Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thành Phần Kinh Tế Tư Nhân.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.51 KB, 8 trang )

THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN

VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

Lời nói đầu

Ở nước ta, trải qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết

khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tể của đất

nước. Từ vị trí khơng được thừa nhận, bị hạn chế phát triển thì cho đến nay thành phần kinh tế tư

nhân được xem là thành phần kinh tế có vai trị quan trọng góp phần thúc đẩy q trình xã hội

hóa nền kinh tế đất nước, góp phần hồn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta. Đảng ta đã xác định rằng thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng

trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Kinh tế tư nhân ngày càng có nhiều đóng góp lớn

trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần

tăng thu ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp vào giá trị kinh

tế chung của đất nước… Để tìm hiểu kết quả đạt được của kinh tế tư nhân trong những năm qua;

vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập kinh tế, văn hóa và phát triển con người,

qua đó góp phần phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời gian tới, sau đây chúng ta cùng đi



sâu vào tìm hiểu về chủ đề:” Thành phần kinh tế tư nhân và vai trị của nó trong hội nhập quốc tế

ở nước ta hiện nay.”

1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân
1.1. Khái niệm thành phần kinh tế tư nhân

Dựa trên căn cứ khoa học, lý luận và thực tiễn, có thể hiểu kinh tế tư nhân ở một số góc độ sau:

Xét ở góc độ kinh tế học, kinh tế tư nhân là bộ phận kinh tế trong hệ thống cơ cấu kinh tế của
một quốc gia được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu của tư nhân về tư liệu sản xuất cũng
như lợi ích cá nhân.

Xét ở góc độ mơn học Kinh tế chính trị, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế trong hệ thống cơ
cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dựa trên các chế độ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân.

1.2. Những đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân so với các thành phần kinh tế
khác

Các thành phần kinh tế đều có vai trị và nhiệm vụ khác nhau, các thành phần kinh tế phát triển
trong mối quan hệ vừa hỗ trợ vừa cạnh tranh nhau.

Theo tinh thần của Đại hội XII, Đảng ta xác định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” . Theo định hướng phát
triển kinh tế đi cùng lợi ích của nhân dân, kinh tế nhà nước với vai trò dẫn dắt, điều tiết, thúc đẩy

kinh tế được ưu tiên nắm giữ lĩnh vực then chốt, trọng điểm về an ninh-quốc phịng, hàng khơng,
hạ tầng, an sinh xã hội,..

Song song với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân lại là động lực để thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Bên cạnh những đóng góp mà các thành phần kinh tế khác
mang lại, Đảng ta vẫn tiếp tục đánh giá cao vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh
tế của nước ta hiện nay. Khác với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi
nhiều hơn sự đột phá, phát triển mới để có thể tồn tại trên thị trường kinh tế khốc liệt. Chính điều
này đã giúp cho các doanh nghiệp tư nhân luôn linh hoạt thay đổi trước sự biến đổi của thị
trường. Phát triển kinh tế tư nhân hiệu quả tạo tiềm lực vững chắc cho sự phát triển an ninh-
quốc phòng. Khi việc kinh doanh phát triển sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân, từ đó củng cố lịng tin của người dân vào các chính sách của Đảng và nhà nước.

2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập ở nước ta
2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân hiện nay

Kinh tế tư nhân, với tư cách là một thành phần kinh tế, đã được nâng lên một tầm mới trong Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng. Đó là kết quả quan trọng của cả một quá trình đổi mới và phát triển
nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này.
Tại Đại hội X (4/2006) của Đảng, kinh tế tư nhân chính thức được xác nhận là một thành phần
kinh tế trên cơ sở hợp nhất hai thành phần kinh tế: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân và được xác
định rõ: “Kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh

tế”. Đại hội đã thông qua một quyết định rất quan trọng là cho phép đảng viên được làm kinh tế
tư nhân.
Đến Đại hội XII ( 1/2016), Sự phát triển mới về nhận thức của Đảng đối với kinh tế tư nhân tại
Đại hội XII là, chính thức xác nhận: “Hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi
phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực
quan trọng của nền kinh tế”, lần đầu tiên khái niệm tập đoàn kinh tế tư nhân xuất hiện .
Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh

tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan
trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế tư nhân…”. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân
tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố an ninh quốc phịng trong tình hình mới. Khẳng định vai trò, động lực quan trọng
của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập quốc tế. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng
trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, nhất là các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch, khu đô thị, sản xuất ô tô, nông
nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, … góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, trong xã hội cũng vẫn còn một bộ phận có nhận thức là đồng nhất kinh tế tư nhân với
tư bản tư nhân. Từ đó sinh ra mặc cảm, định kiến, khơng thấy hết được mặt tích cực của kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Trong kinh tế tư nhân còn rất nhiều tiềm năng chưa được
phát huy, nhiều nguồn lực chưa được huy động và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, kinh tế tư nhân chưa hoạt động tương xứng với khả năng và nguồn lực của
nó, chưa có địa vị phù hợp với đóng góp của chính nó.
Để phát huy vai trị của kinh tế tư nhân với tư cách là một động lực phát triển của nền kinh tế
nước ta thì cần phải thực hiện đúng, đầy đủ, chất lượng, hiệu quả vai trò của Nhà nước trong
định hướng, quy hoạch và điều tiết kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp
luật pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển,
nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo.
Theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng,vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta đã được nâng
lên, coi đó là động lực của nền kinh tế. Cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức

thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư
nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.

2.2. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập kinh tế

2.2.1. Vai trị thành phần kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP
Phải khẳng định rằng kinh tế tư nhân hiện nay đang đóng góp rất tích cực vào tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) với con số vơ cùng ấn tượng. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân
vào cơ cấu GDP qua các năm luôn ở mức trên 43% GDP, cao khoảng gấp 2 lần so với khu
vực kinh tế nhà nước và gấp rất nhiều lần so với khu vực đầu tư nước ngoài. Bằng chứng rõ
nhất chính là sự tăng trưởng mạnh về số lượng các doanh nghiệp tư nhân, đạt hơn 110.000
doanh nghiệp (theo thống kê năm 2016). Đặc biệt hơn, thương hiệu của các doanh nghiệp tư
nhân không chỉ dừng lại ở trong nội địa mà còn lan tỏa ra cả nước ngoài với những cái tên
tuổi là Vingroup, Vinamilk, FPT, DOJI, Hòa Phát,…
2.2.2. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân Mang tới hiệu quả về đầu tư tài chính
Vấn đề hiệu quả đầu tư tài chính của kinh tế tư nhân phải kể tới chính là sự thất bại hay
làm việc khơng hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Có rất nhiều các cơng trình chậm
tiến độ, dẫn đến đội vốn cao như dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã
chậm tiến độ rất nhiều năm so với dự kiến, dẫn đến đội vốn đến 10 nghìn tỉ, và cho tới nay
vẫn chưa hồn thiện xong. Tuy nhiên, xét về các cơng trình của khu vực kinh tế tư nhân như
tuyến đường trên cao ở đoạn đường Trường Chinh – dự án của kinh tế tư nhân là tập đoàn
Vingroup, đã và đang hoàn thiện với tiến độ rất nhanh và được đánh giá hiệu quả hơn rất
nhiều so với kinh tế nhà nước.
2.2.3. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân giúp Nâng cao năng lực cạnh tranh
Việc mong muốn và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tự nâng cao năng lực cạnh
tranh là rất cần thiết, đặc biệt là hòa chung trong xu thế hội nhập kinh doanh quốc tế như
hiện nay. Phải nói rằng, các doanh nghiệp nước ngoài rất mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số
lượng, như vậy, nếu số lượng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (FPI) vào Việt
Nam quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bị đè
bẹp và tuyên bố phá sản. Xa hơn nữa, nền kinh tế Việt sẽ mất sự tự chủ và phải phụ thuộc
vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều.

2.2.4. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân Thúc đẩy thành lập mới DN

Kể từ khi Luật DN 1999 ra đời tháo gỡ những vướng mắc cho DN, số lượng DN đăng ký

thành lập mới đã tăng mạnh. Năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng DN thành
lập mới với khoảng 126.859 DN. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân tăng 9,8 tỷ đồng. Bên cạnh
những bước tiến về số lượng, mức độ ổn định hoạt động vẫn cần tiếp tục nâng cao. Hiện nay,
phần lớn DN tại Việt Nam là DN nhỏ và vừa dù xét theo tiêu chuẩn là vốn hay lao động. Quy mô
vốn và lao động bình quân của DN tư nhân chỉ khoảng 24-25 tỷ đồng/DN và 18-20 lao
động/DN . Đây là những cản trở không nhỏ để các DN tư nhân mở rộng hoạt động kinh doanh,
tận dụng hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ.

2.2.5. Vai trị thành phần kinh tế tư nhân tạo Động lực giải quyết vấn đề tạo việc làm

Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn của Việt Nam là tình trạng
dư thừa lao động do q trình tư nhân hóa và di cư của của người lao động từ các vùng nông
thôn ra thành thị. Nếu như trước đây khu vực kinh tế nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất thì đến
năm 2016, vị trí này thuộc về khu vực kinh tế tư nhân (chưa tính tới hộ cá thể, tập thể). Trong
toàn bộ khu vực DN, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 62% việc làm. Tính riêng trong 11 tháng đầu
năm 2017, số DN đăng ký mới đăng ký thêm 1.065.015 lao động.

2.3. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập văn hóa
Những năm qua, cơng nghiệp văn hóa đã phát triển ở Việt Nam trên một số lĩnh vực, ngành
nghề có thế mạnh như: nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, điện ảnh. Khi có sự tham gia của các nhà
đầu tư tư nhân ở những lĩnh vực trên, chúng ta đã ghi nhận sự khởi sắc, phát triển. Tính tới 2018,
trên cả nước có khoảng 46.535 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực các ngành cơng nghiệp
văn hóa gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ cơng mỹ nghệ, thiết kế,
điện ảnh, xuất bản, thời trang, ….Cơng nghiệp văn hóa có vai trị mở ra cơ hội, tạo việc làm, thúc
đẩy phát triển những giá trị văn hóa mới, thúc đẩy sáng tạo và tài năng, đem lại sự giàu có cho cá
nhân và xã hội. Ngành cơng nghiệp văn hóa phát triển tạo ra công ăn việc làm, phân bố lại lao
động một cách đa dạng hơn, hợp lý hơn, từ những việc làm truyền thống đòi hỏi nhiều kỹ năng
đặc thù tới những nghề nghiệp đòi hỏi phải đào tạo kỹ thuật chuyên sâu như các lĩnh vực truyền

thông hiện đại và gián tiếp tạo ra việc làm thông qua sự phát triển đồng hành với ngành công

nghiệp khác trong q trình sản xuất sản phẩm văn hóa.

2.4. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển con người
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân là lực lượng chính thực hiện sứ mệnh đó
- tạo nhiều việc làm và thu nhập cho đông đảo người lao động hơn bất cứ thành phần kinh tế nào
khác. Trong nền kinh tế độc lập tự chủ thì phải phát triển các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp
nhà nước và tư nhân. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã đóng góp vào GDP khá
tương đương nhau. Nhưng sự thu hút lao động của doanh nghiệp tư nhân là vượt trội và chiếm
khoảng hơn 80% lao động. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, thu hút phần
lớn lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh,tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân
sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, tăng cơ hội
phát triển các DN và sáng tạo của thế hệ trẻ”. Kinh tế tư nhân đã đóng góp 42% GDP và 53% cơ
cấu vốn của nền kinh tế Việt Nam, lợi nhuận của khối kinh tế tư nhân tăng lên nhanh chóng và
thu nhập của người lao động cũng được tăng cao, đóng góp cho sự lớn mạnh chung của nền kinh
tế đất nước

3. Những hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân

Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân thiếu sự liên kết, khó tạo ra tiếng nói chung để nâng cao năng
lực cạnh tranh, tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu cịn nhiều hạn chế.

Thứ hai, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Các chủ doanh nghiệp tư nhân
trưởng thành qua học hỏi, qua bạn hàng, ước tính khoảng trên 80% trưởng thành từ kinh nghiệm
thực tiễn chỉ có một số được đào tạo qua trường lớp chính quy về quản trị doanh nghiệp hay
quản lý về kinh tế chung. Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng doanh nghiệp “ma” tiến hành đăng ký,
nhận giấy đăng ký, mã số thuế nhận hóa đơn, khơng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, biến mất khỏi địa bàn.

Thứ ba, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, đầu tư của doanh nghiệp cho đổi

mới công nghệ chỉ chiếm 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn
Quốc (10%),…

Thứ tư, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Do quy mô nhỏ nên rất nhiều doanh nghiệp trong nước
chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, hoặc tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu.

Thứ năm, trình độ lao động của các doanh nghiệp chủ yếu cịn thấp, thiếu nhân lực giỏi, thường
thì lao động không được đào tạo bài bản, kỹ năng thấp. Do đó, doanh nghiệp khó tiếp thu được
những tiến bộ khoa học, năng suất lao động không cao.

Thứ sáu, doanh nghiệp tư nhân ln ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh
doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong khi nguồn lực
hỗ trợ từ Nhà nước ngặt nghèo thì việc tự lực để tiếp cận nguồn tài chính ngân hàng cũng khơng
thuận lợi và dễ dàng.

Những điểm tồn tại, hạn chế này của khu vực kinh tế tư nhân trên có một phần nguyên nhân xuất
phát từ hạn chế, yếu kém của cơ chế, phương thức quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt quản lý
nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân. Hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư
nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế; mơi trường đầu tư kinh doanh cịn nhiều
hạn chế, tiềm ẩn rủi ro, thiếu minh bạch.

4. Một số giải phápthúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trong nước ta

4.1. Đưa ra các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân
Giải pháp đầu tiên nhằm thúc đẩy sự mở rộng của các doanh nghiệp tư nhân chính là
dành cho họ những chính sách ưu đãi như cắt giảm thuế, trợ cấp, đầu tư, đào tạo nguồn nhân
lực, hỗ trợ thành lập cơ sở kinh doanh,…
4.2. Giảm bớt các thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính Việt Nam ln là những khó khăn mà bất kỳ các doanh nghiệp nào

cũng gặp phải bởi sự phức tạp, mất thời gian và cầu kỳ. Vì vậy, việc giảm bớt các q trình
làm thủ tục hành chính sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân tiết kiệm được thời gian và tiền
bạc.

4.3. Thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân

Việc thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân, cụ thể là ủng hộ và khuyến khích nền kinh tế
này phát triển là điều mà chính phủ và các doanh nghiệp hiện nay cần phải làm, từ đó khu
vực kinh tế tư nhân mới được mở rộng và tăng cường hơn nữa.

4.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Mặc dù là sự sở hữu của cá thể tư nhân nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước, do đó
nhà nước cần phải nâng cao hiệu quả việc quản lý, giám sát mức độ hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp tư nhân, nhằm tránh các trường hợp tham nhũng.

Kết luận

Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam
đã và đang không ngừng có những bước đột phámới cả về cách thức tiếp cận lẫn phương pháp
nghiên cứu. Để đạt được những điều này, Đảng vàNhà nước đã không ngừng tư duy và đổi mới
tư duy, sáng tạo và đổi mới sángtạo cũng như vận dụng linh hoạt và tích cực những cơ sở lý luận
đó vào thựctiễn mà điển hình là sự phát triển thành phần kinh tế tư nhân.Quá trình phát triển của
kinh tế tư nhân dựa trên những sách lược củaĐảng và Nhà nước tại các kỳ Đại hội là minh chứng
cho sự tiến bộ khôngngừng của hệ thống lý luận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủnghĩa ở Việt Nam. Cùng với các thành phần kinh tế khác, dưới sự điều chỉnhcủa kinh tế nhà
nước, kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định rõ hơn sức ảnhhưởng của mình trong nền kinh tế
quốc dân, xứng đáng trở thành một độnglực quan trọng của nền kinh tế thị trườngtrong thời kỳ
hội nhập ở nước ta.


Nắm bắt được điều này, các doanh nghiệp tư nhân cần không ngừngtriển khai các phương án
phát triển phù hợp nhằm đứng vững trong cuộc cạnhtranh khốc liệt giữa các chủ thể của thành
phần kinh tế tư nhân, thậm chí làcạnh tranh với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có
vốn đầu tưnước ngồi. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước nên dành nhiều chính sách ưutiên và hỗ
trợ hơn đối với thành phần kinh tế tư nhân để từ đó thúc đẩy sự pháttriển chung của cả nền kinh
tế. Như vậy, phát triển kinh tế tư nhân thành độnglực quan trọng của nền kinh tế thị trường trong
thời đại hội nhập quốc tế ở ViệtNam vừa là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, vừa là trách nhiệm
của toàn thể những người đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.

Tài liệu tham khảo


×