Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu Luận - Giáo Dục Học - Đề Tài - Hệ Thống Giáo Dục Đại Học Hà Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.28 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục đại học đã được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, Hà Lan cũng là một
quốc gia có nền giáo dục đại học chất lượng cao. Trong nội dung của chủ đề về giáo
dục đại học trên thế giới, chúng tơi sẽ giới thiệu tóm tắt sơ bộ về giáo dục đại học ở
đất nước này về một số vấn đề cơ bản như:
 Hệ thống giáo dục đại học.
 Một số quy định chung về việc học đại học.
 Các khóa học và chất lượng đào tạo.
 Học phí và tài chính hỗ trợ cho sinh viên.
 Những vấn đề tồn tại.

i

LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn Thầy đã cung cấp những kiến thức và tạo một môi trường
học tập và làm việc rất năng động để các học viên có thể trao đổi tốt nhất những vấn
đề vơ cùng phong phú và đa dạng của nền giáo dục đại học ở Việt nam và thế giới.

Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia khóa học này, tơn trọng và ghi nhận tất cả
những ý kiến, đóng góp của các bạn. Chúc các bạn luôn thành công trong sự nghiệp và
cuộc sống.

ii

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................iv


NỘI DUNG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GDDH TẠI HÀ LAN ..........................1
1. Giới thiệu tổng quát về đất nước Hà Lan .........................................................1
2. Hệ thống giáo dục đại học...................................................................................2
2.1. Hệ thống đào tạo song song ...............................................................................2
2.2. Các cấp giáo dục đại học ....................................................................................4
2.3. Cơ cấu tổ chức trong các trường đại học............................................................4
2.4. Các nguồn tài trợ ................................................................................................5
3. Một số quy định chung về việc học đại học.......................................................5
3.1. Yêu cầu nhập học ...............................................................................................5
3.2. Chuyển đổi trong giáo dục đại học.....................................................................6
3.3. Yêu cầu học đại học của sinh viên quốc tế.........................................................6
4. Các khóa học và chất lượng đào tạo ..................................................................7
4.1. Hệ thống tín chỉ ..................................................................................................7
4.2 Chương trình giảng dạy.......................................................................................7
4.3. Tổ chức giáo dục ................................................................................................8
4.4. Cấp độ.................................................................................................................8
4.5. Bằng tốt nghiệp bổ sung .....................................................................................8
5. Các ban, ngành có trách nhiệm..........................................................................9
6. Các tổ chức của sinh viên....................................................................................9
7. Học phí và tài chính hỗ trợ sinh viên...............................................................10
7.1. Học phí .............................................................................................................10
7.2. Tài chính hỗ trợ sinh viên.................................................................................10
7.3. Học bổng cho sinh viên quốc tế .......................................................................12
8. Những vấn đề còn tồn tại giáo dục đại học tại Hà Lan..................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................14

iv

NỘI DUNG GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI HÀ LAN


1. Giới thiệu tổng quát về đất nước Hà Lan
 Tên đầy đủ: Vương quốc Hà Lan.
 Thủ đơ: Amsterdam.
 Thủ đơ hành chính: Hague.
 Ngôn ngữ quốc gia: Tiếng Hà Lan.
 Dân số: 16.530.000 (số liệu năm 2009).
 GDP danh nghĩa: 79.670.000.000 USD (2009).
 GDP bình quân đầu người: 48.209 USD (2008).
 Phần trăm chi công cho giáo dục trên tổng chi tiêu công: Tất cả các bậc học: 12
%, trong đó giáo dục đại học trở lên là 3,3 % (Trung bình các nước OECD: 13,3 %,
trong đó giáo dục đại học trở lên 3,1 %) (2006).
 Phần trăm chi tiêu cho giáo dục trên tổng GDP: Tất cả các bậc học: 5,5 %,
trong đó giáo dục đại học trở lên là 1,5 % (Trung bình các nước OECD: 5,3 %, trong
đó giáo dục đại học trở lên 1,3 %) (2006).
 Chi tiêu trung bình của một sinh viên dành cho bậc đại học: 15.196 USD
(2006).
 Chi tiêu công cho một sinh viên bậc đại học: 10.773 USD (2005).
 Tỷ lệ vào đại học: 60 % (2007)
 Ngôn ngữ giảng dạy: Đa số chương trình đào tạo cử nhân được dạy bằng tiếng
Hà Lan, sinh viên bắt buộc phải thông thạo tiếng Hà Lan trước khi bắt đầu học. Ngồi
ra sinh viên cịn cần phải biết tiếng anh vì đa số bài luận chuyên ngành được viết bằng
tiếng Anh và một số ngành học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
 Ở chương trính đào tạo thạc sĩ hiện nay, số lượng các ngành học được giảng
dạy bằng tiếng Anh đang tăng lên.
 Chu kỳ một năm học: Ở bậc học đại học, một năm học bắt đầu vào ngày 1/9 và
kết thúc vào 31/8 năm sau.

1


2. Hệ thống giáo dục đại học
2.1. Hệ thống đào tạo song song

Hà Lan có hai hình thức giáo dục đại học chính:
 Đại học nghiên cứu: Các trường đại học này gọi là trường WO (WO -
Wetenschappelijk onderwijs trong tiếng Hà Lan), trong đó tập trung vào định hướng
nghiên cứu trong một môi trường học thuật. Họ chủ yếu đào tạo sinh viên học tập và
nghiên cứu.

 Nghiên cứu cơng nghệ, gồm có: Đại học Delft, Đại học Eindhoven, Đại học
Twente

 Nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và khoa học đời sống: Đại học
Wageningen

 Các trường còn lại chuyên về định hướng nghề nghiệp như: Open university ,
Erasmus, Leiden, Maastricht, Radboud, Tilburg, Amsterdam…
 Đại học khoa học ứng dung: Các trường đại học này gọi là trường HBO (HBO
– Hoger Beroepsonderwijs trong tiếng Hà Lan), trong đó định hướng thực tế hơn,
chuNn bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cụ thể. Các chương trình
nghiên cứu của họ tập trung vào các ứng dụng thực tế của kiến thức.

Tổng cộng có 14 trường đại học nghiên cứu công lập, 42 trường đại học khoa
học ứng dụng công lập và một vài trường tư, các viện nghiên cứu quốc tế.

Hà Lan có sự phân biệt rõ ràng giữa các trường Đại học nghiên cứu (Research
Universitis) và trường đại học khoa học ứng dụng (Applied Siences Universitis), trong
đó loại hình trường đại học khoa học ứng dụng đóng vai trò quan trọng, là hệ thống
gồm giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp chuyên môn (Higher Profession
Education) và được phân biệt với tiêu chí sau:

 Quyền được cấp bằng: Chỉ có đại học nghiên cứu mới được đào tạo và cấp bằng
tiến sĩ, đại học khoa học ứng dụng chủ yếu cấp bằng cử nhân và một số ngành đào tạo
bậc thạc sĩ. Bằng thạc sĩ cũng được phân thành 02 loại: Thạc sĩ nghiên cứu, chuyên
nghiên cứu học thuật và lý thuyết được đào tạo ở trường đại học nghiên cứu; thạc sĩ
ứng dụng, chuyên nghiên cứu áp dụng lý thuyết vào công nghệ và thực tiễn sản xuất,
kinh doanh được đào tạo ở các trường khoa học ứng dụng.
 Đánh giá về kiểm định chất lượng: Các tiêu chí đánh giá và kiểm định chất
lượng cũng khác nhau thơng qua cơng tác kiểm định, các trường có các đơn vị đảm

2

bảo chất lượng, khơng có hiện tượng loại hình trường đại học này muốn trở thành loại
hình trường đại học kia và ngược lại. Bởi vì mỗi loại hình trường đều có một số trường
riêng và được nhà nước đáp ứng những điều kiện phù hợp với sứ mệnh ấy.

Sinh viên không phải qua thi tuyển, việc phân luồng, định hướng từ cấp phổ
thông, chuNn bị cho sinh viên những kỹ năng cụ thể con đường học vấn của mình, dựa
vào các chuNn mực nhất định mà sinh viên theo học trường đại học nghiên cứu hay đại
học định hướng nghề nghiệp ứng dụng).

Tiếng Anh được chỉ định là ngôn ngữ áp rộng rãi ở các trường đại học này. Bên
cạnh đó, tính kỷ luật, lợi ích cũng như điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp đã thu
hút nhều nhân tài trong nước và quốc tế vào đất nước này.

N gồi ra cịn có chương trình liên kết quốc tế, chương trình này đã và đang
dược áp dụng hơn 50 năm chủ yếu dạy bằng tiếng Anh định hướng phát triển các kĩ
năng cần thiết cho sinh viên. Và các chương trình đào tạo từ xa với nhiều khoá học
trên mạng mà người học không cần phải đến lớp thường xuyên.

Dưới đây là một vài số liệu thống kê về: Số lượng các trường, số lượng sinh

viên trong nước và quốc tế

Đại học nghiên cứu 14

Số lượng các (bao gồm đại học Mở)

trường (2010) Đại học Khoa học 12

Các học viện liên kết quốc tế 11

Tổng: 67

Số lượng sinh viên Các trường đại học nghiên cứu 211.446
(2007-2008) Các trường đại học giảng dạy khoa học 373.532
Tổng: 584.978

Sinh viên thuộc các khối EU/ EFTA (*) 30.400

Số lượng sinh viên Sinh viên ngoài khối EU/EFTA 17.850
Quốc tế (11/2009) Sinh viên trao đổi 7.250
Sinh viên du học thuộc các nước khác 20.500

Tổng: 76.000

(*): European Free Trade Association – Hiệp Hội Thương Mại Tự Do Châu

Âu.

3


2.2. Các cấp giáo dục đại học
Trong năm 1999, các Bộ trưởng giáo dục về Liên minh châu Âu đã ký Tuyên

bố Bologna. Quy trình Bologna thiết lập với mục đích thống nhất hệ thống giáo dục
các nước thành viên và tạo điều kiện trao đổi cho sinh viên và giảng viên.

Mục đích của quy trình Bologna để tạo điều kiện để thành lập chuNn giáo dục
đại học chung của châu Âu (EHEA) vào năm 2010, với mục đích đồng nhất, minh
bạch và đảm bảo chất lượng.

Một trong những yếu tố để thành lập chuNn hóa trên toàn châu Âu trong hệ
thống giáo dục đại học nằm trong ba cấp: Cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Hà Lan là một trong những nước sáng lập nên tuyên bố Bologna. Các trường
đại học nghiên cứu Hà Lan bắt đầu giới thiệu các cấu trúc ba cấp (cử nhân, thạc sĩ và
tiến sĩ) vào năm 2002, và hiện tại tất cả các chương trình nghiên cứu đã được điều
chỉnh phú hợp.
 Chương trình cử nhân đại học thơng thường bao gồm: Cử nhân khoa học xã hội
(BA) hoặc Cử nhân Khoa học tự nhiên (BSc) mất ba năm và cung cấp một nền tảng
rộng nhưng không chuyên sâu cho chuyên ngành. Thạc sĩ khoa học xã hội (MA) hoặc
Thạc sĩ Khoa học tự nhiên (MSc) mất một đến hai năm để hoàn thành, tùy thuộc vào
các ngành tương ứng.
 Chương trình đào tạo tiến sĩ chỉ áp dụng với các trường đại học nghiên cứu, kéo
dài bốn năm nghiên cứu toàn thời gian dưới sự hướng dẫn của một giáo sư chuyên
ngành. Các đề tài nghiên cứu tiến sĩ phải là nguyên bản kèm theo luận án mở rộng và
bảo vệ trước hội đồng.
2.3. Cơ cấu tổ chức trong các trường đại học

Cơ cấu quản lý của các trường đại học nghiên cứu Hà Lan được quy định trong
Luật Giáo dục và N ghiên cứu Đại học (WHW) năm 1993. Bộ luật cải cách quản lý nội

bộ năm 1997 mang lại những thay đổi trong các trường đại học Hà Lan ở tất cả các
cấp. Một trong những xu hướng quản lý đại học ở Hà Lan là sự gia tăng quyền tự chủ.
Các trường đại học nghiên cứu Hà Lan được hưởng một mức độ lớn của quyền tự chủ
từ nhà nước. Trong các trường đại học, các phòng ban (khoa) cũng có một sự độc lập
nhất định từ các cơ quan quản lý trung ương.

4

Mỗi trường đại học nghiên cứu được quản lý bởi một ban điều hành. Ba thành
viên của hội đồng được chỉ định bởi một hội đồng cấp cao được bổ nhiệm bởi Bộ Giáo
dục.

Tất cả các trường đại học bao gồm một số khoa. Có các trưởng khoa, Ban điều
hành riêng và Hội đồng giảng viên.
2.4. Các nguồn tài trợ

Có 3 nguồn tài trợ chính:
 Thứ nhất, tài trợ từ chính phủ
 Thứ hai, các dự án tài trợ nghiên cứu được trao bởi Hội đồng nghiên cứu Hà
Lan N WO (Tổ chức Hà Lan cho nghiên cứu khoa học) và KN AW (Vương quốc Hà
Lan Học viện N ghệ thuật và Khoa học).
 Thứ ba, nguồn tài trợ từ ba bên, cả công lập và tư nhân (chẳng hạn như các
công ty, EU...).

Tiền tài trợ từ chính phủ được cấp bởi Bộ Giáo dục, số tiền cấp được xác định
bởi số lượng bằng cấp và các giải thưởng mỗi năm của trường. Các trường được tự do
quyết định các khoản chi, được chia thành một phần cho việc giảng dạy và một phần
cho nghiên cứu. Kinh phí dành cho nghiên cứu chiếm khoảng 60 % số tiền.

Tiền của nguồn tài trợ thứ hai và ba chiếm khoảng 40 % nguồn tài trợ chung.

N guồn tiền thứ hai bằng một nửa dòng tiền thứ ba.

Học phí hình thành một nguồn nhỏ của thu nhập giảng dạy liên quan đến các
trường đại học.

Các VSN U ước tính rằng ngân sách của các trường đại học nghiên cứu Hà Lan
khoảng 5,7 tỷ Euro trong năm 2010. Tài trợ từ chính phủ là 1,7 tỷ Euro trong đó dành
cho học tập và giảng dạy là 1,6 tỷ Euro. Học phí là 0,4 tỷ Euro, tài trợ bởi N WO tới
0,3 tỷ Euro và các nguồn khác trong đó có nguồn vốn tư nhân, 1,7 tỷ Euro.
3. Một số quy định chung về việc học đại học
3.1. Yêu cầu nhập học

Đối với sinh viên đăng ký theo học chương trình hướng nghiên cứu trong các
trường đại học nghiên cứu. Yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ VWO (giáo dục tiền
đại học) hoặc phải hồn thành chương trình học của năm đầu tiên (60 tín chỉ) tại các
trường đại học khoa học ứng dụng.

5

Yêu cầu tối thiểu để học tại các trường đại học khoa học ứng dụng là hoặc phải
có bằng HAVO (tốt nghiệp giáo dục phổ thông cao cấp) hoặc bằng tốt nghiệp giáo dục
nghề phổ thông (MBO), đây là điều kiện nhất định phải đáp ứng.

Bằng tốt nghiệp VWO cũng được phép đăng ký vào các trường đại học khoa
học ứng dụng. Để có thể theo học cả hai loại hình giáo dục đại học. Học sinh được u
cầu phải hồn thành ít nhất một trong những nhóm chủ đề bằng cách trả lời các câu hỏi
có liên quan tới u cầu chương trình giáo dục đại học.Chỉ tiêu, hoặc fixus numerus ,
áp dụng để đăng ký vào một số chương trình, chủ yếu trong các ngành khoa học y tế
và những nơi được phân bổ chủ yếu sử dụng trong các chương trình học bổng.


Các sinh viên tiềm năng lớn hơn 21 tuổi mà không có một trong những bằng
cấp đã đề cập ở trên thì phải thi tuyển sinh để vào đại học. Đối với một số ngành đặc
thù, ví dụ như nghệ thuật thì sinh viên phải thi thêm mơn năng khiếu.

Yêu cầu về người học để có thể học tại các trường đại học tối thiểu là 18 tuổi.
Để học chương trình thạc sĩ thì bằng cử nhân (kỹ sư) là một trong những quy
định bắt buộc, trong một số trường hợp còn cần một số yêu cầu khác. Sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành khoa học ứng dụng phải hoàn thành thêm yêu cầu để học chương
trình thạc sĩ hướng nghiên cứu.
3.2. Chuyển đổi trong giáo dục đại học
Trong giáo dục đại học, sinh viên có thể chuyển sang một ngành khác cũng như
loại chương trình học khác nhau: Sau một năm học chuyển chương trình cử nhân từ
hướng chuyên nghiệp (HBO) sang hướng học thuật (WO) hoặc ngược lại.
Về nguyên tắc, trình độ cử nhân cho phép học các chương trình thạc sĩ và trình
độ thạc sĩ cho phép học chương trình tiến sĩ.
3.3. Yêu cầu học đại học của sinh viên quốc tế
Sinh viên quốc tế muốn đăng ký học tại các trường đại học ở Hà Lan thì điều
đầu tiên phải liên hệ với cơ quan quản lý của trường đó để được cung cấp chương trình
học: Sinh viên cũng cần lưu ý một số điểm liên quan đến các yêu cầu nhập học. Yêu
cầu chính của chương trình học cử nhân là bằng tốt nghiệp trung học ở trình độ phù
hợp. Có những chương trình học theo hướng năng khiếu ví dụ như nghệ thuật thì địi
hỏi thêm những yêu cầu riêng.
Tất cả các sinh viên quốc tế không có bằng tốt nghiệp trung học VWO của Hà
Lan (hoặc bằng tốt nghiệp HBO) thì các bằng cấp của nước khác phải được đánh giá

6

lại. Bằng tốt nghiệp của sinh viên sẽ được đánh giá để xác định mức độ của nó so với
bằng tốt nghiệp Hà Lan VWO.


Đối với đào tạo thạc sĩ thì học viên phải có trình độ tối thiểu của một cử nhân
hoặc tương đương.Trong một số ngành nhất định thì một số trường có hạn chế chỉ tiêu
tuyển sinh. Vì hầu hết các chương trình đào tạo quốc tế đều dạy bằng tiếng anh nên
điều cần thiết là các sinh viên các nước phải biết nói, đọc và viết bằng tiếng anh. Các
sinh viên ngoại quốc phải vượt qua kỳ thi kiểm tra tiếng anh, trong đó IELTS và
TOEFL là phổ biến được sử dụng. N goài ra các trường cũng có thể kiểm tra bằng hình
thức khác. Đối với TOEFL thì u cầu ít nhất là 550 điểm, đối với IELTS số điểm là
6.0 trở lên.
4. Các khóa học và chất lượng đào tạo

Kể từ khi Bản Tuyên bố Bogolna được ký năm 1999, đã có sự thay đổi lớn
trong giáo dục Đại học ở Vương quốc Hà Lan và khắp Châu Âu. Một cấu trúc tổng thể
về chương trình cử nhân/thạc sĩ và hệ thống tín chỉ đã được giới thiệu để thúc đNy sự
linh động trong nước và quốc tế, cũng như hợp tác Châu Âu trong việc đảm bảo chất
lượng.
4.1. Hệ thống tín chỉ

Theo tuyên bố Bologna, chuyển đổi tín chỉ châu Âu và hệ thống tích lũy
(ECTS) đã được phát triển hơn bởi Ủy ban châu Âu của EU nhằm cung cấp các thủ tục
thông thường để đảm bảo sự cơng nhận học tập, nghiên cứu ở nước ngồi. Hà Lan tổ
chức hệ thống giáo dục đại học thông qua hệ thống ECTS chính thức vào năm 2002.
Một tín chỉ ECTS đại diện cho 28 giờ học toàn thời gian. Các chương trình nghiên cứu
cho mỗi năm học gồm 60 ECTS ( 1.680 giờ ).
4.2 Chương trình giảng dạy

Luật pháp Hà Lan (Giáo dục Đại học và N ghiên cứu Luật: WHW) định nghĩa
chương trình bằng cử nhân về số lượng ECTS là lượng tín chỉ học sinh phải đạt được
trước khi đạt tới mức có thể được trao bằng cử nhân. Điều này rõ ràng tạo nên sự phân
biệt giữa bằng đại học được cấp bởi các trường Đại học nghiên cứu truyền thống và
bằng đại học được cấp bởi các trường Đại học khoa học ứng dụng (HBO).


Trong các trường đại học nghiên cứu bằng cử nhân được trao cho những sinh
viên đạt 180 ECTS các tín chỉ, trong khi ở các trường đại học khoa học ứng dụng 240
ECTS các tín chỉ được yêu cầu.

7

4.3. Tổ chức giáo dục
 Các bài giảng: Một bài giảng giới thiệu rộng rãi các vấn đề được xem xét, ở đó
giảng viên được chia sẻ, nói chuyện và đặt câu hỏi cho sinh viên.
 Hội thảo: Là thảo luận sâu hơn đối với các vấn đề. Một giáo viên sẽ chịu trách
nhiệm với một nhóm nhỏ từ 10 đến 30 sinh viên. Việc tham gia tích cực và sôi nổi của
các sinh viên giúp sinh viên đạt được sự tự tin, quyết đoán, và đĩnh đạc.
 Hướng dẫn: Một nhóm nhỏ các nghiên cứu sinh được thảo luận về chủ đề đã
chọn với một giảng viên.
 Tài liệu: Tài liệu hay các bài luận của sinh viên có độ dài khác nhau từ vài trăm
đến vài ngàn chữ, phải thể hiện hiểu biết của họ về chủ đề và cho thấy rằng họ đã
nghiên cứu các tài liệu; phân tích chủ đề, và thể hiện quan điểm của mình rõ ràng và
súc tích.
 Đồ án mơn học: Trong học kỳ, sinh viên tích cực chuNn bị cho các bài giảng và
các buổi hội thảo, làm bài tập về nhà cần thiết và thực hiện các bài tập thích hợp. Tất
cả điều này được gọi là đồ án môn học.
 Sự đánh giá: Khóa học có thể được đánh giá theo những cách khác nhau, ví dụ
bằng phương tiện báo chí, hay các kỳ thi dưới hình thức văn bản hoặc vấn đáp trực
tiếp.
 Thang điểm: Hầu hết các tổ chức giáo dục đại học Hà Lan sử dụng thang điểm
phân loại Hà Lan truyền thống mà chạy từ 10 (mức cao nhất) đến 1 (đánh dấu mức
thấp nhất) thay vì thang điểm quy mơ ECTS nhưng có khả năng tương thích giữa hai
hệ thống.
4.4. Cấp độ


Hệ thống giáo dục đại học ở Hà Lan gồm hệ thống ba văn bằng: Cử nhân, thạc
sĩ và bằng tiến sĩ.
4.5. Bằng tốt nghiệp bổ sung

Bằng tốt nghiệp bổ sung là một tài liệu dựa trên mơ hình châu Âu đi kèm với
giấy chứng nhận giáo dục đại học của một người. N ó cung cấp một mơ tả về tính chất,
mức độ, bối cảnh và tình trạng của các tiêu chuNn đã thực hiện và hồn thành. N ó cũng
cung cấp một bản sao của hồ sơ và một mô tả về khung giáo dục quốc gia trong đó có
trình độ chun mơn được cấp.

8

Các Bằng tốt nghiệp bổ sung nhằm cung cấp minh bạch quốc tế và tạo điều kiện
nhận học thuật và chuyên nghiệp bằng các bằng cấp (văn bằng, bằng cấp, chứng chỉ)
được trao ở châu Âu. Chính thức, Bằng tốt nghiệp bổ sung đã được giới thiệu trong tất
cả các tổ chức giáo dục đại học của Hà Lan vào từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
5. Các ban, ngành có trách nhiệm

 Chính phủ
 Chính phủ có trách nhiệm đối với tồn bộ chính sách chung cho nền giáo dục
chất lượng cao. Đó là nguồn từ quỹ công hỗ trợ những cơ sở giáo dục chất lượng cao.
 Bộ giáo dục, văn hóa và khoa học Hà Lan: />
 Hội đồng nghiên cứu
 N WO (tổ chức nghiên cứu khoa học Hà Lan): /> KN AW (Học viện N ghệ thuật và khoa học hoàng gia Hà Lan):
/>
 Các Tổ chức đại diện
 VSN U (hiệp hội các trường đại học Hà Lan): /> HBO-raad (hiệp hội các trường đại học khoa học ứng dụng): -
raad.nl/


 Các tổ chức hợp tác quốc tế và kiểm định chất lượng
 N VAO (tổ chức đại diện của Hà Lan và tây bắc Âu): /> QAN U(các trường đại học kiểm định chất lượng Hà Lan): />6. Các tổ chức của sinh viên

 Hiệp hội sinh viên quốc gia Hà lan (LSVb): /> LSVb được thành lập vào năm 1983 bao gồm 12 hội sinh viên địa phương ở Hà

Lan. Các hội này bảo vệ quyền lợi của sinh viên ở thành phố và tại trường đại học của
chính họ. LSVb này đảm bảo rằng chính quyền địa phương và nhà nước, các trường
đại học và DUO (sở giáo dục, bộ giáo dục, văn hóa và khoa học Hà Lan) quan tâm
nhiều đến sinh viên. LSVb nói chuyện với các thành viên của Quốc hội, Bộ giáo dục
và các tổ chức liên quan đến giáo dục cao khác để đảm bảo nghe được tiếng nói của
sinh viên. LSVb thực hiện những việc này nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cao đến
tất cả sinh viên, duy trì và cải thiện chất lượng giáo dục và cho sinh viên thuê nhà với
giá hợp lý. LSVb cũng hỗ trợ sinh viên bằng cách cải thiện việc giảng dạy và hỗ trợ
pháp lý miễn phí cho sinh viên.

9

 AIESEC : (English)
AIESEC được thành lập năm 1948 là một hội sinh viên quốc tế hoạt động trên

100 quốc gia và 1100 trường đại học. AIESEC tập trung vào phát triển sự hiểu biết
giữa các nền văn hóa khác nhau và phát triển cá nhân của từng thành viên trong hội.
AIESEC ở hà lan tổ chức nhiều chương trình như chương trình sinh trao đổi du học
sinh quốc tế mà sinh viên Hà Lan đi du học và sinh viên nước ngoài đến học ở Hà Lan;
chương trình ngoại giao là chương trình trao đổi cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất
và năm thứ hai cơ hội trải nghiệm hai tháng ở một nước có hiệp hội này trong suốt
mùa hè.
7. Học phí và tài chính hỗ trợ sinh viên
7.1. Học phí


Các trường đại học nghiên cứu Hà Lan trả học phí cho cả chương trình cử nhân
và thạc sĩ thay đổi tùy trường đại học và mơn học lý thuyết. Mức học phí được áp
dụng cho những sinh viên nhỏ hơn 30 tuổi có quốc tịch Hà Lan hoặc châu âu và học
toàn thời gian theo quy định của chính phủ. Đối với những sinh viên khác như là sinh
viên học tập trung lớn hơn 30 tuổi, sinh viên khơng có quốc tịch châu âu, hoặc những
sinh viên nước ngồi khác khơng đủ điều kiện nhận hỗ trợ, và sinh viên học bán thời
gian thì chính các trường đại học sẽ quy định mức học phí phải trả. Học phí hàng năm
cho những chương trình học hoặc khóa học ở những cơ sỏ giáo dục chất lượng cao của
Hà Lan khởi điểm khoảng 1.600 euro cho những sinh viên châu âu. N hìn chung những
sinh viên khơng có quốc tịch Châu Âu và những sinh viên Hà Lan và Châu Âu lớn hơn
30 tuổi thì có học phí cao hơn.
7.2. Tài chính hỗ trợ sinh viên

Bộ giáo dục, văn hóa và khoa học của Hà Lan đảm bảo đáp ứng được nền giáo
dục chất lượng cao và chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Sinh
viên có thể nhận được học bổng hoặc vay vốn từ Dienst Uitvoering Onderwijs (sở giáo
dục) viết tắt là DUO, một bộ phận của chính phủ Hà lan giải quyết vấn đề tài chính
cho sinh viên ở Hà lan.

Sinh viên Hà Lan học tại trường đại học nghiên cứu hoặc học trường đại học
khoa học ứng dụng thì được quyền vay vốn chính phủ Hà Lan trong bất cứ điều kiện
nào. Hàng tháng số tiền vay của sinh viên thay đổi phụ thuộc vào việc sinh viên có
sống tại nhà hay không, với mức học bổng cơ bản cho tất cả sinh viên và học bổng bổ

10

sung phụ thuộc vào thu nhập của cha mẹ. Học bổng được dành cho tất cả các sinh viên
nhỏ hơn 30 tuổi tham gia học toàn thời gian hoặc học song song. N hững sinh viên
khơng có quốc tịch Hà Lan có bất kỳ loại giấy phép cư trú nào cũng đủ điều kiện nhận
học bổng.


N hững sinh viên EU/EEA khơng có tiêu chuNn nhận học bổng có thể làm đơn
vay vốn để trả học phí mà sau này phải trả nợ sau khi tốt nghiệp. N hững sinh viên Hà
Lan được nhận học bổng cũng có thể xin vay nợ.

Các nước EU/EEA là Anh, Ý, Đức, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Hunggary…
 Các điều kiện kèm theo tài chính hỗ trợ sinh viên

N hững sinh viên học ở những trường đại học nghiên cứu hoặc các trường đại
học khoa học ứng dụng được tiền hỗ trợ cho học tập khi họ đáp ứng những điều kiện
sau:

- Sinh viên nhỏ hơn 30 tuổi tại thời điểm họ xin tiền hỗ trợ và tại thời điểm họ
được quyền nhận tiền lần đầu tiên.

- Sinh viên theo học tồn thời gian hoặc chương trình vừa học vừa làm ở các cơ
sở giáo dục chất lượng cao.

- N hững sinh viên có quốc tich Hà Lan.
 Học bổng dựa trên thành tích học tập

Ban đầu sinh viên nhận học bổng dựa trên thành tích học tập dưới dạng vay
vốn. Khi sinh viên nhận được bằng trong khoảng 10 năm khoảng nợ này được xóa bỏ,
nếu họ khơng nhận được bằng thì họ phải trả lại khoảng học bổng này. Khoảng học
bổng này bao gồm học bổng cơ bản, học bổng phụ thêm, phí đi lại.

 N hững loại tài chính hỗ trợ sinh viên
Tài chính hỗ trợ sinh viên bao gồm:

- Học bổng cơ bản

- Học bổng bổ sung
- Phí đi lại cho sinh viên
- Vốn vay
- Tiền vay đóng học phí (chỉ dùng cho trường đại học nghiên cứu hoặc trường đại

học khoa hoc ứng dụng)
- N guồn tài chính hỗ trợ sinh viên bên ngoài Hà Lan

11

- Tài chính hỗ trợ cho sinh viên khơng có quốc tịch Hà Lan: Thông tin chi tiết

được đăng tren wedsite: -

groep.nl/International_visitors/default.asp (English)

7.3. Học bổng cho sinh viên quốc tế

 Học bổng được điều phối bởi N uffic

 Chương trình học bổng Huygens dành cho tất cả các sinh viên trên thế giới có

thành tích học tập xuất sắc sang Hà Lan học giai đoạn cuối cử nhân hoặc thạc sỹ. N CS

tiến sĩ cũng có nhưng chỉ dành cho một số quốc gia.

 Erasmus Mundus: Là chương trình của Ủy ban Châu Âu nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục đại học thông qua học bổng hoặc sự hợp tác học thuật giữa châu Âu và


các nước còn lại. Eramus Mundus cung cấp hỗ trợ tài chính cho tổ chức hoặc học bổng

cho cá nhân theo ba chương trình sau:

+ Chương trình 1: Chương trình liên kết với châu Âu

+ Chương trình 2: Đối tác với tổ chức đại học khơng thuộc châu Âu và cung

cấp học bổng cho sinh viên, giảng viên

+ Chương trình 3: Dự án xúc tiến giáo dục đại học châu Âu cho thế giới.

Chương trình liên kết với Eramus Mundus bao gồm các khóa học thạc sỹ

Eramus Mundus (EMMCs), Liên kết đào tạo tiến sĩ (EMJDs). Ủy ban châu Âu cung

cấp học bổng toàn phần cho sinh viên, nhà nghiên cứu có thành tích vượt trội và học

bổng cho giảng viên giảng dạy EMMCs.

 Tempus: chương trình cho phép các đại học ở các nước Đơng Âu, Trung Âu,

Tây Balkans và Trung Đông thiết lập đối tác với các trường Cộng đồng châu Âu như

là thành viên để tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học.

 Chương trình học bổng của Chính phủ Hà Lan (N FP)

Chương trình của Chính phủ Hà lan được thiết kế cung cấp học bổng cho 57


quốc gia đang phát triển về giáo dục và đào tạo nâng cao. N FP được tài trợ ngân sách

hợp tác phát triển của Bộ N goại Giao Hà Lan.

Một phần học bổng này được điều phối bởi N uffic, một số trường Đại học cũng

cung cấp học bổng. N hững học bổng này thường liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và

bằng cấp cụ thể của trường. Sinh viên được khuyến khích cao tìm học bổng có sẵn

trong lĩnh vực cụ thể.

12

8. Những vấn đề còn tồn tại giáo dục đại học tại Hà Lan
Trên cơ sở nền kinh tế tri thức thì người dân phải được đào tạo tốt. Một quốc

gia muốn thịnh vượng và giáu có trong tương lai thì địi hỏi nhiều người có trình độ
kiến thức cao hơn. Tuy nhiên, ở Hà Lan vẫn còn thiếu nguồn nhân lực đào tạo tốt. Tỷ
lệ người dân có trình độ giáo dục cao ngày càng tăng lên ở Hà Lan nhưng để đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động cần nhiều sinh viên tham gia vào các đại học nghiên cứu
và đại học ứng dụng. Cũng có mối quan tâm bởi OECD liên quan đến cơ hội phát triển
trong hệ thống giáo dục mà giảm tỷ lệ bỏ học đại học (Ở Hà Lan 30 – 40 % sinh viên
bỏ học) tăng tỷ lệ giáo dục đại học.

Chiến lược giáo dục đại học: N hiều Trường đại học và Viện nghiên cứu đã nỗ
lực cải thiện giáo dục đại học. N ăm 2007, Chính phủ Hà Lan ban hành chiến lược
khoa học, nghiên cứu và phát triển giáo dục đại học sau khi được tư vấn bởi các trường
đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng. Các tiếp cận đầu tư của chính phủ như sau:
 Sự thành công học thuật lớn hơn cho sinh viên: Chính phủ nổ lực giảm tỷ lệ bỉ

học đại học. Mục tiêu này không liên quan đến sinh viên chuyển đổi ngành nghề mà
chủ yếu tập trung vào nhóm bỏ học ln. Theo số liệu tạm thời năm 2011 là 30 %. Tỷ
lệ sinh viên di dân phải được cải thiện.
 Chất lượng và sự xuất sắc lớn hơn: Chất lượng nền tảng duy trì nhưng Chính
phủ muốn thách thức các đại học nghiên cứu và đại học ứng dụng cung cấp nhiều hơn
chất lượng cơ bản. Thêm vào đó nhiều sinh viên nghiên cứu nhiều hơn chương trình
cơ bản. Sự khác biệt hóa trong giáo dục và sự giám sát chặt chẽ là rất quan trọng. Mối
quan tâm quan trọng trong trường hợp cải thiện chất lượng là cải thiện người hướng
dẫn,
 Liên kết giữa giáo dục, nghiên cứu và thị trường lao động: Sự tương tác thích
hợp giữa các khóa học, nhà nghiên cứu và người chủ lao động cải thiện chất lượng
giáo dục và thực hành nghề nghiệp.

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Bá Phong (2014), Hà Lan với loại hình trường đại học khoa học ứng
dụng, Bản tin Khoa Học và Giáo Dục.
[2] N ational Institution for Accademics Degrees and University Evaluation (2011),
Overview quality assurance system in higher education the Netherlands.

14


×