Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.66 KB, 12 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0077
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 124-135
This paper is available online at

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG
TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Phan Đồng Châu Thủy

Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt. Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện tại và tương
lai, bên cạnh trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc, Khoa Hóa học, Trường Đại học
Sư phạm Tp.HCM - chúng tơi cịn rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển các năng
lực nghề nghiệp đặc thù cho sinh viên. Bài báo này giới thiệu biện pháp hình thành năng
lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học,
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
Từ khóa: Thí nghiệm, thí nghiệm gắn kết cuộc sống, thí nghiệm hóa học, hình thành năng
lực, đào tạo giáo viên hóa học.

1. Mở đầu

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thể hiện quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đơi với hành; lí
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [5].
Do đó, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần gắn chặt với thực tiễn giáo dục ở
trường phổ thơng. Khơng những chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo cần đáp ứng yêu cầu
của người giáo viên hiện đại mà phương pháp đào tạo cũng phải phù hợp nhằm hình thành và phát
triển những năng lực chung và năng lực đặc thù của ngành nghề sư phạm.


Hóa học là mơn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, do đó thí nghiệm có ý nghĩa to
lớn và giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Hóa học
ở trường phổ thơng. Bên cạnh đó, Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học liên
quan như Vật lí, Sinh học,. . . và thực tiễn đời sống con người. Việc gắn kết thí nghiêm hóa học với
cuộc sống hằng ngày sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo. Để làm được điều đó, giáo viên cần có năng lực sử dụng thí nghiệm theo hướng gắn kết với
thực tiễn cuộc sống trong dạy học các môn khoa học nói chung và mơn Hóa học nói riêng.

Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học đã được nghiên cứu và sử
dụng ở các nước có nền giáo dục tiến tiến trên thế giới. Một số nghiên cứu về thí nghiệm gắn

Ngày nhận bài: 23/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.
Liên hệ: Phan Đồng Châu Thủy, e-mail:

124

Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...

kết cuộc sống như của nhóm tác giả Gimenez, S. M., Yabe, M. J., Kondo, N. K., & Mourino, R.
O., Levitt, S. D., & List, J. A., [7,8],. . . đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Rất nhiều
website hướng dẫn thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống hằng ngày như Royal Society of
Chemistry [9], Home science tools-the gateway to discovery [10], Steve Spangler Science [11],
Home Experiments [12],. . . đã ra đời và được sự quan tâm không chỉ của giáo viên và học sinh mà
của cả cộng đồng.

Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào về sử dụng thí nghiệm gắn kết
cuộc sống trong dạy học Hóa học. Theo kết quả điều tra của chúng tôi tại các trường phổ thơng ở
Tp.HCM, chưa có giáo viên nào sử dụng loại thí nghiệm này trong dạy học. Tuy nhiên, một số ít
giáo viên thỉnh thoảng đã thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện những thí nghiệm gắn kết
cuộc sống trong các chương trình ngoại khóa.


Từ thực trạng và lí do trên, chúng tơi nhận thấy sự cần thiết của việc hình thành cho sinh
viên sư phạm hóa học - những giáo viên tương lai - năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống
trong dạy học Hóa học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp thực nghiệm - đối chứng, phương pháp quan sát
hành động, phương pháp thống kê toán học.

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và cơng trình nghiên
cứu có liên quan, kết hợp với lí luận riêng, chúng tôi sẽ xây dựng một hệ thống những khái niệm
có liên quan để định hướng cho việc tồn bộ q trình điều tra thực tiễn cũng như nghiên cứu thực
nghiệm.

- Phương pháp thực nghiệm - đối chứng: Tiến hành dạy học dự án về thí nghiệm gắn kết
cuộc sống đối với nhóm thực nghiệm, dạy học thuyết trình kết hợp đàm thoại đối với nhóm đối
chứng.

- Phương pháp quan sát hành động: Sử dụng để đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm hóa
học gắn kết cuộc sống trong dạy học của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi
tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thống kê toán học: Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được sử dụng để xử lí
các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan
trong q trình nghiên cứu.


2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong học kì 1 và 2 của năm học 2014-2015.

2.3. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên đối tượng sinh viên năm 2 và 3 của Khoa Hóa học,

125

Phan Đồng Châu Thủy

Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
- Phương tiện nghiên cứu:
Trong chương trình đào tạo [4] của Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM,

chúng tơi có thể thơng qua các mơn học sau để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết
cuộc sống trong dạy học Hóa học cho sinh viên: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 (3 tín
chỉ) (ở một số trường Đại học Sư phạm, mơn học này có tên gọi khác là Phương pháp dạy học Hóa
học ở trường phổ thơng), Tập giảng (2 tín chỉ).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng q trình dạy học mơn Lí luận và phương pháp
dạy học Hóa học 2 làm phương tiện để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống
trong dạy học Hóa học cho sinh viên. Vì việc hình thành năng lực là cả quá trình và cần nhiều thời
gian nên chúng tôi đã lựa chọn môn học này. Đồng thời, chúng tơi đã sử dụng q trình dạy học
môn Tập giảng để tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống
trong dạy học Hóa học và tiến hành đánh giá.

2.4. Kết quả nghiên cứu


2.4.1. Cơ sở lí luận

a. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống
Theo chúng tơi, thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là thí nghiệm hóa học có sử dụng
dụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày của con người và thiết lập được mối liên hệ giữa
kiến thức khoa học hóa học với thực tiễn cuộc sống.
b. Mục đích sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học
Cũng như những thí nghiệm hóa học truyền thống (sử dụng dụng cụ hóa chất trong phịng
thí nghiệm và khơng liên kết được kiết thức mơn Hóa học với thực tiễn), thí nghiệm hóa học gắn
kết cuộc sống được sử dụng trong dạy học nhằm giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập, tạo
niềm tin vào khoa học, phát triển khả năng quan sát, khắc sâu kiến thức bài học, rèn luyện kĩ năng
thực hành, . . . đặc biệt chúng còn nâng cao ý nghĩa thực tiễn của mơn Hóa học ở trường phổ thơng,
tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo cho học sinh.
c. Năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học
Theo dự thảo Chuẩn đầu ra ngành đào tạo sư phạm Hóa học [3] của Khoa Hóa học, Trường
Đại học Sư phạm Tp.HCM, năng lực dạy học Hóa học của sinh viên sư phạm bao gồm những năng
lực sau:
- Tìm hiểu cá nhân người học và mơi trường dạy học
- Hiểu biết về hệ thống quan điểm và tư tưởng dạy học Hóa học
- Làm chủ kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng
- Phát triển chương trình mơn học
- Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa học
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học
- Dạy học phân hoá
- Dạy học tích hợp

126


Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...

- Kiểm tra đánh giá trong dạy học Hóa học
- Xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học
Năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là một năng lực
thành phần của năng lực Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa
học. Biểu hiện của năng lực này là sinh viên có thể thiết kế và thực hiện được những thí nghiệm
hóa học gắn kết cuộc sống, có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong
dạy học một cách hiệu quả (sử dụng đúng mục đích, thời điểm, nội dung nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học). Chúng ta có thể đánh giá năng lực này của sinh viên thông qua quan sát tiết dạy có sử
dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống mà các em thực hiện.

2.4.2. Biện pháp hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học
cho sinh viên sư phạm hóa học

Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 là mơn học mang tính đặc thù của ngành sư
phạm Hóa học, gắn kết chặt chẽ với chương trình và thực tế dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
Môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức, phương pháp dạy học các loại bài cụ
thể trong chương trình hóa học phổ thơng mà nó cịn hình thành và phát triển năng lực phân tích
chương trình, lựa chọn kiến thức, thí nghiệm, chế tạo thiết bị dạy học phù hợp với nội dung dạy
học, xây dựng giáo án một số buổi dạy cụ thể.

Nội dung của mơn Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 gồm hai phần:
- Phần lí luận [6] 2 tín chỉ, gồm 6 chương, nội dung gồm phân tích chương trình hóa học
phổ thơng, dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, phương pháp dạy học các dạng bài về thuyết
và định luật, nguyên tố và chất hóa học, hóa học hữu cơ, luyện tập - ơn tập - thực hành.
- Phần thực hành [1] 1 tín chỉ, gồm các thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thơng.
Với mục đích hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuốc sống trong
dạy học cho sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn học này. Một
nghiên cứu của TS. Nguyễn Anh Dũng và PGS. TS Đặng Thị Oanh [2] nhấn mạnh rằng vận dụng

phương pháp dạy học dự án sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lực, do người học có cơ
hội được hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn
của dự án.
Chúng tôi đã xây dựng dự án sau và yêu cầu các nhóm sinh viên thực hiện trong thời gian 3
tuần.
a. Dự án dạy học: Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học ở trường
phổ thông
Ý tưởng dự án: Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ
năm 2015, Trường trung học phổ thông ABC phát động cuộc thi “Sáng tạo trong dạy học nhằm
phát triển năng lực học sinh”. Là giáo viên dạy mơn Hóa học của Trường, em hãy thiết kế, thực
hiện những thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống để dự thi (quay clip hoặc thể hiện qua một
presentation để nộp cho Trường) và xây dựng giáo án có sử dụng loại thí nghiệm này để thao giảng
trong học kì này.
Mục tiêu dự án: Sau khi thực hiện dự án, sinh viên sẽ được định hướng hình thành năng lực
sử dụng thí nghiệm gắn kết cuốc sống trong dạy học Hóa học, cụ thể như sau:

127

Phan Đồng Châu Thủy

- Có khả năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống.
- Có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học một cách
hiệu quả.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để phát triển năng lực học sinh?
Câu hỏi bài học: Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học như thế nào để có thể phát triển
năng lực cho học sinh?
Câu hỏi nội dung:
- Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là gì?
- Mục đích của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là gì?

- Làm sao để thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống?
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được sử dụng trong các loại bài nào thuộc chương
trình Hóa học phổ thông?
- Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học như thế nào thì hiệu quả?
Kế hoạch đánh giá

Bảng 1. Kế hoạch đánh giá được sử dụng trong dự án

Trước dự án Trong khi thực hiện dự án Sau khi thực hiện dự án
- Bảng KWL
- Bảng KWL - Bảng KWL

- Tiêu chí đánh giá thí nghiệm gắn kết - Tiêu chí đánh giá thí nghiệm

thực tiễn gắn kết thực tiễn

- Tiêu chí đánh giá giáo án có sử dụng - Tiêu chí đánh giá giáo án có

thí nghiệm gắn kết thực tiễn sử dụng thí nghiệm gắn kết thực

- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng tiễn

Nguồn tài nguyên
- Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12
- Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học Mơn hóa học ở trường phổ
thơng, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Trịnh Văn Biều (chủ biên), Đào Thị Hoàng Hoa, Trịnh Lê Hồng Phương, Thái Hoài Minh,
Phan Đồng Châu Thủy, 2013. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, Tài liệu lưu
hành nội bộ, TP. HCM.
- Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh,

Hoàng Văn Cơi, Trần Trung Ninh, 2005. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Thị Sửu, Hồng Văn Cơi, 2008. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB
Khoa học và kĩ thuật.
- Royal Society of Chemistry, 2016. Learn chemistry enhancing learning and teaching,
.
- Home science tools-the gateway to discovery,

128

Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...

- Steve Spangler Science, .
- Home Experiments, .
b. Một số thí nghiệm trong sản phẩm dự án

Bảng 2. Các thí nghiệm gắn kết thực tiễn cuộc sống

được sử dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ thơng

STT Thí nghiệm Bài học có thể sử dụng thí nghiệm

1 Tính tẩy màu của nước Ja-ven Bài Sơ lược về hợp chất có oxi của clo, Hố
học 10 chương trình cơ bản

Phản ứng màu giữa iot và tinh bột Bài Flo - Brom - Iot, Hố học 10 chương trình
2 (thuốc iot và bột gạo) cơ bản Bài Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ,

Hố học 12 chương trình cơ bản


Phản ứng oxi hoá - khử giữa hiđro Bài Ozon và hiđro peoxit, Hoá học 10 chương
3 peoxit và kali pemanganat (nước oxi trình nâng cao

già và thuốc tím rửa rau)

Phản ứng oxi hoá - khử giữa hiđro Bài Ozon và hiđro peoxit, Hoá học 10 chương
4 peoxit và iot (nước oxi già và thuốc sát trình nâng cao

trùng Providine)

5 Đốt cháy etanol (cồn y tế) trong khơng Bài Oxi - Ozon, Hố học 10 chương trình cơ
khí bản

Bài Oxi - Ozon, Hố học 10 chương trình cơ

6 Phản ứng đốt cháy axeton trong khơng bản
khí Bài Anđehit - Xeton, Hố học 11 chương trình

cơ bản

Bài Oxi - Ozon, Hố học 10 chương trình cơ

7 Đốt cháy dây đồng trong khơng khí bản
Bài Đồng và hợp chất của đồng, Hoá học 12

chương trình cơ bản

8 Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
độ phản ứng giữa vỏ trứng và giấm trình cơ bản


9 Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
độ phản ứng giữa cam sủi và nước trình cơ bản

10 Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
phản ứng giữa vỏ trứng và giấm trình cơ bản

11 Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
phản ứng giữa phấn và nước 7Up trình cơ bản

12 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
phản ứng giữa vỏ trứng và giấm trình cơ bản

13 Ảnh hưởng của xúc tác gỉ sắt đến tốc Bài Tốc độ phản ứng, Hoá học 10 chương
độ phản ứng phân huỷ nước oxi già trình cơ bản

129

Phan Đồng Châu Thủy

14 Chất chỉ thị màu làm từ nước bắp cải Bài Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit
tím - bazơ, Hố học 11 chương trình cơ bản

15 Chất chỉ thị màu làm từ nước hoa hồng Bài Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit
- bazơ, Hoá học 11 chương trình cơ bản

16 Tính chất hóa học của axit cacboxylic Bài Axit cacboxylic, Hoá học 11 chương trình
cơ bản

17 Khả năng hấp phụ của than Bài Cacbon, Hoá học 11 chương trình cơ bản


Bài Hợp chất của cacbon, Hoá học 11 chương

18 Chứng minh tính lưỡng tính của natri trình cơ bảnBài Kim loại kiềm và hợp chất
hiđrocacbonat trong bột nở quan trọng của kim loại kiềm, Hoá học 12

chương trình cơ bản

Bài Hợp chất của cacbon, Hoá học 11 chương

trình cơ bản
19 Phản ứng giữa nước vơi và khí cacbonic Bài Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng

của kim loại kiềm thổ, Hoá học 12 chương
trình cơ bản

20 Phản ứng oxi hoá etanol (cồn y tế) bằng Bài Ancol, Hố học 11 chương trình cơ bản
lõi dây đồng

21 Tính chất của saccarozo Bài Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, Hoá học
12 chương trình cơ bản

22 Viết chữ bằng chanh Bài Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, Hoá học
12 chương trình cơ bản

23 Phản ứng giữa kẽm và dung dịch nước Bài Tính chất của kim loại - Dãy điện hoá của
phèn xanh (chứa đồng (II) sunfat) kim loại, Hố học 12 chương trình cơ bản

24 Điện phân dung dịch nước phèn xanh Bài Điều chế kim loại, Hoá học 12 chương
(chứa đồng (II) sunfat) trình cơ bản


25 Tác dụng làm sạch nước của phèn chua Bài Nhôm và hợp chất của nhơm, Hố học 12
chương trình cơ bản

Hình 1. Một số hình ảnh về sản phẩm dự án của sinh viên
130

Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...

2.4.3. Đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học

Năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học của sinh viên sẽ
được thể hiện thông qua các hoạt động dạy học ở một tiết lên lớp cụ thể. Chúng tôi đã thiết kế bảng
kiểm quan sát để đánh giá năng lực này của sinh viên như sau:

Bảng 3. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực

sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học

Tiêu chí Mức độ biểu hiện

Thiết kế thí 0 1 2 3
nghiệm
- Thí nghiệm - Thí nghiệm
Thực hiện
thí nghiệm được thiết kế được thiết kế

Sử dụng thí - Thí nghiệm gắn kết được nội gắn kết được nội
nghiệm
được thiết kế dung bài học với dung bài học với


Không thiết kế chưa gắn kết thực tiễn cuộc thực tiễn cuộc
được thí nghiệm được nội dung sống sống
bài học với thực - Còn sử dụng - Dụng cụ, hóa

tiễn cuộc sống dụng cụ hoặc hóa chất được lấy từ

- Kém an tồn chất trong phịng đời sống hằng

thí nghiệm ngày

- An toàn - An toàn

Không thực - Một số thao tác - Thao tác thí - Thao tác đơn
hiện được thí nghiệm chưa nghiệm đơn giản, giản, khoa học
khoa học khoa học - Hiện tượng rõ
- Hiện tượng thí - Hiện tượng ràng, xuất hiện
nghiệm không rõ chưa rõ hoặc trong thời gian
hoặc chậm xuất chậm xuất hiện ngắn
hiện

- Sử dụng phù

Không sử dụng - Có sử dụng hợp với mục tiêu - Sử dụng đúng
trong dạy học bài dạy nhưng mục tiêu, nội
nhưng chưa phù chưa lựa chọn dung, thời điểm
hợp với mục tiêu đúng thời điểm dạy học
bài dạy dạy học để thực

hiện


Sau khi tính trung bình điểm quan sát, để đánh giá năng lực thí nghiệm hóa học gắn kết
cuộc sống trong dạy học của sinh viên, chúng tơi có quy ước sau:

Quy ước: Khoảng điểm quan sát từ 0-1: Khơng có năng lực, 1-2: Có năng lực, 2-3: Có năng
lực ở mức độ cao.

Bảng kiểm quan sát trên đã được chúng tôi kiểm định độ giá trị bằng cách hỏi ý kiến 16
chuyên gia về giáo dục và kiểm tra đánh giá công tác tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

131

Phan Đồng Châu Thủy

2.5. Thực nghiệm sư phạm

a. Mục đích
Nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết
cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học.
b. Nhiệm vụ
- Lựa chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (sinh viên nhóm thực nghiệm và đối
chứng là những sinh viên đăng kí học cả mơn Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 và mơn
Tập giảng, có trình độ tương đương)
- Xây dựng dự án thực nghiệm
- Chuẩn bị các công cụ đánh giá dự án, đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn
kết cuộc sống
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Xử lí kết quả, phân tích và kết luận
c. Tiến hành thực nghiệm
- Đối với nhóm thực nghiệm, trước khi hướng dẫn sinh viên tìm hiểu nội dung về phương
pháp dạy học các bài về nguyên tố và chất hóa học (trong mơn học Lí luận và phương pháp dạy

học Hóa học), giảng viên phổ biến và hướng dẫn thực hiện dự án đã xây dựng (được trình bày ở
mục 2.4.2). Giảng viên không sử dụng dự án này đối với nhóm đối chứng mà chỉ tiến hành dạy
học bằng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại.
- Đối với môn Tập giảng, Giảng viên yêu cầu sinh viên (cả 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng) soạn và thực hiện giảng dạy giáo án có sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Giảng viên
dự giờ tiết giảng của sinh viên và sử dụng bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm
hóa học gắn kết cuộc sống để đánh giá sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng.
d. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
Kết quả điểm quan sát năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy
học của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 4. Kết quả điểm quan sát năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học

STT Học kì Nhóm TN Nhóm ĐC
Sĩ số Điểm quan sát Sĩ số Điểm quan sát

1 Học kì 1 (2014-2015) 33 141 33 86

2 Học kì 2 (2014-2015) 49 315 50 148

Tổng 82 456 83 234

Giá trị trung vị và trung bình cộng điểm quan sát của các nhóm thực nghiệm nằm trong
khoảng từ 1-2 chứng tỏ các sinh viên thực nghiệm có năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết
cuộc sống khi được áp dụng biện pháp đề xuất ở trên. Các giá trị tương ứng của nhóm đối chứng
nằm trong khoảng từ 0-1 chứng tỏ sinh viên đối chứng khơng có năng lực đó khi học theo phương
pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại.

132


Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...

Bảng 5. Mô tả và so sánh các dữ liệu kết quả điểm quan sát trung bình

của nhóm thực nghiệm và đối chứng

Các dữ liệu TN ĐC

Trung vị 2,00 0,90

Giá trị trung bình 1,85 0,94

Giá trị T-test 5,38.10−18

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 1,65

Giá trị T-test là 5,38.10-18 < 0,05 (có ý nghĩa), tức là sự chênh lệch điểm giữa các nhóm
thực nghiệm và đối chứng khơng xảy ra ngẫu nhiên mà do có tác động. Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn là 1,65 (>1), chứng tỏ biện pháp đã đề xuất có ảnh hướng lớn trong việc hình thành
năng lực cho sinh viên.

Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả quan sát

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chia đôi dữ liệu để kiểm chứng độ tin cậy của kết quả
điểm quan sát năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống.

Bảng 6. Sử dụng phương pháp chia đôi dữ liệu

để kiểm chứng độ tin cậy của kết quả điểm quan sát


STT Năm học Điểm quan sát Điểm các biểu Điểm các biểu
hiện số lẻ hiện số chẵn

1 Học kì 1 TN 141 90 51
2014-2015 ĐC 86 57 29

2 Học kì 2 TN 315 165 150
2014-2015 ĐC 148 79 69

Bảng 7. Kết quả kiểm chứng độ tin cậy của điểm quan sát

Tính giá trị độ tin cậy số liệu Năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học
gắn kết cuộc sống

rhh (hệ số tương quan chẵn lẻ) 0,97

rSB (độ tin cậy Spearman–Brown) 0,98

Dựa vào bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman-Brown, chúng ta thấy hệ
số rSB > 0,7. Điều đó cho thấy các số liệu có độ tin cậy.

Trong đợt thực tập sư phạm vừa qua, có rất nhiều sinh viên trong nhóm thực nghiệm đã
mạnh dạn sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong các tiết dạy ở trường thực tập.
Sau đây là một số hình ảnh của lớp học:

133

Phan Đồng Châu Thủy

Hình 2. Một số hình ảnh lớp học


3. Kết luận

Mặc dù quá trình tác động lên đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ được thực hiện thông qua
một môn học và trong một học kì nhưng kết quả thực nghiệm chứng tỏ sinh viên đã hình thành
được năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học với biện pháp chúng
tôi đã đề xuất. Do giới hạn về thời gian nên năng lực của sinh viên khi được hình thành chưa thể
đạt mức độ cao (điểm quan sát năng lực trung bình của nhóm thực nghiệm là 1,85). Năng lực sử
dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học là một năng lực quan trọng mà sinh viên sư phạm
hóa học cần phải có, góp phần thực hiện đổi mới giáo dục, phát triển năng lực học sinh. Vì vậy,
chúng tơi mong muốn sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp này cho các khóa sau của Khoa Hóa học,
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM. Đồng thời, chúng tơi cũng rất mong có điều kiện để tổ chức
thêm các hoạt động khác như hội trại hóa học ở trường phổ thơng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học
cho sinh viên về hướng đề tài này nhằm giúp sinh viên có thể phát triển hơn nữa năng lực sử dụng
thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trịnh Văn Biều (chủ biên), Đào Thị Hoàng Hoa, Trịnh Lê Hồng Phương, Thái Hoài Minh,
Phan Đồng Châu Thủy, 2013. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, Tài liệu
lưu hành nội bộ, TP. HCM.

[2] Nguyễn Anh Dũng, Đặng Thị Oanh (2014). Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục
phổ thơng và vấn đề đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường
đại học sư phạm”. Hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa
học tự nhiên ở trường đại học sư phạm”, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[3] Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Dự thảo Chuẩn đầu
ra ngành đào tạo sư phạm Hóa học.


[4] Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Chương trình đào
tạo ngành sư phạm Hóa học.

[5] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, 2013. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết
số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

134

Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...
[6] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học Mơn hóa học ở trường phổ

thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Gimenez, S. M., Yabe, M. J., Kondo, N. K., & Mourino, R. O., 2000. Linking the lab

experience with everyday life: An analytical chemistry experiment for agronomy students.
Journal of Chemical Education, 181-183.
[8] Levitt, S. D., & List, J. A., 2006. What Do Laboratory Experiments Tell Us About
the Real World? The 2005 International Meetings of the ESA. Fort Lauderdale, Florida:
Entomological Society of America.
[9] Royal Society of Chemistry, 2016. Learn chemistry enhancing learning and teaching,
[10] Home science tools-the gateway to discovery.
[11] Steve Spangler Science.
[12] Home Experiments.

ABSTRACT
Forming the ability to use experiments in our daily lives

among chemistry pedagogy students
To reform the objectives of education and training now and in the future at the Faculty of
Chemistry in the HCMC University of Pedagogy, we provide core knowledge to students while

attempting to form and develop professional competency in them. This article presents a way to
increase competency among chemistry pedagogy students at HCMC University of Pedagogy by
using experiments that are related to daily life.
Keywords: Experiments, experiments which integrate daily life activities, chemistry
experiments, forming competency, training teachers.

135


×