Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KHÁM PHÁ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.25 KB, 16 trang )

KHÁM PHÁ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ LOẠI HÌNH
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân*

1. GIỚI THIỆU

Phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang nhận được sự quan tâm ngày càng
nhiều của các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương (CĐĐP), những
người quản lý tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, các doanh nghiệp du lịch,
chuyên gia (Ashley & Garland, 1994; Schott & Nhem, 2018). DLCĐ được coi như một
loại hình du lịch có trách nhiệm hơn và đóng góp vào sự phát triển bền vững (Kayat,
2014). Phát triển DLCĐ và sự tham gia của CĐĐP có thể thúc đẩy các mục tiêu quốc gia
quan trọng như tăng trưởng kinh tế trong khu vực, cải thiện phúc lợi và công bằng, trao
quyền cho người dân địa phương, cải thiện bảo tồn tài nguyên của người dân địa phương
và đa dạng hóa sản phẩm du lịch (Ashley & Garland, 1994). Với sự quan tâm của nhiều
bên liên quan và lợi ích mang lại từ phát triển DLCĐ, khuyến khích phát triển DLCĐ để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương thực sự cần thiết tại nhiều điểm đến du lịch, đặc
biệt những vùng có điều kiện tài nguyên đa dạng, độc đáo và có điều kiện kinh tế kém
phát triển. Chính vì thế, DLCĐ ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và như một
phương tiện góp phần phát triển nơng thơn và xóa đói giảm nghèo (Gopaul, 2006).

Từ tổng quan tài liệu cho thấy xuất hiện hai thuật ngữ là DLCĐ (Community
tourism) và du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism). Theo Lama
(2014) DLCĐ được sử dụng như một từ viết tắt của Du lịch dựa vào cộng đồng. Thuật
ngữ “Dựa vào cộng đồng” (Community-based) có ý nghĩa bao gồm tất cả sự việc liên
quan đến sự tham gia của cộng đồng và lợi ích thực sự mang lại cho cộng đồng (Lama,
2014). Theo Armstrong và cộng sự (2003) thì Du lịch dựa vào cộng đồng có ý nghĩa
lấy cộng đồng làm trung tâm, hướng đến cộng đồng và dựa vào nguồn lực cộng đồng.
Ý tưởng tiếp cận dựa vào cộng đồng tạo ra tiềm năng trao quyền cho cộng đồng, tăng
cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra quyết định và đảm bảo rằng ý chí



* Trường Đại học Đà Lạt

180 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

và động cơ tham gia đến từ chính cộng đồng. Cách tiếp cận này cũng tăng cường sự công nhận
và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa ở cấp độ địa phương, khu vực và giữa các quốc gia
(Armstrong và cộng sự, 2003). Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” cũng thừa nhận tầm quan trọng
của nhân tố xã hội, theo đó Du lịch dựa vào cộng đồng đề cập đến một hình thức du lịch trong
đó CĐĐP có quyền kiểm sốt đáng kể và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý phần lớn
lợi ích ở lại với cộng đồng. Theo tác giả, thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” cịn ý nghĩa nhấn mạnh
du lịch phát triển có nền tảng chắc chắn, dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng. Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng thuật ngữ DLCĐ như một thuật ngữ viết tắt của Du lịch dựa vào cộng
đồng trên cơ sở đồng quan điểm với nghiên cứu của Lama (2014).

Những năm gần đây, phần lớn các học giả khi nghiên cứu về DLCĐ đều tập trung vào
khía cạnh cung như sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan (CĐĐP, nhà quản lý cộng đồng,
chính quyền địa phương), vai trò của DLCĐ, quản lý tài nguyên DLCĐ, tác động DLCĐ và
DLCĐ bền vững (Ashley & Garland, 1994; Atanga, 2018; Kayat, 2002, 2014;
Kontogeorgopoulos et al., 2014; Lapeyre, 2010; Phuong et al., 2020; Stone & Rogerson, 2011;
Strydom et al., 2019; Zapata et al., 2011) mà thiếu đi những nghiên cứu tiếp cận DLCĐ ở góc độ
nhu cầu của du khách. Các nghiên cứu về đo lường các thành phần chính của dịch vụ du lịch như
lưu trú, vận chuyển, tour du lịch, điểm tham quan và sự kiện, thông tin và tiếp thị đáp ứng nhu
cầu theo phân khúc thị trường cụ thể không phổ biến (Lubbe et al., 2016). Để DLCĐ có thể phát
triển bền vững, nghiên cứu nhu cầu du lịch thực sự cần thiết, bởi nhu cầu du lịch gắn liền với
tiêu dùng các dịch vụ du lịch. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của khách du lịch, các điểm đến DLCĐ
có thể phát triển dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ và thúc đẩy DLCĐ bền vững. Trên thực tế
cũng đã có những nghiên cứu tiếp cận về nhu cầu và động cơ DLCĐ quốc tế (Lwoga, 2018),
hoặc nhu cầu DLCĐ của giới trẻ Đà Nẵng (Lê et al., 2022), cách thức các sản phẩm du lịch đáp
ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường nội địa mới nổi ở các khu vực ở Nam Phi (Lubbe et

al., 2016), khám phá đo lường trải nghiệm du lịch về homestay (Voon et al., 2016) và các nhân
tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phịng tại thành phố Cần Thơ (Ngơ
et al., 2016). Tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn lại không phải trong lĩnh vực DLCĐ. Do
đó, mục tiêu của nghiên cứu này là để: 1) khám phá đặc điểm cá nhân của du khách đối với loại
hình DLCĐ và 2) khám phá nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ DLCĐ để hình thành nên
nhu cầu tổng thể về loại hình DLCĐ tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Bằng việc nghiên
cứu điểm đến DLCĐ tại huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, kết hợp phương pháp nghiên cứu
định lượng, nghiên cứu này cung cấp một minh chứng sinh động về nhu cầu du khách đối với
dịch vụ DLCĐ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cùng đề xuất một vài khuyến nghị nhằm phát triển
dịch vụ DLCĐ gắn với nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy DLCĐ tại điểm đến phát triển hiệu
quả hơn.

181 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Du lịch cộng đồng

Khái niệm DLCĐ xuất hiện vào giữa những năm 1990 và thường có quy mơ nhỏ và liên
quan đến sự tương tác giữa du khách và cộng đồng chủ nhà và đặc biệt phù hợp với các vùng
nông thôn (Strydom et al., 2019). DLCĐ là một hình thức 'du lịch địa phương' ưu tiên các nhà
cung cấp dịch vụ địa phương và tập trung vào việc giải thích và truyền đạt văn hóa và mơi trường
địa phương. DLCĐ có thể trao quyền cho CĐĐP (kiểm soát đất đai, khai thác tài nguyên tại nơi
sinh sống của họ), mang lại cho CĐĐP cảm giác tự hào về tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát
sự phát triển của cộng đồng tương ứng.

Có nhiều khái niệm khác nhau về DLCĐ tùy theo cách tiếp cận, bối cảnh nghiên cứu và
mục đích nghiên cứu. DLCĐ được hiểu phổ biến là được quản lý, sở hữu bởi cộng đồng và cho
cộng đồng. Khái niệm DLCĐ được hình thành từ sự quan tâm ngày càng nhiều hơn đối với di
sản và văn hóa cộng đồng, cũng như quyền sở hữu, sự tham gia và quản lý các hoạt động du lịch
của CĐĐP (Lwoga, 2018). Theo Rozemeijer (2001, tr.14) thì DLCĐ là một loại hình du lịch

được sở hữu bởi một hoặc nhiều cộng đồng nhất định hoặc được vận hành dưới hình thức đối tác
liên doanh với khu vực tư nhân, với sự tham gia bình đẳng của cộng đồng, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên theo cách bền vững để cải thiện đời sống kinh tế. Cịn theo Singleton (2003)
thì du lịch có sự tham gia của CĐĐP, diễn ra trên vùng đất của họ và dựa trên các điểm tham
quan văn hóa và tài ngun tự nhiên được tìm thấy trong khu vực của họ. Với Goodwin và Santilli
(2009) DLCĐ do cộng đồng sở hữu và/hoặc quản lý và nhằm mang lại lợi ích rộng lớn hơn cho
cộng đồng. Trong khi đó, Lapeyre (2010) thì cho rằng DLCĐ như một hoạt động, thông qua việc
tăng cường sự tham gia, mang lại lợi ích kinh tế và các lợi ích khác cũng như quyền ra quyết
định cho cộng đồng, đồng thời ủng hộ việc xây dựng năng lực và trao quyền cho cộng đồng.
Zapata và cộng sự (2011) cũng đưa ra khái niệm DLCĐ, cụ thể DLCĐ là bất kỳ hình thức tổ
chức kinh doanh nào dựa trên tài sản và tự quản lý tài sản di sản của cộng đồng, theo các thơng
lệ dân chủ và đồn kết; và phân phối lợi ích do việc cung cấp dịch vụ du lịch mang lại, với
mục đích hỗ trợ các cuộc gặp gỡ chất lượng giữa các nền văn hóa với du khách. Theo Khoản
15, Điều 3, Luật Du lịch (2017), “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các
giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích về kinh tế, văn hóa xã hội và mơi trường và được coi là
một loại hình du lịch tiên phong về du lịch chống đói nghèo, du lịch có trách nhiệm và bền
vững (Lama, 2014).

Mặc dù khơng có sự đồng thuận về cách tiếp cận DLCĐ, tuy nhiên DLCĐ có các
đặc điểm chung sau đây: quyền sở hữu thuộc về CĐĐP, sự tham gia của CĐĐP trong

182 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

tất cả các giai đoạn (từ hình thành ý tưởng đến lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện, quản lý,
giám sát, đánh giá và chia sẻ lợi ích) và sự tương tác giữa CĐĐP và khách du lịch. Bên cạnh đó,
nghiên cứu của Strydom và cộng sự (2019) cũng chỉ ra một số yếu tố xác định DLCĐ bao gồm
địa điểm, sự tham gia, phân phối lợi ích cơng bằng, trao quyền và quyền sở hữu, và các hoạt
động. Về địa điểm, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng DLCĐ diễn ra và sử dụng các nguồn lực, chủ
yếu là lối sống, văn hóa và thiên nhiên trong một cộng đồng nơng thơn nhỏ, tuy nhiên, hiện nay

DLCĐ có xu hướng mở rộng ở cả các khu vực đô thị. Về sự tham gia, quản lý DLCĐ được thực
hiện bởi các thành viên cộng đồng, những người có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định,
phát triển và giám sát. Liên quan đến sự phân phối cơng bằng các lợi ích kinh tế và xã hội, các
CĐĐP có nguồn thu tại chỗ và liên kết các ngành trong nền kinh tế địa phương, đặc biệt ngành
nơng nghiệp. Lợi ích tập thể được cung cấp thơng qua đóng góp vào quỹ cộng đồng để phát triển
tài sản cộng đồng như trường học, trạm y tế, nguồn nước và tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu
nhập, thành lập các doanh nghiệp nhỏ địa phương. Về trao quyền và quyền sở hữu, vì CĐĐP
tham gia đầy đủ và tích cực vào việc quản lý DLCĐ nên các thành viên cộng đồng có được năng
lực tổ chức và quản lý, cũng như ý thức sở hữu DLCĐ.

Nhu cầu của khách du lịch

Khi nghiên cứu về nhu cầu du lịch, nhiều nghiên cứu tập trung vào thị hiếu, động cơ,
mong muốn, sở thích, nhu cầu trải nghiệm, xu hướng tiêu dùng của khách du lịch (Bo, 2014;
Lê et al., 2022; Lubbe et al., 2016; Lwoga, 2018; Mtapuri et al., 2015; Ngô et al., 2016; Nguyễn
et al., 2018; Sidali & Schulze, 2010; Voon et al., 2016). Theo Nguyễn và cộng sự (2018) khi
nghiên cứu về nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ, tác giả đã so sánh
nhu cầu du lịch và nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, nhu cầu của khách du lịch là những
mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm các nhu cầu
thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung; cịn nhu cầu du lịch khơng phải là nhu cầu cơ
bản, do vậy, nhu cầu du lịch chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là
điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội…. Nghiên cứu này đã giúp làm rõ nhu cầu của khách du
lịch về các dịch vụ du lịch. Nghiên cứu của López-Guzmán và cộng sự (2011) đã chỉ ra kể từ năm
1970, có hai xu hướng liên quan đến thị hiếu của khách du lịch, một là thúc đẩy sự hòa nhập với
CĐĐP và hai là xu hướng trải nghiệm tập trung vào phong tục tập quán, lịch sử, đạo đức, du lịch
sinh thái và các hoạt động thân thiện với môi trường. Thực tế hiện nay nhiều khách du lịch muốn
đi du lịch để trải nghiệm, hòa mình vào văn hóa, truyền thống và ngơn ngữ của một địa phương.
Nhu cầu này tương ứng với những khách du lịch mong muốn gặp gỡ và tương tác với

183 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH


CĐĐP, trải nghiệm lối sống và truyền thống của họ, ở lại lâu hơn để hiểu rõ hơn về cách
sống của cộng đồng (Lwoga, 2018). Hiểu rõ nhu cầu của khách du lịch để phát triển dịch vụ du
lịch đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và tối ưu lợi ích cho nhà cung cấp là rất quan trọng
đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào, trong đó có cả DLCĐ. Nghiên cứu của Ashley và Garland
(1994) đã chỉ ra định hướng phát triển sản phẩm theo nhu cầu, nhà sản xuất thường dựa trên đánh
giá về nhu cầu thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm để giảm thiểu rủi ro tài chính và khai
thác thị trường tiềm năng và lợi thế so sánh của một địa phương và của tồn bộ sản phẩm du lịch
Namibia. Về khía cạnh dịch vụ, Lwoga (2018) đã phát hiện chất lượng, giá cả, vệ sinh và sự thoải
mái, giao thông và nhu cầu xã hội, cơ sở vật chất là những yếu tố động lực của sản phẩm du lịch
để lựa chọn homestay của khách du lịch tại Đài Loan. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra các yếu
tố khác bao gồm các thuộc tính dịch vụ như giá cả, sự thoải mái/thuận tiện trong nhà ở và kiến
trúc địa phương. Văn hóa và lối sống nơng thơn như một yếu tố thu hút khách du lịch có sở thích
đặc biệt, chẳng hạn những người quan tâm thực phẩm địa phương và thực phẩm hữu cơ, các hoạt
động thể thao ngoài trời cụ thể giúp cải thiện sức khỏe và sự tương tác giữa người dân địa phương
và du khách (Lwoga, 2018; Sidali & Schulze, 2010).

Nhìn chung, các nghiên cứu quan tâm về động cơ, sở thích, mong muốn của khách du lịch
về điểm đến vùng nông thôn hơn là sự quan tâm đến nhu cầu của khách về các dịch vụ và hoạt
động DLCĐ. Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy có một khoảng trống chỉ ra cần có
nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ đóng góp vào việc nhận biết
nhu cầu của khách du lịch và phát triển dịch vụ DLCĐ.

Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu của Ngô và cộng sự (2016) về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khách du
lịch nội địa tại thành phố Cần Thơ mà không phải là nghiên cứu nhu cầu của du khách đối với
loại hình DLCĐ. Nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2018) về nhu cầu du lịch trải nghiệm của
người dân cũng tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ các hoạt động trải
nghiệm du lịch, thời gian mong muốn, phương tiện sử dụng, điểm đến mong muốn tham gia trải

nghiệm, tuy nhiên nghiên cứu này chưa làm rõ nhu cầu của du khách với một loại hình du lịch
như DLCĐ. Trong nghiên cứu của mình, Lwoga (2018) đã khám phá nhu cầu DLCĐ quốc tế và
tập trung làm rõ mơ hình nhân tố kéo – đẩy (push-pull model). Kết quả của nghiên cứu này đã
phát hiện ra có một nhu cầu lớn của khách du lịch quốc tế đối với loại hình DLCĐ. Các động cơ
thúc đẩy đằng sau nhu cầu khơng chỉ giới hạn ở sự tương tác, tìm kiếm sự mới lạ, kiến thức xác
thực, kiến thức mới mà còn bao gồm các động cơ thư giãn về thể chất. Các phát hiện cũng chỉ ra
rằng các nguồn tài ngun thiên nhiên và văn hóa khơng cấu thành nên các động cơ

184 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

thu hút, mà điều quan trọng thu hút khách là cách sử dụng tài nguyên truyền thống của CĐĐP,
an toàn và an ninh, khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ và các khía cạnh bền vững của DLCĐ.
Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khách du lịch tiềm năng thích tự sắp xếp các chuyến tham
quan DLCĐ thông qua internet và trang web. Voon và cộng sự (2016) khi đo lường về nhu cầu
du lịch trải nghiệm đối với loại hình du lịch homestay ở các điểm du lịch mới nổi đã đánh giá
thông qua tám nhân tố gồm văn hóa, dịch vụ hướng dẫn, thực phẩm và đồ uống, môi trường, sự
sạch sẽ, chỗ ở, dịch vụ và khả năng tiếp cận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố đều có sự
ảnh hưởng đến nhu cầu trải nghiệm du lịch. Trên cơ sở các nghiên cứu mà tác giả tổng quan
được, thì theo tác giả, các nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ chưa
nhận được sự quan tâm đầy đủ của các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
làm rõ các nhân tố ảnh hưởng mà chưa xác định cụ thể nhu cầu của du khách đối với dịch vụ
DLCĐ là như thế nào. Do đó, trong nghiên cứu này sẽ làm rõ nhu cầu của khách du lịch về từng
loại dịch vụ DLCĐ như là những nhân tố có tác động đến nhu cầu tổng thể của họ về dịch vụ
DLCĐ, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu Lê và cộng sự (2022); Nguyễn và cộng sự (2018);
Voon và cộng sự (2016). Theo đó các nhu cầu của du khách bao gồm các nhân tố 1) nhu cầu dịch
vụ lưu trú; 2) nhu cầu dịch vụ ăn uống, 3) nhu cầu về hoạt động giải trí, 4) nhu cầu về dịch vụ
hướng dẫn, 5) nhu cầu tổng thể của khách du lịch. Các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như
sau:

H1: Nhu cầu dịch vụ lưu trú có tác động tích cực đến nhu cầu tổng thể về DLCĐ


H2: Nhu cầu dịch vụ ăn uống có tác động tích cực đến nhu cầu tổng thể về DLCĐ

H3: Nhu cầu về hoạt động giải trí tại điểm đến có tác động tích cực đến nhu cầu tổng thể
về DLCĐ

H4: Nhu cầu về dịch vụ hướng dẫn tại điểm đến có tác động tích cực đến nhu cầu tổng
thể về DLCĐ

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của bài viết này là khám phá nhu cầu của khách du lịch về DLCĐ tại huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng. Trên thực tế, tại huyện Lạc Dương có 02 địa điểm phát triển du lịch gắn
với CĐĐP, một là tại thị trấn Lạc Dương (là địa bàn người Cơ ho sinh sống lâu đời và DLCĐ
được khai thác những năm 2000 đến nay) và hai là loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
hiện cũng đang được khai thác tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Để nhận biết nhu cầu của
khách du lịch, phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua mẫu khảo sát
Google form. Một bảng hỏi được phát triển dựa vào kế thừa và điều chỉnh các thang đo của các
tác giả Lê và cộng sự (2022); Nguyễn và cộng sự (2018); Voon và cộng sự (2016). Đồng thời,

185 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

bài viết này cũng đề xuất các thang đo nhu cầu tổng thể của khách du lịch đối với loại hình
DLCĐ. Tổng số thang đo của các nhân tố là 31. Theo Hair và cộng sự (2010), quy tắc về cỡ mẫu
cho các nghiên cứu sử dụng trong phân tích đa biến thường gấp 5 lần số thang đo hiện có. Như
vậy, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 31 x 5 = 155, tuy nhiên tổng số phiếu thu về sau khi
loại những phiếu khơng hợp lệ cịn lại là 302. Do đó, cỡ mẫu này là đủ lớn, đảm bảo tính đại diện
cho kết quả nghiên cứu. Các hình thức thu thập dữ liệu gồm gửi link khảo sát nhờ một số công
ty lữ hành, một số hướng dẫn viên du lịch gửi tới khách, gửi link qua các trang mạng xã hội.
Thang đo Likert 5 mức độ (1= Hồn tồn khơng đồng ý; 2= Khơng đồng ý; 3= Trung lập; 4=

Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý) được sử dụng cho từng thang đo. Thời gian khảo sát 2 tháng (từ
tháng 3 đến tháng 4 năm 2023). Dữ liệu được phân tích qua phần mềm SPSS 22. Kỹ thuật thống
kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tương quan được
thực hiện cho nghiên cứu này. Bảng 1 thể hiện thông tin đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=302)

Tiêu chí Tỉ lệ
Giới tính
Độ tuổi Nữ: 66,6% Nam: 33,4

Nghề nghiệp Dưới 18: 7% Từ 36 tuổi đến 50 tuổi: 7,3%

Thu nhập Từ 18 tuổi đến 24 tuổi: 51,3% Từ 50 tuổi đến 60 tuổi: 4,3%

Lần đến Từ 25 tuổi đến 35 tuổi: 30,5%
Đi cùng
Biết đến DLCĐ Học sinh, sinh viên: 12,3% Giáo viên: 2,3%

Nhân viên văn phòng: 34% Nhân viên y tế: 4,0%

Kinh doanh: 18,5% Làm việc tự do: 18,9%

Công nhân: 4,3% Khác: 5,6%

Dưới 5 triệu: 41,7% Từ 16 triệu đến 20 triệu: 7,3%

Từ 5 đến 10 triệu: 30,1% Trên 20 triệu: 4,3%

Từ 11 triệu đến 15 triệu: 16,6%


Lần đầu: 55%; Lần 2: 21,9% Lần 3: 12,9%

Trên 3 lần: 10,3%

Bạn bè/người yêu: 42,1% Gia đình/người thân: 37,1%

Đồng nghiệp: 19,3% Một mình: 0,6%

Mạng xã hội: 50,3% Công ty du lịch: 20,9%

186 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Thời gian đi Qua bạn bè, người thân: 28,8% 1 ngày 1 đêm: 15,2%
Thời điểm đi Từ chiều tới tối (khoảng Trên 2 ngày 1 đêm: 13,6%
Chi phí dự định từ 17 giờ tới 21 giờ): 50%
Trong ngày: 21,2% Dịp tết, các ngày lễ: 11,9%
Cuối tuần: 21,5% Khác: 17,9%
Kỳ nghỉ hè: 20,9%
Bất cứ lần nào lên Đà Lạt: 27,8% Từ 2 triệu đến 3 triệu: 24,3%
Dưới 1 triệu: 26,4% Trên 3 triệu: 9,1%
Từ 1 triệu đến 2 triệu: 38,3% Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Conbach’s alpha

Sau khi kiểm định các biến bằng hệ số tương quan biến tổng và Conbach’s alpha, các nhân
tố được tổng hợp lại như trong Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy biến
GT1 bị loại do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3; cịn lại tất cả các biến đều có hệ số

tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và các giá trị Conbach’s alpha đều lớn hơn 0,7. Các biến này
đều có độ tin cậy tốt và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Conbach’s alpha cho các biến

Biến số Ký hiệu Tương quan biến tổng Conbach’s alpha
Nhu cầu dịch vụ lưu trú 0,787
LT1 0,420 0,781
Nhu cầu dịch vụ ăn uống LT2 0,410 0,779
LT3 0,335 0,792
LT4 0,588 0,745
LT5 0,576 0,748
LT6 0,642 0,736
LT7 0,660 0,733
0,886
AU1 0,627 0,877
AU2 0,656 0,873
AU3 0,776 0,857
AU4 0,585 0,881

187 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

AU5 0,762 0,859

AU6 0,717 0,865

AU7 0,622 0,877

Nhu cầu về hoạt động 0,876
giải trí


GT2 0,493 0,874

GT3 0,567 0,868

GT4 0,674 0,857

GT5 0,714 0,852

GT6 0,698 0,854

GT7 0,625 0,862

GT8 0,609 0,864

GT9 0,707 0,853

Nhu cầu về dịch vụ 0,866
hướng dẫn

HD1 0,590 0,877

HD2 0,752 0,817

HD3 0,753 0,818

HD4 0,793 0,798

Nhu cầu tổng thể 0,897


NC1 0,740 0,876

NC2 0,771 0,868

NC3 0,818 0,858

NC4 0,701 0,884

NC5 0,703 0,884

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22

Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần đầu cho thấy biến quan sát AU1, AU7, GT2, GT8,

GT9 bị loại do khơng có hệ số tải nhân tố. Biến quan sát LT1 cũng bị loại do nằm tách biệt một

mình ở nhân tố số 6. Các biến còn lại đưa vào phân tích nhân tố khám phá lần 2, biến quan sát AU4,

LT5 và LT7 cũng bị loại do khơng có hệ số tải, biến quan sát LT2 nằm tách biệt một mình ở nhân

tố số 6 nên cũng bị loại. Phân tích nhân tố khám phá lần 3, các biến quan sát đảm bảo giá trị hội tụ,

kết quả kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là 0,915 lớn hơn 0,5; kiểm định Bartlett (Bartlett’s

test of sphericity) có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0,05; trị số Eigenvalue đều lớn hơn 1 với phương

pháp rút trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax nên tất cả các nhân tố được giữ lại


trong mô hình phân tích; tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là 61,228% lớn hơn 50%;

hệ số tải các nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0,5. Kết quả này cho thấy các biến quan sát trong

tổng thể có tương quan với nhau và phân tích nhân tố khám phá là phù hợp (Bảng 3)

188 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Mã hóa Thang đo Thành phần Trung
NC3 5 bình
NC2 Tơi mong muốn vui vẻ và có nhiều ấn 1 2 3 4
NC1 tượng tốt đẹp khi tham gia DLCĐ 0,873 4,25
Tôi mong muốn khám phá những điều 0,808
NC4 mới lạ khi tham gia DLCĐ 4,22
NC5 Tôi mong muốn nâng cao hiểu biết về 0,769
GT4 giá trị văn hóa người K'Ho khi tham gia 4,20
GT7 DLCĐ 0,752
Tôi mong muốn giá cả các dịch vụ 0,675 4,13
GT5 DLCĐ hợp lí
GT3 Tôi sẽ tham gia DLCĐ tại Lạc Dương 4,31
GT6 nếu tôi trở lại du lịch Đà Lạt
AU3 Tham gia dệt thổ cẩm, làm rượu cần 0,902 4,23
AU2 cùng người dân địa phương
AU5 Tham gia các hoạt động dân gian (cưỡi 0,693 4,05
AU6 ngựa, bắt cá bằng nơm, đeo gùi đi hái rau
HD3 rừng, làm đồ thủ công, ...) 0,684 4,20
HD4 Tìm hiểu về các tập tục, lễ hội truyền
HD2 thống 0,657 4,27

HD1 Thưởng thức và giao lưu biểu diễn văn
LT4 hóa cồng chiêng Tây Nguyên 0,534 4,27
LT6 Tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng
LT3 ngày của người dân bản địa 1,016 4,12
Thưởng thức đặc sản địa phương (rượu
cần, thịt nướng) 0,744 4,25
Món ăn đảm bảo an tồn vệ sinh thực
phẩm 0,643 4,13
Nhiều món ăn mới lạ và ngon miệng
Không gian ăn uống ngồi trời chan hịa 0,512 4,12
với thiên nhiên
Hướng dẫn viên nhiệt tình và mến khách 0,898 4,16
Hướng dẫn viên am hiểu văn hóa bản địa
Hướng dẫn viên có khả năng thuyết 0,758 4,22
minh về điểm đến DLCĐ
Hướng dẫn viên là người bản địa 0,664 4,29
Không gian riêng tư
Có wifi miễn phí 0,663 4,33
Lưu trú nhà dân (cùng ăn, cùng ở và sinh
hoạt cùng chủ nhà) 0,844 3,95

0,629 4,15

0,555 3,84

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22

189 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Hồi quy tương quan


Để xác định mối quan hệ giữa các nhu cầu của khách du lịch với nhu cầu tổng thể của

khách du lịch về loại hình DLCĐ, kết quả nghiên cứu phân tích hồi quy tương quan giữa các biến

được tiến hành (Bảng 4).

Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy tương quan

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn Đa cộng tuyến
Sig
Mơ hình hóa t

Beta Sai số chuẩn β Dung sai VIP

Hằng số 1,417 0,216 6,560 0,00

F_AU 0,240 0,053 0,246 4,493 0,00 0,568 1,761

F_GT 0,269 0,048 0,293 5,636 0,00 0,629 1,589

F_HD 0,298 0,051 0,348 5,878 0,00 0,485 1,063

F_LT -0,148 0,043 -0,156 -3,465 0,001 0,844 1,185

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22

Ghi chú: Biến phụ thuộc: F_NC, được xác định bằng cách tính trung bình cộng các giá trị thang

đo thành phần. Biến độc lập: F_AU; F_LT; F_GT; F_HD cũng được xác định bằng trung bình cộng của


các giá trị thang đo thành phần có ảnh hưởng của từng biến AU, LT, GT, HD.

Mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy các biến độc lập giải thích được 59.5% sự biến thiên
của biến phụ thuộc. Giá trị Durbin–Watson là 1.916 nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không vi
phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Các giả thuyết H2, H3, H4 đều có mức ý nghĩa Sig.
< 0,05 nên được chấp nhận và hệ số Beta đều lớn hơn 0 nên các nhu cầu này có tác động thuận
chiều đến nhu cầu tổng thể. Trong các biến độc lập, biến F_LT có hệ số Beta = -0,156 <0 nghĩa
là nhu cầu về dịch vụ lưu trú tác động nghịch chiều đến nhu cầu tổng thể về DLCĐ. Tất cả bốn
biến trong mơ hình đều có mức ý nghĩa Sig (kiểm định t) nhỏ hơn 0,05 do đó các biến này đều
có ý nghĩa thống kê và đều tác động lên biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy. Như vậy, cả bốn
giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, do
vậy dữ liệu không vi phạm giả định đa cộng tuyến. Từ các hệ số hồi quy, phương trình hồi quy
chuẩn hóa như sau:

F_NC = 0.246 * F_AU + 0.293 * F_GT + 0.348 * F_HD - 0.156 * F_LT + ε

5.THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích thơng tin về khách du lịch cho thấy giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp và mức thu nhập khác nhau, chi phí cho du lịch cũng khác nhau. Nhóm du khách
có độ tuổi từ 18 đến 35 có tỷ lệ trả lời cao nhất kết hợp thu nhập dưới 5 triệu và

190 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

từ 5 đến 10 triệu chiếm đa số và mức chi tiêu phổ biến từ 1 đến 3 triệu. Với nhóm du khách trong
độ tuổi này, phần lớn họ đi DLCĐ cùng bạn bè hoặc người yêu. Điều này cho thấy, khách đến
với loại hình DLCĐ trẻ khá đơng, thu nhập và chi tiêu cho DLCĐ vừa phải. Thông tin này cho
thấy giới trẻ cũng rất quan tâm đến DLCĐ và mong muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa, lối
sống của người dân bản địa và khám phá vùng đất mới. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên

cứu của Lê và cộng sự (2022); Lwoga (2018). Kết quả khảo sát cũng thể hiện tỷ lệ nữ cao gấp
1,99 lần so với nam giới trả lời khảo sát, điều này cho thấy nữ giới quan tâm hơn đến DLCĐ so
với nam giới để tìm hiểu về giá trị văn hóa, lối sống của người bản địa và tương thích với kết quả
nghiên cứu của Voon và cộng sự (2016). Khách du lịch biết đến chuyến đi chủ yếu qua mạng xã
hội (50,3%). Các kết quả nghiên cứu này hàm ý tại điểm đến DLCĐ huyện Lạc Dương cần đa
dạng các dịch vụ, các hoạt động DLCĐ, đặc biệt cho giới trẻ và tăng cường quảng bá điểm đến
DLCĐ qua các trang mạng xã hội để giúp khách tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau đáp
ứng nhu cầu đa dạng về DLCĐ của họ.

Từ kết quả phân tích dữ liệu cho thấy mơ hình nghiên cứu được khẳng định. Các nhu cầu
du lịch của du khách về dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn, các hoạt động giải trí đều đóng góp
đến nhu cầu tổng thể của điểm DLCĐ. Nghĩa là điểm đến DLCĐ càng đa dạng các dịch vụ và
hoạt động du lịch bao nhiêu thì nhu cầu tổng thể của du khách tại Lạc Dương càng cao bấy nhiêu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhu cầu của du khách về dịch vụ hướng dẫn tại Lạc Dương có tác động
mạnh nhất đến nhu cầu tổng thể của điểm đến DLCĐ. Trong đó nhu cầu về hướng dẫn viên là
người bản địa (HD1) nhận được sự quan tâm nhiều nhất của khách du lịch với giá trị trung bình
là 4,33. Điều này do mong muốn của du khách được tiếp xúc và nghe chia sẻ về các giá trị văn
hóa, lối sống của người Cơ Ho từ hướng dẫn viên bản địa một cách chân thực nhất. Ngoài ra các
nhu cầu của khách về hướng dẫn viên nhiệt tình và mến khách (HD3); hướng dẫn viên có khả
năng thuyết minh về điểm đến DLCĐ (HD2) và hướng dẫn viên am hiểu văn hóa bản địa (HD4)
cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của khách du lịch. Yếu tố con người thân thiện, mến khách
chan hịa trong mơi trường tự nhiên hoang sơ sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và đáng
nhớ cho du khách (Voon et al., 2016). Kết quả này hàm ý điểm đến DLCĐ cần phát triển thêm
các tour DLCĐ tại thị trấn Lạc Dương có hướng dẫn viên bản địa hỗ trợ du khách tham quan,
khám phá và tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo, môi trường sống của người Cơ Ho.

Nhân tố có tác động tiếp theo đến nhu cầu tổng thể về điểm đến là nhu cầu về các
hoạt động giải trí, trong đó nhu cầu về Thưởng thức và giao lưu biểu diễn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên (GT3) và Trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân
bản địa (GT6) có giá trị trung bình lớn nhất 4,27. Thực tế, du khách đến DLCĐ ở huyện

Lạc Dương hiện nay chủ yếu để thưởng thức và giao lưu biểu diễn văn hóa cồng chiêng

191 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Tây Nguyên ở chân núi Lang Biang với thời gian từ chiều tới tối (khoảng từ 17 giờ tới 21 giờ)
là phổ biến. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun trong phát triển sản phẩm DLCĐ tại huyện Lạc Dương, đáp ứng nhu cầu khám phá văn
hóa bản địa của du khách, đồng thời cũng gợi mở những hàm ý liên quan đến cơng tác tổ chức,
quản lý để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Nhu cầu của du khách tham gia dệt
thổ cẩm, làm rượu cần cùng người dân địa phương (GT4) cũng nhận được sự quan tâm đáng kể
của du khách khi có giá trị trung bình là 4.23. Các thang đo cịn lại cũng cho thấy giá trị trung
bình cao (trung bình trên 4 điểm) như Tìm hiểu về các tập tục, lễ hội truyền thống (GT5); Tham
gia các trò chơi, hoạt động dân gian (cưỡi ngựa bắt cá bằng nơm, đeo gùi đi hái rau rừng, làm đồ
thủ công,..) (GT7). Đa dạng các hoạt động liên quan đến yếu tố cộng đồng trong trường hợp này
cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để tăng sức hút điểm đến DLCĐ.

Nhu cầu của du khách về dịch vụ ăn uống cũng tác động đến nhu cầu tổng thể về DLCĐ
tại huyện Lạc Dương. Các nhân tố đều có giá trị trung bình cao (trên 4 điểm), tuy nhiên nhân tố
Món ăn đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm (AU2) có giá trị trung bình cao nhất là 4,25 thể hiện
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là ưu tiên số một khi khách thưởng thức các món ăn địa phương.
Nghiên cứu này tương thích với kết quả nghiên cứu của Lê và cộng sự (2022). Điều này cho thấy
du khách rất quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe khi đi DLCĐ. Ngoài
ra, khách du lịch cũng có xu hướng bị thu hút, lơi cuốn và mong muốn thưởng thức đặc sản địa
phương (rượu cần, thịt nướng) (AU3); và trải nghiệm trong Khơng gian ăn uống ngồi trời chan
hịa với thiên nhiên (AU6) và Nhiều món ăn mới lạ và ngon miệng (AU5). Thực tế, du khách đến
với DLCĐ hiện nay đều có mong muốn đến với các điểm đến có cảnh quan thiên nhiên cịn
hoang sơ và các giá trị văn hóa cộng đồng cịn ngun bản. Đây cũng là các gợi mở quan trọng
để các nhà quản lý và các chủ cơ sở kinh doanh cồng chiêng định hướng phát triển dịch vụ ăn
uống đáp ứng nhu cầu của du khách.


Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận nhu cầu về dịch vụ lưu trú cho thấy nhu cầu của du
khách về việc có wifi miễn phí (LT6) tại điểm đến DLCĐ có giá trị trung bình cao nhất (mean =
4.15). Điều này cho thấy, mặc dù du khách đi DLCĐ, có thể ở vùng sâu vùng xa nhưng nhu cầu
kết nối thông tin liên lạc vẫn phải đảm bảo liên tục và rất cần thiết. Bên cạnh đó, du khách có
mong muốn lưu trú nhà dân cùng ăn, cùng ở và sinh hoạt cùng chủ nhà (LT3) nhưng du khách
vẫn mong muốn có khơng gian riêng tư của mình (LT4). Kết quả này có sự khác biệt với nghiên
cứu của Lê và cộng sự (2022), cụ thể kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra khi tham gia DLCĐ, có
wifi miễn phí, khơng gian riêng tư biệt lập không phải là vấn đề quan trọng đối với khách du
lịch. Hơn nữa, kết quả hồi quy cho thấy nhu cầu lưu trú có tác động nghịch chiều đến nhu cầu
tổng thể, điều này có thể giải thích khách du lịch đến với loại hình DLCĐ khơng nhất thiết

192 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

lưu trú tại Lạc Dương vì khoảng cách từ Đà Lạt đến Lạc Dương khá gần, di chuyển thuận tiện
và hiện tại đa phần khách DLCĐ đi về trong ngày chiếm 71,2% (Bảng 1).

6. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã khám phá nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ tại huyện
Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng thông qua khảo sát 302 khách du lịch. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
có bốn loại nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình DLCĐ, gồm nhu cầu về dịch vụ lưu trú,
ăn uống, hướng dẫn và các hoạt động giải trí. Kết quả nghiên cứu giúp làm rõ nhu cầu của du
khách đối với từng dịch vụ và các hoạt động DLCĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cần đa dạng
hơn nữa các dịch vụ và hoạt động DLCĐ nhằm gia tăng sức hấp dẫn, nâng cao lợi thế cạnh tranh
điểm đến và tối đa các mong muốn, nhu cầu của khách du lịch. Điều này sẽ đóng góp lớn vào
nguồn thu bền vững từ các hoạt động DLCĐ cho CĐĐP. Tất cả các thành phần trong nhu cầu
của du khách đều quan trọng và cần được quản lý tốt để tạo ra nhu cầu tổng thể một cách đầy đủ
nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Armstrong, A. D., Hou, J. Y., Malvar, A. S., Mclean, T. M., & Pestiaux, J. (2003). Community-

based Ecotourism (Research brief#1).

Ashley, C., & Garland, E. (1994). Promoying community-based tourism development. Why,

What and How? Research Discussion Paper, 4.

Atanga, R. A. (2018). Stakeholder views on sustainable community-based ecotourism: A case of

the PagA crocodile ponds in Ghana. Geojournal of Tourism and Geosites, 25(2), 321–333.

/>
Bo, D. (2012). Community-based ecotourism to meet the new tourist ’s expectations: an

exploratory study. Journal of Hospitality Marketing & Management, 21(7), 758–778.

Goodwin, H., & Santilli, R. (2009). Community-Based Tourism: a success? Tourism

Management, 11, 1–37.

Gopaul, M. (2006). The significance of rural areas in South Africa for tourism development

through community participation with special reference to Umgababa, a rural area located

in the province of KwaZulu-Natal (Doctoral dissertation, University of South Africa,

Pretoria) (Issue November).

Kayat, K. (2002). Exploring factors influencing individual participation in community‐based


tourism: The case of Kampung relau homestay program, Malaysia. Asia Pacific Journal of

Tourism Research, 7(2), 19–27. />
Kayat, K. (2014). Community-Based Rural Tourism: A Proposed Sustainability Framework.

SHS Web of Conferences, 12, 01010. />
Kontogeorgopoulos, N., Churyen, A., & Duangsaeng, V. (2014). Success Factors in Community-

Based Tourism in Thailand: The Role of Luck, External Support, and Local Leadership.

Tourism Planning and Development, 11(1), 106–124.

/>
193 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Lama, R. (2014). Community Based Tourism Development: A Case Study of Sikkim (Doctoral

dissertation, Kurukshetra University) (Issue August 2015).

Lapeyre, R. (2010). Community-based tourism as a sustainable solution to maximise impacts

locally? the tsiseb conservancy case, Namibia. Development Southern Africa, 27(5), 757–

772. />
Lê, T. P., Phan, K. N., & Nguyễn, T. B. U. (2022). Nhu cầu du lịch cộng đồng của giới trẻ Đà

Nẵng đối với các điểm đến tại địa phương và vùng lân cận. TNU Journal of Science and

Technology, 227(9), 56–66.


López-Guzmán, T., Sánchez-Cizares, S., & Pavón, V. (2011). Community-based tourism in

developing countries: A case study. Tourismos, 6(1), 69–84.

Lubbe, B. A., Douglas, A., Kruger, E., Geldenhuys, E., & Francis, C. (2016). Matching Tourism

Supply and Demand : an analysis of how tourism products meet the needs of emerging

domestic market segments in selected regions in South Africa. Travel and Tourism Research

Association: Advancing Tourism Research Globally, 25(2016), 14.

Lwoga, N. B. (2018). International demand and motives for African community-based tourism.

In Geojournal of Tourism and Geosites (Vol. 25, Issue 2).

/>
Mtapuri, O., Giampiccoli, A., & Jugmohan, S. (2015). Community-based tourism affinity index:

a visitor’s approach. African Journal of Hospitality, Tourism and Leisure, 4(2), 1–13.

Ngô, M. T., Đinh, B. T., & Huỳnh, T. H. (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu

du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại thành phố Cần Thơ. Tạp Chı́ Khoa Học Trường

Đại Học Cần Thơ, 26, 51–59.

Nguyễn, T. T. T., Khưu, N. H., & Nguyễn, H. Đ. (2018). Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm


của người dân thành phố Cần Thơ. Can Tho University, Journal of Science, 54(7), 109–116.

/>
Phuong, N. T. M., Song, N. Van, & Quang, T. X. (2020). Factors Affecting Community-Based

Tourism Development and Environmental Protection: Practical Study in Vietnam. Journal

of Environmental Protection, 11(02), 124–151. />
Rozemeijer, N. (2001). Community-Based Tourism in Botswana The SNV experience in three

community-tourism projects. Kalahari, 1–65.

Schott, C., & Nhem, S. (2018). Paths to the market: analysing tourism distribution channels for

community-based tourism. Tourism Recreation Research, 43(3), 356–371.

/>
Sidali, K. L., & Schulze, B. (2010). Current and future trends in consumers’ preference for farm

tourism in Germany. Leisure/ Loisir, 34(2), 207–222.

/>
Singleton, E. (2003). Community Based Tourism in Tanzania : Potential and Perils in Practice.

1–15.

Stone, M. T., & Rogerson, C. M. (2011). Community-Based Natural Resource Management and

Tourism: Nata Bird Sanctuary, Botswana. Tourism Review International, 15(1), 159–169.


/>
Strydom, A. J., Mangope, D., & Henama, U. S. (2019). Making community-based tourism

sustainable: Evidence from the Free State province, South Africa. Geojournal of Tourism

and Geosites, 24(1), 7–18. />
194 |KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Voon, B. H., Hamali, J., Jussem, P. M., Teo, A. K., & Kanyan, A. (2016). Measuring tourist
experience for homestay tourism in an emerging market. 2nd 2016 ABEM Conference,
August 2-4, Phnom Penh, Cambodia, Asia, 63–69.

Zapata, M. J., Hall, C. M., Lindo, P., & Vanderschaeghe, M. (2011). Can community-based
tourism contribute to development and poverty alleviation? Lessons from nicaragua.
Current Issues in Tourism, 14(8), 725–749. />

×