Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.92 KB, 23 trang )

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CÔNG NGHIỆP HỐ - HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là q trình xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch
vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao
động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng
nơng thơn mới giàu có, cơng bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ nghĩa.
1.2 Những nội dung chủ yếu của CNH-HĐH nông nghiệp
1.2.1

Những nội dung cơ bản của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.1.1

Thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để xây

dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất
Với định hướng tiến thẳng tới chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhà nước, thì q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học
và công nghệ như các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới đã trải
qua hai cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nước ta cần phải tranh thủ điều kiện cơ
cấu nền kinh tế mở để tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bao hàm các
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà thế giới đã, đang trải qua để không bị tụt lại
quá xa so với các nước đã phát triển.
Vì vậy, cuộc cách mạng này phải được xác định là “then chốt” và khoa học và


công nghệ phải được xác định là một “quốc sách”, một “động lực” cần đem toàn lực
lượng để nắm lấy và phát triển nó.


Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát gồm
hai nội dung chủ yếu sau:
Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa
vào đó mà trang bị cơng nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân.
Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu
mới của khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức,
bước đi, quy mơ thích hợp.
Trong q trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú ý:
Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng
bước phát triển nền kinh tế tri thức.
Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vịng
nhanh, giữ được nghề truyền thống; kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại.
Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công
nghệ; kết hợp phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết
kiệm, hiệu quả.
Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mơ vừa và
nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế – xã hội.
1.2.1.2

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã

hội
* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan

hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế
được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành ( như cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ…); cơ


cấu vùng ( các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế ( vấn đề này đã
được nghiên cứu ở Chương 8).
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc
biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế.
Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh
tế tối ưu (hợp lý). Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được
các u cầu sau:


Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu
hướng vận động phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.



Nơng nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về
tỷ trọng.



Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như
vũ bão trên thế giới.



Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa

phương, các thành phần kinh tế.



Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng tồn cầu hố kinh tế,
do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”.
Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình, trải qua những chặng đường nhất định,

do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho tạo được “đà” cho
chặng đường sau và phải được bổ sung và hồn thiện dần trong q trình phát triển.
* Tiến hành phân công lại lao động xã hội


Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa trong q trình cơng nghiệp hố tất yếu phải phân công lại lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chun mơn hóa lao động, tức là chun mơn hóa sản
xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc
dân. Phân cơng lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là địn bẩy của sự phát triển
công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và cơng nghệ, nó góp
phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân công lại lao động xã hội
phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:


Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và sốtuyệt
đối lao động cơng nghiệp ngày một tăng lên.



Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn

trong tổng lao động xã hội.



Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh
hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
Ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai

trên cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo
chiều sâu.
1.2.2

Những nội dung cụ thể của cơng nghiệp hố, hiện đại hố

ở nước ta trong những năm trước mắt
1.2.2.1

Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và

nơng thơn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí


hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, đưa nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh
học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng
vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và
chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả

kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới.
1.2.2.2

Phát triển nhanh hơn cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, cơng
nghiệp phần mềm và cơng nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất
khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế. Phát
triển mạnh mẽ các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản
xuất quan trọng theo hướng hiện đại
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của
ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
1.2.2.3

Phát triển kinh tế vùng

Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng;
thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm , tạo động lực, tác động lan tỏa đến các
vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang cịn
nhiều khó khăn.
1.2.2.4

Phát triển kinh tế biển

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.



1.3 Tính tất yếu khách quan phải thực hiện CNH– HĐH nơng nghiệp
1.3.1

Vì sao phải thực hiện CNH-HĐH nơng nghiệp?

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nơng nghiệp, nơng thơn có tầm quan
trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống
của nơng dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là
nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tế
phát triển hiện đại, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, nước ta là nước đông dân cư sống ở nông thôn, với gần 70% dân số
sống ở nông thôn, hơn 47% lao động làm nông nghiệp; tốc độ tăng dân số ở nơng thơn
hiện vẫn cao; ruộng đất bình qn đầu người thấp và có xu hướng giảm do q trình đơ
thị hóa, mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng; trình độ sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, kỹ
thuật thủ cơng là chủ yếu...
Thứ hai, nơng nghiệp, nơng thơn góp một phần quan trọng trong q trình tích lũy
vốn cho CNH, HĐH; là khu vực kinh tế - xã hội có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng,
liên quan đến việc giải quyết những vấn đề đời sống cơ bản của đại đa số dân cư, như tạo
việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sức mua
của thị trường nông thôn, tăng tỷ trọng trong GDP và tăng đóng góp vào ngân sách nhà
nước.
Thứ ba, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém, chậm
phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nơng
nghiệp cịn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị
gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn
chưa được cải thiện đáng kể, chưa tương xứng với thành quả của công cuộc đổi mới đất
nước; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;
chênh lệch giàu - nghèo giữa nơng thơn và thành thị, giữa các vùng cịn lớn, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc.



Thứ tư, thực tiễn thế giới cho thấy, đã có khơng ít nước đi lên bằng xuất khẩu nơng
sản, như Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Ca-na-đa,... Đối với một số nước khác, phát triển
nơng nghiệp là biện pháp chủ yếu để hình thành thị trường trong nước; cũng có nước lấy
phát triển nơng nghiệp và công nghiệp nông thôn là biện pháp cơ bản giải quyết phần tất
yếu của đời sống kinh tế trong thời kỳ đầu CNH.
Thứ năm, đối với một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nông nghiệp lạc hậu thì vấn
đề mấu chốt là phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa để cấu trúc lại nền kinh tế theo
hướng sản xuất lớn, hiện đại. Tình hình thực tế của nước ta cũng như bài học của một số
nước Đơng Nam Á càng khẳng định vai trị rất quan trọng của nông nghiệp và kinh tế
nông thôn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các nước
đang phát triển đi lên từ nông nghiệp. Trước mắt cũng như lâu dài, phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH là cơ sở để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch
vụ đồng thời cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công
nghiệp và dịch vụ theo hướng lao động công nghiệp, dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối,
cịn lao động nơng nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối.
Như vậy đứng trước những yêu cầu đổi mới đang diễn ra trước mắt ta cần khẳng
định trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là xu hướng phát
triển chung của thế giới. Trình độ cơng nghiệp hố hiện đại hố biểu hiện trình độ phát
triển của xã hội. Vì vậy cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung và cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn trong
quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của mình, nó là "nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội", nó là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu và "nguy cơ tụt hậu" xa hơn so với các nước trong khu vực.



1.3.2

Cần làm gì để thực hiện tốt CNH-HĐH nơng nghiệp?

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là cả một q trình lâu dài, cần phải được thực hiện
thông qua nhiều bước hay nhiều giai đoạn. Tuy nhiên ở nước ta, từ trước đến nay những
tư tưởng, quan điểm của Đảng về cơng nghiệp hố, hiện đại hố, về cơ bản, mới chỉ mang
tính định hướng chung, lộ trình, bước đi của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
những nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, tại Đại
hội lần này, Đảng ta đã có sự bổ sung về việc phân chia các bước đi của cơng nghiệp hố,
hiện đại hố. Đó là: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước tiến hành qua ba bước: tạo
tiền đề, điều kiện để công nghiệp hố, hiện đại hố; đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố; và nâng cao chất lượng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong 5 năm tới, tiếp tục đẩy
mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,… Đây là sự bổ sung rất cần thiết và có ý
nghĩa to lớn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở
nước ta hiện nay.
Trên thế giới cũng đã có sự phân chia các giai đoạn của cơng nghiệp hố, hiện đại
hố để làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Giáo sư
người Mỹ Hollis Chenary Burnley chia thời kỳ cơng nghiệp hố làm 3 giai đoạn, giai
đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển và giai đoạn hồn thiện, khơng kể một thời đoạn tiền
cơng nghiệp hố và một thời đoạn hậu cơng nghiệp hố.Sự phân chia này giúp cho chúng
ta nhận thức rõ hơn nước ta đang ở giai đoạn nào của q trình cơng nghiệp, hiện đại hố;
từ đó xác định mục tiêu, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, nội dung, biện pháp, phương thức
cơng nghiệp hố, hiện đại hố phù hợp, khả thi trong từng giai đoạn.
Đây cũng là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển các ngành công nghiệp,
nhất là công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ; giải quyết mối quan hệ giữa cơng
nghiệp hố và đơ thị hố, giữa phát triển nơng nghiệp và cơng nghiệp; những nhiệm vụ
trọng tâm trong từng giai đoạn
Phướng hướng nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố giai đoạn 2016
– 2020:



Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển
các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỉ
trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi
thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính
độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất
và phân phối tồn cầu;
Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hố chất,
cơng nghiệp xây dựng, xây lắp, cơng nghiệp quốc phịng, an ninh. Chú trọng phát triển
các ngành có lợi thế cạnh tranh; cơng nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp,
nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát
triển công nghệ sinh học, công nghiệp mơi trường và cơng nghiệp văn hố.
Xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công
nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu
Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ tăng trưởng
cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung phát triển một số
ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ cao
Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ
và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa
tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo. Tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các
khu kinh tế ven biển
Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mơ tồn bộ
nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, ưu tiên phát
triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan toả phát triển đến các địa phương
trong vùng và đến các vùng khác:



Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm sốt chặt chẽ q trình phát triển đơ thị theo quy
hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đơ thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ,
hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên
kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh
các đô thị ven biển. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đơ
thị; chú trọng phát huy vai trị, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế
cấp quốc gia và cấp vùng.

Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung
đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tương đối đồng bộ với một số
cơng trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hố hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm
là: hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và
giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản
xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; hạ tầng thuỷ lợi đáp ứng
u cầu phát triển nơng nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng
đơ thị lớn hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh của nước công
nghiệp.
Đối với học sinh và sinh viên: Con người mới trong thời kì cách mạng hiện nay là
con người sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức , có sức
khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hố và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần
quốc tế chân chính”, có hồi bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo. làm chủ
được khoa học và cơng nghệ mới... Vì vậy, cần phải:
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta,
kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, khơng
chịu đói nghèo lạc hậu.
- Thường xun học tập để khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng
tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.


- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực

thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực
trong giữ gìn trật tự an tồn giao thơng và an ninh xã hội, quốc gia.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng
lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt
khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân
loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy: Đâu Đảng cần thanh niên
có - Việc gì khó có thanh niên.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG Q TRÌNH CNH - HĐH NƠNG NGHIỆP
VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 Chủ trương cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của
nước ta hiện nay:
2.1.1

Khái qt về cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp,

nơng thơn
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nơng nghiệp, nơng thơn có tầm quan trọng
đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của
nơng dân. Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là nước ta
có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh tế phát
triển hiện đại.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn ở nước ta phải bảo đảm những
yêu cầu cơ bản: theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển lực lượng sản xuất với

củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đặt
trong chiến lược CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân nói chung, bảo đảm lợi ích tồn diện
của đất nước cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng, mơi trường sinh thái; đặt trong xu
thế chung là quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế nhằm khai thác triệt để lợi thế so
sánh của đất nước; kết hợp hài hòa kinh nghiệm truyền thống với công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, tiên tiến theo những bước đi phù hợp. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn hiện nay phải củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông
dân, nông thôn theo hướng: nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nông
thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đơ thị theo quy
hoạch là căn bản, phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt.
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn chia làm hai vế rõ rệt:


- Thứ nhất: Đó là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Đây là q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng
các thành tựu của khoa học - công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường
- Thứ hai: Đó là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn. Đây là q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và
lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động
nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn,
bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân ở nơng thơn.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, việc phát
triển lực lượng sản xuất phải được thực hiện đồng bộ ở cả các yếu tố vật chất và yếu tố
con người. Song, trong sự giới hạn về nguồn lực và với điểm xuất phát thấp, cần lựa chọn
được nội dung trọng tâm mang tính đột phá và nội dung mang tính hỗ trợ, nội dung mang

tính điều kiện.
2.1.2

Chủ trương hiện đại hóa – cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng

thơn ở nước ta:
Với mục tiêu tổng quát và lâu dài của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu
quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây
dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện
đại, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và giải pháp lớn sau:


- Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn;
- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
- Phát triển kết cấu hạ tầng và đơ thị hóa nơng thơn;
- Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và phát triển nguồn nhân lực;
- Các giải pháp về quy hoạch, khoa học - cơng nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng,
lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế.
Xét tổng qt, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn
những năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lực lượng
sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệu quả của mọi
lực lượng trong xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn;
- Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuất hàng
hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông;
- Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng các

nhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất - văn hóa của dân cư, có thuần phong mỹ tục,
lối sống với bản sắc nơng thơn được hài hịa với nền văn minh cơng nghiệp và văn minh
trí tuệ và mơi trường sinh thái trong lành;
- Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thức làm
chủ q trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổi mới và tiếp thu
cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của người dân
nơng thơn...
Kết luận: Có thể thấy, trong 30 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước
tiến vượt bậc, phần lớn người nghèo sống ở nơng thơn nhờ đó đã cải thiện đời sống, đưa


Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo với tốc độ cao
nhất trên thế giới. Thành quả này có được một phần nhờ vào q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.
2.2 Những thành tựu đã đạt được
Trong những năm vừa qua nước ta đã đạt được một số thành tựu trong việc chuyển dịch
các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Bước đầu ta đã giảm được tỷ
trọng của nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế
biến và dịch vụ. Không những vậy mà ta đã phá được thế độc canh trong nơng nghiệp ,
đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, hình thành nên các vùng chun canh quy mô lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu.
Trong nơng nghiệp đang hình thành và phát triển các vùng nơng nghiệp sản xuất hàng
hố như : Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền núi, trung du phía Bắc chun mơn hố về
trồng và chế biến cây công nghiệp, đồng bằng s.Cửu Long và đồng bằng s.Hồng chun
mơn hố về lương thực - thực phẩm . Đặc biệt trong thời gian gần đây việc CNH, HĐH
nơng nghiệp nơng thơn nước ta cịn đạt được rất nhiều thành tựu trong việc đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. Nước ta đã đạt được một số bước tiến nhất định trong
quá trình cơ giới hố nơng nghiệp. Đến năm 1997 cả nước có hơn 115. 487 máy kéo các
loại sử dụng trong nông nghiệp với tổng công suất hơn 2 triệu CV, tăng gấp 1,5 lần so với
năm 1985. đặc biệt máy kéo nhỏ thích hợp với quy mơ hộ gia đình tăng rất nhanh, từ

17880 cái với 19,60 nghìn CV năm 1990 tăng lên 71208 cái với công suất 810027 CV
năm 1995 và 83.289 cái với cơng suất hơn 863 nghìn CV năm 1997. Cơng việc cơ giới
hố vận chuyển trong nơng nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Trong nơng thơn hiện nay có
22.000 ơ tơ các loại (khơng kể máy kéo và các loại xe cơng nơng) trong đó có hơn 15.000
xe tải (90% là của hộ gia đình nơng dân) tăng gấp 2 lần năm 1990. Các khâu công việc
khác như xay xát lúa gạo, chế biến thức ăn gia súc, cưa xẻ gỗ, cũng được từng bước cơ
giới hoá cùng với sự phát triển của nguồn điện lực quốc gia.


Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Tính đến 1/10/1996 cả nước
đã có 20.644 cơng trình thuỷ lợi lớn nhỏ trong đó có 20.502 cơng trình thuỷ nơng (6727
hồ, đập chứa nước, 5899 cống, 2363 trạm bơm điện, 671 trạm bơm dầu, 4.842 cơng trình
phụ thuộc, 162 trạm thuỷ điện kết hợp thuỷ nơng) các cơng trình này đã đảm bảo tưới
tiêu cho 3 triệu ha diện tích đất canh tác (chiếm 53% tổng số) tiêu trên 2 triệu ha, ngăn
mặn 0,7 triệu ha và chống lũ cho 2 triệu ha.
Thời gian vừa qua việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu, trước hết là việc tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, đồng
thời ta cũng đã sản xuất được nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh. Những thành tựu
của tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp, nhất là trong việc ứng dụng các giống
cây trồng, vật nuôi mới đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho bước nhảy vọt về
năng suất và chât lượng nơng sản.
Bên cạnh đó là sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Hiện nay nơng nghiệp nơng thơn nước ta đang có sự tồn tại đan xen của nhiều lợi hình
quan hệ sản xuất như : kinh tế hộ gia đình, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư
nhân. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn cũng đạt được những
thành tựu nhất định. Nhà nước ta khơng chỉ chú trọng nâng cao trình độ của người lao
động ở nơng thơn mà cịn chú trọng đến việc đào tạo một đội ngũ cử nhân, kỹ sư trình độ
Đại học và trên Đại học có lịng u nghề, muốn gắn bó với nơng nghiệp nơng thơn, chú
trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, có chính sách giáo dục đào tạo riêng cho
nơng nghiệp, nơng thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

2.3 Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế về CNH-HĐH Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế, nổi bật là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước
trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, thu nhập bình
quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các


ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động.
Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Chỉ số ICOR ngày càng
cao, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở vào thời điểm có trình độ phát triển
như nước ta.
- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai
và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thốt nghiêm trọng. Nhiều nguồn
lực trong dân chưa được phát huy.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn chậm.
Trong cơng nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao cịn ít. Trong nơng nghiệp,
sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn cịn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn
thấp. Tỷ trọng lao động trong nơng nghiệp cịn cao, tỷ trọng lao động qua đào tạo còn
thấp, lao động thiếu việc làm và khơng việc làm cịn nhiều.
- Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ
cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa
được quan tâm đúng mức.
- Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo
được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các
thành phần kinh tế.
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém,
chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
- Nhìn chung, mặc dù đã cố sắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ
quan như:


- Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành
của Nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng
trưởng kinh tế với tiến độ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường cịn hạn chế; cơng tác
dự báo chưa tốt.
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt
nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết
cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện.


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Q TRÌNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN

Thứ nhất, phát triển nền nơng nghiệp hàng hố đa dạng, xây dựng các vùng chuyên
canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hoá. Dựa vào điều kiện của từng
vùng, từng địa phương về khí hậu, đất đai… và các ngành truyền thống để thúc đẩy
nhanh tiến độ áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật tạo ra các vùng chuyên canh sản
xuất với quy mô lớn. Tạo ra một dây chuyền thông suốt từ khâu sản xuất, phân phối và
tiêu thụ sản phẩm. Phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm. Từng bước phát
triển các ngành nghề mới có khả năng, coi trọng các ngành sản xuất nơng sản q hiếm
có lợi thế để phát huy tiềm lực đa dạng của nền nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng đặt chỉ tiêu trong 5 năm (giai đoạn 2011-2015): “Phấn đấu giá trị gia tăng nơng

nghiệp bình qn 5 năm đạt 2,6 – 3%/năm. Tỉ trọng lao động nông nghiệp năm 2015
chiếm 40 – 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 – 2 lần so
với năm 2010”(2).
Thứ hai, thúc đẩy cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp Tiếp tục phát triển và
hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn,giữ ngọt, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới
tiêu, an toàn, chủ động trong sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản) và đời sống nông dân. Đối với những khu vực thường bị bão, lũ, cùng với các
giải pháp hạn chế thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với
điều kiện thiên nhiên. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng
chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Tới năm 2020 hồn thành cơ bản việc xây dựng các
cơng trình tưới tiêu nước cho các vùng trồng lúa, tưới nước và tiêu úng cho 2 triệu ha rau
màu. Phát triển hệ thống đường giao thông chất lượng tốt tới các tụ điểm công nghiệp
nông thôn và trong các vùng chuyên canh tập trung. Từng bước làm đường tới những xã


chưa có đường ơtơ tới trung tâm xã, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, các
tuyến quốc lộ nối với các vùng trong nước quốc tế; nâng cấp một số cảng biển, sân bay
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển. Phát triển mạng lưới cung cấp
điện ở nông thôn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về điện của các ngành sản xuất nông nghiệp
và phi nông nghiệp ở nông thôn. Nhà nước tập trung đầu tư để nhanh chóng hồn thành
phủ sóng phát thanh truyền hình, phát triển mạng điện thoại, đa dạng hố và hỗ trợ các
hình thức đưa thơng tin tới người dân, nhất là các thông tin về thị trường và công nghệ.
Áp dụng nhanh các thành tựu của cách mạng sinh học để tạo và nhân nhanh giống cây
trồng, vật nuôi, đặc biệt là áp dụng các thành tựu về giống có ưu thế lai. Đưa nhanh cơng
nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm.
Hạn chế sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu vực công
nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực phát huy tác dụng của cán bộ khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Thứ ba, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn Về chế biến nông sản: Công

nghiệp chế biến nông sản tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có thế mạnh
cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước như gạo, cà phê,
cao su, chè, hạt điều. Chuyển một phần doanh nghiệp chế biến nông sản từ thành phố về
nông thôn. “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng
hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo
đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh phù
hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh
nghiệp nông nghiệp phù hợp
về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản
xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ
chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”.(3) Về chế biến
lâm sản: Cần phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản của nước ta để tới năm 2020


đạt ngang tầm với các nước ASEAN và sau đó là các nước châu Á khác. Tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi để khuyến khích làm các mặt hàng thủ cơng, mỹ nghệ, sử dụng ít ngun
liệu, nhiều lao động, đạt giá trị cao. “Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch và có
chính sách phát triển phù hợp các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với
chất lượng được nâng cao. Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát
triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khốn chăm
sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng rừng nguyên liệu với công
nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát
triển rừng và làm giàu từ rừng”.(4) Về chế biến thuỷ sản: Tiếp tục tăng cường trang bị
nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có, đồng thời mở cửa rộng cơng suất
chế biến. “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ,
gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Phát triển nuôi trồng
thuỷ sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây
dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng
yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực. Quy hoạch và phát triển có hiệu quả nghề muối, bảo đảm nhu cầu của
đất nước và đời sống diêm dân”.(5)
Thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp không dùng nguyên liệu là sản phẩm nông
lâm ngư nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn không sử dụng
nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nhưng sử dụng nhiều lao động và vật
liệu tại chỗ như: dệt may mặc, sành sứ, thuỷ tinh. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực
để khơi phục các làng nghề, khuyến khích các hộ gia đình bỏ vốn đầu tư vào các loại
ngành nghề đa dạng khác bao gồm: chế biến nông, lâm thuỷ sản, sản xuất gốm, sứ. Phát
triển các làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và
phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Phá
thế độc canh trong nơng nghiệp, đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp hình thành những


vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngun liệu cho cơng nghiệp nhẹ
và xuất khẩu. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát
triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông
nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động
nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.
Thứ năm, giảm bớt tỷ trọng lao động làm nơng nghiệp. Có thể xem đây là một khâu,
một tiêu chí quan trọng bậc nhất để thực hiện và đánh giá kết quả q trình CNH ở nơng
thơn. Hiện nay, số lao động làm nơng nghiệp cịn chiếm trên 62% lao động tồn xã hội.
Với thực tiễn này, chương trình Chiến lược đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 còn khoảng
25-30%. Để đạt được mục tiêu đó, phải có thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo
ra ngay tại khu vực nông thôn và ở những đô thị vừa và nhỏ nằm rải rác trên khắp các
vùng ngay sát với các làng xóm nơng thơn cịn xa các thành phố lớn.
Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nơng nghiệp và nơng thơn.
CNH-HĐH đất nước địi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo
hướng hiện đại.Do đó phát triển kinh tế nơng thôn trong điều kiện CNH - HĐH cần phải

đẩy mạnh ứng dụng của tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng tạo và sử
dụng giống cây con có năng suất chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào
sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển, và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng và chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế việc
sử dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công
nghệ cao. Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật viên bám sát đồng ruộng,
huấn luyện về kỹ năng cho người nông dân. Tổ chức các cơng việc này rất thiết thực, cụ
thể và có nguồn kinh phí hỗ trợ. Do đó cần có sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ, các cơ
quan khoa học, chính quyền cấp xã, và càng tốt hơn là có sự hợp tác quốc tế (chuyên gia,
tài trợ...).
Thứ bảy, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn. Trong tất cả các lĩnh
vực nhân tố con người luôn giữ vai trị quyết định. Nguồn nhân lực ở nơng thơn có đặc


điểm là trình độ học vấn rất thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo là cản trở
lớn trong q trình CNH-HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Do khả năng và nhận thức của cư
dân nơng thơn có hạn việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nơng thơn phải có sự
trợ giúp của nhà nước. Nhà nước phải có chính sách giáo dục đào tạo riêng cho nông
nghiệp nông thôn đặc biệt cho vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo. Chính sách đào tạo
khơng chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực nơng nghiệp,
nơng thơn…mà cịn phải tính tới nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động được
đào tạo trong hiện tại và tương lai…
Thứ tám, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội ở nông thôn Kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội ở nông thôn bao gồm: hệ thống đường sá, thông tin, hệ thống thuỷ lợi, đường
dây, trạm biến thế, trạm giống, trường học, nhà văn hoá…hết sức cần thiết cho sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Cần quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ
đất, nguồn nước, vốn, rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát
triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hoá ở làng xã, nâng cao đời sống vật chất văn hoá
tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ công bằng văn minh ở nông thôn.




×