáng tạo trong việc lồng ghép nội dung kích
thƣớc nhằm củng cố và phát triển biểu tƣợng về kích thƣớc thông qua các hoạt động
khác, đặc biệt là hoạt động vẽ. Thông qua hoạt động vẽ trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ
thống hóa các chuẩn cảm giác về kích thƣớc, nhờ quá trình quan sát đối tƣợng mà trẻ
thƣờng xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác, phát triển tƣ duy, trí nhớ…Trong
q trình quan sát, thao tác với các sự vật, hiện tƣợng, trẻ không những làm giàu vốn
hiểu biết mà còn đƣợc rèn luyện các thao tác tƣ duy: so sánh, phân tích, khái qt
hóa… và củng cố các kiến thức về biểu tƣợng kích thƣớc trong hoạt động tốn.

Chính vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Biện
pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động tạo
hình ở trường mẫu giáo Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước”.
2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc
vật thể cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động tạo hình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
chƣơng trình đổi mới hiện nay.
3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Biện pháp hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non
thơng qua hoạt động tạo hình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động tạo hình có nhiều hình thức nhƣ: vẽ, nặn, xếp dán, chắp ghép. Ở trong
giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tơi nghiên cứu một số biện pháp hình
thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ ở trƣờng Mẫu

giáo Tiên Lãnh
4. Khách thể nghiên cứu

Quá trình hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua hoạt
động vẽ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách báo, phân tích, tổng hợp và hệ thống
hóa những tài liệu trong và ngồi nƣớc có liên quan đến đề tài.

11

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra (Anket) đối với giáo viên bằng hệ
thống câu hỏi nhằm thu thập thông tin về nhận thức, thái độ của họ về thực trạng các
biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
5.2.2. Phƣơng pháp đàm thoại: Trao đổi, đàm thoại trực tiếp với giáo viên mầm non để
tìm hiểu thái độ nhận thức của giáo viên trong quá trình sử dụng các biện pháp khác
nhau nhằm hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ.
5.2.3. Phƣơng pháp quan sát: Dự các tiết học của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non nhằm
nắm đƣợc các biện pháp mà giáo viên sử dụng để hình thành biểu tƣợng kích thƣớc
cho trẻ.
5.2.4. Phƣơng pháp thống kê tốn học: Điều tra đƣa ra bảng thống kê và xử lý số liệu.
6. Lịch sử nghiên cứu

Q trình hình thành biểu tƣợng tốn học sơ đẳng cho trẻ mầm non nói chung
và sự hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ nói
riêng đóng vai trị to lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ, hình thành ở trẻ những
khả năng tìm tịi, quan sát…thúc đẩy sự phát triển tƣ duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
đã đƣợc rất nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học trên toàn thế giới nghiên cứu và khảo
sát. Cụ thể nhƣ tác giả Đỗ Thị Minh Liên với các giáo trình “Lí luận và phƣơng pháp

hình thành biểu tƣợng tốn học cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sƣ phạm, 2008”,
“Phƣơng pháp cho trẻ làm quen với toán, NXB Giáo dục, 2008” của tác giả đã nêu lên
cấu trúc của nội dung hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ mẫu giáo nói chung và
trẻ 4-5 tuổi nói riêng, cùng với nhiều phƣơng pháp, biện pháp, hình thức, phƣơng tiện
nhằm hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ.

Tác giả Phạm Thị Huyền với giáo trình “Phƣơng pháp hình thành biểu tƣợng
tốn cho trẻ (dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành Giáo dục mầm non) xuất bản 2011 đã
nêu lên nội dung và phƣơng pháp hƣớng dẫn hình thành biểu tƣợng kích thƣớc vật thể
cho trẻ.

Hay giáo trình của tác giả Phạm Hƣơng Lan, “Tốn và phƣơng pháp hƣớng dẫn
trẻ mầm non hình thành các biểu tƣợng sơ đẳng về toán, NXB Hà Nội, 2006” đề cập
đến yêu cầu đổi mới về nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động cho trẻ

12

em lứa tuổi mẫu giáo thông qua tiết học, hoạt động vui chơi,…để hình thành biểu
tƣợng tốn học và sơ đẳng cho trẻ.

Phạm Thị Hƣờng với đề tài: “Dạy học hình thành biểu tƣợng về kích thƣớc cho
trẻ mầm non” đã đề cập vấn đề hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ mầm non và
những phƣơng pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao việc hình thành biểu tƣợng
kích thƣớc cho trẻ.

Nguyễn Thị Mai đã có cơng trình nghiên cứu về đề tài: “ Vận dụng các phƣơng
pháp về dạy trẻ làm quen với các biểu tƣợng về kích thƣớc” nghiên cứu ứng dụng hữu
hiệu nhất các phƣơng pháp dạy trẻ làm quen với biểu tƣợng, kích thƣớc tốt nhất cho
trẻ mẫu giáo


Tất cả những nghiên cứu trên đã đánh giá đƣợc vai trò của việc hình thành biểu
tƣợng tốn cho trẻ mầm non, đây là nguồn tài liệu quan trọng cho những ai muốn tìm
hiểu nghiên cứu về việc hình thành biểu tƣợng tốn cho trẻ, tuy nhiên qua việc khảo
sát các bài viết chúng tơi nhận thấy rằng chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về
biện pháp hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ.
Nhận thức đƣợc điều đó cộng với lịng mong muốn đƣợc tìm hiểu, và muốn thử sức
mình nên chúng tơi đã mạnh dạn tiến hành đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Biện pháp
hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trƣờng
mẫu giáo Tiên Lãnh, huyện Tiên Phƣớc”
7. Đóng góp đề tài

Sự thành công của đề tài này sẽ bổ sung một số biện pháp hình thành biểu tƣợng
kích thƣớc cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua hoạt động vẽ tại trƣờng mầm non
8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm có ba chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi
thơng qua hoạt động tạo hình
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn về việc hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua hoạt động vẽ ở trƣờng mẫu giáo Tiên Lãnh
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp và thực nghiệm các biện pháp hình thành biểu tƣợng
kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vẽ

13

Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG KÍCH
THƢỚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
1.1. Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm về biểu tượng

Theo triết học Mác-Lê Nin[34, 56]: Biểu tƣợng là hình ảnh về khách thể đã đƣợc tri
giác cịn lƣu lại trong bộ óc con ngƣời và do một hoạt động nào đó đƣợc tái hiện nhớ
lại. Nhƣ vậy biểu tƣợng cũng nhƣ cảm giác và tri giác là “ Hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan” nhƣng khác với cảm giác và tri giác, biểu tƣợng phản ánh khách thể
một cách gián tiếp là hình ảnh của hình ảnh. Ngồi ra, bằng tƣởng tƣợng của con
ngƣời những biểu tƣợng cũ có thể sáng tạo thành những biểu tƣợng mới. Vậy theo
Mác-Lê Nin thì cảm giác và biểu tƣợng là những hình thức khác nhau của giai đoạn
này. Tóm lại, theo Mác-Lê Nin thì: “Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển
sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng” .

Các nhà tâm lý học cho rằng: “Biểu tượng là sản phẩm của quá trình ghi nhớ
và tưởng tượng”. Biểu tƣợng thƣờng là “Mẫu” những “Đoạn” nào đó của tri giác so
với hình ảnh của tri giác khơng ổn định bằng, nó thƣờng hay dao động (khi trực tiếp
nhìn về ngƣời bạn thì hình ảnh của tri giác về ngƣời bạn rất ổn định, nhƣng nếu nhớ lại
thì biểu tƣợng về ngƣời bạn thƣờng lờ mờ hơn). Theo họ, biểu tƣợng là sự xâm nhập
giữa tính trực quan vừa có tính khái qt, nên biểu tƣợng đƣợc coi nhƣ bƣớc quá độ
giữa hình tƣợng và khái niệm và là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên
nhận thức lý tính.
Từ những quan niệm trên, ta rút ra đƣợc khái niệm: Biểu tượng là những hình ảnh của
sự vật và hiện tượng, nảy sinh ra trong óc khi sự vật hiện tượng đó khơng cịn đang
trực tiếp tác động vào giác quan ta như trước.
1.1.2. Khái niệm về kích thước

Kích thƣớc là một khái niệm toán học dùng để chỉ độ lớn, độ dài, dung tích thể
tích, diện tích,…của đối tƣợng. Nói đến độ lớn là nói đến độ to nhỏ. Nói đến độ dài là
nói đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Nói đến diện tích là phần mà vật chiếm chỗ
trên mặt phẳng. Nói đến thể tích là phần vật chiếm chỗ trong khơng gian 3 chiều. Nói
đến dung tích là phần vật chứa đƣợc hai vật khác.


14

Để phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao cần dựa vào các dấu hiệu sau: nếu
vật đặc trƣng bởi một đại lƣợng kích thƣớc về độ dài thì khi đại lƣợng đó đặt vng
góc với mặt đất sẽ đƣợc gọi là chiều cao. Nếu đặt ở các tƣ thế khác đƣợc gọi là chiều
dài. Nếu vật đặc trƣng bởi hai đại lƣợng kích thƣớc về độ dài thì hai đại lƣợng đó là
chiều dài và chiều rộng, trong đó chiều dài là chiều có độ dài dài hơn. Nếu vật đặc
trƣng bởi ba đại lƣợng kích thƣớc về độ dài thì trong ba đại lƣợng đó, đại lƣợng nào
vng góc với mặt đất đƣợc gọi là chiều cao, hai đại lƣợng còn lại là chiều dài và
chiều rộng.

Việc xác định kích thƣớc của một vật thể chỉ thực hiện trên cơ sở so sánh từ hai
vật trở lên và đƣợc đo theo ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Nhờ có sự so
sánh mà ta có thể hiểu đƣợc mối lên hệ các khái niệm: “to hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp
hơn hoặc bằng nhau”, ví dụ: Bạn Hoa cao hơn bạn Cúc tức là đã so sánh chiều cao của
Hoa và Cúc. Sự thay đổi về các số đo (chiều dài, chiều rộng, chiều cao..) có thể tăng
lên hoặc giảm xuống nhƣng không thay đổi nội dung của khách thể, ví dụ: Cái bàn
cao, cái bàn thấp: chỉ sự thay đổi về chiều cao của cái bàn, còn cái bàn vẫn là cái bàn.

Tùy theo kích thƣớc của vật mà chúng ta nói vật đó to hay nhỏ, cao hay thấp,
rộng hay hẹp, ví dụ: băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ nhƣng ngắn hơn
so với băng giấy màu vàng.

Tóm lại: Kích thước là khái niệm chỉ toàn bộ những đại lượng như chiều dài,
chiều rộng, chiều cao và xác định độ lớn của một vật. Tùy theo kích thước của vật mà
ta nói vật đó rộng hay hẹp, dài hay ngắn, cao hay thấp.
1.1.3. Khái niệm biểu tượng kích thước

Biểu tƣợng kích thƣớc là hình ảnh chỉ những đại lƣợng (chiều dài, chiều rộng,

chiều cao, độ lớn) của đối tƣợng còn lƣu lại và đƣợc tái hiện trong trí óc của ta khi các
đại lƣợng của đối tƣợng đó khơng cịn đƣợc ta tri giác trực tiếp, khơng cịn tác động
vào các giác quan của ta nhƣ trƣớc.
1.1.4. Hoạt động vẽ

Đối với trẻ em, vẽ chính là sự thể hiện những biểu tƣợng, ấn tƣợng và suy nghĩ,
tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, “nói chuyện” bằng các hình thức , phƣơng tiện mang
tính vật thể. Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tƣởng sáng tạo.

15

Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển
tồn diện cho trẻ mẫu giáo, thơng qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả
năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ cịn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm
u ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh.

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ đã tiếp thu một lƣợng tri thức đáng kể về thế
giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do ngƣời lớn kể
lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó, thế giới biểu tƣợng của trẻ cũng phong phú
dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá
những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang
trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và đƣợc trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách
tƣợng trƣng. Những nét vẽ nghệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhƣng rất cần
thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tƣ duy sáng tạo
của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ƣớc mơ mà trẻ đã
thể hiện trên trang giấy.

Điều đó cho ta thấy hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ sử dụng hệ
thống các biểu tƣợng mỹ thuật mang tính hình học khơng gian đa dạng để thể hiện
những cảm xúc và tình cảm chính bản thân trẻ. Cảm nhận mĩ thuật qua tranh vẽ vừa là

sự cảm nhận cái đẹp của tác phẩm thông qua cảm giác và tri giác. Đồng thời vừa là
quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm xúc phán đoán.

Nhƣ vậy, ta có thể nói rằng: Hoạt động vẽ là một hoạt động của con người
nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Thông qua hoạt động này các
khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân được bộc lộ ra ngoài, được phát hiện bồi
dưỡng và phát huy.
1.1.5. Biện pháp dạy học

Đề cập về đơi nét tình hình xác định phƣơng pháp dạy học nói chung hiện nay.
Trong thực tiễn dạy học, cịn có hiện tƣợng chƣa thống nhất hoặc lẫn lộn về sử dụng
các khái niệm phƣơng pháp, biện pháp dạy học.

Tuy nhiên, quan niệm về xây dựng vận dụng cách thức dạy học quen dùng lâu
nay thƣờng thấy phƣơng pháp dạy học là khái niệm bao trùm, đƣợc sử dụng rộng rãi
và thƣờng xuyên trong giờ học. Còn biện pháp là cấp độ cụ thể nằm trong phƣơng
pháp dạy học.

16

Biện pháp dạy học là gì? Từ “biện pháp” có nghĩa là “cách làm, cách thức tiến
hành giải quyết một một vấn đề cụ thể” [33,161]. Suy ra, có thể hiểu biện pháp dạy
học là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong dạy học.

Bởi thế, N.I Kudriashep quan niệm: “Phƣơng pháp dạy học phần lớn đƣợc thực
hiện thông qua các biện pháp dạy học cụ thể mà giáo viên sử dụng. Biện pháp dạy học
là các chi tiết của phƣơng pháp, là các yếu tố, các bộ phận cấu thành hoặc các bƣớc cụ
thể trong công việc nhận thức này sinh ra khi vận dụng một phƣơng pháp nhất định”
[32,37].


Hay nói cách khác, biện pháp dạy học là đƣa ra những cách làm, cách giải
quyết một vấn đề nào đó để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của vấn đề đó đƣa ra,
nhƣng để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đó thì cần có những biện pháp phù hợp
để giải quyết vấn đề cần đƣợc giải quyết một cách có hiệu quả.

Tóm lại, từ những cơ sở đã nêu trên chúng tơi có thể đƣa ra khái niệm: Biện
pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp là tổ hợp cách thức tổ chức hoạt động
của trẻ trong quá trình giáo dục giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng – kỹ xảo,
hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác.
1.1.6. Biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt
động vẽ

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã có khả năng phân biệt đƣợc các chiều đo kích thƣớc
của các vật nhƣ: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và đã nhận biết sự khác biệt về kích
thƣớc của 2-3 vật có độ chênh lệch nhỏ. Và để giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, phát
triển sự tri giác kích thƣớc một cách chuẩn xác, xác định chính xác hơn mối quan hệ
kích thƣớc giữa hai vật thì ngƣời giáo viên cần phải có kiến thức vững vàng để nghiên
cứu, tìm tịi đƣa ra một số biện pháp thích hợp và vận dụng chúng một cách khéo léo
trong hoạt động vẽ để phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của hai đối tƣợng trên cơ sở ƣớc lƣợng kích thƣớc của chúng.
Trẻ có thể so sánh độ lớn và từng chiều đo, kích thƣớc của hai vật, biết diễn đạt mối
quan hệ kích thƣớc giữa hai vật bằng lời nói: to hơn – nhỏ hơn, có độ lớn bằng nhau,
dài hơn – ngắn hơn…hay biết đƣợc mối quan hệ kích thƣớc từ 3 đến 5 đối tƣợng nhƣ:
nhỏ nhất – to hơn – to nhất…

17

Nhƣ vậy: Biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4-5 tuổi thông
qua hoạt động vẽ là những tác động, cách làm của giáo viên nhằm giúp trẻ 4 – 5 tuổi
xác định những đại lượng và mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng với nhau trên

cơ sở khai thác lợi thế của hoạt động vẽ ở trường mầm non

1.2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về kích thước của trẻ mầm non nói chung và
của trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng

Sự nhận biết về kích thƣớc mỗi vật ở trẻ là nhờ vào cảm giác mà chủ yếu là thị
giác. Ngồi ra, trẻ cịn dùng tay để sờ mó các vật sau đó dùng lời nói để khái quát
những nhận biết của kích thƣớc vật thể. Ngay từ nhỏ ở trẻ diễn ra sự tích lũy những
kinh nghiệm tri giác và xác định kích thƣớc các vật thể. Những kinh nghiệm này dần
dần đƣợc tích lũy trong quá trình thao tác với đồ vật, đồ chơi có kích thƣớc khác nhau.
Có thể nói ở lứa tuổi nhà trẻ đã tích lũy đƣợc những kinh nghiệm đánh giá kích thƣớc
của vật thể. Ví dụ: Quả táo to, quả táo nhỏ, quả bóng xanh to, quả bóng vàng nhỏ…
Những biểu tƣợng đầu tiên bắt đầu đƣợc hình thành và phản ánh trong ngôn ngữ của
trẻ. Khi trẻ lên một tuổi thì sự tri giác của trẻ dần dần trở nên ổn định, trẻ càng lớn thì
sự tri giác càng trở nên bền vững. Ví dụ: Con búp bê đặt ở đâu và tƣ thế nhƣ thế nào
thì trẻ vẫn nhận ra đó là con búp bê. Trên hai tuổi trẻ chƣa nắm đƣợc ngơn ngữ tích
cực, đã có thể hình thành ở trẻ những phản xạ không chỉ khác nhau ở kích thƣớc của
các vật thể mà cả trƣớc các mối quan hệ về kích thƣớc giữa các khách thể. Tuy nhiên
trong thời gian dài những biểu tƣợng kích thƣớc vật thể ở trẻ nhỏ cịn mang tính tuyệt
đối. Dấu hiệu kích thƣớc vật thể đƣợc trẻ lĩnh hội gắn liền với những vật cụ thể. Đó là
một dấu hiệu mang tính tuyệt đối và trẻ rất khó khăn khi hiểu rõ tính tƣơng đối của các
khái niệm kích thƣớc. Nếu đặt trƣớc mặt trẻ 3 - 4 vật khác nhau về kích thƣớc và sắp
xếp theo thứ tự tăng dần thì trẻ hiểu những vật đó gắn liền với những từ cơ nói (to
nhất, to hơn, to hơn nữa). Hơn nữa trẻ thƣờng biết lựa chọn các vật các vật có kích
thƣớc tƣơng ứng với nhau.
Ví dụ: Trẻ cố sỏ chân mình vào một chiếc tất chân của búp bê, hay lấy chiếc mủ to của
ba để đội, cố đặt một chú gấu bông to vào chiếc giƣờng nhỏ của búp bê…
Sự tri giác kích thƣớc của trẻ ba tuổi còn thiếu sự phân định, trẻ thƣờng chỉ định
hƣớng tới độ lớn chung của vật mà khơng có sự phân tách từng chiều đo kích thƣớc
của vật nhƣ: chiều dài, chiều rộng của vật. Vì vậy, khi yêu cầu trẻ mang ghế cao nhất

trong lớp cho cô, trẻ thƣờng mang ghế to hất hay chỉ bạn to nhất thay vì bạn cao nhất.

18

Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã xuất hiện những từ phản ánh sự phân biệt các
chiều đo kích thƣớc khác nhau. Điều đó chứng tỏ ở trẻ đã hình thành biểu tƣợng về sự
tri giác của vật thể ngày càng mang tính ổn định.

Trẻ đã biết lựa chọn các vật theo chiều dài, chiều cao, chiều rộng của chúng một
cách đúng hơn nếu sự khác biệt giữa các chiều đo đó là rõ rệt khi trẻ lên bốn tuổi. Tuy
nhiên, đa số trẻ bốn tuổi khơng hiểu nghĩa của từ “kích thước” nên khi hỏi trẻ thƣờng
trả lời màu sắc hoặc số lƣợng. Trong sự tri giác kích thƣớc lời nói đóng vai trị quan
trọng. Lời nói diễn đạt các dấu hiệu khác nhau của kích thƣớc vật thể.
Ví dụ: Quả bóng xanh to hơn quả bóng vàng. Trẻ mẫu giáo thƣờng thƣờng dùng các từ
to nhỏ để diễn đạt kích thƣớc vật thể tri giác. Cịn để diễn đạt các tham số kích thƣớc
nhƣ chiều dài, chiều rộng, chiều cao hay độ lớn của vật, trẻ thƣờng dùng các từ to hơn,
nhỏ hơn. Nhƣng điều đó khơng có nghĩa là vốn từ của trẻ còn thiếu những định nghĩa
cụ thể nhƣ “to” bằng các từ “mập, béo ú, lớn” hoặc “mỏng” bằng các từ “nhỏ, gầy,
hẹp”. Vì lời nói đóng vai trị quan trọng trong sự tri giác kích thƣớc của trẻ nên cơ giáo
cần sử dụng từ thật chính xác để diễn đạt độ lớn chung của vật, cần dùng các từ to,
nhỏ, to hơn, nhỏ hơn, to nhất, nhỏ nhất.
Ví dụ: Búp bê nhỏ, quả bóng to, con gấu bơng nhỏ. Cịn để nhấn mạnh một chiều đo
kích thƣớc của vật thể nào đó thì cần phải diễn đạt một cách cụ thể và chính xác hơn.
Khơng nên sử dụng các từ to, nhỏ để diễn đạt chiều đo kích thƣớc khác nhau. Khi giao
nhiệm vụ cần phải nói mạnh dạng, chính xác.
Ví dụ: “Cháu hãy tìm sợi dây có chiều dài như thế này giúp cô nhé!”. Cần tránh trƣờng
hợp giao nhệm vụ chung chung, ví dụ: “Cháu hãy lấy băng giấy như băng giấy của
cô”. Việc sử dụng một cách tùy tiện lời nói của giáo viên là tiền đề cho trẻ học cách
diễn đạt thiếu chính xác, rõ ràng và diễn đạt có khoa học. Một yếu tố khơng kém phần
quan trọng trong quá trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ đó là việc dạy trẻ

nắm đƣợc tính tƣơng đối của khái niệm trên cơ sở so sánh, đối chiếu kích thƣớc của
các vật ban đầu là của hai vật, và sau đó là nhiều vật hơn. Dần dần trẻ sắp xếp các vật
theo trình tự kích thƣớc tăng dần và giảm dần. Ở trẻ 5 - 6 tuổi thì đã có khả năng phân
biệt đƣợc các vật có dạng khối hộp theo ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao
của vật. Việc đƣa tay chỉ theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao đóng vai trị quan trọng
trong việc xác định kích thƣớc ba chiều cảu vật và giúp trẻ phân biệt các chiều của các
vật chính xác. Trẻ 4-5 tuổi có khả năng ƣớc lƣợng bằng mắt các vật chính xác hơn,

19

chính vì vậy nên giáo viên có thể sử dụng các trị chơi một cách linh hoạt và lý thú
hơn.
Ví dụ: Trẻ có thể xác định chiều cao, độ lớn của chiếc cốc đang đặt trên bàn và sau đó
đặt nó nằm nghiêng để trẻ xác định đƣợc chiều dài, chiều rộng và chiều cao của chiếc
cốc.
1.3. Quá trình hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mầm non

Quá trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ mầm non nói chung và q
trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng đóng một vài trị quan
trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng phân biệt đƣợc
các chiều đo kích thƣớc của các vật nhƣ: chiều dài, chiều rộng, chiều cao nếu những
chiều đo đó là nổi bật. Trẻ đã nắm đƣợc các từ diễn đạt các chiều đo kích thƣớc khác
nhau một cách chính xác. Trẻ có khả năng nhận biết sự khác biệt về kích thƣớc của 2-3
vật có độ chênh lệch nhỏ. Khả năng ƣớc lƣợng kích thƣớc của vật ngày càng phát triển
ở trẻ. Vì vậy, nội dung dạy trẻ lứa tuổi này cần hƣớng vào phát triển khả năng nhận
biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hai đối tƣợng trên cơ
sở ƣớc lƣợng kích thƣớc của chúng. Dạy trẻ so sánh độ lớn và từng chiều đo kích
thƣớc của hai vật bằng các biện pháp so sánh: xếp chồng, xếp cạnh và biết diễn đạt
mối quan hệ kích thƣớc giữa hai vật bằng lời nói: to hơn – nhỏ hơn, có độ lớn bằng
nhau, dài hơn – ngắn hơn, dài bằng nhau, rộng hơn – hẹp hơn, rộng bằng nhau, cao

hơn – thấp hơn, cao bằng nhau. Dạy trẻ so sánh độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều
cao của 3 đến 5 đối tƣợng, dạy trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thƣớc tăng dần
hoặc giảm dần và phản ánh mối quan hệ kích thƣớc giữa chúng bằng lời nói: nhỏ nhất
– to hơn – to nhất, dài nhất – ngắn hơn – ngắn nhất…

Q trình hình thành biểu tƣợng kích thƣớc cho trẻ diễn ra theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Tích lũy biểu tƣợng kích thƣớc
- Giai đoạn 2: Dạy trên hoạt động học có chủ đích. Gồm 4 hoạt động:
+ Hoạt động 1: Ơn tập so sánh kích thƣớc của hai đối tƣợng nằng các biện pháp đã
học.
Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức cho trẻ độc lập thực hiện các bài tập so sánh
kích thƣớc của hai đối tƣợng bằng các biện pháp đã học nhƣ xếp chồng, xếp cạnh.
+ Hoạt động 2: Học kiến thức, kỹ năng mới

20


×