Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Ứng dụng của blockchain trong quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

……..***……..

TIỂU LUẬN

MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
Đề tài: Ứng dụng của Blockchain trong quản lý quy trình vận

chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu

Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Lớp tín chỉ: TMA(305)1.7
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn

Hà Nội, ngày 23 tháng 2 năm 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Đánh giá mức độ
hoàn thành

1 Vũ Thị Ngọc Anh 2111510016 100%

2 Đỗ Thị Ngọc Ánh 2114110035 100%

3 Nguyễn Thị Ngọc Bích 2114110037 100%

4 Lê Phương Chi 2114110045 100%


5 Ninh Diễm Quỳnh Chi 2114110043 100%

6 Phan Thị Kim Chi 2114510012 100%

7 Tưởng Duy Chiến 2114110048 100%

8 Đặng Thị Huyền Diệp 2114110053 100%

9 Nguyễn Thị Huyền 2014110122 100%

10 Phạm Thanh Ngà 2111110193 100%

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ CƠNG NGHỆ
BLOCKCHAIN..................................................................................................................2

1.1. Tổng quan về quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.........................2
1.1.1. Tổng quan vận chuyển hàng hóa....................................................................2
1.1.2. Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu............................................2
1.1.3. Vai trò của quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu
3
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa........3

1.2. Tổng quan về công nghệ Blockchain...................................................................4
1.2.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Blockchain........................................4
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain............................................5
1.2.3. Xu thế áp dụng công nghệ Blockchain trong logistics và quản lý chuỗi cung
ứng 5


CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG QUẢN LÝ QUY TRÌNH
VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU TỒN CẦU...............................7

2.1. Ứng dụng Blockchain trong theo dõi việc vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
7

2.1.1. Xác thực dữ liệu, tăng khả năng truy vết hàng hóa xuất nhập khẩu...............7
2.1.2. Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển..............9
2.1.3. Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa phương
tiện và phương tiện.....................................................................................................10
2.2. Ứng dụng hợp đồng thông minh (Smart contract) để thay thế cho các thủ tục
giấy tờ phức tạp.............................................................................................................13
2.3. Đánh giá chung thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý
quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tồn cầu.........................................16
2.3.1. Hiệu quả và hạn chế......................................................................................16
2.3.2. Cơ hội và thách thức.....................................................................................20

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG QUẢN LÝ QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..................................................23

3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý quy trình vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam.........................................................23

3.1.1. Thực trạng........................................................................................................23

3.1.2. Khó khăn..........................................................................................................27

3.2. Đề xuất giải pháp trong quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

tại Việt Nam..................................................................................................................31

3.2.1. Khuyến nghị với nhà nước...............................................................................31

3.2.2. Giải pháp cho doanh nghiệp............................................................................34

KẾT LUẬN.......................................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................38

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Doanh thu Blockchain theo ngành, thị trường thế giới giai đoạn 2017 - 2025. 7
Hình 2: Mơ phỏng màn hình theo dõi hành trình của nền tảng Tradelens...................25

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 EDI Electronic data interchange (Trao đổi

dữ liệu điện tử)

2 APIS Application Programming Interface

(Giao diện lập trình ứng dụng)

3 CNTT Công nghệ thông tin

4 AI Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)


5 IoT Internet of things (Internet vạn vật)

6 V2V Vehicle to Vehicle communications

(Công nghệ giao tiếp xe với xe)

7 L/C Letter of Credit (Thư tín dụng)

American Productivity and Quality

8 APQC Center (Trung tâm Năng suất và Chất

lượng Hoa Kỳ)

9 CMIT Cai Mep International Terminal (Cảng

Quốc tế Cái Mép)

Fast-moving consumer goods (Mặt
hàng tiêu dùng nhanh)

10 FMCG

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, Blockchain đã và đang bùng nổ trên toàn cầu tại nhiều các quốc gia khác
nhau. Đặc biệt hơn nữa, nhiều chuyên gia trên thế giới đã nhận định rằng Việt Nam sẽ trở
thành Blockchain Hub của khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên công nghệ Blockchain
vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam và đa phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một vài

ứng dụng của công nghệ này như các loại tiền điện tử. Blockchain khơng chỉ ứng dụng
trong tiên thuật tốn nói riêng, khả năng ứng dụng của cơng nghệ này rất rộng mở cả ở
Việt Nam và trên thế giới, trong các lĩnh vực như cơng nghệ tài chính, cơng nghiệp sản
xuất, dịch vụ công, giáo dục hay năng lượng... đặc biệt là trong quản lý quy trình vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tồn cầu.

Ngành công nghiệp vận tải làm việc cho mọi người nhiều hơn bất cứ ngành nghề
cơng nghiệp nào. Nó phát triển liên tục và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sáng
tạo để đối phó với sự tăng trưởng của nhu cầu vận chuyển. Sự ra đời của IoT tạo ra một
thách thức mới trong việc kết hợp các thiết bị. Nó địi hỏi mức độ bảo mật cao hơn, và
Blockchain là giải pháp tốt cho đến nay giúp bảo vệ được đảm bảo bằng các phương pháp
tiền mã hóa, sổ phân phối và hợp đồng thơng minh.

Có thể nhận thấy, nếu ứng dụng được tốt công nghệ Blockchain vào các lĩnh vực tại
Việt Nam, ta có thể tối ưu hóa cơ sở hạ tầng để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả
hơn, chính xác hơn và giảm thiểu tối đa rủi ro. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp
lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau, mở rộng theo thời gian.
Các khối thông tin được liên kết với nhau, với các khối trước đó nên được gọi là chuỗi
khối (Blockchain). Công nghệ này đã được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều trong các
ngành nghề. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về công nghệ Blockchain đối
với các lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
tồn cầu. Trong khi đó chưa có một để tài nào nghiên cứu hệ thống cụ thể về sự ảnh
hưởng này của Blockchain. Do đó, chúng em đề xuất đề tài “Ứng dụng của Blockchain
trong quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu ” làm đề tài
nghiên cứu của nhóm.

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN


1.1. Tổng quan về quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Tổng quan vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng
hóa trong khơng gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu
cầu mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Dưới góc độ của tồn bộ nền kinh tế, sự cần thiết của vận chuyển hàng hóa xuất
phát từ sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, mà chủ yếu là
quá trình tập trung chun mơn hóa của sản xuất và tiêu dùng, do đó yêu cầu vận chuyển
tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống vận tải là cầu nối để xóa đi
những mâu thuẫn khách quan đó.

1.1.2. Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là q trình phức tạp và địi hỏi sự
chuẩn bị kỹ lưỡng từ các bên liên quan. Đầu tiên, quá trình này bắt đầu từ việc chuẩn bị
tài liệu hải quan cần thiết, bao gồm hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn nhập khẩu, danh sách
hàng hóa, và các chứng từ liên quan khác. Tiếp theo, hàng hóa sẽ được đóng gói và kiểm
tra chất lượng trước khi vận chuyển.
Sau đó, việc chọn phương tiện vận chuyển phù hợp là một bước quan trọng. Có
nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như đường biển, đường hàng không, đường sắt,
và đường bộ. Mỗi phương tiện có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó, việc lựa chọn
phương tiện vận chuyển phù hợp sẽ ảnh hưởng đến thời gian và chi phí của quá trình vận
chuyển.

Khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cảng hoặc sân bay đích, q trình làm thủ
tục hải quan sẽ diễn ra. Đây là bước quan trọng để xác nhận việc nhập khẩu hoặc xuất
khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, hàng hóa
sẽ được giao đến địa điểm cuối cùng theo yêu cầu của người nhận hàng


2

Cuối cùng, việc theo dõi và quản lý q trình vận chuyển hàng hóa sau khi hoàn tất
cũng rất quan trọng. Điều này bao gồm việc kiểm tra tình trạng hàng hóa, giữ liên lạc với
các đối tác vận chuyển và người nhận hàng để đảm bảo việc vận chuyển diễn ra suôn sẻ
và an tồn.

Tóm lại, quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu địi hỏi sự chuẩn bị kỹ
lưỡng và sự chú ý đến từng bước để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển an toàn và
hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm đích.

1.1.3. Vai trị của quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn
cầu

Một trong những phần quan trọng nhất của quản lý quy trình là việc tối ưu hóa các
quy trình và phương tiện vận chuyển. Bằng cách lập kế hoạch vận chuyển hợp lý, quản lý
kho hiệu quả và cải thiện quy trình, doanh nghiệp có thể giảm thiểu thời gian và chi phí,
đồng thời tăng cường sự linh hoạt trong hoạt động của mình. Ngồi ra, quản lý quy trình
cịn giúp đảm bảo rằng các quy định và yêu cầu pháp lý địa phương và quốc tế được tuân
thủ đầy đủ, tránh được những rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ quy định.

Ngồi ra, quản lý quy trình cũng bao gồm việc đánh giá và giảm thiểu các rủi ro có
thể xảy ra trong q trình vận chuyển hàng hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong mơi
trường kinh doanh không ổn định hiện nay, nơi mà các vấn đề như thất thốt hàng hóa,
trễ giao hàng hoặc hỏng hóc có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Cuối cùng, quản lý
quy trình cũng địi hỏi sự tương tác chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao
gồm nhà vận chuyển, nhà cung cấp và bên nhận hàng, để đảm bảo thông tin được chia sẻ
một cách hiệu quả và các bước vận chuyển được thực hiện một cách mượt mà


1.1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa
Đầu tiên, đánh giá có thể dựa trên khả năng của quy trình để tối ưu hóa thời gian và
chi phí. Quy trình hiệu quả sẽ giảm thiểu thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa từ
điểm xuất phát đến điểm đích, đồng thời giảm thiểu chi phí liên quan đến vận chuyển,
bao gồm cả chi phí vận chuyển trực tiếp và các chi phí phụ trợ khác như chi phí lưu trữ
và xử lý.

3

Tiêu chí tiếp theo là khả năng của quy trình để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp
lý và quy định liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Quy trình quản lý phải đảm bảo rằng
tất cả các vận chuyển đều tuân thủ các quy định về an tồn, bảo vệ mơi trường và quy
định hải quan, đảm bảo rằng khơng có vi phạm pháp luật xảy ra.

Một tiêu chí khác để đánh giá hiệu quả của quy trình là khả năng của nó để quản lý
rủi ro. Quy trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả sẽ có các biện pháp phịng ngừa và ứng
phó với các rủi ro tiềm ẩn như mất mát, hỏng hóc hoặc trễ giao hàng. Điều này đòi hỏi sự
quản lý và giám sát kỹ lưỡng của các giai đoạn trong quá trình vận chuyển.

Cuối cùng, hiệu quả của quy trình cũng có thể được đo lường thơng qua khả năng
của nó để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể. Quy trình vận chuyển hàng hóa
hiệu quả sẽ đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đến đích đúng thời gian và trong
điều kiện tốt nhất có thể, từ đó tăng cường hài lòng của khách hàng.

1.2. Tổng quan về công nghệ Blockchain
1.2.1. Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Blockchain

Blockchain là một công nghệ mới mẻ nhưng đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng
đồng kỹ thuật và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Khái niệm của Blockchain là một hệ
thống ghi chép phân tán, trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các khối liên kết với nhau

thông qua mã hóa và mỗi khối chứa thơng tin về giao dịch hoặc sự kiện cụ thể. Sự ra đời
của Blockchain được liên kết chặt chẽ với việc ra mắt tiền điện tử Bitcoin vào năm 2009,
khi một cá nhân hoặc nhóm người dùng mang tên Satoshi Nakamoto phát triển công nghệ
này như một phần của nền tảng cho tiền điện tử đầu tiên.

Từ đó, Blockchain đã phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Nó khơng chỉ được sử dụng để xác thực và ghi chép các giao dịch tiền điện tử
mà còn được áp dụng trong lĩnh vực tài chính, y tế, chuỗi cung ứng và nhiều lĩnh vực
khác. Sự phát triển của Blockchain đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo ra các hệ
thống phân tán và minh bạch, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho sự đổi mới và tiến bộ
trong tương lai.

4

1.2.2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain
Blockchain là một công nghệ phân tán, cho phép lưu trữ và truyền tải dữ liệu một
cách an tồn và bảo mật thơng qua một mạng lưới các máy tính, được gọi là các "nút".
Nguyên lý hoạt động của công nghệ này là sự kết hợp giữa hai khái niệm chính: khối
(block) và chuỗi (chain).
Mỗi khối trong Blockchain chứa thông tin về giao dịch và một hash của khối trước
đó. Hash là một chuỗi ký tự duy nhất được tạo ra từ dữ liệu của khối trước đó thơng qua
một thuật tốn mã hóa. Việc sử dụng hash giúp kết nối mỗi khối với khối trước đó trong
chuỗi và bảo vệ tính tồn vẹn của dữ liệu.
Khi một giao dịch mới được thêm vào mạng lưới Blockchain, nó sẽ được xác minh
bởi các nút trong mạng. Sau đó, thơng tin về giao dịch này sẽ được tạo thành một khối
mới, và sau đó được thêm vào cuối chuỗi. Quá trình này tạo ra một lịch sử giao dịch
không thể sửa đổi và không thể thay đổi, do mỗi khối đều phụ thuộc vào hash của khối
trước đó.
Do tính chất phân tán của Blockchain, khơng có một tổ chức hoặc cá nhân nào
kiểm sốt tồn bộ mạng lưới. Thay vào đó, dữ liệu được lưu trữ và quản lý bởi tất cả các

nút trong mạng, làm cho nó trở nên đáng tin cậy và khó bị tấn công. Công nghệ
Blockchain được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như tài chính, y tế, chuỗi cung ứng và
nhiều lĩnh vực khác nhằm cải thiện tính an tồn, minh bạch và hiệu quả.
1.2.3. Xu thế áp dụng công nghệ Blockchain trong logistics và quản lý chuỗi

cung ứng
Xu thế áp dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi
cung ứng đang trở thành một trong những điểm nổi bật của sự phát triển công nghệ trong
thời đại hiện nay. Blockchain mang lại nhiều lợi ích quan trọng như tính minh bạch, an
tồn và đáng tin cậy cho các quy trình vận chuyển hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng.
Trong lĩnh vực logistics, việc sử dụng Blockchain giúp cải thiện quy trình theo dõi
và quản lý hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm đến cuối cùng. Blockchain cho phép tạo ra
các bản ghi không thể sửa đổi về mọi giao dịch vận chuyển, từ việc lập kế hoạch vận tải

5

đến thơng tin về lộ trình và trạng thái của hàng hóa. Điều này giúp tăng tính minh bạch và
giảm thiểu rủi ro liên quan đến thất thoát hoặc gian lận trong quá trình vận chuyển.

Trong khi đó, trong quản lý chuỗi cung ứng, Blockchain cung cấp một cách để
theo dõi và xác thực nguồn gốc của các sản phẩm từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng.
Việc lưu trữ thông tin về mỗi bước trong quá trình sản xuất và phân phối trên Blockchain
giúp đảm bảo tính minh bạch và an tồn của sản phẩm. Điều này khơng chỉ tạo ra niềm
tin cho người tiêu dùng mà còn giúp quản lý rủi ro và giảm thiểu các vấn đề như hàng giả
mạo và hàng hóa khơng an tồn.

Tóm lại, việc áp dụng cơng nghệ Blockchain trong logistics và quản lý chuỗi cung
ứng đang giúp cải thiện tính minh bạch, an tồn và hiệu quả trong các quy trình vận
chuyển và quản lý hàng hóa, đồng thời tạo ra một hệ thống đáng tin cậy và đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.


6

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA BLOCKCHAIN TRONG QUẢN
LÝ QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP
KHẨU TOÀN CẦU

2.1. Ứng dụng Blockchain trong theo dõi việc vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu.
2.1.1. Xác thực dữ liệu, tăng khả năng truy vết hàng hóa xuất nhập khẩu

Blockchain ngày càng phổ biến và được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các
lĩnh vực và vận tải hàng hóa cũng khơng phải là một ngoại lệ. Số liệu từ báo cáo của
Grand View Research cho thấy quy mơ thị trường cơng nghệ Blockchain tồn cầu được
định giá 1431,54 million vào năm 2030 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hằng
năm (CAGR) 85,9% từ năm 2022 - 2030. Blockchain mang lại rất nhiều lợi ích trong
logistics, một trong số đó có thể kể đến như việc xác thực dữ liệu và tăng khả năng truy
xuất nguồn gốc hàng hóa.

Hình 1: Doanh thu Blockchain theo ngành, thị trường thế giới giai đoạn 2017 - 2025
Nguồn: The Insight Partners

7

Với sự trợ giúp của Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ được tổ chức
một cách rõ ràng hơn. Các dữ liệu trên nền tảng đã được kê khai trước đó sẽ được lưu trữ
trong Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch về các vấn đề liên quan đến hàng hóa, từ
đó tính xác thực và hợp pháp sẽ khơng thể bị thay đổi trong hệ thống mà chưa được sự
cho phép bởi các bên liên quan như nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà bán hàng nhằm
kiểm chứng về dòng chảy cung ứng. Bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong hệ thống cũng được
ghi chép lại nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được nhập vào, giúp các bên liên

quan xác thực được dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng

Ngồi ra, công nghệ Blockchain cũng được sử dụng trong nhiều dự án với mục đích
nâng cao khả năng truy tìm nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu. Hệ thống Blockchain sẽ
lưu trữ dữ liệu về phương thức sản xuất, nguồn gốc và phương thức bảo quản sản
phẩm,... Dữ liệu được lưu trữ vĩnh viễn và dễ dàng chia sẻ giữa các bên, từ đó khả năng
truy vết hàng hóa cũng từ đó được cải thiện. Lợi ích mà việc ứng dụng Blockchain mang
lại là rất lớn như doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để cung cấp bằng chứng về
tính hợp pháp (cho các sản phẩm như dược phẩm) hay bằng chứng hàng thật, hàng chính
hãng (cho các sản phẩm như hàng cao cấp, xa xỉ), xây dựng niềm tin với khách hàng khi
mọi quy trình đều được minh bạch hóa. Họ có thể theo dõi tình trạng của lơ hàng trên
từng chặng chun chở hàng hóa, sớm đưa ra hướng giải quyết cho các trường hợp phát
sinh, liên hệ với bên bảo hiểm sớm nhất có thể khi có rủi ro xảy ra với lơ hàng. Các giải
pháp này cũng sẽ mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng khi khách hàng có thể tìm
hiểu thêm về sản phẩm họ mua, về nguồn gốc xuất xứ, thời gian vận chuyển đến siêu thị
hay quy trình bảo quản phù hợp cho sản phẩm, theo dõi tình trạng vận chuyển để sẵn
sàng thanh toán cho ngân hàng hoặc cho bên người mua, lên kế hoạch sử dụng sản phẩm,
đồng thời phát hiện sự bất thường của sản phẩm như chênh lệch giá cả, hàng không đủ
chất lượng.

Xa hơn nữa, người ta cân nhắc đến việc áp dụng các phương thức mã hóa an tồn
hơn và thơng minh hơn vào giải pháp truy vết hàng hóa này. Các phương pháp mã hóa
mới chuyển từ mã vạch hoặc seri thụ động sang một dạng mã hóa khác, có thể hỗ trợ
tương tác với các cảm biến (IoT). Thiết bị thơng minh có thể được gắn hoặc nhúng vào

8

các sản phẩm để ghi nhận và chuyển tải tự động dữ liệu về tình trạng bảo quản. Nhờ đó
có thể đảm bảo độ an toàn của sản phẩm với các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy.


Blockchain có những đặc tính quan trọng là chống giả mạo, minh bạch, phi tập
trung. Thế giới sẽ tiết kiệm được 450 tỷ USD thương mại hằng năm do hàng giả và giảm
thiểu hàng trăm ngàn người tử vong với 10% thuốc giả khi ứng dụng Blockchain trong
những lĩnh vực này (Trương Gia Bình, 2023). Các giải pháp ngăn chặn thuốc giả dựa trên
việc lưu trữ dữ liệu với Blockchain nhằm truy vết sản phẩm dược phẩm, theo dõi số
lượng, chất lượng, vị trí cũng như bảo vệ sức khỏe người dùng, dễ dàng thu hồi sản phẩm
khi cần thiết. Hơn nữa, sử dụng Blockchain giúp cắt bỏ các nhà phân phối, cung cấp dịch
vụ trung gian, làm giảm áp lực cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan thẩm quyền

Bên cạnh đó, các cơng ty đầu ngành như Unilever và Walmart đều đang nghiên cứu
áp dụng Blockchain nhằm nâng cao tính minh bạch của chuỗi cung ứng. Walmart đặc
biệt tập trung vào việc theo dõi thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, thời gian tồn kho, lưu kho,... Cùng với các đối tác, Walmart đang triển
khai giải pháp Blockchain để truy vết nguồn gốc sản phẩm và theo dõi sự phù hợp trong
phương pháp nuôi trồng thực phẩm, như thịt heo từ Trung Quốc hay xoài từ Mexico. Giải
pháp này bắt đầu bằng việc ghi nhận nhà cung cấp cho từng danh mục thực phẩm. Khi
phát hiện bất kỳ sản phẩm nào bị nhiễm bẩn, Walmart có thể dễ dàng xử lý nhanh chóng.

Tiếp đến, giải pháp này đề ra cơ chế xác định và khắc phục sự khơng phù hợp trong
suốt q trình vận chuyển thực phẩm từ nơng trại đến cửa hàng. Ví dụ, thịt cần được bảo
quản ở một nhiệt độ xác định trong quá trình vận chuyển, các cảm biến được gắn trên
thực phẩm sẽ ghi chép lại dữ liệu về nhiệt độ và truyền dữ liệu này lên hệ thống của
Walmart. Từ đó, hệ thống đảm bảo chất lượng tự động sẽ cảnh báo các bên liên quan khi
điều kiện vận chuyển của một lơ hàng nào đó khơng được đảm bảo.

2.1.2. Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển
Bên cạnh lợi ích trong việc xác thực dữ liệu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất
nhập khẩu, Blockchain cịn được kết hợp với IoT và AI nhằm mục đích tăng tính hiệu
quả một cách mạnh mẽ và trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Quy
trình này có thể được diễn giải như sau:


9

Các cảm biến IoT được gắn trong các phương tiện vận tải giúp đơn vị vận chuyển
xác định được không gian chiếm dụng của các lơ hàng, từ đó xác định phương tiện vận
tải phù hợp với mức giá phù hợp. Công nghệ Blockchain giúp duy trì tính vẹn tồn của
sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển, đồng thời ghi lại toàn bộ dữ liệu một
cách an toàn trong toàn bộ q trình vận chuyển. Các dữ liệu thơng tin này được truyền
tức thì tới hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi, giám sát an tồn và chính
xác sức chứa vận tải. Ngoài ra, các cảm biến và IoT đang cho phép các thùng chứa hàng
hóa báo cáo khi vượt quá giới hạn giá trị, ví dụ như nhiệt độ, độ nghiêng hoặc cường độ
ánh sáng tới.

Ví dụ cho việc ứng dụng Blockchain kết hợp với IoT và AI là Skycell, một cơng ty
cơng nghệ cao có trụ sở tại nước Thụy Sĩ. Skycell dã tạo ra công nghệ giúp giám sát sức
chứa của các thùng hàng vận chuyển thông qua đường hàng không, hỗ trợ bởi công nghệ
Blockchain kết hợp với IoT và AI, được đặc biệt sử dụng cho ngành dược phẩm sinh học.
Bằng cách gắn các cảm biến thông minh vào các thùng hàng, Skycell có thể giám sát
được sức chứa vận chuyển của các thùng và các lô hàng. Công nghệ này là một giải pháp
giúp các đối tác trong ngành logistics xác định được chi phí dựa trên sức chứa vận
chuyển.

2.1.3. Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa phương
tiện và phương tiện

IoT (Internet of Things): cho phép người dùng điều khiển các đồ vật xung quanh với
sự trợ giúp của điện thoại hoặc hệ thống điều khiển tổng hợp như điều khiển từ xa. Cơng
nghệ này có các ứng dụng to lớn trong lĩnh vực vận tải biển vì chúng cung cấp khả năng
điều khiển từ xa cho người điều khiển tàu hoặc hành khách mà không cần sự hiện diện
thực tế.


Đối với doanh nghiệp vận tải biển, IoT sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát nắp hầm
hàng, lớp container, hệ thống vách ngăn và hệ thống thủy lực tự động trên tàu. Các tàu
container rất lớn và thường chỉ được biên chế một thuyền bộ từ 20 đến 30 người, bao
gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên và các nhân viên khác. Trong trường hợp như vậy, việc tiếp

10

cận được từ xa sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian trong vận hành cũng như tạo cho thuyền
trưởng mức độ kiểm sốt cao hơn đối với máy móc.

Sự kết hợp giữa Blockchain và IoT tạo thuận lợi trong việc giám sát, mã hóa và lưu
trữ phân tán dữ liệu, có thể cải thiện quy trình làm việc và vận chuyển bằng cách quản lý
hàng tồn kho trong container vận chuyển cũng như theo dõi quá trình vận chuyển trong
thời gian thực. Điều này có nghĩa là một cơng ty sẽ ln biết lơ hàng của họ đang ở đâu
và những gì đang được vận chuyển vào mọi thời điểm.

V2V (Vehicle to Vehicle Communications): V2V cho phép xe trao đổi khơng dây
thơng tin về tốc độ, vị trí và hướng đi của chúng. Công nghệ đằng sau giao tiếp V2V cho
phép các phương tiện phát và nhận tin nhắn đa hướng (tối đa 10 lần mỗi giây), tạo ra
“nhận thức” 360 độ về các phương tiện khác ở gần. Các phương tiện được trang bị phần
mềm thích hợp (hoặc các ứng dụng an tồn) có thể sử dụng thông báo từ các phương tiện
xung quanh để xác định các mối đe dọa va chạm tiềm ẩn khi chúng phát triển. Sau đó,
cơng nghệ này có thể sử dụng các cảnh báo bằng hình ảnh, xúc giác và âm thanh - hoặc
kết hợp các cảnh báo này - để cảnh báo người lái xe. Những cảnh báo này cho phép
người lái xe có khả năng thực hiện hành động để tránh va chạm và giúp nhiều phương
tiện vận tải liên lạc với nhau giống như một đội.

IoT kết hợp V2V đóng một vai trị quan trọng trong việc hợp lý hóa các hoạt động
quản lý đội phương tiện. Với hệ thống theo dõi hỗ trợ IoT, người quản lý đội xe có thể

theo dõi hiệu suất phương tiện, hành vi của người lái, mức tiêu thụ nhiên liệu và yêu cầu
bảo trì trong thời gian thực. Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này cho phép sử dụng đội xe
hiệu quả, định tuyến được tối ưu hóa và lập kế hoạch bảo trì chủ động. Ngoài ra, IoT kết
hợp V2V tạo điều kiện kết nối liền mạch giữa các phương tiện. Dữ liệu theo thời gian
thực được phép trao đổi, kết nối này được gọi là CV2X (phương tiện di động tới mọi
thứ). Giao tiếp này cho phép các phương tiện ở cự ly gần trao đổi thông tin với nhau, bao
gồm các dữ liệu quan trọng như vị trí, tốc độ và động lực.

Để giải quyết các thách thức liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật trong các hệ
thống giao thông V2V hỗ trợ IoT, các giải pháp dựa trên Blockchain đã được đề xuất.
Công nghệ Blockchain cung cấp các hồ sơ giao dịch phi tập trung và chống giả mạo, tăng

11

cường bảo mật dữ liệu và quản lý quyền riêng tư trong bối cảnh các kịch bản Internet
phương tiện. Nó cũng cung cấp một khn khổ có thể mở rộng cho các giao dịch an tồn
trong IoT, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của việc trao đổi dữ liệu. Hơn nữa, sự kết
hợp giữa phân tích dữ liệu Blockchain và IoT đã được khám phá để bảo hiểm vận tải chi
tiết, cho phép đánh giá rủi ro chính xác hơn và các chính sách bảo hiểm được cá nhân
hóa.

Bởi thế, khi Blockchain và IoT kết hợp với V2V, xác thực thông tin, hỗ trợ việc lưu
trữ dữ liệu, liên kết thông tin liên lạc giữa các phương tiện và giám sát thời gian thực sẽ
giúp hợp lý hoá hoạt động vận chuyển ở quy mơ tồn cầu:

Xác thực thơng tin trong hệ sinh thái V2V: Tích hợp chuỗi khối cung cấp một cơ
chế đáng tin cậy để xác thực thông tin trong hệ sinh thái V2V. Các thiết bị IoT, chẳng hạn
như cảm biến phương tiện, có thể thu thập và truyền dữ liệu tới Blockchain. Những dữ
liệu này được xác nhận thông qua các cơ chế đồng thuận, đảm bảo tính chính xác và xác
thực. Bằng cách tận dụng tính chất phi tập trung và các giao thức đồng thuận của

Blockchain, hệ thống V2V có thể tin tưởng vào thông tin được xác thực, thúc đẩy tính
tồn vẹn và độ tin cậy dữ liệu của các phương tiện.

Nhắn tin và liên lạc an toàn giữa các phương tiện vận chuyển trong hệ thống:
Ngoài các phương thức liên lạc và nhắn tin an tồn truyền thống, một kênh bí mật
Blockchain có thể được sử dụng để tăng cường tính bảo mật và quyền riêng tư của các tin
nhắn được trao đổi giữa các cảm biến và phương tiện IoT. Kênh bí mật này cho phép liên
lạc kín đáo đồng thời tận dụng công nghệ Blockchain cơ bản để đảm bảo tính tồn vẹn và
xác thực. Việc triển khai kỹ thuật của kênh bí mật Blockchain bao gồm một số bước: Đầu
tiên, các tin nhắn từ cảm biến IoT được mã hóa bằng kỹ thuật steganography để nhúng
chúng vào các giao dịch Blockchain. Các tin nhắn bí mật sau đó được sửa đổi và nhúng
vào trọng tải của các giao dịch này. Giao thức trao đổi khóa an tồn được triển khai để
thiết lập các khóa bí mật chung giữa cảm biến IoT và phương tiện, đảm bảo quyền truy
cập được ủy quyền vào các tin nhắn bí mật. Ở đầu nhận, các phương tiện sử dụng thuật
toán giải mã để trích xuất và giải mã các tin nhắn bí mật từ các giao dịch Blockchain. Mã
hóa bằng thuật tốn đối xứng hoặc bất đối xứng và xác thực thông qua chữ ký số được sử

12

dụng để đảm bảo tính bảo mật và tồn vẹn. Các kỹ thuật ngăn chặn phân tích mật được
triển khai, lựa chọn cẩn thận các phương pháp mã hóa, vị trí tải trọng và đặc điểm giao
dịch để duy trì tính chất bí mật của giao tiếp. Các cảm biến IoT có thể giao tiếp với
Blockchain để lấy thơng tin xe và địa chỉ ví của chủ sở hữu để áp dụng hệ thống tính
điểm và hình phạt cho bất kỳ hành vi vi phạm nào. Chuỗi khối cũng cho phép liên lạc liền
mạch giữa các phương thức vận tải khác nhau.

Giám sát thời gian thực của các phương tiện: Tích hợp Blockchain và IoT cho phép
giám sát thời gian thực các thông số khác nhau trong hệ thống V2V. Cảm biến IoT được
cài đặt trong phương tiện liên tục thu thập và truyền dữ liệu, chẳng hạn như điều kiện
giao thông, mối nguy hiểm trên đường hoặc cập nhật thời tiết tới Blockchain. Tất cả

những người tham gia mạng đều có thể truy cập những dữ liệu thời gian thực này, cho
phép đưa ra quyết định kịp thời, quản lý giao thông hiệu quả và nâng cao nhận thức về
tình huống cho người lái xe.

2.2. Ứng dụng hợp đồng thông minh (Smart contract) để thay thế cho các thủ tục
giấy tờ phức tạp.

Hợp đồng thông minh (Smart contract) là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào
đoạn code if-this then-that (IFTTT) với Ethereum là hệ thống đặc biệt được tạo ra và thiết
kế cho việc hỗ trợ hợp đồng thông minh trên ngôn ngữ lập trình Solidity, cho phép chúng
tự giám sát và thực thi các nghĩa vụ hợp đồng mà không cần bên thứ ba. Các bên quy
định các điều khoản của thỏa thuận và ký tên vào đó bằng kỹ thuật số. Hợp đồng thông
minh xác định một cách độc lập liệu các điều khoản đã được thực hiện hay chưa và quyết
định có hồn thành giao dịch và chuyển giao những gì được u cầu hay khơng, phạt tiền
đối với người tham gia hoặc đóng quyền truy cập vào tài sản. Việc này không chỉ giảm
bớt rủi ro của việc xử lý các thủ tục giấy tờ phức tạp mà còn giảm thiểu thời gian và chi
phí.

Hợp đồng thông minh không dựa vào bất kỳ bên thứ ba nào để thực hiện, loại bỏ
yếu tố con người và tự động hóa việc thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thông minh tự động
thực hiện các điều khoản của thỏa thuận dựa trên việc hoàn thành các sự kiện được kích
hoạt cụ thể tiết kiệm thời gian đợi giấy tờ thơng qua như cách truyền thống. Ví dụ: khi

13

nhà sản xuất đặt hàng, hợp đồng thông minh sẽ ghi nợ tài khoản của nhà sản xuất.
Nguyên liệu thô được vận chuyển bằng máy bay từ nhà cung cấp đến quốc gia nơi nhà
sản xuất đặt trụ sở. Khi máy bay hạ cánh ở quốc gia của nhà sản xuất, hợp đồng thơng
minh sẽ ghi có vào tài khoản của hãng hàng không và trả các loại thuế và thuế quan phù
hợp. Đơn hàng được vận chuyển từ hải quan đến kho của nhà sản xuất bằng xe tải. Khi

kho hàng đánh dấu hàng hóa là đã nhận, cơng ty vận tải đường bộ sẽ nhận được tín dụng.
Sau khi nhà sản xuất kiểm tra sản phẩm, hợp đồng thơng minh sẽ ghi có vào tài khoản
của nhà cung cấp, hoàn thiện đơn hàng.

Tính minh bạch trong hợp đồng: Mỗi bên tham gia trong q trình vận chuyển có
quyền truy cập vào các thông tin liên quan đến các sự kiện quan trọng như vận chuyển,
xử lý hàng hóa và tình trạng giao hàng thông qua một hệ thống Blockchain. Việc này
giúp tăng cường minh bạch trong tồn q trình quản lý và giám sát vận tải, từ nơi xuất
phát đến điểm đích, mọi thông tin đều được lưu trữ và cập nhật liên tục trên Blockchain.
Hơn nữa, tính năng khơng thể thay đổi của hợp đồng thông minh đảm bảo rằng không ai
trong số những bên tham gia có khả năng thêm, thay đổi hoặc xóa thơng tin mà khơng có
sự đồng ý của tất cả các bên liên quan. Điều này tạo ra một mơi trường an tồn và minh
bạch, ngăn chặn các rủi ro liên quan đến gian lận hoặc thay đổi không đáng kể trong
thông tin quan trọng.

Các lợi ích của hợp đồng thơng minh trong xử lý Thư tín dụng chứng từ L/C:
● Mô hình hóa thư tín dụng (Letter of Credits - L/C) như một hợp đồng thông
minh: tuân thủ điều kiện và ngăn ngừa sự mơ hồ trong giải thích các điều kiện
của L/C.
● Giảm thời gian và chi phí sửa đổi L/C: L/C có thể được phát hành và sửa đổi
ngay lập tức và kỹ thuật số.
● Cho phép phát hiện sớm sự khác biệt về thông tin: Các bên liên quan có thể
nhìn vào quy trình L/C và có thể giải quyết sự khác biệt nhanh hơn.
● Các cụm từ như “đầu tháng” và “ngay sau” được thay thế bằng phạm vi ngày và
giờ để chỉ định rõ ngày được phép giao hàng, thanh toán,...

14



×