BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
--------------------------------------------------------
CÙ HOÀNG ANH
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ KHƠNG PHẪU THUẬT
SAI HÌNH XƯƠNG HẠNG III MỨC ĐỘ NẶNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MEAW CẢI TIẾN
Ngành: Răng – Hàm – Mặt
Mã số: 9720501
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT
Hà Nội – 2023
Cơng trình được hồn thành
tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN NGỌC QUẢNG PHI
2. PGS.TS. LÊ THỊ THU HẢI
Phản biện:
1.
2.
3.
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 20.....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sai khớp cắn hạng III do xương thường ảnh hưởng xấu đến thẩm
mỹ mặt do tình trạng mặt lõm, cắn ngược răng cửa. Theo Hoàng Tử
Hùng, Đống Khắc Thẩm (2000) tỷ lệ sai khớp cắn hạng III trên người
Việt trưởng thành rất cao (21,7%), rất cần các nghiên cứu về bệnh căn,
đặc điểm hình thái sọ mặt của nhóm bệnh nhân trưởng thành hạng III.
Về điều trị, hiện nay có 2 hướng tiếp cận khác nhau: chỉnh nha
nguỵ trang và chỉnh nha kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm. Chỉnh nha nguỵ
trang giúp bệnh nhân tránh phẫu thuật nhưng do khơng tạo được sự thay
đổi xương nên có nhiều nguy cơ như răng bị bù trừ quá mức gây tụt nướu
(lợi), tiêu xương ổ răng, lung lay răng, không cải thiện thẩm mỹ mặt
nghiêng, thời gian điều trị kéo dài. Phương pháp kết hợp phẫu thuật xương
hàm giúp tránh các vấn đề trên nhưng có nhiều chống chỉ định toàn thân
và nhiều tai biến nguy hiểm khiến bệnh nhân e ngại.
Gần đây, phương pháp chỉnh nha MEAW do giáo sư Sadao Sato
phát minh dựa trên triết lý “Thay đổi mặt phẳng khớp cắn giúp tác động
thay đổi vị trí nền xương thơng qua vịng động học sọ - mặt” với các cải
tiến về dây cung và kết hợp vít chỉnh nha đã được áp dụng điều trị thành
công trên nhiều trường hợp hạng III xương phức tạp.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu
quả điều trị của phương pháp MEAW; do đó, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu này với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân
trưởng thành có sai hình xương hạng III mức độ nặng.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị sai hình xương hạng III bằng phương
pháp MEAW cải tiến và so sánh một số chỉ số cơ bản với nhóm điều
trị phẫu thuật chỉnh hàm.
2
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sai khớp cắn hạng III chiếm tỉ lệ cao trong dân số người Việt
Nam trưởng thành. Đối với các trường hợp nặng, tiếp cận điều trị của
loại sai hình này thường phải kết hợp điều trị chỉnh nha và phẫu thuật
chỉnh hàm vì điều trị chỉnh nha đơn thuần không cải thiện thẩm mỹ tốt
và việc bù trừ răng quá mức có thể gây lung lay răng hoặc tiêu xương
ổ răng. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hàm lại có nhiều nguy cơ nguy
hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Kỹ thuật
MEAW (Multiloop Edgewise Archwire) là kỹ thuật chỉnh nha được
nhóm tác giả Sato (người Nhật) phát triển và ngày càng được cải tiến
giúp điều trị thành công nhiều trường hợp sai khớp cắn hạng III do
xương nặng và hiện đang bước đầu du nhập vào Việt Nam một cách
tự phát. Các nghiên cứu lâm sàng về kỹ thuật MEAW trên thế giới cịn
ít và chưa có nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả phương pháp này
trên nhóm bệnh nhân hạng III xương nặng tại Việt Nam.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
- Đánh giá được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân
Việt Nam trưởng thành hạng III xương mức độ nặng với các sai lệch hình
thái khơng chỉ theo chiều trước – sau mà còn theo chiều dọc và chiều ngang.
- Đánh giá được hiệu quả cải thiện thẩm mỹ, khớp cắn chức năng của
phương pháp MEAW cải tiến, tác động cơ học khác biệt của kỹ thuật so
với phương pháp chỉnh nha truyền thống và phẫu thuật chỉnh hàm và ghi
nhận các biến chứng của q trình điều trị; từ đó bước đầu đề xuất các
giới hạn về thông số đo sọ giúp ích cho việc chỉ định điều trị.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan, 34 trang; Chương II: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu, 35 trang; Chương III: Kết quả nghiên cứu, 30 trang;
Chương IV: Bàn luận, 41 trang. Luận án có 38 bảng, 1 biểu đồ, 45
hình ảnh, 112 tài liệu tham khảo (22 tiếng Việt, 4 tiếng Pháp, 86 tiếng
Anh).
3
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh căn học, chẩn đốn và đặc điểm hình thái sọ mặt của sai hình
xương hạng III
1.1.1. Bệnh căn học của sai khớp cắn loại III
Theo tác giả Sadao Sato, nền sọ, đặc biệt ở vùng khớp bướm chẩm,
gập góc nhiều hơn trong q trình tiến hố của người à khối xương sọ
mặt tăng trưởng theo chiều dọc nhiều hơn à sự phát triển theo chiều đứng
của khối XHT và XOR trên sau, làm mặt phẳng nhai răng cối trên phẳng
hơn và dẫn đến sự phát triển của sai khớp cắn hạng III.
Ngoài ra, sự chen chúc vùng răng sau hàm trên làm trồi răng cối trên
và dưới à mặt phẳng nhai răng sau phẳng, gây hiệu ứng chèn ép
(squeezing effect), kích thích xương hàm dưới phát triển ra trước gây nên
sai hình xương – sai khớp cắn hạng III.
1.1.2. Đặc điểm hình thái sọ mặt và chẩn đốn sai hình xương –
sai khớp cắn hạng III
1.1.2.1. Định nghĩa sai hình xương – sai khớp cắn hạng III
1.1.2.2. Đặc điểm lâm sàng của sai hình xương – sai khớp cắn hạng III
Thẩm mỹ mặt: tầng mặt dưới thường lõm, tương quan môi đảo ngược
Đặc điểm khớp cắn: thường cắn ngược răng trước, có thể cắn sâu hoặc
cắn hở răng trước, có thể kèm cắn chéo răng sau 1 hoặc 2 bên.
1.1.2.3. Đặc điểm phân tích đo sọ của sai hình xương hạng III
Các chỉ số đo sọ thường dùng nhất để xác định sai hình xương hạng III:
AoBo < 0 mm (nữ), < -1 mm (nam), độ lồi xương (A-NaPog) < 0 mm.
Đặc điểm đo sọ của sai hình xương hạng III: nền sọ trước ngắn, hàm
trên có thể ngắn và lùi, thân xương hàm dưới dài và có thể định vị ra trước,
phát triển đóng hay mở là do dạng mặt, độ lồi xương giảm, răng cửa trên và
dưới thường bù trừ với răng cửa trên nghiêng về phía mơi, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi.
1.1.2.4. Đánh giá mức độ nặng của sai hình xương – sai khớp cắn hạng III:
Nhiều nghiên cứu sử dụng phân tích phân định từng bước và phân tích
đường cong ROC để tìm ra các chỉ số đo sọ giúp phân loại bệnh nhân hạng
III cần phẫu thuật à đồng thuận sử dụng chỉ số AoBo.
Nghiên cứu của Tseng Y.C. (2011) có độ tin cậy cao đề xuất AoBo £
-11 mm là chỉ số giúp phân loại bệnh nhân phẫu thuật.
4
Ngồi ra, khi có sai lệch xương theo chiều ngang như hẹp xương nền
hàm trên thực sự (J-J/Ag-Ag < 80%), lệch hàm dưới sang bên (Me à trục
giữa > 5 mm) hoặc sai lệch xương theo chiều dọc (GoGn/SN > 370 hoặc
GoGn/SN < 270) với AoBo < -5 mm cũng được xem là mức độ khó.
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái sọ mặt của sai hình xương
hạng III trên thế giới và trên người Việt Nam
1.1.3.1. Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của sai khớp cắn hạng
III trên các người châu Á, có so sánh với người da trắng
1.1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm đo sọ của SKC hạng III tại Việt Nam
1.2. Phương pháp điều trị sai hình xương hạng III ở người trưởng
thành
1.2.1. Phương pháp phẫu thuật kết hợp chỉnh nha
1.2.1.1. Phương pháp phẫu thuật cắt xương và kết hợp xương tức thì
Các biến chứng: thường gặp nhất là tổn thương dây thần kinh răng
dưới tạm thời hoặc vĩnh viễn à dị cảm môi cằm sau điều trị (có thể đến 67
%), và các nguy cơ nặng nề khác như chảy máu trầm trọng, tổn thương
nhãn cầu, hoại tử vô mạch XHT…
1.2.1.2. Phương pháp kéo giãn sinh xương
1.2.2. Phương pháp chỉnh nha không phẫu thuật: chỉnh nha nguỵ
trang và chỉnh nha kết hơp chỉnh xương thông qua thay đổi
mặt phẳng nhai (kỹ thuật MEAW)
1.2.3. Chọn lựa điều trị phẫu thuật hay chỉnh nha nguỵ trang:
lựa chọn của bệnh nhân và của bác sĩ điều trị
1.3. Kỹ thuật MEAW
1.3.1. Thiết kế:
Cung MEAW (Multiloop Edgewise Arch-wire) là cung đa lúp L
trên dây cung chữ nhật 0.016 x 0.022 inch bằng thép không rỉ hay Elgiloy;
được sử dụng kết hợp với thun liên hàm ngắn giúp thể hiện các kích hoạt
của các lúp L trong qua trình tái cấu trúc mặt phẳng nhai.
Cải tiến vật liệu: Gum Metal thay thế Elgiloy à cung dây nhỏ
gọn và mềm dẻo hơn
Cải tiến cơ học: kết hợp vít chỉnh nha à tăng neo chặn + loại
tác dụng phụ của thun liên hàm
1.3.2. Nền tảng khoa học của triết lý điều trị sai khớp cắn dựa vào
thay đổi mặt phẳng nhai chức năng
5
Theo Sato, sai hình xương hạng III có liên quan mật thiết với
tình trạng mặt phẳng nhai răng sau phẳng, sự tăng kích thước dọc cắn
khớp (KTDCK) vùng răng sau và đáp ứng ra trước quá mức của XHD;
lệch mặt phẳng nhai với sai biệt KTDCK vùng răng sau bên phải và
trái dẫn đến lệch XHD sang bên có KTDCK nhỏ hơn, là yếu tố tăng
nặng trong SKC hạng III.
Các cung MEAW – GEAW sẽ được kích hoạt theo 5 giai đoạn
sau: làm thẳng hàng tương đối, loại bỏ cản trở khớp cắn, tái lập vị trí
hàm dưới, tái cấu trúc mặt phẳng nhai, tạo khớp cắn sinh lý.
Nguyên tắc chung là với 5 bước kích hoạt trên, sau khi loại bỏ
nguyên nhân gây chen chúc (nếu có) cần tái lập lại được mặt phẳng
nhai và KTDCK răng sau phù hợp cho từng ca lâm sàng riêng biệt:
thông thường sẽ làm phẳng mặt phẳng nhai ở các trường hợp SKC
hạng II, làm dốc MPN ở các trường hợp SKC hạng III, cân bằng MPN
theo chiều ngang ở trường hợp lệch hàm sang bên do lệch mặt phẳng
nhai, tăng KTDCK đối với các ca góc thấp, kiểm sốt chặt chẽ
KTDCK ở các ca góc cao.
1.4. Nghiên cứu điều trị sai hình xương hạng III ở người trưởng
thành trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Nghiên cứu so sánh điều trị SKC hạng III với chỉnh nha
nguỵ trang và phẫu thuật chỉnh hàm trên thế giới
1.4.2. Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của phương pháp MEAW
trong điều trị SKC hạng III trên thế giới và tại Việt Nam
* Seung-Hak Baek (2008): cung MEAW lui xa nguyên khối răng hàm
dưới hiệu quả.
* Yi Guo (2020): cung MEAW chủ yếu tác động trên răng – xương ổ
răng chứ không tạo dịch chuyển của lồi cầu và xương hàm.
* Shushu He (2013): kỹ thuật MEAW cải tiến kết hợp vít hàm trên
giúp xoay mở xương hàm dưới theo chiều kim đồng hồ à giảm chênh
lệch nền xương và giảm độ nhô của cằm.
* Chưa chưa có nghiên cứu can thiệp lâm sàng đánh giá hiệu quả điều
trị của phương pháp MEAW tại Việt Nam.
6
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
• Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Bệnh nhân người Việt Nam trưởng thành, dân tộc Kinh.
- Sai khớp cắn hạng III, AoBo £ -11mm hoặc AoBo £ -5mm + sai
hình xương chiều ngang và/hoặc dọc.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh lý toàn thân hay tại chỗ mắc phải
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc muốn ngừng tham
gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm – thời gian nghiên cứu:
• Địa điểm:
- Nhóm MEAW được điều trị chỉnh nha tại bệnh viện chuyên khoa
phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital - TPHCM do đáp
ứng được đội ngũ chuyên môn được đào tạo và trang thiết bị,
dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật MEAW cải tiến.
- Nhóm phẫu thuật được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và Bệnh
viện Răng Hàm Mặt TPHCM.
• Thời gian: Năm 2016 đến năm 2023
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Mục tiêu 2: Can thiệp lâm sàng không ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
• Chọn mẫu thuận tiện cho nhóm MEAW.
• Các ca thuộc nhóm PT được chọn thuận tiện, nhưng có chủ đích
để bắt cặp với nhóm MEAW về dạng SKC chính (mặt mở - cắn
hở, mặt đóng - độ cắn chìa ngược lớn, cắn chéo răng sau 2 bên,
cắn chéo răng sau 1 bên do lệch hàm dưới sang bên, chen chúc
răng nhiều).
2.2.3. Cỡ mẫu: phù hợp mơ hình so sánh 2 tỷ lệ, mỗi nhóm ít nhất 22
7
bệnh nhân àthực tế 62 bệnh nhân , mỗi nhóm 31 người.
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu
2.2.5. Tiến trình nghiên cứu
2.2.5.1. Chọn lựa bệnh nhân vào nghiên cứu
Bệnh nhân được khám, thu thập thông tin chẩn đốn, phân tích dữ liệu
à chẩn đốn à thoả tiêu chuẩn lấy mẫu àtư vấn kế hoạch điều trị à
chọn lựa điều trị à mời vào nghiên cứu.
* Nhóm chỉnh nha lựa chọn loại hình điều trị không phẫu thuật
với kỹ thuật MEAW cải tiến tại bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật
thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital - thành phố Hồ Chí Minh.
* Nhóm phẫu thuật là các bệnh nhân lựa chọn loại hình điều trị
chỉnh nha kết hợp phẫu thuật xương hàm tại các bệnh viện cơng lập
uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có dạng sai khớp cắn
tương đồng với nhóm MEAW cải tiến.
2.2.5.2. Phân tích dữ liệu trước điều trị à MỤC TIÊU 1
• Đánh giá dạng mặt, tương quan mơi và tình trạng bất cân
xứng mặt do lệch cằm
- Dạng mặt nghiêng: xác định các dạng mặt phẳng, lồi, lõm dựa vào các
điểm nhô nhất của trán, chân mũi, cằm.
- Dạng mặt thẳng: xác định các dạng mặt dài, ngắn, trung bình theo cơng
thức tính chỉ số mặt.
- Tương quan 2 mơi: xác định tương quan bình thường hay đảo ngược.
- Tình trạng bất cân xứng mặt do lệch cằm: xác định lệch so với trục giữa.
• Đánh giá đặc điểm khớp cắn tại vị trí lồng múi tối đa
Đánh giá 9 đặc điểm khớp cắn thông qua khám lâm sàng: Mức độ chen
chúc răng trên, Mức độ chen chúc răng dưới, Tình trạng cắn chéo răng sau
1 bên, Tình trạng cắn chéo răng sau 2 bên, Tình trạng cắn kéo răng sau,
Hạng Angle răng 6, Tình trạng lệch đường giữa răng cửa, Độ cắn phủ,
Độ cắn chìa.
• Đánh giá khớp cắn chức năng
Khám vận động chức năng hàm dưới và đánh giá các tình trạng: loạn năng
khớp thái dương hàm, lệch hàm dưới sang bên, trượt hàm chức năng.
• Đánh giá đặc điểm phân tích đo sọ nghiêng
Đo đạc các chỉ số sau theo phân tích Ricketts, McNamara, Arnett và
đánh giá Wits với phần mềm Cliniview - Orthotrace phiên bản 3.8.4.2,
bản quyền đăng ký ã Ilexis AB 2014:
8
- Nền sọ: Chiều dài nền sọ trước, Chiều dài nền sọ sau, Góc uốn nền
sọ
- Xương hàm trên: Độ nhô hàm trên, Độ sâu hàm trên, Góc mặt phẳng
khẩu cái /Franfort, Chiều dài XHT hiệu quả
- Xương hàm dưới: Góc trục mặt, Góc mặt phẳng hàm dưới, Góc
mặt, Vị trí Xi/nền sọ, Chiều dài XHD, Chiều dài XHD hiệu quả.
- Tương quan Xương hàm trên và Xương hàm dưới: Độ lồi mặt,
AoBo.
- Chiều cao mặt: Chiều cao mặt toàn bộ, Chiều cao tầng mặt dưới,
Chiều cao cành lên XHD.
- Mặt phẳng khớp cắn: Góc mặt phẳng khớp cắn/Frankfort.
- Răng: Độ nghiêng răng cửa trên & dưới, Độ nhơ răng cửa trên &
dưới, Góc liên răng cửa, Độ trồi R cửa hàm dưới.
- Mô mềm: Góc mũi mơi, Vị trí mơi trên /mặt phẳng nhai, Độ nhô
môi trên, môi dưới và cằm / TVL, Chiều cao mơi trên & dưới.
• Đánh giá đặc điểm phân tích đo sọ thẳng:
Chỉ thực hiện cho các ca có tình trạng lệch hàm dưới sang bên
với các chỉ số theo phân tích Ricketts và Sato: Độ lệch giữa XHT và
XHD, Khoảng cách Pm - trục giữa, Khoảng cách Me - trục giữa, Độ
lệch mặt phẳng hàm trên, Độ lệch mặt phẳng nhai, Độ lệch mặt phẳng
hàm dưới.
2.2.5.4. Tiến hành điều trị - quy trình kỹ thuật
• Nhóm MEAW cải tiến điều trị theo quy trình sau:
- Lập kế hoạch thay đổi mặt phẳng nhai ± vít chỉnh nha.
- Nhổ răng khơn và/hoặc răng cối nhỏ
- Làm thẳng hàng răng
- Đóng khoảng nhổ răng (trong trường hợp nhổ răng cối nhỏ) với các
lúp đóng khoảng của kỹ thuật Bioprogressive.
- Loại bỏ cản trở khớp cắn: kích hoạt tip-back các răng cối lớn trên
và dưới + thun liên hàm hặng III ngắn phía trước.
- Tái lập vị trí hàm dưới: tăng bậc trồi răng cối nhỏ + thun liên hàm
như trên. Trường hợp lệch hàm dưới, kích hoạt khác biệt 2 bên.
- Tái cấu trúc mặt phẳng nhai: Làm dốc mặt phẳng nhai bằng kích
hoạt tip forward răng cối dưới + check elastic. Trường hợp lệch hàm
dưới, bên lệch làm phẳng MPN, bên đối diện làm dốc.
9
- Chỉnh hoàn thiện chi tiết: chỉnh trục chân răng, tạo lồng khớp.
- Hoàn tất điều trị: Tháo khí cụ, thu thập dữ kiện kết thúc
• Nhóm phẫu thuật điều trị theo quy trình sau:
- Lập kế hoạch phẫu thuật à mục tiêu chỉnh nha tiền phẫu
- Chỉnh nha tiền phẫu: giải bù trừ răng
- Phẫu thuật xương hàm: có thể phẫu thuật 1 hàm (BSSO) hoặc 2 hàm
(Le Fort 1 và BSSO) và các phẫu thuật bổ trợ.
- Chỉnh nha hậu phẫu
- Hoàn tất điều trị
2.2.5.5. Đánh giá kết quả điều trị à MỤC TIÊU 2
• So sánh kết quả trước – sau điều trị của nhóm MEAW:
- Đánh giá thẩm mỹ: do 2 nhóm quan sát viên (BS nắn chỉnh răng
kinh nghiệm và nhóm khơng chuyên) thực hiện trên hình chụp mặt
nghiêng và mặt thẳng cười đã xử lý dạng bóng đen và chuyển trắng
đen che mắt với thang đo NRS (Numerous Rating Scale).
- Đánh giá khớp cắn: đánh giá độ khó trước điều trị (ABO-DI) và
mức độ hoàn tất ca lâm sàng sau điều trị (ABO-OGS) theo hướng dẫn
của Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (ABO) – đánh giá chủ yếu trên mẫu
hàm nghiên cứu trước – sau điều trị kết hợp với 1 số chỉ số phân tích
phim sọ nghiêng và phim tồn cảnh.
- So sánh kết quả các chỉ số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng và
sọ thẳng trước và sau điều trị.
- Chồng bản vẽ nét phim sọ nghiêng trước – sau điều trị: tại nền
sọ, xương hàm trên và xương hàm dưới
- Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân: với lựa chọn điều trị,
kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị. Bệnh
nhân điền phiếu khảo sát với 3 thang đo NRS.
- Đánh giá mức độ đạt của ca lâm sàng: theo tiêu chí 1,2,4,5 của bảng 2.4
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt của ca lâm sàng
STT Tiêu chí Đạt Không đạt
Tốt Khá
1 Điểm NRS thẩm mỹ > 7 4 – 7 < 4
mặt SĐT
2 Điểm hoàn tất mẫu £ 20 21 – 30 > 30
hàm SĐT
3 Đặc điểm khớp cắn tại > 7 / 9 6 – 7 / 9 < 6 / 9
lồng múi tối đa SĐT yếu tố đạt yếu tố đạt
10
yếu tố
đạt
4 Chỉ số đo sọ mô mềm £ 1SD* >1 SD*, > 2 SD*
SĐT £ 2 SD*
5 Điểm đánh giá mức độ
hài lòng của bệnh nhân ³ 8 6 – 7 < 6
về kết quả điều trị
*: Khoảng lệch chuẩn của chỉ số đo sọ mơ mềm của nhóm hài hồ.
• So sánh kết quả điều trị của nhóm MEAW và nhóm phẫu thuật:
- Khảo sát phân bố giới tính và tuổi của 2 nhóm
- So sánh kết quả đánh giá thẩm mỹ trước và sau điều trị của nhóm
MEAW và nhóm phẫu thuật (tương tự như trên).
- So sánh tình trạng khớp cắn lâm sàng trước và sau điều trị của nhóm
MEAW và nhóm phẫu thuật (đánh giá 9 đặc điểm khớp cắn).
- So sánh sự thay đổi chỉ số đo sọ - mặt trên phim sọ nghiêng do điều trị
của nhóm phẫu thuật và nhóm MEAW à đánh giá khác biệt cơ học.
- So sánh tỉ lệ nhổ răng khác răng khơn ở nhóm MEAW & nhóm phẫu thuật.
- So sánh mức độ đạt của các ca điều trị thuộc 2 nhóm MEAW và phẫu
thuật theo các tiêu chí 1, 3, 4 ở bảng 2.4.
- Đánh giá biến chứng điều trị ở 2 nhóm.
2.2.6. Xử lý số liệu thống kê: Số liệu được phân tích trên phần mềm
STATA phiên bản 16. Tương quan giữa các thông số đo sọ mặt được
kiểm định dựa trên tương quan hạng Spearman. Sự thay đổi trước –
sau can thiệp được kiểm định bằng Chi bình phương McNemar đối
với các biến nhị giá, bằng Willcoxon đối với các biến thứ tự và định
lượng. Các kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu được Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu Y Dược
học lâm sàng 108 đồng ý cho thực hiện.
- Những can thiệp này được thơng báo, giải thích cho bệnh nhân hoặc
người nhà hiểu rõ và đồng ý tham gia trong quá trình nghiên cứu.
- Tất cả các số liệu được thu thập và kết quả nghiên cứu chỉ sử sụng
cho mục đích khoa học, đảm bảo trung thực.
11
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm giới tính và tuổi của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỉ lệ nam - nữ, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu
Tần số (%) Tuổi Nhóm tuổi, Tần số (%)
n(%) TV (TPV) >20 tuổi ≤ 20 tuổi
Tổng 62 (100) 21,5 (18 – 25) 33 (53,2) 29 (46,8)
Nam 21 (33,9) 23 (20 – 25) 15 (71,4) 6 (28,6)
Nữ 41 (66,1) 19 (18 – 25) 18 (43,9) 23 (56,1)
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và phân tích đo sọ
3.1.2.1. Đặc điểm dạng mặt: (Bảng 3.2) dạng mặt được đánh giá ở
tư thế nghỉ ngậm miệng tự nhiên.
- Dạng mặt nghiêng đa số là phẳng (61,3%) hoặc lõm (27,4%).
- Dạng mặt thẳng: dạng mặt dài chiếm 64,5% và trung bình chiếm
35,5%, tỉ lệ BN mặt dài trong nhóm PT cao hơn nhóm MEAW
(p<0,01).
- 96,8% mẫu nghiên cứu có tương quan môi đảo ngược.
- Tỉ lệ lệch cằm sang bên là 41,9% ở nhóm CN và 54,8% ở nhóm PT.
3.1.2.2. Đặc điểm khớp cắn (Bảng 3.3 & 3.4):
- Hạng III Angle 100%: 12,9%), > 100% : 87%
- Không chen chúc hay chen chúc ≤ 7 mm chiếm đa số, chen chúc >7
mm ở cung răng trên cao hơn cung răng dưới (25,8% so với 4,8%),
- Cắn chéo răng sau 1 bên: 40,3%, cắn chéo răng sau 2 bên: 32,3%,
cắn ngược răng trước: 72,6%
- Cắn hở răng trước: 27,4%,
- Lệch đường giữa răng cửa là 93,5%, trong đó lệch > 1,5 mm chiếm
51,6%, đa số là lệch đường giữa răng cửa dưới.
- Khơng có trường hợp loạn năng khớp thái dương hàm và trượt hàm
chức năng.
- Không khác biệt nam và nữ.
3.1.2.3. Đặc điểm hình thái sọ-mặt phân tích trên phim sọ nghiêng
của nhóm nghiên cứu
• Bảng 3.5: Đặc điểm nền sọ
12
Chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau và góc uốn nền sọ
nhỏ hơn nhóm hài hồ.
• Bảng 3.6: Đặc điểm xương hàm trên (XHT), xương hàm dưới
(XHD) và tương quan 2 hàm
- XHT của nhóm hạng III ở vị trí lùi sau (độ sâu XHT giảm) và chiều
dài XHT ở nhóm nữ ngắn hơn nhóm hài hồ, mặt phẳng khẩu cái hạ
thấp ở phía trước hơn so với nhóm hài hồ.
- XHD ở vị trí ra trước (góc trục mặt, góc mặt và vị trí Xi/nền sọ đều
tăng), thân xương hàm dưới dài hơn nhóm hài hoà (chiều dài thân
XHD và chiều dài XHD hiệu quả tăng).
- Độ lồi mặt và AoBo đều giảm nhiều.
- XHD phát triển mở thể hiện ở góc mặt phẳng hàm dưới tăng
• Bảng 3.7: Đặc điểm chiều cao mặt
- Chiều cao toàn bộ mặt tăng hơn nhóm hài hồ.
- Chiều cao tầng mặt dưới tăng ở nhóm nữ hạng III.
- Chiều cao cành lên XHD ngắn hơn nhóm hài hồ.
• Bảng 3.8: Đặc điểm răng và mặt phẳng khớp cắn
- Mặt phẳng nhai ở nhóm hạng III dốc hơn nhóm hài hồ.
- Trục răng cửa trên so với A-Pog ít chìa hơn nhóm hài hồ và trục
răng cửa dưới chìa nhiều hơn nhóm hài hồ.
- Độ nhơ răng cửa trên giảm, độ nhô răng cửa dưới tăng và răng cửa
dưới trồi nhiều hơn nhóm hài hồ
• Bảng 3.9: Đặc điểm mơ mềm
- Góc mũi mơi nhọn hơn nhóm hài hồ.
- Mơi trên, dưới và cằm đều nhơ trước nhiều hơn nhóm hài hồ so với
trục thẩm mỹ TVL, đặc biệt môi dưới và cằm nhô trước rất nhiều. -
Chiều cao mơi dưới lớn hơn nhóm hài hồ.
• Bảng 3.10: Đặc điểm sọ mặt khác biệt giữa nam và nữ
- Về đặc điểm mô cứng, chiều dài XHT, XHD và chiều cao cành lên
XHD ở nhóm nữ ngắn hơn nhóm nam (p<0.001).
- Về đặc điểm mơ mềm, nhóm nam nhơ mơi dưới nhiều hơn nhưng độ
nhơ cằm so với TVL lại ít hơn nhóm nữ (p<0.01).
• Bảng 3.11: Tương quan giữa độ nhô môi trên/dưới, độ nhô
cằm với trục TVL và các chỉ số đo sọ mặt mô cứng
13
- Độ nhô môi, cằm / TVL tương quan có ý nghĩa thống kê với góc uốn
nền sọ (p<0.01 và p<0.05), với vị trí của XHT, chiều dài và vị trí của
XHD (p<0.001), với độ dốc của mặt phẳng nhai OP/FH (p<0.01).
- Độ nhô môi trên tương quan với độ nhô răng cửa dưới ở mức p<0.01.
- Trục và độ nhơ răng cửa trên và góc liên răng cửa chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi độ nhô cằm (p<0.01).
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp MEAW cải tiến
3.2.1. So sánh kết quả trước – sau điều trị của nhóm MEAW cải tiến
3.2.1.1. Kết quả đánh giá thẩm mỹ
Bảng 3.12: Điểm thẩm mỹ trước - sau điều trị của nhóm MEAW
Kiểu đánh QSV khơng chun BS CHRM
giá TĐT SĐT p TĐT SĐT p
Điểm thẩm 5,7 6,3 <0,001 4,7 6,3 <0,001
mỹ mặt (4,7–6) (5,7–7) (***) (4 – 5,8) (5,7-6,7) (***)
nghiêng
Điểm thẩm 4,7 6,3 <0,001 5 6 <0,001
mỹ mặt (3,7–5,7) (6–7) (***) (4,7–5,7) (5,7–6,3) (***)
thẳng cười
3.2.1.2. Kết quả đánh giá khớp cắn qua phân tích mẫu hàm theo
chuẩn ABO của nhóm MEAW cải tiến trước - sau điều trị
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá khớp cắn theo chuẩn ABO trước và
sau điều trị của nhóm MEAW
n(%) TB ± ĐLC p chung
Điểm độ khó ca lâm sàng trước điều trị 39,5 ± 21,5
Dễ (< 10 điểm) 0 (0)
Trung bình (10 - 20 điểm) 0 (0)
Khó (21 - 30 điểm) 7 (22,6)
Rất khó (> 30 điểm) 24 (77,4) 0,077
Điểm hoàn tất ca lâm sàng sau điều trị 18,3 ± 6,4
Tốt £ (20 điểm) 22 (71,0)
Khá (21- 30 điểm) 9 (29,0)
Không đạt (> 30 điểm) 0 (0)
14
3.2.1.3. Kết quả phân tích đo sọ của nhóm MEAW trước - sau điều trị
• Phân tích đo sọ nghiêng (Bảng 3.14 & 3.15)
- Nền sọ: Chiều dài nền sọ sau (Cp ┴ PtV )tăng có ý nghĩa thống kê.
- XHT: Độ nhô XHT (Ba-N-A), độ sâu XHT (N-A/FH) và chiều dài
XHT hiệu quả (Cp-A) tăng với p <0.001.
- XHD: Góc trục mặt (Cc–Gn/Ba–N) giảm, chiều dài XHD hiệu quả
(Cp-Gn) không thay đổi, chiều cao tầng mặt dưới tăng (p < 0.05).
- Răng: Răng cửa trên nhô trước (p < 0.05), răng cửa dưới giảm nhô
và giảm trồi (p < 0.01).
- Mô mềm: môi trên nhô trước nhiều hơn (p < 0.05), môi dưới và cằm
lùi sau (p < 0.001 và p < 0.05).
* Kết quả chồng phim cấu trúc ở nền sọ, XHT và XHD cho các ca điều
trị cũng thể hiện kết quả tương tự như trên.
• Phân tích đo sọ thẳng
Bảng 3.17. Kết quả phân tích đo sọ thẳng của nhóm MEAW trước
và sau điều trị
THÔNG SỐ ĐO SỌ TĐT SĐT p
THẲNG TV (TPV) TV (TPV)
2,2 (0,9 – 2,5) 1,6 (0,6 – 1,9) 0,043*
Độ lệch giữa XHT&XHD (độ) 5,2 (2,9 – 6,1) 1,1 (0,5 – 1,5) 0,002**
Pm à trục giữa (mm) 4,6 (3 – 6,2) 0,9 (0,3 – 1,4) 0,002**
Me à trục giữa (mm) 0,833
0,9 (0,7 – 1,3) 1,2 (0,6 – 1,3)
Độ lệch mặt phẳng hàm trên 0,002**
(Z-Z/J-J) (độ) 3 (1,8 – 4,4) 0,6 (0,2 – 0,8) 0,002**
Độ lệch mặt phẳng nhai
(Z-Z /OP) (độ) 2,8 (2,1 – 3,4) 1 (0,5 – 1,4)
Độ lệch mặt phẳng hàm dưới
(Z-Z/Ag-Ag) (độ)
3.2.1.4. Đánh giá chất lượng cuộc sống, mức độ hài lịng của BN
nhóm MEAW với phương pháp và kết quả điều trị
15
Bảng 3.18. Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống, mức độ hài lịng
với lựa chọn kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân MEAW
Nội dung đánh giá Điểm Min – R (p)
TV(TPV) Max
CLCS HLLC HLKQ
Chất lượng cuộc sống 8 (6 – 8) 2 – 10
trong quá trình điều trị
Mức độ hài lòng với lựa 9 (8 – 10) 6 – 10 0,538
chọn điều trị (0,002)
Mức độ hài lòng với kết 10 (8 – 10) 6 – 10 0,226 0,630
quả điều trị (0,222) (<0,001)
CLCS: Chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị
HLLC: Mức độ hài lòng với lựa chọn điều trị
HLKQ: Mức độ hài lòng với kết quả điều trị
3.2.2. So sánh kết quả điều trị của nhóm hạng III chỉnh nha với
nhóm hạng III phẫu thuật
3.2.2.1. Tỉ lệ nam – nữ, tuổi trung bình của 2 nhóm: Bảng 3.21
- Tỉ lệ bệnh nhân nam trong nhóm MEAW chỉ chiếm 16,1 %, tỉ lệ nam
và nữ trong nhóm phẫu thuật tương đương.
- Độ tuổi BN trung bình ở nhóm MEAW là 22 tuổi và nhóm phẫu thuật
là 20 tuổi.
3.2.2.2. So sánh kết quả đánh giá thẩm mỹ trước điều trị (TĐT) &
sau điều trị (SĐT) của nhóm MEAW và nhóm phẫu thuật
Bảng 3.23. Mức độ cải thiện thẩm mỹ của 2 nhóm
Điểm chênh lệch đánh giá thẩm mỹ SĐT và TĐT p
Kiểu/ Nhóm chỉnh nha Nhóm phẫu thuật
Nhóm Min Max TV (TPV)
đánh giá Min Max TV (TPV)
Điểm thẩm mỹ mặt nghiêng
QSV Không -1 3.3 1 -2.7 3.7 1.3 0.245
chuyên (0 – 1.3) -0.7 4.3 (0.3 – 2.3) 0.405
BS CHRM -0.3 2.7 1.3 1.3 0.822
(0.7 – 2) (1 – 2.3) 0.028*
Điểm thẩm mỹ mặt thẳng cười
QSV Không -1.3 5.3 1.8 -1.7 4.3 1.7
(0.7 – 3) -0.7 3 (0.7 – 2.3)
chuyên
1.7
BS CHRM -1 2.7 1 (0.7 – 2.3)
(0.3 – 1.3)
16
3.2.2.3. So sánh kết quả đánh giá lâm sàng khớp cắn trước - sau điều
trị của nhóm MEAW và nhóm phẫu thuật
- Bảng 3.24 & 3.25 cho thấy trước điều trị chỉ có đặc điểm mức độ chen
chúc cung răng dưới có khác biệt thống kê giữa 2 nhóm. Tỉ lệ cung răng
dưới có khe hở ³ 2mm cao hơn ở nhóm MEAW (p < 0,05).
- Sau điều trị, khác biệt thống kê thấy ở đặc điểm hạng Angle và lệch đường
giữa răng cửa, với tỉ lệ khớp cắn hạng I Angle và tình trạng hết lệch đường
giữa răng cửa cao hơn ở nhóm MEAW (p < 0,01).
3.2.2.4. So sánh kết quả phân tích đo sọ trước - sau điều trị của nhóm
MEAW và nhóm phẫu thuật (PT)
• Bảng 3.26 thể hiện các khác biệt chính về đặc điểm sọ mặt giữa nhóm
MEAW và nhóm phẫu thuật trước điều trị.
- Chiều dài XHD ở nhóm phẫu thuật dài hơn nhóm MEAW ở cả nam và
nữ và có khác biệt thống kê ở nhóm nữ.
- Tỉ lệ chiều dài XHT/chiều dài XHD khơng khác biệt thống kê ở 2 nhóm
- Chiều cao tầng mặt dưới và chiều cao mặt toàn bộ ở nhóm nam phẫu thuật
lớn hơn nhóm nam MEAW có ý nghĩa thống kê.
- Độ nhô môi dưới và cằm /TVL ở nhóm nữ phẫu thuật lớn hơn nhóm nữ
MEAW có ý nghĩa thống kê.
• Bảng 3.27 & 3.28 thể hiện các thay đổi sau điều trị ở 2 nhóm:
- Nền sọ: nền sọ sau có thay đổi ở nhóm MEAW và khơng thay đổi ở nhóm
PT.
- XHT: Vị trí XHT ra trước, MP khẩu cái xoay lên ở cả 2 nhóm MEAW và
PT, chiều dài XHT hiệu quả đều tăng ở cả 2 nhóm nhưng khơng khác biệt
thống kê.
- XHD: XHD lui sau ở cả 2 nhóm nhưng nhóm PT nhiều hơn có ý nghĩa
thống kê, chiều dài XHD hiệu quả giảm rõ ở nhóm PT (p < 0,001).
- Tương quan 2 hàm: Độ lồi mặt và AoBo đều tăng ở cả 2 nhóm nhưng
nhóm PT tăng nhiều hơn (p < 0,001) và đạt giá trị dương.
- Chiều cao mặt: Chiều cao mặt tồn bộ giảm ở cả 2 nhóm, nhóm PT giảm
nhiều hơn nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
17
- Răng: trục và độ nhô răng cửa trên đều tăng ở 2 nhóm, độ nhơ răng cửa
dưới giảm ở cả 2 nhóm nhưng trục răng cửa dưới ở nhóm PT nghiêng về
phía mơi và nhóm MEAW nghiêng về phía lưỡi (khác biệt ở p < 0,01).
3.2.2.5. Phương pháp điều trị
Bảng 3.29. So sánh tỉ lệ nhổ răng (khác răng khơn) giữa 2 nhóm
MEAW, n(%) PT, n(%) p chung
Tỉ lệ nhổ răng khác răng khôn 3 (9.7) 12 (38,7) 0,016*
Chỉ nhổ răng cối nhỏ trên 0 (0) 9 (29)
Chỉ nhổ răng cối nhỏ dưới 0 (0) 0 (0)
Răng cối nhỏ trên và dưới 2 (6.4) 3 (9,7)
Răng cửa hàm dưới 0 (0.0) 0 (0)
Răng 7 hàm trên 1 (3.3) 0 (0)
3.2.2.6. Đánh giá mức độ đạt của các ca điều trị ở 2 nhóm dựa vào các
tiêu chí về thẩm mỹ, khớp cắn và chỉ số đo sọ mô mềm
Theo bảng 3.30:
- Tỉ lệ ca đạt tốt, khá và khơng đạt theo các tiêu chí đánh giá ở nhóm MEAW
và nhóm PT tương đương nhau và chỉ khác biệt về thống kê (p < 0,05) ở
tiêu chí đánh giá Đặc điểm khớp cắn lâm sàng SĐT với tỉ lệ ca đạt mức tốt
là 100 % ở nhóm MEAW cao hơn nhóm PT(77,4 %).
- Với tiêu chí đánh giá thẩm mỹ và khớp cắn lâm sàng, cả 2 nhóm đều có tỉ
lệ đạt gần như 100%.
- Riêng xét theo tiêu chí chỉ số đo sọ mơ mềm, tỉ lệ khơng đạt ở cả 2 nhóm
tương đối cao (khoảng 30 %). Ở chỉ số Góc mũi mơi, tỉ lệ khơng đạt của
nhóm PT thấp hơn nhóm MEAW. Ở các chỉ số Độ nhô môi trên, dưới và
cằm so với TVL, tỉ lệ khơng đạt ở nhóm MEAW thấp hơn nhóm PT.
3.2.2.7. Biến chứng sau điều trị của nhóm bệnh nhân chỉnh nha và
nhóm bệnh nhân phẫu thuật
Bảng 3.31. Tỉ lệ các biến chứng sau điều trị của nhóm bệnh nhân
chỉnh nha và nhóm bệnh nhân phẫu thuật
Loại biến chứng MEAW, n(%) PT, n(%) p
Tăng mức độ tiêu xương 2 (6.5) 3 (9.7) 1.000
ổ răng theo chiều ngang
Tiêu chóp chân răng cửa 8 (25.8) 6 (19.4) 0.762
Tê môi cằm £ 12tháng 0 (0) 7 (22.6) 0.011
Tê môi cằm > 12 tháng 0 (0) 17 (54.8) < 0.001
18
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm giới tính và tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu bao gồm những người trẻ đã trưởng thành, tự chủ
đưa ra lựa chọn điều trị và có khả năng hợp tác tốt trong quá trình điều trị.
Nhóm nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Quách Thị Thuý Lan (2014) và nghiên cứu của
Lê Tấn Hùng (2015). Điều này có thể do nữ giới quan tâm đến vẻ ngồi và
tình trạng khớp răng nhiều hơn nam giới và 1 phần có thể do quan niệm về
văn hoá chung ở Việt nam là nữ cần chăm chút vẻ ngoài hơn nam.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng & phân tích đo sọ của nhóm nghiên cứu
4.1.2.1. Đặc điểm dạng mặt (Bảng 3.2)
Phương pháp đánh giá dạng mặt trong nghiên cứu của chúng tôi tương
tự như nghiên cứu của Quách Thị Thuý Lan (2015).
Kết quả đánh giá dạng mặt nghiêng cũng tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Quách Thị Thuý Lan (2014). Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của tác giả Lan có nhiều trường hợp trượt hàm chức năng và được đánh giá
tại 2 vị trí: tương quan tâm và khớp cắn trung tâm. Nghiên cứu của chúng
tơi khơng ghi nhận tình trạng trượt hàm chức năng.
Trong nghiên cứu này BN dạng mặt dài chiếm đa số (64,5 %) và đều
có tương quan mơi đảo ngược, dạng mặt trung bình chỉ chiếm 35,5 % và
khơng có trường hợp mặt ngắn. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu
của Quách Thị Thuý Lan với kiểu mặt trung bình chiếm đa số (54,65 %).
Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện cho nhóm MEAW, sau đó chọn mẫu phẫu
thuật có chủ đích để bắt cặp cho thấy dù nhóm MEAW có lượng bệnh nhân
mặt dài và trung bình tương đương nhau, nhưng nhóm PT có tỉ lệ mặt dài
cao à mẫu chung có tỉ lệ mặt dài cao à vấn đề chiều dọc dẫn đến chỉ định
PT. Khác biệt với nghiên cứu của Quách Thị Thuý Lan có thể do tác giả
Lan thực hiện điều trị chỉnh nha bù trừ với hệ thống mắc cài MBT thông
thường nên bệnh nhân được chọn lựa ở độ khó trung bình, tránh các trường
hợp có sai hình nặng theo chiều ngang và/hoặc dọc.
Tỉ lệ lệch cằm sang bên gây mất cân xứng mặt rất cao trong nhóm
bệnh nhân nghiên cứu, tương đồng với nghiên cứu của Dương Chí Hiếu
(2021) trên nhóm sai hình xương hạng III có chỉ định phẫu thuật.
4.1.2.2. Đặc điểm khớp cắn lâm sàng (Bảng 3.3 & 3.4)
Khoảng 50-60 % bệnh nhân hạng III trong nghiên cứu biểu hiện tình
trạng chen chúc răng, chen chúc cung răng hàm trên nhiều hơn hẳn cung