Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Hãy vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa và phân tích minh chứng thực tiễn để phản bác quan điểm sai trái sau “ngày nay chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát với nhiều thành tựu to lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.11 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.................................................................................................................. 1
I. Những hạn chế trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay........................1

1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn........1
2. Những mâu thuẫn trong sự phát triển chủa chủ nghĩa tư bản....................................1
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản trong tương lai.......................................3
II. Luận giải của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa vẫn phù hợp với thực tiễn ngày nay...............................3
1. Sự phát triển của xã hội lồi người là một q trình lịch sử tự nhiên........................3
2. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được biểu
hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản...............................4
3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn hiện nay..........5
KẾT LUẬN................................................................................................................. 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................7

MỞ ĐẦU
Khi nói về tính tất yếu ra đời chủ nghĩa xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Đối
với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải tuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa
cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”. Với ý nghĩa đó,
“Chủ nghĩa cộng sản là hình thức tất yếu và là nguyên tắc kiên quyết của tương lai
sắp tới”. Tuy nhiên, hiện nay lại có một số quan điểm cho rằng “Ngày nay chủ
nghĩa tư bản tiếp tục phát với nhiều thành tựu to lớn. Điều này chứng tỏ những
luận giải của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đã trở nên lỗi thời". Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu
luận này, em sẽ vận dụng chủ nghĩa xã hội khoa học, phân tích minh chứng thực tiễn
để phản bác quan điểm sai trái đó.

NỘI DUNG


I. Những hạn chế trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay
1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu
thuẫn

Hiện nay chủ nghĩa tư bản đang phát triển mang tính tồn cầu và cũng đạt được
nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất,
phát triển khoa học và công nghệ.

Thành tựu trong việc xã hội hóa lực lượng sản xuất. Q trình xã hội hóa sản xuất
làm cho các q trình sản xuất phân tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một
quá trình sản xuất xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển.

Thành tựu trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Dưới sự tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế khác của cơ chế
thị trường tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học –
công nghệ và tăng năng suất lao động xã hội. Từ đó khiến cho các nước tư bản phát
triển nhanh về kinh tế như Mỹ, Nhật bản, trở thành các nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu
thuẫnbiểu hiện trước hết ở tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc hậu nhiều so với khả
năng mà khoa học và công nghệ hiện đại cho phép. Biểu hiện là các cuộc khủng hoảng
vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, năm 2008-2009, chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng
hoảng tài chính, suy thối kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các
trung tâm tư bản chủ nghĩa khác. Hiện nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng
nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại
dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi
bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa.
2. Những mâu thuẫn trong sự phát triển chủa chủ nghĩa tư bản

Trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay tồn tại rất nhiều mâu thuẫn,


1

những mâu thuẫn này nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Mặc dù các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự điều chỉnh nhất định, tuy nhiên
những mâu thuẫn này không hề được xóa bỏ mà ngày càng trầm trọng hơn.

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Sự phân cực giàu – nghèo và tình
trạng bất cơng xã hội tăng lên chứng tỏ bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù
được biểu hiện dưới những hình thức tinh vi hơn. Thực tiễn này có thể nhìn thấy rõ nhất
ở nước Mỹ - một nơi được coi là miền đất hứa với những cơ hội bình đẳng dành cho tất
cả mọi người. Theo thống kế1, Hiện có khoảng 41 triệu người Mỹ thuộc diện nghèo,
chiếm khoảng 12,7% dân số, trong đó có khoảng 46% thuộc diện “cực nghèo”. Ngoài
ra, 1% số người giàu nhất chiếm tới gần 1/4 tổng thu nhập của toàn nước Mỹ, trong khi
90% những người có thu nhập thấp nhất ở nước này chỉ chiếm gần 1/2 tổng thu nhập
toàn quốc gia. Và hiện nay sự phân hoa giầu - nghèo ở Mỹ dự tính tăng gấp khoảng 81
lần so với số liệu thống kế năm 1981. Có một sự thật, đây đã và đang là một thực tế
diễn ra ở hầu hết các nước tư bản, bên trong sự phát triển đỉnh cao của nền kinh tế là
những mẫu thuẫn xã hội sâu sắc.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế
quốc. Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát
triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc. Nhiều nước chậm phát triển không những bị
vơ vét cạn kiệt nguồn tài ngun thiên nhiên, mà cịn mắc nợ khơng thể nào trả được.
Một minh chứng thực tiến rõ nét nhất cho mẫu thuẫn này đó chính là sự chi phối của
các cơng ty tư bản chủ nghĩa. Thị trường tồn cầu ngày nay do một số tập đoàn tư bản
độc quyền chi phối, như: thị trường máy bay do hai công ty Boing và AirBus chia nhau
thị phần, thị trường điện thoại di động, các thiết bị điện tử, chủ yếu do các công ty
SamSung, Apple, IBM thống trị...Các nước tư bản phát triển giàu có như Mỹ, Anh,
Đức...v.v, có nguồn lực tài chính lớn đầu tư vào các nước kém phát triển không phải

với mục tiêu hỗ trợ phát triển các nước này mà để mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác
tài nguyên, nguồn lao động rẻ với giá cả độc quyền do họ chi phối.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Mâu thuẫn hiện
nay có chiều hướng diễn biến phức tạp. Dưới sự tác động của xu thế quốc tế hóa các
nước tư bản phải liên kết với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó các nước đó cũng là đối
thủ cạnh tranh với nhau, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu
hiện của mâu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là các cuộc chiến tranh thương mại.
Một minh chứng thực tiễn là cuộc chiến tranh thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc năm
2019 gây ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như là quan hệ ngoại giao của hai nước. Cụ
thể, từ ngày 1/7/2019, Nhật Bản đã tuyên bố 1 cuộc chiến tranh thương mại chính
thức với Hàn Quốc. Nhật Bản sẽ hạn chế xuất khẩu vật liệu công nghệ cao được sử

1 truy cập

ngày 02/04/2022

dụng trong chất bán dẫn và thiết bị hiển thị vào Hàn Quốc. Đáp trả lại việc này,
chính phủ Hàn Quốc cũng đang kêu gọi người dân của mình “Tẩy chay đồ Nhật
Bản”.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Đây là mẫu thuẫn
diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Tuy rằng, một thời gian chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thối trào, nhưng
bản chất thời đại khơng hề thay đổi. Hiện nay, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội vẫn tồn tại một cách khách quan.

Có thể thấy, ngày nay chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục phát triển và đạt nhiều
thành tựu rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, bên trong sự phát triển có cịn chứa đựng
rất nhiều mâu thuẫn. Điều đó cho thấy trong tương lai, cần thiết phải tiến tới một chế

độ mới tiến bộ hơn.
3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản trong tương lai

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn giữa tính chất xã
hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm gay gắt. Hiện nay, để thích ứng kịp với tình hình thế
giới cũng như hạn chế những mâu thuẫn trong sự phát triển, các nước tư bản chủ nghĩa
cũng có những điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, song không thể khắc phục nổi những
mâu thuẫn vốn có của nó, khơng thể vượt q giới hạn lịch sử của nó.

Có thể thấy, chủ nghĩa tư bản không phải, không thể là chế độ xã hội tồn tại vĩnh
viễn, cuối cùng của lồi người. Cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại đã đưa
khoa học công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vai trò của tư bản đã giảm
xuống đối với quá trình sản xuất, đang thúc đẩy quá trình phủ định chủ nghĩa tư bản,
thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, đồng thời khắc phục, xóa
bỏ được những mâu thuẫn đưa nhân loại phát triển theo hướng tiến bộ. Đây là tất yếu
khách quan của lịch sử. Vì vậy, sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế
bằng một chế độ mới, cao hơn – đó là chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn
thấp là chủ nghĩa xã hội.
II. Luận giải của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về tính tất yếu của sự ra đời hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa vẫn phù hợp với thực tiễn ngày nay

Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tồn tại rất nhiều mâu thuẫn
và xu hướng phát triển của thế giới nói chung và chủ nghĩa tư bản nói riêng là tiến tới
một chế độ mới tiến bộ hơn. Do vậy những luận giải của C.Mác và Ph.Ăng- ghen về
tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không lỗi thời,
vẫn phù hợp với thực tiễn ngày nay.
1. Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên


Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp
nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội,

C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một
quá trình lịch sử – tự nhiên”.

Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi
quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng
tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế – xã hội cũ được thay thế bằng hình
thái kinh tế – xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Sự tác động của các quy luật khách quan
làm cho các hình thái kinh tế – xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao – đó là
con đường phát triển chung của nhân loại. Một minh chính thực tiễn có thể nhìn thấy là
ở nước Pháp. Trong lịch sử, nước Pháp cũng trải qua một thời gian dài theo hình thái
kinh tế - xã hội phong kiến. Tuy nhiên, đến đến một gia đoạn nhất định, các lực lượng
sản xuất mới được hình thành làm cho quan hệ sản xuất thay đổi, nền quân chủ chuyên
chế tỏ ra lỗi thời, lạc hậu khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn nước Pháp bấy giờ.
Vì thế, cuộc cách mạng Pháp năm 1789 bùng nổ, lật đổ chế độ phong kiến, đưa nước
Pháp đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn.
Mặc dù, chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp rất phat triển, tuy nhiên nó đang tồn tại
rất nhiều mâu thuẫn khơng thể xóa bỏ. Để rồi, trong tương lai nước Pháp tất yếu cũng
phải tiến tới một hình thái tiến bộ hơn, đó là hình thái kinh tế - xã hội côngj sản chủ
nghĩa.

Như vậy, lịch sử xã hội loài người là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử tư nhiên. Các nước đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội:
cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và rồi đến một
ngày tất yếu phải tiến tới một chế độ tiên tiến nhất, đó là hình thái kinh tế- xã hội cộng
sản chủ nghĩa.

2. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
được biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản

Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển, dựa trên sự phát triển của
khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất phát triển
khơng ngừng với trình độ xã hội hóa ngày càng cao, vượt khỏi giới hạn chật hẹp của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: “Vì xã hội có quá thừa văn minh, có
quá nhiều tư liệu sinh hoạt,... Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, khơng
thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã trở thành quá
mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát
triển của chúng; và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản
trở ấy thì chúng lại xơ tồn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự
sống còn của sở hữu tư sản”.

Chính những điều này khiến chủ nghĩa tư bản càng phát triển, mâu thuẫn kinh tế và
mâu thuẫn xã hội ngày càng cao. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản,
“giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại – tức là giai cấp chỉ có thể sống với

điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ
làm tăng thêm tư bản – cũng phát triển theo. Đây chính là cái vịng luẩn quẩn sinh ra
theo những chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế càng phát triển,
công nhân càng bị bóc lột, giàu nghèo càng phân hố mạnh. Mâu thuẫn xã hội càng
sâu sắc. Xung đột xã hội ngày càng có nhiều nguy cơ bùng nổ thành chiến tranh và
cách mạng. Chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị diệt vong.

Thực tiễn cho thấy, ở các giai đoạn trước khi chủ nghĩa tư bản như Anh, Pháp...
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa chính vì vậy những người cơng nhân, nơng
dân bị bóc lột rất nặng nề. Mặc dù, người công nhân đã được giác ngộ, trình độ được
nâng cao thế nhưng đặt trong giới hạn của quan hệ sản xuất tư bản họ bị kĩm hãm.

Ngày nay cũng vậy, tuy tình trạnh bóc lột, kĩm hãm đã được phần nào giải quyết, tuy
nhiên thực chất tình trạng đó vẫn tồn tại một cách khách quan trong lòng quan hệ sanr
xuất tư bản chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tình trạng này khơng được khắc phục, tất
yếu chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bởi quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa
- một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn, giải quyết những tồn đọng của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa.

Ngoài ra, trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối
lập nhau về lợi ích cơ bản, đó là giai cấp cơng nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất
hiện đại, xã hội hóa ngày càng cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội đại biểu cho quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu
sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư
sản áp bức, bóc lột phát triển từ thấp đến cao. Qua thực tiễn cuộc đâu tranh, giai cấp
công nhân đã nhận thức được rằng, muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã
hội khoa học, hình thành chính đảng của giai cấp mình. Khi đảng cộng sản ra đời, toàn
bộ hoạt động của đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà
nước của giai cẫp công nhân và nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai câp
công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa.

Thực tiễn thế giới cho thấy, ở một số quốc gia dưới sự kìm kẹp của chủ nghĩa tư
bản, giai cấp công nhân đã giác ngộ cách mạng thành lập chính đảng của mình. Cụ thể,
trong một thời gian khá dài Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa đã xây
dựng và đưa đất nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản. Tuy ngày nay, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, thế nhưng
điều đó khơng có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản lụi tàn theo. Hiện nay, ở một số quốc gia
trên thế giói vẫn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, điển hình là ở Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ rằng chủ nghĩa xã hội mãi mãi
không sụp đổ và trong tương lai tất yếu phải theo con đường cộng sản chủ nghĩa. Chủ
nghĩa tư bản dù có phát triển, tuy nhiên sự phát triển đó khơng bền vững, tất yếu sẽ suy

vong.
3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn hiện nay

Mặc dù hiện nay, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với những thành tựu to lớn,
làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ với trình độ
kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. Thế nhưng, sự phát tiển của chủ nghĩa tư bản tồn
tại rất nhiều mâu thuẫn khơng thể dung hịa. Chủ nghĩa tư bản vơ vét tài ngun, bóc lột
cơng nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vịng phụ thuộc thơng qua
các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay...kết quả là các nước nghèo không
những bị cạn kiệt về tài ngun mà cịn mắc nợ khơng trả được, điển hình là các quốc
gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. là thủ phạm châm ngòi nổ cho những xung đột vũ
trang giữa các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngồi thì tưởng chừng những xung đột đó chỉ
đơn thuần bắt nguồn từ những lý do sắc tộc, tôn giáo hay nhân quyền...v.v. Vì vậy, mặc
cho hiện tại chủ nghĩa tư bản vẫn phát triển và đạt nhiều thành tựu nhưng nó khơng
phải là hình thái kinh tế - xã hội phù hợp trong tương lai.

Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và
một phương thúc sản xuất mới, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây
là hình thái kinh tế - xã hội phù hợp với mong muốn, ước vọng tự nhiên của con người,
xã hội loài người, mọi người dân lao động là xóa bỏ hình thái xã hội áp bức, bóc lột, bất
cơng, xây dựng hình thái kinh tế xã hội cơng bằng, bình đẳng, văn minh, con người
được sống trong xã hội tư do hạnh phúc.

Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự
tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng khơng tự phát hình thành
mà phải được thực hiện thơng qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp có sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp cơng nhân.

Như vậy, thông qua phân tích những mâu thuẫn trong sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản hiện nay ta có thể đi đến kết luận: “Những luận giải của C.Mác và

Ph.Ăng-ghen về tính tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa vẫn phù hợp với thực tiễn ngày nay”. Dù cho chủ nghĩa tư bản có tiếp tục phát
triển đi chăng nữa, nhưng đó là sự phát triển khơng bền vững, tồn tại nhiều mâu
thuẫn, gây ra nhiều tội ác, không đáp ưng được nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy,
trong tương lai chủ nghĩa tư bản nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung tất
yếu phải tuân theo quy luật tự nhiên mà tiến tới chế độ cộng sản chủ nghĩa - một chế
độ tiến bộ, nhân văn, phù hợp với thực tiễn thế giới hiện đai.

KẾT LUẬN
Trong thực tiễn ngày nay, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển và đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ, tuy nhiên trong lòng các nước tư bản chứa đựng rất nhiều mâu
thuẫn không thể dung hịa. Biểu hiện đó cho thấy tính tất yếu phải đi theo một hình thái
kinh tế -xã hội tiến bộ hơn, một hình thái có thể xóa bỏ những mâu thuẫn, tồn động của
chủ nghĩa tư bản. Vì thế, mà luận giải của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về tính tất yếu của sự
ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa vẫn phù hợp với thực tiễn ngày nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách vở, báo chí
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học
hệ khơng chun lý luận chính trị), Nxb.Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021;
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
(Cao cấp Lý luận Chính trị), Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2019;
3. “Nhân thức đúng để có hành động đúng”, Đại tá, TS.Bùi Thanh Cao - Viện khoa học
và xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân
https:// www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/nhan-thuc-dung-de-co-hanh-dong-dung-
660521
4. “Phải chăng chủ nghĩa Mác-lêninlà lỗi thời”, PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch
Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam,

/>lenin-la-loi-thoi-khong-phu-hop-voi-viet-nam-544545.html

Internet/Website
5. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, />thai-kinh-te-xa-hoi-cong-san-chu-nghia-l7772.html
6. Hiện nay cách mạng xã hội chủ nghĩa có phải tất yếu khơng?Tại sao?
/>vi-sao.html
7. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế – XH của Mác. Phân tích tính tất yếu của việc định
hướng con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ?
https:// www.tailieuontap.com/2012/05/van-dung-ly-luan-hinh-thai-kinh-te-xh.html

8. Những thành tựu, giới hạn và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản trong giai
đoạn hiện nay />dong-cua-chu-nghia-tu-ban-trong-giai-doan-hien-nay


×