Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.23 MB, 78 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

I. Tổng quan về Báo cáo Tài chính. ................................................................................. 4
1. Giới thiệu về Báo cáo Tài chính. ............................................................................ 4
2. Hệ thống Báo cáo Tài chính. .................................................................................. 5
2.1. Bảng cân đối kế toán. .................................................................................. 5
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ...................................................... 6
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .......................................................................... 7
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính. ................................................................... 9
3. Đọc và hiểu các Báo cáo Tài chính. ....................................................................... 9
3.1. Đọc và hiểu nội dung Bảng cân đối kế toán. .............................................. 9
3.2. Đọc và hiểu nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................. 12
3.3. Đọc và hiểu nội dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. ................................... 14
3.4. Đọc và hiểu nội dung Thuyết minh báo cáo tài chính. ............................. 16
3.5. Đọc và hiểu mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính................................ 17

II. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính . 17
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của cơng ty ........... 17
1.1. Phương pháp so sánh ................................................................................ 17
1.2. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố ........................... 18
1.3. Phương pháp hồi quy ................................................................................ 18
2. Phương pháp so sánh ứng dụng trong phân tích báo cáo tài chính ...................... 19
2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối............................................................. 19
2.2. Phương pháp so sánh số tương đối ........................................................... 19
3. Phương pháp thay thế liên hoàn............................................................................ 23
3.1. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số .......................................... 23
3.2. Trường hợp các nhân tố quan hệ theo dạng thương số ............................. 25
4. Phương pháp số chênh lệch .................................................................................. 26
4.1. Các nhân tố quan hệ dạng tích số.............................................................. 26
4.2. Các nhân tố quan hệ dạng thương số ........................................................ 27


1

5. Phương pháp liên hệ cân đối................................................................................. 28
6. Phương pháp hồi quy ............................................................................................ 29
7. Hướng dẫn trên Excel ........................................................................................... 37
III. Phân tích Báo cáo Tài chính. ................................................................................... 41
1. Ý nghĩa và mục đích phân tích Báo cáo Tài chính. .............................................. 41
2. Phân tích chung tình hình tài chính ...................................................................... 44
3. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang....................................................... 45
4. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc........................................................... 46
5. Phân tích xu hướng của báo cáo tài chính. ........................................................... 47
IV. Phân tích khả năng thanh tốn (Test of Liquidity) ............................................... 49
1. Phân tích khả năng thanh toán (Liquidity Analysis) ............................................ 49

1.1. Phân tích các khoản phải thu (Receivables Analysis) .............................. 49
1.2. Phân tích các khoản phải trả (Payables Analysis) .................................... 49
2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền (Cash Ratio) .............................. 50
3. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio) ..................................... 50
4. Phân tích khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio or Acid-Test Ratio) ............. 51
V. Phân tích hiệu quả hoạt động (Asset Utilization) .................................................... 52
1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover).................................................... 52
2. Vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover) .............................................. 54
3. Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current Assets Turnover) ...................................... 55
4. Vòng quay tài sản dài hạn (Long-term Assets Turnover) .................................... 55
5. Vòng quay tổng tài sản (Total Assets Turnover).................................................. 56
VI. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính (Tests of Capital and Structure
Solvency) ..................................................................................................................... 57
1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total Debt to Assets) ................................................. 57
2. Tỷ số nợ so với Vốn chủ sở hữu (Total Debt to Equity) ...................................... 58
3. Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay Interest) hay Tỷ số trang trải lãi vay (Times

Interest Earned Ratio)........................................................................................... 59
4. Tỷ số khả năng trả nợ (Ability to pay Debt and Interest) ..................................... 60

2

5. Phân tích các đòn bẩy kinh tế (Leverage)............................................................. 61
5.1. Phân tích địn bẩy tài chính (FL - Financial Leverage) ............................ 61
5.2. Phân tích địn bẩy kinh doanh (OL - Operating Leverage)....................... 62
5.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp (TL - Total Leverage) .................................. 63

VII. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn (Tests of Profitability) ...................................... 64
1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit Margin on Sales) ..................................... 64
2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản (EBIT to Asset Ratio). 65
3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on Total Assets).................................. 65
4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)............................. 66

VIII. Phân tích khả năng sinh lời (Market Tests or Market Measures) .................... 67
1. Tỷ số lợi nhuận giữ lại (Retained Earning Ratio)................................................. 67
2. Tỷ số tăng trưởng bền vững (Growth Ratio) ........................................................ 68
3. Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi nhuận trên cổ phần (Tỷ số P/E: Price
to Earning Ratio) .................................................................................................. 68
4. Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách M/B (Market Price/Book Price hay Price to
Book) .................................................................................................................... 69
5. Tỷ số lợi nhuận cổ phiếu so với giá thị trường (Earnings Yield) ......................... 69

IX. Phân tích DuPont. ..................................................................................................... 70
X. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................................ 72

1. Các phương pháp tính tốn dịng ngân lưu. .......................................................... 72
1.1. Phương pháp trực tiếp ............................................................................... 72

1.2. Phương pháp gián tiếp .............................................................................. 72

2. Phân tích báo cáo ngân lưu ................................................................................... 73
2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ........................................... 73
2.2. Phân tích dịng tiền từ hoạt động đầu tư ................................................... 74
2.3. Phân tích dịng tiền từ hoạt động tài chính................................................ 74

3

I. Tổng quan về Báo cáo Tài chính.
1. Giới thiệu về Báo cáo Tài chính.

a. Khái niệm
Báo cáo kế tốn định kỳ (cịn gọi là báo cáo tài chính) bao gồm những báo cáo phản
ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằm phục
vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô.
Nguồn thông tin để thiết lập báo cáo tài chính được thu nhập từ đâu?
Với công việc thu nhập, xử lý và bằng các phương pháp khoa học của mình, kế toán
đã phát họa một bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình
tài chính của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
b. Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh
doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thơng tin:
• Tài sản
• Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
• Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
• Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
• Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
• Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế tốn
• Các luồng tiền

Ngồi các thơng tin này, doanh nghiệp cịn phải cung cấp các thơng tin khác trong
"Bảng thuyết minh báo cáo tài chính" nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh
trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
c. Đối tượng sử dụng thơng tin báo cáo tài chính
Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bao gồm:
• Những người bên ngoài đơn vị: các nhà đầu tư, chủ nợ, Nhà nước ...
• Những người bên trong đơn vị: nhà quản lý, nhân viên ...

4

2. Hệ thống Báo cáo Tài chính.
2.1. Bảng cân đối kế toán.
a. Khái niệm.
Mỗi tài sản đều có nguồn hình thành (gọi tắt là nguồn vốn). Nguồn hình thành bao

gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.
Bảng cân đối kế toán là một phương thức kế tốn, là một báo cáo tài chính tổng hợp

phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý hay năm)
hay được lập khi giải thể, chia tách, sát nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh
nghiệp và được lập vào thời điểm quyết toán kế toán.

Cơ sở số liệu để lập báo cáo dựa vào số dư của các tài khoản tổng hợp và tài khoản
phân tích từ loại 1 đến loại 4. Báo cáo được lập sau khi đã kiểm tra số liệu kế toán.

b. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần (2 bên), phản ánh hai mặt vốn kinh doanh là: Tài
sản và Nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản). Mỗi phần tài sản và nguồn vốn được ghi
theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ.
• Số đầu năm: là số cuối năm trước chuyển sang, số đầu năm không đổi trong suốt

kỳ kế toán.
• Số cuối kỳ: là số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng của kỳ báo cáo.
• Mã số: ký hiệu dòng cần phản ánh.
Phần tài sản:
• Tài sản ngắn hạn (tính thanh khoản cao)
• Tài sản dài hạn (tính thanh khoản thấp)
Phần nguồn hình thành tài sản:
• Nợ phải trả (trách nhiệm nợ)
• Nguồn vốn chủ sở hữu
Ta có đẳng thức cơ bản của kế tốn:

Tài sản = Nguồn vốn (hay nguồn hình thành tài sản)
hay

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

5

Bảng cân đối kế toán phản ánh cấu thành của từng loại tài sản và từng loại nguồn
vốn ở các thời điểm báo cáo. Đồng thời cho thấy sự biến động của từng loại tài sản, từng
loại nguồn vốn giữa các thời kỳ.

Bảng cân đối kế toán được trình bày theo kết cấu ngang hoặc kết cấu dọc tùy theo
kế tốn khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Kết cấu ngang cịn gọi là kết cấu theo dạng
tài khoản và kết cấu dọc còn gọi là kết cấu dạng báo cáo.


• Kết cấu ngang: bên trái là Tài sản, bên phải là Nguồn vốn.
• Kết cấu dọc: bên trên là Tài sản, bên dưới là Nguồn vốn.
Kết thúc mỗi phần Tài sản và Nguồn vốn trong bảng cân đối kế tốn là dịng Tổng
cộng. Tương ứng với mỗi phần là cột số tiền thể hiện giá trị của mỗi loại tài sản hoặc
nguồn vốn.
Kế tốn khi lập và trình bày bảng cân đối kế tốn ln ln phải thể hiện ngày lập
bảng và tên của đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải tuân
theo quy định hiện hành do Bộ Tài Chính quy định.
Chú ý: dữ liệu cung cấp trên bảng cân đối kế toán thuộc về quá khứ.

2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập là báo cáo
tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ
kinh doanh, đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của đơn vị
như thuế, tình hình chấp hành luật thuế GTGT bao gồm khấu trừ thuế, hoàn thuế hoặc
miễn giảm thuế.
Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hóa các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát
quá trình kinh doanh

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

Các yếu tố cơ bản của báo cáo thu nhập:
• Doanh thu (Sales Revenue)
• Trừ Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold)
• Lãi gộp (Gross Margin/ Gross Profit)
• Trừ chi phí kinh doanh (Operating Expenses)

o Chi phí bán hàng (Selling Expenses)
o Chi phí quản lý (General and Administrative Expenses)

• Lãi từ hoạt động kinh doanh (Income from Operation)

6

• Lợi tức và chi phí khơng kinh doanh (Non-Operating Income and Expenses)

• Lãi (lỗ) trước thuế (Income Before Tax)

• Thuế thu nhập doanh nghiệp (Income Tax Expenses)

• Lãi rịng (sau thuế) (Net Income)

Tóm lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế toán. Nhiều người cho
rằng đây là báo cáo tài chính quan trọng nhất bởi vì mục đích của nó là đo lường kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là lãi hay lỗ. Tuy nhiên, trong
thực tế, báo cáo kết quả kinh doanh khơng phản ánh trung thực tình hình lãi lỗ của doanh
nghiệp mà phải cần đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thẩm định lại lợi nhuận của doanh
nghiệp.

2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (còn gọi là báo cáo ngân lưu) là báo cáo tài chính cần
thiết khơng những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà cịn là mối quan tâm
của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, lưu lượng tiền ra của doanh nghiệp.
Kết quả phân tích ngân lưu của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp điều phối lượng tiền
như thế nào giữa các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và tài chính. Nói một cách khác, báo
cáo ngân lưu chỉ ra các lãnh vực nào tạo ra tiền (sources), lãnh vực nào sử dụng tiền

(uses), khả năng thanh toán, lượng tiền thừa, thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu
quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn.

Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng từ 3 hoạt động của
doanh nghiệp:

• Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại,
dịch vụ ...

• Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi TSCĐ, đầu tư chứng khoán, liên doanh, hùn
vốn, đầu tư kinh doanh bất động sản ...

• Hoạt động tài chính: những hoạt động làm thay đổi cơ cấu tài chính như thay đổi
trong vốn chủ sở hữu, nợ vay, phát hành trái phiếu, phát hành và mua lại cổ
phiếu ...

Có hai phương pháp lập báo cáo ngân lưu:

1) Phương pháp trực tiếp: đơn giản đối với người lập và dễ dàng cho người
đọc thuộc mọi đối tượng nhưng khối lượng tính tốn lớn nên dễ gây thiếu sót
hoặc trùng lặp. Phương pháp này bắt đầu từ tiền thu bán hàng, đi qua tất cả

7

các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến thu chi tiền thực tế để đến dòng ngân
lưu ròng. Dòng ngân lưu ròng (NCF - Net Cash Flow) là hiệu số giữa dòng
tiền vào (Inflows) và dòng tiền ra (Outflows) trong kỳ kinh doanh.

2) Phương pháp gián tiếp: thường được các nhà kế toán chuyên nghiệp lựa
chọn do ngắn gọn, mặc dù khá trừu tượng vì phương pháp dựa vào các "suy

luận ngược". Bắt đầu từ lợi nhuận ròng (chỉ tiêu cuối cùng trên báo cáo thu
nhập), sau đó điều chỉnh các khoản hạch tốn thu chi khơng dùng tiền mặt
(khấu hao, dự phòng, lãi lỗ do đánh giá lại tài sản, tỷ giá ...), loại trừ các
khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Sau đó điều chỉnh
những thay đổi trong TSNH (tăng giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến
dòng ngân lưu ròng. Quan trọng hơn, phương pháp gián tiếp làm rõ mối
quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính dịng ngân lưu từ hoạt động kinh
doanh. Cách tính dịng ngân lưu từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính vẫn giống
nhau ở cả 2 phương pháp.

Báo cáo ngân lưu, kết hợp với báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế tốn cịn chỉ ra 1
điều cực kỳ quan trọng: chất lượng lợi nhuận thơng qua dịng ngân lưu rịng từ hoạt động
kinh doanh tạo ra. Vì lợi nhuận và khả năng thanh tốn nợ khơng có liên quan gì tới nhau
cả. Do các nguyên tắc hạch toán kế toán ấn định thời điểm ghi nhận doanh thu là lúc hoàn
tất việc giao hàng và cũng là lúc quyền sở hữu tài sản được thực sự chuyển qua cho người
mua. Trong khi có rất nhiều trường hợp thu tiền bán hàng lại diễn ra vào những thời điểm
khác nhau, cho nên trên báo cáo thu nhập, lợi nhuận thể hiện cao nhưng vẫn có thể khơng
có tiền sẵn để trang trải những khoản nợ.

Báo cáo ngân lưu còn là công cụ quan trọng đối với các nhà quản trị trong kế hoạch
ngân sách - kế hoạch tiền mặt cho tương lai.

2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.

Căn cứ vào thực tế áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã
ban hành và hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị để trình bày các
thơng tin được u cầu trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.


Căn cứ vào quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể, doanh nghiệp căn cứ sổ kế
toán tổng hợp và chi tiết để lấy số liệu và thông tin ghi vào các phần phù hợp của bảng
thuyết minh báo cáo tài chính.

Việc đánh số các thuyết minh dẫn từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thay đổi lại cho phù hợp với điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp, nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu và nội dung thơng tin cần
được trình bày. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể trình bày bổ sung những thơng tin khác

8

nhằm mục đích giúp cho những người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
3. Đọc và hiểu các Báo cáo Tài chính.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ bao gồm nhiều loại báo cáo tài
chính mà doanh nghiệp phải lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo quy định.

Ở các nước, một bộ báo cáo tài chính thường bao gồm các báo cáo sau:
• Bảng cân đối kế tốn (Balance Sheet)
• Báo cáo thu nhập (Income Statement)
• Báo cáo ngân lưu (Statement of Cash Flows)
• Báo cáo tình hình thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu hay còn gọi là báo cáo thu

nhập giữ lại (Statement of Retained Earnings), và
• Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements)
3.1. Đọc và hiểu nội dung bảng cân đối kế toán.
a. Khái niệm.
Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp tại một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối

quý hoặc cuối năm. Hay nói cách khác, bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán,
là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng qt tồn bộ giá trị tài sản hiện có và
nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
b. Hình thức.
Về cơ bản, hình thức của Bảng cân đối kế toán (The Balance Sheet), khi trình bày
báo cáo, tiêu đề (Header) tổng quát được thiết kế như sau:
• Tên công ty - Name of the entity (Company)
• Tên của báo cáo - Title of the Statement (Balance Sheet)
• Ngày lập báo cáo - Specific date of the statement
• Đơn vị tính - Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc.)
c. Nội dung chính của Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế tốn, là một bảng báo cáo tài chính
chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ
yếu sau đây:

9

• Các chỉ tiêu được thể hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được
tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật
chất và tiền tệ, cả vơ hình lẫn hữu hình).

• Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu
thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, tổng cộng của 2 phần
ln bằng nhau.

• Bảng cân đối kế toán phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định.
Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán.

Phần tài sản: phản ánh tổng quát tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời

điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại (A, B), mỗi loại gồm các chỉ
tiêu phản ánh tài sản hiện có

• Loại A: Tài sản ngắn hạn – loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải
thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

• Loại B: Tài sản dài hạn – loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và
vơ hình), các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu và bao gồm 2 loại (A, B)

• Loại A: Nợ phải trả - phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty
phải thanh tốn.

• Loại B: Nguồn vốn của chủ sở hữu – loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh
doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quỹ và lãi chưa sử
dụng.

Ở cả 2 phần, ngồi cột chỉ tiêu cịn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số
đầu năm và cột số cuối kỳ.

Chú ý: Cột số đầu năm và cuối kỳ chứ không phải là đầu năm, cuối năm hay đầu
kỳ, cuối kỳ. Điều đó có nghĩa là ở Bảng cân đối kế toán các quý trong năm, cột số đầu
năm đều giống nhau và là số liệu của thời điểm cuối ngày 31/12 năm trước hoặc đầu ngày
1/1 năm nay. Còn cột số cuối kỳ là số liệu ở thời điểm lập báo cáo trong năm.

Bảng cân đối kế tốn bình thường được trình bày dưới dạng đầy đủ, nhưng Bộ Tài
Chính cịn quy định thêm dạng rút gọn. Dạng rút gọn là cách đơn giản giúp độc giả có thể
tóm lược bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là gộp chung các khoản mục chi tiết vào

các khoản mục chính. Chẳng hạn, bạn có thể gộp chung tiền mặt tại quỹ và tiền gởi ngân
hàng và tiền đang chuyển thành khoản mục tiền, hoặc gộp chung các loại khoản phải thu
chi tiết như khoản phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, khoản phải thu khác

10

thành khoản mục chung là khoản phải thu. Thực hiện tương tự cho các khoản mục khác,
ta sẽ có được bảng cân đối kế toán rút gọn.

Từ bảng cân đối kế toán rút gọn, ta có được những dữ liệu tài chính sau:
• Tình hình tài sản của doanh nghiệp bao gồm tổng tài sản và từng khoản mục chi

tiết tài sản của tài sản ngắn hạn và tài sản cố định.
1) Tài sản ngắn hạn gồm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho, tài sản ngắn hạn khác.
2) Tài sản dài hạn gồm các khoản mục các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố
định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài
hạn khác.
Về bản chất, bảng cân đối kế tốn phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và
chứng minh phương trình kế tốn
Tài sản (Assets) = Nợ phải trả (Liabilities) + Vốn chủ sở hữu (Stockholders’ Equity)
Trong bảng cân đối kế tốn, có các khoản mục cơ bản như sau:
• Tài sản (Assets)
1) Nguồn lực kinh tế được sở hữu bởi doanh nghiệp.
2) Kỳ vọng cung cấp lợi ích tương lai cho doanh nghiệp.
3) Được ghi nhận theo giá gốc và không được điều chỉnh lại theo giá thị
trường.
• Nợ phải trả (Liabilities)

1) Khoản nợ hay nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.
2) Tuân thủ nguyên tắc thực tế phát sinh.
• Vốn chủ sở hữu (Stockholders’ Equity)
1) Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản.
2) Vốn góp – số tiền mà chủ sở hữu đầu tư.
3) Vốn tự có (Thu nhập giữ lại) – khoản thu nhập tích lũy của doanh nghiệp,
được giữ lại nghĩa là không chi trả cổ tức (Earned Capital hay Retained
Earnings).
Bảng cân đối kế toán lập theo ngun tắc tài sản nào có tính thanh khoản cao sẽ
được báo cáo trước, hay nói khác đi, tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần.

11

Về nguồn vốn, nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước và cuối cùng là
nguồn vốn của chủ sở hữu.

Riêng ở Việt Nam, Bộ Tài Chính khơng quy định trình bày riêng báo cáo thu nhập
giữ lại (The Statement of Retained Earnings) mà nhập chung vào phần vốn chủ sở hữu
trên bảng cân đối kế toán.

Nếu chỉ dừng lại ở mức độ đọc và hiểu nội dung, ta chưa có được nhiều thơng tin từ
bảng cân đối kế tốn. Muốn có nhiều thơng tin hoặc đánh giá sâu sắc hơn tình hình tài
chính của doanh nghiệp, ta cần đưa bảng cân đối kế toán vào phân tích cùng với Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh.

3.2. Đọc và hiểu nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
a. Khái niệm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập, là báo cáo tình
hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ
báo cáo thường được chọn là năm, quý hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí
và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu
nhập qua 1 kỳ kinh doanh. Riêng Việt Nam, báo cáo thu nhập cịn có thêm phần kê khai
tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và tình hình thực hiện
thuế GTGT.
b. Hình thức.
Về cơ bản, hình thức của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khi trình bày báo
cáo, tiêu đề (Header) tổng quát được thiết kế như sau:
• Tên cơng ty – Name of the entity (Company)
• Tên của báo cáo – Title of the statement (Income Statement)
• Ngày lập báo cáo (kỳ báo cáo tài chính, và ngày cuối cùng của kỳ kế tốn.
• Đơn vị tính – Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc.)
c. Nội dung chính của báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với
Nhà nước về các khoản thuế, lệ phí … trong một kỳ báo cáo.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có những tác dụng cơ bản sau:

12

• Thơng qua số liệu và các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm
tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đề ra về chi phí sản xuất,
giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập
của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau 1 kỳ kế tốn.

• Thông qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình
thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các
khoản thuế và các khoản phải nộp khác.


• Thơng qua số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh mà đánh giá, dự đoán
xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.

Về bản chất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh sự thành công của
doanh nghiệp và mơ tả phương trình báo cáo thu nhập:

Doanh thu (Revenues) – Chi phí (Expenses) = Thu nhập rịng (Net Income)
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có các khoản mục cơ bản sau:
• Doanh thu (Revenues)

1) Hàng hóa đã bán hay dịch vụ đã cung cấp.
2) Ghi nhận ngay cả khoản tiền chưa thu được. Doanh thu có thể là kết quả của

khoản phải thu – là lời hứa của khách hàng thanh toán trong tương lai.
3) Ghi nhận doanh thu khi dịch vụ đã được cung cấp hay hàng hóa đã được

bán.
• Chi phí (Expenses)

1) Khoản chi phí của doanh nghiệp để tạo lập doanh thu trong một kỳ kế toán.
2) Ghi nhận chi phí ngay cả khi tiền chưa thanh tốn. Chi phí có thể là kết quả

của khoản phải trả - là lời hứa sẽ thanh toán trong tương lai.
• Lợi nhuận chưa phân phối – Thu nhập ròng (Net Income)

1) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ biết được thu nhập
ròng, hay lợi nhuận chưa phân phối.

2) Kết quả thu nhập ròng khi doanh thu lớn hơn chi phí.
3) Kết quả lỗ rịng khi chi phí lớn hơn doanh thu.

Tương tự như bảng cân đối kế toán, nếu chỉ dừng lại ở mức độ đọc và hiểu nội
dung, bạn cũng chưa có được nhiều thơng tin về cơng ty. Muốn có nhiều thơng tin hoặc
đánh giá sâu sắc hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp, bạn cần đưa báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh vào phân tích cùng với bảng cân đối kế tốn, khơng những của

13

năm hiện hành mà cả những năm trước nữa để thấy được tốc độ tăng giảm như thế nào?
Mặc khác, ta cần phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá công ty tạo ra
tiền và sử dụng tiền có hiệu quả hay khơng? Vì doanh nghiệp kinh doanh có lãi chưa hẳn
là có hiệu quả, do đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thẩm định lại lợi nhuận trên báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3. Đọc và hiểu nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

a. Khái niệm.

Bảng cân đối kế tốn khơng cung cấp đầy đủ những thơng tin để giải thích tại sao và
như thế nào lại có những thay đổi về tiền.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ ghi nhận doanh thu và chi phí trong kỳ
mà trong đó có nhiều phần khơng phải thu bằng tiền, chi bằng tiền.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần biết dòng tiền vào ra trong kỳ để dự báo khả năng tạo
ra dòng tiền ròng dương trong tương lai, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng các khoản
chi bằng tiền như trả lương, trả nợ gốc và lãi, chia cổ tức … Từ đó, giải thích mối tương
quan giữa lợi nhuận ròng và những biến động về tiền.

Do vậy, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu
kỳ, tình hình các dịng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh

nghiệp. Báo cáo ngân luu giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà
bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được. Điều này có nghĩa là,
Báo cáo ngân lưu cho biết Tiền được nhận và được chi như thế nào và từ đâu, đồng thời
giải thích tại sao số dư tiền cuối kỳ chênh lệch với số dư tiền đầu kỳ.

b. Hình thức.

Về cơ bản, hình thức của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khi trình bày báo cáo, tiêu đề
(Header) tổng quát được thiết kế như sau:

• Tên cơng ty - Name of the entity (Company)

• Tên của báo cáo - Title of the statement (The Statement of Cash Flows)

• Ngày lập báo cáo (kỳ báo cáo tài chính, và ngày cuối cùng của kỳ kế tốn)

• Đơn vị tính - Unit of measure (thousands, millions of dollars, pesos, dong, etc)

c. Nội dung chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tại sao bạn cần thiết phải hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngay cả khi cơng ty
có đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được
trình bày đầy đủ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rằng công ty đã kiếm được
một khoản lợi nhuận lớn trong năm và trên bảng cân đối kế toán, tài sản quy mô của công
ty tăng lên rất mạnh, tuy nhiên, khi nhìn kỹ vào số dư tiền, có thể khơng tăng lên hoặc

14

thậm chí giảm đi. Điều này dễ đưa đến nghịch lý là cơng ty làm ăn có lãi nhiều nhưng lại
thiếu tiền để chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tại sao? Lý do là công ty có

thể sử dụng lợi nhuận rịng vào nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như đầu tư vào
hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định, trả nợ vay, chia cổ tức ...

Như vậy, các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng tiền của công ty như hàng tồn kho,
khoản phải thu, tài sản cố định, trả nợ vay, chia cổ tức ... được phản ánh trên báo cáo
ngân lưu. Do đó, có thể nói ngắn gọn, báo cáo ngân lưu là báo cáo về sự thay đổi tình
hình về tiền của cơng ty.

Báo cáo ngân lưu thường bao gồm báo cáo dòng tiền thu và chi từ 3 hoạt động
chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo
ngân lưu tóm tắt tình hình tiền mặt đầu kỳ, thay đổi trong kỳ và tiền mặt cuối kỳ.

Trong báo cáo ngân lưu, có các khoản mục cơ bản sau:

• Chỉ ra dịng tiền vào (các khoản thu tiền) và dòng tiền ra (các khoản chi tiền).

• Trong báo cáo ngân lưu, có 3 dịng tiền cơ bản

o Hoạt động kinh doanh: các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn bộ dịng tiền
thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động chính của doanh nghiệp như
tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu, tiền trả cho người cung
cấp, tiền trả công nhân viên, tiền nộp thuế ...

o Hoạt động đầu tư: các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn bộ dịng tiền thu
chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các
khoản thu chi được phản ánh vào phần này gồm toàn bộ các khoản thu do
bán TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác,... Các khoản chi đầu
tư mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi để đầu tư vào đơn vị khác ...

o Hoạt động tài chính: các chỉ tiêu phần này phản ánh tồn bộ dịng tiền thu

chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt
động tài chính gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh
của doanh nghiệp. Các khoản thu, chi được tính vào phần này gồm tiền thu
đi vay, thu do các chủ sở hữu góp vốn, tiền thu từ lãi tiền gởi, tiền trả nợ
các khoản vay ...

Như vậy, báo cáo ngân lưu là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng
lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng
cung cấp cho các đối tượng sử dụng có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử
dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

• Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương
đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.

15

• Đánh giá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các
khoản tiền.

• Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh
nghiệp đối với tình hình tài chính.

• Cung cấp thơng tin để đánh giá khả năng thanh tốn và xác định nhu cầu về tiền
của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo.

3.4. Đọc và hiểu nội dung thuyết minh báo cáo tài chính.
a. Khái niệm
Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements) là phần thiết yếu
của báo cáo tài chính. Cung cấp những thơng tin bổ sung về tình hình tài chính của cơng
ty.

b. Hình thức
Có 3 nội dung cơ bản trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính
• Mơ tả các ngun tắc và chuẩn mực được áp dụng trong báo cáo tài chính.
• Chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính.
• Cơng khai về nội dung khơng được trình bày trong báo cáo tài chính.
c. Nội dung thuyết minh báo cáo tài chính
• Thuyết minh báo cáo tài chính là cần thiết bởi vì nguồn thơng tin thêm này cung

cấp những chi tiết quan trọng mà chưa được giải thích rõ trong các báo cáo tài
chính.
• Cơng khai thơng tin giúp cho người sử dụng phân tích báo cáo tài chính, việc
phân tích báo cáo tài chính sẽ hữu ích cho việc đưa ra quyết định kinh doanh.
• Thông tin thuyết minh trước hết là tổng hợp chính sách kế tốn quan trọng điển
hình của cơng ty.
• Trình bày các phương pháp kế toán như phương pháp xuất kho, phương pháp
khấu hao được áp dụng bởi công ty.
• Các nội dung khác cung cấp những thông tin bổ sung liên quan đến các dữ liệu
trên báo cáo tài chính. Ví dụ như doanh thu khu vực, những khách hàng chủ yếu,
những giao dịch phát sinh khơng bình thường, những khoản th mua ...
• Loại cuối cùng trong thuyết minh báo cáo tài chính chứa đựng những nội dung
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cơng ty mà khơng được thể hiện trên báo

16

cáo tài chính. Ví dụ như những sự kiện xảy ra sau thời điểm ghi nhận, hợp đồng,
tranh chấp pháp lý chưa xử lý ...
Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích giải thích rõ hơn những
nội dung mà trên các báo cáo tài chính chưa được làm rõ. Thực ra, thuyết minh báo cáo
tài chính khơng giúp ích cho bạn phân tích mà chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn các báo cáo tài
chính. Khi bạn hiểu được báo cáo tài chính kết hợp với các thơng số, chỉ tiêu đã phân tích

sẽ giúp bạn có nhận định chính xác hơn, có cơ sở khoa học. Trên cơ sở này, bạn dễ dàng
đưa ra các nhận xét cũng như phát họa tình hình kinh doanh của cơng ty trong hiện tại và
cả cho tương lai.

3.5. Đọc và hiểu mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính.
Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính:
• Thu nhập rịng từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chứng minh sự gia tăng

của thu nhập giữ lại.
• Thu nhập giữ lại cuối kỳ từ báo cáo thu nhập xuất hiện trong mục vốn cổ đông

trên bảng cân đối kế tốn.
• Báo cáo ngân lưu hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ liên quan đến bảng cân đối năm

trước (số dư tiền mặt đầu kỳ) và bảng cân đối hiện hành (số dư tiền mặt cuối
kỳ).

II. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính của cơng ty

1.1. Phương pháp so sánh
a. Khái niệm
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng
nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các
chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

b. Nguyên tắc so sánh
Tiêu chuẩn so sánh thường là
• Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

• Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
• Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
• Chỉ tiêu bình qn của ngành

17

• Các thơng số thị trường
• Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
Điều kiện so sánh. Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian,
thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn, quy mơ và điều
kiện kinh doanh.
1.2. Phương pháp phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố
a. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó, các nhân tố lần lượt thay
thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến
chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi
lần thay thế.
Phương pháp thay thế liên hoàn có 2 dạng:
• Phương pháp thay thế liên hồn dạng tích số
• Phương pháp thay thế liên hồn dạng thương số
b. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đơn giản của phương pháp thay thế liên
hoàn.
c. Phương pháp hiệu số phần trăm
Phương pháp hiệu số phần trăm cũng là một dạng khác của phương pháp thay thế
liên hoàn.
d. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc
lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng

một lượng tương ứng.
Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như tài sản và nguồn vốn, cân đối
hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn ...
1.3. Phương pháp hồi quy
a. Phương pháp hồi quy đơn biến
Phương pháp hồi quy đơn biến là phương pháp xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa
một biến kết quả và một biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối

18

quan hệ nhân quả). Trong phương trình hồi quy tuyến tính, một biến gọi là phụ thuộc,
một biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập.

• Phương pháp cực đại, cực tiểu

• Phương pháp đồ thị phân tán

• Phương pháp bình phương tối thiểu

b. Phương pháp hồi quy đa biến

Phương pháp hồi quy đa biến dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến số độc
lập (tức là biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc (tức
là biến phân tích hay biến kết quả).

Tuy nhiên, trong quá trình thu nhập số liệu thì chủ yếu dựa vào các dữ liệu quá khứ,
trên cơ sở xem xét mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, sử dụng thuật
toán (chủ yếu sử dụng Excel, hoặc một số mơ hình tốn) để đi tìm các thơng số, xây dựng
phương trình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến phụ thuộc. Nội dung
của phương pháp này sẽ được trình bày riêng trong chun đề "Mơ hình và dự báo".


2. Phương pháp so sánh ứng dụng trong phân tích báo cáo tài chính

Để phân tích tình hình tài chính tại cơng ty, có thể sử dụng nhiều phương pháp phân
tích khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp so sánh được sử dụng là chủ yếu. Phương pháp
so sánh trong phân tích gồm có phương pháp so sánh số tương đối, phương pháp so sánh
số tuyệt đối.

2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những
khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được
với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hồn thành kế hoạch,
sự biến động về quy mơ, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay là hiệu số của 2 chỉ
tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

2.2. Phương pháp so sánh số tương đối

So sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng.

a. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

Số tương đối = Mức độ thực tế đã đạt ở kỳ kế hoạch ×100%
nhiệm vụ kế hoạch Mức độ cần đạt theo kế hoạch

19


b. Số tương đối hồn thành kế hoạch
• Số tương đối hồn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm

Số tương đối hoàn thành kế hoạch = Mức độ thực tế đạt được trong kỳ × 100%

tính theo tỷ lệ phần trăm Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ

• Số tương đối hồn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển

Số tương đối hoàn thành Mức độ Mức độ cần đạt Hệ số

kế hoạch tính theo = thực tế − theo kế hoạch × tính

hệ số tính chuyển đạt được đề ra chuyeån

c. Số tương đối kết cấu
Số tương đối = Mức độ đạt được của bộ phận ×100%
Mức độ đạt được của tổng thể

d. Số tương đối động thái
Số tương đối động thái = Mức độ kỳ nghiên cứu
Mức độ kỳ gốc

Kỳ gốc có hai loại kỳ gốc cố định và kỳ gốc liên hoàn.
• Số tương đối hiệu suất
Số tương đối hiệu suất là số được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của hai
tổng thể khác nhau dùng để đánh giá chất lượng, trình độ một mặt hoạt động nào đó của
q trình sản xuất kinh doanh.
• So sánh bằng số bình quân


o Số bình quân cộng đơn giản

X = ∑Xi
n
Trong đó,

Xi (i = 1 → n) là lượng biến

n là số đơn vị trong tổng thể
X là số bình quân.

o Số bình quân cộng gia quyền

20


×