Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hãy làm rõ nhận định sau tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội ở việt nam mang tính thực tiễn cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.89 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
Mã sinh viên: 11133616
Lớp tín chỉ: tư tưởng 22 _khóa 55
Năm học: 2014-2015

11


Đề tài: hãy làm rõ nhận định sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang tính thực tiễn cao
Bài làm
I, Đặt vấn đề
Trong lịch sử phát triển cận đại và hiện đại, lịch sử Việt Nam đã trải qua
những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa MacLênin, sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, chủ tịch Hồ Chí Minh không
chỉ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn mà còn tìm thấy phương hướng đi lên
của cách mạng sau khi giành độc lập dân tộc là đem lại cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng sáng tạo học thuyết
giải phóng dân tộc và sự phát triển của Việt Nam. Với mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng xã hội gắn liền với giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, Người đã nhận thức được quy luật vận động của xã hội loài
người. Người khẳng định: “ Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại
cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, nói tóm
lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa
cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản những người lao động trên thế
giới hiểu nhau và yêu thương nhau” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.461). Đó là sự
lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển của


thời đại, đáp ứng yêu cầu thiêng liêng của toàn thể dân tộc Việt Nam, giải quyết
triệt để những mâu thuẫn nội tại của cách mạng nước ta. Và phù hợp với hoàn

22


cảnh đất nước nên những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam mang tính thực tiễn rất cao.
II, Giải quyết vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống nhân ái và tư tưởng cộng đồng làng xã Việt Nam,được
hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. Theo quan
niệm của Người: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày
càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì
được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ…Tóm lại,
xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ
nghĩa xã hội” (Hồ Chí Minh: toàn tập , t.10, tr.591- SGT trang 107). Có thể nói
quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội chính là sự khẳng định
tính chất và triển vọng của một chế độ chính trị, xã hội đầy tính nhân đạo và hiện
thực. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học, đồng
thời tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở phương diện đạo đức, văn hóa, hướng tới giá trị
nhân đạo, nhân văn Macxit (SGT trang 100, 101).Nhân dân Việt Nam ta cũng xây
dựng một xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh tức là tuân theo quy luật phát
triển của dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau (
SGT trang 101). Và trên từng khía cạnh về tính tất yếu, cách tiếp cận, bản chất,
đặc trưng, mục tiêu động lực của chủ nghĩa xã hội đều thể hiện rõ tính thực tiễn
khách quan phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam.
1, Tính tất yếu

33



Dựa trên quy luật lịch sử tiến hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định:
Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác –Lênin , vừa
làm công tác thực tế, dần dần tôi hiều được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Người chứng minh tính tất yếu đo trên 2
phương diện lí luận và thực tiễn.
Về lí luận, chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của xã hội loài
người. Người quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự nhiên của sự
thay thế lần lượt các phương thức sản xuất và chế độ xã hội cũng phát triển theo
xu thế đi lên với những hình thái ngày càng cao hơn về chất. Do vậy, đã đến lúc
chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới- chế độ xã hội
chủ nghĩa. Và đây cũng là quan điểm của Đảng ta ngày nay.
Về thực tiễn, Hồ Chí Minh căn cứ vào truyền thống lịch sử của các nước
châu Á. Châu Á là nơi có những tư tưởng chủ nghĩa xã hội sớm , những tư tưởng
tiến bộ Nho giáo có những điểm tương đồng với chủ nghĩa Mác, điều kiện kinh tế
của các nước châu Á là chế độ ruộng cày, là cơ sở kinh tế cho sự kết cấu cộng
đồng bền chặt. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội ở châu Á thuận lợi hơn ở
châu Âu do sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc áp bức họ đến tận xương
tủy nên việc lựa chọn chủ nghĩa xã hội là tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đây
chính là cơ sở lí luận và thực tiễn chứ không phải là sự cấy nghép từ bên ngoài
vào.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu không
chỉ đối với các nước tư bản mà cả với các nước thuộc địa kém phát triển như Việt
Nam,một nước nông nghiệp lạc hậu. Sau bao năm lăn lộn trong đấu tranh cách
44


mạng, từ tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh đi đến kết luận : “Chỉ có chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công
nhân toàn thế giới”.
2, Cách tiếp cận
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác- Lênin từ lập
trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng
một xã hội mới tốt đẹp.Người đã kế thừa và phát huy sáng tạo những quan điểm
của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học để tìm ra con đường chân
chính giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
-Trước hết, chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan,
phương pháp luận khoa học, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời đặt “hòn đá tảng” những vấn đề có
tính nguyên tắc về lập trường quan điểm, về tinh thần xử lí mọi việc. Những phạm
trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong phạm trù cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Trên cơ sở nắm vững và quán triệt sâu sắc lập trường, quan
điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương
Đông và phương Tây để hình thành tư tưởng của mình. Theo Hồ Chí Minh,mục
đích học của chủ nghĩa Mác –Lênin là để “phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì
cao xa”, “nếu không hết lòng phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tư tư, tư lợi như
thế là trái với chủ nghĩa Mác-Lênin”( Hồ Chí Minh: Toàn tập ,t.8, tr.138).Người còn
chỉ rõ: “Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là
hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” ( Hồ Chí Minh: toàn tập, t12, tr554)

55


-Ngoài ra, Người còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở phương diện đạo đức. Chủ
nghĩa xã hội xây dựng trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, đảm bảo sự phát
triển hài hòa của cá nhân với xã hội. Lợi ích của giai cấp công nhân và người dân là
thống nhất.Người viết: “ chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng

chủ nghĩa xã hội, cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng
lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Người lên án mạnh mẽ chủ nghĩa
cá nhân nhưng không hề phủ nhận nó, ngược lại còn rất chăm lo đến đời sống
người dân, đề cao năng lực phẩm chất cá nhân.Đạo đức cao cả nhất là đạo đức
cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng loài người.Và chủ nghĩa xã hội
vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức.
-Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn
hóa.Văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính
trị, kinh tế. Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân,
khoan dung, hòa mục để hòa đồng.Văn hóa chủ nghĩa là văn hóa tri thức tiên
tài.Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương đồng
loại, kết hợp cái chung với cái riêng, gia đình với tổ quốc, dân tộc và nhân loại.
Truyền thống tốt đẹp về văn hóa con người Việt Nam là một cơ sở dẫn dắt Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa xã hội.
3, Bản chất và đặc trưng tổng quát của của chủ nghĩa xã hội
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được khẳng định bởi tính ưu
việt của một chế độ xã hội tốt đẹp, với mục tiêu cao cả đó là giải phóng xã hội giải
phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện để phát triển toàn diện
con người. Tuy nhiên trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, chủ nghĩa xã hội là vấn đề
rất mới, nhất là trong điều kiện nước ta nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, bị
66


chiến tranh tàn phá nặng nề, kẻ thù lại thường xuyên chống phá xuyên tạc, cho
nên nhiều người còn nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, hoài nghi về tính hiện
thực của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ
tich Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa xã hội không phải là những gì cao siêu, huyền
bí. Người quan niệm về chủ nghĩa xã hội hết sức cụ thể, giản dị, dễ hiểu: “chủ
nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội
là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người

cùng ra sức lao động sản suất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ” (Hồ
Chí Minh: toàn tập , t8, tr226; t10, tr 159). Người khẳng định xã hội xã hội chủ
nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng vẻ
vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người” (Hồ Chí Minh toàn
tập t10, tr258) Đối với điều kiện đặc điểm của Việt Nam, một nước nông nghiệp
lạc hậu, có xuất phát điểm thấp, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa thì mục tiêu ban đầu của chủ nghĩa xã hội phải đặt ra một cách thiết thực:
“làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu
thêm, người nào cũng biết chữ, người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước” (Hồ Chí
Minh toàn tập t5,tr65). Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn
là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng
tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Về cụ thể, ta thấy chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
chủ yếu những điểm sau:
-Chính trị: đó là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Nhà nước là của dân,
do dân, vì dân.Dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân và nòng cốt là liên minh công
nông, trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo, mọi quyền lực đều tập trung trong tay
người dân, người dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của
77


đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ
của nhân dân để huy động tính tích cực và sáng tạo vào việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Chủ nghĩa xã hội rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như nguyện
vọng của người dân Việt Nam
-Kinh tế: chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển
cao, gắn liền với sự phát triển khoa học-kĩ thuật, dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu nhằm không ngừng nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Đó là
một xã hội có nền kinh tế phát triển dựa trên năng suất lao động xã hội cao, sức

sản xuất luôn phát triển với nền tảng khoa học – kĩ thuật, ứng dụng có hiệu quả
thành tựu khoa học kĩ thuật của nhân loại (SGT trang 105).
-Xã hội: chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người, thể hiện
chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo
lao động.Chủ nghĩa xã hội được hiểu nhu một chế độ hoàn chỉnh đến độ chín
muồi, được xây dựng trên nguyên tắc công bằng hợp lí, ai cũng phải lao động và
có quyền lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,không làm không
hưởng, các dân tộc bình đẳng.
-Văn hóa, đạo đức: là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức. Chủ
nghĩa xã hội có nền văn hóa tiên tiến trong đó lấy dân tộc làm gốc, là một xã hội
có quan hệ lành mạnh, công bằng, bình đẳng , không có áp bức bất công, không
còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông
thôn, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa
trong phát triển tự nhiên. Người Việt Nam có truyền thống văn hóa đạo đức lâu
đời gắn liền với lợi ích người dân, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh càng làm cho
88


truyền thống đó được phát huy cao độ và ngày càng tiến bộ hơn để hòa nhập với
thế giới.
Như vậy, quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là quan điểm khoa
học, hoàn chỉnh dựa trên học thuyết kinh tế hình thái của Mac-Lênin và bổ sung
thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyền thống đạo đức của Việt Nam
4, Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao
đời sống nhân dân. Theo Người ,muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Người xác định các mục tiêu cụ thể của thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trên các lĩnh vực đời sống phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam:
-Mục tiêu chính trị: trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính
trị phải do nhân dân làm chủ, nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Người nhấn

mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, yêu cầu
phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại
chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời là mối quan hệ giữa lãnh đạo Đảng và nhà
nước với nhân dân trong chế độ này rằng “chủ tịch, bộ trưởng làm đầy tớ cho
dân chứ không phải làm quan cách mạng, người đảng viên vừa làm lãnh đạo vừa
làm đầy tớ cho nhân dân”
-Mục tiêu kinh tế: chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được đảm bảo
và đứng vững trên cơ sở nền kinh tế vững mạnh, đó là nền kinh tế với công nông
nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản
được loại bỏ dần,đời sống vật chấ t của nhân dân càng được cải thiện. Nước ta đi
lên từ nước có nền nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế thấp, vì vậy,
99


việc vận dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp không chỉ làm bản
thân đất nước phát triển theo hướng hiện đại mà còn thúc đẩy nước ta tiến
nhanh với hội nhập quốc tế
-Mục tiêu văn hóa- xã hội: Với một nước nghèo nàn như Việt Nam thì văn
hóa, xã hội luôn là yếu tố cần được quan tâm đúng mức để thúc đẩy đất nước
phát triển. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa
nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát
triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh, phòng
bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, phong tục tập quán lạc hậu…Để
có nền văn hóa đó cần phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc đồng thời học
tập văn hoá tiên tiến của thế giới. Người đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách
mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người, nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện
đạo đức cách mạng, quan tâm đến tài năng, tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện
tài năng cống hiến cho xã hội. Người chỉ rõ: “ Văn hóa giáo dục phải phát triển
mạnh để phục vụ yêu cầu cách mạng, văn hóa giáo dục là một mặt trận quan
trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục phải phục vụ đường lối lãnh đạo

của đảng và chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong việc
giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt : đạo đức cách mạng, giác ngộ xã
hội chủ nghĩa, văn hóa, kĩ thuật, lao động và sản xuất”
5, Động lực của chủ nghĩa xã hội
Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cần phát hiện những động lực và
điều kiện đảm bảo cho động lực trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội gồm có động lực bên trong ( nội lực của chủ nghĩa xã hội) và
động lực bên ngoài
1010


-Cần phát huy các nguồn động lực bên trong về vật chất và tư tưởng cho
xây dựng xã hội chủ nghĩa: vốn, khoa học công nghệ, con người trong đó lấy con
người làm động lực quan trọng và quyết định.
+ Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực con người có sự kết hợp giữa cộng
đồng với cá thể. Người cho rằng không có chế độ nào coi trọng lợi ích chính đáng
của cá nhân con người bằng chủ nghĩa xã hội. Với bản chất con người cần cù chăm
chỉ, sáng tạo và có tinh thần tập thể cao, người Việt Nam luôn sẵn sàng trong mục
tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội theo chỉ đạo của Đảng và chính phủ. Người nói: “ dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhưng để có dân
thì những người lãnh đạo phải làm gương để dân noi theo, thực hiện cần, kiệm,
liêm chính, chí công , vô tư để đảm bảo công bằng trong xã hội.
+Động lực kinh tế cũng là nhân tố góp phần không nhỏ trong việc thực hiện
mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh sẽ
giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm mọi người mọi nhà trở nên giàu có, ích
nước lợi nhà, gắn liền kinh tế với kĩ thuật, xã hội. Tác động cả về lợi ích chính trị
và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức
làm chủ, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hóa, khoa học, giáo dục. Đó
là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn
của đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội theo nguyên tắc:

“không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” chính là hạt nhân trong hệ động lực của
chủ nghĩa xã hội.
-Ngoài ra , theo Người, cần phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng
cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn với chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt thành quả khoa học – kĩ thuật thế giới…Nét
1111


độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng của Người là ở chỗ ngoài chỉ ra
nguồn động lực phát triển chủ nghĩa xã hội còn lưu ý cảnh báo , ngăn ngừa các
yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là căn bệnh
thoái hóa biến chất của cán bộ, chống chủ nghĩa cá nhân, nạn tham ô, chia bè kết
phái gây chia rẽ nội bộ…
Mỗi động lực mà chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra đều rất đúng đắn và sáng suốt.
Người xác định rõ nội lực là quyết định nhất còn ngoại lực là rất quan trọng. Vì
vậy cần nêu cao tinh thần độc lập tự chủ nhưng cũng cần tranh thủ sự hợp tác
giúp đỡ của bạn bè quốc tế.. để tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trên cơ sở đảm bảo các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
III,Kết thúc vấn đề
Những quan điểm của chủ tich Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
thực sự mang tính thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, nó vẫn còn giữ nguyên giá trị
với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung và sự nghiệp đổi mới đất
nước mà chúng ta đang tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dưới ánh sáng tư
tưởng của người và sự nỗ lực quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân chắc chắn Việt
Nam sẽ trở thành nước xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân
làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất, một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, xã
hội công bằng , hợp lí, là tài sản chung của toàn thể nhân dân.Đời sống vật chất và
tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, vị thế đất nước trên trường

quốc tế sẽ mang tầm vóc mới, con thuyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
đang căng buồm, rẽ sóng vươn tới tương lai như mong muốn của Bác Hồ.
1212



×