Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH LỚP 5 TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 10 trang )

76 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ Đô HÀ NỘI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRựC TUYẾN
CHO HỌC SINH LỚP 5 TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đỗ Hồng Cường1, Phưong Hà Lan2
’Trường Đại học Thủ đô Hà Nội,

2Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Tóm tắt: Hiện nay, việc “dạy học trực tuyến ” trở nên quen thuộc với tất cả các giáo viên,
học sinh, sinh viên trên cả nước. Đại dịch Covid-19 đã làm cho cả nền giáo dục chuyển
mình “thích nghi ” để khơng bỏ lỡ hành trang đến lớp của mỗi học sinh. Dạy học trực tuyển
đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế
tất yếu, nhiệm vụ chỉnh trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình
mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến dạy học trực tuyến và đề xuất một số biện
pháp quản lý dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 5 bậc Tiểu học phù hợp với tình hình
giáo dục phố thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khoá'. Dạy học trực tuyến, học sinh lớp 5, tiểu học, biện pháp.

Nhận bài ngày 5.4.2022; gửi phản biện, chinh sừa, duyệt đăng ngày 22.5.2022
Liên hệ tác giả: Đồ Hồng Cường; Emai:

1. MỞ ĐẦU

Trong hon 2 năm trở lại đây, đại dịch Covid-19 hồnh hành trên thế giới đã làm thay
đổi vơ số thói quen của con người. Hệ thống giáo dục của các nước phải thay đổi để duy trì
tính liên tục của chưong trình học. Giáo dục trực tuyến trở thành một phưong pháp kịp thịi
và thơng minh nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, trong 2 năm
học gần đây, việc dạy học trực tuyến đã được áp dụng ở hầu hết các cấp học: mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học.



Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học thì việc dạy học trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn
do các em cịn nhỏ, còn quen “chơi” nhiều hơn học. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể
đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia
nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa
đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ,
giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc dạy học trực tuyến trong bối
cảnh dịch bệnh Covid - 19 là một rào cản đổi với học sinh Tiểu học. Tất cả mọi hoạt động
mới của các em đều diễn ra thơng qua chiếc máy tính. Điều đó làm cản trở sự tương tác, chi
phối cảm xúc và khả năng “cụ thể, trực quan” của các em. Các em không được đến trường,

TẠP CHÍ KHOA HỌC - số 60/2022 II 77

khơng được gặp thầy cô, giao lưu với bạn bè, tham gia các hoạt động trường lớp khiến nhiều
em sẽ cảm thấy “bức bối”, “khó chịu”. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến cũng là một
phương thức để các em có thể tiếp xúc với “cách học tập” của cấp trung học, đó là khả năng
tự học, tự nghiên cứu, tự làm chủ bản thân trong việc lĩnh hội tri thức (Nguyễn Tấn Đại, 2020).

2. NỘI DUNG

2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến và triển khai điều tra về vấn đề

quản lý hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 5 của một số giáo viên và phụ huynh
học sinh.

- Phương pháp tốn thống kê: Sử dụng để phân tích và xử lý tất cả các mẫu phiếu điều ha,
mặt khác còn dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động dạy học trực

tuyến cho học sinh lớp 5.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Hoạt động dạy học trực tuyến

2.2.1.1. Khái niệm về dạy học trực tuyến

Dạy học trực tuyến (DHTT) là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận
thơng tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng có kết
nối Internet (Phó Đức Hịa, 2008). Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không
cần phải tới trường học. về mặt bản chất, DHTT cũng như dạy học truyền thống. Người thầy
truyền đạt kiến thức, thơng tin cịn học sinh tiếp nhận kiến thức, thơng tin đó nhưng thơng
qua một “lớp học đặc biệt”. Tuy nhiên có một sự khác biệt là giáo viên và học sinh không
tương tác trực tiếp mà thông qua công nghệ (Internet) để kết nối và tương tác giữa các hoạt
dạy học. Điều này làm giảm thiểu khoảng cách về địa lí giữa các thầy và trị cũng như giữa
các thành viên trong lớp học. Giáo viên có thể dạy học, học sinh có thể học tập thơng qua
các thiết bị có hỗ trợ Internet, giới hạn về thời điểm, vị trí và thịi gian hầu như là khơng có.

2.2.1.2. Đặc điểm của dạy học trực tuyến

Dạy học trực tuyến là một hình thức đào tạo giáo dục thông qua hệ thống công nghệ
thơng tin. Nó cung cấp cho người học sự kết hợp hài hịa giữa nhìn, nghe và sự tích cực chủ
động trong hoạt động học tập. Bên cạnh đó, nó cịn đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả cao cho
việc học tập: lớp học có thể tập họp được số lượng lớn người học tham gia không chỉ trong
phạm vi lớp học, trường học mà cịn có thể kết nối ở mọi nơi, mọi vùng miền thậm chí là
tồn cầu (Naidu s., 2006). Hơn thế nữa, DHTT còn giúp giảm bớt một số chi phí về tài liệu
in ấn cho người sử dụng nhờ hệ thống tài liệu được cung cấp thông qua cổng công nghệ
thông tin (Trần Quang Thuận, 2020). Có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật cơ bản của
DHTT: DHTT tạo ra “lớp học đặc biệt” tăng tính độc lập trong việc dạy và học dựa trên

công nghệ thông tin và truyền thông. DHTT tạo môi trường học tập linh hoạt về thời gian,

78 II TRƯỜNG BẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

khơng gian tổ chức. DHTT bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do DHTT có
tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ
dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng
người. DHTT sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. DHTT ra đời tạo cho
giáo viên và học sinh một không gian mở để có thể duy trì việc dạy học hàng ngày “tạm
ngừng đến lớp nhưng khơng ngừng học”. Có thể thấy, DHTT chính là hình thức dạy học phù
hợp với xu thế mới của ngành giáo dục toàn cầu.

2.2.1.3. Dạy học trực tuyến cho học sinh Tiểu học

Đối với các em học sinh Tiểu học, vì các em còn ở độ tuổi khá “hiếu động”, nên khó
tiếp thu các bài giảng online hiệu quả như trên các lóp học truyền thống. Việc làm quen với
máy tính, màn hình là những điều gần như các em chưa từng làm đối với hoạt động dạy học.
Các em vẫn quen hàng ngày lên lóp tương tác trực tiếp với thầy cơ và các bạn. Vì vậy, bên
cạnh những nồ lực giảng dạy của giáo viên và nhà trường, các em cũng cần sự giúp sức từ
phía gia đình và bố mẹ. Đây chính là những yếu tố, những lực lượng tích cực trong việc hỗ
trợ, hướng dẫn kịp thời cho các em trong hoạt động giáo dục. Chúng ta có thể lưu ý một sổ
những điều cơ bản sau trong DHTT để giúp cho việc học tập đạt được hiệu quả cao:

- Chú trọng việc hướng dẫn tự học tại nhà cho học sinh: Việc hướng dẫn cho học sinh
tự học bài ở nhà là vô cùng cần thiết và quan trọng trong DHTT đối với cấp Tiểu học. Thông
thường khi học trực tiếp, thầy cô giáo sẽ giảng và hướng dẫn kĩ học sinh các thao tác, cách
làm để các em có thể luyện tập thành thạo trên lớp và áp dụng khi làm bài tập về nhà. Tuy
nhiên, đối với DHTT thời gian không dàn trải nhiều nên việc hướng dẫn thực thành trên lớp
“online” đơi lúc là thiếu, chính vì vậy kĩ năng để hướng dẫn tự học tại nhà cho học sinh là
vô cùng cần thiết. Nếu giáo viên khơng hướng dẫn kĩ, cụ thể thì việc tự học ở nhà của học

sinh sẽ gặp khó khăn và lúng túng. Hơn nữa, các em cịn chưa có thói quen tự học dẫn đến
tình trạng các em sẽ khơng hồn thành bài về nhà. Lâu dần sẽ bị hổng kiến thức và các em
sẽ không hiểu bài, sẽ sợ học. Việc kết hợp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và sự hồ trợ kịp
thời của cha mẹ học sinh là yếu tố cần thiết đảm bảo hiệu quả của DHTT. Khi các em hình
thành thói quen tự học việc đó sẽ giúp cho các kiến thức của các em được khắc sâu, các em
sẽ hình thành tư duy tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức (Lê Khắc Quyền, 2008).

- Thay đổi thiết kế bài giảng, chú trọng vào sự linh hoạt, hấp dẫn: Trong hoạt động
DHTT ở Tiểu học, việc tạo ra giao diện mới của các lóp học có tính hấp dẫn và lôi cuốn các
em. Học sinh Tiểu học vốn tư duy vẫn thiên về trực quan sinh động. Chính vì vậy việc thiết
kế bài giảng linh hoạt, hấp dẫn là một trong những tiêu chí tạo nên hiệu quả trong DHTT.
Mỗi ngày lên lóp các em sẽ bước vào những công cuộc thử thách mới trên con đường chiếm
lĩnh tri thức. Mỗi một bài học mới với những sáng tạo, dẫn dắt lơi cuốn sẽ thực sự kích thích
óc tìm tịi, ham hiểu biết của các em. Đơi lúc là những nhân vật đồng hành xuyên suốt bài
học, đôi khi là những cuộc thám hiểu đại dương để mở những kho tàng tri thức nằm dưới
đáy biển sâu, hay cũng có lúc là những mã QR code để tham gia những cuộc đua, những câu
hỏi, những trò chơi “Ai là triệu phú”,... Tất cả những điều đó tạo nên sự hấp dẫn và hiệu quả
cao trong mồi tiết dạy.

TẠP CHÍ KHOA HỌC - sổ 60/2022 ]|79

- Đổi mới trong phong cách giảng dạy: Trong giảng dạy, việc đổi mới trong phong cách
cũng thực sự lôi cuối các em. Thầy cơ lúc này từ vị trí trung tâm sẽ chuyển sang vai trò
“người dẫn dắt” chủ đạo hướng dẫn các em trong việc tiếp thu tri thức (Trần Kiểm, 2013).
Có lúc thầy cơ sẽ đóng vai trị nhưng một MC chuyên nghiệp, cũng có lúc là người bạn thân
thiết đồng hành bên cạnh đề lắng nghe chia sẻ, cũng có lúc sẽ là ngọn đèn dẫn đường để các
em không bị lạc lối giữa kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

- Sự hỗ trợ, giúp sức từ gia đình, bố mẹ: Việc hỗ trợ, giúp sức từ bố mẹ, gia đình là vô
cùng cần thiết trong dạy học trực tuyến. Học sinh tiểu học sức tập trung rất kém. Những rào

cản của công nghệ sẽ khiến các em bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn. Trong những buổi học đầu
tiên, bố mẹ nên đồng hành cùng con khi tham gia các “lớp học trực tuyến” để hồ trợ khi cần
thiết: hướng dẫn con sử dụng thiết bị, tạo ra góc học tập sạch đẹp để lôi cuốn các con, khắc
phục những sự cố về đường truyền, trang bị thêm những thiết bị cần thiết cho một buổi học
trực tuyến (Rosenberg M.J, 2001).

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 5 tại các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Năng lực DHTT của đội ngũ giảo viên tại các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng,
Thành phổ Hà Nội

Đe tìm hiểu về năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên các trường tiểu học quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội, tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, kết quả được tổng hợp, xử
lí số liệu qua bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Tự đảnh giả năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng, thành phổ Hà Nội

Tham số Mức độ đánh giá
(N=219)
Tông Yếu Trung Khá Tốt Rất

. Ấ .
bình tot

SL 219 0 7 73 129 10
%
Trung bình (mean) 100 0 3.2 33.3 58.9 4.6
Phương sai (Sig)

3.65

0.00

Kết quả xử lí số liệu thu được ở bảng 2.2 cho thấy, năng lực dạy học trực tuyến của giáo

viên các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội có giá trị trung bình 3.65 và

sự khác nhau ở các mức độ đánh giá có ý nghĩa thơng kê với phương sai < 0.05. Kết quả này
phản ánh rằng, năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên các trường tiểu học quận Bà Trưng

Thành phố Hà Nội ở mức tốt. Đồng thời tỉ lệ đánh giá ở mức yếu và trung bình là rất thấp,

chiếm tỉ lệ cao là mức tốt với 58.9%. Như vậy, đánh giá về năng lực dạy học trực tuyến của

giáo viên các trường tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội chủ yếu nằm trong ở
mức tốt. Tuy nhiên năng lực dạy học trực tuyến của giáo viên cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ ở

mức khá với 33.3%. Từ thực trạng này cho thấy đây vừa là tiền đề thuận lợi để dạy học trực

80 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

tuyến, tuy nhiên cũng cần phải có những giải pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học
trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý bằng các hình thức khác nhau như mời chuyên gia,
tổ chức tập huấn bồi dưỡng kĩ năng cần thiết cho giáo viên và cán bộ quản lý từ đó mới nâng
cao được chất lượng dạy học trực tuyến.

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 5 tại một số trường Tiểu
học quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội


Để đánh giá kết quả hoạt động DHTT cho học sinh lớp 5 tại một số trường tiểu học quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung: Mục tiêu, nội
dung dạy học trực tuyến; Hình thức, phương pháp tổ chức dạy học trực tuyến; Kiểm tra đánh
giá trong dạy học tuyến; Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh trong dạy học trực tuyến.
Kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng kết quả hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh lóp 5 tại các
trường Tiếu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Tham Mức độ Trung Độ

TT Nội dung Ấ Trung Rất bình lệch
so Yếu Khá Tốt tốt
bình cộng chuẩn

Mục tiêu, nội SL 0 13 46 152 8

1 dung dạy học trực % 0 5.9 21 69.4 3.7 3.71 0.633

tuyến

Hình thức, SL 0 13 49 151 6

phương pháp tổ
2 chức dạy học trực % 0 5.9 22.4 68.9 2.7 3.68 0.625

tuyển

Kiểm tra đánh giá SL 0 14 98 104 3


tuyến 3 trong dạy học % 0 6.4 44.7 47.5 1.4 3.44 0.635

Phối hợp với gia SL 0 18 84 103 14

4 đình phụ huynh 3.52 0.738
học sinh trong dạy % 0 8.2 38.4 47.0 6.4

học trực tuyến

Ỷ kiến đánh giá về kế quả hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 5 tại các trường
tiểu học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội với các nội dung đều ở mức Tốt với điểm
trung bình cộng từ 3.44 đến 3.71. Trong đó được đánh giá cao hơn cả là mục tiêu và nội
dung dạy học trực tuyến với giá trị trung bình cao nhất 3.71 và đánh giá thấp nhất là hoạt
động kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến với giá trị 3.44, mặc dù đều được xếp ở mức
tốt. Đồng thời qua trao đổi, phỏng vấn một số Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo
viên cho rằng thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến cịn gặp nhiều
khó khăn trong việc đảm bảo tính công bằng và khách quan trong đánh giá. Bên cạnh đó,
trong dạy học trực tuyến cần đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với định hướng hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Một số nhà trường đã quan tâm đến việc

TẠP CHÍ KHOA HỌC - sơ 60/2022 II 81

tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ trao đổi kinh nghiệm để nâng cao
chất lượng dạy học trực tuyến.

2.2.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hình thức dạy học trực tuyến cho
học sinh lớp 5 tại các trường Tiểu học quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

2.2.3.1. Đe xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hình thức dạy học trực tuyến


a) Biện pháp 1. “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học
sinh (PHHS) về dạy học trực tuyến”.

Đây là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác, trong đó trọng tâm hướng
tới người học, làm cho người học hiểu được lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và tạo sự thích thú, chủ động, tích cực học tập. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận
thức về DHTT cịn tạo sự nhất trí cao của tồn thể cán bộ, giáo viên và học sinh; thậm chí
cả phụ huynh học sinh về sự cần thiết và tính hiệu quả của DHTT.

Mục tiêu: Giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và PHHS trong nhà
trường có cái nhìn tổng thể về quản ỉý dạy học trực tuyến, sự quan trọng và lợi ích to
lớn của dạy học trực tuyến trong thòi đại hiện nay.

Nội dung: Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động đặc biệt là trong
hoạt động DHTT. Khi triển khai DHTT ở đơn vị của mình, người quản lý cần phải quan tâm,
hiểu rõ vai trò của CNTT trong việc đổi mới phương pháp QLGD, đổi mới PPDH thì mới
có thể thúc đẩy việc triển khai DHTT đạt hiệu quả cao. Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh phải nâng cao tinh thần trách
nhiệm, đặc biệt là cấp quản lý cần có chiến lược phù hợp nhằm ứng dụng CNTT vào giảng
dạy hiệu quả.

Cách thức tổ chức thực hiện: (i) Người quản lý lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên, học sinh và PHHS về dạy học trực tuyến; (ii) Khi hoạt động DHTT đã trở
thành xu thế tất yếu thì việc nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
là điều không thể thiếu; (iii) Đánh giá hiệu quả hoạt động.

b) Biện pháp 2. “Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học trực tuyến”.

Biện pháp này nhàm quy trình hóa, kiểm sốt chặt chẽ và đầy đủ các cơng việc trong
q trình tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời tạo sự nhất trí cao về các nội dung công việc

để thống nhất trong mọi hoạt động.

Mục tiêu: Giúp người lãnh đạo biết cách thức xây dựng kế hoạch quản lý dạy học
trực tuyến một cách khoa học, họp lý, làm tiền đề quan trọng giúp nhà trường nâng
cao chất lượng DHTT nói riêng cũng như chất lượng giáo dục nói chung.

Nội dung: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động DHTT là khâu then chốt không thể
thiếu trong việc quản lý hoạt động DHTT ở các trường Tiểu học. Kế hoạch quản lý DHTT
giúp người quản lí ln ở tâm thế sẵn sàng, thích ứng với mọi hoàn cảnh khi mà xu thế trên
thế giới cũng nhưng trong nước có nhiều biến động về kinh tế, chính trị hay dịch bệnh.

82 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Cách thức tổ chức thực hiện: (i) Xây dựng kế hoạch quản lý DHTT; (ii) Thiết kế các
hoạt động trong quản lý DHTT; (iii) Tổ chức thực hiện; (iv) Đánh giá, rút kinh nghiệm.

c) Biện pháp 3. “Tổ chức xây dựng môi trường dạy học trực tuyến thân thiện - hiện đại
- sáng tạo - hội nhập”.

Đây là biện pháp góp phần nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cũng
như kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh trong giai đoạn tiếp cận
công nghệ và chuyển đổi sổ trong giáo dục. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp các nhà
trường xây dựng các lớp học hạnh phúc và gia tăng cơ hội mở giao lưu quốc tế.

Mục tiêu: Giúp người lãnh đạo xây dựng được môi trường dạy học trực tuyến thân
thiện, hiện đại, sáng tạo, hội nhập, ở đó giáo viên được đồng hành, yêu thương và chia
sẻ. Từ đó, giúp bản thân ngưịi giáo viên tạo ra lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo.

Nội dung: Xây dựng lớp học trực tuyến hạnh phúc - Công nghệ kết nối yêu thương -

Tiếp cận cách mạng công nghệ 5.0 trong giáo dục.

Cách thức tổ chức thực hiện: (i) Lập kế hoạch xây dựng môi trường dạy học trực tuyến
thân thiện - hiện đại - sáng tạo - hội nhập; (ii) Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường dạy
học trực tuyến thân thiện - hiện đại - sáng tạo - hội nhập; (iii) Kiểm tra đánh giá két quả
xây dựng môi trường dạy học trực tuyến thân thiện - hiện đại - sáng tạo - hội nhập

d) Biện pháp 4. “Tăng cường kiểm tra đánh giá nội dung DHTT kết hợp với kiểm tra,
đánh giá thường xuyên, định kỳ nhằm điều chỉnh và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả
của DHTT”.

Biện pháp này giúp cho nhà trường xây dựng được kế hoạch nội dung DHTT phù hợp
với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và địa phương đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá
thường xuyên, định kỳ phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn. Kết quả của kiểm tra, đánh
giá sẽ là thước đo chất lượng giáo dục mà qua đó nhà trường sẽ có những phương án linh
hoạt trong dạy học để đạt hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo.

Mục tiêu: Giúp người lãnh đạo có thể tăng cường triển khai đánh giá nội dung,
chưoìig trình dạy học trực tuyến một cách dễ dàng, khoa học, từ đó có định hướng tiếp
tục triển khai hoặc thay đổi nội dung để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học trực tuyến.

Nội dung: Dựa vào phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT, các hướng dẫn chỉ đạo của
Bộ, Sở, PGD để thực hiện triển khai chương trình DHTT phụ hợp, linh hoạt và hiệu quả;
Dựa vào kết quả học tập của học sinh, kết quả dự giờ thăm lớp của ban giám hiệu; Dựa vào
tiêu chí đánh giá cán bộ giáo viên, quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục của mình, người
lãnh đạo đưa ra những hệ thống tiêu chí đánh giá nội dung chương trình dạy học trực tuyến
cũng như những tiêu chí kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ.

Cách thức tổ chức thực hiện: (i) Xây dựng kế hoạch DHTT theo phân phối chương trình
quy định; (ii) Căn cứ vào các cơng văn, hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp trong năm học về

nội dung DHTT để có những bổ sung, điều chỉnh kịp thời; (iii) Căn cứ vào tình hình thực

TẠP CHÍ KHOA HỌC - sõ 60/2022 ,ÍL^3

tiễn của nhà trường, địa phương có những phương án DHTT linh hoạt, phù hợp cũng như có
kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục;
(iv) Kế hoạch nội dung DHTT sau khi xây dựng được lãnh đạo phê duyệt phải được triển
khai đến 100% CBGV để thực hiện đồng bộ.

đ) Biện pháp 5. “Nâng cao vai trò và trách nhiệm của 3 lực lượng giáo dục gia đình -
nhà trường - xã hội trong dạy học trực tuyến”: Biện pháp này giúp củng cố vững chắc sự
phối hợp giữa 3 lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội đồng thời giảm bớt những
khó khăn về cơ sở vật chất, sự cố về internet trong quá trình DHTT.

Mục tiêu: Tăng cường sự phối họp giữa 3 lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội
trong các hoạt động giáo dục ở nhà trưòng Tiểu học.

Nội dung: Dạy học trực tuyến là giải pháp tất yếu, không chỉ trong điều kiện dịch Covid-
19. Sự chủ động của học sinh, nền tảng công nghệ, phương pháp của giáo viên, phụ huynh
đồng hành, sẽ tạo nên hiệu quả trong DHTT, nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy vai
trị của phụ huynh có ý nghĩa lớn, quan trọng tạo nên sự thành công của DHTT ở Tiểu học.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của các cấp chính quyền, đồn thể trong xã hội với giáo dục nhất
là trong DHTT cũng góp phần đáng kể nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục.

Cách thức tổ chức thực hiện: (i) Người lãnh đạo lập kế hoạch nâng cao vai trò và trách
nhiệm của 3 lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội trong dạy học trực tuyến; (ii) Đề xuất
các biện pháp, chủ trương về giáo dục với các cấp có thẩm quyền trên địa bàn trường sở tại,
tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của các tổ chức, đồn thể với cơng tác giáo dục của nhà
trường; (iii) Đánh giá kết quả nâng cao vai trò và trách nhiệm của 3 lực lượng giáo dục gia
đình - nhà trường - xã hội trong dạy học trực tuyến, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù

hợp với thực tiễn.

2.23.2. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:

Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 53 cán bộ quản lý tham gia quản lý DHTT tại các
trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhằm đánh giá một cách tồn diện
đối với các nhóm biện pháp để tiến tới khẳng định tính thực thi của các nhóm biện pháp này.

Bảng 2.4. Kết quả xếp hạng tinh cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Tính cấp Tính khả

STT Các biện pháp quản lý thiết thi D D2
00
X Thứ Thứ

bậc X bậc

1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và PHHS về DHTT 3 1 2,96 i

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động 2,98 2 2,92 2 0 0
2 DHTT

Tổ chức xây dựng môi trường DHTT 2,83 5 2,84 5 11

3 thân thiện - hiện đại - sáng tạo - hội

nhập

84 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÕ HÀ NỘI


Tăng cường kiểm tra đánh giá nội dung 2,96 3 2,91 3 0 0
DHTT kết hợp với KT, đánh giá thường
4 xuyên, định kỳ nhằm điều chỉnh và nâng
cao chất lượng cũng như hiệu quả của
DHTT
Tố chức phci hợp chặt chẽ 3 lực lượng 2,86 4 2,87 4 0 0
5 giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội
trong DHTT

Kết quả thử nghiệm tính cấp thiết và khả thi của 5 biện pháp đề xuất được thể hiện qua
biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động DHTT

Nhìn vào biểu đồ 2.1 trên, ta thấy

rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của

mồi biện pháp có sự chênh lệch thấp. Như

vậy có nghĩa là mối tương quan giữa tính

cần thiết và tính khả thi là chặt chẽ. Khảo

■ Tính cấp thiết ■ Tính khả thi sát tương quan này bằng công thức Spiêc

- man cho ta thấy hệ số r = 0,91 chứng tỏ


tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi là tương quan thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là:

Nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động DHTT cho

học sinh lớp 5 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội là hoàn toàn phù hợp và

thống nhất với nhau; Các biện pháp quản lý hoạt động DHTT cho học sinh lớp 5 trên địa bàn

quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội là hoàn toàn phù hợp và thống nhất với nhau; Các

biện pháp nhận thức quan trọng ở mức độ nào thì cũng được thực hiện ở mức độ tương ứng;
Các biện pháp mà đề tài đề xuất là cần thiết và khả thi. Trên đây là 5 biện pháp nhằm tăng

cường công tác quản lý hoạt động DHTT cho học sinh lớp 5 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội. Mồi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật

thiết với các biện pháp khác. Người Hiệu trưởng quản lý một cách khoa học, tập trung sức mạnh

của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng

biện pháp phù hợp thì các hoạt động dạy học trực tuyến trong nhà trường sẽ thực sự đáp

ứng được các mục đích giáo dục đã đề ra.

3. KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT và nghiên cứu về
thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 05 biện pháp quản lý nhằm nâng cao

chất lượng DHTT tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và
học sinh về DHTT; Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động DHTT; Biện pháp

TẠP CHÍ KHOA HỌC - sõ 60/2022 II 85

3: Tổ chức xây dựng môi trường DHTT thân thiện-hiện đại-sáng tạo-hội nhập; Biện pháp 4:
Tăng cường kiểm tra đánh giá nội dung DHTT kết hợp với kiểm tra, đánh giá thường xuyên,
định kỳ nhằm điều chỉnh và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của DHTT; Biện pháp
5: Tổ chức phối hợp chặt chẽ 3 lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội trong
DHTT. Khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: nguyên
tắc đảm bảo tính mục đích, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính phát
triển, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Trong
mồi biện pháp, chúng tôi đều chỉ rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện. Thông qua phân
tích kết quả khảo nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi.
Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên góp phần nâng cao chất lượng DHTT cho học
sinh lớp 5 ở các trường Tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Đại (2020), “Dạy học trực tuyến: Một số nguyên tắc và phương pháp đánh giá kiểm

tra”, Hội thào “Phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả ”, Đại học Quốc gia TPHCM.

2. Phó Đức Hồ, Ngơ Quang Sơn (2008), ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học tích cực, Nxb.

Giáo dục Việt Nam.

3. Naidu s. (2006), E-Learning-A Guidebook ofPrinciples, Procedures and Practices 2nd Revised

Edition, CEMCA.

4. Tran Quang Thuận, Bùi Văn Hồng (2020), “Quản lý dạy học trực tuyến trong các trường đại học

kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chi KH Đại học Mở thành phố Hồ Chỉ Minh.

5. Trần Kiểm (2013), Những van đề cơ bản cùa Khoa học quản lý giáo dục, Nxb. Đại học Sư phạm,
Hà Nội.

6. Rosenberg M.J. (2001), E-leaming: Strategies for Delivering Knowledge in the Digital Age,

McGraw-Hill.

SOME MEASURES TO MANAGE ONLINE TEACHING FOR

STUDENTS AT GRADE 5 IN THE CURRENT SITUATION

Abstract: Currently, online teaching has becomefamiliar to all students across the country.
The Covid-19 pandemic has made the whole education system adapt so as not to miss each
student's luggage to class. Online teaching has become a trend which is strengthened,
consolidated and gradually become an inevitable trend as well as the main task out of the
requirements for implementing the school year to adapt to the new situation. In this study,
we refer to online teaching andpropose some measures to manage online teachingfor 5th
grade students at Primary level in accordance with the situation ofgeneral education in
Vietnam during the current situation

Keywords: Online teaching, 5th graders, primary school, measure.



×